Đề tài: “Tài sản bảo đảm các vấn đề vướng mắc về tài sản bảo đảm”
TÀI SẢN BẢO ĐẢM CÁC VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC
VỀ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
Từ ngữ viết tắt:
Tài sản bảo đảm – TSBĐ
Ngân hàng thương mại - NHTM
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO ĐẢM TÍN DỤNG BẰNG TÀI SẢN
BẢO ĐẢM:
1. Cơ sở pháp lý:
Bảo đảm tín dụng bằng TSBĐ được thực hiện theo Nghị định
178/1999/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/2006 của Chính Phủ và thông tư hướng
dẫn số 60/2000/TT-NHNN1 ngày 04/04/2000 về bảo đảm tiền vay của các tổ
chức tín dụng;
Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi, bổ sung Nghị
định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín
dụng.
2. Khái niệm: bảo đảm tín dụng bằng TSBĐ là là việc bên vay vốn dùng tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm với bên cho vay về khả năng hoàn trả
nợ vay của mình.
3. Tác dụng:
Bảo đảm tín dụng bằng TSBĐ có một số tác dụng chủ yếu như sau:
- Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó
không thanh toán được nợ.
- Làm động lực thúc đẩy khách hàng trả nợ và sử dụng vốn vay có hiệu
quả.
- Là rào cản đối với những đối tượng đi vay có chủ định lừa đảo.
4. Điều kiện của TSBĐ:
Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghị định 85/2002/NĐ-CP qui định:
- Tài sản là sở hữu hợp pháp của người đi vay.
- Tài sản không bị tranh chấp.
- Tài sản dễ dàng mua bán, chuyển nhượng.
- Phải mua bảo hiểm cho tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay.
5. Các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản:
1
Đề tài: “Tài sản bảo đảm các vấn đề vướng mắc về tài sản bảo đảm”
Có ba hình thức:
- Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay:
Cầm cố tài sản là việc người đi vay chuyển giao tài sản cho ngân hàng
cho vay nắm giữ để vay một số tiền nhất định và dùng tài sản đó để bảo đảm cho
số nợ vay, khi đến hạn người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân
hàng sẽ phát mãi tài sản cầm cố hoặc tiếp nhận tài sản cầm cố để thu nợ.
Động sản cầm cố có thể là loại không cần đăng ký quyền sở hữu, có loại
đăng ký quyền sở hữu. Đối với loại tài sản không đăng ký quyền sở hữu khi cầm
cố tài sản phải được giao nộp cho bên cho vay. Đối với tài sản có đăng ký quyền
sở hữu, khi cầm cố có thể thoả thuận để bên cầm cố giữ tài sản hoặc giao tài sản
cầm cố cho bên thứ ba giữ.
Thế chấp là việc người đi vay đem tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp
của mình thế chấp cho ngân hàng cho vay để vay một số tiền nhất định và dung
tài sản đó để bảo đảm cho số nợ vay. Nếu khi đến hạn mà người đi vay không
thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì ngân hàng
được quyền phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ. Trong trường hợp thế chấp toàn
bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó
cũng thuộc tài sản thế chấp.
Theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghị định 85/2002/NĐ-CP thì: một
tài sản có thể thế chấp trên nhiều khoản vay tại một ngân hàng và một tài sản
được thế chấp cho nhiều khoản vay tại nhiều ngân hàng khác nhau nhưng phải
đăng ký qua giao dịch bảo đảm.
Đối tượng – TS thế chấp, cầm cố:
+ Bất động sản: nhà ở, nhà xưởng, quyền sử dụng đất.
+ Động sản: máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá, phương tiện vận tải.
+ Chứng từ có giá: sổ tiết kiệm, trái phiếu, công trái.
+ Tài sản hình thành từ vốn vay trung dài hạn.
- Bảo lãnh tài sản của bên thứ ba:
Bảo lãnh là việc một cá nhân hay một đơn vị đứng ra bảo lãnh cho người
vay vốn để người này đi vay một số tiền nhất định tại ngân hàng. Nếu đến hạn
người đi vay không trả hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì đơn vị hoặc cá
nhân bảo lãnh sẽ đứng ra trả nợ thay.
Phương pháp bảo lãnh:
. Bảo lãnh bằng tài sản.
. Ký quỹ bảo lãnh.
2
Đề tài: “Tài sản bảo đảm các vấn đề vướng mắc về tài sản bảo đảm”
. Bảo lãnh bằng năng lực chi trả.
. Bảo lãnh bằng uy tín.
Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh tài sản (gọi là
bên bảo lãnh) để bảo lãnh cho khách hàng vay. Bên bảo lãnh phải có các điều
kiện sau:
+ Có năng lực pháp luật dân sự đối với pháp nhân; có năng lực pháp luật
dân sự và hành vi đối với cá nhân.
+ Có khả năng về vốn và tài sản.
- Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay:
Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị của
tài sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng.
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay
dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho
chính khoản vay đó đối với ngân hàng.
Được áp dụng đối với các loại hình tín dụng sau:
+ Vay để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phục
vụ đời sống.
+ Vay để thực hiện lô hàng xuất, tài sản bảo đảm chính là lô hàng xuất.
+ Vay để thực hiện lô hàng nhập, tài sản bảo đảm chính là lô hàng nhập.
Điều kiện đối với khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay:
+ Đối với khách hàng vay:
. Có tín nhiệm đối với tổ chức tín dụng.
. Có khả năng tài chính và các nguồn thu nhập hợp pháp.
. Có dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả
năng hoàn trả nợ; hoặc có dự án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định
của pháp luật.
. Có mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu bằng 50% tổng
mức vốn đầu tư của dự án.
. Có mức vốn tự có tham gia vào dự án cộng với giá trị tài sản bảo đảm
tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản của bên thứ ba tối
thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầu tư của dự án.
. Có giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng một hoặc nhiều biện pháp cầm
cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản của bên thứ ba tối thiếu bằng 50% tổng mức vốn
đầu tư của dự án.
3
Đề tài: “Tài sản bảo đảm các vấn đề vướng mắc về tài sản bảo đảm”
+ Đối với tài sản hình thành từ vốn vay:
. Thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay.
. Phải xác định danh mục, số lượng, giá trị, đặc điểm của tài sản.
. Tài sản được phép giao dịch, không có tranh chấp.
. Phải mua bảo hiểm đối với tài sản mà pháp luật qui định trong suốt thời
hạn vay vốn.
Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay có mức độ rủi ro rất cao. Do đó,
yêu cầu của công tác quản lý phải đánh giá chính xác hiệu quả mang lại của các
dự án đầu tư.
6. Quy trình tài sản bảo đảm:
7. Thẩm định TSBĐ, bên bảo đảm, bên bảo lãnh:
a. Thẩm định tài sản bảo đảm:
- TSBĐ thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng đất củ bên bảo đảm.
- TSBĐ là tài sản được phép giao dịch.
- Tài sản không có tranh chấp.
- Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì bên bảo đảm phải mua
bảo hiểm tài sản trong suốt thời hạn thế chấp, cầm cố.
- Tài sản có tính thanh khoản cao.
b. Thẩm định bên bảo đảm:
- Trường hợp bên cầm cố, thế chấp chính là khách hàng vay:
+ Thẩm định tính chính xác các thông tin trong hồ sơ bảo đảm tiền vay nếu có
sai lệch thì yêu cầu giải trình ngay.
+ Đối chiếu kết quả chấm điểm, phân loại, phân nhóm, hạng khách hàng vay.
- Trường hợp bên cầm cố, thế chấp không là khách hàng vay:
+ Xem xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
4
Thẩm
định
TSBĐ,
bên bảo
đảm
Định giá TSBĐ
và mức cho vay
so với giá trị
TSBĐ
Hồ sơ
bảo
đảm
tiền
vay
Yêu cầu
thực hiện
bảo lãnh
Cho
vay
Xử
lý
TS
BĐ
Đề tài: “Tài sản bảo đảm các vấn đề vướng mắc về tài sản bảo đảm”
+ Có tài sản hợp pháp.
+ Có tài sản đủ điều kiện và giá trị để thế chấp, cầm cố.
c. Thẩm định bên bảo lãnh:
- Xem xét bảo đảm về năng lực pháp luật.
- Tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín; năng lực tài chính tại thời điểm bảo
lãnh.
8. Định giá TSBĐ và mức cho vay so với giá trị TSBĐ:
TSBĐ phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm.
Việc xác định giá trị TSBĐ phải được lập thành văn bản riêng kèm theo hợp
đồng bảo đảm hoặc được ghi trong hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng
kiêm bảo đảm tiền vay.
Phương thức định giá:
+ Tự định giá.
+ Thuê tư vấn định giá / thẩm định giá.
Mức cho vay một số trường hợp cụ thể:
+ Đối với giấy tờ có giá là hối phiếu: không quá 80% mệnh giá của hối
phiếu.
+ Đối với vận đơn: không quá 70% mức định giá.
+ Đối với kim khí là vàng, bạc, đá quí: không quá 80% giá trị định giá.
+ Đối với kim khí quý không phải là vàng, bạc, đá quý: không quá 70%
giá trị định giá.
+ Đối với cổ phiếu chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán: không quá
50% giá trị định giá và không vượt quá 150% mệnh giá cổ phiếu.
+ Đối với cổ phiếu đã niêm yết trên thị trường chứng khoán: tối đa 60%
giá trị định giá và không vượt quá 150% mệnh giá cổ phiếu.
+ Đối với quyền đòi nợ phát sinh từ các hợp đồng dân sự, thương mại:
không quá 70% giá trị định giá.
+ Đối với quyền sử dụng đất, nhà ở công trình xây dựng trên đất: không
quá 70% giá trị định giá.
9. Đăng ký giao dịch bảo đảm:
- Những trường hợp bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo
đảm:
+ Thế chấp quyền sử dụng đất.
5