Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đánh giá hoạt động marketing của thương thương handmade

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.6 KB, 14 trang )

MARKETING ĐIỆN TỬ - BÀI TẬP CHƯƠNG 6

MARKETING ĐIỆN TỬ
Lớp: Marketing điện tử (219)_3
Giảng viên: Phạm Hồng Hoa
Học sinh: Vũ Hồng Hạnh
Mã sinh viên: 11171536

BÀI TẬP CHƯƠNG 6

Truy cập website: để tìm hiểu sơ bộ về sản phẩm
và DN xã hội này.
Giả định DN này đang đặt mục tiêu gia tăng hiểu biết của công chúng về sản
phẩm, từ đó hình thành niềm u thích và ý định mua. Bạn có thể gợi ý gì về chiến
lược Internet Marketing để giúp DN theo đuổi mục tiêu này, (lưu ý (1) đây là DN
xã hội và nguồn ngân sách rất hạn chế, (2) tập trung vào chiến lược content và sự
hiện diện điện tử của DN).
Bài tập nộp trước 18h30 CHIỀU thứ sáu tuần tới nhé, để cơ có thể kịp đọc một
vòng tất cả các bài trước giờ online chiều thứ bẩy tuần sau. Cô cũng đã set due
date cho bài nên sau giờ này thì hệ thống tự động khơng tính bài nữa, các em cố
gắng thu xếp để nộp bài đúng hạn nha. Cám ơn các em.
Thân mến,
Cô Hoa.

pg. 1


MARKETING ĐIỆN TỬ - BÀI TẬP CHƯƠNG 6

MỤC LỤC
1. TỔNG QUÁT VỀ THUONG THUONG HANDMADE ................................................................................ 3


1.1. VỀ DOANH NGHIỆP............................................................................................................................. 3
1.1.1. GIỚI THIỆU CHUNG .....................................................................................................................................3
1.1.2. PHÂN TÍCH SWOT .....................................................................................................................................3
1.2. VỀ SẢN PHẨM .................................................................................................................................. 4
1.2.1. GIỚI THIỆU CHUNG .....................................................................................................................................4
1.2.2. PHÂN TÍCH SWOT .....................................................................................................................................4
TIỂU KẾT PHẦN 1 – VỀ THƯƠNG THƯƠNG HANDMADE:...................................................................................... 5
2. MỤC TIÊU MARKETING .................................................................................................................... 6
2.1. SPECIFIC – CỤ THỂ ............................................................................................................................. 6
2.2. MEASUREABLE – ĐO LƯỜNG ĐƯỢC ........................................................................................................ 7
2.3. ACHIEVABLE – CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC .......................................................................................................... 7
2.4. RELVANT – CÓ LIÊN QUAN ................................................................................................................... 7
2.5. TIME-BOUND – GIỚI HẠN THỜI GIAN ....................................................................................................... 8
TIỂU KẾT PHẦN 2 – TẬP TRUNG VÀO MỤC TIÊU CHÍNH: ....................................................................................... 8
3. BIG CONCEPT .................................................................................................................................. 9
3.1. BIG IDEA – Ý TƯỞNG LỚN .................................................................................................................... 9
3.2. KEY MESSAGE – THÔNG ĐIỆP CHÍNH ........................................................................................................ 9
TIỂU KẾT PHẦN 3 – CƠ SỞ LỰA CHỌN: ........................................................................................................... 9
4. CHIẾN LƯỢC INTERNET MARKETING ĐỀ XUẤT .................................................................................. 10
4.1. CHIẾN LƯỢC CONTENT – NỘI DUNG ..................................................................................................... 10
4.1.1. MỖI SẢN PHẨM ĐỀU MANG MỘT CÂU CHUYỆN RIÊNG ......................................................................................10
4.1.2. GIỚI THIỆU NHÂN SỰ ................................................................................................................................10
4.1.3. TÔN VINH NHỮNG NGƯỜI MUA HÀNG ..........................................................................................................11
TIỂU KẾT PHẦN 4.1. CONTENT MANG TÍNH CÁ NHÂN HOÁ VÀ GIÀU CẢM XÚC .................................................................12
4.2. SỰ HIỆN DIỆN ĐIỆN TỬ ...................................................................................................................... 12
4.2.1. TỐI ƯU HOÁ LẠI WEBSITE VÀ FANPAGE..........................................................................................................12
4.2.2. SẢN PHẨM HIỆN HỮU TRÊN ZALO ................................................................................................................12
4.2.3. XUẤT HIỆN NHIỀU HƠN TRÊN CÁC TRANG MẠNG KHÁC .....................................................................................13
TIỂU KẾT PHẦN 4.2. HIỆN DIỆN CÓ CHỌN LỌC:.........................................................................................................13
TIỂU KẾT PHẦN 4 – CHIẾN LƯỢC INTERNET MARKETING CHỨ KHƠNG PHẢI CHIẾN LƯỢC MARKETING TỒN DIỆN: ............... 14

TỔNG KẾT ......................................................................................................................................... 14

pg. 2


MARKETING ĐIỆN TỬ - BÀI TẬP CHƯƠNG 6

1. TỔNG QUÁT VỀ THUONG THUONG HANDMADE
1.1. Về doanh nghiệp
1.1.1. Giới thiệu chung
Doanh nghiệp xã hội Thương Thương Handmade (tạm gọi là TTH) dạy nghề và tạo
việc làm cho những hoàn cảnh đặc biệt, đó là những người khuyết tật. Họ đến từ
nhiều miền quê khác nhau nhưng đã coi trung tâm như mái nhà thứ hai để làm
việc và sinh sống đây. Với những sản phẩm tự tay làm ra, mọi người đã tự tin hơn
khi có thể tự kiếm tiền và ni sống bản thân.

1.1.2. Phân tích SWOT
Ưu điểm

Bên trong

ĐIỂM MẠNH:
- Là tụ hợp những người khuyết
tật kiếm tiền chân chính bằng
sức lao động của chính họ, điều
này gây thiện cảm lớn cho
những người khác trong xã hội.

ĐIỂM YẾU:
- Nguồn lực Marketing điện tử

của doanh nghiệp rất yếu: chỉ có
website (thiết kế sơ sài, nhiều lỗi
trình bày) và fanpage trên
Facebook (sở hữu lượng like và
tương tác thấp).

- Sứ mệnh, mục đích đặt ra của
doanh nghiệp mang tính nhân
văn cao, dễ làm rung động lịng
người.

- Bộ nhận diện thương hiệu
khơng thống nhất và khơng gây
ấn tượng.

CƠ HỘI:

Bên ngồi

pg. 3

Nhược điểm

- Người dân Việt Nam có tính
đồn kết, tương thân tương ái
cao, lá lành đùm lá rách.
- Sự phát triển của công nghệ
khiến cơ chế lan truyền thông
tin hiện nay rất tiện lợi và dễ
dàng.


- Ngân sách hạn chế

THÁCH THỨC:
- Rất nhiều những người giả
hồn cảnh khó khăn nghèo khổ
để đi xin tiền. Điều này tạo nên
sự hoài nghi của xã hội khi họ
thực hiện hành động từ thiện.
- Sự bão hoà của thông tin trên
các trang mạng điện tử khiến
người dân chọn lọc tin tức hơn.


MARKETING ĐIỆN TỬ - BÀI TẬP CHƯƠNG 6

1.2. Về sản phẩm
1.2.1. Giới thiệu chung
Các sản phẩm của Thương Thương handmade là hàng thủ công lưu niệm, sản
phẩm chủ yếu là nghệ thuật cuốn giấy với nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú như
hộp cắm bút cuốn giấy, hộp giấy ăn cuốn giấy, khuyên tai xoắn giấy, hộp trang
sức 5 mặt cuộn giấy, bookmark xoắn giấy, thiệp chúc mừng Quilling, tranh phố
cổ Hà Nội giấy cuốn, tranh phong cảnh con người Việt Nam cuộn giấy, các loại
tranh logo công ty.

1.2.2. Phân tích SWOT

• ĐIỂM
YẾU


• ĐIỂM
MẠNH
- Danh mục sản phẩm
đa dạng, được làm tỉ
mỉ, cẩn thận.
- Sản phẩm khơi gợi góc
độ cảm xúc cao.

- Những sản phẩm làm
thủ công sẽ được trân
trọng hơn so với những
sản phẩm từ xưởng, nhà
máy sản xuất.

• CƠ
HỘI

pg. 4

- Khi sản phẩm trên thị
trường trở nên bão hồ,
khách hàng có xu hướng
mua theo cảm xúc.

- Xét với các sản phẩm
khác có cùng cơng dụng
thì sản phẩm của TTH
khơng bắt mắt và hấp
dẫn.
- Quy trình mua sản

phẩm khơng tiện lợi, dễ
dàng

- Mua hàng online hiện
phổ biến trên các app.
- Người dân ưa chuộng
sự tiện lợi và nhanh
chóng khi thực hiện
giao dịch mua hàng.

• THÁCH
THỨC


MARKETING ĐIỆN TỬ - BÀI TẬP CHƯƠNG 6

Tiểu kết phần 1 – Về Thương Thương Handmade:
Thương Thương Hangmade được thành lập bởi chị Nguyễn Thị Thu Thương sinh
năm 1983 tại xã Nam Phong, Phú Xuyên, Hà Nội. Chị không may mắn nên đã mắc
bệnh xương thuỷ tinh. Tuy đã có mặt khoảng 5 năm nhưng vẫn rất ít người biết
đến. Tiền đề là Trung tâm dạy nghề và đào tạo việc làm Thương Thương được mở
ra cho những người có cùng hoàn cảnh như chị Thương tự học tập, làm việc, và
có khả năng kiếm tiền bằng sức lao động chân chính của họ.
Với mục đích thành lập cao cả, tuy nhiên có thể do nhân sự vốn là những người
khuyết tật, có hồn cảnh khó khăn nên doanh nghiệp xây dựng rất sơ sài và truyền
thông yếu. Điều này dẫn đến có rất ít người mua sản phẩm.
Khi lựa chọn mua một mặt hàng bất kỳ trên website sẽ hiện ra dòng chữ “đã được
thêm vào giỏ hàng” nhưng lại khó tìm thấy giỏ hàng hiển thị ở đâu trên website,
font chữ lỗi rất nhiều và hình ảnh đặc biệt mờ và vỡ nét. TTH chỉ chủ yếu kinh
doanh trên website nhưng website lại chưa được đầu tư nhiều. Về phần giá cả

cũng không hiển thị cụ thể, mà phải liên hệ mới được báo giá. Tất cả những điều
trên tạo ra một trải nghiệm không tốt đối với người tiêu dùng dù khi mua sản
phẩm họ có thể bắt đầu bằng tình thương, sự đồng lịng nhưng qua q trình trải
nghiệm dịch vụ, sự thích thú của người tiêu dùng có thể giảm đi nhiều. Tuy có thể
thấy sự cố gắng làm đa dạng content trên Website và Fanpage nhưng những
content của TTH chưa thực sự trở nên viral.
Sản phẩm của TTH không mang lại nhiều giá trị lợi ích hay lý tính, thay vào đó
mang nặng giá trị cảm tính. Mua một sản phẩm ở đây, thường khơng đặt nặng về
cơng dụng, mà thương đánh vào tình thương giữa con người, việc mua sản phẩm
đồng nghĩa với ủng hộ những người có hồn cảnh khó khăn, ủng hộ sức lao động
chân chính của họ.
Nếu triển khai được tốt mặt cảm xúc để truyền thông đến với công chúng thì
doanh nghiệp xã hội TTH sẽ được nhiều người biết đến và đón nhận hơn.

pg. 5


MARKETING ĐIỆN TỬ - BÀI TẬP CHƯƠNG 6

2. MỤC TIÊU MARKETING
Thông thường, khi bỏ tiền đầu tư vào một hoạt động gì đó trong doanh nghiệp
bất kỳ, sẽ thường có hai mục tiêu chính (1) là tăng độ nhận diện thương hiệu và
(2) và tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Với mục tiêu đặt ra cho Thương Thương Handmade là gia tăng hiểu biết của công
chúng về sản phẩm (sau khi gia tăng nhận diện thương hiệu, thì mới dễ dàng tăng
doanh thu lợi nhuận có được từ việc bán sản phẩm), em sẽ tiếp tục khai thác mục
tiêu này và để mục tiêu trở nên “SMART” – thông minh hơn.

2.1. Specific – Cụ thể
TTH cần gia tăng hiểu biết về sản phẩm của mình. Cụ thể ở đây, TTH nên chọn rõ

tập khách hàng để tập trung triển khai.
Đối với người Việt Nam, sản phảm tranh cuốn giấy khá là quen thuộc và khó gây
được thêm ấn tượng, nên ngồi những khách hàng người Việt Nam có thu nhập
cao độ tuổi trung niên, em muốn đề xuất tập khách hàng cho TTH là khách hàng
nước ngoài, cụ thể là du khách đến chơi và tham quan, hoặc là những người Việt
Nam mua làm quà tặng cho người nước ngoài.
Khách hàng mục tiêu đặt ra sẽ là (1) khách du lịch nước ngoài, (2) những người
Việt Nam độ tuổi trung niên có thu nhập cao sinh sống tại đơ thị loại II trở lên,
trong đó chủ yếu là tại Hà Nội, và (3) các doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ dẫn
tour du lịch.
Công chúng mục tiêu của truyền thông sẽ là các hướng dẫn viên du lịch, các doanh
nghiệp làm về dịch vụ du lịch. Ngoài ra sẽ là người dùng mạng xã hội nói chung
(người dùng mạng xã hội nhiều nhất vẫn là giới trẻ, và giới trẻ hiện nay suy nghĩ
rất thống và thích chia sẻ về quan điểm cá nhân, ủng hộ những hoạt động tích
cực cho xã hội). Cịn đối với khách hàng nước ngồi, sẽ chỉ có thể truyền thơng
đến với họ qua trung gian là các công ty du lịch, hoặc những người Việt Nam có
quen biết trước với họ.

pg. 6


MARKETING ĐIỆN TỬ - BÀI TẬP CHƯƠNG 6

2.2. Measureable – Đo lường được
Nếu TTH thành công kết hợp với các công ty dịch vụ tour du lịch để họ dẫn khách
hàng đến tham quan doanh nghiệp thì TTH có thể nắm rõ được lượng tour đến
tham quan và mua hàng tại chỗ.
Sử dụng quảng cáo trên Facebook cũng sẽ rất dễ dàng đo lường được lượng tiếp
cận và tương tác với từng bài đăng.


2.3. Achievable – Có thể đạt được
Để hướng tới khách hàng mục tiêu là người nước
ngoài, Website và Facebook của TTH cần chuyển
hố ngơn ngữ sang Tiếng Anh trước hết. Điều này
là hồn tồn có thể đạt được do chị Thương vốn
dĩ là một người giỏi Tiếng Anh và hiện website
TTH đã có 2 ngơn ngữ hiển thị là Tiếng Anh và
Tiếng Việt.
Ngoài ra, những sản phẩm của TTH mang đậm
nét văn hố Á Đơng, trong trẻo, và lạc quan.


Sản phẩm của chúng em khơng chỉ
có khách hàng trong nước u thích
mà cịn rất ấn tượng với khách nước
ngồi. Cơng ty bước đầu đã nhận
được một số đơn hàng từ Czech,
New Zealand, Ấn Độ, tuy số lượng
chưa thật nhiều.

- Chị Thương chia sẻ

Hai sản phẩm của TTH thậm chí đã được Văn phịng Chính phủ lựa chọn để cung
cấp làm tặng phẩm đối nội và đối ngoại. TTH là một doanh nghiệp xã hội có mục
đích tốt, và đã từng được lên VTV xác thực. Nhờ có hai điều trên, uy tín của TTH
được tăng lên và tạo thêm độ tin tưởng.

2.4. Relvant – Có liên quan
Tại sao lại chọn tập khách hàng đó?
Như đã nói ở trên, sản phẩm của TTH mang rất ít giá trị sử dụng và lý tính. Nếu

trong nhà cần bày tranh sẽ đến những cửa hàng bán tranh, nếu cần mua ống
đựng bút sẽ ra văn phòng phẩm, nếu cần hộp giấy ăn sẽ ra hàng đồ gia dụng… rất
ít khi những người mua hàng ở TTH là để đáp ứng nhu cầu vật phẩm xét theo góc
độ cơng dụng. Chưa kể đến thời gian giao dịch cho đến lúc mua được vật phẩm
khơng được tiện lợi và nhanh chóng.

pg. 7


MARKETING ĐIỆN TỬ - BÀI TẬP CHƯƠNG 6
Vậy nên, sản phẩm của TTH mang tính biểu tượng cao, giá trị cảm xúc cao nên
thích hợp để làm quà, làm kỉ niệm và đồ lưu niệm đối với khách du lịch nước
ngoài. Ngoài ra, đối với những người ở Việt Nam mua sản phẩm của TTH phải là
những người thuộc tầm tuổi trung niên trở lên (khoảng 40 đến 65 tuổi). Nhóm
khách hàng này có đủ tài chính để mua những sản phẩm của TTH, họ có đủ thời
gian để giao dịch, và họ vẫn trong độ tuổi đủ để hiểu biết và thành thạo về cơng
nghệ. Cịn đối với tập khách hàng doanh nghiệp cuối cùng thì sẽ là bên trung gian,
hỗ trợ cho sản phẩm của TTH đến với khách hàng du lịch nước ngoài một cách
thuận lợi và dễ dàng.

2.5. Time-bound – Giới hạn thời gian
TTH đã có khoảng 5 năm xuất hiện trên thị trường nhưng vẫn rất ít người biết đến
do các hoạt động truyền thơng của TTH còn yếu.
Vậy nên em đề xuất một chiến dịch truyền thông được thực hiện trong 3 tháng,
cụ thể là 3 tháng hè 678, vì đây sẽ là khoảng thời gian du lịch nhiều, Ngoài ra, do
nhân sự của TTH cịn rất hạn chế, nên có thể tuyển thêm những TNV là những
người trẻ tham gia hỗ trợ các hoạt động truyền thông cho TTH trong các thàng
hè này. Nhất là trong năm 2020 hiện nay, nếu dịch bệnh kết thúc sớm trong
khoảng tháng 5 thì du lịch sẽ bùng nổ mạnh sau đó (do tác động của việc giãn
cách xã hội và cách ly đã khiến nhiều người dân phải ở nhà, hạn chế đi lại trong

thời gian dài).

Tiểu kết phần 2 – Tập trung vào mục tiêu chính:
Với đề bài giả định rằng TTH này đang đặt mục tiêu gia tăng hiểu biết của công
chúng về sản phẩm, từ đó hình thành niềm u thích và ý định mua. Để tập trung
kỹ hơn mục tiêu, chúng ta cần thiết lập, vạch ra mục tiêu sao cho thật “thông
minh” (SMART) chứ không chỉ đơn thuần đặt ra mục tiêu là “gia tăng hiểu biết
của công chúng”.
Thiết lập được mục tiêu càng “thông minh” sẽ giúp doanh nghiệp càng dễ dàng
vạch ra những kế hoạch rõ ràng để đạt được tới mục tiêu của mình.

pg. 8


MARKETING ĐIỆN TỬ - BÀI TẬP CHƯƠNG 6

3. BIG CONCEPT
3.1. Big Idea – Ý tưởng lớn
Đối với một người làm Marketing, điều quan trọng cần phải làm là nêu được lý do
tại sao khách hàng cần phải mua sản phẩm của thương hiệu mình thay vì mua của
những thương hiệu khác. Nếu các doanh nghiệp không làm tốt điều này, thì khách
hàng sẽ quay trở về đành giá sản phẩm theo góc độ dễ dàng nhất đó chính là giá
cả. Hoặc tồi tệ hơn, điều mà các nhà Marketer không muốn nhất và lo sợ nhất đó
chính là khách hàng sẽ tự đặt ra những tiêu chí cá nhân để đánh giá sản phẩm –
điều mà không ai lường trước được những tiêu chí đó sẽ bao gồm những gì.
Sản phẩm của TTH khơng hề có sức cạnh tranh ở mặt vật lý, công dụng của sản
phẩm, giá cả lại khơng public, nhưng vì là đồ làm tay thủ cơng nên mất rất nhiều
cơng sức vì vậy giá cả cũng hồn tồn khơng phải giá cạnh tranh. Vậy nên, TTH
cần “lái” các khách hàng mục tiêu hướng đến mặt cảm xúc khi mua, nhìn, nghe
về các sản phẩm của TTH.


3.2. Key message – Thơng điệp chính
Thơng điệp chính của TTH có thể truyền đạt đến khách hàng sẽ là “Thương
Thương Handmade – Trao gửi tình thương tận tay”. Và các content về sau có thể
dựa vào thơng điệp chính này để triển khai.

Tiểu kết phần 3 – Cơ sở lựa chọn:
(1) Thống nhất với mục đích của doanh nghiệp xã hội đã đặt ra là giúp những
người khuyết tật có hồn cảnh khó khăn được tự lực cánh sinh kiếm sơng
bằng sức lao động chân chính của mình.
(2) Brand role rõ ràng: Xét về góc độ emotional thì TTH thành lập, phát triển,
xây dựng đều dựa trên xuất phát điểm là tình thương, sự dũng cảm, độc
lập của những người có hồn cảnh khó khăn trong xã hội.

pg. 9


MARKETING ĐIỆN TỬ - BÀI TẬP CHƯƠNG 6

4. CHIẾN LƯỢC INTERNET MARKETING ĐỀ XUẤT
4.1. Chiến lược Content – Nội dung
4.1.1. Mỗi sản phẩm đều mang một câu chuyện riêng
Ngồi thơng tin rằng những người khuyết tật làm ra sản phẩm đó, tính cảm xúc
của sản phẩm khơng hiện hữu nhiều đới với công chúng. TTH nên gắn liền sản
phẩm với một câu chuyện riêng của nó. Ai là người làm ra nó? Họ đã mất bao
nhiêu lâu để hồn thành sản phẩm đấy? Có những khó khăn gì họ gặp phải trong
quá trình tạo ra sản phẩm đấy?...
Vốn dĩ việc những người khuyết tật kiếm tiền bằng công sức lao động tự lực của
họ đã là một câu chuyện rất cảm động. Nhưng công chúng cần hơn nhiều hơn
thế để có thể bị lay động. Câu chuyện càng chi tiết thì tính chân thực càng cao

càng dễ gây tác động tới những công chúng và khách hàng mục tiêu.
Đây là một hoạt động truyền thông rất dễ làm nhưng lại chưa được TTH thực
hiện. TTH có sẵn những nhân lực, những người kể chuyện, những câu chuyện thật
để có thể kể lên công khai trên mạng xã hội. Với mỗi câu chuyện ẩn chứa đằng
sau một sản phẩm, khi mua những sản phẩm đó, chính khách hàng sẽ trở thành
một kênh truyền thơng miệng miễn phí khi kể/ giới thiệu sản phẩm của họ cho
bạn bè, người thân xung quanh.
Và những cơng sức bỏ ra, khó khăn gặp phải để những người khuyết tật hoàn
thành được sản phẩm cũng là một “lời biện minh” tốt cho việc giá cả của TTH cao
hơn so với thông thường. Nhờ những câu chuyện được kể ra, giá cao hơn của sản
phẩm TTH không chỉ là do tính thủ cơng mà cịn nằm ở từng câu chữ trong chuyện
được kể ra. Nếu có khả năng tốt và có thể tuyển thêm được các TNV, TTH có thể
xuất ra những video phỏng vấn, short-cut một vài cảnh khi những người khuyết
tật tận tay làm ra những sản phẩm của mình.

4.1.2. Giới thiệu nhân sự
TTH chưa thực sự khai thác sâu các nội dung bên trong doanh nghiệp của mình.
Tất cả những gì doanh nghiệp thể hiện ra là chị Thương – người đứng đầu doanh
nghiệp, bị mắc bệnh xương thuỷ tinh. Ngồi ra, những thơng tin chúng ta có thể

pg. 10


MARKETING ĐIỆN TỬ - BÀI TẬP CHƯƠNG 6
tìm được về nhân sự tại TTH có khá là ít ỏi, chỉ biết được rằng TTH là nơi những
người khuyết tật, có cùng hồn cảnh khó khăn như chị Thương cùng nương tựa
vào nhau, cùng lao động để tự kiếm được những đồng tiền chân chính. Ngồi ra
thì cịn có một số ảnh trên website và fanpage nhưng khá là mờ và vỡ nên cũng
không cung cấp được nhiều thông tin.
Nếu mỗi cá nhân đều có được một cau chuyện riêng, tiểu sử của họ, quê quán,

tuổi tác… điều này tạo dựng được lịng tin lớn đối với cơng chúng nói chung, nhất
là khi có rất nhiều người núp bóng hình tượng khuyết tật, giả vờ hồn cảnh khó
khăn để xin ăn và kiếm những đồng tiền bất chính. Chính những hình ảnh thực tế
của nhân sự trong TTH, hoàn cảnh của họ, thơng tin cá nhân vừa có thể (1) xác
thực được danh tính và gây dựng lịng tin trong cơng chúng, và vừa có thể (2) thể
hiện nên lịng tự hào của những người khuyết tật khi họ tự lập, dũng cảm, tạo
nên những sản phẩm để bán cho mọi người và kiếm được những đồng tiền “sạch”
và nó cũng đồng thời chứng minh được những người khuyết tật không phải là
những người vô dụng ở dưới đáy xã hội.
Điều này vừa tạo ra tính minh bạch, vừa khơi gợi những cảm xúc thật từ cả phía
doanh nghiệp TTH đến với cơng chúng theo đúng triết lý “Những gì xuất phát từ
trái tim sẽ đến được với trái tim”.

4.1.3. Tôn vinh những người mua hàng
Chụp những bức ảnh thật của người mua hàng khi đến mua và gặp gỡ mọi người
trong TTH. Mạng xã hội vốn dĩ là một nơi để các cá nhân thể hiện con người mình.
Những người mua hàng khi thấy có hình ảnh của mình được up lên với những lời
cảm ơn nhiệt tình sẽ khiến họ có khả năng tự ngun chia sẻ thơng tin này đến
với những người bạn bè xung quanh họ.
Tôn vinh những người mua hàng ở đây không phải là dùng những từ ngữ quá
mang tính biểu tượng như “thượng đế”, “đấng cứu sinh”… những content của bài
viết này có thể xoay quanh thơng điệp chính của TTH đã đề ra ở trên là “Trao gửi
tình thương tận tay”, nhấn mạnh vào yếu tố cảm xúc thay vì việc họ đã bỏ ra bao
nhiêu tiền để mua sản phẩm của TTH.

pg. 11


MARKETING ĐIỆN TỬ - BÀI TẬP CHƯƠNG 6


Tiểu kết phần 4.1. Content mang tính cá nhân hố và giàu cảm xúc
(1) Với từng câu chuyện, hình ảnh được kể ra đều mang tính cá nhân hố cao,
đem đến cho cơng chúng sự cụ thể, rõ ràng, và là lý do, minh chứng cho
việc khách hàng nên tin tưởng vào sản phẩm, doanh nghiệp của họ.
(2) Tăng yếu tố cảm xúc trong các câu chuyện kể ra cũng nhấn mạnh vào thế
mạnh của TTH để khơi gợi yếu tố cảm xúc – lý do mà người tiêu dùng nên
mua sản phẩm của TTH.

4.2. Sự hiện diện điện tử
4.2.1. Tối ưu hoá lại website và fanpage
Như đã nhận xét ở trên website của TTH rất sơ sài, tuy giao diện đơn giản nhưng
lại đem đến cảm giác thô sơ và gây trải nghiệm không tốt đối với người tiêu dùng.
Vậy nên điều đầu tiên trong chiến dịch Internet Marketing mà TTH cần làm là
nâng cấp website của mình. Tuy nhân sự có sẵn ở bên trong TTH khơng có đủ khả
năng để xây dựng website, vậy nên em có đề xuất bên trên là tuyển thêm những
TNV hỗ trợ truyền thông cho TTH.
Đối với fanpage trên Facebook có thể sẽ cần phải chạy ads cho một số bài đặc
biệt để kéo lại lượt like và tương tác với công chúng trên mạng xã hội. Rồi sau đó,
việc thực hiện chiến lược content bên trên sẽ dễ tiếp cận với mọi người hơn và
dễ được trở nên viral hơn.

4.2.2. Sản phẩm hiện hữu trên Zalo
Tuy có nói ở trên rằng các app giao dịch điện tử ngày nay trở nên phổ biến hơn
đối với người tiêu dùng như Tikii, Shopee… nhưng em cho rằng tập khách hàng
mục tiêu Tikii, Shopee hướng tới là đối tượng khách hàng trẻ tuổi, thích săn hàng
sale, mua hàng theo nhu cầu cá nhân, công dụng của mặt hàng… vậy nên sẽ không
phù hợp cho sản phẩm của TTH – sản phẩm mang tính cảm xúc cao được bày bán
ở trên những app dịch vụ mua hàng trực tuyến này. Việc bày bán trên những app
mua hàng trực tuyến này (1) sẽ buộc TTH phải công khai giá cả sản phẩm của họ
– điều mà hiện nay họ khơng làm và khơng có ý định thực hiện vì đây không phải

là thế mạnh cạnh tranh của sản phẩm họ, (2) làm giảm giá trị cảm xúc sản phẩm

pg. 12


MARKETING ĐIỆN TỬ - BÀI TẬP CHƯƠNG 6
của TTH, sản phẩm của TTH sẽ bị nhìn nhận như những mặt hàng thông thương,
cạnh tranh với nhau bằng giá cả, công dụng…, và (3) không hướng tới đúng tập
khách hàng mục tiêu đã xác định ở bên trên.
Zalo là mạng xã hội Việt Nam chủ yếu được sử dụng bởi những người trung niên
tại Việt Nam – đúng với tập khách hàng mục tiêu đã xác định bên trên. Số lượng
người lớn sử dụng Zalo trội hơn rất nhiều so với thế hệ trẻ tuổi. Do đó, việc hiện
hữu sản phẩm của TTH trên Zalo sẽ tiếp cận đúng mục tiêu hơn.

4.2.3. Xuất hiện nhiều hơn trên các trang mạng khác
Như đã nói ở trên, thơng tin khi tìm kiếm về TTH vốn dĩ rất ít, nếu có thể thì TTH
nên kết hợp với những kênh báo điện tử lớn để viết thêm về doanh nghiệp TTH.
Còn nếu ngân sách hạn hẹp khiến TTH khơng thể có những bài báo viết về doanh
nghiệp hoặc PR cho doanh nghiệp thì TTH nên tự lập thêm một kênh YouTube
của riêng mình. Những video đăng tải có thể là q trình làm ra sản phẩm tại TTH,
những câu chuyện của những người khuyết tật làm tại TTH… những content như
đã đề cập trong chiến lược content.
Ngồi ra, TTH có thể gửi cả Email Marketing đến cho những doanh nghiệp, tổ
chức phi chính phủ khác để kết hợp, làm đối tác với TTH. Việc các doanh nghiệp
hỗ trợ cho TTH sẽ giúp hình ảnh doanh nghiệp của họ tạo được thiện cảm tốt hơn
với công chúng. Các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận có thể hỗ trợ, cung cấp
cho TTH những TNV khác, những cố vấn dày dặn kinh nghiệm và nhiệt tình.

Tiểu kết phần 4.2. Hiện diện có chọn lọc:
Tuy sự phát triển của công nghệ điện tử tại Việt Nam khá là mạnh mẽ trong những

năm gần đây, nhưng TTH không thể “hoành hành” trên tất cả các mặt trận này
được. Việc xuất hiện đa kênh có thể tăng độ nhận diện thương hiệu cho TTH
nhưng sẽ làm mất hình ảnh vốn có của doanh nghiệp. Cơng chúng có thể nghĩ
khác đi về TTH rằng thay vì họ là một doanh nghiệp xã hội, họ lại trở thành một
doanh nghiệp kinh doanh thực thụ trên thị trường. Điều này có thể ảnh hướng
đến sự u thích của cơng chúng dành cho thương hiệu. Vậy nên, TTH nên chọn
lọc những trang mạng điện tử mình sẽ xuất hiện điều này giúp TTH (1) tiếp cận
đúng mục tiêu, (2) giữ đúng hình ảnh doanh nghiệp, và (3) tiết kiệm ngân sách,
thời gian của doanh nghiệp.

pg. 13


MARKETING ĐIỆN TỬ - BÀI TẬP CHƯƠNG 6

Tiểu kết phần 4 – Chiến lược Internet Marketing chứ không
phải chiến lược Marketing tồn diện:
TTH với những mục đích thành lập của doanh nghiệp, sự trải nghiệm offline thực
tế có thể sẽ giúp thương hiệu ghi điểm một cách trực tiếp và trực quan hơn thay
vì những trải nghiệm trên mạng xã hội thực tế ảo.
Nếu triển khai một chiến lược Marketing tồn diện bao gồm cả những cơng cụ
trực tuyến và ngoại tuyến như triển khai thêm các hoạt động trên phố đi bộ Hà
Nội, mở thêm showroom cho các khách du lịch đến xem… có thể sẽ tăng thêm
hiệu quả cho mục tiêu giả định đặt ra của doanh nghiệp.

TỔNG KẾT
Thực ra đây là phần tái bút của em :D Nhưng mà để là tổng kết nghe cool hơn..

Trên đây là những tìm hiểu của em về TTH và đề xuất ra chiến lược Internet
Marketing cho TTH. Vì những thơng tin của TTH khá là ít và khó tìm kiếm nên em

làm theo những gì dựa trên nhận định của em về doanh nghiệp xã hội này. Và
như cô đã thấy đó chính là tập trung chủ yếu vào yếu tố cảm xúc của thương hiệu
vì theo em đây là điểm đặc biệt, khác biệt của doanh nghiệp xã hội này.
Nếu có gì sai sót hoặc thiếu sót, em rất mong cơ chỉ ra cho em có thể học tập và
rút kinh nghiệm trong các bài tiếp theo.

pg. 14



×