Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bài thu hoạch lớp Trung cấp lý luận chính trị Tình hình phát triển kinh tếxã hội của quận hoàn kiếm, hà nội trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.14 KB, 20 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIAO THƠNG VẬN TẢI
------------------------------

LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
Chủ đề nghiên cứu: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Học viên: ……………………
Đơn vị công tác: …………………………

Hà Nội, tháng 9 năm 2019
1


MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU……….....................................................................
1.1. Giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu...................................
1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu thực tế.............................................
1.3. Thuận lợi, khó khăn khi đi nghiên cứu thực tế …….........................
PHẦN II. NỘI DUNG……………………….........................................
2.1. Đặc điểm của Quận Hồn Kiếm ........................................................
2.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................
2.1.2. Địa hình...........................................................................................
2.1.3. Khí hậu............................................................................................
2.1.4. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................
2.1.5. Cảnh quan thiên nhiên.....................................................................
2.1.6. Di tích lịch sử - văn hóa...................................................................


2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Quận Hoàn Kiếm ……..
2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Quận Hoàn Kiếm...........
2.2.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Quận Hoàn Kiếm trong
thời gian tới………………………………………………………………..
2.2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Quận Hoàn Kiếm và
nguyên nhân ...............................................................................................
PHẦN III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẬN HOÀN KIẾM TRONG TƯƠNG LAI……………..
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu
Trong chuyến đi nghiên cứu thực tế, tôi đã chọn chủ đề : « Tình hình
2

2


phát triển kinh tế - xã hội của Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trong giai đoạn
hiện nay »
1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu thực tế
Chuyến đi nghiên cứu của Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành
chính K79 được tổ chức vào ngày 26/09/2019 tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
1.3. Thuận lợi, khó khăn khi đi nghiên cứu thực tế


Thuận lợi :

Trong chuyến đi nghiên cứu thực tế, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ
và chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy cơ giáo bộ mơn của Trường ; của cán bộ,
công chức, viên chức các sở, ban ngành của Quận Hồn Kiếm, Hà Nội.



Khó khăn :

Việc nghiên cứu học tập thực tế cũng gặp phải một số khó khăn vì thời
gian eo hẹp nên chúng tơi không thể tiếp cận và xử lý hết tất cả các tài liệu
chuyên môn cũng như trao đổi thêm với một số cán bộ, công chức của các sở,
ban ngành của Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. Đặc điểm của Quận Hoàn Kiếm
Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm Thủ đơ, nơi hội tụ và kết tinh
những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.
Có diện tích nhỏ nhất Thành phố, nhưng quận Hồn Kiếm là trung tâm
chính trị - hành chính, trung tâm thương mại - dịch vụ của thành phố Hà Nội,
nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ
đơ.
2.1.1. Vị trí địa lý

3

3


Quận Hồn Kiếm nằm ở trung tâm của Thủ đơ Hà Nội, phía Tây giáp
quận Đống Đa, phía Tây Bắc giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa, phía Nam
giáp quận Hai Bà Trưng với diện tích 5,29 km2 và dân số 155.900 người.
Dọc từ phía Bắc xuống phía Nam là sơng Hồng, bên kia sơng (phía
Đơng) là huyện Gia Lâm. Quận tập trung nhiều đầu mối giao thông đường
sắt, đường thuỷ, đường bộ.
Yếu tố này đã gắn kết Hoàn Kiếm với các quận, các tỉnh, thành khác
tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế - văn hố và du
lịch. Đó là một ưu thế đặc biệt của Quận mà không phải quận nào cũng có thể

có được.
Là nơi tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý Nhà
nước (10 Bộ trong tổng số 17 Bộ của Trung ương đóng trên địa bàn toàn
Thành phố Hà Nội) và cũng là nơi tập trung của nhiều đại sứ quán và nhà
riêng đại sứ (17 đại sứ trong tổng số 60 nước có đại sứ quán tại Hà Nội), các
văn phòng đại diện nước ngồi, nơi tập trung của các cơ quan chính trị - xã
hội - tơn giáo, Hồn Kiếm xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị của
Thành phố.
Với chợ Đồng Xuân - một khu thương mại và dịch vụ lớn, là đầu mối
giao lưu hàng hoá của cả khu vực phía Bắc cùng với một loạt chợ lớn như:
Hàng Da, Cửa Nam, Hàng Bè và những tuyến phố thương mại sầm uất như
Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào..., Hoàn Kiếm đã và đang trở
thành trung tâm thương mại lớn của Thủ đô Hà Nội.
Chợ đêm Đồng Xuân - một hình thức dịch vụ thương mại mới - tuy
đang trong giai đoạn hình thành nhưng nếu phát huy có hiệu quả thì khơng
những khẳng định vị trí trung tâm thương mại của Hồn Kiếm mà cịn là một
nhân tố thu hút khách du lịch.
Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là sự đầu tư
mạnh mẽ trong xây dựng các cơng trình cao ốc, các tồ văn phịng nổi tiếng
4

4


như Hà Nội Tower. Đó là lợi thế về vị trí địa lý mà khơng quận nào có thể có
được.
Các cơ quan, đơn vị đều muốn có văn phịng đặt trên địa bàn Quận.
Chính vì vậy, Hồn Kiếm phát triển rất mạnh dịch vụ cho thuê văn phòng và
là Quận có nhiều tiềm năng nhất để phát triển loại hình dịch vụ cao cấp này.
Điều đó tạo cho Hồn Kiếm một bộ mặt mới, văn minh bên cạnh những

cơng trình kiến trúc cổ, đồng thời khẳng định vị thế trung tâm dịch vụ của
Quận.
Với hệ thống các trung tâm tài chính, ngân hàng đầu não tập trung tại
Quận, Hồn Kiếm có tiềm năng phát triển mạnh các giao dịch về kinh tế tài
chính.
Trong 10 năm tới, trên cơ sở Nhà nước đổi mới chính sách tài chính
ngân hàng và sự phát triển của các thành phần kinh tế, Hoàn Kiếm sẽ trở
thành trung tâm tài chính lớn của Hà Nội.
Đây chính là một loại hình dịch vụ cao cấp- một hình thức dịch vụ dựa
trên trí thức vàdựa trên sự tiến bộ, văn minh của nền kinh tế.
Ở vị trí trung tâm Thành phố với vai trò trung tâm hành chính, chính trị,
trung tâm thương mại, dịch vụ, quận Hồn Kiếm có nhiều điều kiện cho phát
triển kinh tế - xã hội.
2.1.2. Địa hình
Quận Hồn Kiếm nằm trong khu vực có địa hình tương đối bằng
phẳng, thoải dần từ Đơng sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Cao độ cao nhất là
11,0m và thấp nhất là 6,5m. Qua nhiều năm xây dựng, địa hình đã được bồi
nền nhân tạo cao thêm 1¸2 m so với địa hình tự nhiên ban đầu
2.1.3. Khí hậu
Quận Hồn Kiếm có điều kiện khí hậu chung của Thành phố Hà Nội,
một năm chia thành 2 mùa rõ rệt.
Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình cao
nhất là 38C, mưa tập trung nhiều từ tháng 7 đến tháng 9.
5

5


Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 8C
đến 10C.Độ ẩm trung bình trong năm: 84,5%.

2.1.4. Lịch sử hình thành và phát triển
Quận Hồn Kiếm ln là trung tâm của Hà Nội và của Việt Nam, được
hình thành cách đây gần 1000 năm, có một bề dày lịch sử phát triển.
Khu phố cổ (36 phố phường) được hình thành từ đầu thế kỷ XIX thuộc
Triều Nguyễn.
Cùng với việc xây dựng Hoàng Thành, Kinh Thành, nhiều đình, đền,
chùa...được xây dựng như: đình Kim Ngân, chùa Báo Ân, Báo Thiên, đền Vua
Lê, Ngọc Sơn, Bà Triệu...
Từ năm 1886, quận Hoàn Kiếm được phát triển về phía Nam hồ Hồn
Kiếm theo kiểu khu phố của người Châu Âu, với hệ thống bàn cờ được hoạch
định trước.
Đây là một giai đoạn phát triển mới, mang phong cách xây dựng đơ thị
Châu Âu với nhiều cơng trình kiến trúc có sắc thái riêng mang nhiều đường
nét kiến trúc Pháp.
Từ năm 1955, đặc biệt là sau năm 1975, việc xây dựng phát triển của
quận Hoàn Kiếm đẩy mạnh ra phía ngồi đê, các khu nhà ở tập thể của các cơ
quan được hình thành.
Do sự hình thành các khu vực theo từng giai đoạn như vậy, quận Hoàn
Kiếm được phân rất rõ ràng với đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử:
- Khu phố cổ: gồm các phường Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đào, Cửa
Đông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Gai, Đồng Xuân và một phần của hai
phường Lý Thái Tổ và Hàng Bơng. Các cơng trình chủ yếu là nhà ở kết hợp
với cửa hàng, mật độ xây dựng cao, đường giao thông nhỏ và ngắn.
- Khu phố cũ: gồm các phường Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Phan Chu
Trinh, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Hàng Bông, Hàng Trống, Hàng Bài. Nhiều
loại cơng trình hình thức kiến trúc đẹp: nhà ở biệt thự, công sở, nhà hát, cửa
hàng, khách sạn, bảo tàng, thư viện...
6

6



- Khu ngoài đê: gồm 2 phường Phúc Tân và Chương Dương, cơng trình
chủ yếu là nhà ở của dân lao động, xây dựng manh mún, chắp vá, khơng có
qui hoạch.
Bề dày lịch sử hình thành và phát triển với sự tập trung của các khu phố
cổ là một đặc thù riêng có của quận Hồn Kiếm, tạo cho Quận một thế mạnh
trong phát triển dịch vụ, đặc biệt là trong phát triển thương mại, du lịch.
Hiện nay, các đơn vị hành chính của quận Hồn Kiếm gồm 18 phường:
Cửa Đông, Cửa Nam, Chương Dương, Đồng Xuân, Hàng Bài, Hàng Bạc,
Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng
Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Tràng Tiền, Trần Hưng Đạo.
2.1.5. Cảnh quan thiên nhiên
Quận Hoàn Kiếm nổi tiếng với Hồ Gươm "viên ngọc quý của Thủ đơ"
một danh thắng, di tích quan trọng mang nhiều dấu ấn lịch sử. Không những
thế, với 130.000 m2 mặt nước và 32.250 m2 diện tích cây xanh ven hồ ở giữa
trung tâm Thủ đơ, Hồ Gươm cịn là một cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và là
hồ điều hoà của trung tâm Hà Nội. Cùng với Hồ Gươm, không thể không kể
đến những tài nguyên sinh tạo, với những vườn hoa lớn, đã tạo nên vẻ đẹp của
Thủ đơ và tăng thêm tính hấp dẫn của du lịch sinh thái - văn hố.
2.1.6. Di tích lịch sử - văn hóa
Trong số các quận của Thủ đơ, quận Hồn Kiếm gắn liền với lịch sử,
truyền thống văn hoá Thăng Long - Hà Nội. Có thể nói, hồn cốt của văn hóa
nghìn năm Thăng Long - Hà Nội được tụ hội ở Hồn Kiếm - quận trung tâm
của Thủ đơ.
Hiện nay trên địa bàn quận có trên 190 điểm di tích lịch sử - văn hố và
di tích cách mạng - kháng chiến. Tiêu biểu là hồ Hoàn Kiếm - di tích lịch sử,
danh thắng cấp quốc gia đặc biệt và khu Phố cổ Hà Nội - di tích lịch sử cấp
quốc gia với những ngôi nhà truyền thống, phố nghề đặc trưng, hoạt động
7


7


kinh doanh buôn bán đa dạng náo nhiệt, khu phố Pháp với những con đường
rợp bóng cây và những ngơi biệt thự.
Bên cạnh đó là hệ thống các cơng trình kiến trúc văn hố có giá trị,
trong đó có 81 điểm đã được xếp hạng và gắn biển. Trên địa bàn quận Hồn
Kiếm đã có 157 cơng ty lữ hành đang hoạt động; 464 khách sạn, cơ sở lưu trú
với 10.846 phịng (trong đó có 225 khách sạn được xếp hạng, gắn sao, tiêu
biểu như: Khách sạn Hilton Opera, Movempik, Metropol, Silk park,...).
Theo nhiều chuyên gia, từ lâu, các tuyến phố cổ ở Hoàn Kiếm đã là một
trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Thủ đô Hà Nội. Đa phần khách du
lịch đến Hà Nội đều ghé thăm phố cổ để có cơ hội trải nghiệm, khám phá các
giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc hội tụ nơi đây.
Chỉ cần dạo một vòng qua các tuyến phố cổ, chúng ta sẽ dễ dàng nhận
thấy có rất đơng du khách, nhất là khách nước ngoài tản bộ, mua sắm, tham
quan. Nhiều di tích, điểm mua sắm trong khu phố cổ như: Nhà cổ 87 Mã Mây,
đình Kim Ngân, đền Quán Đế, chợ Đồng Xuân… là điểm dừng chân lý tưởng
của du khách.
Hơn nữa, khu vực này tập trung nhiều khách sạn nhỏ, được khách nước
ngoài chọn để lưu trú, thuận lợi trong việc tham quan, trải nghiệm phố cổ.
Nhằm khai thác tốt lợi thế của các tuyến phố cổ, những năm gần đây,
quận Hoàn Kiếm đã thường xuyên phối hợp cùng Ban Quản lý phố cổ Hà Nội
tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật khu vực tuyến phố đi bộ vào
các tối cuối tuần kết hợp cả âm nhạc truyền thống và nhạc đương đại.
Đồng thời, việc nghiên cứu và khôi phục thành công 14 lễ hội truyền
thống tại phố cổ Hà Nội đã vừa giữ gìn bản sắc truyền thống tại phố cổ, vừa
tạo thêm điểm nhấn văn hóa phục vụ khách tham quan.
8


8


2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Quận Hoàn Kiếm
2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Quận Hoàn Kiếm
Về tốc độ tăng trưởng dịch vụ, tương mại, du lịch trong 3 năm 2016,
2017 và 2018 đã tăng đáng kể và chiếm số lượng % lớn trong ngành du lịch
(năm 2016 đạt 18,43%, năm 2017 đạt 18,21%, 6 tháng đầu năm 2018 đạt
18,13 % (ngành du lịch đạt 20,64%));
Về tỉ trọng ngành dịch vụ, thương mại và du lịch trong cơ cấu kinh
tế quận Hoàn Kiếm là ngành chủ đạo, trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt
98,01% (2016 đạt 97,96% và 2017 đạt 97,98%); Lượng khách du lịch quốc tế
lưu trú trên địa bàn quận cũng tăng đáng kể, trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt
gần 1,2 triệu lượt người tăng 19% so với cùng kỳ (năm 2016 đạt gần 1,5 triệu
lượt người, năm 2017 đạt gần 2 triệu lượt người, tăng 30,2 % so với cùng kỳ).
Cơng suất sử dụng phịng của các cơ sở lưu trú, khách sạn trên đia bàn
quận đạt trung bình 70 – 80%; Xây dựng, phát triển khơng gian đi bộ hồ Hồn
Kiếm và phụ cận, từng bước kết nối Không gian đi bộ khu phố cổ Hà Nội
thành sản phẩm du lịch đặc thù của quận Hoàn Kiếm.
Tốc độ tăng trưởng về doanh thu ngành dịch vụ, thương mại, du lịch
năm 2018 ước tăng 18,05%, trong đó, ngành du lịch ước tăng 20,28% so với
cùng kỳ. Theo số liệu thống kê, tồn quận hiện có 580 khách sạn, với sáu
khách sạn 5 sao. Trong đó, riêng năm 2018 có thêm 90 khách sạn mới đi vào
hoạt động, nhiều nhất từ trước đến nay, tăng 135% so với năm 2017.
Về nguồn thu ngân sách, trong năm 2018, tổng thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn quận đạt 7.728 tỷ đồng, bằng 110% dự toán thành phố giao, bằng
107,5% dự toán HĐND quận quyết nghị, tăng 28,8% so với cùng kỳ. Bên
cạnh đó, cơng tác quản lý thị trường, phịng chống bn lậu, hàng giả và các
hành vi gian lận thương mại cũng được quan tâm, nhằm đảm bảo mơi trường

kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
9

9


Đối với đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
đồng bộ phục vụ phát triển dịch vụ du lịch, quận Hoàn Kiếm cũng có nhiều
kết quả tích cực. Quận đã hồn thành việc cải tạo, chỉnh trang các tuyến phố
xung quanh hồ Hoàn Kiếm; phối hợp với Sở Xây dựng triển khai phương án
cải tạo mơi trường nước hồ Hồn Kiếm; hồn thiện phương án cải tạo chỉnh
trang 6 tuyến phố đi bộ trong khu vực phố cổ Hà Nội; triển khai lập dự án xây
dựng hầm đường bộ. UBND quận Hoàn Kiếm đã tập trung chỉ đạo triển khai
dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở giãn dân phố cổ…
Đề án ‘Phát triển khu vực Đồng Xuân – Bắc Qua thành trung tâm dịch
vụ, thương mại chất lượng cao giai đoạn 2016-2020” đã được triển khai và
đang có những chuyển biến tích cực. UBND quận đã phối hợp với Sở Cơng
thương hồn thành cơng tác qu hoạch ngành thương mại trên địa bàn, tạo điều
kiện thuận lợi cho kinh tế du lịch phát triển. Hoạt động kinh doanh lấn chiếm
vỉa hè, lòng đường cũng đã được hạn chế tối đa, giải tỏa 13 tụ điểm chợ cóc
trên địa bàn quận. Tổ chức thành công các lễ hội truyền thống trong khu vực
phố cổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm thu hút đơng đảo khách du lịch
trong và ngồi nước. Các hoạt động văn hóa – nghệ thuật, triển lãm, trưng bày
và giới thiệu về văn hóa vật thể, phi vật thể vẫn được duy trì thường xuyên,
đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, khám phá lịch sử, văn hóa của du khách…
Cơng tác quản lý đơ thị cũng có nhiều đổi mới trong việc tiếp tục tổ
chức lại giao thơng trên một số tuyến phố triển khai thí điểm thu phí ơ tơ qua
điện thoại di động Iparking dưới lịng đường và 9 điểm trên hè; thí điểm trơng
giữ ô tô ngày chẵn, lẻ trên 2 tuyến phố Dã Tượng, Nguyễn Gia Thiều. Đồng
thời cải tiến công tác thu gom vận chuyển rác trên địa bàn 18 phường; triển

khai phần mềm thu phí vệ sinh mơi trường; rà sốt lắp đặt bổ sung 719 thùng
rác các loại phục vụ thu gom rác của khách du lịch và nhân dân. Triển khai
các dự án kêu gọi xã hội hóa đầu tư trên địa bàn quận.

10

10


Bên cạnh đó, UBND quận đã chủ động tập trung chỉ đạo khắc phục
những tồn tại, hạn chế và duy trì tốt hoạt động của khơng gian đi bộ khu vực
hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; đồng thời tham mưu Ban Chỉ đạo thành phố sơ kết
2 năm thí điểm tổ chức khơng gian đi bộ khu vực hồ Hồn Kiếm và phụ cận
gắn với hoạt động của tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Hàng Giấy và 6 tuyến phố
đi bộ mở rộng trong khu vực bảo tồn cấp I - khu phố cổ Hà Nội. Cùng với đó,
quận cũng rà soát các điều kiện và cho phép 65 cơ sở tham gia thực hiện thí
điểm cửa hàng kinh doanh đến 2h sáng (từ 19h00 thứ Sáu đến 24h00 Chủ
nhật).
Năm 2018 quận đã báo cáo UBND thành phố về phương án thiết kế dự
án xây dựng hầm đường bộ nối từ Trần Nguyên Hãn - Chương Dương Độ.
Tập trung hồn chỉnh các thủ tục để chuẩn bị khởi cơng dự án đầu tư xây
dựng, cải tạo, chỉnh trang xung quanh hồ Hoàn Kiếm; tuyến phố Tạm Thương
- Yên Thái, tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - Cấm Chỉ, tuyến Ngõ Huyện Thọ Xương.
Có thể thấy, mặc dù trong năm qua có sự thay đổi về nhân sự chủ chốt
trong quận, nhưng với sự tập trung chỉ đạo xuyên suốt, quyết liệt, có trọng
tâm, trọng điểm, UBND quận Hồn Kiếm đã triển khai thực hiện nghiêm túc,
có hiệu quả chủ đề năm công tác của thành phố “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của hệ thống chính trị” và Nghị quyết số 276/NQ-HĐND của
HĐND quận về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.
Bước sang năm 2019, quận Hoàn Kiếm xác định mục tiêu tiếp tục đẩy

mạnh phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch; triển khai đồng bộ các giải pháp
thu ngân sách, đảm bảo số thu vượt kế hoạch được giao. Đồng thời duy trì tốt
và tăng cường cơng tác quản lý đô thị, vệ sinh môi trường; thực hiện tốt việc
cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang hạ tầng xã hội, hạ tầng đơ thị; đảm bảo hồn
thành các dự án trọng điểm của quận như: xây dựng hầm đường bộ nối từ
11

11


Trần Nguyên Hãn - Chương Dương Độ; cải tạo, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật
xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Cùng với đó, quận cũng tập trung phát triển tồn diện, hiệu quả sự
nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa; đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng
đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách
hành chính, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo,
điều hành và phục vụ công dân, tổ chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành
chính. Tập trung làm tốt cơng tác quản lý TTXD trên địa bàn.
Để đạt được các mục tiêu trên, nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 được
quận đề ra là triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của
Chính phủ, HĐND, UBND thành phố; tăng thu ngân sách, chống thất thu, thu
hồi nợ đọng thuế, phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách thành
phố giao. Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thị trường, chống buôn
lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm và gian lận thương mại, góp phần cải thiện
môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Trong năm 2019, quận sẽ hoàn thành việc xây dựng và triển khai đề án
“Xây dựng ơ phố văn hóa- thương mại thủ cơng mỹ nghệ truyền thống, phát
triển du lịch Yên Thái - Tạm Thương, phường Hàng Gai”, Đề án sử dụng tài
sản công tại đơn vị sự nghiệp vào mục đích, kinh doanh, cho thuê, liên doanh,
liên kết tại Khu thể thao Long Biên và cơ sở dạy nghề tại 52 Thợ Nhuộm.

Hoàn thiện phương án đầu tư tổng thể và kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung
cư cũ trên địa bàn quận, trình UBND thành phố phê duyệt.
Cùng với đó là tiếp tục chỉ đạo khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao
hiệu quả hoạt động của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận,
tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Hàng Giấy và 6 tuyến phố đi bộ mở rộng trong
khu vực bảo tồn cấp I - khu phố cổ Hà Nội; báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND
12

12


thành phố, Thường trực Thành ủy cho phép triển khai chính thức và đề xuất
UBND thành phố về phương án phát triển khơng gian đi bộ phía Nam khu
phố cổ Hà Nội, kết nối không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
2.2.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Quận Hoàn Kiếm
trong thời gian tới
Nếu như Hà Nội là trái tim của cả nước thì quận Hồn Kiếm chính là
trái tim của Thủ đơ; Hồn Kiếm cịn là quận thu hút lượng du khách quốc tế
lớn nhất trong số các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội. Phát huy những kết
quả đã đạt được, để tiếp tục thu hút du khách, nâng tầm lĩnh vực du lịch, thời
gian tới quận Hoàn Kiếm sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng
bá, hợp tác xúc tiến đầu tư, liên kết và phát triển thị trường du lịch; khai thác
hiệu quả và phát huy thế mạnh không gian, kiến trúc cảnh quan, giá trị văn
hóa khu phố cổ, khu vực hồ Hồn Kiếm và vùng phụ cận. Đồng thời, chú
trọng phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao trên địa bàn quận và tạo lập
mơi trường du lịch thực sự "An tồn – Thân thiện – Chất lượng – Hấp dẫn"
nhằm phát huy tối đa các điều kiện thuận lợi, các giá trị vật thể và phi vật thể
của quận Hoàn Kiếm cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói
riêng
Trong Nghị quyết đại hội lần thứ XXV Đảng bộ quận Hoàn Kiếm, quận

ủy Hoàn Kiếm đã thực hiện chương trình 02-CTr/QU với nội dung “Phát huy
mọi nguồn lực, đẩy nhanh phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch theo hướng
văn minh, hiệu quả, bền vững với trọng tâm là phát triển dịch vụ du lịch”. Để
thực hiện chương trình này, Ban Thường vụ Quận ủy đã xây dựng nên 3 đề
án. Đề án thứ nhất số 10-ĐA/QU là “Phát triển quận Hoàn Kiếm thành trung
tâm du lịch, trung tâm dịch vụ thương mại chất lượng cao giai đoạn 20162020 và những năm tiếp theo”; thứ hai là đề án số 11-ĐA/QU với nội dung
“Phát triển khu vực Đồng Xuân – Bắc Qua thành trung tâm dịch vụ, thương
13

13


mại chất lượng cao”; và đề án cuối cùng số 12-ĐA/QU về “phát triển bãi
giữa, bãi ven sông Hồng, quận Hồn Kiếm thành khơng gian văn hóa, du
lịch”.
Để thực hiện tốt Nghị quyết của Thành Ủy Hà Nội, tập trung phát
triển kinh tế - du lịch, UBND quận Hoàn Kiếm đã xây dựng nhiều kế hoạch
và triển khai thực hiện theo các giai đoạn. Nội dung các kế hoạch tập trung
vào “đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn
1016-2020 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm; Phát triển du lịch quận Hoàn Kiếm
trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo; Thực hiện nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu để cải tiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh
tranh thành phố; Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồn Kiếm…”.
Ngồi ra, trong cơng tác phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch của
quận Hoàn Kiếm, lãnh đạo UBND quận đã thực hiện ký kết thỏa thuận, phối
hợp công tác với các Sở , Ban ngành trong TP Hà Nội như: Sở Du lịch Hà Nội
với nội dung thực hiện thống nhất phối hợp phát triển du lịch trên địa bàn
quận Hoàn Kiếm; Ký thỏa thuận hợp tác với Trung tâm xúc tiến, Đầu
tư, thương mại, du lịch Thành phố trong các lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương

mại, du lịch; Ký kết với Tổng công ty Du lịch Hà Nội về công tác cải tạo,
chỉnh trạng vườn hoa Diên Hồng, Khách sạn Sofitel Metropole và phối hợp
phát triển du lịch quận Hoàn Kiếm;…
Tạo lập một mơi trường du lịch quận Hồn Kiếm “An tồn – Thân
thiện – Chất lượng – Hấp dẫn”, xây dựng những nét đẹp trong văn hóa ứng
xử, giao tiếp, lối sống, nếp sống, ý thức tôn trọng pháp luật, xây dựng mơi
trường văn hóa lành mạnh, người Hịan Kiếm thanh lịch văn minh; Tập trung
cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển
du lịch; Triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá, hợp tác xúc tiến
đầu tư, liên kết và phát triển thị trường du lịch, tổ chức các trương trình giới
thiệu văn hóa và phố cổ Hà Nội; Phối hợp các Sở, Ban ngành tổ chức các sự
14
14


kiện, chương trình nhằm kích cầu phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch đồng
thời phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, cách mạng khu vực Hồn Kiếm và phụ
cận.
Bên cạnh đó, cơng tác phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa được
quan tâm chỉ đạo; các lễ hội văn hoá truyền thống được tổ chức trang trọng,
thiết thực góp phần quảng bá và phát huy giá trị văn hoá khu phố cổ Hà Nội.
Các thiết chế văn hóa, hoạt động của các câu lạc bộ, thư viện... được chăm lo,
đầu tư tạo môi trường văn hoá lành mạnh phục vụ sinh hoạt của cộng đồng…
Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững; các giá trị văn
hoá lịch sử được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân
dân được nâng lên; an sinh xã hội được đảm bảo, tình hình an ninh chính trị
và trật tự an toàn xã hội ổn định.
Thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW, quận Hoàn Kiếm phấn đấu đến năm
2020 sẽ duy trì chất lượng 88% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa,
80% tổ dân phố đạt tổ dân phố văn hóa, 80% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp

đạt chuẩn văn hóa. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ đi học đạt 50%, vào mẫu
giáo đạt 95%. 100% học sinh tiểu học và trên 70% học sinh THCS được học 2
buổi/ngày. Phấn đấu 70% trường công lập (mầm non, tiểu học, THCS) đạt
chuẩn Quốc gia; mỗi cấp học có ít nhất 1 trường chất lượng cao.
Duy trì 100% phường đạt tiêu chí Quốc gia về y tế đến năm 2020.
Giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên xuống còn 1,45%; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng dưới 7%. Duy trì các mơ hình nâng cao chất lượng dân
số. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 90%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới
đến năm 2020 còn dưới 1%. 100% trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn
được bảo vệ, giáo dục và chăm sóc…
2.2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Quận Hồn Kiếm
và nguyên nhân
- Thuận lợi:
15

15


+ Đối với ngành thương mại: Hoàn Kiếm là địa bàn đơng dân cư với
thu nhập bình qn đầu người cao đã tạo cơ hội thị trường sâu rộng cho dịch
vụ thương mại phát triển. Với vai trò trung tâm giao lưu hàng hóa cùng truyền
thống bn bán từ rất lâu đời của người Hoàn Kiếm, thương mại của Quận có
nhiều triển vọng phát triển. Hơn nữa, Quận có bề dày lịch sử phát triển hơn
1000 năm với khu phố cổ 36 phố phường, nên Quận có thế mạnh riêng cho
phát triển ngành thương mại.
+ Đối với ngành du lịch: Ở vị trí trung tâm Thủ đơ, đầu mối giao lưu
của cả nước và quốc tế, cùng với những cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch
sử - văn hóa cho phép Hồn Kiếm trong những năm tới có thể phát triển thành
một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của Hà Nội và của cả nước.
+ Đối với các ngành dịch vụ khác: Vị thế của Quận Hồn Kiếm tạo

điều kiện cho Quận phát triển loại hình dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tư
vấn, dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ thương mại cao cấp. Những loại
hình dịch vụ đặc biệt là dịch vụ tài chính – ngân hàng đang hình thành và phát
triển với sự tham gia của các thành phần kinh tế đang trở thành ngành có vai
trị quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của Quận nói riêng, của Hà Nội và cả
nước nói chung.
+ Đối với ngành cơng nghiệp: Với nguồn lao động dồi dào, Hồn Kiếm
có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp. Tuy nhiên, là một quận
trung tâm thành phố, Hồn Kiếm khơng thể sản xuất các sản phẩm thô, nặng
mà phải mở ra hướng mới là phát triển công nghiệp chất lượng cao vừa tận
dụng được lợi thế trình độ của nguồn lao động, vừa giải quyết công ăn việc
làm và đồng thời tránh được ô nhiễm môi trường.
+ Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp: Với truyền thống các sản phẩm
thủ công, nhận thức được tầm quan trọng trong việc gìn giữ giá trị văn hóa
truyền thơng, nên ngành tiểu thủ cơng nghiệp được các cấp chính quyền của
Quận cũng như thành phố quan tâm.
- Khó khăn:
16

16


+ Về dân cư: Quận Hồn Kiếm đang có những biến động về mặt dân cư
rất lớn, tạo khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như quản lý dân cư, đô
thị và trật tự an ninh xã hội. Mật độ dân số của quận cao, đặc biệt là khu vực
phố cổ gây ra khơng ít khó khăn trong việc phát triển bền vững.
+ Về bất động sản: Với địa bàn đất chật người đơng, có sức hút cao để
phát triển các ngành dịch vụ, là quận trung tâm nhiều mặt của đời sống kinh tế
- xã hội của thủ đơ, đất đai của Hồn Kiếm được coi là tấc đất tấc vàng. Do
vậy, việc tập trung phát triển các ngành dịch vụ sẽ phải vượt qua thách thức

rất lớn là giá cả đất đai trên địa bàn quận q cao.
+ Về di tích lịch sử - văn hóa: Là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử văn hóa, song nhiều cơng trình đang bị xuống cấp, và một số cơng trình bị
xâm phạm, lấn chiếm, do vậy việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những di tích
lịch sử - văn hóa này đang là một vấn đề cấp bách. Khơng những thế việc gìn
giữ những làng nghề, phố nghề truyền thống cũng như những bản sắc riêng
của người dân Hoàn Kiếm đang là một trong những khó khăn nhất của Quận.
+ Về tệ tạn xã hội: Là nơi thu hút, tập trung nhiều thành phần lao động
cũng như khách du lịch quốc tế, nên không tránh khỏi những tệ tạn xã hội
như: mại dâm trá hình, trích hút ma túy, trộm cắp … ảnh hưởng lớn đến trật tự
an ninh xã hội của Quận.
PHẦN III
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA QUẬN HOÀN KIẾM TRONG TƯƠNG LAI
Khác với các quận giáp ranh giữa nội và ngoại thành, Hồn Kiếm ít
chịu tác động q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa theo chiều rộng. Thay
vào đó, Hồn Kiếm chịu sự tác động mạnh mẽ của q trình hiện đại hóa đơ
thị như: Tin học hóa các hoạt động đời sống kinh tế - xã hội; Chuyển từ kinh
tế công nghiệp sang kinh tế dịch vụ; Chuyển từ công nghiệp sản xuất những
sản phẩm thô, nặng tốn nhiều năng lượng và nguyên vật liệu sang sản xuất
17
17


những sản phẩm tinh gọn, tiêu hao ít năng lượng và nguyên liệu, song lại kết
tinh nhiều chất xám; Chuyển từ q trình xây dựng ồ ạt các cơng trình sang
q trình tơn tạo và bảo tồn những cơng trình cũ vốn có.
Do vậy, trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận Hoàn
Kiếm sẽ rất cần sự bố trí, sự định hướng đồng bộ các ngành, các lĩnh vực
cùng đi theo hướng phát triển theo chiều sâu, phải tiếp cận ngay với thành tựu
mới của khoa học và công nghệ tiên tiến. Các ngành dịch vụ, đặc biệt là các

ngành dịch vụ tài chính, thơng tin, tư vấn… rất cần và tạo điều kiện để vận
dụng cơng nghệ tiên tiến của thế giới trong q trình phát triển.
Trong xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, việc
chuyển chức năng sử dụng đất công nghiệp thành đất dịch vụ là tất yếu. Đối
với những doanh nghiệp cơng nghiệp cịn tồn tại trên địa bàn quận như nhà
xưởng, cũng cần chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm tinh xảo, tốn ít
nguyên vật liệu, ít phế liệu và kết tinh nhiều chất xám.
Sang thế kỷ 21, công nghệ thông tin và những tiến bộ mới về khoa học
trong công nghệ thông tin sẽ là nhân tố chi phối mạnh mẽ tất cả các ngành,
các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội. Đối với quận Hoàn Kiếm, nhân tố này
vừa tạo ra những cơ hội mới, vừa đặt ra những thách thức mà quận Hồn
Kiếm phải vượt qua trong q trình phát triển.
Hồn Kiếm có thể chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế trên địa bàn
theo hướng phát triển các ngành cơng nghiệp sạch, các ngành dịch vụ cao cấp
bởi đó mới cho phép Hoàn Kiếm phát triển kinh tế phù hợp với yêu cầu của
một quận nội thành và là trung tâm văn hóa – lịch sử của Hà Nội và cả nước
nói chung.
Vậy để phát triển kinh tế - xã hội của quận Hoàn Kiếm trong tương lai,
cần phải:
1. Phù hợp với với quy hoạch phát triển chung của Hà Nội đến năm
2020, trong đó quy định Hồn Kiếm là khu vực hạn chế phát triển bao gồm:
hạn chế xây dựng các cơng trình cao tầng; hạn chế gia tăng dân số. Do vậy,
18
18


việc lựa chọn và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và xây dựng
cơ cấu kinh tế phù hợp là rất cần thiết trong chiến lược phát triển của quận
Hoàn Kiếm;
2. Tạo được sắc thái văn hóa riêng, kết hợp hài hịa những yếu tố hiện

đại bên cạnh những yếu tố truyền thống cổ kính, góp phần xây dựng văn hóa
Thủ đơ giàu bản sắc dân tộc và truyền thống Thăng Long – Hà Nội nghìn năm
văn hiến. Phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn
quận Hồn Kiếm khơng thể tách rời với việc xây dựng và quản lý đô thị, bảo
tồn và tôn tạo phố cổ, phù hợp với vị thế của quận;
3. Đặt trong quan hệ hữu cơ với các quận, huyện khác của Thủ đô, với
các vùng khác trong khu vực và cả nước;
4. Đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó cần chú trọng giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động, đời sống cho người có cơng với
cách mạng và nhà ở cho người có thu nhập thấp;
5. Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự xã hội, xây dựng nền quốc phịng
tồn dân, thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới.
Trên đây là báo cáo kết quả chuyến nghiên cứu thực tế tại Quận Hồn
Kiếm, Hà Nội.Tơi xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo
trong trường đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hồn thành chương trình khóa học
này.

19

19



×