Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Quản lý hoạt động giáo đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng du lịch hà nội trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.45 KB, 25 trang )

1

Quản lý hoạt động giáo đạo đức cho sinh viên
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay
Managing moral education activities for students at Hanoi Tourism College in current period
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 106 tr. +
Trần Thị Thu Hương


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Nhật Thăng
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên. Khảo sát,
phân tích thực trạng của việc Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường
Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
cho sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

Keywords: Quản lý giáo dục; Giáo dục đạo đức; Sinh viên

Content
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục. Sự tồn tại và phát triển của giáo
dục luôn chịu sự chi phối của kinh tế, xã hội và ngược lại giáo dục có vai trò to lớn trong việc phát
triển kinh tế, xã hội. Giáo dục là công cụ, là phương tiện để cải tiến xã hội. Khi xã hội phát triển,
giáo dục vừa được coi là động lực, vừa là thước đo của sự phát triển xã hội.
Luật giáo dục năm 2005 (sửa đổi năm 2009) nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và


năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về định
hướng phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa có ghi: “Nhiệm vụ
và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị
văn hóa của dân tộc, có năng lực phát huy tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân
tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri
thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong
2

công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật, có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã
hội vừa có tài vừa có đức như lời dặn của Bác Hồ”.
Trong thông báo kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương
2 (khóa VIII) , phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 có viết: “ …. Việc giáo dục
tư tưởng đạo đức, lối sống, về truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc, về đảng, về quyền lợi và nghĩa
vụ của công dân cho học sinh, sinh viên chưa được chú ý đúng mức về cả nội dung và phương pháp,
giáo dục phổ thông chỉ mới quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “ dạy
người”, kỹ năng sống và “dạy nghề” cho thanh, thiếu niên”.
Đạo đức là nhân tố cốt lõi trong nhân cách mỗi con người. Tài và đức là hai mặt cơ bản
hợp thành trong một cá nhân. Nhiều quan điểm cho rằng đạo đức là gốc của nhân cách. Giáo dục
đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục. Mục tiêu của giáo dục
nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác
nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe
nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục
học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh.
Trước tình hình này trong những năm qua, các cấp, ngành, đặc biệt là ngành giáo dục đã
quan tâm đầu tư chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho các thế hệ học sinh, sinh viên.Vấn đề
giáo dục đạo đức được coi là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Tuy nhiên thực trạng đạo đức

ứng xử của học sinh, sinh viên còn nhiều biểu hiện đáng lo ngại.
Trường Cao đẳng Du lịch là một trường đạo tạo, bồi dưỡng những cán bộ, nhân viên tương
lai của ngành Du lịch với nhiều hệ đào tạo từ sơ cấp nghề đến trình độ cao đẳng. Trường luôn
được đánh giá là trường dẫn đầu về chất lượng và cung cấp số lượng lớn nhân lực du lịch trong
toàn quốc, luôn là địa chỉ tin cậy của người học và của các doanh nghiệp tuyển dụng lao động.
Trong những năm qua, mặc dù nhà trường đã quan tâm nhiều hơn đến giáo dục các giá trị đạo
đức, đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên nhưng thực tế vẫn còn hạn chế và chưa được
thực sự coi trọng.
Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan nêu trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt
động Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”
nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu để quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường
Cao đẳng Du lịch Hà Nội với mong muốn đào tạo ra những người lao động trong ngành du lịch giỏi
về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, xứng đáng với thương hiệu của đơn vị đào tạo.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng, đề xuất một số biện pháp Quản lý giáo
dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên.
3

3.2. Khảo sát, phân tích thực trạng của việc Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý Giáo dục đạo đức cho sinh viên
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học
Tuy Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã quan tâm và áp dụng một cách đồng

bộ quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên nhưng giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động
giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội vẫn còn những bất cập cần giải
quyết. Nếu việc quản lý giáo dục đạo đức được thực hiện trên cơ sở khoa học thì chất lượng công tác
Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội sẽ được nâng cao.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Điều tra bằng hệ thống câu hỏi
6.2.2. Quan sát
6.2.4. Nghiên cứu sản phẩm
6.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin
6.3.1. Sử dụng toán thống kê
6.3.2. Phần mềm tin học
6.3.3. Khảo nghiệm, thử nghiệm
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho sinh
viên hiện nay, đạo đức sinh viên và việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức sinh viên ở Trường
Cao đẳng Du lịch Hà Nội, được tiến hành ở các hệ đào tạo: Cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng
nghề của Trường.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
luận văn dự kiến được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên ở các
trường cao đẳng.
Chương 2: Thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh
viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
4

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.


CHƢƠNG 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG

1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức
1.2.1.1. Đạo đức
Đạo đức trước đây được xem là những chuẩn mực, quy tắc ứng xử của con người với con
người, nó thuộc về vấn đề tốt - xấu, đúng - sai, được sử dụng trong ba phạm vi: lương tâm con
người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt, đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với
nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối
xử từ hệ thống này.
1.2.1.2. Giáo dục đạo đức
Theo giáo sư Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các
chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hòi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi
bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục”.
Giáo dục đạo đức trong trường cao đẳng là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể có
quan hệ biện chứng với các quá trình giáo dục khác như giáo dục kỹ năng nghề nghiệp nhằm hình
thành cho sinh viên niềm tin, thói quen, hành vi, chuẩn mực về đạo đức.
1.2.3. Khái niệm quản lý và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
1.2.3.1. Quản lý
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có mục đích của chủ thể (người quản lý, tổ chức
quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính
sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra.
1.2.3.2. Biện pháp quản lý
“Biện pháp quản lý là cách làm, cách thức tiến hành một vấn đề cụ thể nào đó (Từ điển
Tiếng Việt. Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1997). Trong quản lý đối tượng quản lý có tính phức
hợp và phức tạp, đòi hỏi phải có biện pháp quản lý đa dạng và phù hợp đối tượng. Do đó, biện

pháp quản lý thường được dùng với nghĩa cụ thể hoá các phương pháp quản lý trong các công
việc cụ thể.
1.2.3.3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên
Từ các khái niệm về quản lý và hoạt động GDĐĐ cho sinh viên có thể đi đến khái niệm về
biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho sinh viên các trường cao đẳng như sau:
5

Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho sinh viên cao đẳng là hệ thống những tác động có
kế hoạch, có hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các khâu, các bộ phận của nhà trường
nhằm giúp nhà trường sử dụng tối ưu các tiềm năng, các cơ hội để thực hiện hiệu quả các mục tiêu
quản lý GDĐĐ cho sinh viên ở hệ đào tạo này.
1.3. Ý nghĩa, yêu cầu của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên ở trường cao đẳng
1.3.1.Ý nghĩa của việc tăng cường quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong khối các trường
đào tạo cán bộ du lịch
Theo đánh giá của các tổ chức du lịch trong và ngoài nước, nguồn nhân lực của Việt Nam
còn có nhiều hạn chế về cả chất lượng và số lượng. Cũng như những ngành kinh tế khác, vấn đề
con người, trình độ nghiệp vụ là những vấn đề quan trọng có tính then chốt đối với sự phát triển
của ngành du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi phải có sự giao tiếp rộng và trực tiếp đối
với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp của
cán bộ và nhân viên trong ngành. Đây thực sự là những thách thức lớn cho các trường đào tạo,
cung cấp nguồn nhân lực du lịch. Những chương trình đào tạo toàn diện, cung cấp kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp và đạo đức cho sinh viên cần được thực hiện cho toàn bộ các hệ đào tạo trong
trường. Đây là công việc thường xuyên, liên tục có tính hệ thống thì mới có thể đào tạo ra được
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng các trường cao đẳng chỉ
có nhiệm vụ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ có trình độ cao mà coi nhẹ vấn đề giáo dục đạo đức
cho sinh viên vì ngoài khả năng chuyên môn, lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức tốt là
những yêu cầu song hành.
1.3.2. Những yêu cầu của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong khối các trường đào tạo
cán bộ du lịch
1.3.2.1. Nội dung quản lý GDĐĐ

Nội dung quản lý hoạt động GDĐĐ cho sinh viên bao gồm:
+ Việc chỉ đạo hoạt động xây dựng kế hoạch GDĐĐ: hoạt động GDĐĐ trong trường CĐ
là bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống kế hoạch quản lý trường học. Vì vậy kế hoạch đảm
bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDĐĐ với mục tiêu giáo dục trong trường CĐ, phối hợp hữu
cơ với kế hoạch dạy học trên lớp, lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp với hoạt động tâm sinh lý
sinh viên để đạt hiệu quả giáo dục cao.
- Kế hoạch hoạt động theo môn học trong chương trình
- Kế hoạch hoạt động ngoại khóa
- Kế hoạch hoạt động theo các mặt hoạt động xã hội(thông qua Đoàn thanh niên)
+ Tổ chức sắp xếp bộ máy vận hành thực hiện kế hoạch đã đề ra: nhà trường thành lập ban
chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể, đúng việc.
- Hiệu trưởng (phó hiệu trưởng)
- Phòng Công tác Học sinh- Sinh viên
- Bí thư đoàn trường
6

- GVCN chuyên trách
+ Triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra, thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen
thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức GDĐĐ.
Phương pháp quản lý GDĐĐ
Các phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể và có chủ đích của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý (cấp dưới và tiềm năng có được của hệ thống) và khách thể quản
lý (các ràng buộc của môi trường, hệ thống khác…) để đạt được các mục tiêu quản lý đề ra. Chỉ
thông qua và bằng phương pháp quản lý mà các mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, quản lý mới đi
vào cuộc sống, biến thành thực tiễn phong phú, sinh động, phục vụ lợi ích con người. Người ta
thường sử dụng một số phương pháp quản lý dưới đây:
+ Phương pháp tổ chức hành chính:
Là phương pháp tác động trực tiếp của hệ thống quản lý (chủ thể quản lý) đến khách thể quản lý
(đối tượng quản lý) bằng mệnh lệnh chỉ thị quyết định quản lý.
1.3.2.2. Chủ thể quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên cao đẳng

Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong hoạt động GDĐĐ, là người trực tiếp lập kế hoạch
quản lý tổ chức chỉ đạo hoạt động GDĐĐ. Hiệu trưởng chủ động tổ chức phối hợp các lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường để GDĐĐ cho sinh viên. Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm
tra đánh giá quá trình GDĐĐ cho sinh viên và trực tiếp giáo dục sinh viên, đặc biệt giáo dục cho
sinh viên ngay khi học sinh nhập trường.
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
1.4.1. Giáo dục đạo đức đối với sinh viên du lịch
1.4.1.1. Vị trí vai trò của giáo dục đạo đức cho sinh viên
Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, song giáo dục ở nhà
trường giữ vai trò chủ đạo. GDĐĐ trong nhà trường là quá trình giáo dục bộ phận của quá trình
giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các bộ phận khác:
- Giáo dục đạo đức (Đức dục)
- Giáo dục trí tuệ (Trí dục)
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục thẩm mỹ (Mỹ dục)
- Giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, nghề nghiệp trong đó GDĐĐ được xem là nền
tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm năng vững chắc cho các mặt giáo dục khác.
- Giáo dục đạo đức tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trường và xã hội, con người và cuộc sống.
1.4.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và các con đường GDĐĐ cho sinh viên trường cao đẳng
Mục tiêu nhiệm vụ GDĐĐ cho sinh viên trường cao đẳng:
* Kiến thức:
- Biết được biểu hiện và ý nghĩa của một số giá trị đạo đức cơ bản, phù hợp với lứa tuổi.
7

- Biết và được những nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các
lĩnh vực xã hội.
- Có những hiểu biết sơ bộ về tổ chức bộ máy Nhà nước XHCH Việt Nam, về trách nhiệm của
Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân.
- Hiểu những yêu cầu về đạo đức và ý thức tuân thủ pháp luật trong đời sống hàng ngày.
* Kỹ năng:

- Biết sống và ứng xử theo các giá trị đạo đức đã học.
- Biết ứng xử giao tiếp có văn hoá
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.
* Thái độ:
- Yêu quê hương, đất nước Việt Nam, tự hào có ý thức giữ gìn, phát huy những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc. Tôn trọng đất nước con người và các nền văn hoá khác.
- Yêu thương, tôn trọng mọi người xung quanh.
- Tự trọng, tự tin trong giao tiếp và các hoạt động hàng ngày. Có ý thức thực hiện quyền
và nghĩa vụ của bản thân, đồng thời tôn trọng các quyền của người khác.
- Có ý thức học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Có ý thức định hướng nghề
nghiệp đúng đắn. Bước đầu hình thành được một số phẩm chất cần thiết của người lao động như cần
cù, sáng tạo, trung thực, có trách nhiệm, có ý thức kỷ luật và có tác phong công nghiệp, biết hợp tác
trong công việc.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với khả năng.
- Có ý thức rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường
- Bước đầu có ý thức thẩm mỹ, yêu và trân trọng cái đẹp.
1.4.1.3. Nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐ cho sinh viên các trường cao đẳng:
Nội dung GDĐĐ cho sinh viên các trường cao đẳng bao gồm những chuẩn mực sau:
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức chính trị, tư tưởng: có ý tưởng XHCN, yêu
quê hương, đất nước, tự cường, tự hào dân tộc, tin tưởng vào Đảng và Nhà nước.
- Nhóm chuẩn mực hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân như: tự trọng, tự tin, tự lập, giản
dị, tiết kiệm, trung thành, siêng năng, hướng thiện, biết kiềm chế, biết hối hận.
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với công việc đó là: trách nhiệm cao, có
lương tâm, tôn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết.
- Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống (môi trường tự nhiên, môi trường văn
hoá xã hội) như: xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn bảo vệ tài nguyên, xây dựng xã hội dân chủ bình
đẳng… Mặt khác có ý thức chống lại những hành vi gây tác hại đến con người, môi trường sống, bảo vệ
hoà bình, bảo vệ, phát huy truyền thống di sản văn hoá của dân tộc và của nhân loại.
Phương pháp GDĐĐ:
Phương pháp GDĐĐ là cách thức hoạt động chung giữa giáo viên, tập thể sinh viên và

từng sinh viên nhằm giúp sinh viên lĩnh hội được nền văn hoá đạo đức của loài người và dân tộc.
8

Các phương pháp giáo dục đạo đức ở trường cao đẳng rất phong phú, đa dạng, kết hợp
giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại như:
- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên, giảng viên
và sinh viên về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước.
- Phương pháp kể chuyện: Dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để mô tả diễn biến, quan hệ giữa
các sự vật, sự việc theo câu chuyện nhằm hình thành ở sinh viên những xúc cảm đạo đức, xúc cảm
thẩm mỹ mạnh mẽ, sâu sắc.
- Phương pháp nêu gương: dùng những tấm gương sáng của cá nhân, tập thể để giáo dục,
kích thích sinh viên học tập và làm theo những tấm gương mẫu mực đó. Phương pháp có giá trị to
lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm đạo đức cho sinh viên, đặc biệt giúp sinh viên
nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung đạo đức.
- Phương pháp đóng vai: là tổ chức cho sinh viên nhập vai vào nhân vật trong những tình
huống đạo đức giả định để các em bộc lộ thái độ, hành vi, ứng xử. Ở nhiều chuyên ngành đào tạo
cụ thể có thể lồng ghép xử lý các tình huống giao tiếp để giáo dục đạo đức cho sinh viên.
- Phương pháp dự án: Là phương pháp trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập
phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa giáo dục nhận thức với giáo dục các
phẩm chất nhân cách cho sinh viên. Thực hành nhiệm vụ này người học được rèn luyện tính tự lập
cao, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch hành động, đến việc thực hiện dự án với nhóm bạn
bè, tự kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Hình thức GDĐĐ cho sinh viên các trường cao đẳng:
Hiện nay có nhiều hình thức GDĐĐ cho sinh viên được sử dụng, nhưng nhìn chung có thể
chia làm 2 loại:
- GDĐĐ thông qua các môn học, đặc biệt là môn giáo dục về chính trị, pháp luật, tư
tưởng Hồ Chí Minh nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về một số giá trị đạo đức cơ bản,
về nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã
hội, về tổ chức bộ máy Nhà nước CH XHCN Việt Nam, về trách nhiệm của Nhà nước trong
việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân.

- GDĐĐ thông qua hoạt động ngoại khoá: Giúp củng cố, mở rộng và khơi sâu các hiểu biết về
chuẩn mực đạo đức, hình thành những kinh nghiệm đạo đức, tìm hiểu và phát huy truyền thống văn hoá,
rèn luyện kỹ năng và thói quen đạo đức thông qua nhiều hình thức tổ chức đa dạng: Thăm quan các di
tích lịch sử, những chương trình tìm về cội nguồn, các làng nghề truyền thống, giao lưu với các sinh viên
trường bạn, thăm hỏi các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội
1.4.2. Đặc điểm sinh viên cao đẳng:
1.4.2.1. Vị trí và giai đoạn phát triển tâm lý lứa tuổi sinh viên cao đẳng:
Đây là giai đoạn chuyển tiếp vô cùng quan trọng từ những học sinh phổ thông sang môi
trường giáo dục nghề nghiệp (sau khi tốt nghiệp PTTH, các em có độ tuổi từ 18 tuổi). Giai đoạn
được coi là những năm đầu tiên của độ tuổi trưởng thành. Sinh viên được nhà trường, xã hội công
9

nhận là một chủ thể tích cực, có trách nhiệm và được mọi người đánh giá kết quả các hoạt động theo
chuẩn mực của người lớn. Việc học tập, rèn luyện của sinh viên không phải chỉ nhằm mục đích
trang bị cho bản thân những điều kiện cần thiết để sau này đảm nhận tốt một nghề với chuyên môn
nhất định. Điều này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đến sự hình thành những định hướng giá trị cụ thể
cho sinh viên về nhân cách, về nghề nghiệp, về các mối quan hệ xã hội. Tuổi thanh niên, sinh viên là
độ tuổi muốn khẳng định mình, khẳng định vị trí, vai trò của mình trong gia đình, trong tập thể,
trong công việc cũng như trong các mối quan hệ Chính điều đó đã thúc đẩy họ tìm kiếm những
các thức, những phương tiện, những điều kiện để họ xác lập và củng cố vai trò của mình trong gia
đình và ngoài xã hội.
Trước những yêu cầu mới của xã hội đối với sinh viên cùng với những tác động giáo dục
trong nhà trường đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách thanh niên
- sinh viên ngày nay.
1.4.2.2. Một số đặc điểm tâm lý, sinh lý cơ bản của sinh viên ngày nay:
- Về mặt sinh lý: Đến độ tuổi thanh niên, sinh viên, cơ thể đã có sự hoàn chỉnh nhất định.
Các em đã đạt dược 9/10 chiều cao và 2/3 trọng lượng cơ thể người trưởng thành. Não bộ đã đạt
đến trọng lượng tối đa. Hoạt động thần kinh cao cấp đã đạt được mức trưởng thành.
- Về mặt tâm lý: Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và đặc biệt là sự
bùng nổ về công nghệ thông tin như ngày nay cùng với những tác động giáo dục từ phía nhà

trường đã có những ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý, nhân cách sinh viên. Tư duy
sâu sắc và rộng mở, có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn hơn. Sinh
viên có khả năng giải thích và gán ý cho những ấn tượng cảm tính nhờ vào kinh nghiệm và tri
thức trước đây phát triển mạnh mẽ và rõ rệt. Những sự phát triển nói trên cùng với óc quan sát
tích cực và nghiêm túc sẽ tạo ra cho sinh viên biết cách lĩnh hội một cách tốt nhất những tác động
giáo dục nhân cách từ nhà trường và môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, một trong những đặc
điểm tâm lý quan trọng của thanh niên - sinh viên ngày nay là sự phát triển mạnh mẽ tự ý thức. Đó
là các quá trình tự quan sát , phân tích, kiểm tra, đánh giá, khẳng định mình về hành động và
kết quả hành động của bản thân, về tư tưởng, về tình cảm, phong cách đạo đức, hứng thú. Tuy
nhiên, việc thanh niên, sinh viên đánh giá đúng về bản thân mình còn hạn chế. Chính vì thế trong
lứa tuổi này có rất nhiều sinh viên quá mơ mộng khi được khen quá lố, nhiều sinh viên còn thể
hiện bằng hành vi quá hung hăng hoặc tỏ ra thơ ơ với những hoạt động chung của tập thể.
- Về mặt xã hội: Quan hệ xã hội của sinh viên ngày càng được mở rộng, đặc biệt hơn khi
lần đầu tiên sinh viên phải sống xa nhà, cuộc sống tự lập, sống trong môi trường mới với rất nhiều
mối quan hệ: Ban bè mới, thầy cô mới, tình cảm thay đổi, phong cách sống cũng dần thay đổi phù
hợp với yêu cầu của nghề nghiệp mà các em đang theo học đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển và hoàn thiện nhân cách của sinh viên. Mặt tích cực từ những mối quan hệ đó của sinh
viên giúp họ ngày càng hoàn thiện nhân cách của mình hơn nhưng ngược lại cũng chính từ mối
quan hệ đó có thể có những tác động không tích cực thậm chí có hại đến sự phát triển và hoàn
10

thiện nhân cách sinh viên. Sinh viên là giai đoạn chuyển tiếp từ sự chín muồi về thể lực sang sự
trưởng thành về phương diện xã hội.Theo nghiên cứu của một nhà tâm lý học Nga cho thấy, lứa
tuổi thanh niên, sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm, đạo đức và thẩm mỹ, là
giai đoạn hình thành và ổn định tính cách, đặc biệt là có vai trò của người lớn. Trước những tác
động từ nhiều phía đến nhân cách của sinh viên nhưng với những đặc điểm tâm lý chung của họ
thì sinh viên cũng vẫn rất độc lập trong phán đoán và hành vi, có nhều biến đổi mạnh mẽ trong
động cơ, về thang giá trị. Sinh viên đã biết xác định con đường sống cho tương lai của mình, tích
cực tiếp nhận có phê phán những tác động từ môi trường xung quanh, nắm vững những kỹ năng
trong nghề nghiệp mà mình đang theo đuổi và bắt đầu thể nghiệm mình trong các lĩnh vực của

cuộc sống.
1.4.2.3. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên trong những hoạt động điển hình:
- Đặc điểm tâm lý của sinh viên trong hoạt động học tập: Hoạt động học tập của sinh viên
là một hoạt động tâm lý được tổ chức một cách độc đáo nhằm mục đích là đào tạo ra những
chuyên gia phát triển toàn diện và có trình độ nghiệp vụ cao. Với đầy đủ đặc điểm của hoạt động
học tập như các cấp học khác và một số đặc trưng như: Hình thành kỹ xảo làm việc nghề nghiệp
cho sinh viên, phương tiện hoạt động là thư viện, giáo trình, phòng thực hành, phòng thí nghiệm,
những chuyến đi thực tế, học thực hành, hoạt động ngoại khóa… đã tạo ra sự hình thành và phát
triển tâm lý của sinh viên trong loại hình hoạt động này diễn ra mạnh mẽ, đặc trưng với một số
đặc điểm cơ bản sau:
Các quá trình nhận thực diễn ra một cách mạnh mẽ, căng thẳng, đặc biệt là trong các kỳ kiểm
tra, thi, bảo vệ khóa luận, đồ án tốt nghiệp…Bước vào lứa tuổi sinh viên, yêu cầu về các môn học cao
hơn, phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng thay đổi, sinh viên phải tiếp nhận khối tri thức nhiều
đã và đang đặt ra đòi hỏi sinh viên phải thay đổi cách học tập, cách đọc tài liệu cũng như cách ghi nhớ
bài học. Những điều này làm cho đặc điểm tâm lý trong qúa trình nhận thức (cảm giác, tri giác, tư duy,
tưởng tượng, chú ý, ghi nhớ….) ở sinh viên khác so với lứa tuổi trước.
1.4.3. Môi trường ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên cao đẳng
1.4.3.1. Yếu tố giáo dục nhà trường
1.4.3.2. Yếu tố giáo dục gia đình
1.4.3.3. Yếu tố giáo dục xã hội
* Mối quan hệ giữa ba yếu tố:
Để giáo dục nhân cách cho sinh viên ba yếu tố trên có yếu tố quyết định hoàn thiện nhân
cách cho các em, nếu thiếu hoặc yếu những môi trường trên các em khó có thể trở thành người có
nhân cách tốt. Ba môi trường này có tính chất tương tác, hỗ trợ cho nhau để đạt được mục tiêu
giáo dục đạo đức. Đối với từng độ tuổi thì các yếu tố đặc biệt quan trọng trong những yếu tố trên
được sắp đặt khác nhau. Với sinh viên yếu tố nhà trường luôn giữ vị trí quan trọng.


11


Tiểu kết chƣơng 1
Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực, những quy tắc xã hội nhằm điều chỉnh mối quan
hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Cấu trúc nhân cách gồm hai yếu tố là “tài”
và “đức”; trong đó, “đức” là gốc - nền tảng cho sự phát triển nhân cách con người. Do đó, GDĐĐ
cho thế hệ trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách toàn
diện cho sinh viên. GDĐĐ cho sinh viên là quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi toàn xã hội phải
quan tâm. Trong đó, nhà trường giữ vai trò chủ đạo.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của trƣờng Cao đẳng du lịch Hà Nội
(CĐDLHN):
2.1.1. Sự hình thành và phát triển
Ngành du lịch Việt Nam được chính thức thành lập ngày 9/7/1960 với tiền thân là một công
ty du lịch. Căn cứ vào nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên của ngành du lịch, và
quyết định số 94/TTg ngày 12/9/1969 của thủ tướng chính phủ giao cho Bộ Công an nghiên cứu tổ
chức bộ máy quản lí cán bộ công nhân viên chức ngành du lịch Việt Nam và sự thoả thuận của Bộ
lao động tại công văn số 258/LĐ ngày 5/7/1972, Bộ trưởng Bộ công an đã ban hành quyết định số
1151/CA/QĐ ngày 24/7/1972 thành lập “ Trường công nhân khách sạn Du lịch”, với chức năng đào
tạo công nhân kỹ thuật Buồng, Bàn, Bếp và bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên ngành du
lịch. Đây là trường quốc gia đầu tiên của ngành du lịch Việt Nam và là tiền thân của CĐDLHN
ngày nay.
2.1.2. Đặc điểm đối tượng đào tạo của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Trường CĐDLHN là trường cao đẳng nghiệp vụ chuyên ngành du lịch đầu tiên ở Việt
Nam. Nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ du lịch, khách sạn và các lĩnh vực liên
quan ở cả ba trình độ: cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và nghề; bồi dưỡng cán bộ quản lý các
bộ phận, giám sát viên, công nhân viên, nhân viên kỹ thuật phục vụ trong ngành, góp phần đào tạo
nguồn nhân lực cho xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các loại hình đào tạo, bồi

dưỡng đang được thực hiện tại nhà trường.
- Đào tạo cử nhân thực hành trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, và các ngành liên quan trong
thời gian 3 năm với các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh khách sạn, quản trị kinh doanh nhà hàng,
quản trị chế biến món ăn, quản trị kinh doanh lữ hành, tài chính- kế toán du lịch, hướng dẫn du lịch,
ngoại ngữ chuyên ngành du lịch.
12

- Đào tạo trung học chuyên nghiệp trong thời gian 2 năm các chuyên ngành: nghiệp vụ Lễ
tân Khách sạn, nghiệp vụ Nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn, kế toán du lịch khách sạn, nghiệp
vụ lữ hành, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, marketing và bán hàng trong du lịch
- Đào tạo nghề trong thời gian 1 năm các nghề: nghiệp vụ lễ tân khách sạn văn phòng,
nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ lưu trú , nghiệp vụ chế biến món ăn
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ về quản lý, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho các nước bạn, các địa
phương, các cơ sở du lịch, khách sạn
- Đào tạo liên thông, đào tạo từ xa, liên kết đào tạo….
2.1.3. Mục tiêu đào tạo của trường CĐDL HN
Là một cơ sở đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành du lịch, khách sạn có uy tín ở Việt Nam, và
đứng đầu trong các trường thuộc Tổng cục Du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội luôn không
ngừng nỗ lực, cố gắng, phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo chất lượng cao với đa cấp học,
đa ngành học về du lịch, đa dạng hình thức học tập, đa dạng đối tượng học; thực hiện triệt để
phương châm đào tạo của nhà trường là đào tạo người lao động “ Thành thạo nghiệp vụ, giỏi
ngoại ngữ ”.
Bảng 2.1. Kết quả tuyển sinh theo hệ đào tạo từ năm 2005 đến năm 2012
Năm học
Hệ
Cao đẳng
Hệ
Trung học
Hệ
Nghề

Đào tạo tại
địa phương
Tổng số
2005 – 2006
116
1542
1756
2135
5549
2006 – 2007
512
1908
2407
1572
6399
2007 – 2008
616
2064
2347
1400
6427
2008 – 2009
913
2969
822
1750
6454
2009 – 2010
1000
3000

850
2100
6950
2010 – 2011
1250
3100
1000
2500
7850
2011- 2012
1500
3200
1050
2500
8250
(Nguồn: Phòng đạo tạo trường Cao đẳng Du lịch Hà nội 2012)
13

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Trường Cao đă
̉
ng Du li
̣
ch Hà Nội năm 2012)
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tô
̉
chư
́
c của Trươ
̀
ng Cao đă

̉
ng Du li
̣
ch Ha
̀

̣
i
2.1.5. Hoạt động giáo dục tư tưởng:
Công tác giáo dục tư tưởng chính trị luôn được quan tâm, coi trọng. Đảng ủy nhà trường
nghiêm túc nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết đại hội
Đảng bộ thành phố XIV chỉ thị nghị quyết của ngành giáo dục. Tổ chức tốt việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 40 năm thực hiện di chúc của Người, triển khai tổ chức hội
nghị phê và tự phê bình theo Nghị quyết trung ương IV đến từng đảng viên theo đúng lộ trình quy
định. Nhờ vậy mà đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên thêm kiên định, lập trường, tư tưởng vững
vàng, phẩm chất đạo đức được nâng cao.
2.1.5.1. Thuận lợi và khó khăn
- BGH và tập thể giáo viên đoàn kết cùng nhau xây dựng nhà trường.
- Nề nếp làm việc ngày càng đi vào ổn định, đại bộ phận giáo viên, giảng viên có nhận
thức đúng đắn về yêu cầu bức thiết việc đổi mới phong cách làm việc, văn hóa công sở và giảng
dạy.
- Chất lượng đầu vào ngày càng được cải thiện.
- Được sự quan tâm thiết thực, hiệu quả của các cấp lãnh đạo.
- Nhiều cựu sinh viên có những đóng góp đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần cho các hoạt
động của nhà trường.
Bên cạnh đó, những khó khăn bao gồm:
- Điều kiện dạy học chưa được đảm bảo
- Thiếu các phòng học thực hành theo chuyên ngành
- Số lớp trong trường còn quá đông, sĩ số sinh viên mỗi lớp cao hơn mức quy định, tình
trạng thiếu phòng học lý thuyết còn xảy ra.

14

- Đặc biệt, nhà trường đang vừa dạy học vừa cải tạo, sửa chữa nên chắc chắn có nhiều khó
khăn nảy sinh.
Kết quả xếp loại rèn luyện của sinh viên những năm học gần đây được thể hiện trong bảng 2.1
Bảng 2.1. Bảng kết quả xếp loại rèn luyện của sinh viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
trong 2 năm
- Kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên năm học 2009 - 2010 được mô tả cụ thể dới
đây:
Khoá
Số
HSSV
Xuất
sắc
Tốt
Khá
Trung
bình Khá
Trung
bình
Yếu
Kém
K11
1100
0%
55,09%
40,9%
3,09%
0,92%
0%

0%
K12
902
0%
40,79%
42,79%
10,42%
6%
0%
0%
E1
269
0%
49,8%
44,6%
5,6%
0%
0%
0%
E2
429
0%
27,27%
57,57%
13,98%
1,18%
0%
0%
C4
862

0%
78,43%
21,57%
0%
0%
0%
0%
C5
1005
0,19%
40,79%
52,73%
5,2%
1,09%
0%
0%
C6
1354
0%
39,31%
58,08%
1,74%
0,8%
0,07%
0%

- Kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên năm học 2010-2011 đợc mô tả cụ thể dới đây:
Kho¸

HSSV

XuÊt
s¾c (%)
Tèt
(%)
Kh¸
(%)
TB Kh¸
(%)
Trung
b×nh (%)
YÕu
(%)
KÐm
(%)
K12
839
0
50,41
40,76
6,07
0,83
0,23
0
K13
849
0
38,75
43,34
12,95
4,47

0,58
0
E1
244
0
48,77
40,98
9,42
0,81
0
0
E2
296
0
47,63
43,58
2,36
0,33
0
0
E3
317
0
29,96
46,68
18,61
1,57
0
0
C5

963
0
64,90
31,04
1,45
0
0
0
C6
1204
0
52,99
43,85
2,57
0,58
0
0
C7
1462
0.06
38,91
53,28
6,08
0,68
0,66
0
2.2. Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.2.1. Thực trạng đạo đức của sinh viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.2.1.1. Nhận thức của sinh viên về vai trò của giáo dục đạo đức
Nhận thức và thái độ đạo đức có ảnh hưởng quyết định đến hành vi đạo đức. Để hiểu được

suy nghĩ của các em về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức, tác giả đã trưng cầu ý kiến của 450
sinh viên hệ cao đẳng chuyên nghiệp của trường và đã có kết quả qua bảng 2.2.


15

Bảng 2.2. Bảng thăm dò ý kiến của sinh viên về sự cần thiết của GDĐĐ
TT
Vai trò đạo đức trong sinh viên
Số ý kiến
Tỉ lệ %
1
Rất cần thiết
385
85,5
2
Cần thiết
37
8,2
3
Có cũng được, không có cũng được
11
6,3
4
Không cần thiết
0
0
Qua bảng thống kê cho thấy, đại đa số các em sinh viên đều có nhu cầu được GDĐĐ trong
nhà trường. Cụ thể, 385 em sinh viên trong số 450 em được hỏi cho rằng GDĐĐ là điều cần thiết
trong trường học, chiếm 85,5%. Điều đó chứng tỏ các em mong muốn được GDĐĐ để hoàn thiện

nhân cách của mình. Do vậy chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến GDĐĐ cho sinh viên một
cách thiết thực và phù hợp với lứa tuổi. Trong số 6,3% còn lại là những sinh viên coi nhẹ vấn đề
GDĐĐ.
2.2.1.2. Thực trạng về thái độ, hành vi đạo đức của sinh viên
Tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với các quan niệm về đạo đức, tác giả đã điều tra bằng phiếu
500 em sinh viên. Câu hỏi đặt ra là: “Em hãy cho biết ý kiến của mình với các quan hệ dưới đây”.
Kết quả được nêu trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Thái độ của sinh viên với những quan niệm về đạo đức
TT
Các phẩm chất
Thái độ
Điểm
TB
Đồng ý
Phân
vân
Không
đồng ý
1
Cha mẹ sinh con trời sinh tính
218
36
256
2.0
2
Ai có thân người ấy lo
123
60
317
1.7

3
Đạo đức do xã hội quyết định
360
70
70
2.6
4
Đạo đức của mỗi người là do mỗi người
quyết định
456
40
4
3.0
5
Ở hiền gặp lành
346
67
87
2.5
6
Tiền trao cháo múc
56
55
389
1.3
7
Đạt được mục đích bằng mọi giá
109
87
304

1.5
8
Đạo đức quan trọng hơn tài năng
320
55
125
2.39
9
Tôn trọng lễ phép với người hơn tuổi
347
98
55
2.58
10
Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm
tiền
59
65
386
1.3
11
Tài năng quan trọng hơn đạo đức
125
55
320
1.6

2.2.1.3. Những biểu hiện yếu kém về đạo đức của sinh viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
a) Về ý thức đạo đức
16


b) Về mặt tình cảm
c) Một số biểu hiện về hành vi, thói quen đạo đức
2.2.1.4. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực của sinh viên
Số sinh viên yếu kém về đạo đức so với tổng số sinh viên của nhà trường không phải là
nhiều nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ, dễ lây lan trong tập thể sinh viên. Để tìm nguyên nhân
trên, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 200 giáo viên chủ nhiệm chuyên trách, giáo viên bộ
môn, cán bộ đoàn thanh niên. Kết quả được thể hiện trong bảng 2.6
Bảng 2.6. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực
đạo đức của sinh viên
TT
Các nguyên nhân
Số ý
kiến
Tỷ lệ
Xếp
bậc
1
Cha mẹ chưa gương mẫu
187
93,5
2
2
Gia đình buông lỏng GDĐĐ
192
96
1
3
Quản lý GDĐĐ của nhà trường chưa chặt chẽ
177

88,5
4
4
Nội dung GDĐĐ chưa thuyết phục
182
91
3
5
Chưa có biện pháp giáo dục thích hợp
130
65
11
6
Biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi
123
61,5
13
7
Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường
134
67
8
8
Một số thầy cô chưa quan tâm GDĐĐ
112
56
14
9
Ảnh hưởng của sự bùng nổ thông tin, truyền thông
134

67
8
10
Đời sống vật chất
56
28
16
11
Chưa có sự phối hợp các lực lượng giáo dục
159
79,5
5
12
Phim ảnh sách báo không lành mạnh
131
65,5
10
13
Quản lý GDĐĐ của xã hội chưa đồng bộ
125
62,5
12
14
Nhiều đoàn thể chưa quan tâm đến GDĐĐ
102
51
15
15
Điều hành pháp luật chưa nghiêm
156

78
6
16
Tệ nạn xã hội
139
69,5
7
2.2.2. Thực trạng công tác GDĐĐ cho sinh viên trường CĐDL Hà Nội
2.2.2.1. Việc làm của đội ngũ cán bộ quản lý về công tác GDĐĐ cho sinh viên
Công tác giáo dục sinh viên ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cũng như các trường cao đẳng,
đại học khác thường được giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Xuất phát từ thực trạng đó tác giả tập
trung nghiên cứu nhận thức, việc làm của giáo viên chủ nhiệm chuyên trách là chính. Qua hoạt động
các giáo viên chủ nhiệm chuyên trách có kinh nghiệm, có suy nghĩ. Để có cơ sở đánh giá quá trình
nhận thức của giáo viên chủ nhiệm chuyên trách về việc GDĐĐ cho sinh viên cao đẳng, tác giả khảo
sát 20 giáo viên chủ nhiệm chuyên trách trong trường và thu được kết quả ở bảng 2.7

17

Bảng 2.7. Những biện pháp GVCN thường sử dụng để GDĐĐ cho sinh viên
TT
Các hoạt động
Ý kiến
Xếp
bậc
Thƣờng
xuyên
Đôi khi
Chƣa thực
hiện
1

Thực hiện bài giảng về ĐĐ thông qua
giờ sinh hoạt lớp
20
0
0
1
2
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ
lên lớp
10
10
0
7
3
Theo dõi đánh giá biểu dương sinh viên
có thành tích, giáo dục sinh viên vi
phạm
15
05
0
2
4
Tổ chức cho sinh viên tự đánh giá hạnh
kiểm, phối hợp GVCN với tổ chức đoàn
thể để đánh giá hạnh kiểm sinh viên
chính xác
13
07
0
4

5
Hướng dẫn các hoạt động tự quản cho
sinh viên
11
09
0
6
6
Phối hợp GVBM, PHSV, BGH để thống
nhất biện pháp giáo dục nhất là đối với
sinh viên cá biệt yếu kém về đạo đức
14
06
0
3
7
Phối hợp với chính quyền, đoàn thể các
cấp để giáo dục sinh viên
12
08
0
5

Kết quả khảo sát cho thấy, lực lượng GVCN chuyên trách rất coi trọng việc phối hợp với
GVBM, PH, BGH để giáo dục đối tượng sinh viên cá biệt. Qua trao đổi với GVCN chuyên trách,
tác giả nhận thấy họ rất ngần ngại đối tượng sinh viên cá biệt trong lớp, chính đối tượng này làm
ảnh hưởng đến phong trào lớp, lôi kéo các thành phần khác. Nhưng hầu hết GVCN đều lúng túng
vì mỗi sinh viên cá biệt có những biểu hiện khác nhau và hiệu quả giáo dục cũng khác nhau, đôi
khi chưa hiệu quả. Tuy nhiên, việc phối hợp với các lực lượng bên ngoài lại không được GVCN
quan tâm cũng như việc để sinh viên tự quản và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đây

cũng là một quan điểm cần quan tâm khắc phục.
2.2.2.2. Sự tham gia của đội ngũ GVBM trong công tác GDĐĐ
2.2.2.3. Việc thực hiện GDĐĐ cho sinh viên của trường
2.2.2.4. Việc thực hiện phương pháp giáo dục và các hình thức GDĐĐ
*Về thực hiện phương pháp giáo dục
Kết quả khảo sát về các phương pháp GDĐĐ được thể hiện ở bàng 2.10
18

Bảng 2.10. Mức độ sử dụng các hình thức GDĐĐ chủ yếu
TT
Các hình thức GDĐĐ
Ý kiến đánh giá chung
CBQL
GV
SV
Tổng hợp
Tỷ lệ
Xếp
thứ
Tỷ lệ
Xếp
thứ
Tỷ lệ
Xếp
thứ
Tỷ lệ
Xếp
thứ
1
Nói chuyện hội thảo về đạo đức

57
9
57
8
69
5
60
7
2
Sinh hoạt về nội quy, điều lệ
77
5
68
6
59
7
65
6
3
Nêu gương người tốt, việc tốt
81
4
81
4
71
4
77
4
4
Phê phán những hiện tượng tiêu cực

86
3
94
2
89
2
92
2
5
Phát động thi đua, khen thưởng, kỷ
luật
100
1
100
1
80
3
100
1
6
Tổ chức tự quản cho SV
50
10
48
10
49
10
40
10
7

Mời PHHS đến trường để trao đổi
72
6
76
5
57
8
69
5
8
Kiểm tra đánh giá nề nếp kỷ luật
69
7
63
7
51
9
57
8
9
Nhắc nhở động viên
90
2
88
3
99
1
96
3
10

Nêu yêu cầu giao trách nhiệm cho
sinh viên thực hiện
61
8
51
9
65
6
53
9
11
Tổ chức các hình thức sinh hoạt tập
thể để thực hiện các nội dung giáo
dục
45
11
43
11
43
11
44
11
Việc nhắc nhở, động viên, đưa ra những tình huống và biện pháp sử lý là các phương pháp
GDĐĐ chủ yếu hiện nay, nhưng để đạt mức độ giáo dục toàn diện, cần quan tâm đến việc tổ chức
các hình thức sinh hoạt tập thể, đặc biệt là công tác tự quản cho sinh viên. Đây là thực trạng đáng
quan tâm và có hướng khắc phục sớm để công tác GDĐĐ đạt hiệu quả hơn.
*Về hình thức GDĐĐ
Với câu hỏi “Nhà trường đã GDĐĐ cho sinh viên thông qua những hình thức nào?” khảo
sát giáo viên (100), sinh viên (200) có được số liệu sau đây
Bảng 2.11. Các hình thức GDĐĐ cho sinh viên

TT
Các hình thức GDĐĐ cho sinh viên
Số lƣợng
Tỷ lệ %
1
GDĐĐ thông qua bài giảng môn khoa học Mác LêNin
và tư tưởng Hồ Chí Minh
300
100
2
GDĐĐ thông qua bài giảng của các môn cơ sở
285
95
3
Sinh hoạt lớp, Đoàn thanh niên CSHCM
280
93
4
Hoạt động GDTT, Quân sự,Thể chất
210
70
5
Hoạt động văn hoá, văn nghệ
250
83
6
Hoạt động xã hội từ thiện, tình nguyện
266
88
19


7
Hoạt động thời sự chính trị
203
67
8
Đầu năm học tập nội quy nhà trường, lớp
290
96
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho sinh viên Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý công tác GDĐĐ
Bảng 2.12. Thực trạng kế hoạch hoá công tác GDĐĐ
TT
Các hình thức GDĐĐ cho sinh viên
Số lƣợng
Tỷ lệ %
1
Kế hoạch GDĐĐ cho các ngày lễ kỷ niệm, các đợt thi
đua theo chủ đề
193
96,5
2
Kế hoạch GDĐĐ cho cả năm
193
96,5
3
Kế hoạch GDĐĐ cho từng học kỳ
86
43
4

Kế hoạch GDĐĐ cho từng tháng
71
35,5
5
Kế hoạch GDĐĐ cho từng tuần
70
35
2.3.2. Thực trạng về công tác tổ chức GDĐĐ
Triển khai kế hoạch công tác GDĐĐ:
Hiện nay số lượng giáo viên, giảng viên của nhà trường tăng, đáp ứng đủ cho các chuyên
ngành giảng dạy, Tuy nhiên, nhà trường và các khoa chuyên môn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên giỏi các cấp về nghiệp vụ mà thực sự chú trọng đến phẩm chất đạo đức nghề nghiệp…
điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng GDĐĐ của nhà trường.
2.3.3. Thực trạng về chỉ đạo kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ
Tác giả điều tra thực trạng chỉ đạo quản lý GDĐĐ cho sinh viên qua 50 cán bộ bao gồm 15
CBQL, 06 cán bộ đoàn, 29 GVCN chuyên trách và giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy, kết quả
khảo sát được thể hiện ở bảng 2.13.
Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo kế hoạch GDĐĐ cho sinh viên
TT
Nội dung khảo sát
Mức độ thực hiện
Số lƣợng
Thứ bậc
1
Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động dạy học trên lớp
50
1
2
Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động của Đoàn TNCS
HCM

43
4
3
Chỉ đạo GDĐĐ thông qua tiết sinh hoạt lớp của GVCN
chuyên trách
48
2
4
Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động ngoại khóa
47
3
5
Chỉ đạo GDĐĐ thông qua nội dung các môn khoa học
Mác LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh
42
5
6
Chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng GDĐĐ
41
7
7
Chỉ đạo giáo viên đánh giá, xếp loại sinh viên
42
5
8
Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho hoạt động GDĐĐ
39
8
20


2.3.4. Thực trạng chỉ đạo phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội
2.3.5. Thực trạng quản lý các hoạt động tự quản của các tập thể sinh viên
Sinh viên trong nhà trường vừa là đối tượng giáo dục vừa là chủ thể tự giáo dục, làm như
thế nào để sinh viên tự giáo dục, từ rèn luyện đạo đức một cách có hiệu quả, hiệu trưởng phải chỉ
đạo các bộ phận trong nhà trường, trước hết là GVCN chuyên trách giúp sinh viên nâng cao năng
lực tự quản ngay từ đầu cấp học và trong suốt quá trình dạy học.
2.3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường
Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.3.6.1. Những mặt tích cực
2.3.6.2. Những mặt hạn chế
2.4. Một số nguyên nhân ảnh hƣởng hạn chế hiệu quả GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ
cho sinh viên của trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Bảng 2.14. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho sinh viên
TT
Các hình thức GDĐĐ cho sinh viên
Số lƣợng
Tỷ lệ %
1
Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động
GDĐĐ
88
73,3
2
Chưa xây dựng được mạng lưới tổ chức quản lý
87
72,5
3
Do thiếu chỉ đạo chi tiết cụ thể
74
61,6

4
Do thiếu văn bản pháp quy
54
45
5
Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên
68
56,6
6
Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa đồng bộ
84
70
7
Đánh giá, khen thưởng chưa khách quan kịp thời
67
55,8
8
Công tác kế hoạch hoá còn yếu
62
51,6
9
Do đội ngũ cán bộ thiếu và yếu
57
47,5
10
Còn nguyên nhân khác
5
4,16
Với kết quả nêu ở bảng trên cho thấy có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến
tính hiệu quả của việc quản lý GDĐĐ cho sinh viên.

a) Nhóm nguyên nhân khách quan
b) Nhóm nguyên nhân chủ quan

Tiểu kết chƣơng 2
Công tác GDĐĐ cho sinh viên ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã đạt được những
thành tích đáng kể, BGH và đội ngũ cán bộ, GVCN chuyên trách, giáo viên, giảng viên đã luôn
nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Chỉ đạo, có
các kế hoạch hoạt động, có tổ chức triển khai, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ phận, từng cá nhân
trong nhà trường. Chính vì vậy phần lớn là những sinh viên tốt, có ý thức tu dưỡng đạo đức, chăm
21

chỉ học tập, trở thành những công dân có ích. Tuy nhiên vẫn còn những trường hợp sinh viên vi
phạm đạo đức ngày càng nhiều. Nguyên nhân cơ bản là công tác quản lý GDĐĐ cho sinh viên còn
hạn chế, các biện pháp quản lý GDĐĐ chưa thiết thực và khả thi. Để khắc phục vấn đề này, đòi
hỏi cán bộ làm công tác quản lý phải tìm tòi nghiên cứu tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng GDĐĐ cho sinh viên làm giảm hẳn tình trạng sinh viên yếu kém về đạo đức. Đó là nội
dung tác giả diễn giải cụ thể ở chương 3.

CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

3.1. Nguyên tắc để xác định biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.2. Nguyên tắc cân đối đồng bộ có trọng tâm
3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho sinh viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
3.2.1. Biện pháp 1: Kế hoạch hoá công tác GDĐĐ cho sinh viên toàn trường
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về hoạt động GDĐĐ cho CB-
GV – sinh viên và phụ huynh trong bối cảnh hiện nay

3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới hoạt động
GDĐĐ cho đội ngũ GVCN chuyên trách
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng công tác tự quản của sinh viên trong các hoạt động tập thể
3.2.5. Biện pháp 5: Quản lý và tổ chức thi đua khen thưởng, nhân điển hình tạo ra phong
trào thi đua toàn trường
3.2.6. Biện pháp 6: Quản lý việc xây dựng và phát triển môi trường sư phạm nhằm giáo dục
đạo đức cho sinh viên
3.2.7. Biện pháp 7: Tổ chức ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục đạo đức sinh viên
3.2.8. Biện pháp 8: Tổ chức đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Để GDĐĐ sinh viên một cách hiệu quả, nhà trường phải thực hiện một cách đồng bộ, có
sự phối hợp linh hoạt các biện pháp trên. Trong đó, biện pháp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho
đội ngũ cán bộ, giáo viên, sinh viên, phụ huynh có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề để thực hiện hiệu
quả các biện pháp khác. Nhận thức định hướng cho hành động. Nhận thức đúng là một trong
những điều kiện cơ bản để có hành động đúng. Nhận thức đúng bao hàm cả tư tưởng đúng. Nhận
thức, ý thức, định hướng, soi sáng cho hành động, nhận thức sâu sắc, ý thức cao sẽ giúp nâng cao
trách nhiệm và hành động thực tiễn đạt hiệu quả tốt. Trong quản lý GDĐĐ sinh viên, nhận thức
phải được nâng cao ở cả hai lực lượng là cán bộ - giáo viên và sinh viên, hai lực lượng này tương
22

tác với nhau và quyết định mọi sự thành bại. Thầy nhận thức tốt là điều kiện để giáo dục tốt, trò
nhận thức tốt là điều kiện để được giáo dục và tự giáo dục tốt.
3.4. Thử nghiệm những đề xuất của tác giả
3.4.1. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
3.4.2. Thử nghiệm biện pháp quản lý “Tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi
mới hoạt động GDĐĐ cho đội ngũ GVCN chuyên trách”.
3.4.2.1. Khái quát về thử nghiệm
3.4.2.2. Phân tích kết quả thử nghiệm
Bảng 3.4. Đánh giá năng lực thực hiện đổi mới hoạt động GDĐĐ của từng lớp thuộc nhóm
Đối chứng (trước khi thử nghiệm)

TT
Trƣờng
Kết quả đánh giá các chỉ số
Mức
độ đạt
Xây dựng
kế hoạch
Tổ chức
hoạt
động
Lựa chọn
hình thức
hoạt động
Kiểm tra
đánh giá
Chung
1
GVCN lớp C8A1
2
2,25
2,5
2,25
9
TB
2
GVCN lớp C8A2
1,75
2
2,25
2,25

8,25
TB
3
GVCN lớp C8A3
3
3,25
3,5
3,25
13
Tốt
4
GVCN lớp C8A4
2,5
2,75
3,0
2,25
10,5
Khá

0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50

Tốt
Khá
Trung Bình
Yếu
25
25
50
0
25
25
50
0
Đối chứng
Thực nghiệm

Biểu đồ 3.1. Năng lực thực hiện đổi mới hoạt động GDĐĐ của nhóm lớp Đối chứng và nhóm
lớp Thử nghiệm trước khi thử nghiệm





23

3.4.3. Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm
Tiểu kết chƣơng 3
Để góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
tác giả đề xuất 8 biện pháp quản lý GDĐĐ như sau:
- Kế hoạch hoá công tác GDĐĐ cho sinh viên toàn trường
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB-GV-HS và PHSV

- Tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới hoạt động GDĐĐ cho đội
ngũ GVCN.
- Xây dựng và phát huy vai trò tự quản của sinh viên trong hoạt động tập thể và ngoại khóa
- Quản lý và tổ chức thi đua khen thưởng, nhân điển hình tạo ra phong trào thi đua toàn
trường.
- Quản lý việc xây dựng và phát triển môi trường sư phạm nhằm GDĐĐ cho sinh viên.
- Tổ chức ứng dụng CNTT trong quản lý GDĐĐ sinh viên.
- Tổ chức đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội
Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chè, tác động lẫn nhau. Do đó, phải thực hiện chúng
một cách đồng bộ, nhất quán trong suốt quá trình GDĐĐ sinh viên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác quản lý GDĐĐ sinh viên ở Trường Cao đẳng Du
lịch Hà Nội tác giả nhận thấy đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác GDĐĐ. BGH
đã chủ động chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phối hợp với các lực lượng ngoài xã
hội cùng đồng lòng GDĐĐ cho sinh viên. Tuy nhiên nội dung GDĐĐ còn phiến diện, hình thức
còn nghèo nàn, đơn điệu, các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ còn hạn chế, một số sinh viên
còn xếp loại rèn luyện trung bình dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giáo dục toàn
diện của nhà trường.
- Từ việc nghiên cứu luận văn và thực tiễn, tác giả đề xuất 8 biện pháp sau đây nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ.
* Kế hoạch hoá công tác GDĐĐ cho sinh viên toàn trường
* Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB-GV-HS và PHSV
* Tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới hoạt động GDĐĐ cho đội
ngũ GVCN.
* Xây dựng và phát huy vai trò tự quản của sinh viên trong hoạt động tập thể và ngoại khóa
* Quản lý và tổ chức thi đua khen thưởng, nhân điển hình tạo ra phong trào thi đua toàn trường.
* Quản lý việc xây dựng và phát triển môi trường sư phạm nhằm GDĐĐ cho sinh viên.
* Tổ chức ứng dụng CNTT trong quản lý GDĐĐ sinh viên.

* Tổ chức đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội.
24

2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục – Đào tạo
- Cần biên soạn, xuất bản nhiều tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, giáo viên chủ
nhiệm, phụ huynh về nội dung biện pháp GDĐĐ cho học sinh, sinh viên phù hợp với giai đoạn
hiện nay.
- Đưa ra văn bản pháp quy quy trình kiểm tra đánh giá xếp loại đạo đức cho sinh viên ở
các trường cao đẳng, đại học phù hợp với giai đoạn mới.
- Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về nâng cao phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ
GDĐĐ cho sinh viên.
2.2. Đối với trường học
- Lập kế hoạch cụ thể về GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho sinh viên, nâng cao nhận thức và
quy định trách nhiệm đến từng thành viên, từng bộ phận trong hội đồng sư phạm.
- Đầu tư cơ sở vật chất kinh phí cho hoạt động GDĐĐ.
- Định kỳ tổ chức hội thảo về công tác GDĐĐ cho sinh viên
- Phối hợp tốt với các lực lượng ngoài nhà trường, huy động mọi nguồn lực để phục vụ
công tác GDĐĐ cho sinh viên.

References
1. Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường CBQL giáo dục và
đào tạo TW1, HN.
2. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2000), Điều lệ trường cao đẳng. Nxb Giáo dục - HN.
3. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2002), Chương trình cao đẳng. Nxb Giáo dục, HN.
4. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2000), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2002. Nxb Giáo dục,
HN.
5. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2009), Luật giáo dục. Nxb Giáo dục, HN
6. Trần Hữu Cát – Đoàn Minh Duệ (2007), Đại cương khoa học quản lý. Nxb Nghệ An.
7. Phạm Khắc Chƣơng (2002), Rèn luyện ý thức công dân. Nxb ĐHSP

8. Nguyễn Đức Chính (2010), Đánh giá trong giáo dục. Nxb ĐHQG
9. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 (2002). Nxb Giáo dục Hà Nội.
10. Các Mác, Ăngghen, Lênin (1987), Về giáo dục. Nxb Sự thật Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết hội nghị BCH TW Đảng CSVN lần II – khoá
VII. Nxb Chính trị 2006, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần IX. Nxb Chính
trị quốc gia - Hà Nội.
13. Nguyễn Minh Đạo (1999), Cơ sở khoa học quản lý. Nxb Giáo dục, HN.
14. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Nxb Chính trị Quốc gia.
25

15. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển con người toàn diện thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Nxb Chính trị Quốc gia.
16. Trần Hậu Kiểm (1997), Giáo trình đạo đức học. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Tâm lý học quản lý. Nxb Đại học quốc gia.
18. Hà Nhật Thăng (2004), Phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp. Nxb Đại học
Quốc gia.
19. Hà Nhật Thăng - Phạm Khắc Chƣơng (2001), Đạo đức học. Nxb Giáo dục.
20. Hà Nhật Thăng (2010), Rèn luyện kỹ năng sư phạm. Nxb Giáo dục, HN.
21. Hà Nhật Thăng (2010), Sổ tay công tác chủ nhiệm. Nxb Giáo dục, HN.

×