Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Dân bán hàng Marketing cần phải có

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.31 KB, 56 trang )

CÁCH BIẾN TRANG FACEBOOK CÁ NHÂN THÀNH CỖ MÁY KIẾM TIỀN
TRIỆU USD
Trang cá nhân FB là môi trường khá quen thuộc, hầu hết chúng ta đang sử
dụng nó mỗi ngày với nhiều mục đích khác nhau. Mỗi ngày mạng xã hội có
thể lấy đi 2-3h thời gian của chúng ta, nhưng khơng phải ai cũng biết cách
khai thác nó để tạo ra t.i.ề.n, biến nó thành “cỗ máy kiếm t.i.ề.n”. Hơm nay
mình chia sẻ một vài kinh nghiệm bản thân để giúp mọi người chưa làm tốt
có thể áp dụng tương tự…
1. NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI LẦM VỀ KÊNH TIẾP CẬN NÀY
– “Đây không phải là kênh để phục vụ công việc kinh doanh, bán hàng. Muốn
bán hàng hãy dùng Fanpage vì sẽ được Fb hỗ trợ, kênh profile sẽ bị hạn chế”.
Quan điểm này không hẳn đã đúng, tại sao chúng ta không chọn CẢ HAI?
– “Kênh tiếp cận này đã kém hiệu quả. Vì dần dần bị cạnh tranh, mất tương
tác (reach)”. Điều này đang diễn ra với 95% những ai khơng có phương pháp,
hãy cố gắng tìm ra BÍ QUYẾT cho riêng mình để trở thành top 5% những
người khai thác tốt kênh tiếp cận này.
– “Là kênh tiếp cận khó mở rộng”. Điều này cũng đang diễn ra với hầu hết
mọi người. Nhưng thực tế thông qua kênh này mình có thể tiếp cận >100.000
users mỗi tháng & đối tượng liên tục thay đổi (refresh), mang lại rất nhiều
chuyển đổi cho công việc kinh doanh của mình.
– “Lâu có kết quả, phải ni vài tháng mới đạt kết quả”. (Mình nghĩ chỉ cần
làm đúng thì chỉ sau vài ngày, có khoảng 500 bạn bè đúng tệp đã giúp ae có
những khách hàng đầu tiên)
– “Cơng việc của tôi không phù hợp để áp dụng kênh này!” -> Mình cho rằng
hầu hết mọi lĩnh vực đều có thể khai thác tốt nó cho cơng việc & sự nghiệp
của mình, có điều bạn chưa thực sự thấy các hướng để áp dụng cho riêng
mình mà thơi! (Ngồi yếu tố bán hàng, thì chúng ta cịn sử dụng nó cho việc
xây dựng nguồn lực, thương hiệu cá nhân, đối tác & duy trì các mối quan hệ
chất lượng nữa)
2. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA KÊNH TIẾP CẬN NÀY?
Để tăng thêm động lực & niềm tin giúp mọi người TỐI ƯU & ỨNG DỤNG trang


cá nhân Fb để phát triển sự nghiệp, cơng việc kinh doanh của mình. Mình sẽ
phân tích thêm một vài lợi ích rõ rệt của kênh này…
– Đây là nơi dễ dàng giúp bạn KẾT NỐI bất kỳ ai, bất kỳ nhóm khách hàng
mục tiêu nào trên Fb.
– Đây là CÔNG CỤ hữu hiệu bật nhất hiện nay giúp bạn XÂY DỰNG THƯƠNG
HIỆU CÁ NHÂN (ngoài ra vẫn còn nhiều kênh khác như Youtube, Tiktok,
Instagram, Blog, Fanpage,…). Nhưng lời khuyên của mình là hãy ƯU TIÊN làm
tốt Fb Profile trước, vì nó ĐƠN GIẢN hơn.
– Là kênh XÂY PHỄU cực tốt & biến một người lạ trở thành quen trên internet
(tương tự phễu email hay chatbot fanpage, chuyển đổi từ trạng thái Lạnh ->
Nóng -> Ấm)


– Là nơi xây dựng mối quan hệ, duy trì tương tác với bạn bè, đối tác hay
khách hàng. Từ đó góp phần tạo ra các CƠ HỘI & phát triển SỰ NGHIỆP.
– Kênh tiếp cận này KHÔNG TỐN TIỀN & hồn tồn có thể giúp bạn tiếp cận
>100.000 users mỗi tháng
– Là kênh duy trì tương tác, cập nhật thơng tin & chăm sóc chuyển đổi khá tối
ưu chẳng kém gì các kênh bán hàng khác. Thậm chí nhiều nhiều lợi thế hơn vì
khơng tốn kém chi phí…
– Là kênh QUEN THUỘC & bất kỳ ai cũng có thể nhanh chóng làm quen & ứng
dụng
3. CÁCH TỐI ƯU TRANG CÁ NHÂN: (quan trọng)
– Ảnh đại diện: siêu quan trọng! Cần một tấm hình chuẩn CHÂN DUNG & đủ
chuyên nghiệp.
– Ảnh bìa: cần một ảnh thể hiện teamwork, cơng việc,… có text bổ sung càng
tốt. Chú ý chuẩn kích thước trên mobile (vì 80% sẽ nhìn thấy nó trên mobile)
– Tiểu sử: nên cập nhật dòng trạng thái thể hiện quan điểm sống, giới thiệu
về bạn hay công việc bạn làm, hoặc có thể một câu kêu gọi hành động. (Eg:
“Inbox tơi để được tư vấn kinh doanh miễn phí”)

– Chi tiết thông tin: cập nhật đầy đủ những công việc đã & đang làm, càng chi
tiết càng tốt. Cố gắng chèn thêm các liên kết từ website, channel, PR báo chí
(nếu có),…
– Ảnh mơ tả thêm: cập nhật 9 tấm ảnh bổ sung thể hiện cơng việc, gia đình,
mối quan hệ,…
–…
Note: cố gắng chuyên nghiệp & thể hiện hình tượng chuyên gia. (Cũng tuỳ
tính chất việc & phong cách mỗi người, nhưng cũng đừng quá “phông bạt”
hay khoe khoang trên FB gây phản cảm)
5. CÁCH XÂY DỰNG TỆP DANH SÁCH BẠN BÈ CHẤT LƯỢNG: (quan trọng)
– Đây là hoạt động rất quan trọng giúp đạt kết quả thành công khi xây dựng
nick Fb
– Xác định rõ đối tượng khách hàng mình là ai?
– Định vị rõ nguồn lực bản thân để chọn tệp phù hợp giúp tạo tính tương tác
cao. (Eg: giả sử mình thuộc 9x, nếu kết nối nhóm chủ doanh nghiệp & chia sẻ
kiến thức về kinh doanh. Rất khó nhận lại sự quan tâm & follow của những
anh chị 8x, 7x. Vậy mình cần target nhóm nhỏ tuổi hơn mình. Hoặc ngược giới
tính sẽ dễ có tương tác tốt hơn. Ví dụ như case của Vũ Minh Hiếu, Nguyễn Tất
Kiểm tệp users đa số là nữ có tương tác rất tốt)
– Xác định khách hàng tiềm năng ở đâu? (Từ post bất kỳ, group, page hay
friends của ai đó). Từ đó gửi yêu cầu kết bạn
– CHỦ ĐỘNG gửi kết bạn ĐỀU ĐẶN để nhận lại các lượt chấp nhận thành bạn
bè của nhau (thường tỷ lệ sẽ ~20-30%). Q trình này có thể làm thủ công
bằng tay hoặc tool đều được
– Làm đều đặn đến khi có full 5000 bạn bè (thường sẽ mất 1-3 tháng)
–…
Rào cản:
– Full 1000 requests không gửi tiếp được (nên hầu hết các nick dừng ở ~1000
bạn nếu không biết cách, chờ rất lâu mới full 5000 bạn)
– Huỷ & lọc tương tác khó khăn

– Việc kết bạn mất nhiều thời gian


– Khó target chính xác nhóm đối tượng muốn nhắm đến
– Khó làm song song 2-3 nick tối ưu
–…
=> Tất cả các rào cản đó sẽ dễ dàng giải quyết được khi ứng dụng cơng cụ
Simple Facebook, Simple Account
5. CƠNG THỨC ĐỂ CÓ 2-3 NICK FULL 5000 BẠN BÈ SAU 2-3 THÁNG
– Xây chuẩn info trang cá nhân
– Quét tệp khách hàng cần kết bạn
– Chia file, gửi kết bạn tự động 500-1000 lượt/ngày (làm đều đặn)
– Hủy các lượt đã gửi kết bạn khi bị full 1000 & tiếp tục lặp lại với tệp mới
– Làm đều đặn đến khi full 5000 bạn
–…
Lưu ý:
– Để tránh checkpoint, cần kết bạn với nhóm có ít nhất 1 bạn chung (tỷ lệ
càng nhiều bạn chung càng tốt)
– Tránh lạm dụng quá nhiều nick đồng thời (lời khuyên chỉ nên khai thác 2-3
nick để đảm bảo hiệu quả & khả năng chăm sóc tối ưu)
–…
6. CHIẾN LƯỢC X Y DỰNG NỘI DUNG:
– Cập nhật status đều đặn mỗi ngày
– Tần suất hợp lý, nên 1-3 post/ngày, hoặc 2 ngày/lần. Đừng để tường mình
“đóng rêu” là được.
– Đăng vào khung giờ vàng có users online đông
– Đăng các nội dung GIÁ TRỊ (chia sẻ trải nghiệm, đúc kết, kiến thức, quan
điểm, thông tin giá trị,…). Đừng quá cố gắng bán hàng…
– “TINH TẾ” chèn vào các nội dung BÁN HÀNG hợp lý, nhưng cũng đừng quá
lạm dụng. Nên trao giá trị đủ lớn để nhận được sự ủng hộ thay vì cố gắng ép

friends mua sản phẩm của mình
– Show những thơng tin về công việc & sản phẩm + kèm các giá trị gì đó. Để
friends biết bạn đang làm gì??? -> Khi phát sinh nhu cầu tự khắc sẽ liên hệ
hay giới thiệu khách hàng cho bạn
– Nếu các post dài thì nên có TIÊU ĐỀ & VIẾT HOA tiêu đề đó, cần một tiêu đề
đủ thu hút
– Xen kẽ nhiều loại nội dung khác nhau, độ ngắn dài khác nhau
– Nên chèn ảnh cá nhân vào các status (một cách rất tốt để có reach & xây
dựng nhận diện thương hiệu cá nhân)
– Có CHẤT RIÊNG (hạn chế copy hay giống profile của một ai khác)
– Nếu có kỹ năng nói tốt, hãy livestream để tương tác với users & bán hàng
trên các livestream đó
–…
7. CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG TƯƠNG TÁC CAO & VIRAL NỘI DUNG:
– Đặt câu hỏi, các post thảo luận
– Tương tác với bạn bè để nhận được phản hồi ngược lại (có thể thủ cơng
hoặc tool)
– Đăng post “lọc tương tác” & thực hiện việc lọc tương tác ở những thời điểm
có reach thấp


– Quan sát & mô phỏng các nội dung khác có reach tốt để làm được điều
tương tự
– Đăng các nội dung theo trend, gây tranh cãi, hài hước,… (loại nội dung này
sẽ giúp có reach rất tốt)
– Chia sẻ thông tin thực sự giá trị & khác biệt
– Tặng quà, tặng tài liệu, tặng khóa học, tặng phần mềm MIỄN PHÍ (nếu có)
– Tham gia các GROUP về chủ đề bạn chia sẻ & đăng bài viết tại đó (rất quan
trọng, quá trình này sẽ thu hút thêm rất nhiều follow)
– Cố gắng chèn THƯƠNG HIỆU hoặc domain website vào hình ảnh. “Tinh tế”

để tránh phản cảm, điều này sẽ giúp thương hiệu của bạn có nhận diện rất
tốt
– Bài viết CHẤT tự khắc sẽ được viral. Tức users sẽ chia sẻ chúng hoặc copy
đăng tải lại. Một số page/group lớn các admin cũng có thể đăng lại post của
bạn
– Chia sẻ VIDEO VIRAL (loại video giải trí hay mang tính thời sự có hàng triệu
lượt view). Cái này phù hợp với đăng trên fanpage hơn, nhưng profile cũng có
thể áp dụng
– Nếu có thể, chủ động liên hệ các page cùng chủ đề để đề xuất nội dung cho
admin đăng tải lại (cách này giúp chuyển đổi tốt hơn thay vì chờ đợi)
– Call action phù hợp để có nhiều lượt thảo luận, lượt share
–…
=> LÀM TỐT. Mỗi nội dung chất lượng, có thể tiếp cận 100.000 reach. Bản
thân mình & ATP Team đã có khá nhiều case như vậy. Con số này thực tế
khơng khó, chỉ cần 1 nội dung đăng tốt trên profile & 10-20 groups chất lượng
thì sẽ có lượt reach đó thơi. (Mình hi vọng post này đạt được KPI trên)
8. CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC GROUP:
– Xây dựng 1-3 group riêng theo ngách chủ đề mình muốn phát triển. Chủ
động add thành viên & xây dựng nội dung hữu ích để thu hút thành viên mới
tham gia (là admin ae sẽ có rất nhiều lợi thế)
– Tham gia đều đặn 5-10 groups khác mỗi ngày, các nhóm có reach tốt &
được kiểm duyệt (tạo danh sách nhóm chất & đăng bài thường xuyên ở đó)
– Tạo thiện cảm & mqh tốt với các admin khác. Chia sẻ nội dung hữu ích tại
đó! (Đừng bán hàng mà chỉ tập trung sharing những gì hữu ích nhất)
– Mỗi ngày đặt 3-5 post phù hợp trên các group khác nhau. Khai thác lại
content cũ trước đó (chú ý đừng copy 100% sẽ bị giảm reach, vì thế hãy edit
tiêu đề, hình ảnh & một chút nội dung để phù hợp)
–…
9. HIỂU HÀNH VI USERS CẦN GÌ TRÊN FB CÁ NHÂN:
– Users muốn theo dõi chuyên gia, những ai thường xun chia sẻ các thơng

tin có giá trị
– Tham gia các group & theo dõi topic mà họ quan tâm (các chủ đề quan tâm
có thể thay đổi theo thời gian)
– Users cần tính tương tác qua lại, tức sẽ “vui hơn” nếu bạn phản hồi các
comment & tương tác ngược lại với các post của họ
– Users tin tưởng một profile THẬT & có đầy đủ thơng tin (cơng việc, thơng tin
khác, hình ảnh, gia đình,…)
– Nhóm nam sẽ thích tương tác với nữ & ngược lại.
–…


HÀNH VI MUA HÀNG TRÊN Fb CÁ NHÂN:
– Muốn sự chủ động, không bị chèn ép hay chào mời mua hàng
– Muốn mua hàng giá rẻ hơn khi tiếp cận trực tiếp người bán trên trang cá
nhân
– Muốn sự support tận tình thơng qua chính kênh bán hàng này từ người bán
(được tư vấn)
– Thông qua kênh này, khách hàng có q trình quan sát & tin tưởng để ra
quyết định mua hàng cao hơn
– Là kênh chăm sóc & tương tác sau bán hàng
–…
10. HIỂU THUẬT TOÁN CỦA FB VỚI TRANG CÁ NHÂN:
– AI FB nhận ra post sao chép, do đó các nội dung trùng lặp đăng tải lại sẽ
kém reach (nếu sử dụng trùng nội dung, hãy edit tiêu đề, ảnh,…)
– Những bạn bè mới kết nối sẽ có tương tác tốt hơn (tức nhìn thấy post của
nhau trên newfeed, điều này có lợi nếu bạn chăm chỉ lọc bạn & kết nối friends
mới)
– Fb ưu tiên hiển thị post với những users có hành vi tương tác gần đây với
bạn (nếu họ không tương tác 5-10 lần các post gần đây, thì dần dần sẽ mất
kết nối nhau trên newfeed)

– Các post có tương tác tốt, sẽ có xu hướng viral thêm nhóm bạn của bạn
(hoặc nhóm có bạn chung nhất định)
– Lượt share giai đoạn gần đây đã bị giảm reach khá nhiều
– Thỉnh thoảng Fb bóp reach hoặc update gì đó nên có thể bị giảm tương tác
vài ngày. Đừng quá lo lắng!
– Nick mới sẽ dễ bị checkpoint giai đoạn đầu. Nick lâu năm sẽ trust hơn. Kết
bạn với nhóm có bạn chung cao sẽ tránh được check thay vì nhóm bạn xa lạ
– Mỗi ngày chúng ta hồn tồn có thể gửi cả nghìn requests mà chẳng vấn đề
gì cả. Nhưng đừng làm với tốc độ quá nhanh có thể bị block tính năng tạm
thời
– ĐỪNG SPAM & lạm dụng tính năng nào đó quá đáng!
– Chúng ta có thể add bạn bè thủ cơng hoặc bằng tool vào nhóm 200-300
lượt/ngày (làm “quá tay” có thể bị block 1 tuần)
– Mời bạn bè like fanpage cũng tương tự mà chẳng sợ block hay ảnh hưởng gì
–…
11. NHỮNG RÀO CẢN CẦN VƯỢT QUA KHI ÁP DỤNG!
– Sự lười biếng, muốn có kết quả nhanh!
– Sự tự ti, ngại ngùng, sợ người khác đánh giá
– Rào cản về tri thức, trải nghiệm & kỹ năng viết/video. Thực tế nếu không
RÈN LUYỆN & chấp nhận sự thiếu sót của bản thân để hồn thiện, thì bạn
chẳng bao giờ tiến bộ được!
– Không dám THỂ HIỆN BẢN THÂN, show những trải nghiệm, đúc kết lên
mạng xã hội
– Tốn thời gian sản xuất nội dung chất lượng. (Bạn có sẵn sàng bỏ ra 3-4h
tương tự mình làm với bài viết này để có thể tiếp cận >100.000 users?)
– Chán nản & lười nhác khi khơng có kết quả. Đây là hoạt động cần sự “TINH
TẾ” & “TỈ MỈ”, đặt TÂM HUYẾT rất nhiều vào hoạt động này mới mong có kết
quả
– Chăm chỉ lọc tệp bạn bè, tìm kiếm nhóm chất & sharing thường xun trên
đó

–…


12. MỤC TIÊU VỀ CÁC CON SỐ:
– 500-1000 requests mỗi ngày
– Lọc & làm mới tệp bạn bè sau 1-2 tháng
– Có 2-3 nick full bạn & có thêm càng nhiều follow càng tốt
– Cố gắng tiếp cận >100.000 reach mỗi tháng để có kết quả đủ tốt
– Cố gắng tạo ra 10-20 leads mỗi ngày từ kênh bán hàng này
– Chăm chuyển đổi để có 1-3 khách hàng/ngày. Quản lý trạng thái & chăm
sóc lại tốt khách hàng tốt hơn bởi phần mềm CRM Profile
– Mỗi post nên có >100 like, nếu dưới con số này cố gắng cải thiện reach
bằng việc lọc lại tệp & cải thiện nội dung
– Tìm sản phẩm/dịch vụ để tạo ra kết quả ổn. Khai thác kênh bán hàng này để
tạo ra hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu mỗi tháng mà không phụ
thuộc vào ads
–…
13. KEYS NHẤN MẠNH & TỔNG KẾT NỘI DUNG:
– Kênh tiếp cận này có thể giúp bạn kiếm trăm triệu mỗi tháng
– TỆP BẠN BÈ rất quan trọng
– Chủ động gửi kết bạn đúng tệp đều đặn để có 5000 bạn bè đầu tiên
– Content chất & xuất hiện được nhiều tại các groups khác
– Đừng cố gắng bán hàng, hãy nỗ lực tạo ra giá trị lớn
– Hãy bắt đầu NGAY & đừng cầu toàn
– Liên tục làm mới bản thân & friend list để có tương tác tốt hơn
– Mở rộng với các kênh khác để tăng nhận diện & sự chuyển đổi
– Ae cần một MHKD & Sản Phẩm có biên lợi nhuận đủ tốt để có chuyển đổi
tốt. Từ đó kênh tiếp cận này mới phát huy tốt sức mạnh được!
–…
ĐẶT BIỆT: với những ae đã làm tốt hoạt động này, nắm vững KỸ NĂNG & từ đó

SCALE đào tạo/hướng dẫn cho đội nhóm cùng làm được kết quả tương tự
mình. Từ đó nhân bản kết quả kinh doanh & có thể kiếm tiền tỷ mỗi tháng…
Mỗi doanh nghiệp, đội sales, thậm chí marketers cũng nên ứng dụng kênh
này để có TÀI NGUYÊN CHỦ ĐỘNG, giúp công phát triển triển tốt.

54 THUẬT NGỮ THƠNG DỤNG GIÚP BẠN TRỞ
THÀNH DÂN MARKETING CHÍNH HIỆU!
1. Affiliate Marketing là gì? Affiliate marketing là hình thức Tiếp thị qua đại lý,
là hình thức một Website liên kết với các site khác (đại lý để bán sản
phẩm/dịch vụ. Các Website đại lý sẽ được hưởng phần trăm dựa trên doanh
số bán được hoặc số khách hàng chuyển tới cho Website gốc. Amazon.com là
công ty đầu tiên đã thực hiện chương trình Affiliate Marketing và sau đó đã có
hàng trăm công ty (Google, Yahoo, Paypal, Clickbank, Chitika, Infolinks,
Godaddy, Hostgator&hellip áp dụng hình thức này để tăng doanh số bán hàng
online trên mạng.
2. Advertiser: Chỉ những nhà quảng cáo, các doanh nghiệp quảng cáo trên
internet (Advertiser thường đi đôi với Publisher)


3. Ad Network – Advertising Network: Chỉ một mạng quảng cáo liên kết nhiều
website lại và giúp nhà quảng cáo – có thể đăng quảng cáo cùng lúc trên
nhiều website khác nhau. Google, Chitika, Infolinks, Admax… là những ad
networks lớn trên thế giới. Tại Việt Nam hiện có một số Ad networks như:
Ambient, Innity, Admarket của Admicro…
4. Adwords – Google Adwords là gì: Google Adwords là hệ thống quảng cáo
của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả
tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của
Google. Google Adwords còn thường được gọi là Quảng cáo từ khố, Quảng
cáo tìm kiếm…
5. Adsense – Google Adsense là gì: Google Adsense là một chương trình

quảng cáo cho phép các nhà xuất bản website (publisher) tham gia vào mạng
quảng cáo Google Adwords, đăng quảng cáo của Google trên website của
mình và kiếm được thu nhập khi người dùng click/hoặc xem quảng cáo.
6. Analytics – Google Analytics: Là cơng cụ miễn phí cho phép cài đặt trên
website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website
đó.
7. Banner: (Biểu ngữ) Banner là một ảnh đồ hoạ (có thể là tĩnh hoặc động)
được đặt trên các trang web với chức năng là một công cụ quảng cáo.
8. Booking: Chỉ việc đặt mua chỗ đăng quảng cáo trên các trang mạng/hoặc
đặt đăng bài PR trên báo điện tử
9. Content – content Marketing – tiếp thị nội dung: thông điệp hay nội dung
quảng cáo hay được dùng để quảng cáo, hay truyền tải đến khách hàng
nhằm đạt được mục đích đã được định ra sẵn.
10. CTR – Click through Rate: Là tỷ lệ click chia số lần hiển thị của quảng cáo.
Trong tất cả các hình thức quảng cáo trực tuyến thì quảng cáo qua cơng cụ
tìm kiếm Google Adwords hiện có CTR cao nhất (trung bình khoảng 5%, cao
có thể lên tới 50%), hình thức quảng cáo banner có CTR thấp, thậm chí chỉ
đạt dc 0.01%.
11. CPA – Cost Per Action là gì: CPA Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa
trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm/điền form đăng ký/gọi
điện/hay gửi email… sau khi họ thấy và tương tác với quảng cáo.
12. CPC – Cost Per Click là gì: CPC Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa
trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. CPC đang là mơ hình tính giá phổ biến
nhất trong quảng cáo trực tuyến.
13. CPM – Cost Per Mile (Thousand Impressions) là gì?: CPM Là hình thức tính
chi phí dựa trên 1000 lần hiển thị của quảng cáo.
14. CPD – Cost Per Duration là gì: CPD Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa
trên thời gian đăng quảng cáo (1 ngày, 1 tuần, 1 tháng&hellip. Hiện hình thức
này chỉ cịn tồn tại ở Việt Nam, các nước có ngành quảng cáo trực tuyến phát
triển đã bỏ hình thức này từ rất lâu.



15. Contexual Advertising là gì: Contextual Advertising là hình thức hiển thị
quảng cáo dựa trên nội dung của trang web, hoặc dựa trên hành vi tìm kiếm
của người dùng.
16. Click Fraud – Fraud Click là gì: Click Fraud hay Fraud Click là những click
gian lận có chủ ý xấu nhằm làm thiệt hại cho các nhà quảng cáo hoặc mang
lại lợi ích khơng chính đáng cho người click. Fraud Click là một vấn nạn tại
Việt Nam, chủ đề này thậm chí đã được BBC nhắc tới trong một bài viết nói về
quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.
17. Content Networks: là thuật ngữ nói đến hệ thống các trang web tham gia
vào mạng quảng cáo Google Adsense nhằm mục tiêu tạo thu nhập khi đặt
các quảng cáo của Google. Các Advertiser cũng có thể lựa chọn quảng cáo
của mình xuất hiện trên Content Networks khi sử dụng hình thức quảng cáo
Google Adwords.
18. Conversion – Conversion Rate là gì: Conversion Rate là chỉ số thể hiện tỷ
lệ khách hàng thực hiện một hành vi sau khi xem/click vào quảng cáo, hành
vi đó có thể là mua hàng/điền vào form, gửi email liên hệ, gọi điện… Đây là
chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, chỉ số này có
thể cho biết được doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để có được một
khách hàng (hoặc 1 khách hàng tiềm năng).
19. Dimension: Kích thước của quảng cáo, theo tiêu chuẩn của IAB thì dưới
đây là một số kích thước quảng cáo hiệu quả nhất: 336x280px, 300x250px,
728x90px, 160x600px
20. Doorway Page: Một trang web (chỉ một trang đơn lẻ) được xây dựng nhằm
mục đích tối ưu để có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm với một số từ
khoá nhất định. Thuật ngữ này thường được các đơn vị làm SEO áp dụng để
triển khai SEO cho website của khách hàng.
21. Demographics: Thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng được các
doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng

trong chiến dịch quảng cáo của họ. Các thuộc tính cơ bản như: Độ tuổi, Giới
tính, Tình trạng hơn nhân, Thu nhập…
22. Display Advertising là gì: Display Advertising là thuật ngữ chỉ Quảng cáo
hiển thị, là hình thức quảng cáo banner trên các báo điện tử, hay quảng cáo
banner/rich media qua các mạng quảng cáo.
23. Geo Targeting/Geographic: Là hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị
trí của khách hàng. Quảng cáo sẽ xuất hiện tương thích với vị trí địa lý của
khách hàng. Hình thức này hiện chưa phổ biến ở Việt Nam do việc xác định vị
trí dựa theo IP giữa các địa phương tại Việt Nam chưa rõ ràng
24. Forum seeding là gì? Forum seeding/Nick seeding/Online seeding là hình
thức truyền thơng trên các diễn đàn, forum nhằm mục đích quảng bá sản
phẩm/dịch vụ bằng cách đưa các topic/comment một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ.


25. Facebook Marketing: Marketing, quảng bá thương hiệu, sản phẩm trên
mạng xã hội Facebook
26. Facebook Post: Bài đăng trên Facebook. Có thể là lên tường facebook cá
nhân hoặc trên fanpage
27. Facebook ads – facebook advertising: Quảng cáo trên facebook và sử
dụng những dịch vụ mà facebook cung cấp.Hybrid Pricing Model: Là một mơ
hình tính giá trong Online Marketing kết hợp giữa CPC và CPA (hoặc đôi khi
kết hợp giữa CPC, CPA, CPM).
28. Impression: là thuật ngữ chỉ số lần xuất hiện của quảng cáo, đôi khi chỉ số
này không phản ánh chính xác thực tế vì có thể quảng cáo xuất hiện ở cuối
trang nhưng người dùng không kéo xuống tới quảng cáo đó vẫn có thể được
tính là 1 impression.Keyword – Từ khố: Khi bạn tìm bất cứ những thơng tin
nào bạn muốn hãy đánh vào cơng cụ tìm kiếm và sử dụng những từ khóa. Ví
dụ bạn có thể dùng từ khóa “vietnam”, “vietnamese” hay “vietnam
informations” để tìm kiếm thông tin về Việt Nam trên mạng Internet.

29. KPI – Key Performance Indicator: Là các chỉ số để đánh giá hiệu quả của
một chiến dịch quảng cáo.
30. Landing Page: là một trang web (khác với 1 website) được tạo ra nhằm
mục đích thu hút người truy cập trong chiến dịch quảng cáo, Landing Page có
mục tiêu là chuyển đổi từ khách truy cập trở thành khách hàng thông qua
Form đăng ký, Form liên hệ…, Ngồi ra Landing Page cịn là thuật ngữ dùng
chỉ trang đích của một chiến dịch SEO, hay quảng cáo Adwords, Quảng cáo
banner…
31. Meta “Dscripetion” Tag – Thẻ Meta “Description”: Cơng cụ tìm kiếm cho
phép bạn ở bất kỳ đây cũng có thể sử dụng từ 135 đến 395 ký tự trong thẻ
Meta “Description”. Bởi vì ở đây chính là cái sẽ hiển thị site của bạn cho tất cả
những người truy cập cơng cụ tìm kiếm và đảm bảo rằng
135 ký tự đầu sẽ hiển thị chính xác website của bạn.
32. Meta “keywords” Tag – Thẻ Meta “từ khố”: Đây chính là nơi chính xác
cho các từ khoá. Danh sách từ khoá của bạn cần ngắn gọn, sử dụng cả từ đơn
và cụm từ. Phần lớn những người truy cập cơng cụ tìm kiếm đơi khi gõ từ
khố sai và vì thế bạn cần có danh sách các từ khoá đánh sai.
33. Meta Tag – Thẻ Meta: Meta Tag: cung cấp các từ khoá và những thông tin
cụ thể. Những người truy cập trang web sẽ khơng nhìn thấy thơng tin này nếu
như họ khơng xem mã nguồn.
34. Newbie: là thuật ngữ có nghĩa là Người mới – Thuật ngữ này thường áp
dụng cho những người chưa biết sử dụng máy tính và Internet hoặc mới tham
gia vào một lĩnh vực nào đó liên quan tới internet. Bạn đang mày mị tìm hiểu
về Google Adsense? Bạn là một newbie về Adsense, hay bạn là một người
đang tập chăn gà.


35. Online Marketing (Marketing Online là gì: Online Marketing là hình thức
marketing dựa trên các cơng cụ của internet. Online Marketing bao gồm
nhiều cơng cụ/hình thức như: Display Advertising, SEM – Search Engine

Marketing, Email Marketing, Social Marketing…
36. Organic Search Result: là kết quả tìm kiếm tự nhiên trong trang “kết quả
tìm kiếm” của Google.
37. Pageviews: Số trang web được mở – Chỉ số này tác động đến thu nhập
của publisher khi tham gia vào các mạng quảng cáo. Pageviews càng cao
càng mang lại nhiều Impression và Click và giúp làm tăng thu nhập.
Pageviews của website còn thể hiện độ lớn của website đó.
38. Paid Listing: Thuật ngữ này thể hiện việc phải trả tiền để được xuất hiện
trên 1 website, đó có thể là trang kết quả tìm kiếm của các Search Engine
hay một trang web danh bạ nào đó.
39. PPC – Pay Per Click: tương tự như CPC
40. PPL – Pay Per Lead; PPS – Pay Per Sale: tương tự như CPA
41. Payment Threshold: là mức thu nhập tối thiểu để yêu cầu thanh toán. Là
mức thu nhập tối thiểu mà bạn phải đặt được trước khi muốn yêu cầu thanh
tốn từ các mạng Affiliate. Ví dụ, với Google Adsense mức tối thiểu là 100
USD, Chitika và Infolinks mức tối thiểu là 50 USD. Mức Payment Threshold còn
phụ thuộc vào hình thức thanh tốn (Payment Method) mà bạn lựa chọn. Ví
dụ thanh tốn qua Western Union, Paypal hay Check…
42. Pop Up Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới khi bạn
ghé thăm một website nào đó. Hình thức này dễ gây phản cảm và khơng
được người dùng hưởng ứng.Pop Under Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị
trong một cửa sổ mới phía dưới cửa sổ hiện tại. Hình thức này cũng khơng cịn
được áp dụng phổ biến.
43. Publisher: Thuật ngữ nói đến những nhà xuất bản website, những người
sở hữu website/ hoặc chính 1 website nào đó. Publisher tham gia đặt các
quảng cáo cho các Advertiser và có được thu nhập. Tại Việt Nam có nhiều
publiser lớn như: Vnexpress, 24h.com.vn, Dantri, Ngoisao.net, Zing…
44. ROI – Return on Investment: Hiệu quả trên ngân sách đầu tư. Chỉ số này
thường kết hợp với CPA để biết được để có một khách hàng doanh nghiệp
phải tốn bao nhiêu chi phí, và sau cả chiến dịch với 1 khoản ngân sách nhất

định thì doanh nghiệp thu lại được hiệu quả gì?
Chỉ số ROI - Return on Investment
45. Search Engine Marketing: Marketing qua cơng cụ tìm kiếm, bao gồm
Google Adwords và SEO
46. SEO – Search engine optimization: Tối ưu hố (cho) động cơ tìm kiếm. Tập
hợp các phương pháp làm tăng tính thân thiện của Website đối với động cơ
tìm kiếm với mục đích nâng thứ hạng của Website trong trang kết quả tìm
kiếm theo một nhóm từ khố mục tiêu nào đó.


47. SERP – Search Engine Result Page: là trang kết quả tìm kiếm được hiển thị
sau khi người dùng thực hiện một thao tác tìm kiếm.
48. Sitemap – Bản đồ/sơ đồ website: Có hai loại Sitemap:
48.1. Sitemap dành cho Search Engine thường có định dạng sitemap.xml,
giúp các Search Engine dễ dàng craw thông tin trên website
48.2. Sitemap dành cho người dùng giúp người dùng dễ dàng theo dõi và tìm
hiểu website. Social Media hay Social Marketing là hình thức marketing thông
qua các mạng xã hội, ứng dụng mạng xã hội vào việc làm marketing. Social
Networks: là tên gọi chung cho các mạng xã hội. Social Networks có thể được
chia thành nhiều nhóm lĩnh vực:
• Mạng chia sẻ video: Youtube, Vimeo, Daily Motion, Clip.vn…
• Mạng chia sẻ hình ảnh: Flick, Picasa, Photobucket, Upanh.com, Anhso.net…
• Mạng chia sẻ âm nhạc: Zing Mp3, Nhaccuatui, Yahoo Music, Nhacso.net,
Nghenhac.info…
• Mạng kết bạn: Thegioibansi, Facebook, ZingMe, Go.vn, Linkedin, Myspace,
Google+, Truongxua.vn
• Mạng cập nhật tin tức: Twitter, thegioibansi,...
• Các diễn dàn/Forum: Danh sách diễn đàn ở VN và nước ngồi có rất nhiều
và phổ biến
• Mạng hỏi đáp: Yahoo Hỏi đáp, Thế giới bán sỉ, Google hỏi đáp…

• Mạng chia sẻ kiến thức, tài liệu: Tailieu.vn, Slideshare, Docstoc,...
• Và cịn rất nhiều trang web khác cũng được xếp vào là Social Networks
49. SSL – Secure Socket Layer – Lớp bảo mật SSL: Với cơ chế này, khách hàng
của bạn khi trao cho bạn các số thẻ tín dụng sẽ tin tưởng rằng các thông tin
cá nhân bao gồm cả số thẻ tín dụng sẽ khơng bị đánh cắp qua Internet.
50. Skycraper: Một kích thước quảng cáo phổ biến và được IAB khuyến khích
sử dụng, kích thước 160x600px hoặc 120x600px
51. Unique Visitor là gì: Unique Visitor là chỉ số thể hiện số người truy cập duy
nhất/không bị trùng lặp vào 1 website nào đó trong 1 khoảng thời gian. Ví dụ,
trong 1 ngày bạn và xem website 2 lần, mở tổng cộng 6 trang thì sẽ được tính
là: 1 visitor, 2 visits, 6 pageviews.
52. Usability: Thuật ngữ online marketing này thể hiện sự tiện dụng, tính dễ
sử dụng của website đối với người dùng.
53. Visit: Số lượt ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor
54. Visitor: Số người ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor
CÔNG THỨC BIẾN NGƯỜI DƯNG THÀNH KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH CỦA
BẠN
Một khách hàng đi ngang qua cửa hàng của bạn, điều gì khiến cho họ thích
thú và muốn đi vào? Sau khi đi vào rồi, điều gì khiến cho họ “mua” một cái gì


đó và sau này lại tiếp tục quay trở lại mua lần 2 lần 3? Trên nền tảng online
cũng vậy, tại sao một NGƯỜI DƯNG lại muốn mua hàng?
Mọi thứ chúng ta làm đều nằm trong một công thức nào đó, quảng cáo và
bán hàng cũng thế. Và PHỄU BÁN HÀNG một trong những công thức quan
trọng nhất của bất kì ngành nghề kinh doanh nào.
PHỄU BAO GỒM NHỮNG GÌ?
Đầu tiên, chúng ta làm quen với “7 trạng thái khách hàng”:
7 Trạng thái bao gồm: Niche (thị trường), Leads (khách hàng tiềm năng),
Buyer (người mua), Customer (khách hàng), Member (thành viên), Fan (khách

hàng trung thành), Referal (người giới thiệu).
7 trạng thái khách hàng này là một hành trình khách hàng, là những bước mà
chúng ta sẽ chuyển đổi họ, khiến họ móc hầu bao và trả phí cho những dịch
vụ, sản phẩm của mình. ĐÂY LÀ MỘT
CƠNG THỨC.
1. Niche: thị trường
Đây là bước đầu phễu, khách hàng đang nằm trong 1 thị trường nào đó, và
việc của chúng ta là phải kết nối tới họ. Thông thường, để kết nối tới khách
hàng thì chúng ta có những cách:
– Chạy quảng cáo: Facebook, Google, Zalo, email marketing, KOls v.v…..
– Quảng cáo 0đ: Bán hàng Profile (đi kết bạn, tương tác), Inbound Marketing,
livestream, SEO …..
– Xây dựng Brands, thương hiệu….
2. Leads: Khách hàng tiềm năng:
Một khi họ đã kết nối với chúng ta, biết chúng ta là ai, nhận diện chúng ta là
một người bán hàng uy tín, có thể tin tưởng, trao cho họ nhiều giá trị. Họ sẽ
ghi nhớ chúng ta lần 1. Khi đó, càng lúc chúng ta càng phải khiến cho họ
THẤY chúng ta nhiều hơn, càng thấy nhiều càng tốt bằng cách:






Remarketing (tiếp thị lại)
Xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi kênh
Tương tác thường xuyên, liên tục với khách hàng
Gom khách hàng về 1 mối (fanpage, group, website)
…..


3. Buyer: Khách mua hàng
Khi họ đã thấy chúng ta thường xuyên, tương tác với chúng ta trong thời gian
dài, họ sẽ có xu hướng tin tưởng và “muốn tương tác” với chúng ta. Nếu họ
cảm thấy phiền thì họ đã block chúng ta từ sớm rồi, nhưng người đã tương tác
với chúng ta 4-5-10 lần ở tất cả các kênh là những người sẽ có xu hướng
“muốn nhận thêm giá trị” mà chúng ta trao ra.
Tới bước này, chúng ta sẽ trao cho họ một “sản phẩm mồi” (bước đầu trong
phễu) bằng các cách sau:


– Khuyến mãi
– Tặng quà (minigame)
– Dùng thử
– Offline, workshop, training
– Cho tặng (trao giá trị)
– Sản phẩm giá rẻ (sản phẩm mồi)
– ….
Lưu ý: phải lưu giữ đầy đủ thông tin các khách hàng đã sử dụng “sản phẩm
mồi” để áp dụng cho bước tiếp theo: Họ tên, SĐT (Zalo)…
4. Customer: Khách hàng
Khách hàng sau khi nhận một giá trị gì đó từ chúng ta, hoặc mua 1 sản phẩm
giá rẻ thì họ đã có “hành động mua hàng”. Từ hành động mua hàng đó mình
có “lý do” để tiếp cận họ, để chuyển đổi họ thành mộ khách hàng thực thụ
(mua sản phẩm chính của chúng ta) và từ đó họ được liệt kê vào “khách hàng
mua hàng”. Để kích thích khách hàng mua hàng thì chúng ta phải:
– Đăng bài bán hàng kích cầu
– Tư vấn khách hàng
– Liên hệ lại với những khách đã dùng thử
– Có quy trình tư vấn, quy trình chốt với các khách dùng thử
– Đăng các feedback KH, các Proof (bằng chứng)… tạo khao khát cho khách

hàng
– ….
Ở bước này, chúng ta bằng mọi cách phải tác động tới những người trong list
Buyer, khơng được để sót bất cứ khách hàng nào và quan trọng nhất là phải
tạo ra “bước chuyển đổi” phù hợp với nhóm khách hàng (phân khúc khách
hàng). VD:đ ối với sp phân khúc thấp thì bước chuyển đổi là giảm giá, khuyến
mãi, mua 1 được 4, đồng giá…. Đối với sản phẩm tầm trung có thể là combo,
mua hàng tặng quà, thêm giá trị…. Đối với sản phẩm cao cấp thì mua hàng
tặng dịch vụ, cam kết gói bảo đảm…..
5. Member: Thành viên
Đây là một bước cực kỳ quan trọng để tạo ra doanh thu cấp số nhân cho
thương hiệu.
Bán hàng lần đầu không đem lại thu nhập lâu dài (bán hàng lần đầu chỉ cần
không lỗ là được, bù lại chúng ta sẽ có thương hiệu, có tệp khách hàng), mà
phải tạo ra khách hàng trung thành, khách hàng mua lần 2 3 4…. chúng ta
mới tạo ra doanh thu ổn định theo thời gian (hay còn gọi là giá trị thương
hiệu).
Ở bước này, bắt buộc chúng ta phải gom họ về 1 đầu mối duy nhất để chăm
sóc, hoặc ít ra cũng phải thường xun xuất hiện trước mặt họ để tạo nên sự
an tâm… đây gọi là bước “CỦNG CỐ LÒNG TIN sau mua”. Các cách có thể
dùng:
– add khách hàng vào 1 group hỗ trợ (Facebook, Zalo….)
– Gửi SMS hỏi thăm khách hàng sau sử dụng


– Upsale khách hàng (thực ra upsale cũng là một trong những hình thức quan
tâm khách hàng)
– Tạo cho họ một “chức danh” (dạng membership)
– Tặng cho họ một phần quà danh dự (quà lưu niệm)
– Theo dõi quá trình sử dụng của họ theo thời gian (tùy sản phẩm)

– Xin feedback từ khách hàng.
– Vinh danh khách hàng trên các kênh truyền thông (đăng feedback chẳng
hạn)
– Lưu giữ album khách hàng (hình thức khá hay)
– Nhờ vả khách hàng (cái này cần phải rất tinh tế, chẳng hạn nhờ họ share
bài, post bài chẳng hạn)
– …….
Khi khách hàng được trao đủ sự quan tâm, chăm sóc và kết quả sử dụng của
họ tốt thì chắc chắn họ sẽ trở thành một thành viên của chúng ta hay nói
đúng hơn, họ sẽ trở thành khách quen
6. Fan + Referral
Khi một người thân hỏi bạn nên mua điện thoại gì, bạn sẽ trả lời là android
hay iphone? Khi một người hỏi bạn nên mua quần áo ở đâu, bạn sẽ trả lời
shop nào?…. Mọi sản phẩm, thương hiệu mà bạn nói ra đã trở thành thói
quen, qn tính và như một phần của bạn rồi nên bạn sẽ nói ra thương hiệu
đó trong vơ thức. Một sự đồng điệu sâu sắc giữa người dùng và thương hiệu.
Để khách hàng đạt được tới cảnh giới này thì chúng ta cần đúng 1 thứ đó
chính là THỜI GIAN. Hãy ln ln hỗ trợ họ như cấp bậc member, và theo
thời gian dài thì chúng ta sẽ có được sự giới thiệu của họ.
KẾT: “Một khi bạn đã có cơng thức rồi, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng”. Điều
quan trọng là bạn có nghiệm ra công thức hay không. TẤT CẢ MỌI THỨ
CHÚNG TA LÀM ĐỀU NẰM TRONG NHỮNG CÔNG THỨC
TỔNG HỢP 40 CƠNG CỤ HỮU DỤNG DÀNH CHO DÂN MARKETING
(01) 22 Cơng cụ hỗ trợ Marketing dành cho dân Digital Marketing,
SEO và MMO
1. Keyword Research – Các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa
2. Link Analytics – Các cơng cụ phân tích Backlink
3. Webmaster Tools – Các cơng cụ dành cho Webmaster
4. Website Speed – Các công cụ kiểm tra tốc độ website
5. Website Audit – Các cơng cụ phân tích website

6. Rank Checking – Các công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa
7. Competitor Analysis – Các cơng cụ nghiên cứu đối thủ
8. Traffic Analytics – Các công cụ phân tích website traffic
9. User Analytics – Các cơng cụ phân tích hành vi người dùng trên website,
bản đồ Heatmap
10. Dynamic Retargeting – Các hệ thống hỗ trợ quảng cáo Dynamic
Retargeting
11. Content Marketing – Các công cụ hỗ trợ về nội dung
12. Social Management – Các cơng cụ quản lí MXH như Facebook, Twitter
13. Social Listening – Các công cụ theo dõi (monitoring), lắng nghe (listening)
Mạng xã hội


14. Email Marketing – Các công cụ hỗ trợ email
15. Domain/Hosting – Các nhà cung cấp tên miền, hosting lớn có uy tín
16. Landing Page – Các cơng cụ hỗ trợ tạo landing page
17. Multimedia Design – Các công cụ hỗ trợ thiết kế hình ảnh, video, icon,
font chữ
18. Chatbox/Livechat – Các công cụ tương tác với người dùng
19. General Tools – Các công cụ chung chung, phục vụ nhiều mục đích
20. Digital Marketing Resources – Các website chuyên về Digital Marketing
(02)
8 Cơng cụ hỗ trợ tìm ý tưởng, theo dõi đối thủ
1. Quora: Là một trang web – nơi bạn có thể đặt topic câu hỏi và nhận câu trả
lời từ những người dùng khác về bất kì chủ đề nào, cộng đồng sẽ bình chọn ra
câu trả lời hay nhất. Các câu trả lời thường có chất lượng cao, bao gồm cả từ
các chuyên gia, vậy nên đây là địa điểm lý tưởng để bạn tìm kiếm ý tưởng và
tham khảo những góp ý của người dùng khác.
2. Reddit: Giống như một kho báu các ý tưởng vô tận. Đây là nơi mọi người có
thể đến và thoải mái nói bất cứ điều gì trong suy nghĩ của mình. Vậy nên

chắc hẳn bạn sẽ tìm thấy những ý tưởng độc đáo, mới lạ dù có phần “thơ” mà
bạn chưa bao giờ nghĩ đến đấy.
3. Google Search: Tất nhiên là không thể bỏ qua ông lớn Google được rồi. Một
thư viện khổng lồ, nơi bạn có thể tìm kiếm gần như tất cả mọi thứ. Chỉ cần gõ
một từ khóa và Google sẽ tự động đưa ra các chủ đề liên quan để bạn tham
khảo. Quá tuyệt phải không nào!
4. Buzzsumo: Là cơng cụ tuyệt vời để tìm kiếm những nội dung đang hot và
được chia sẻ, lan truyền nhiều nhất tại thời điểm hiện tại trong khu vực của
bạn. Chỉ cần nhập từ khóa vào thanh cơng cụ tìm kiếm của Buzzsumo và
trang web sẽ trả về cho bạn những bài viết đang được chia sẻ nhiều nhất về
chủ đề của bạn.
5. Amazon: Nghe có vẻ khơng liên quan lắm nhỉ? Tuy nhiên, bên cạnh việc là
trang web bán hàng, Amazon còn là cách độc đáo để bạn tìm kiếm ý tưởng
nội dung, đặc biệt khi bạn có những chủ đề B2B như tiếp thị, bán hàng…
Chính những đánh giá của người dùng là cơ sở để bạn tìm kiếm những ý
tưởng mới cho những nội dung về kinh doanh.
6. Google Keyword Planner: Đây là một cách vô cùng hiệu quả để tìm kiếm
các chủ đề thú vị và mang lại cho bạn rất nhiều kết quả mà khơng mất bất kỳ
một khoản phí nào. Bạn có thể sử dụng cơng cụ này để tìm kiếm những từ
khóa mà rất nhiều người cũng tìm kiếm mỗi tháng, từ đó giúp nảy sinh ra
những ý tưởng mới, những điều bạn nên viết để bắt kịp xu hướng.
7. KWFinder: Đây là một cơng cụ trả phí. Cũng giống như Google Keyword
Planner, nhưng nếu Google Keyword Planner chỉ tập trung cho những người
sử dụng Google Ads, thì KWFinder sẽ phù hợp hơn với những người làm
Content Marketing, SEO.


8. Feedly: Là một ứng dụng đọc nội dung website/blog cực kì hiệu quả. Từ
cách sắp xếp bố cục đến việc tổng hợp nội dung của họ thực sự khiến người
dùng phải thích thú. Bên cạnh đó cịn có rất nhiều nguồn cho bạn lựa chọn.

Đây là một công cụ “Must-have” đối với dân làm Content Marketing. Bạn sẽ
dễ dàng theo dõi những nội dung mới mà khơng bỏ sót bất cứ thứ gì. Bởi vì,
bạn sẽ nhận ngay được thơng tin khi có bài viết mới liên quan đến topic mà
bạn đã nhấn theo dõi.
(03) 2 Công cụ soạn thảo văn bản, nội dung
1. Google Docs dùng để soạn thảo văn bản, đây là một công cụ khá phổ biến
của Google. Nó có chức năng giống Microsoft Word – trình quản lý văn bản
phổ biến nhất trên thế giới, và cịn được cài đặt sẵn các tiện ích mở rộng khác
nữa.
2. WordPress: Đa số website hay các blog đều đang sử dụng mã nguồn của
WordPress. Công cụ này cung cấp cho bạn trình Editor, soạn thảo văn bản với
rất nhiều tính năng hữu ích cùng hàng nghìn plugin khác được hỗ trợ.
Với các nội dung Infographic, bạn có thể sử dụng những công cụ ở phần biên
tập Fanpage FB
(04) 4 Công cụ lên lịch viết bài
1. Google Calendar: Là cơng cụ top đầu phải được nhắc đến. Như mình đã giới
thiệu ở trên, ngoài việc sử dụng để làm lịch cá nhân, bạn có thể dùng nó để
lên lịch viết bài, bạn yên tâm là nếu quên việc, Google Calendar sẽ nhắc nhở
bạn ngay.
2. Google Keep: Đây cũng là một ứng dụng khá hữu ích để quản lý lịch viết
bài của bạn.
Ngồi tính năng ghi chú, Google Keep cịn có phần Reminders (Nhắc nhở) cho
phép bạn đặt lịch cho ghi chú. Thật tiện vì Google Keep cho phép bạn tạo
checklist cơng việc, khi hồn thành xong một bài viết, bạn chỉ cần tick vào đó
là xong. Bạn sẽ khơng bao giờ bỏ lỡ bài viết nào đó hay viết bài trùng lặp.
3. Evernote: Tương tự Google Keep thì cũng là công cụ mà chúng ta nên quan
tâm.
4. CoSchedule: Bao gồm các công cụ khá hay dành cho những người làm
Marketing, trong đó có cơng cụ lên lịch viết bài Editorial Calendar
( cho phép bạn lập kế hoạch cho

công việc biên tập của mình.
(05) 4 Cơng cụ đo lường, theo dõi hiệu suất
1.
2.
3.
4.

Google Analytics
Google Search Console
Trình Business Manager của Fb
Ahrefs

60 WEBSITE DẠY BẠN MỌI THỨ TRÊN ĐỜI!


(Tranh thủ thời gian này, lưu lại mà học hỏi đi)
10 WEBSITE HỌC NGOẠI NGỮ CỰC ĐỈNH:
1. Học nhiều ngoại ngữ miễn phí: />2. Học ngoại ngữ trong 200 giờ: />3. Cộng đồng học ngoại ngữ miễn phí:
4. Sử dụng flashcards để học từ vựng:
5. Trang luyện viết tiếng Anh hay: />6. Trang luyện đọc hiệu quả: />7. Trang luyện nói hiệu quả: />8. Trang luyện thi ielts cực hay: />9. Tổng hợp tất cả đề thi tiếng Anh: />10. Từ điển oxford siêu chuẩn:
10 WEBSITE HỌC THIẾT KẾ ĐỒ HỌA:
1. Trang học thiết kế cơ bản nhất cho dân thiết kế: />2. Học Photoshop từ A -Z: />3. Trang học photoshop nâng cao: />4. Kênh học photoshop: />5.
Kênh
Youtube
photoshop
hay
nhất:
/>6. Tham khảo về mã màu sắc:
/> /> /> />7. Website cho download ảnh HD miễn phí:
/> /> /> /> />8. Website tham khảo các sản phẩm thiết kế:


/> />9 WEBSITE HỌC LẬP TRÌNH
1. Hỏi đáp kiến thức cho dân lập trình: />2. Dạy lập trình từ A-Z:
/> />3. Thư viện Javascript, hỗ trợ giao diện: />4. Học lập trình qua game: />5. Thư viện miễn phí HTML, CSS, Javascript: />6. Học code thực hành: />7. Học code web, game, app: />8. Học Boostrap, jQuery, PHP,….: />9. Học code và data science từ A đến Z qua video trực quan tuyệt vời từ các
chuyên gia của Google, Facebook: />9 WEBSITE CÁC KHĨA HỌC ONLINE:
1. Học các khóa online miễn phí từ các trường đại học Anh, Mỹ và các chuyên
gia từ Google, Microsoft …: />

2. Tổng hợp các khóa học Tốn, Lý, Hóa, Kinh tế, Kinh doanh,… hồn tồn
miễn
phí
với
giao
diện

trải
nghiệm
tuyệt
vời:
/>3. Các khóa học về mọi lĩnh vực được giảng dạy tại Đại học Yale:
/>4. Học khóa học vi mơ (thời lượng ngắn) ở bất kỳ đâu, trên bất kỳ thiết bị nào:
https://coursmos.
5. Phát triển kĩ năng với các bài học video online trên giao diện (cả web và
app) cực đẹp: />6. Học công nghệ, kĩ năng sáng tạo và kinh doanh: />7. Học các khóa học sáng tạo miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu thế giới:
/> />8. Học mọi kỹ năng hot nhất cho công việc, từ thiết kế, phát triển
web/app,marketing hay kinh doanh với hàng nghìn khóa học miễn phí và trả
phí từ các chuyên gia trong ngành: />9. Tổng hợp các khóa học miễn phí về mọi lĩnh vực cho mọi người:
/>4 WEBSITE HỌC CÁC KIẾN THỨC MỞ RỘNG:
1. Các bài viết chuyên sâu về khoa học, công nghệ và sức khỏe:
/>2. Tổng hợp các bài diễn thuyết chia sẻ những ý tưởng đột phá nhất về khoa

học,
giáo
dục,
thiết
kế
(nhiều
video

sub
tiếng
Việt):
/>3. Các bài chỉ dẫn chi tiết về mọi thứ từ viết Content Marketing cho đến khởi
nghiệp: />4. Tương tự như Wikihow, Guides.co cung cấp các bài hướng dẫn sinh động và
đẹp mắt về mọi thứ trong cuộc sống: />6 WEBSITE CỰC HAY KHÁC:
1. Học cách chơi cờ miễn phí:
2. Cách mới để học chơi piano online: />3. Gia sư dạy ghita riêng cho thời đại cơng nghệ: />4. Các khóa học miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu thế giới:
/>5. Học tập lập trình 1 – 1 giúp bạn tiến xa hơn trên sự nghiệpl:
/>6. Mỏ vàng các bài viết có thể giúp kĩ năng chụp ảnh của bạn hoàn thiện hơn:
/>#bigman_marketing
NHỮNG BLOG HAY NHẤT VỀ CONTENT MARKETING
Bạn nào thích về marketing có thể học hỏi nhé. Tất cả mọi thứ đều có trên
Google và quan trọng là tinh thần tự học!
1. />Đây là Blog của anh Bùi Quang Tinh Tú, Marketing Director của Ringier AG
Việt Nam. Trang web có nhiều bài viết, bài chia sẻ bổ ích về online marketing,
social marketing, SEO – SEM.
2. />

Trung Đức là Founder & CEO MediaZ (là một trong các cơng ty quảng cáo trực
tuyến có doanh số triệu USD ở Việt Nam).
Trang web chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về marketing.

3. />Là website chính thức của EK, tổng hợp chia sẻ nhiều kiến thức kinh tế, kinh
nghiệm marketing hữu ích.
4. />Là blog của anh Tuấn Nguyễn Phó TGĐ VCCorp, chia sẻ rất nhiều bài viết có
giá trị thực tiễn về Marketing
5. />Hướng dẫn nhiều kiến thức về content marketing
6. />Chia sẻ nhiều kinh nghiệm, thông tin hữu ích về digital marketing
7.
Chuyên về kỹ thuật viết content
8. />Tự học viết content a-z
9. />Nhiều thông tin, chia sẻ hữu ích về content marketing
10. />Cung cấp kiến thức rất hay về SEO
11. />Chia sẻ các tip về SEO cực kỳ hữu ích
12. />TỔNG HỢP 35+ CƠNG CỤ MARKETING HỮU ÍCH CHO MARKETER
CHUYÊN NGHIỆP
1. Thiết kế ảnh/banner
/> /> />2. Tham khảo mẫu Ads
/>3. Extension download toàn bộ ảnh của 1 fanpage, instagram bất kì:
/>4. Tạo Canvas Online
/>5. Quản lý tập trung nhiều mạng xã hội
/> />6. Tạo Infographics
/>7. Dò quét, hỗ trợ sáng tạo nội dung
/> /> />8. Làm Video Intro:

9. Làm video ngắn có chèn hình, video, nhạc, text, nhiều hiệu ứng đẹp
/> />10. Tạo, edit, chỉnh sửa video Online


/>11. Tạo clip, video dạng Animation:
/> /> />12. Ảnh Gif
/>13. Thiết kế banner web chuyên nghiệp

/> />14. Làm thư viện ảnh, slide, clip ngắn:
/>15. Xu hướng mới nhất
/>16. Tối ưu hóa quảng cáo
/> />17. Tối ưu hoá Remarketing
/> />18. Blog tối ưu quảng cáo
/>19. Thống kê mạng xã hội
/>20. Facebook Grapsearch
/>21. Email marketing
/> /> />22. Lấy phản hồi khách hàng
/>23. Live chat support:
/>24. Lấy icon facebook:
/>25. Tùy chọn quảng cáo:
/>26. Tìm kiếm thơng tin khách hàng chính xác:
/>27. Nghiên cứu quảng cáo Facebook:
/> /> />28. Công cụ theo dõi mạng xã hội:
/> /> /> /> /> />29. Công cụ A/B testing:


/> /> /> />30. Đo 20% text FB Ads
/>31. Quét dữ liệu website đối thủ:
/>32. Theo dõi quảng cáo banner của đối thủ:
/>33. Phân tích hành vi người dùng trên website:
/> />34. Phân tích quảng cáo đối thủ:
/>35. Phân tích, Build Landing Page:
/>
#Bigman_Marketing
30 NGUỒN TÀI LIỆU HỌC MARKETING TỐT NHẤT
-----------------Giữa tháng 1 năm 2011 và tháng 1 năm 2015, số lượng công việc được liệt kê
trên trang Indeed với những cái tên như “content marketing” (tiếp thị nội
dung ) hay “content strategy” (xây dựng chiến lược nội dung) tăng gần nhu

350%, vì vậy, tơi nghĩ rằng một vài nhà sáng lập start up như các bạn nên bắt
đầu việc tuyển dụng một hoặc hai marketer.
Nhưng bao nhiêu trong số các bạn thật sự hiểu rõ về digital marketing, đặc
biệt là các ngành marketing trên mạng xã hội hay content marketing? Tôi cho
là không nhiều. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng: Ừm, đó chính là lý do vì sao tơi phải
tuyển người khác về làm cho mình. Điều tơi vẫn cịn nhớ rõ là lời khuyên của
bố tôi rất, rất lâu về trước: “Laura, trước khi con định tuyển dụng ai đó cho
một cơng việc, con nên biết cách tự làm cơng việc đó trước đã.”
Và có mn vàn lý do tại sao lời khun của bố tơi lại đúng đắn đến vậy,
nhưng tha vì khiến bạn bận tâm bởi những lời tranh cãi của tôi, tôi nghĩ rằng
thời gian tốt hơn nên để dành cho việc nói với bạn bạn nên học hỏi những kỹ
năng digital marketing này từ đâu.
Dưới đây là một danh sách vô cùng dễ hiểu (nhưng cũng không quá kinh
khủng) những địa chỉ online tốt nhất để học digital marketing. Hãy thưởng
thức nhé !
1. The Beginner’s Guide to Social Media (Hướng dẫn cơ bản về Mạng xã hội)
Link: />Bởi: Moz, Miễn phí
The Beginner’s Guide to Social Media là một bản hướng dẫn mang tính tương
tác với bố cục đẹp khiến bạn học những điều bạn ưa thích một cách dễ dàng
hơn.
2. Social Media Calendar
Link: />Bởi Twenty 20, Miễn phí
Theo Micah Cohen, Giám đống sản xuất của Twenty20, Twenty20 đã phỏng
vấn hàng trăm giám đốc truyền thông mạng xã hội để sáng tạo ra một cuốn
lịch về nội dung mạng xã hội tuyệt vời nhất, mang lại cho bạn những thông


tin 7 ngày về mọi sự kiện hay kỳ nghỉ quan trọng đi kèm với những hashtag
phổ biến nhất.
3. Content Marketing Stack

Link: />Sưu tầm bởi: Nicolas Nemni, miễn phí
The Content Marketing Stack là một danh mục sưu tầm những tài liệu và
nguồn học content marketing.
4. Marketing Stack
Link: />Bởi: Ben Tossell, Mubashar Iqbal, Daniel Kempe, Miễn phí.
Marketing Stack, truyền cảm hứng cho trang web Content Marketing Stack
phía trên, là một danh mục những nguồn tài liệu và công cụ học marketing.
Tran web này được truyền cảm hứng bởi trang StartUp Stash
( />5. Content Machine
Link: />Bởi: Dan Norris, Miễn phí
Miễn phí trên Kindle, Norris cung cấp 9 nguyên tắc đã được chứng minh đối
với content marketing để giúp nâng cấp bộ máy content marketing.
6. Getting Started With Social Media: A Resource Guide
Link: />Bởi: Social Media Examiner,, Miễn phí
Nếu bạn mới sử dụng mạng xã hội hay khơng chắc chắn bạn có đang làm
đúng khơng, trang web này dành cho bạn. Nó chứa đựng một số lượng những
nguồn tài liệu giúp bạn có thể hoạt động tối đa.
7. Social Marketing Success Kit
Link: />Bởi: Marketo, Miễn phí
Khám phá cách điều hành một doanh nghiệp mới và kiếm doanh thu qua
nhiều kênh mạng xã hội khác nhau với Marketo Social Marketing Success Kit.
8. HubSpot Social Media Blog
Link: />Bởi: HubSpot, Miễn phí.
Học hỏi những thơng tin và xu hướng mới nhất trên mạng xã hội qua
HubSpot, và quảng bá những thơng tin marketing trước bất kì ai.
9. Learn Local Marketing (Học về Marketing địa phương)
Link: />Bởi: Moz, Miễn phí
Moz Local Learning Center sẽ dạy bạn: Tìm kiếm địa phương là gì, Tìm kiếm
địa phương có phải là lựa chọn marketing tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn
hay không, và làm thế nào để khai tháng những kỹ năng tìm kiếm địa phương

tốt nhất để thu hút tối đa khách hàng đến với công ti bạn.
10. The Beginner’s Guide to SEO (Hướng dẫn cơ bản về SEO)
Link: />“Hướng dẫn cho người mới bắt đầu về cách tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm” là
một bản hướng dẫn chi tiết về cách hoạt động của những cơng cụ tìm kiếm.
Hướng dẫn này bao gồm những chiến lược cơ bản biến trang web của bạn
thành những cơng cụ tìm kiếm thân thiện với người dùng.
11. The Beginner’s Guide to Link Building (Hướng dẫn cơ bản về xây dựng liên
kết)
Link: />Bởi: Moz, Miễn phí


Cho dù bạn là một thương hiệu đang làm quen với vấn đề xây dựng liên kết
hay đã thực hiện điều này trong một khoảng thời gian, chúng tôi chắc chắn
rằng bạn sẽ học được những điều có ích trong bản hướng dẫn này.
12. 48 Content Marketing Tools To Help You Save Time And Get Better Results
(48 công cụ marketing giúp bạn tiết kiệm thời gian và thu được những kết
quả tốt nhất)
Link: />Bởi: Adam Connell, Miễn phí.
Connell chia sẻ với bạn một kho tàng những công cụ content marketing
huyền thoại sẽ giúp bạn làm mọi thứ từ việc lên kế hoạch đến việc nâng cấp
và phát triển nội dung của bạn.
13. The Blogging Wizard Resource Library
Link: />Bởi: Adam Connell, Miễn phí
Bạn sẽ tìm thấy một bộ sưu tập những hướng dẫn, những template và
checklist mà bạn có thể sử dụng để tăng lượng traffic, người đăng kí email,
theo dõi trên mạng xã hội và nhiều hơn thế nữa.
14. A 52-Installment Content Marketing Course (Khóa học Content Marketing
52 Bước)
Link: />Bởi : Copyblogger, Miễn phí.
Bản hướng dẫn sẽ lấp đầy những lỗ hổng kiến thức về content marketing của

bạn, và nó sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia về content marketing trong lĩnh
vực hay doanh nghiệp của bạn.
15. Content Marketing Glossary (Bảng chú giải những thuật ngữ về content
marketing)
Link: />Bởi: Curata, Miễn phí
Mọi từ ngữ và những người truyền cảm hứng mà bạn cần biết để hiểu thêm
về content marketing.
16. 212 Blog Post Ideas (212 ý tưởng cho bài viết blog)
Link: />Bởi: Digital Marketer, miễn phí.
Bài viết này được chia thành 8 mục, mỗi mục giới thiệu một mục tiêu bạn cần
phấn đấu với blog của mình. Bạn cũng có thể tải xuống một bản sơ đồ tư duy
về
bài
viết
này
tại
đây
( />17. Effective Blog Content MindMap (Sơ đồ tư duy về thiết kế nội dung cho
blog hiệu quả)
Link: />Bởi: Lauren Holliday (chính là tơi) , miễn phí
Đây là sơ đồ tư duy mà tơi tạo ra để dúng những content marketer sáng tạo
những ý tưởng cho nội dung blog của mình.
18. Inbound Certification
Link: />Bởi: HubSpot, Miễn phí.
Chứng chỉ miễn phí dành cho tất cả mọi người này được tạo bởi HubSpot, là
một khóa học chuyên sâu về marketing chứa đựng những nhân tố cốt lõi của
phương pháp luận Inbound.
19. HubSpot Marketing Library
Link: />Bởi: HubSpot, Miễn phí.



Một thư viện miễn phí dành cho tất cả mọi người bao gồm mọi điều liên quan
đến inbound marketing, từ những bản ebooks đến những templates và nhiều
công cụ khác để để bạn có thể tải xuống.
20. The Definitive Guide to Content Marketing (Bản hướng dẫn chi tiết về
Content Marketing)
Link: />Bởi: iDoneThis, Miễn phí.
Một bản hướng dẫn miễn phí, cụ thể về content marketing dựa trên cách thức
mà iDoneThis đã sử dụng để phát triển startup của mình từ một con số không
trở thành một doanh nghiệp triệu đô.
21. Kapost Resource Library
Link: />Bởi: Kapost, miễn phí.
Khám phá tồn bộ danh mục của Kapost về những nguồn tài liệu học
marketing.
22. The Advanced Guide to Content Marketing (Hướng dẫn nâng cao về
Content Marketing)
Link: />Bởi: Neil Patel, Kathryn Aragon, miễn phí.
Theo tác giả, đây là bản hướng dẫn đắt giá và chi tiết nhất về các kỹ thuật
content marketing nâng cao hiện nay
23. The Essential List of Startup Marketing Resources (Danh sách những
nguồn tài liệu marketing cho các startup)
Link: />Bởi: Ryan Gum , miễn phí.
Ryan Gum đã tập hợp một danh sách những công cụ bạn cần phải biết để thu
hút khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn.
24. Distributing Content Marketing — The Complete Guide (Hướng dẫn hoàn
chỉnh về cách quảng bá content marketing)
Link: />Bởi: Iris Shoor, miễn phí.
Vậy là bạn đã tạo ra được những nội dung tuyệt vời, giờ thì sao? Quảng bá nó
thơi!
25. The ultimate guide to creating content that converts (Hướng dẫn cách tạo

content có thể mang lại sự thay đổi)
Link: />Bởi: WPCurve, miễn phí
Trong bài viết này bạn sẽ được học cách tạo nên những content có thể mang
lại sự thay đổi (những nội dung giúp mang lại sự đồng thuận, phản hồi từ
khách hàng và doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.)
26. Primer
Link: />Bởi: Google, miễn phí
Primmer là một ứng dụng điện thoại thử nghiệp chúng tơi tạo ra để giúp bạn
kiểm sốt thế giới số một cách dễ dàng hơn.
27. The Beginner’s Guide to Online Marketing (Hướng dẫn cơ bản về Online
Marketing)
Link: />Bởi: Neil Patel, Ritika Puri, miễn phí.
Theo những tác giả, đây là giới thiệu cụ thể và dễ hiểu nhất về content
marketing mà bạn khơng thể tìm thấy ở đâu khác.
28. Learn Marketing


Link: />Bởi: Zana.io, miễn phí.
Học về marketing theo nghiên cứu và marketing theo kinh nghiệm có thể
giúp sản phẩm và chiến lược của bạn thành công.
29. Advanced Content Promotion Checklist and Guide (Hướng dẫn, checklist
nâng cao về phát triển nội dung)
Link: />Bởi: Process.st, miễn phí.
Process.st tạo ra danh sách nà để bạn có thể sử dụng nhằm phát triển nội
dung mà bạn đã dày công sáng tạo ra.
30. Ultimate Website Launch Checklist (Checklist cụ thể về cách sáng lập
website)
Link: />Bởi: Process.st, Miễn phí.
Process.st tạo ra checklist thuận tiện này để bạn có thể sử dụng trong việc
sáng lập hoặc tái thiết kế một website sau này.

#bigman_marketing
CÁC CƠNG CỤ MIỄN PHÍ HỖ TRỢ BÁN HÀNG TRÊN FACEBOOK
----------------------------------Các tool mình giới thiệu dưới đây có thể chưa phải tool mạnh mẽ nhất, nhưng
đáp ứng tiêu chí 3 KHƠNG: khơng mất phí, khơng cần biết code, không phải
cài cắm. => Nôm na là phù hợp cho người mới nhập mơn.
1. Nhóm Facebook Marketing
• Tool tìm Facebook bằng SĐT, lấy SĐT từ UID: có nhiều tool giúp làm việc
này. Tool miễn phí thì mình dùng vltoolkit vì ưu điểm
nhanh, dễ sử dụng mà không cần đăng nhập. Tỷ lệ quét được ra Facebook /
SĐT là khoảng 80%. Lưu ý: hiện Facebook đang thắt chặt 1 số tính năng liên
quan đến quét UID trang cá nhân, nên để lấy UID thì cần thủ thuật 1 chút (nói
bên dưới)
• Tool tìm UID: tool miễn phí tìm UID trước mình hay dùng
. Hiện do Facebook tăng cường bảo mật, tool này chủ
yếu chỉ quét được UID của fanpage.
Còn để quét UID của trang Facebook cá nhân thì có 1 cách thủ cơng như sau:
mở trang Facebook cá nhân cần quét > Ctrl + U (View Page Source) > Ctrl +
F (tìm kiếm) > Tìm cụm từ “profile_id” > Dãy số ở sau profile_id chính là UID
của trang Facebook cá nhân.
• Chatbot:
Ahachat: />Sau khi thử nghiệm gần chục loại chatbot trên thị trường, từ nước ngoài đến
trong nước, mình thấy con Ahachat đáp ứng các tiêu chí ngon, bổ, rẻ. Đặc
biệt, bản miễn phí của Ahachat thừa sức đáp ứng các nhu cầu cơ bản: tự
động ẩn comment tiêu cực, comment SĐT, trả lời inbox tự động, trả lời
comment tự động, tự động inbox…
2. Nhóm cơng cụ phân tích:
• Cơng cụ phân tích khách hàng tiềm năng:
Facebook Audience Insights: />Công cụ cơ bản nhất giúp bạn hiểu rõ hơn chân dung khách hàng tiềm năng
trên Facebook (sở thích, độ tuổi, giới tính, thiết bị, vị trí địa lý ...) Bạn cũng có
thể sử dụng Facebook Audience Insights để nghiên cứu các danh mục và



×