Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.14 KB, 69 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển con người là một trong những mục tiêu quan trọng nhất để phát triển
kinh tế, xã hội và đó cũng là phương tiện tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển, không chỉ
trong phạm vi một quốc gia mà còn trên toàn cả thế giới. Trong mỗi tổ chức đều nhận
thấy được công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là rất quan trọng nhằm thúc
đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh của tổ chức đó. Vì vậy, để phát triển bền vững,
xây dựng được một vị thế vững chắc trên thị trường, công việc được đặt lên hàng đầu
là phải quan tâm đến con người - con người là cốt lõi của mọi hành động. Nếu tổ
chức có nguồn nhân lực trình độ kỹ thuật cao, có ý thức trách nhiệm, có sự sáng tạo...
thì tổ chức đó sẽ làm chủ được mình trong mọi biến động của thị trường. Và cũng
chính nguồn nhân lực đó là sự đổi mới, sự cải tiến bằng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật tiên tiến nhằm hiện đại hoá - công nghiệp hoá quá trình sản xuất, quản lý. Công
tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực rất lớn.
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam,
em đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực. Trên cơ sở đó em đã hệ thống hoá cơ sở lý luận của quá trình này, đánh giá công
tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện nay tại Công ty để thấy được những
thành quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Đồng thời, em cũng mạnh
dạn đề xuất một số giải pháp về công tác đào tạo và phát triển nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực tại Công ty. Do vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam
- thực trạng và giải pháp”
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực trong công ty, phạm vi nghiên cứu là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam trong 5 năm qua. Nguồn tài
liệu sử dụng trong đề tài là các tài liệu, văn bản, báo cáo của công ty; giáo trình
chuyên ngành; sách báo, tạp chí trong nước. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đề tài là thống kê mô tả, thu thập tài liệu, phân tích, so sánh, sử dụng bảng hỏi, phiếu
điều tra...
Về kết cấu của đề tài, ngoài lời nói đầu và kết luận đề tài được chia thành 3
phần như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong
tổ chức.
Chương 2: Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển
Nguồn nhân lực của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam.
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC
I. Khái niệm, ý nghĩa, vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1.1. Nhân lực
Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, bao gồm thể lực và trí lực.
Thể lực là chỉ sức khoẻ bản thân con người, nó phụ thuộc vào tuổi tác, giới
tính, tình trạng sức khoẻ, chế độ ăn uống, mức sống, vóc dáng, cân nặng, chiều cao,
chế độ nghỉ ngơi, chế độ bồi dưỡng, chế độ làm việc…
Trí lực là chỉ sự hiểu biết, kiến thức, tài năng, sự sáng tạo, tính cách, sự say
mê, tinh thần trách nhiệm… Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khao học - kỹ thuật thì
việc sử dụng trí lực được ưu tiên hàng đầu, thể lực chỉ đóng vai trò trợ giúp.
1.2. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên cứu ở nhiều góc độ
khác nhau.
Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội bao gồm toàn bộ dân

sự trong xã hội có khả năng lao động.
Với tư cách là yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn lực là khả
năng lao động ở các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
Với tư cách là tổng thể cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình
lao động thì nguồn nhân lực bao gồm cả yếu tổ về thể lực và chí lực, thuộc những
người có giới hạn tuổi từ 15 trở lên.
Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng thì nguồn nhân lực được
thể hiện qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ về mặt chất lượng được thể hiện
trên các mặt trình độ văn hoá, trình độ kiến thức chuyên môn, năng lực phẩm chất…
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
“ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là tất cả các hoạt động nhằm duy trì và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ
chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh” (trích TL số 1). Vì
vậy quá trình đào tạo và phát triển NNL cần được tiến hành một cách có tổ chức và
có kế hoạch.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học
tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động,
với mục đích nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo
hướng đi lên.
Vậy đào tạo và phát triển nguồn nhân lực gồm ba hoạt động: giáo dục, đào tạo
và phát triển.
1.4. Ý nghĩa, vai trò của đào tạo và phát triển NNL trong tổ chức
Đào tạo và phát triển NNL nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có trong
tổ chức và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức, giúp cho người lao động có tinh thần
trách nhiệm cao, yêu nghề, ham học hỏi.
Đào tạo và phát triển là điều kiện quyết định để tổ chức có thể tồn tại và đi lên

trong cạnh tranh. Công tác đào tạo và phát triển NNL giúp cho doanh nghiệp: nâng
cao năng suất lao đông, chất lượng công việc, tránh lãng phí thời gian và tiền của, áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật. Đồng thời, công tác đào tạo và phát triển còn giúp cho
người lao động và doanh nghiệp có sự găn kết, nâng cao trình độ chuyên môn của
người lao động, tạo tinh thần trách nhiệm làm việc cho người lao động.
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực
2.1. Vốn
Vốn là yếu tố quan trọng để thực hiện chương trình đào tạo và phát triển. Vốn
là nguồn kinh phí vật chất chủ yếu cung cấp cho quá trình đào tạo NNL được hình
thành và thực hiện. Nếu không có nguồn vốn tài chính thì quá trình sẽ khó được thực
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hiện theo kế hoạch. Nguồn vốn cho đào tạo và phát triển NNL được trích từ nguồn
chí phí hoạt động sản xuất kinh doanh, quỹ phúc lợi của tổ chức, nguồn tài trợ của
các tổ chức ngoài doanh nghiệp, nguồn CBCNV tự đi học…hoặc có thể là do ngân
sách Nhà nước cấp. Như vậy có nghĩa là nguồn vốn phụ thuộc vào ngân sách Nhà
nước, vào kết quả sản xuất kinh doanh của tổ chức đó và vào chính sách của từng tổ
chức trích từ lợi nhuận sau thuế cho các quỹ phúc lợi.
Nguồn vốn này cung cấp cho các hoạt động của đào tạo và phát triển NNL
bao gồm:
- Chi phí thuê giáo viên giảng dạy
- Thuê cơ sở vật chất, trang thiêt bị kỹ thuật phục vụ giảng dạy
- Chi phí xây dưng, lập chương trình đào tạo, tài liệu sử dụng trong quá trình
giảng dạy.
- Nguồn tài chính cung cấp trong quá trình CNV đi học tập: hỗ trợ tiền lương,
học bổng…
Trong thực tế cho thấy, nếu doanh nghiệp nào có nguồn vốn lớn thì quá trình
đào tạo và phát triển NNL được thực hiện thường xuyên và chất lương hơn.

2.2. Chất lượng Nguồn nhân lực
Con người là đối tượng của quá trình đào tạo và phát triển NNL và con người
cũng là mục tiêu của quá trình đào tạo. Vì vậy chất lượng NNL quyết định đến nội
dung của quá trình đào tạo, hình thức quá trình đào tạo, thời gian đào tạo, chi phí đào
tạo.
Chất lượng NNL cao thì quá trình đào tạo diễn ra đơn giản: quá trình đào tạo
chỉ là nâng cao kiến thức chuyên môn, nếu có kiến thức sẵn thì đào tạo dễ tiếp thu và
dễ hiểu hơn. Các yếu tố như trình độ, tuổi tác, tuổi nghề, hoàn cảnh gia đình, tình
trạng bản thân, khả năng tiếp thu… có ảnh hưởng đến kết quả của đào tạo NNL.
Tính chất công việc càng cao, yêu cầu chất lượng NNL tương ứng, do đó quá
trình đào tạo trở nên thiết yếu hơn, vai trò được thể hiện rõ hơn.
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo
Cơ sở vật chất, trang thiết bị bao gồm phòng học, trang thiết bị giảng dạy, máy
móc, vật thí nghiệm, tài liệu…có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào tạo. Nếu cơ
sở trang thiết bị tốt tạo động lực cho người học viên cảm thấy thoái mái khi học tập,
mức tập trung hoc tập cao dẫn đến quá trình đào tạo hiệu quả cao. Trong yếu tố này
cần quan tâm đến đầu tư theo chiều sâu vì theo tiến bộ phát triển của khoa học kĩ
thuật thì ngày càng ra đời nhiều trang thiết bị giảng dạy học tập hiện đại, để áp ứng
yêu cầu phục vụ cho quá trình đào tạo đạt hiệu quả.
Để có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo tốt, còn phụ thuộc rất
nhiều vào quan điểm của từng tổ chức về đào tạo, vào sự đầu tư của từng tổ chức vào
độ lớn của quỹ phúc lợi…
2.4. Công tác tổ chức đào tạo
Ở mỗi tổ chức có hệ thống công tác tổ chức riêng, phù hợp với điều kiện riêng
của từng tổ chức. Vì vậy, Chương trình đào đào phải hợp lý, khoa học, phù hợp với
môi trường công ty. Đó là sự thống nhất tổ chức từ trên xuống dưới, thống nhất hình
thức, phương pháp đào tạo. Để làm được điều đó thì người lãnh đạo phải đưa ra

quyết định đào tạo để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và đưa ra các kế hoạch dự trù các
rủi ro có thể xảy ra. Tổ chức cũng phải lập thời gian đào tạo cho phù hợp để vừa đạt
được hiệu quả đào tạo vừa đáp ứng được nhu cầu đào tạo
Như vậy, công tác đào tạo tốt cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả của quá trình đào tạo.
2.5. Đội ngũ giáo viên
Để học viên tiếp thu được hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào công tác tổ chức,
cơ sở vật chất, nguồn tài chính, chính bản thân người học viên mà còn phụ thuộc rất
lớn vào đội ngũ giáo viên. Đó là: chất lượng giáo viên và tinh thần trách nhiệm của
đội ngũ giáo viên.
Chất lượng của giáo viên được thể hiện ở: kiến thức chuyên môn giảng dạy,
kinh nghiệm giảng dạy, kỹ năng truyền đạt thông tin, sự sáng tạo trong phương pháp
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
giảng dạy…Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên cũng không
kém phần quan trọng đó là sự yêu nghề, trách nghiệm của một người giáo viên, sự
quan tâm đến các học viên…Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng đến việc hấp thu bài
giảng của học viên.
Bất kỳ tổ chức nào cũng hướng tới quá trình đào tạo được thực hiện bằng đội
ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao trong quá trình đào tạo, vì
mục tiêu cơ bản của tổ chức là sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
2.6. Sự cần thiết phải cải tiến đào tạo NNL và phát triển trong tổ chức
Từ những khái niệm, hình thức, ý nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
đào tạo và phát triển NNL, ta có thể thấy được vai trò quan trọng, thiết yếu của nó. Vì
vậy quá trình đào tạo phải được tiến hành liên tục, thường xuyên: mỗi năm một lần.
Kế hoạch đào tạo phải được lập ra đầu quý và được tổng kết, rút kinh nghiệm cuối
mỗi năm cùng với báo cáo sản xuất kinh doanh mỗi năm. Đào tạo và phát triển NNL
là điều kiện để một tổ chức có thể tồn tại và đi lên trong cạnh tranh.
- Đối với doanh nghiệp

+ Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc;
+ Sử dụng hiệu quả NNL, tránh lãng phí chất xám;
+ Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc;
+ Giảm bớt chi phí giám sát;
+ Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức;
+ Duy trì và nâng cao chất lượng của NNL;
+ Tạo điều kiện để áp dụng tiến bộ KHKT;
+ Tạo được lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp.
- Đối với bản thân người lao động
+ Tạo ra sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp;
+ Tạo ra tính chuyên nghiệp cho người lao đông;
+ Người lao động có sự thích ứng công việc nhanh chóng;
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của bản thân người lao động;
+ Tạo ra động lực thúc đẩy quá trình sản xuất, tăng năng suất lao động;
+ Tạo được sự định hướng cho sự sang tạo trong quá trình sản xuất.
- Đối với Công ty cổ phần XNK Y Tế Việt Nam
Công ty cổ phần XNK y tế Việt nam là công ty chuyên về kinh doanh, nghiên
cứu, chế tạo thuôc và các dịch vụ liên quan đến y tế vì thế chất lượng NNL càng
được đạt lên hang đầu. Khác với các tổ chức sản xuất hang hoá, công ty chủ yếu liên
quan đến kinh doanh các loại thuốc và dịch vụ y tế nên cần NNL có kiến thức chuyên
môn, có thể vượt qua những rào cải khi xâm nhập vào nền kinh tế thị trường. Đồng
thời công ty còn nghiên cứu các loại thuốc, điều này càng cần có đội ngũ cán bộ có
chất lượng cao để có thế chế tạo, sang chế ra nhiều loại thuốc mới phục vụ người tiêu
dung và để nâng cao kết quả của công ty.
III. Nội dung của đào tạo và phát triển NNL
3.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên sự phân tích về nhu cầu lao động của

tổ chức, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc, trình độ công việc. Có 3
cách tính nhu cầu đào tạo: phương pháp tính theo tổng hao phí thời gian, phương
pháp căn cứ vào số lượng máy móc kỹ thuật và phương pháp dung chỉ số.
Phương pháp tính toán theo tổng hao phí thời gian lao động kỹ thuật cần thiết
để hoàn thành từng sản phẩm và quỹ thời gian lao động của công nhân viên kỹ thuật
tương ứng
KT =
HQ
T
×
Trong đó:
KT: Nhu cầu công nhân viên thuộc nghề (chuyên môn)i.
T: Tổng hao phí thời gian lao động kỹ thuật thuộc nghề (chuyên môn) i cần
thiết để sản xuất.
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Q: Quỹ thời gian lao động của một công nhân viên kỹ thuật thuộc nghề
(chuyên môn) i.
H: Khả năng hoàn thành vượt mức ở kỳ triển vọng của công nhân viên kỹ
thuật thuộc nghề (chuyên môn) i.
Phương pháp căn cứ vào số lượng máy móc kỹ thuật cần thiết cgho quá trình
sản xuất, mức đảm nhiệm của một công nhân viên kỹ thuật và hệ số ca làm việc của
máy móc thiết bị.
KT =
N
HSM ×
Trong đó:
SM: Số lượng máy móc trang thiết bị kỹ thuật cần thiết ở kỳ triển vọng.
Hca: Hệ số ca làm việc của máy móc trang thiết bị.

N: Số lượng máy móc trang thiết bị do công nhân viên kỹ thuật phải tính.
Phương pháp dùng chỉ số để dự đoán nhu cầu công nhân viên kỹ thuật.
I(KT) =
W)I(¦
)(SPI

Trong đó: IKT: Chỉ số tăng công nhân viên kỹ thuật.
ISP: Chỉ số tăng sản phẩm.
IT: Chỉ số tăng tỉ trọng công nhân viên kỹ thuật trên tổng số.
IW: Chỉ số tăng năng suất lao động.
3.2. Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển
Mục tiêu của đào tạo và phát triển nhằm đưa ra các số liệu về:
- Kỹ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ kỹ năng có được sau thời gian
đào tạo.
- Thời gian thực hiện đào tạo hợp lý nhất.
- Số lượng công nhân viên cần đào tạo.
- Cơ cấu công nhân viên đào tạo trong từng bộ phận, phòng ban.
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lý đo nhấn mạnh mục tiêu của quá trình đào tạo và phát triển NNL là:
- Đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức.
- Đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động.
- Đào tạo là giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp.
3.3. Hình thức đào tạo và phát triển NNL
Bao gồm 4 hình thức đào tạo và phát triển NNL phổ biến:
- Đào tạo mới là đào tạo những người đang làm việc ở lĩnh vực này chuyển
sang lĩnh vực khác nên cần đào tạo để bồi dưỡng chuyên môn.
- Đào tạo lại là đào tạo những người yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ cần

đào tạo để củng cố lại kỹ năng nghề nghiệp, hoặc những người đã có một nghề
nhưng vì lý do nào đó khi sử dụng họ phải đào tạo lại nghề khác.
- Đào tạo nâng cao là đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tay nghề để nâng cao trình
độ, tay nghề để người lao động có thể đảm nhận những công việc phức tạp hơn.
- Đào tạo chuyên môn là đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực ngành nghề đang làm.
3.4. Lựa chọn đối tượng đào tạo
Lựa chọn người cụ thể để đào tạo và dựa trên:
- Nghiên cứu và xác định nhu cầu và động cơ đào tạo của người lao động.
- Tác dụng của đào tạo đối với người lao động và khả năng nghề nghiệp của
từng người.
3.5. Xây dựng chương trình đào tạo và phát triển
Xây dựng chương trình đào tạo hợp lý và khoa học nhằm xác định các yếu tố
và trình tự đào tạo. Chương trình đào tạo là 1 hệ thống các bài học, các kiến thức cần
truyền đạt trong quá trình giảng dạy để thực hiện những mục tiêu của quá trình đề ra.
3.6. Phương pháp đào tạo và phát triển
3.6.1. Đào tạo trong công việc
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đo người học sẽ học
được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực hiện công việc
và dưới sự hướng dẫn của người lao động lành nghề.
- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn: Là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ
năng thực hiện công việc cho hầu hết các công nhân sản xuất và kể cả một số công
việc quản lý.
- Đào tạo theo kiểu học nghề: Là ”sự kèm cặp của công nhân lành nghề đối
với người học và là phương pháp thông dụng ở Việt Nam” (Trích TL số 1). Chương
trình đào tạo bắt đầu từ việc học lý thuyết trên lớp sau đó học viên sã được thực hành
trực tiếp làm việc dưới sự quan sát của người có kinh nghiệm.
- Kèm cặp và chỉ bảo: Là phương pháp giúp cho các cán bộ quản lý và các

nhân viên giám sát có thể học được các kiến thức. kỹ năng cần thiết cho công việc
trước mắt và công việc cho tương lai. Có 3 cách để kèm cặp: kèm cặp bởi người lãnh
đạo trực tiếp, bởi cố vấn, bởi người có kinh nghiệm trong nghề.
- Luân chuyển và thuyên chuyển công việc: “Là phương pháp chuyển người
quản lý từ công việc này sang công việc khác để nhằm mực đích cung cấp cho họ
những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức” (Trích TL số
1). Có thể luân chuyển và thuyên chuyển công việc theo 3 cách: đó là chuyển đối
tượng đào tạo đến làm việc tại đơn vị khác, Người quản lý được cử đến nhận cương
vị công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ, Bố trí luân chuyển công việc
trong phạm vi nội bộ một nghề chuyên môn.
3.6.2. Đào tạo ngoài công việc
Là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách khỏi sự thực hiện các
công việc thực tế.
- Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp: Là phương pháp áp dụng với những
nghề tương đối phức tạp, hoặc các công việc có tính đặc thù. Trong phương pháp này
chương trình đào tạo gồm 2 phần: lý thuyết (được giảng dạy do các kỹ sư, cán bộ kỹ
thuật phụ trách), thực hành (được tiến hành ở các xưởng làm việc).
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Cử đi học ở các trường chính quy: Trong phương pháp này, người học sẽ
được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành. Trong
hình thức này thì các tổ chức có thể cử người lao động đến học tập tại các trường dạy
nghề chính quy do Bộ lao động, ngành hoặc trung ương quản lý.
- Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo: Là phương pháp áp dụng trong
các buổi thảo luận, học viên sẽ thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của
người lãnh đạo nhóm học được các kiến thức kinh nghiệp cần thiết.
- Đào tạo theo kiểu chương trình hoá, với sự trợ giúp của máy tính: Là phương
pháp sử dụng các chương trình đào tạo có sẵn trên đĩa mền của máy tính, người học
chỉ làm theo những hướng dẫn của máy vi tính->. Đây là phương pháp hiên đại.

- Đào tạo theo phương thức từ xa: Là phương thức đào tạo mà giữ người dạy
và người học không trực tiếp gặp nhay tại một thời điểm và cùng thời gian mà thông
qua phương tiện nghe nhìn trung gian.
- Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm: Bao gồm các cuộc hội thảo học tập
trong đó sử dụng các kỹ thuật như: bài tập tình huống. diễn kịch, mô phỏng…là cách
đào tạo hiện đại.
- Mô hình hoá hành vi: Cũng là phương pháp diễn kịch nhưng các vở kịch
được thiết kế sẵn để mô hình hoá các hành vi hợp lỹ trong các tình huống đặc biệt.
- Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ: Là phương pháp sử dụng các kiểu
bài tập, trong đó người quản lý nhân được một loạt các tài liệu, các bản nhớ, các bản
tường trình, báo cáo,
3.7. Dự tính kinh phí đào tạo
Là một phần hết sức quan trọng, dự trù kinh phí đào tạo nhằm đưa ra được kế
hoạch đào tạo cụ thể. Dự tính kinh phí đào tạo bao gồm: Chi phí cho việc học và Chi
phí cho việc giảng dạy.
3.8. Đánh giá chương trình đào tạo và kết quả
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mục đích của đánh giá nhằm xem xét chương trình đào tạo có thể được đánh
giá theo các tiêu thức: mục tiêu đào tạo có đạt được hay không? và đưa ra ưu nhược
điểm, thông qua đó đánh giá chi phí và kết quả của chương trình
Kết quả của chương trình đào tạo bao gồm: kết quả nhận thức, sự thoả mãn
của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và
kỹ năng lĩnh hội… Sử dụng các bảng hỏi, quan sát, yêu cầu người học làm bài kiểm
tra để đánh giá kết quả một cách chính xác.
Hiệu quả của quá trình đạo tạo và phát triển thường đánh giá qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: học viên tiếp thu, học hỏi được gì sau khoá học;
- Giai đoạn 2: học viên áp dụng các kiến thức kỹ năng đã học hỏi được và
trong thực tế quá trình sản xuất.

Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NNL
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XNK Y TẾ VIỆT NAM
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1. Quá trình hình thành
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam (VIMEDIMEX VN), tiền thân
là Công ty xuất nhập y tế I Hà Nội (VIMEDIMEX HANOI), trụ sở công ty được đạt
tại số 138 - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội. Được thành lập từ năm 1985, là Công ty
đầu tiên được Bộ y tế giao nhiệm vụ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt
hàng chuyên ngành y tế như: dược phẩm, máy móc, trang thiết bị, vật tư, y tế, hóa
chất, tinh dầu, dược liệu, mỹ phẩm…tổ chức triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược
thường niên.
Nhiều năm qua Công ty đã cung cấp các loại máy móc trang thiết bị, dụng cụ
vật tư y tế, dược phẩm, hóa chất, vaccin, sinh phẩm y tế, thực phẩm chức năng, và
chuyển giao công nghệ y tế cho các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh từ trung
ương đến địa phương, các công ty dược, vật tư y tế trong cả nước và trúng thầu nhiều
chương trình quốc gia.
Công ty luôn khẳng định vị trí hàng đầu trên thương trường bằng uy tín, kinh
nghiệm, đội ngũ chuyên gia, nhân viên lành nghề, hiệu quả hợp tác và kinh doanh của
mình; giữ vững và phát triển thương hiệu VIMEDIMEX VN. Công ty có quan hệ bạn
hàng với trên 300 doanh nghiệp tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, là đại lý cho
nhiều hãng sản phẩm, nhà sản xuất trang thiết bị y tế nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Mạng lưới hoạt động của Công ty trải khắp các tỉnh thành và địa phương trong
cả nước. Công ty đã đang và sẽ là nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam các mặt hàng
dược liệu, tinh dầu, dược phẩm xuất nhập khẩu. Nghành nghề kinh doanh không
ngừng được mở rộng, Công ty đã liên doanh liên kết, đầu tư, hợp tác với các công ty
trong các lĩnh vực trong và ngoài nước trong lĩnh vực hoạt động đầu tư, kiều hối,

dịch vụ khám chữa bệnh, hội thảo, hội nghị…với cam kết chất lượng là hàng đầu.
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Với phương châm “ cùng hợp tác, cùng phát triển” Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu y tế Việt Nam (VIMEDIMEX VN) sẽ luôn là đối tác tin cậy của các bạn hàng trong
và ngoài nước.
Tổng số cổ phần của công ty là 1.500.000 vốn điều lệ là 15 tỷ đồng.
Trong đó: Nhà nước chiếm giữ 55%;
Cổ đông khác: chiếm giữ 45%.
1.2. Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển
NNL ở Công ty XNK Y tế Việt Nam
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Công ty bao gồm 10 phòng trong đó có 7 phòng trực tiếp sản xuất kinh doanh,
chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Lạng sơn, các quầy thuốc được đạt tại Hà
nội.
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(trang bên)
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Qua sơ đồ ta thấy: các bộ phân phòng ban này liên kết với nhau theo một cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý nhất định đó là cơ cấu chức năng.Với cơ cấu bộ máy
quản lý này nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các bộ phận riêng biệt theo các
chức năng quản lý và hình thành nên những người lãnh đạo được chuyên môn
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN

TRỊ

ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG


TỔNG GIÁM ĐỐC
16
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI QUẢN LÝ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI KINH DOANH
PHÒNG
QUẢN

NHẬN
SỰ
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
HỢP
TÁC
QUỐC
TẾ
TTD


TBY
TẾ I
CN
CÔNG
Y TẠI
LẠNG
ƠN
CHI
NHÁNH
CÔNG
TY TẠI
TPHCM
TTD

TB
Y TẾ
II
TTKD
TBYT
TTKDX
NK-TH
TTD

TB
Y TẾ
III
TTKD
DMP
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

hóa,chỉ đảm nhận một hoặc một số chức năng nhất định,hoàn toàn phù hợp với đặc
tính sản xuất của công ty,chính vì vậy mà phát huy được thế mạnh của các bộ
phận,các phòng ban trong công ty.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính
1.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Chức năng của Phòng tổ chức hành chính bao gồm: tham mưu cho Tổng giám
đốc về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty để phát huy hiệu quả cao nhất trong kinh
doanh. Ngoài ra, phòng còn giúp cho Tổng Giám đốc quản lý cán bộ, công nhân viên
thuộc Công ty về:
- Hồ sơ công ty và hồ sơ cán bộ.
- Đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ.
- Tuyển dụng nhân viên.
- Thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ công nhân
viên trong công ty.
- Tiến hành trả lương, đóng BHXH cho công nhân viên.
……….
Nhiệm vụ của Phòng là tham mưu việc bố trí, sắp xếp, đề bạt khen thưởng kỷ
luật cán bộ công nhân viên trong công ty. Đồng thời theo dõi công tác: bảo vệ nội bộ,
bảo vệ tài sản, bảo vệ bí mật về kinh tế, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng
chống cháy nổ, phòng chống lũ lụt, thiên tai….có thể xảy ra.
1.2.2.2. Tổ chức thực hiện các công việc
Phòng tổ chức hành chính tổ chức thực hiện các công việc về: quản lý con
dấu, lưu trữ công văn, tài liệu quy định trong chức năng nhiệm vụ, văn thư (Nhận, phát,
lưu trữ công văn đi, đến...) và báo chí ấn phẩm, soạn thảo và đánh các văn bản, chỉ thị,
quyết định của ban tổng giám đốc Công ty. Đồng thời, cung cấp văn phòng phẩm, các
thiết bị dụng cụ văn phòng cho ban tổng giám đốc Công ty và phòng Tổ chức hành
chính, thường trực bảo vệ văn phòng của Công ty. Quản lý, mua sắm, tổ chức việc
thực hiện: xây dựng sửa chữa nhà cửa, điện nước trang thiết bị văn phòng công ty.
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
17

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phòng tổ chức còn tổ chức quản lý xe ôtô của văn phòng công ty, phục vụ lãnh đạo
và CBCNV công ty đi công tác và công việc khác bằng ôtô khi được lãnh đạo công tu
duyệt và tổ chức công tác phục vụ khách đến liên hệ công tác ( khách nội), các công
việc tạp vụ (vệ sinh nơi làm việc, môi trường) phục vụ hội nghị của công ty. Trưởng
phòng tổ chức hành chính được ký giấy đi đường, giấy giới thiệu cho CBCNV công
ty đi công tác; ký thông báo nội bộ và ký sao y bản chính tài liệu, theo quy định của
công ty.
1.2.3. Đặc điểm nguồn nhân lực, cơ sở vật chất thiết bị và đặc điểm sản phẩm
của công ty
1.2.3.1. Đặc điểm NNL của công ty
Nguồn nhân lực luôn đựợc coi là yếu tố hàng đầu trong quá trình phát triển
của công ty.Vì vậy trong mọi giai đoạn,mọi chiến lược phát triển yếu tố con người
luôn được ưu tiên lớn nhất, và ngày càng phát triển theo chiều rộng cũng như chiều
sâu.
1.2.3.2. Đặc điểm NNL theo chất lượng
Bảng 2.1: NNL theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật
(Đơn vị: người)
Năm
Trình độ
2005 2006 2007
ĐH Dược 25 20 20
ĐH khác 71 77 77
Trung học Dược 3 3 2
Trung học khác 4 4 3
Sơ cấp Dược 9 9 4
CN kỹ thuật 0 4 4
LĐ không qua đào tạo 19 17 9
(Nguồn: phòng TC-HC)
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B

18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Qua bảng 1 ta thấy, số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật ngày
càng nhiều năm 2005 có 25 cán bộ công nhân viên (CBCNV) có trình độ ĐH, năm
2006 có 20 CBCNV trình độ ĐH, năm 2007 có 20 CBCNV trình độ ĐH, cùng với
việc cắt giảm biên chế thì số lượng công nhân có trình độ dưới ĐH được giảm bớt
năm 2005 có 19 CBCNV chưa qua đào tạo, năm 2006 có 17 CBCNV chưa qua đào
tạo, đến năm 2007 chỉ còn 9CBCNV chưa qua đào tạo. Năm 2006 Công ty bắt đầu
chuyển sang cổ phần hóa doanh nghiệp nên số lượng cán bộ cũng được cắt giảm năm
2006 công ty có 134 CBCNV, đến năm 2007 có 119 CBCNV. Số lượng cán bộ có
trình độ ĐH tăng lên, cán bộ cơ cấp và không qua đào tạo giảm xuống. Bên cạnh đó
hàng năm công ty luôn tổ chức các đợt thi tuyển,một mặt nhằm nâng cao tay nghề
cho cán bộ của mình,mặt khác nhằm tạo động lực cho cán bộ thông qua hình thức
nâng bậc lương. Với các chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, nguồn
nhân lực của công ty càng ngày càng vững tin với tay nghề của mình, hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty ngày một phát triển. Ta có thề nói rằng, Công ty xuất
nhập khẩu y tế Việt Nam I là công ty nghiêng về kinh doanh trang thiết bị và nguyên
vật liệu dược nên số lượng công nhân viên qua đào tạo tại ĐH Dược là ít, số công
nhân viên có trình độ khác chiếm một tỷ trọng lớn năm 2005 chiếm 71,76%; năm
2007 chiếm 78,15%. Số lượng lao động không qua đào tạo giảm rõ rệt từ 19 người
(năm 2005) xuống 17 người (năm 2006) và 9 người (năm 2007), tương ứng 14,5%
(năm 2005) xuống 7,56% (năm 2007).
Điều đó chứng tỏ chất lượng nguồn lao động được nâng cao, quản lý công ty
đã quan tâm rất lớn đến trình độ của nhân viên.
1.2.3.4. Đặc điểm NNL theo số lượng
Cùng với việc cổ phần hóa doanh nghiệp nên số lượng cán bộ trong công ty
được cắt giảm: năm 2005 là 131 cán bộ, năm 2007 là 119 cán bộ. Số lượng nhân viên
trong từng khu vực cũng có sự thay đổi lớn, điều đó được thấy rõ qua bảng biểu sau:
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
19

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.2: Nguồn nhân lực theo lao động sản xuất và quản lý
(Đơn vị: người)
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2007/2005
Tổng số lao động 131 134 119 90,84%
Lao động sản xuất 84 86 77 91,67%
Lao động quản lý 47 48 42 111,9%
( Nguồn: phòng TC-HC)
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt nam I có số lượng cán bộ, công
nhân viên không lớn, mức độ chênh lệch qua các năm không cao. Sau khi cổ phần
hóa thì số lượng cán bộ trong các phòng giảm bớt: trong 2 khu vực thì lao động quản
lý tăng 11,9% còn lao động sản xuất 8,33% điều này giải thích cho sự suy giảm của
tổng số lao động (giảm 9,16%). Điều đó khẳng đình công ty nghiêng về khía cạnh
sản kinh doanh, trung gian buôn bán, không trực tiếp tạo ra sản phẩm chỉ có 1 lượng nhỏ
tái chế biến hoặc sơ chế đơn giản.
Công ty chỉ là 1 trong những chi nhánh thuộc Bộ y tế Việt nam nên số lượng
cán bộ nhân viên không lớn, trong công ty các khu vực hoạt động ít, số lượng nhân
công trong từng khư vực ban ngành còn thấp. Mặc dù vậy vẫn đảm bảo cho Công ty
hoạt động tốt, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đề ra.
1.2.3.5. Đặc điểm nguồn nhân lực theo giới tính
Bảng 2.3: Số lượng nguồn nhân lực theo giới tính
(Đơn vị: người)
Năm
Giới tính
2005 2006 2007
2007/2005
Tuyệt đối Tương đối
Số lao động nữ 59 61 58 - 1 - 1,69%

Số lao động nam 72 73 61 - 11 - 15,28%
Nam/ Nữ - Tuyệt đối
- Tương đối
13 12 3 - -
22,03% 19,67% 5,17% - -
Tổng số 131 134 119 - 12 90,84%
(Nguồn: phòng TC-HC)
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguồn nhân lực theo giới tính nam và giới tính nữ có sự chênh lệch không
lớn: năm 2005 là 13 người (22,03%), năm 2006 là 12 người (19,67%) đến năm 2007
tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ giảm chỉ còn 3 người (5,17%). Điều đó cho ta thấy
rằng công ty không có sự phân biệt giữa nam và nữ, Công ty sử dụng số lượng nam
và nữ là như nhau.Điều đó còn được thể hiện qua các chế độ bảo hiểm, chế độ thai
sản và trợ cấp đối với cán bộ nữ.
Mặt khác, so sánh giữa năm 2007/2005 số lượng giới tính nam và giới tính nữ
đều giảm nhưng nam giảm mạnh hơn nữ: nữ giảm 1,69%, nam giảm 15,28% điều đó
càng khẳng định việc sử dụng nam và nữ của Công ty công bằng, không có sự phân
biệt: đến năm 2007 số lượng nam và nữ sấp xỉ bằng nhau. Một nguyên nhân khác là
do chức năng nhiệm vụ của công ty nghiêng về hành chính, không phải là những
công việc nặng nhọc nên nữ giới có thể hoàn thành công việc tốt như nam giới
1.2.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại dược phẩm (nguyên liệu và các thành
phần): Tân dược, thuốc nam, thuốc bắc, cao đơn hoàn tán, đông dược và các phụ liệu
ngành sản xuất dược phẩm;
- Kinh doanh XNK các loại hoá chất, hóa chất xét nghiệm dùng trong phòng
thí nghiệm và bệnh viện;
- Sản xuất và mua bán các loại máy móc thiết bị y tế, vật tư y tế, bao bì cho

sản xuất dược mỹ phẩm, thực phẩm;
- Sản xuất và mua bán các loại mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh phụ nữ;
- Sản xuất và mua bán các loại thực phẩm chữa năng (thực phẩm bổ sung dinh
dưỡng, thực phẩm tăng cường chất dinh dưỡng, thực phẩm dinh dưỡng y học);
- Sản xuất và mua bán các loại dược liệu, tinh dầu, hương liệu dùng trong chế
biến thực phẩm;
- Nuôi trồng dược liệu, cây con làm thuốc;
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Sản xuất và mua bán các loại nguyên liệu vật tư dùng cho các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, điện, điện tử;
- Mua bán hàng nông lâm, thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ;
- Giao nhận kho vận, vận chuyển hàng hóa đường bộ, đường thủy;
- Đại lý thu đổi ngoại tệ;
- Ủy thác xuất nhập khẩu;
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng trong nước và ngoài nước;
- Dịch vụ tổ chức sự kiện, triển lãm hội chợ,quảng cáo thương mại;
- Dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ du lịch;
- Kinh doanh bất động sản;
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
Tất cả các đặc điểm này yêu cầu cán bộ trong công ty phải có chuyên môn sâu
về Dược, chế tạo thuốc, kinh doanh, marketing...,và đặc biệt hơn nữa cán bộ công
nhân viên phải được đào tạo thường xuyên, cập nhập những tiến bộ KHKT trong y
học, những thay đổi pháp luật về buôn bán thuốc trong nước và ngoài nước. Vì vậy,
công tác đào tạo và phát triển NNL luôn được quan tâm nhằm đáp ứng những nhu
cầu về đặc điểm sản phẩm.
1.2.5. Đặc điểm quy trình công nghệ
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam là một công ty không lớn, các
sản phẩm kinh doanh còn ít, không đa dạng nên quy trình công nghệ của công ty đơn

giản. Công ty nhập khẩu, mua sản phẩm đã hoàn thành, sau đó cung cấp cho các bên
kinh doanh hoặc trở thành trung gian với bên thứ 3. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu
các nguyên nhiên vật liệu sơ chế, sau đó chế biến thành những sản phẩm hoàn chỉnh
cung cấp ra trên thị trường.
Do quy trình công nghệ khá đơn giản, quy mô sản xuất ở mức bình thường
nên yêu cầu về mức độ tập trung sản xuất và hiện đại hoá dây chuyền sản xuất chưa
cao, vì vậy quy trình công nghệ cũng không ảnh hưởng nhiều đến công tác đào tạo và
phát triển NNL trong công ty.
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua
1.3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Qua 22 năm hoạt động và phát triển, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Công ty đã cung cấp nhiều sản phẩm
và dich vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thị trường trong nước, ngoài ra Công
ty còn là trung gian cung cấp các nguyên liệu sơ cấp, sản phẩm cho các nước thứ 3.
Kết quả đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: Thống kê kết quả kinh doanh của Công ty
(Đơn vị: đồng)
Năm Doanh thu Nộp ngân sách Lợi nhuận
2002 298.456.745.942 15.106.452.478 210.542.145
2003 310.412.865.231 16.120.345.745 298.124.415
2004 324.456.985.412 16.456.215.785 314.125.634
2005 475.090.712.167 17.591.305.206 983.333.122
2006 358.682.678.127 25.312.728.402 254.986.487
2007 562.541.319.176 24.000.000.000 391.724.615
( Nguồn: phòngTC-HC)
Biểu 2.1 Biểu đồ doanh thu của công ty
0

100,000,000,000
200,000,000,000
300,000,000,000
400,000,000,000
500,000,000,000
600,000,000,000
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Doanh thu của công ty được tăng lên hàng năm, tương ứng khoản nộp ngân sách
cũng tăng lên, lợi nhuận công ty cũng tăng cao. Doanh thu của năm 2007 tăng 1,88
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lần so với năm 2002, và tăng 1,57 lần so với năm 2006 (năm bắt đầu cổ phần hóa).
Các khoản nộp ngân sách cũng tăng lên, năm 2007 so với năm 2002 tăng 1,59 lần và
giảm 0,95 lần (do cổ phần hóa công ty thu hẹp sản xuất, tập trung vào những mặt
hàng trọng điểm, NNL giảm đi). Lợi nhuận của công ty cũng tăng so với năm 2002.
1.3.2. Kết quả kinh doanh của từng đơn vị trong công ty
Trong những năm đầu của quá trình cổ phần hóa, công ty cũng đã phát triển và
đạt được những thành tựu đáng kể nhưng công ty vẫn gặp một số khó khăn nhất định
nên kết quả đạt được chưa cao, có nhiều trường hợp còn giảm so với chưa cổ phần
hóa. Cổ phần hóa doanh nghiệp làm cho chính những cán bộ cố gắng làm việc và đạt
kết quả cao hơn cho chính doanh nghiệp mình đang làm, trong giai đoạn đầu, khi tách
khỏi sự hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Kết quả sản xuất
kinh doanh của công ty được thể hiện rõ qua kết quả của các phòng ban.
- Kết quả kinh doanh Năm 2005

Bảng 2.5: Thống kê kết quả kinh doanh của các phòng ban năm 2005
(Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn:Phòng TC-HC)
Năm 2005, trong 10 đơn vị kinh doanh thì chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ
Chí Minh đạt doanh thu lớn nhất là 90,967 (tỷ đồng), Tổ Đông Dược chi nhánh tại
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
STT Tên ĐV Doanh thu Lãi
Đạt chỉ
tiêu/khoán
Mức lương
CNV
1 TT kinh doanh Dược - Mỹ phẩm 80,416 0,641 267% 1
2 TT XNK tổng hợp 10,931 0,175 171,90% 1
3 Tổ XNK Dược liệu 12,478 0,05 83,20% 5
4 Tổ XNK Tinh dầu 18,451 0,111 142,70% 1
5 Hiệu thuốc số 1 20,802 0,269 112% 4
6 Hiệu thuốc số 2 52,959 1,419 591,20% 1
7 Tổ Đông Dược chi nhánh L.Sơn 6,271 0,016 16,30% 8
8 Tổ thuốc Bắc chi nhánh Lạng Sơn 27,639 0,076 52,70% 6
9 Chi nhánh công ty tại TP HCM 90,967 0,3 125,20% 2
10 Phòng kinh doanh TTB y tế 29,121 0,346 144% 1
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lạng Sơn có doanh thu thấp nhât đạt 6,271 (tỷ đồng). Nhưng lãi kinh doanh cao nhất
lại thuộc về Hiệu thuốc số 2 tại Hà nôi đạt 1,419 (tỷ đồng), Tổ Đông Dược tại Lạng
sơn lãi kinh doanh thấp nhất đạt 0,16 (tỷ đồng). Đạt chỉ tiêu khoán cao nhất là Hiệu
thuốc số 2 và thấp nhất là Tổ Đông Dược tại Lạng sơn chỉ đạt 16,3%. Giải thích cho
kết quả trên là do Hiệu thuốc số được nằm tại địa bàn Hà nội, mức cầu của người tiêu
dùng cao hơn tại Lạng sơn, sự phát triển kinh tế của Hà nội cao hơn, Hà nội là trọng
điểm kinh tế của toàn miền Bắc nên quá trinh kinh doanh đạt nhiều kết quả cao hơn.

Tương ứng với kết quả kinh doanh thì mức lương của cán bộ công nhân viên tại các
đơn vị có kết quả cao thì mức lương cao hơn: Hiệu thuốc số 2, chi nhánh tại thành
phố Hồ Chí Minh, TT kinh doanh Dược- Mỹ phẩm, TT XNK tổng hợp có mức lương
CNV là 1. Còn các đơn vị có doanh thu thấp, mức lãi chưa cao, chưa đạt chỉ tiêu khoán
đề ra thì mức lương CNV chỉ đạt 8 hoặc 6 (ví dụ như chi nhánh Đông Dược tại Lạng
Sơn, chi nhánh thuốc bắc…)
- Kết quả kinh doanh Năm 2006
Bảng 2.6: Thống kê kết quả kinh doanh của các phòng ban năm 2006
(Đơn vị: tỷ đồng)
STT Tên ĐV Doanh thu Lãi
Đạt chỉ tiêu/
khoán
Mức lương
CNV
1
TT kinh doanh Dược
- Mỹ phẩm
116,9 891,9 372% 1
2 TT XNK tổng hợp 40,3 285,2 118,80% 1
3 TT Dược TTB y tế I 24 52,1 21,70% 8
4 TT Dược TTB y tế II 43,8 887,3 369,70% 1
5
Chi nhánh công ty tại
Lạng Sơn
67,8 236 141% 1
6
Chi nhánh công ty tại
TP HCM
146,3 312,2 130,10% 1
7

TT kinh doanh TTB y
tế
30,8 337,9 140,80% 1
( Nguồn: phòng TC-HC)
Năm 2006, doanh thu của Chi nhánh công ty tại TP Hồ Chí Minh vẫn đạt cao
nhất là 146,3 (tỷ đồng), TT Dược TTB y tế I có doanh thu thấp nhất đạt 24 (tỷ đồng).
Trong năm 2006 chuyển sang cổ phần hóa thì cơ cấu tổ chức của công ty đã thay đổi
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
25

×