Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại huyện đông anh kiến nghị và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.27 KB, 26 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia
đình cộng lại thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt.
Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải
chú ý hạt nhân cho tốt"
Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình đã được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng
và pháp luật của Nhà nước. Từ đó, các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã
hội ra sức chăm lo gia đình và cơ hội để gia đình góp phần vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Ở bất kỳ thời đại nào gia đình đều giữ vai trò là tế bào của xã hội, là một trong
những nhân tố quyết định sự hưng thịnh của một quốc gia. Trong những năm qua,
cùng với các chủ trương phát triển kinh tế, chính trị, an sinh xã hội cũng được chú
trọng. Vấn đề phụ nữ, giới và bình đẳng giới ngày càng được quan tâm. Đối tượng
là phụ nữ ngày càng được tín nhiệm, đề cử vào các vị trí quan trọng trong xã hội.
Trong mỗi gia đình, người phụ nữ ln đóng vai một vai trị quan trọng để tạo lập
nên hạnh phúc gia đình. Xã hội đã phát triển kéo theo sự thay đổi vai trò của người
phụ nữ ở xã hội nói chung, trong gia đình nói riêng, nam nữ được đối xử cơng
bằng, khơng cịn tư tưởng “ trọng nam khinh nữ” nữa. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn
cịn hiện tượng phụ nữ bị ngược đãi nhất là trong gia đình. Bạo lực gia đình đối với
phụ nữ là một hiện tượng xảy ra hầu như ở khắp các nơi trên thế giới, mọi đẳng
cấp trong xã hội và trong mọi nền văn hoá. Theo báo cáo của Văn phòng LHQ về
chống ma túy và tội phạm cho biết năm 2017, có gần 87.000 phụ nữ là nạn nhân
của tội phạm giết người trong năm 2017 trên toàn thế giới, khoảng 34% bị sát hại
bởi người bạn đời và 24% bởi người thân. Theo Văn phịng Thống kê Châu Âu,
ước tính hằng năm có khoảng 220.000 phụ nữ Pháp là nạn nhân của bạo lực gia
đình. Tại Tây Ban Nha, tháng 6/2019 quốc gia này đã ghi nhận vụ giết hại thứ
1.000 bởi bạn trai hoặc chồng trong vòng 5 năm trở lại đây. Trong khi đó, năm
2018 có 440 phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ tử vong vì nạn bạo lực gia đình. Theo số liệu từ
Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam do Tổng cục
thống kê và LHQ tại Việt Nam công bố cho thấy gần 60% phụ nữ cho biết từng
chịu ít nhất 3 hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời. Khoảng


50% nạn nhân chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực mà họ phải chịu. 87%
nạn nhân chưa tìm kiếm được sự hỗ trợ từ các dịch vụ cơng. Bạo lực gia đình đã
tàn phá, hủy hoại sự bình yên của nhiều gia đình, làm băng hoại đạo đức xã hội,
21


tước đoạt quyền được sống hạnh phúc của những người vợ, người con. Bạo lực gia
đình đối với phụ nữ là một vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Đây khơng cịn
là đề tài mới nhưng vẫn rất thời sự. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại
chúng, khơng ít các trường hợp bệnh nhân nhập viện vì .2chấn thương do các tác
nhân bạo lực gia đình gây ra, có những trường hợp rất man rợn và đáng thương
tâm. Nhiều vụ ly hơn ra tồ là ngun nhân của nạn bạo lực gia đình. Phụ nữ là
những đối tượng nhạy cảm, vì vậy, các triệu chứng trầm cảm, stress mạnh, nguy
hại hơn là sự suy giảm thần kinh đã trở thành bệnh là những di hậu của nạn bạo lực
gia đình. Khơng chỉ thế, người phụ nữ còn là đối tượng hứng chịu những tổn hại về
sinh lý dưới tác động của hành vi bạo lực về tình dục. Trong khi đó, tổn thất cho
việc giải quyết vấn đề bạo lực gia đình là khơng nhỏ, bao gồm nhiều khoản chi phí
cho các dịch vụ hỗ trợ luật pháp, cơng an, tịa án, xã hội; cho cơng tác tuyên
truyền, y tế, giáo dục. Đồng thời, phụ nữ - nạn nhân bạo lực gia đình sẽ giảm năng
suất lao động, giảm khả năng tạo thu nhập và việc làm.
Gia đình là tế bào của xã hội do vậy công tác xã hội cũng đặc biệt chú trọng tới sự
phát triển của gia đình. Cơng tác xã hội hỗ trợ, can thiệp những gia đình có vấn đề:
xung đột gia đình, ngoại tình hoặc mâu thuẫn vợ chồng, nghèo đói, bệnh tật, bạo
lực gia đình...

21


Tại huyện Đơng Anh tình trạng bạo lực đang là vấn đề được quan tâm, bạo lực gia
đình đối với phụ nữ là vấn đề cấp bách cần được nghiên cứu của ngành Cơng tác

xã hội. Chính vì những lí do trên mà em chọn chủ đề nghiên cứu của mình là
“Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại huyện Đông Anh kiến nghị và giải
pháp” cho bài tiểu luận của mình. Trong quá trình làm bài mặc dù đã cố gắng
nhưng cũng không tránh khỏi những sai xót em mong cơ có thể góp ý chỉnh sửa để
bài tiểu luận của em hoàn chỉnh hơn . Em xin chân thành cảm ơn.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
1. Các khái niệm liên quan
1.1. Khái niệm bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả
năng tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia
đình ( theo Điều 1, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình 2007).
1.2. Bạo lực đối với phụ nữ.
Bạo lực đối với phụ nữ là bất cứ hành động bạo lực nào trên cơ sở giới gây ra,
hoặc có thể gây ra tổn hại cho phụ nữ về mặt thể chất, tình dục hoặc về tâm lý hay
kinh tế, bao gồm cả việc đe doạ thực hiện những hành động đó, ép buộc hay cố
tình tước đoạt một cách tựy tiện sự tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay đời sống
riêng tư.
1.3. Khái niệm công tác xã hội.
Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên nền tảng
khoa học chuyên ngành nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm,
cộng đồng) giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên hồ nhập xã
hội theo hướng tích cực, bền vững.
1.4. Khái niệm công tác xã hội với phụ nữ bị bạo lực gia đình.
CTXH với phụ nữ bị BLGĐ là hoạt động trợ giúp mà ở đó NV CTXH sử dụng
kiến thức, kỹ năng của mình vào trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề và đáp ứng
nhu cầu của phụ nữ nhằm nâng cao năng lực trong việc phòng chống BLGĐ đồng
thời với các kiến thức-kỹ năng của mình NV CTXH thúc đẩy mơi trường xã hội về
chính sách nguồn lực nhằm giúp cá nhân giải quyết vấn đề BLGĐ, phòng chống
BLGĐ.


21


2. Đặc điểm của bạo lực gia đình
2.1. Đặc điểm của gia đình có bạo lực.
Với định nghĩa trên, ta có thể đưa ra một số đặc điểm chung nhất, điển hình nhất
của gia đình có bạo lực như sau :
Một là, bạo lực gia đình xảy ra giữa các thành viên gia đình hoặc những người đã
từng có quan hệ gia đình. Vì vậy, phạm vi của bạo lực gia đình khá rộng và có tính
bao qt.
Hai là, bạo lực gia đình khó bị phát hiện, khó can thiệp bởi nó thường xảy ra trong
gia đình; mà đã là chuyện gia đình thì người ngồi rất ít khi can thiệp.
Ba là, bạo lực gia đình tồn tại dưới nhiều kiểu loại và dạng thức khác nhau. Có thể
là bạo lực gia đình giữa vợ – chồng, cha mẹ – các con, ông bà – các cháu, anh, chị,
em trong gia đình với nhau,…
2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của người bị bạo lực gia đình.
Những nạn nhân BLGĐ, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, thường có những đặc điểm
tâm lý: Lo sợ, sợ hãi, cảm thấy xấu hổ, cảm thấy giá trị của mình bị thấp đi, tự ti,
mặc cảm, có thể có những ác mộng, trí nhớ bị ảnh hưởng, giao tiếp bị hạn chế, trẻ
dễ bị kích động, học tập bị sa sút (nhất là trẻ em).
2.3. Đặc điểm tâm lý của người gây ra bạo lực.
Những người gây ra bạo lực thường có một số đặc điểm giống nhau về cách suy
nghĩ, thái độ, hành vi ứng xử với người bị bạo lực. Một số đặc điểm chung ở người
gây BLGĐ:
- Không chịu trách nhiệm về hành vi bạo lực, tìm cách đổ lỗi
- Tìm lý do để giảm nhẹ mức độ bạo lực
- Thể hiện và sử dụng thái độ bực bội để biện minh cho hành vi bạo lực
- Thể hiện và sử dụng quyền lực để kiểm soát người bị bạo lực
- Người gây ra bạo lực thích chiếm hữu
- Tự xem mình là nạn nhân

- Những trải nghiệm thời thơ ấu của người gây ra bạo lực gia đình và ảnh hưởng
tới BLGĐ
- Nguy cơ gây ra BLGĐ từ vị thế của người gây ra bạo lực

21


3. Các dạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Có 4 hình thức BLGĐ đối với phụ nữ:
• Bạo lực thể chất
Bao gồm hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xỉ nhục hoặc hành vi cố ý khác
xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của người phụ nữ, làm tổn thương tới nhân phẩm,
sức khỏe tâm thần, tính mạng.
• Bạo lực về tinh thần
Bao gồm các hành vi lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân
phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình
giữa con cháu đối với người phụ nữ trong gia đình,hành vi trái pháp luật buộc
người phụ nữ ra khỏi chỗ ở...
• Bạo lực về kinh tế
Bao gồm chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài
sản riêng của phụ nữ trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình
hay cưỡng ép người phụ nữ trong gia đình lao động q sức, đóng góp tài chính
q khả năng của họ hoặc là kiểm sốt thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo
ra tình trạng phụ thuộc về tài chính
• Bạo lực tình dục
Bao gồm có các hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục đối với phụ nữ. Không quan
tâm đến cảm xúc của người phụ nữ, mặc kệ những lời cầu xin của họ.
4. Nguyên nhân của việc bạo lực gia đình đối với phụ nữ
- Nguyên nhân gốc rễ của bạo lực gia đình là bất bình đẳng giới. Sự bất bình đẳng

về quyền lực giữa nam và nữ cùng các khuôn mẫu giới, định kiến giới đã làm bạo
lực xảy ra và tiếp tục duy trì. Bên cạnh đó, tư tưởng trọng nam kinh nữ, cịn người
phụ nữ thì chấp nhận và cam chịu hành vi của chồng.
- Giáo dục: Trẻ em chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính gia đình mình về những quan
điểm hành bạo lực của người cha và sự cam chịu của người mẹ.
- Việc thực thi pháp luật liên quan đến bạo lực chưa hiệu quả.
- Dư luận xã hội cộng đồng chưa có nhận thức đầy đủ và ở mức độ nào đó cịn
chấp nhận bạo lực đối với phụ nữ.
21


- Bạo lực gia đình cịn xuất phát từ các yếu tố sau:






Yếu tố nhận thức, quan điểm, văn hóa.
Yếu tố kinh tê
Yếu tố luật pháp
Yếu tố chính trị
Yếu tố ngụy biện và thực tế về BLGĐ

5. Tác động của bạo lực gia đình.
5.1. Đối với bản thân người phụ nữ:
- Về thể chất: Sức khỏe của người phụ nữ bị hủy hoại, thương tích đau đớn, có thể
bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến tử vong.
- Về tinh thần: Luôn ám ảnh bị bạo lực; chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự
tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng.

- Về sức khỏe sinh sản:lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm
HIV.
5.2. Đối với người gây bạo lực gia đình:
- Phá hỏng mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà-cháu, cảm thấy cơ
đơn ngay trong gia đình.
- Phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính khi gây ra bạo lực gia đình.
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân
5.3. Đối với trẻ em:
Khi trẻ phải chứng kiến cảnh bạo lực ngay trong chính gia đình của mình trẻ cũng
sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những trận bạo lực.Cụ thể:
- Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi: Khóc nhiều, suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển
trí tuệ, e ngại khi tiếp xúc với người lạ.
- Với trẻ trong độ tuổi trước vị thành niên: thiếu tập trung và không có khả năng
chơi tích cực; vụng về, lóng ngóng và hay gây rối; tránh va chạm và dễ chiều theo
ý người khác; mất hứng thú với các hoạt động xã hội và giảm năng lực xã hội; lẩn
tránh các mối quan hệ với các bạn cùng lứa tuổi.
- Với trẻ vị thành niên: Học kém, bỏ học, phạm tội, uống rượu, hút thuốc lá và
nghiện ma túy; thiếu tin tưởng vào người lớn; bỏ đi khỏi nhà; có thể có các hành vi
bạo lực như người lớn; chán nản và có ý nghĩ tự tử; thậm chí tự tử.

21


5.4. Đối với gia đình:
- Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho nạn
nhân và người chứng kiến bạo lực gia đình.
- Giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình.
- Khơng có khả năng làm trịn bổn phận với gia đình nội, ngoại.
5.5. Đối với xã hội:
- Giảm sự đóng góp của nạn nhân và người gây bạo lực gia đình đối với xã hội tạo

ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng
tạo.
- Nếu không xử lý triệt để, xã hội sẽ chấp nhận và dung túng cho bạo lực gia đình.
- Hạn chế hiệu quả cơng tác phịng chống HIV/AIDS và kiểm sốt mất cân bằng
giới tính khi sinh.
6. Một số hoạt động của cơng tác xã hội trong phịng chống bạo lực gia đình.
6.1. Hoạt động phịng ngừa:
Hoạt động phịng ngừa đối với phụ nữ bị BLGĐ chính là ngăn ngừa những nguy
cơ có thể xảy ra đối với phụ nữ và được thể hiện qua:
- Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về chăm sóc sức khỏe và
bảo vệ phụ nữ
- Cung cấp các kiến thức về luật pháp để cộng đồng,gia đình hiểu rõ trách nhiệm
và nghĩa vụ của mình đối với phụ nữ.
6.2. Hoạt động can thiệp:
Nhằm trợ giúp phụ nữ và gia đình của họ giải quyết những vấn đề khó khăn mà họ
đang gặp phải thông qua các hoạt động:
- Hỗ trợ, tư vấn.
- Tham vấn tâm lý.
- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ.
- Vận động, liên kết nguồn lực, nguồn tài trợ
6.3. Hoạt động phục hồi:
Trợ giúp phụ nữ khôi phục lại chức năng tâm lý xã hội đã bị suy giảm,lấy lại trạng
thái cân bằng trong cuộc sống.
21


6.4. Hoạt động phát triển:
Trợ giúp phụ nữ tăng cường năng lực và tăng khả năng ứng phó với các tình huống
có nguy cơ cao trở thành vấn đề khó khăn cho phụ nữ trong cuộc sống thông qua
các hoạt động xây dựng hệ thống luật pháp,chính sách,chương trình dịch vụ trợ

giúp cho phụ nữ...
7. Một số kỹ năng của công tác xã hội thường sử dụng khi làm việc với phụ nữ
bị bạo lực gia đình.
7.1.Kỹ năng tham vấn:
Kỹ năng tham vấn là kỹ năng quan trọng trong việc hỗ trợ thân chủ. Với kỹ năng
này nhân viên công tác xã hội có thể tiếp cận được thân chủ, tạo lập được mối quan
hệ với thân chủ để có thể hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề mà thân chủ đang gặp
phải. Nhân viên công tác xã hội cần thiết lập được mối quan hệ tương tác tích cực
với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh, suy nghĩ, hành vi và tìm
kiếm được giải pháp cho vấn đề của mình.
7.2. Kỹ năng cung cấp thơng tin:
Kỹ năng này giúp cho nạn nhân có hiểu biết, nắm vững những thơng tin về luật
pháp, chính sách về phịng chống bạo lực gia đình, cung cấp những kỹ năng ứng
xử khi xảy ra bạo lực. Thực hiện kỹ năng này nhân viên công tác xã hội cần phải
nắm được các thông tin cung cấp cho nạn nhân đầy đủ chính xác.
7.3. Kỹ năng lắng nghe:
Kỹ năng lắng nghe tốt giúp nhân viên công tác xã hội nắm rõ thông tin, nắm rõ
được cảm xúc, động cơ mong muốn của đối tượng để hỗ trợ đối tượng một cách tốt
nhất.
7.4. Kỹ năng biện hộ:
Kỹ năng biện hộ là một kỹ năng quan trọng thường được nhân viên công tác xã hội
sử dụng trong quá trình giúp đỡ đối tượng. Nhân viên xã hội giúp cho đối tượng
hoặc thay mặt cho đối tượng đưa ra ý kiến, tiếng nói của mình với các cá nhân, tổ
chức có chức trách, nhiệm vụ giúp cho đối tượng tiếp cận được tới các dịch vụ phù
hợp.
7.5. Kỹ năng quản lý trường hợp:
Là người tổ chức các hoạt động trợ giúp nạn nhân bị bạo hành. Là người điều phối
kết nối các dịch vụ tới nạn nhân. Thực hiện kỹ năng quản lý trường hợp nhân viên
công tác xã hội cần kết nối và điều phối các dịch vụ, chính sách... để đáp ứng nhu
cầu khó khăn của nạn nhân trong từng trường hợp cụ thể.

21


Ngồi ra, nhân viên cơng tác xã hội cũng cịn sử dụng những kỹ năng như: quan
sát, kỹ năng giao tiếp...
II. THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI HUYỆN
ĐƠNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1. Mơ tả địa bàn nghiên cứu.
Huyện Đông Anh là huyện đồng bằng ở phía Bắc thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp
huyện Sóc Sơn, phía Đơng giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía
Nam giáp huyện Gia Lâm, quận Long Biên, quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm.
Địa hình đồng bằng châu thổ sơng Hồng, cao trung bình 5 – 8m. Phía Đơng có
nhiều đồi đất cao. Núi Sái là một trong bảy ngọn núi thấp, phía Tây có nhiều đồng
lầy như Hải Bối (chưa được bồi hết). Huyện cũng là địa bàn có nhiều sơng hồ như
sơng Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ, Ngũ Huyện Khê, đầm Vân Trì.
Các đơn vị hành chính của huyện gồm thị trấn Đông Anh và 23 xã là Bắc Hồng,
Cổ Loa, Dục Tú, Đại Mạch, Đông Hội, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà,
Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tầm Xá, Tiên Dương, Thụy Lâm, Uy Nỗ, Vân
Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.
- Tổng diện tích đất tự nhiên: 18.230 ha; trong đó: Đất nơng nghiệp 9.785 ha.
Huyện có 23 xã, 1 thị trấn; 156 thôn, làng và 62 tổ dân phố; Đến nay Huyện có 85
làng văn hố, trong đó có 35 làng văn hoá cấp Thành phố; Dân số trên 331.000
người, trong đó: dân cư đơ thị chiếm 11%.
- Có 33,3 km đường sông (sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ) và 20 km sông
nội Huyện (sông Thiếp – Ngũ Huyện khê)
- Có 33 km đường sắt, 4 ga thuộc các tuyến Hà Nội đi Lào Cai; Hà Nội - Thái
Nguyên và có đường QL3, quốc lộ Thăng Long - Nội Bài, QL 23.
- Về Cơng nghiệp Đơng Anh có 2 khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Đông
Anh và khu công nghiệp Thăng Long. Ngồi ra, trên địa bàn Huyện cịn có một số

làng nghề truyền thống đang được đầu tư và phát triển mạnh tại các xã Liên Hà,
Vân Hà, Dục Tú…. Đóng trên địa bàn Huyện có trên 700 công ty TNHH, 355 công
ty cổ phần, 105 doanh nghiệp tư nhân, gần 30 công ty nhà nước, 11 công ty TNHH
nhà nước một thành viên và trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể.

21


Theo thống kê của UBND huyện Đông Anh năm 2017, huyện có diện tích là 182,3
km². Dân số năm 383.800 (2017) người, mật độ dân số đạt 2.063 người/km² và có
tới 2,2% dân số theo đạo Thiên Chúa.
2. Thực trạng Bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại huyện Đông Anh.
Theo một cuộc điều tra gần nhất của huyện Đơng Anh thì tại đây có 91.970 phụ
nữ. Tình hình BLGĐ đối với phụ nữ tại huyện Đông Anh trong những năm gần đây
ngày càng diễn ra nhiều hơn, các trường hợp bạo lực gia đình tăng từng năm, nhiều
vụ việc kéo dài phức tạp gây bức xúc trong xã hội đặc biệt nạn nhân của bạo lực
chủ yếu là phụ nữ nên ảnh hưởng lớn đến tới đời sống tinh thần và thể chất của họ.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về
giới, phụ nữ, gia đình & vị thành niên (CSAGA) đối với 165 nạn nhân bị bạo lực
gia đình tại một số xã ở huyện Đông Anh (Hà Nội); phường Phúc Xá (Tây Hồ,Hà
Nội) và huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Kết quả cho thấy, hơn 85% số chị em thường
xuyên bị chồng và bạn tình cưỡng ép quan hệ tình dục mà khơng quan tâm đến
cảm xúc hay thái độ của vợ. Những hành vi bạo lực tình dục rất kinh khủng, khó
tin. Có tới hơn 60% số chị em bị ép quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt
hoặc đang đau ốm, 43% bị ép “thực hành” như trong phim khiêu dâm, phim cấp 3.
Ngoài ra, 7% bị chồng dùng các biện dụng cụ kích dục khiến các chị em đau đớn
và sợ hãi. 4% số người chồng cịn có các hành động kỳ qi khác làm vợ đau đớn:
Vừa “yêu” vừa dùng dao đe dọa và sung sướng nhìn vợ sợ hãi, dùng tay móc vịng
tránh thai của vợ ra do khơng thích vợ tránh thai. Thậm chí, có người cịn thích
quan hệ với vợ trước mặt con, dùng dị vật lạ đưa vào dùng kín của vợ...Tuy nhiên,

83% số phụ nữ cam chịu và chấp nhận chồng hành hạ mà không dám phản đối
hoặc phản đối yếu ớt rồi lại chấp nhận. Đáng lưu ý, bạo lực thể xác là những vết
thương cịn nhìn thấy được, dễ nhận được sự đồng tình của người khác. Cịn bạo
lực tình dục lại thường được che đậy bởi những mỹ từ như “yêu vợ”, “chiều
chồng” nên khiến chị em xấu hổ, giấu diếm, che đậy nhiều hơn, nên ít khi đưa ra
ánh sáng. Chị em bị bạo lực tình dục thường gạt nước mắt trong đau đớn. Nỗi tủi
hổ không thể chia sẻ khiến phụ nữ rơi vào trầm cảm, sợ bóng tối, thân thể bạc
nhược và nghĩ đến cái chết. Gần 50% số phụ nữ bị BLTD trong nghiên cứu của
CSAGA đã từng thực hiện nghĩ đến hành vi tự tử, 40% đã từng đối mặt với thần
chết như: Uống thuốc trừ sâu, treo cổ, nhảy cầu...
Đáng chú ý, 85% trong số họ sợ hãi khi quan hệ tình dục, 78% căng thẳng lo âu,
68% đau rát khi quan hệ tình dục, 27% bị tổn thương vùng kín. Nhưng chỉ có 10%
trong số họ dám đến các cơ sở y tế điều trị. Những con số thật đáng báo động và
thật đau lòng.
21


Ví dụ một vài trường hợp BLGĐ đối với phụ nữ tại huyện Đông Anh:
Sáng ngày (10/7/2018), giữa Nguyễn Văn K(SN 1982, trú tại thôn Đồng Nhân xã
Hải Bối, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) và vợ là chị Nguyễn Thị T đã xảy ra mâu
thuẫn cãi vã khi chị T đang làm đồng. Sau một hồi cãi nhau với chồng, chị T bỏ về
nhà mẹ đẻ. Những tưởng chị T bỏ về nhà mẹ đẻ sẽ xong chuyện, nào ngờ K đã
đuổi theo về đến nhà bố vợ. Vừa đến nơi, thấy vợ đang nằm ở trong nhà cùng hai
con, K lao vào cầm dao chém xối xả vào đầu, mặt vợ. Bị chồng chém bất ngờ, chị
T không kịp phản ứng gì, lãnh trọn cơn mưa dao của chồng, chị bị một nhát dao
trúng mặt, hở xương hàm, gãy hai chiếc răng, gần đứt lìa 4 ngón tay, và nhiều vết
thương nặng trên cánh tay. Ngay sau đó, người thân trong gia đình đã khẩn trương
đưa chị T đi cấp cứu và tiếp tục chuyển lên Bệnh viện Việt Đức để tiếp tục điều trị.
Về phần K , sau khi gây án xong đã ra công an đầu thú.
Câu chuyện của chị Lương Bích N (Thơn Đồi, xã Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội)

khiến ai nghe qua cũng đều bức xúc cho chị. Đang từ một cô gái xinh đẹp bỗng
chốc N bị hủy hoại nhan sắc bởi chính người chồng “đầu ấp tay gối” của mình.
Theo lời kể của chị “ chồng chị là một người ăn chơi, cờ bạc, lơ đề. Vì muốn
khun ngăn nhưng đều thất bại. Chị chỉ nhận được những cái tát trời giáng và sự
sỉ nhục, mắng nhiếc từ người chồng của mình”. Quá thất vọng về người chồng, chị
N bỏ nhà lên công ty ở trọ cùng một người bạn sống như kiểu ly thân. Cô cũng
quyết định làm đơn ly hơn để tự giải thốt cho chính mình. Người chồng ngang
ngược của N khơng những khơng ký mà cịn níu kéo N quay lại, nhưng cô không
đồng ý bởi chồng vẫn chứng nào tật ấy. Bản thân cô không ngờ, chính từ lá đơn ly
hơn đưa cho chồng ký đó đã dẫn đến bi kịch tiếp theo của cuộc đời mình. Hơm đó
là mùng 2 Tết (2016), khi đó N vẫn ở bên nhà mẹ đẻ thì nghe điện thoại chồng cô
gọi về bên nhà nội chơi và sẽ đồng ý ký đơn ly hôn. Tin theo lời của chồng, cô và
mẹ ruột cùng về bên nhà nội vừa để chơi Tết và mục đích chính vẫn là cầm được lá
đơn ly hôn. Đến khoảng 5h chiều mùng 2 Tết, N và mẹ ruột trên tay bế đứa con út
để chuẩn bị ra về thì người chồng này dở chứng không cho về. Vừa đi theo trong
sân nhà, vừa giấu chai xăng dưới khe chân. Chỉ bỗng chốc, cô như ngọn đuốc sống
đang hừng hực cháy. Lúc đó, mọi người chỉ biết kêu gào và hơ hốn nhau cứu
người. Cịn chồng cơ sau khi tưới xăng vào vợ thì một lúc sau gã cũng lao vào vợ
và ôm chặt để tự tử theo. Đến 6h lửa được dập tắt thì người nhà vội đưa em đi cấp
cứu tại Viện Bỏng Quốc Gia, tại đây N được xác định bị bỏng cấp độ 3.
Theo BÁO MỚI đưa tin, Đỗ Ngọc Anh là nghi can đã sát hại vợ là bà Đ.T.H. chủ chuỗi nhà nghỉ ở thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ rồi chặt xác, phi tang
tại Đông Anh gây xôn xao dư luận. Theo cáo trạng, Đỗ Ngọc Anh và bà Đ.T.H. có
21


quan hệ vợ chồng, chung sống với nhau tại nhà bà H. (ở tổ 5, khu Chiến Thắng, thị
trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) và có thỏa thuận riêng về tài sản trước
khi kết hơn. Q trình chung sống, do nghi ngờ Ngọc Anh có quan hệ bất chính với
phụ nữ khác nên bà H. đã tự ý bán chiếc ô tô Toyota Prado do Ngọc Anh cho tặng
nhưng do thủ tục sang tên thửa đất của bà H cho ơng Anh theo thỏa thuận chưa

được hồn thiện theo ý của ơng Anh. Sau đó, giữa Ngọc Anh và bà H. nảy sinh
mâu thuẫn nên Ngọc Anh bỏ về nhà riêng ở thôn Giao Tác, xã Liên Hà (huyện
Đông Anh, Hà Nội) sinh sống và nghĩ cách trả thù bà H. Đến khoảng 3 giờ ngày
31/1/2019, Ngọc Anh điều khiển xe ô tô bán tải Toyota Hiace đi từ nhà tại xã Liên
Hà sang nhà bà H với mục đích đánh bà H, sau đó địi tiền bán xe ơ tơ. Ngọc Anh
đỗ xe ở ngồi đường rồi trèo tường rào vào bên trong phòng trọ bỏ trống ngồi chờ
bà H. ngủ dậy. Đến 8h30 phút cùng ngày, bà H đi bộ từ trong nhà ra sân vườn,
Ngọc Anh chạy lại túm tay bà H. kéo vào nhà kho khiến đầu bà H. đập vào mép
cửa và đòi tiền. Ngọc Anh cầm 1 thanh sắt ở nền nhà vụt 1 phát vào vùng gáy làm
bà H. ngã xuống nền nhà. Bà H. dùng tay cào cổ Ngọc Anh thì bị ơng dùng đầu gối
trái đè lên cổ và tay phải cầm đoạn sắt vụt liên tiếp 3 nhát vào đầu làm bà H. chết
tại chỗ. Nhằm phi tang, Ngọc Anh lấy chăn, ga có sẵn trong nhà kho quấn kín
người, kéo xác bà H. vào phía trong sát tường rồi lấy tấm xốp dựng nghiêng che
kín thi thể. Sau đó, bị cáo Ngọc Anh dùng chìa khóa mở cổng phụ đi ra ngồi và
điều khiển xe ơ tơ đi về nhà. Khoảng 22h cùng ngày, bị cáo mang theo dao rựa, vỏ
thùng sơn rồi tìm cách phi tang xác nạn nhân. Bị cáo đưa thi thể của nạn nhân lên
xe ơ tơ đi về phía cầu Đơng Trù, huyện Đông Anh. Khi cách cầu Đông Trù khoảng
3km, vắng người qua lại, bị cáo dừng xe rồi lên thùng xe, lấy các mảnh chăn cũ
(dùng để kê chèn đồ gỗ có sẵn trên xe) trải xuống sàn rồi dùng dao phân xác để phi
tang nạn nhân xuống sông Đuống. Xong việc, Ngọc Anh điều khiển xe ô tô về nhà.
Ngày 4/2/2019, Ngọc Anh đã đầu thú tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện
Chương Mỹ và khai nhận hành vi phạm tội.
Theo Trưởng công an xã, bà Trần Thị Chả (73 tuổi), trú tại thôn Vệ, xã Nam
Hồng cùng con gái là chị Hoàng Xuân Đào (33 tuổi). Năm 2015, chị Hồng Xn
Đào kết hơn cùng anh Bùi Thế Hùng (36 tuổi), nhưng đến năm 2017, anh Hùng và
chị Đào ly hôn. Tuy nhiên, sau thời gian ly hơn, anh Hùng vẫn thường xun về
tìm chị Đào vào lúc nửa đêm. "Những lần trước đây, khi anh Hùng đến gây rối, gia
đình có gọi 113, cơng an xã cũng đã vào xử lý nhiều lần và hòa giải. Lần này, khi
chúng tơi tiếp cận hiện trường thì mọi việc đã xảy ra rồi. Anh Hùng vẫn đang đứng
chửi bới còn bà Chả bị đánh sưng mặt. Chúng tôi đã yêu cầu cả 2 lên cơ quan công

an làm việc". Theo công an xã Nam Hồng, nguyên nhân ban đầu được xác định do
đối tượng Bùi Thế Hùng địi vào nhà lúc nửa đêm, nhưng bà Chả khơng đồng ý,
21


nên đã xảy ra cãi vã. Đối tượng Hùng có ra tay hành hung bà Chả giữa đêm. Ông
Khiên cho biết thêm, những lần trước đây, đối tượng Hùng cũng nhiều lần hành
hung, xô xát với vợ cũ lúc nửa đêm, ngun nhân chính là địi vào nhà nhưng
khơng được đồng ý. "Ngay sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương đã
xuống tận nhà thăm hỏi gia đình. Hiện tại bà Chả chưa thể nói chuyện nên chúng
tơi chưa tiếp cận được với gia đình. Vụ việc đã được chuyển hồ sơ lên công an
huyện Đông Anh trực tiếp thụ lý, tiếp tục xác minh là rõ", ông Khiên cho biết.Bác
sỹ Ngô Văn Hải, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đơng Anh cho biết,
ngày 14/5/2019, bà Trần Thị Chả nhập viện trong tình trạng bị chấn thương phần
mềm lan tỏa diện rộng ở vùng hàm mặt, đau vùng ngực.
Trên đây là một vài ví dụ tiêu biểu cho thực trạng bạo lực phụ nữ tại huyện
Đông Anh. Nó cho thấy một điều là bạo lực gia đình xảy ra với các hình thức bạo
lực rất dã man.
3. Đánh giá thực trạng.
Thông tin thu thập được từ việc nghiên cứu các tài liệu thứ cấp về thực trạng phụ
nữ bị BLGĐ tại huyện Đông Anh tuy tỉ lệ phần trăm có thể thấp hơn so với các địa
bàn khác tuy nhiên số vụ bạo hành phụ nữ dưới nhiều hình thức khác nhau hiện
nay đã có dấu hiệu tăng so với nhiều năm trước và chưa có một con số cụ thể nào
để minh chứng cho thực trạng này. Không chỉ số vụ bạo hành tăng mà các hình
thức bạo hành cũng ngày càng trở nên man rợ, nó khơng chỉ dừng lại ở bạo hành
về tinh thần mà nó cịn ảnh hưởng tới tính mạng đó là những dùng hung khí: Dao,
búa, dùng xăng đốt, axit….
Tuy số vụ không quá nhiều nhưng đây cũng là điều hết sức đáng báo động cần
được sự quan tâm sát sao hơn của đội ngũ cán bộ và các cơ quan chức năng. Đối
với các trường hợp vi phạm cần có các biện pháp xử lý nghiêm ngặt để làm gương

cho tất cả mọi người cũng giúp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tối đa những trường
hợp xấu xảy ra chứ không chỉ riêng vấn nạn phụ nữ bị bạo hành.
4. Nguyên nhân của thực trạng bạo lực tại huyện Đông Anh.
Trình độ nhận thức trong một bộ phận người dân trong huyện còn thấp. Người
dân trong cộng đồng chưa quan tâm đến bạo lực gia đình, coi nhẹ hành vi bạo lực
gia đình, chưa có nhiều kiến thức về bạo lực gia đình, chưa có kiến thức về cách
phịng tránh, xử lý khi bị bạo lực gia đình. Cơng tác tun truyền, giáo dục về
phịng chống bạo lực gia đình cịn hạn chế. Bất bình đẳng giới là ngun nhân gốc
rễ của bạo lực gia đình. Trong gia đình, phụ nữ có vị thế và quyền lực khơng ngang
bằng với nam giới, khơng có quyền tham gia vào các quyết định, khiến họ dễ bị
21


bạo lực do nam giới gây ra. Khó khăn về kinh tế là một trong những yếu tố gây ra
bạo lực gia đình. Khó khăn kinh tế thường tạo ra các áp lực căng thẳng dễ dẫn tới
các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp.
5. Hoạt động của công tác xã hội với thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại
huyện Đơng Anh.
NV CTXH tại huyện Đơng Anh đã có những hoạt động rất thiết thực nhằm hỗ
trợ cho phụ nữ nói chung và Phụ nữ bị BLGĐ nói riêng giúp phịng ngừa và ngăn
chặn tối đa các trường hợp phụ nữ bị BLGĐ. Huyện Đông Anh cũng đã đẩy mạnh
các công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc chăm
sóc sức khỏe và bảo vệ phụ nữ. Hầu hết các hình thức truyền thơng phổ biến nhất
vẫn là qua loa đài phát thanh của huyện,xã. Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn,hoạt
động CTXH thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc
sức khỏe, hướng dẫn phụ nữ kỹ năng phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe tại
nhà.Hình thức này cũng đã thu hút được sự chú ý của đông đảo người dân.
Theo đề xuất của Bộ Y Tế , theo Thông tư số 35/2011/TT-BYT về tập trung cho
chăm sóc người cao tuổi trên cả nước thì đội ngũ nhân viên y tế địa phương cũng
đã phối kết hợp cùng với NV CTXH để tổ chức các buổi thăm khám sức khỏe định

kì cho phụ nữ kết hợp với tuyên truyền về cách tự chăm sóc bản thân cho phụ nữ.
Đã có những lớp tuyên truyền về luật phụ nữ cho toàn thể người dân, trong các
buổi họp dân cũng đã đề ra những vấn đề tồn đọng như việc bạo lực đối với phụ nữ
đang gia tăng và cần sự quan tâm sát sao hơn nữa của toàn thể mọi người.Cho mọi
người hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với phụ nữ đã được quy định
rõ ràng trong luật và đối với các trường hợp bạo hành phụ nữ cũng đã có những
hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật.
Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ thiết thực hưởng ứng chủ đề “Năm an toàn cho phụ nữ
và trẻ em năm 2019” do TW Hội LHPN Việt nam lựa chọn Ngày 2/3/2019, ban Vì
sự tiến bộ Phụ nữ tổ chức ngày hội “An toàn cho phụ nữ và trẻ em năm 2019”. Tại
ngày hội, Hội đồng thủ lĩnh Huyện Đông Anh ra mắt, gồm 50 các cá nhân tiêu biểu
tiên phong trong việc xây dựng môi trường an toàn thân thiện cho phụ nữ và trẻ em
huyện Đơng Anh.
Các đồng chí lãnh đạo TW thành phố, huyện, các thầy cô giáo hiệu trường các
trường THCS cùng các em học sinh đội đồng trên địa bàn Huyện đã kí hưởng ứng
năm 2019. Trong khn khổ ngày hội thi Rung chng vàng chủ đề “An tồn cho
phụ nữ và trẻ em năm 2019” được diễn ra sôi nổi với nhiều câu hỏi bổ ích, ý nghĩa
21


nhằm tuyên truyền về giới, bình đằng giới, trách nhiệm của cộng đồng trong việc
xây dựng mơi trường an tồn, bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em.
Ngày 3/5/2019 Hội LHPN Huyện Đông Anh tiếp tục triển khai các hoạt động
hưởng ứng năm an toàn cho phụ nữ và trẻ em 2019. Từ ngày 25/3/2019 - 3/5/2019,
nối tiếp thành công của sự kiện ngày hội an toàn cho phụ nữ và trẻ em cấp huyện,
tại 24/24 xã, thị trấn trên địa bàn huyện diễn ra các hoạt động hưởng ứng năm an
toàn cho phụ nữ và trẻ em dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú: Triển lãm mơ
hình an toàn cho phụ nữ và trẻ em, thi vẽ tranh, hội chợ món ngon an tồn - lành
mạnh, hội thi Rung Chuông Vàng, các hoạt động giao lưu, liên hoan văn nghệ, hoạt
động thể thao, trò chơi dân gian thúc đẩy bình đẳng giới, liên hoan chiến sĩ nhỏ

Điện Biên... Phát huy vai trị tiên phong của mình, 100% học sinh của 52 CLB Thủ
lĩnh của Sự Thay đổi dưới sự chỉ đạo của các ban ngành, các thầy cô giáo Dẫn trình
viên đã truyền tải được nhiều thơng điệp ý nghĩa vì sự an tồn cho phụ nữ và trẻ
em, thu hút nhiều học sinh, phụ huynh tham gia các hoạt động; kêu gọi các ban
ngành, đoàn thể, cộng đồng, xã hội chung tay hành động và có nhiều việc làm thiết
thực bảo vệ phụ nữ và trẻ em.
Ngày 28/5/2019 - 30/5/2019, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ
Dẫn trình viên của 52 CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi" nhằm đẩy mạnh công tác
tuyên truyền về giới, bình đẳng giới, phịng chống bạo lực đối với phụ nữa và xâm
hại trẻ em tại cộng đồng.
Ngày 1/6/2019, tổ chức tập huấn kỹ năng tự vệ, thoát hiểm cho 50 phụ trách của
24 xã, thị trấn với mục tiêu đồng bộ triển khai chuyên đề tới phụ nữ về các kỹ năng
tự vệ bản thân, tăng cường năng lực và tăng khả năng ứng phó với các tình huống
có nguy cơ cao trở thành vấn đề khó khăn cho phụ nữ trong cuộc sống
Tại ngày hội, các đại biểu đã được nghe báo cáo viên chia sẻ những câu chuyện
thực tế về Bạo lực gia đình. Thơng qua đó, nói lên khái niệm BLGĐ; ngun nhân,
thực trạng, biểu hiện và hậu quả đau lòng của BLGĐ; các cách can thiệp và phòng
ngừa BLGĐ trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, các đại biểu tham dự hội nghị cũng
đã được nghe về Dự án Ngơi nhà bình yên của Trung Ương Hội LHPN. Ngoài nội
dung trên, các chị em phụ nữ trên địa bàn cũng được báo cáo viên chia sẻ một số
kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao văn hoá ứng xử cho chị em phụ nữ trong kinh
doanh để đem lại giá trị bền vững lâu dài. Thông qua ngày hội, các chị em phụ nữ
trên địa bàn không chỉ nhân thức được trách nhiệm của mình trong việc chủ động
tham gia phịng ngừa các hành vi bạo lực gia đình tại địa phương mà còn học được
những kỹ năng cần thiết để áp dụng trong kinh doanh.
21


Sáng ngày 31/7/ 2019, tại Trung tâm học tập cộng đồng, Hội LHPN huyện Đông
Anh phối hợp với Hội LHPN xã Hải Bối tổ chức chức hội nghị toạ đàm “Vai trị

của phụ nữ trong cơng tác phịng chống bạo lực gia đình” Thơng qua buổi toạ đàm,
các chị em trong Hội LHPN xã, các thành viên trong Tổ hoà giải ở cơ sở cũng như
các đại biểu tham dự đã có thêm nhiều kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng truyền
thơng, tư vấn trong phịng chống BLGĐ; hồn thiện hơn kỹ năng hòa giải mâu
thuẫn và bảo vệ gia đình trước các hành vi bạo lực gia đình, góp phần xây dựng và
nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trên địa bàn xã Hải Bối nói riêng và
huyện Đơng Anh nói chung.
6. Hiệu quả của các hoạt động công tác xã hội.
NV CTXH đã cố gắng cùng với Huyện Đông Anh thực hiện các hoạt động nhằm
ngăn chặn và giảm thiểu vấn nạn bạo lực đối với phụ nữ, nâng cao nhận thức của
người dân. Có được sự quan tâm hơn của chính quyền địa phương.Các vấn đề liên
quan tới bạo lực gia đình cũng đã được người dân chú ý quan tâm hơn.
Tuy các mặt tích cực,hiệu quả khơng phải là nhiều nhưng đó cũng là điều đáng
mừng của NV CTXH cùng với chính quyền địa phương. Chúng ta cần có thêm thời
gian để những hoạt động của CTXH được lan rộng và phổ biến rộng rãi hơn đạt
được những hiệu quả tối ưu nhất.
7. Hạn chế của hoạt động công tác xã hội.
Do chưa nhận được sự quan tâm thực sự của huyện Đông Anh nên các hoạt động
CTXH được thực hiện tại địa phương còn hạn chế. Các hoạt động CTXH chỉ mới
được thực hiện trên một vài xã đông dân và thực hiện chưa có kế hoạch thực sự
nên hiệu quả chưa cao,vẫn còn rất nhiều người thờ ơ tới vấn đề này. Cơ sở trang
thiết bị để phục vụ cho các hoạt động còn hạn chế. Hơn nữa,số lượng NV CTXH ở
nơi đây cịn ít,ngành CTXH cịn là mới mẻ nên cũng ảnh hưởng ít nhiều tới hiệu
quả của các hoạt động.
8. Các yếu tố tác động đến hiệu quả.
Các hoạt động CTXH đạt được những hiệu quả trên là do:
- Trình độ chuyên môn của các NV CTXH tại địa phương. Có đủ các kiến thức, kĩ
năng nghề nghiệp chun mơn để có thể cung cấp thơng tin cần thiết tới cho mọi
người
- Được sự quan tâm của ban chính quyền địa phương.Đội ngũ cán bộ huyện đã tạo

điều kiện tối đa để các NV CTXH có thể thực hiện các hoạt động để trợ giúp phụ
nữ bị bạo lực gia đình
21


- Hoạt động truyền thơng có tác động đến hiệu quả,truyền thông nâng cao nhận
thức,truyền thông cho mọi người trong gia đình về cách ứng xử và phịng ngừa bạo
BLGĐ
- Các hoạt động,kiến thức được cung cấp cũng nhận được sự ủng hộ,quan tâm từ
phía người dân,được người dân đón nhận và tiếp thu.
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1. Đề xuất.
Thứ nhất cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân. Nâng cao
nhận thức cho người dân về bình đẳng giới, về qụyền con người cũng như nâng
cao hiểu biết về pháp luật.
Tăng cường công tác truyền thông về vai trị của người phụ nữ, về bình đẳng
giới trong gia đình và xã hội. Cần tập trung tuyên truyền cho các đối tượng, đặc
biệt là nam giới. Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống gia đình, Vợ - Chồng đều có
quyền và nghĩa vụ như nhau. Mọi hành vi bạo lực và phân biệt đối xử với phụ nữ
là vi phạm nhân quyền và không đúng với đạo lý làm người.
Chính sách của Nhà nước về phịng, chống nạn bạo hành; trách nhiệm của các
cơ quan hữu quan trong công tác này;... Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho
các nạn nhân bạo lực gia đình có sự bảo vệ của pháp luật, những hành vi xúc phạm
thân thể, nhân phẩm phụ nữ sẽ không chỉ bị lên án về mặt đạo đức, mà còn chịu sự
điều chỉnh của pháp luật. Và một sự phối hợp, liên kết giữa các cơ quan, tổ chức
nghiên cứu, bảo vệ quyền lợi phụ nữ với các cơ quan thông tấn, báo chí mang tính
thường xuyên là điều cần thiết. Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống
của mỗi gia đình, đặc biệt là gia đình có bạo hành và trong đó phụ nữ và trẻ em là
những người gánh chịu hậu quả nhiều nhất.
Đề xuất tuyển dụng những người đã được đào tạo đúng chuyên ngành công tác

xã hội đưa vào hoạt động. Vị trí việc làm phải tuyển đúng người đúng ngành.
Cần có thêm số lượng và chất lượng nhân viên công tác xã hội, công tác xã hội ở
các thơn, xóm.
2. Giải pháp.
2.1. Nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình.
Duy trì và tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức. Cần tiếp
tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền rộng rãi, liên tục, các văn bản pháp
luật đặc biệt là luật phịng chống bạo lực gia đình, luật hơn nhân và gia đình. Mở
rộng đối tượng là Nam giới tham gia vào các hội nghị tuyên truyền phòng chống
21


bạo lực gia đình. Hiện nay cộng đồng cần phải có thái độ nghiêm túc, phải phê
phán rất quyết liệt những hành vi đối với phụ nữ trong gia đình.
2.2. Ngăn chặn tệ nạn xã hội
Những vấn đề xã hội (tệ nạn xã hội) là một trong những nguyên nhân quan
trọng dẫn đến bạo lực gia đình. Vì vậy, tất cả mọi người cùng nhau đấu tranh
phòng chống tệ nạn xã hội, không chỉ tạo nên sự ổn định xã hội, mà cịn góp phần
vào việc phịng, chống bạo lực gia đình.
2.3. Đẩy mạng vai trị của cơng tác xã hội trong phịng chống bạo lực gia đình đối
với phụ nữ
Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn và cần có sự phối kết hợp giữa
NVCTXH và đội ngũ cán bộ địa phương để kêu gọi sự ủng hộ tham gia vào cơng
tác phịng,chống BLGĐ đối với phụ nữ và để trợ giúp một cách có hiệu quả nhất
đối với những trường hợp phụ nữ bị bạo lực gặp khó khăn trong cuộc sống.
Cần tăng cường các hoạt động tham vấn tâm lý, phát triển dịch vụ tham vấn
cho phụ nữ để họ có thể có những cách giải quyết cho vấn đề họ đang gặp phải.
Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng tư vấn, hòa giải, lấy cán bộ phụ nữ địa phương làm
nồng cốt.
Từ việc nâng cao nhận thức người dân để họ hiểu bạo lực gia đình là vấn đề xã

hội, từ đó huy động cộng đồng tham gia giải quyết vấn đề bạo lực gia đình. Bạo
lực gia đình có ngun nhân từ phía chính sách vì khơng ít người quan niệm sai
lầm rằng bạo lực là mộtcách để giải quyết mâu thuẫn và quan niệm rằng “đèn nhà
ai nhà nấy rạng”. Do vậy cần chỉ ra nhận thức đó là sai lầm, từ đó huy động cộng
đồng tích cực tham gia phịng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình thơng qua các mối
quan hệ làng xóm láng giềng, tổ hồ giải, hội Phụ nữ và các tổ chức xã hội khác.Ở
đây Hội phụ nữ, tổ hoà giải phải thường xuyên được nâng cao kỹ năng và kiến
thức về phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình. Trang bị kỹ năng cụ thể khi bạo
lực xảy ra, gồm cả sự tìm hiểu, giúp đỡ, tư vấn những nạn nhân bị bạo lực hành hạ,
đặc biệt đối với bạo lực khơng nhìn thấy.
2.4. Cần lên án và xử lý nghiêm đối với các trường hợp bạo lực gia đình đối với
phụ nữ
Sử dụng các luật hiện có, nhất là Bộ luật Hình sự, Luật Hơn nhân gia đình để
xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình. Đồng thời răn đe những người có hành
động bạo lực trái pháp luật. Đưa các vụ bạo lực gia đình đến với pháp luật một
cách nhanh chóng để ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
21


2.5. Thực hiện việc lồng ghép chương trình phịng chống bạo lực gia đình, bình
đẳng giới trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các
ngành
Đây là một giải pháp quan trọng nhằm cụ thể hố các chỉ tiêu, mục tiêu về
phịng chống bạo lực gia đình, phịng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia
đình, tránh việc tun truyền chung chung khơng gắn với chỉ đạo cụ thể, trách
nhiệm quản lý của Lãnh đạo các ngành, các cấp.
Việc thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo, tạo
việc làm tăng thu nhập cho người lao động, ổn định đời sống gia đình, sẽ góp phần
hạn chế bạo lực gia đình do ngun nhân từ kinh tế khó khăn.
Cuối cùng là phải tăng cường vai trò Lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính

quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong thực hiện
phịng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới.
Việc phịng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của mọi gia đình và
tồn xã hội, do đó cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của chính quyền và sự
phối hợp chặt chẽ của các đồn thể nhân dân.
Phải đưa nội dung Phòng chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế hoạch
cơng tác. Hàng năm, các cấp uỷ, chính quyền cơ sở thực hiện tốt việc nắm tình
hình các vụ bạo lực gia đình để ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các vụ án
nghiêm trọng.
Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, các hành vi bạo hành và
phân biệt đối xử với người phụ nữ trong gia đình. Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn
giữa hội phụ nữ, chính quyền địa phương và công an trong việc bảo vệ phụ nữ
trước nạn bạo lực gia đình.
Phải nghĩ đến phương án xây dựng nơi tạm lánh cho phụ nữ trong thời gian
xảy ra bạo hành gia đình ở cơ sở. Nghành Y tế cần có chính sách giúp đỡ phụ nữ là
nạn nhân của bạo lực.
Xây dựng mơ hình gia đình khơng có bạo lực, cộng đồng bình n và hình
thành các câu lạc bộ “chống phân biệt đối xử trong gia đình”… Các cấp chính
quyền, đồn thể chính trị - xã hội, đặc biệt là hội phụ nữ các cấp, tổ dân phố... cần
phát huy hơn nữa vai trò giáo dục, tuyên truyền về xây dựng gia đình văn hóa
trong cộng đồng. Và hơn hết, chính bản thân phụ nữ, phải nhận thức được quyền
và trách nhiệm của mình trong xây dựng gia đình theo chuẩn mực văn hóa.
21


KẾT LUẬN
Mỗi quốc gia đều có những câu cách ngơn khác nhau nói về tầm quan trọng của
hơn nhân, gia đình và tổ ấm cũng như sự bình yên và cảm giác an toàn khi được
sống trong một tổ ấm. Ở Việt Nam có những câu ví dụ như “Gia đình là tổ ấm” và
“Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Tuy vậy điều đáng buồn là cuộc

hôn nhân của một số phụ nữ không được thuận buồm xi gió và tổ ấm của họ trở
thành nơi chứa chất những nỗi buồn, sự sợ hãi, nỗi đau đớn và sự tủi nhục. Đối với
phụ nữ khơng có sự đau khổ nào bằng việc họ phải sống trong cảnh bị bao lực gia
đình.
Một trong những hiện tượng đáng lo ngại nhất của tình trạng khủng hoảng trong
các gia đình hiện nay là tình trạng bạo lực gia đình, nhất là bạo lực gia đình đối với
phụ nữ. Bước sang thế kỷ 21, bạo lực gia đình vẫn lan rộng và trở thành vấn đề xã
hội nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam. Điều này
đặt ra cho xã hội văn minh nhiệm vụ cấp bách – tìm ra những giải pháp hữu hiệu
khắc phục và đi đến xóa bỏ hồn tồn hiện tượng này.
Bạo lực gia đình là một vấn đề với đầy đủ các khía cạnh mang tính giáo dục, kinh
tế, pháp lý và sức khỏe. Và nó cũng là một vấn đề có liên quan tới quyền con người
– xuyên suốt giữa các nền văn hóa, tơn giáo, ranh giới địa lý và mức độ phát triển
kinh tế xã hội khác nhau. Đây là một thực tế tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia
khác. Cần phải có những nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao nhận thức của cộng
đồng về vấn đề này và nhằm thay đổi thái độ để cho bạo lực gia đình khơng cịn là
một vấn đề cần phải che đậy và những người phụ nữ chịu ảnh hưởng của bạo lực
gia đình sẽ có khả năng tìm kiếm sự trợ giúp và hỗ trợ. Bạo lực gia đình cũng là
một vấn đề mà phụ nữ thường giấu kín, e ngại khi đề cập, chia sẻ hoặc tìm kiếm sự
hỗ trợ. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ có ở tất cả mọi nơi, bạo lực giới phản ánh
và làm tăng bất bình đẳng giới và huỷ hoại nhân phẩm, quyền tự quyết và sức khoẻ
phụ nữ tới mức thực sự kinh ngạc. Trên toàn thế giới, cứ ba phụ nữ thì có một bị
đánh đập, bị ép quan hệ hoặc lạm dụng tình dục, thường là do một thành viên trong
gia đình hay người quen biết...
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng,
trước hết là vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người, đến danh dự, nhân phẩm
và nhất là ảnh hưởng đến cuộc sống của người phụ nữ. Bạo lực gia đình với phụ nữ
làm xói mịn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng đến chính cuộc sống
của gia đình. Ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà
21



khi còn nhỏ, chúng được chứng kiến. Các giải pháp đưa ra cho chính quyền địa
phương, nhà nước và gia đình thì rất cần sự chung tay thực hiện của tất cả mọi
người, đầy lùi, khống chế và dần xóa bỏ đi nạn bạo lực gia đình đối với trẻ vị thành
niên nói riêng và bạo lực gia đình nói chung.
Nếu coi xã hội là một cơ thể, thì mỗi gia đình là một tế bào trong cơ thể đó. muốn
cho xã hội phát triển, tiến bộ thì khơng thể có những tế bào xấu tồn tại. Những
xung đột bạo lực trong các gia đình chính là những mầm bệnh sẽ dần dần hủy hoại
xã hội. Đã đến lúc xóa bỏ quan niệm cho rằng bạo lực gia đình là việc riêng của
mỗi nhà, bởi nó đã trở thành một vấn nạn của xã hội. Toàn thể cộng đồng cần
chung tay góp sức đẩy lùi bạo lực gia đình để xây dựng một xã hội “khỏe mạnh”,
khơng cịn những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu về một gia đình “chồng chúa, vợ tôi”.

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Cụm từ ðầy ðủ

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

BLGÐ

Bạo lực gia ðình

CTXH


Cơng tác xã hội

NV CTXH

Nhân viên công tác xã hội

WHO

Tổ chức y tế Thế Giới

BLTD

Bạo lực tình dục

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hướng dẫn thực hành, Cơng tác xã hội trong phịng, chống bạo lực gia
đình (2017)
2. Tài liệu thống kê của Hội Phụ nữ huyện Đông Anh năm 2019
3. />4. />5. />6. />7. Cổng thông tin điện tử huyện Đông Anh
21


21




×