Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

cách trình bày tốt trong hội nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.89 KB, 16 trang )

Cách trình bày tốt trong
hội nghị
Thỉnh thoảng nhận được thư của các bạn từng theo học trong những workshop về
“kĩ năng mềm” làm tôi … ấm lòng. Mấy lần trước, tôi đã chia sẻ với các bạn về những trường hợp mà
học viên ứng dụng thành công những gì tôi hướng dẫn, hôm nay xin trích một thư của một học viên
thành công, và cũng nhân cơ hội này trả lời ngắn cho em ấy luôn.

Email viết (trích):
Em là L, đã tham gia 2 workshop của Thầy tại Tp.HCM, những workshop của Thầy rất bổ ích và "đúng"
vào thời điểm em đang cần. Sau workshop viết bài báo khoa học, em đã có 1 accepted paper, mới đây,
workshop về trình bày báo cáo trong hội nghị, em có đặt câu hỏi cho thầy, lúc đó em đang băn khoăn
có nên tham dự hội nghị KH & trình bày bài accepted paper của mình được không, lúc đó em cũng
đang xin tài trợ kinh phí đi dự hội nghị từ NAFOSTED, bây giờ đã được chấp nhận (trong workshop em
có hỏi Thầy về các tổ chức nào có tài trợ cho sinh viên ra nước ngoài tham dự hội nghị). Chỉ có điều họ
sẽ chi trả sau khi em đi về, vé máy bay họ đã book cho em, em thấy cũng hơi rắc rối, chi phí tham dự
conference, book hotel
Em viết email 1 là muốn cám ơn Thầy, hy vọng sau này có cơ hội học với Thầy vì Thầy chia sẻ rất
nhiều kinh nghiệm quý báu, 2 là xin hỏi Thầy kinh nghiệm để em trình bày tốt trong hội nghị, ngày
mai là em bay rồi thưa Thầy, vì thời gian cấp bách, Nafosted chấp nhận cách vào đầu tuần này ( thứ
2), cuối tuần em đã bay, ít có thời gian chuẩn bị, nên em chưa thực hành tập nói gì nhiều ạ.
Em thường xuyên đọc trang web của Thầy, em nhớ câu: Làm gì thì làm, nhưng không được làm mất
mặt người Việt Nam :)
Chúc Thầy sức khỏe.

Tôi thường đặt ra một mục tiêu cho mỗi workshop tôi làm là phải có outcome. Outcome ở đây có lẽ nên
dịch là thành quả. Học viên sau khi xong khoá học phải có thành quả, như công bố được bài báo khoa
học (đây là chỉ tiêu tham vọng nhất, nhưng tôi phải đặt ra). Trong quá khứ đã có nhiều em và đồng
nghiệp làm được điều này và thế là nâng cao năng suất khoa học cho Việt Nam. Có em làm được chỉ
nhờ đọc những bài viết trên web chứ không có điều kiện tham dự trực tiếp trong các workshop. Nói
thật lòng, đó là những thành quả tôi lấy làm tự hào và là động cơ để tiếp tục làm những việc như thế
này. Có lần tôi nói trong workshop về trình bày là mấy em bây giờ giỏi hơn tôi mấy chục năm trước, vì


các em nói tiếng Anh một cách tự tin, biết thực hành đúng bài bản những gì được hướng dẫn. Đó là
nhận xét chân tình, chứ không phải “ngoại giao”. Đây là những người sẽ giúp Việt Nam hội nhập quốc
tế về khoa học trong tương lai.
Em L hỏi cách nào để trình bày tốt. Tôi chỉ có thể khuyên nhanh như thế này:
1. Tìm hiểu khán giả trong hội nghị là ai. Nếu là hội nghị quốc tế thì chắc trong khán giả có người là
bậc thầy cô của mình, có người cũng như mình (tức nghiên cứu sinh), nói chung là đa dạng, thì em nên
tập trung vào nghiên cứu của mình. Cố tránh những slide mang tính lên lớp (vì mình chưa ở vị trí dạy
thầy cô mình) hay những kiến thức kinh điển (vì sẽ làm cho người ta cười mình là trẻ con). Nên đi
thẳng vào vấn đề, không nên loanh quanh làm mất thì giờ người khác.
2. Xác định “money slide”. Như tôi có nói trong workshop trước, mỗi bài nói chuyện trong hội nghị phải
có cái gọi là money slide, tức là slide có dữ liệu quan trọng nhất, dữ liệu định hình cái nghiên cứu của
mình. Đó là slide ăn tiền, slide mà khi họ về nhà vẫn còn nhớ đến mình. Tất cả các slides khác phải
được soạn để yểm trợ cho cái money slide.
3. Khi soạn slides, nhớ đến qui ước n x n. Mỗi slide (nếu text) chỉ nên có khoảng 5-6 dòng thôi, và mỗi
dòng nên giới hạn 5-6 chữ. Điều chỉnh số chữ bằng cách chọn font size thích hợp. Nhớ chọn font không
chân! Nhớ chọn màu cho thích hợp. Nếu phòng rộng thì chọn màu nền là xanh đậm và chữ trắng hay
vàng; nếu phòng hẹp thì chọn màu nền là màu sáng (trắng) và chữ đậm. Nếu có thể, cố gắng dùng
nhiều biểu đồ và hình ảnh thay vì dùng slides bằng chữ.
3. Thực hành. Nên nhớ mỗi slide chỉ có 1 phút là tối đa. Nếu người ta cho em 15 phút thì em nên có tối
đa là 15 slides. Thực hành nói rất quan trọng. Em nên làm như sau:
• Cách hay nhất là em soạn (viết ra) toàn bộ bài nói chuyện. Trong bài nói chuyện, em soạn luôn
câu mởi đầu, và những câu quan trọng cho từng slide.
• Soạn xong, em nên học thuộc lòng (nếu được), vì tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ nên học
thuộc lòng cho … chắc ăn.
• Thực hành nói: em đứng trước kiếng hay gì đó và thực hành nói, xem có đúng giờ không. Khi
đã ok, em mời vài đồng nghiệp vào nghe em nói và đề nghị họ theo dõi giờ, theo dõi điệu bộ
xem có ok không.
• Không bao giờ chủ quan! Trước ngày trình bày, em nên thức sớm và thực hành (trước khi đi ăn
sáng!) Ăn sáng xong thì thực hành khó lắm. Ngay trước khi trình bày em vào phòng Speaker
(trong hội nghị quốc tế có những phòng dành cho speakers), xem lại slides xem có hình ảnh

nào "trật đường rầy" hay những câu chữ nào cần thêm/bỏ, và thực hành một lần nữa.
• Khi đã ok, em bỏ slide ra, và nghĩ đến tình huống bị cúp điện và em vẫn nói như phây! (Học
thuộc lòng rồi, nên chuyện trục trặc kĩ thuật chẳng có vấn đề gì cả).
4. Tập nói. Khi nói, nên nhớ câu đầu là lúc nào cũng cám ơn ban tổ chức và khen thành phố mình đến
dự một chút :-). Chẳng hạn như: Thank you, Mr chairman, for your kind introduction. Thank you the
organizing committee for giving me an opportunity to come to this BEAUTIFUL CITY and present my
work concerning [tựa đề bài báo cáo]. Vạn sự khởi đầu nan: câu mở đầu rất quan trọng. Nếu câu mở
đầu trôi chảy, xác suất cao là bài nói chuyện sẽ suôn sẻ. Nếu thành phố em đến có một sự cố nào đó
(như Bangkok bị bão lụt chẳng hạn) em nên nói một câu chia buồn với người ta. Nói được như thế em
sẽ gây cảm tình ở khán giả ngay! Nếu em tự tin khả năng tiếng Anh của mình, có thể nói một câu pha
trò để khán giả thức dậy. Dĩ nhiên là nếu chia buồn thì tuyệt đối không được pha trò.
Khi chuyển từ slide này sang slide khác, em nên dùng nhiều kĩ thuật transition như có đề cập trong
workshop. Chẳng hạn như trước khi chuyển sang slide khác, em nói "In the next slide, I will
show " hoặc "Shown in the next slide is " và tay thì đã bấm, xong câu là slide hiện lên ngay. Làm
như thế bài nói chuyện của em sẽ trôi chảy, không đứt đoạn một cách buồn cười. Khi thấy khán giả có
người ngủ, em nói một câu vực họ dậy, như I would like to ask you to pay attention to this figure (nói
lớn và nhấn mạnh), hoặc this slide is very important, because , hoặc This result is quite
remarkable Nói bằng giọng nhấn mạnh, chậm nhưng chắc!
5. Câu hỏi. Khi nói xong, em nên có một câu mời gọi người ta đặt câu hỏi. Một cách nói đơn giản
là: Thank you for your attention. I would be happy to discuss with you about any point that is not clear
in my presentation. Không trốn tránh câu hỏi. Trước khi trả lời, cám ơn người đặt câu hỏi (thank you
for your interesting question). Nếu câu nào khó quá thì nói sẽ bàn thêm hay hỏi trong khán giả có ai
biết thì trả lời hộ. Nếu người hỏi muốn "kiếm chuyện" thì nên bình tĩnh và tỏ ra mình cao hơn họ bằng
cách nói rằng "MY VIEW is that MY VIEW may not be consistent with yours, but it is consistent with
evidence". Nhấn mạnh là MY VIEW bằng cách nói chậm và lên giọng. Nếu còn ngoan cố hỏi nữa, thì
em nói là chúng ta đồng ý là bất đồng ý kiến (we agree to disagree on this point, thank you).
Nên nhớ là slide cuối cùng phải có cám ơn (acknowledgements). Cần nói thêm là ở VN tôi thấy người ta
ít khi cám ơn ai, làm như tất cả dữ liệu là chỉ do họ khám phá ra! Em phải tỏ ra “văn minh” là cám ơn
đồng nghiệp và bất cứ ai giúp mình làm được cái nghiên cứu. Ai đó cho tiền em đi dự hội nghị, em phải
cám ơn người ta trong slide. NAFOSTED cho tiền thì phải cám ơn họ một cách trịnh trọng. Chẳng những

trong slide mà còn phải nói rõ ràng. Cám ơn ban tổ chức đã cho em cơ hội trình bày (ví dụ: I also
thank the organizing committee for giving me an opportunity to present my data here in this
conference).
Đó là vài lời khuyên nhanh cho em và các bạn. Hi vọng và chúc các bạn một buổi trình bày thành công.
\
Kĩ năng trình bày 7:
Điệu bộ
Trong các bài trước, tôi đã mô tả cách soạn slide và cách nói trong hội thảo khoa học. Tiếp nối loạt bài
về kĩ năng trình bày, bài này sẽ bàn về điệu bộ trong khi nói. Tôi sẽ lấy vài hình ra minh họa cho câu
chuyện thêm phần … hấp dẫn.
Tôi được tiếp cận về vấn đề "điệu bộ" khi còn ở bên Mĩ. Thời đó, trường gửi tôi (và vài giáo sư khác) đi
học một khóa học về kĩ năng trả lời phỏng vấn báo chí, và kĩ năng trình bày. Vào lớp học, tôi thầm
khâm phục người Mĩ về những bài bản trong một chuyện mà lúc đó tôi nghĩ là “chuyện nhỏ”, hay
“chuyện hình thức”. Nhưng với người phương Tây nói chung, họ không xem đó là chuyện nhỏ. Ngay cả
Tổng thống Mĩ cũng phải học cách trả lời báo chí. Các chuyên gia truyền thông thậm chí còn dạy cho
các tổng thống và bộ trưởng điệu bộ (tức là body language) trong khi tiếp xúc với đám đông. Còn nhớ
trước khi Tổng thống Obama đọc diễn văn nhậm chức, người ta tung lên youtube một video clip mà
trong đó ông được một chuyên gia chỉ dẫn về cách đi, dáng đứng, cách nói, v.v. rất chi tiết. Tổng thống
mà còn phải đi học như thế, thì chúng ta chắc phải học nhiều hơn nữa. Trong bài này tôi sẽ bàn về
những gì tôi học được và đọc được trong sách.
Trong các hội nghị khoa học mà tôi kinh qua, tôi thấy người Á châu chúng ta có nhiều vấn đề nhất. So
với các nhà khoa học Âu châu (mà tiếng Anh không là tiếng mẹ đẻ) thì các nhà khoa học Á châu có
nhiều vấn đề cách nói. Người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, (chưa thấy người Việt) thường bị vấn đề
giọng nói, cách phát âm chưa chuẩn, làm cho khán giả cảm thấy khó nghe. Đến khi chất vấn thì lại
càng có nhiều vấn đề hơn, vì chất vấn đòi hỏi khả năng ứng khẩu trực tiếp, mà nếu khả năng tiếng Anh
chưa tốt thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn là chuyện có thể hiểu được. Có khi họ nói quá nhỏ (nhất là
nữ) nên làm cho khán giả cũng … chán. Do vậy, cần phải học từ những khiếm khuyết đó để bài nói
chuyện của các bạn tốt hơn. Bài này sẽ bàn qua cách dùng các công cụ trong phòng họp và phong cách
/ dáng điệu trong khi trình bày.
Dùng laser pointer

Nói chuyện về khoa học là phải có biểu đồ, bảng số liệu, hình ảnh. Tất cả những dữ liệu đó rất khó hiểu
đối với người không cùng chuyên môn. Ngay cả người cùng chuyên môn cũng khó theo dõi “câu
chuyện” của diễn giả. Do đó, diễn giả phải chỉ những dữ liệu mình đang nói để người nghe/xem có thể
theo dõi. Nên dùng laser pointer. Trước khi nói chuyện, phải có trong tay cái laser pointer và tập sử
dụng nó. Nhìn xem nút bấm màu đỏ ở đâu, nút fwd và bwd ở chỗ nào, và thực hành cho thành thạo. Kĩ
thuật dùng laser pointer cũng cần phải chỉ ra ở đây.
Thứ nhất là chỉ vào một chỗ nào đó mình nói và thời gian phải từ 5 giây trở lên. Có người chỉ vào 1
giây rồi biến mất làm cho người xem khó theo dõi. Có khi phải khoanh tròn những hình ảnh mình đang
bàn để nhấn mạnh một điểm nào đó.
Thứ hai là cầm laser pointer cho chặt. Tôi đã chứng kiến nhiều nghiên cứu sinh cầm laser pointer chạy
lên xuống như là tay run. Thật ra, một số người rất run khi xuất hiện trước đám đông và sự hồi hộp đó
được biểu hiện qua tay bị run, và laser pointer “chạy” linh tinh, rất buồn cười. Có người lại hăng hái
nhảy múa quá và quên mình đang cầm laser pointer nên điểm màu đỏ của pointer lúc thì dưới đất, lúc
thì trên trần nhà, trông rất buồn cười. Nên tránh những tình huống này.
Nói lớn
Trong hội trường lớn, nói nhỏ (dù có microphone) rất khó nghe. Do đó, cần phải nói lớn như mình giảng
bài. Đừng thẹn thùng! Tôi từng nói với nghiên cứu sinh nữ gốc Việt Nam là con có thể là thục nữ ở nhà,
nhưng đã đứng lên chỗ này thì con phải là professional, dẹp đi cái tính thục nữ, phải sòng phẳng và tỏ
ra ngang hàng với bọn nam giới phương Tây bằng cách nói dõng dạc. (Dĩ nhiên là đừng tỏ ra hung dữ
quá, vì rất dễ dẫn đến phản tác dụng :-)). Tiếng nói lớn tạo cho mình một sự tự tin, nhất là trong hội
trường lớn. Cách để biết mình nói có đủ nghe hay không là nhìn xuống những hàng ghế phía dưới hội
trường xem có ai tỏ ra khó nghe hay không; nếu có, thì phải điều chỉnh âm lượng ngay.
Tuyệt đối tránh những kiểu lầm bầm (tức mumbling) và tránh những uh, oh, you know. Những chữ đó
chẳng giúp gì trong bài nói chuyện của mình, mà chỉ cho người ta thấy mình đang lúng túng hay nghèo
nàn ngữ vựng.
Im lặng
Đôi khi sự im lặng cũng có hiệu quả rất tốt. Giới tâm lí học cho rằng trong một bài nói chuyện, nếu
diễn giả tạm ngưng 1 hay vài giây có khi là một “bí quyết” ít sử dụng như có khi gây tác dụng rất tốt.
Một vài giây im lặng có thể nói lên hàng ngàn lời. Một giáo sư kể rằng khi ông vào phòng của giáo sư
tâm thần (sếp của ông), ông sếp thường mời ông ngồi xuống, và chỉ nhìn ông trong im lặng. Cái không

khí này buộc người khách phải nói một điều gì đó, và phải nói sớm. Ông kể lại, “thật vậy, tôi nói hết
những dự tính, quan tâm, bí mật của mình cho ông ấy; ông chẳng nói gì mà chính tôi lại là người tiết
lộ!”. Tương tự, trong một bài nói chuyện trong hội nghị khoa học, một khoảng trống im lặng trong một
loạt câu chữ và dữ liệu tạo ra một sự bất tiện, bất an, một bầu không khí kì vọng cái gì đó, và làm cho
mọi người phải chú ý. Một khoảnh khắc im lặng còn tạo cơ hội cho câu nói sau cùng của diễn giả sâu
lắng vào lòng khán giả, để khán giả có thì giờ “tiêu hóa” thông tin.
Ví dụ: Nói một câu mạnh: “Alcohol addiction is a major social problem in our
community. [ngưng]”. Nói câu hai nhấn mạnh câu trước: “Each year more than 100 alcohol-related
fatalities occur on the roads in this city alone. [ngưng]”.
Hình trên đây cho thấy diễn giả đang nói một câu cuối cùng trong đoạn văn, và mắt nhìn vào khán giả.
Sau đó ông ngưng nói 2 giây.
Tiếp xúc bằng mắt
Nói bằng mắt là một phần quan trọng trong cách nói. Thật vậy, đôi khi chỉ cần một cái nhìn cũng đủ
nói lên một câu chuyện hay một ý tưởng. Cố gằng thực tập nói câu văn đầu tiên cho thật trôi chảy (nói
cho rõ từng chữ), sau đó nhìn xuống khán giả và tìm ai đó để nhìn vào như là mình đang nói chuyện
với họ. Nhìn vào khán giả có hiệu quả là mình đang nói chuyện với họ, chứ không phải nói chuyện với
slide. Điều này có nghĩa là tránh nhìn vào slide quá nhiều. Chỉ nhìn vào slide 1 hay 3 giây để lĩnh hội
vấn đề, sau đó quay lại nhìn khán giả để nói.
Cần phải tránh phong cách như minh họa trong hình này. Hình cho thấy diễn giả nhìn vào … giày của
mình hay gì đó, chứ không nói với khán giả. Đó là một thái độ xem thường khán giả.
Hình trên đây cũng là một phong cách không tốt. Hình này cho thấy diễn giả có thái độ bất bình
thường (tay đưa lên đầu chẳng biết làm gì) và tạo ra ấn tượng xa rời khán giả. Khán giả sẽ khó theo
dõi diễn giả và có thể bỏ cuộc.
Tiếp xúc bằng mắt không nên chỉ nhìm chằm chằm vào một ai, mà phải nhìn chung quanh khán phòng.
Phải tỏ ra mình quan tâm đến người nghe. Nói đến đây tôi chợt nhớ đến câu chuyện cụ Hồ khi đọc
diễn văn năm 1945, ông hỏi đồng bào có nghe tôi nói rõ không, đó chính là một hình thức mình quan
tâm đến người nghe rất chính trị. Nhà khoa học cũng thế, cũng phải nhìn quanh và nói chuyện với
khán giả. Nói bằng ánh mắt. Nên nhớ đối tượng của diễn giả là khán giả chứ không phải những slide.
Mình phải tỏ ra ấm áp với khán giả, chứ không phải nói cho xong việc.
Ngôn ngữ cơ thể (body language)

Khi đã đứng trên bục giảng, chúng ta là một diễn viên. Diễn viên không chỉ sử dụng giọng nói hay tiếp
xúc mắt, mà còn qua điệu bộ. Tiếng nói, giao tiếp bằng mắt, và điệu bộ là một cách 9e63 nói rằng
chúng ta hiện hữu, để nhấn mạnh đền sự có mặt của chúng ta. Thử nhìn qua những điệu bộ sau đây:
Đây là điệu bộ của một người đang kể một câu chuyện. Anh ta nghiêm chỉnh và tỏ ra hứng thú. Chúng
ta cần học hỏi phong cách đó. Mình phải tỏ ra hào hứng với nghiên cứu của mình (vì đó là đứa con tinh
thần)!
Phong cách này được gọi là slouching. Tức là hạ thấp người trước bục giảng, chăm chú nhìn vào khán
giả. Phong cách này chỉ thích hợp cho giới chính trị và thương mại hay tôn giáo, nhưng không thích hợp
cho khoa học. Tránh phong cách slouching!
Không bao giờ tỏ ra bất động. Đứng một chỗ và không thay đổi vị trí trong suốt buổi nói chuyện là
điều nên tránh, vì nó rất … chán. Diễn giả phải đi lòng vòng, hay nếu đứng trên bục giảng thì nên
chuyển sang vài vị trí trong khuôn khổ cho phép để cho khán giả biết mình động chứ không phải tĩnh.
Hình trên cho thấy diễn giả bước ra khỏi bục giảng và đó là một cách để nói về sự hiện hữu của mình
lớn hơn. Cần nói thêm là không nên tỏ ra như diễn viên hài, tức là không nhảy nhót, lăn bò như ca
sĩ (có nhà khoa học từng làm như thế), tạm gọi là "phong cách Đàm Vĩnh Hưng". Phong cách Đàm Vĩnh
Hưng chỉ thích hợp khi mình nói chuyện với công chúng, còn với nhà khoa học với nhau thì không nên
làm thế.
Không nên đứng trước slide mình đang trình bày như hình trên đây. Đứng trước hình như thế làm cho
khán giả không nhìn được những chi tiết mà diễn giả muốn trình bày, và tạo sự khó chịu cho khán giả.
Đây là một phong cách cũng cần phải tránh. Trong hình này, diễn giả đang nói chuyện với … hình của
ông. Ông quên rằng ông phải nói chuyện với khán giả!
Nói với khán giả, chứ không phải nói trước khán giả! Phong cách như minh họa trong hình trên
đây có tên là phong cách voila, rất cần thiết trong khoa học. Trong hình, diễn giả đang đưa tay mời gọi
khán giả, nhấn mạnh đến một dữ liệu nào đó, và đưa hai tay như trên là một cách nói diễn giả chẳng
có gì để dấu diếm. Đó là phong cách khoa học: không dấu diếm!
Trong vài hội nghị khoa học, ban tổ chức có những “cây gậy” lớn cho diễn giả chỉ vào những dữ liệu
một cách cụ thể. Hình trên đây cho thấy diễn giả dùng cây gậy đó, nhưng lại đứng quay lưng về phía
khán giả, và đó là một “đại kị”. Đây là phong cách quay lưng cần phải tránh.
Thay vì quay lưng về phía khán giả, diễn giả có thể đứng trên hình minh họa trên đây. Một tay cầm gậy
chỉ vào dữ liệu hấp dẫn, một tay kia thì đưa tay nhấn mạnh. Đây là phong cách cần học.

Không bao giờ để tay trong túi quần. Cách đây không lâu, đọc tin tức trên mạng tôi thấy một quan
chức văn hóa ở Huế nói chuyện trong một hội nghị nào đó mà tay ông để trong túi quần. Đây là điều
đại kị và nhất định phải tránh. Nói chuyện trong khi tay trong tùi quần gây một ấn tượng cực
kì sloppy (tôi chưa biết dịch sang tiếng Việt là gì) và xem thường khán giả. Phong cách này còn thể
hiện một sự bất an và căng thẳng.
Thay vì bỏ tay vào túi quần, diễn giả cần phải dùng tay để nhấn mạnh một điểm nào đó trong khi trình
bày. Tay rất hiệu quả bổ sung cho ngôn ngữ nói. Thử xem qua động tác voila, tay đưa ra như là một
lời mời để khán giả có thể xem xét thông tin; dơ tay lên cao để nhấn mạnh một điểm hay một chữ nào
đó. Những động tác như thế rất dễ gây thiện cảm và thu hút sự chú ý của người nghe.
Nên nhớ rằng khi trình bày trên bục giảng, diễn gia là một diễn viên sân khấu. Chúng ta cần học phong
cách của diễn viên để làm cho bài nói chuyện hấp dẫn và thú vị.
Nhiệt tình
Như nói trên, khi diễn giả trình bày một nghiên cứu trước đám đông, thì người ta xem nghiên cứu đó là
đứa con tinh thần của mình. Diễn giả cần phải tỏ ra thương yêu và nhiệt tình chăm sóc đứa con tinh
thần, phải biết nó từ A đến Z (vì mình tạo ra nó). Nếu diễn giả không tỏ ra nhiệt tình với đứa con tinh
thần của mình thì làm sao khán giả có thể nhiệt tình được. Nhiệt tình ở đây có nghĩa là tỏ ra hào hứng
với kết quả nghiên cứu, bằng những câu chữ nhưstriking, significant, remarkable, very intesring,
profound effect, v.v. Có thể dùng vài câu quen thuộc như:
This is a CRUCIAL fact …
Do NOT UNDERESTIMATE this finding
I DO believe that
It is REMARKABLE that A is related to B
Now, this finding can not be OVERLOOKED …
Let me now turn to a VERY STRIKING result …
Nhiệt tình không thể dạy. Nó là cái gì đó trong mỗi chúng ta. Cho dù nghiên cứu của chúng ta chỉ là hạt
cát trong biển cả, thì chúng ta vẫn phải tỏ ra hào hứng với kết quả của mình. Phải tìm một điểm quan
trọng để nhấn mạnh 2, 3 lần (gọi là điệp khúc).
Tóm lại, một số điểm cần nhớ khi trình bày một báo cáo khoa học:
• Nhiệt tình chiếm khoảng 90% sự thành công của một bài nói chuyện.
• Nói đều đều, đơn điệu (monotony) là kẻ thù số trong bài nói chuyện, vì người nghe cảm thấy

nhàm chán, buồn ngủ, và diễn giả không hào hứng với nghiên cứu của mình.
• Nói chuyện với khán giả, chứ không phải chỉ đơn thuần đứng trước khán giả.
• Nói bằng mắt, tiếp xúc bằng mắt là một động tác quan trọng trong việc chuyển tải thông tin
đến người nghe.
• Hồi hộp, nói quá nhanh, nói quá chậm, hoặc và nói nhỏ giọng thường không có hiệu quả
chuyển tải thông tin. Nói nhanh hơn cách nói thường ngày một chút.
• Cũng như văn viết (cuối câu là một dấu chấm câu), trong văn nói, cuối câu phải là một cái
nhấn (gọi là stress position).
• Nhắc lại một lần nữa như để nhấn mạnh: điều quan trọng nhất cần phải nhớ là truyền đạt
thông tin đến khán giả / người nghe và nhiệt tình với thông tin mình chuyển tải.
(Còn tiếp)
Xem các bài trước:

Bài 1: Chỉ dẫn cách trình bày powerpoint trong hội nghị khoa học
Bài 2: Cách soạn powerpoint slide
Bài 3: Cách nói trong hội nghị khoa học
Bài 4:Cách mô tả biểu đồ, hình ảnh và bảng số liệu
Bài 5: Cách ứng đáp trong hội nghị khoa học
Kĩ năng trình bày: Cách soạn powerpoint
slide
Tiếp theo bài trước, lần này chúng ta sẽ bàn về cách soạn slide cho các báo cáo khoa học. Đây là
những qui ước và nguyên tắc chung. Trong tương lai, chúng ta sẽ bàn kĩ cách chọn biểu đồ hay bảng số
liệu và thiết kế như thế nào. Hi vọng website không mắc bệnh :-) để có cơ hội tiếp tục loạt bài này.
Trong một hội nghị khoa học 3 ngày, một khán giả trung bình phải nhìn và nghe từ 300 đến 500 slide.
Đó là một số lượng rất lớn, và rất khó nhớ hết. Mục tiêu của chúng ta, tác giả, là phải giúp cho người
nghe lĩnh hội vấn đề nhanh, “tiêu hóa” thông tin nhanh, và chú ý vào bài báo cáo của mình. Nguyên
tắc chung là càng ít chữ, càng tốt. Ít chữ có nghĩa là người nghe tập trung vào những gì tác giả nói
(thay vì viết). Cố nhiên, tác giả không bao giờ đọc slide.
1. Cẩn thận với PowerPoint
Nếu chúng ta có 20 hộp sơn, chúng ta không tự nhiên trở thành họa sĩ. Tương tự, nếu chúng ta có 20

slides, chúng ta không hẳn có một bài báo cáo – mà chỉ là một loạt slides. Để có một báo cáo tốt, tác
giả đòi hỏi phải thực tập rất nhiều.
Một trong những vấn đề của PowerPoint là tính đồng dạng. Ba đặc điểm sau đây làm cho báo cáo khó
theo dõi:
1. Những slide đều có một format giống nhau
2. Dùng điểm bullet trong mỗi slide
3. Dùng một màu nền duy nhất
4. Mỗi slide cần phải có một tựa đề
Đặc điểm 1-3 có thể làm cho người theo dõi mệt mỏi, vì lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu được, cố gắng
sáng chế ra nhiều màu nền khác nhau để dùng trong bài nói chuyện; nếu không có nhiều màu nền, thì
chỉ dùng màu nền hết sức đơn giản.
Tựa đề trên mỗi slide cũng giống như bảng chỉ đường. Bảng chỉ đường dẫn dắt câu chuyện một cách
logic và lí thú. Do đó, tác giả cần phải suy nghĩ cách đặt tựa đề cho mỗi slide sao cho đơn giản nhưng
đủ để khán giả biết mình đang ở đâu trong câu chuyện. Sau đây là vài hướng dẫn cho cách soạn slide.
2. Mỗi slide chỉ nên trình bày một ý tưởng
Đây là điều quan trọng: một slide chỉ nên trình bày một ý tưởng, không nên nhồi nhét hơn một ý tưởng
vào một slide. Do đó, tất cả những bullet, dữ liệu, hoặc biểu đồ trong slide chỉ nên dùng để yểm trợ
cho ý tưởng chính.
Ý tưởng của slide có thể thể hiện qua tựa đề của slide. Nếu tựa đề slide không chuyển tải được ý
tưởng một cách nhanh chóng, thì diễn giả sẽ phải tốn thì giờ giải thích, và có thể làm loãng hay làm
cho khán giả sao lãng vấn đề.
3. Slide trình bày theo công thức n x n
Một slides có quá nhiều chữ (text) sẽ làm khán giả khó theo dõi và ý tưởng bị loãng. Mỗi slide, nếu chỉ
có chữ, thì nên tuân thủ theo công thức “n by n”. Công thức này có nghĩa là nếu quyết định mỗi slide
có 5 dòng chữ thì mỗi dòng chỉ nên có 5 chữ. Một slide không nên có quá 6 dòng chữ (n < 7).
4. Viết slide theo công thức telegraphic
Giữa đọc và nghe, cái nào làm cho khán giả dễ theo dõi hơn? Câu trả lời là đọc, bởi vì đọc đòi hỏi ít nỗ
lực hơn là nghe. Nếu diễn giả soạn slide với quá nhiều chữ, thì khán giả sẽ đọc chứ không nghe.
Nhưng diễn giả cần khán giả phải nghe hơn là đọc (vì họ có thể đọc bài báo hay báo cáo khoa học chi
tiết hơn). Do đó, soạn slide ngắn gọn sẽ giúp khán giả tiêu ra ít thì giờ đọc và dành nhiều thì giờ lắng

nghe diễn giả.
Cách viết slide tốt nhất là cách viết telegraphic. Đó là cách viết ngắn gọn, như phóng viên đặt tựa đề
bản tin. Nói cách khác, đó là cách viết không tuân theo văn phạm Anh ngữ, không cần phải có một
câu văn hoàn chỉnh. Cụ thể là tránh dùng mạo từ (the, a/an) và cố gắng viết ngắn, bỏ những chữ
không cần thiết.
Ngoài ra, cố gắng chọn những chữ ngắn nhất, những câu văn ngắn nhất (nếu có thể). Chẳng hạn như:
Thay vì viết Thì nên viết
Regarding On
However But
Furthermore Also
Consequently So
Necessary Needed
Có thể lấy vài ví dụ để minh họa cho cách viết ngắn như sau:
Thay vì viết Thì nên viết
We needed to make a comparison of
x and y
We needed to compare x and y
There is a possibility that X will fail X may fail
Evaluating the component Evaluating components
The user decides his/her settings Users decide their settings
The activity of testing is a laborious
process
Testing is laborious
No need for the following No need for
Various methods can be used to
solve this problem such as
Methods:
5. Dùng bullet
Bullet thường hay được sử dụng trong các bài nói chuyện bằng powerpoint, nhưng cần phải cân nhắc
không nên dùng quá nhiều bullet trong một bài nói chuyện. Nguyên tắc căn bản là không lặp lại những

từ trong các bullet. Ví dụ, thay vì viết
The advantages of using this system are
• it will enable researchers to limit the time needed in the laboratory
• it will help researchers to find the data they need
• it will permit researchers to produce more accurate results
thì nên viết ngắn gọn hơn như sau:
Advantages for researchers:
• limits lab time
• finds relevant data
• produces more accurate results
hay thậm chí đơn giản và chuyên nghiệp hơn:
The system enables researchers to
➢ limit lab time
➢ find relevant data
➢ produce more accurate results
6. Dùng biểu đồ và hình ảnh
Người xưa có câu “một hình có giá trị bằng hàng vạn chữ” để nói lên tầm quan trọng của biểu đồ. Thật
vậy, chúng ta thường nhớ biểu đồ hơn là nhớ những bảng số liệu chi chít. Chúng ta cũng dễ cảm nhận
và có ấn tượng với biểu đồ hơn là con số. Biểu đồ có giá trị rất lâu, và người ta thường trích dẫn biểu
đồ trong các hội nghị khoa học. Do đó, cần phải đầu tư thời gian để suy nghĩ về cách trình bày biểu đồ
một cách có ý nghĩa.
Có nhiều dạng biểu đồ và mỗi dạng chỉ có thể áp dụng cho một tình huống cá biệt. Một số hướng dẫn
chung có thể tóm lược như sau:
Loại biểu đồ Mục đích Tối đa
Hình tròn (Pie chart) Phần trăm, cơ cấu 3 – 5 slides
Biều đồ thanh (bar chart) Dùng để so sánh, tương quan,
xếp hạng
5 – 7 slides
Biểu đồ tán xạ (scatter plot) Mô tả biến đổi theo thời gian,
mối tương quan

1 – 2 slides
Bảng số liệu So sánh số liệu 3 cột và 5 dòng
Hình ảnh cartoons Minh họa 1 – 2 slides
Trong mỗi biểu đồ hay bảng số liệu, cần phải chú ý định danh và đơn vị của trục hoành và trục tung.
Biểu đồ hay bảng số liệu nên được thiết kế một cách đơn giản và “chiến lược” (tức nhắm vào điểm cần
trình bày), không nên quá tham vọng và làm loãng chủ đề hay điểm chính của bài nói chuyện.
Nên tránh dùng hình hoạt họa, vì những hình ảnh này có thể làm giảm sự trang trọng của bài nói
chuyện. Hình hoạt họa dùng không đúng chỗ và đúng cách cũng làm cho người xem cảm thấy khó
theo dõi thông điệp chính của bài nói chuyện.
7. Font và cỡ chữ
Có hai nhóm font chữ chính: nhóm chữ không có chân (sans serif) và nhóm có chân. Nhóm sans serif
bao gồm Arial, Comic Sans, Papyrus, v.v. Nhóm font chữ có chân bao gồm Times New Roman,
Courier, Script, v.v. Nhiều nghiên cứu tâm lí chỉ ra rằng font chữ sans serif thường dễ đọc. Người đọc
tiêu ra ít thời gian để đọc các font chữ như Arial hơn là Times hay Times New Roman. Chính vì thế mà
các “đại gia” internet như Google, yahoo, Firefox, Amazon, YouTube, v.v. đều dùng font chữ Arial, hay
các font tương tự.
Về cỡ chữ (size), phần lớn các chuyên gia khuyến cáo nên dùng cỡ (size) từ 18 trở lên. Nếu dùng font
chữ với cỡ <18 khán giả sẽ khó đọc, nhất là trong các hội trường rộng. Riêng phần tựa đề, cỡ font chữ
phải 40 đến 50. Tuy nhiên, trong trường hợp phải trình bày tài liệu tham khảo thì font size khoảng 12-
14 có thể chấp nhận được.
Không bao giờ dùng chữ viết hoa như THIS IS A TEST. Chữ viết hoa được hiểu là la hét, mất lịch sự.
Ngoài ra, chữ viết hoa cũng khó đọc và khó theo dõi. Tuy nhiên, có thể viết nghiêng hay tô đậm (bold-
faced), nhưng đừng nên lạm dụng những cách viết này. Chỉ dùng gạch đít khi cần nhấn mạnh một
điều gì quan trọng; nếu không thì nên tránh cách viết này.
8. Màu
Chọn màu cho chữ cũng là một nghệ thuật. Màu đỏ và màu cam là màu “high-energy” nhưng rất khó
tập trung. Màu xanh lá cây, xanh nước biển, và nâu là những màu “ngọt dịu”, nhưng khó gây chú ý.
Màu đỏ và xanh lá cây có thể khó thấy đối với những người với hội chứng mù màu.
Cách chọn màu còn tùy vào bối cảnh và môi trường. Cũng cần phân biệt màu chữ (text color) và màu
nền (background color). Tựu trung lại, kinh nghiệm cho thấy:

• Nếu hội trường nhỏ hay giảng dạy (lecture): chọn chữ màu tối trên nền sáng. Ví dụ như chữ
màu đen hay màu xanh đậm và nền trắng;
• Nếu hội trường rộng lớn: chọn chữ sáng trên nền tối, như chữ màu trắng / vàng trên nền xanh
đậm.
Tránh slide với chữ màu xanh lá cây và màu nền đỏ (hay chữ màu đỏ trên nền màu xanh lá cây), vì rất
nhiều người bị mù màu với sự kết hợp này. Nói chung tránh chọn màu nền đỏ vì đây là loại màu “high
energy” dễ làm cho mắt bị mệt và khó theo dõi.
Còn tiếp … (kì sau, sẽ bàn về cách nói)

×