Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài thu hoạch hồ sơ 05 Trần Tùng Lâm cố ý gây thương tích Trần Thị Hiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.97 KB, 10 trang )

HỒ SƠ TÌNH HUỐNG 05
TRẦN TÙNG LÂM CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH VÀ HỦY
HOẠI TÀI SẢN

BÀI THU HOẠCH
(Tư cách Luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Tùng Lâm)

1


MỤC LỤC

2


1.

Tóm tắt hồ sơ vụ án
Bị cáo: Trần Tùng Lâm
Bị hại: Trần Thị Hiền

Trần Tùng Lâm sinh năm 1972, trú tại tổ dân phố 2, thị trấn Chư Sê,
huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, có vợ (chưa ly hơn) là Phan Thị Thanh Lâm và 3
người con chung.
Trần Thị Hiền, sinh năm 1969, trú tại làng H’ra, xã Ia Hla, huyện Chư
Pưh, có 3 người con và đã ly dị chồng từ 2006.
Từ năm 2007, Hiền và Lâm quen biết và có quan hệ tình cảm với nhau. Hai
người sống chung với nhau như vợ chồng tại căn nhà của Hiền tại làng H’ra, xã
Ia Hla, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.
Ngày 17/4/2012, Lâm trả hết nợ đã mượn Hiền và cho thêm mẹ con Hiền
4.000.000 đồng. Hiền nói “tơi đầu tư cho anh cả mùa tiêu mà anh cho tôi 4 triệu


anh không thấy buồn à” rồi bỏ đi chơi.
Khi Hiền đi chơi về thì Lâm đến nhà ơng Đỗ Quỳnh cùng thơn mua một
gói cháo và 13.000 đồng tiền xăng (khoảng 0,5 lít) đựng vào túi ni lơng, đem
treo ở xe máy dựng trước nhà chị Hiền.
Lúc Lâm đang ăn cháo, Hiền chửi mắng Lâm và có động chạm đến cha mẹ
Lâm, nghe vậy, Lâm bực tức cầm tô cháo đang ăn hất vào mặt Hiền.
Trong lúc Hiền đang nằm trên giường thì Lâm dùng xăng tạt vào người
Hiền rồi dùng quẹt ga bật lửa đốt làm Hiền bị bỏng và làm cháy nhà và nhiều vật
dụng trong nhà.
Hiền chạy xuống phòng tắm lấy nước dập lửa, trong lúc đó Lâm uống
thuốc diệt cỏ tự tử nhưng thuốc chưa ngấm, rồi Lâm dùng xe máy chở Hiền đến
nhà chị Trần Thị Bích Liên cùng xã, nhờ Liên ngồi sau xe đưa Hiền đi cấp cứu.
Chạy được 500m thì thuốc ngấm, Lâm điều khiển xe loạng choạng, chị
Liên bảo Lâm dừng xe rồi gọi xe cùng mọi người đưa cả Lâm và Hiền đi cấp
cứu ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai. Sau đó Lâm và Hiền chuyển đến bệnh
viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh điều trị.
Ngày 19/9/2012 Hiền ra viện. Hậu quả gây ra là: Hiền bị thương tật 83% và
hủy hoại toàn bộ tài sản trong nhà của chị Hiền, có giá trị tổng cộng là
200.999.000 VNĐ.
Còn Trần Tùng Lâm bị bệnh viện Chợ Rẫy chở về do khơng có thuốc giải
độc thuốc diệt cỏ, gia đình đã đưa đi điều trị đơng y ở Krông Nô, Đắk Lắk.
3


Vào ngày 30/4/2012, người bị hại là chị Trần Thị Hiền đã có đơn tố cáo
Trần Tùng Lâm.
Ngày 20/5/2012, Lâm đã đến cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Gia Lai
đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội.
Ngày 21/12/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Gia Lai lập bản kết luận
điều tra kết luận Trần Tùng Lâm phạm tội “Cố ý gây thương tích” và tội “Hủy

hoại tài sản”: theo quy định tại Khoản 3 Điều 104 BLHS và Điểm a Khoản 3
điều 143 BLHS.
Ngày 16/1/2013, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai đã ra Bản cáo trạng
truy tố các bị can Trần Tùng Lâm theo như tội trạng nêu trên.
Ngày 18/3/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai quyết định đưa vụ án nêu
trên ra xét xử.
2.

Kế hoạch hỏi
Tư cách tham gia xét hỏi: Luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Tùng Lâm.

Định hướng bào chữa: bị cáo Trần Tùng Lâm không phạm tội “hủy hoại tài
sản” và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tội “cố ý gây thương tích”.
 Hỏi bị cáo Trần Tùng Lâm
a) Bị cáo cho biết, bị cáo và bị hại Hiền đã có mâu thuẫn với nhau lâu

chưa?
b) Bình thường bị cáo và bị hại có thường xun tranh cãi hay không?
c) Bị cáo mua xăng về để đi lên rẫy phải không?
d) Khi cãi nhau bị cáo hay bỏ lên rẫy đúng không?
e) Trước khi cãi nhau bị cáo có ý định dùng xăng đốt bị hại Hiền

khơng?
f) Vì sao lúc đó bị cáo lại dùng xăng đốt bị hại?
g) Tinh thần của bị cáo lúc đó như thế nào?
h) Bị hại Hiền có hay chửi mắng bị cáo khơng?
i) Bị hại có dùng những lời lẽ nặng nề có tính xúc phạm bị cáo khơng?
j) Thời điểm xảy ra sự việc tâm trạng của bị cáo như thế nào?
k) Lúc xảy ra sự việc, bị hại đã nói gì với bị cáo?
l) Đã động chạm đến cha mẹ bị cáo phải không?

m) Sau khi đốt bị cáo đã tự lấy nước dội cho bị hại phải không?
4


n) Tại sao bị cáo lại uống thuốc diệt cỏ?
o) Bị cáo có ý định tự tử trước hay sau khi đốt chị Hiền?
p) Tại sao bị cáo lại muốn tự tử?
q) Do đã dồn nén cảm xúc trong một thời rồi bùng nổ hay vì nhất thời?
r) Tại sao bức xúc với bị hại như vậy nhưng bị cáo không về nhà với

vợ mà vẫn tiếp tục ở với bị hại? Do tình cảm hay vì lý do gì khác?
s) Sau đó bị cáo tự đề nghị đưa chị Hiền đi cấp cứu phải khơng?
t) Bị cáo có nhờ gia đình (chị Lâm) bồi thường cho bị hại 200.000.000

đồng đúng không?
u) Khi dùng xăng đốt như vậy bị cáo có nhận thức được hành vi của

mình có thể gây nguy hiểm như thế nào khơng?
v) Bị cáo có suy nghĩ đến việc khi dùng đốt bà Hiền thì tài sản cũng sẽ

bị hủy hoại không?
w) Các tài sản bị hủy hoại có cơng sức đóng góp của anh khơng?
x) Bị cáo có biết những tài sản bị cháy được mua khi nào khơng? Tình

trạng tài sản trước lúc bị cháy?
 Hỏi bị hại Trần Thị Hiền
a) Bị hại cho biết sức khỏe hiện tại của chị như thế nào? Các vết thương

đã khá hơn chưa?
b) Giữa bị cáo và bị cáo trước đó thường xuyên xảy ra mâu thuẫn phải


không?
c) Tinh thần của bị cáo Lâm tại thời điểm xảy ra sự việc như thế nào?
d) Những lần cãi nhau bị hại có dùng lời lẽ nặng nề để chửi mắng bị cáo

đúng không?
e) Mỗi lần cãi nhau với bị hại, bị cáo có hay bỏ đi đâu khơng?
f) Khi xảy ra sự việc, bị hại đã nói gì mà bị cáo lại lấy xăng đốt bị hại?

Có phải chị đã chửi mắng bị cáo không?
g) Sau khi đốt, bị cáo đã chủ động chở chị đi cấp cứu phải không?
h) Những thiệt hại mà chị yêu cầu bồi thường có hóa đơn chứng từ

khơng?
 Hỏi người làm chứng Nguyễn Thị Thiệp

5


a) Bà Thiệp cho biết trong thời gian chung sống, anh Lâm và chị Hiền

có xảy ra mâu thuẫn gì khơng?
b) Bà có chứng kiến những lần cãi nhau giữa Lâm và Hiền không?
c) Bà thấy thái độ của Lâm những lúc đó như thế nào?
d) Mỗi khi cãi nhau như vậy anh Lâm có bỏ đi đâu khơng?
 Hỏi người làm chứng Phan Thị Thanh Lâm
a) Chị có mối quan hệ như thế nào với Trần Tùng Lâm ?
b) Bị cáo có thường hay về nhà với chị và các con không?
c) Trong thời gian sống chung với chị, bị cáo Lâm có thường đánh đập


hay chửi bới gì chị khơng ?
d) Trong thời gian qua chị có thấy bị cáo có biểu hiện gì bất thường

khơng?
e) Bị cáo đã nhờ chị bồi thường cho chị Trần Thị Hiền số tiền

200.000.000 đồng phải không?
 Hỏi người làm chứng Đỗ Quỳnh
a) Ơng có biết thường ngày bị cáo Lâm đối xử với chị Hiền như thế nào

không?
b) Vào ngày 17/4/2012, ông đã bán cho bị cáo Trần Tùng Lâm những

hàng gì? Vào lúc mấy giờ?
c) Lúc bị cáo Lâm mua đồ, ông thấy vẻ mặt và thần sắc của anh Lâm ra

sao?
d) Bình thường có bao giờ bị cáo Lâm mua xăng bỏ vào túi nilon

không?
e) Bị cáo Lâm thường mua xăng vào lúc nào?
f) Lúc xảy ra hỏa hoạn thì ai đã cùng anh tham gia dập lửa ?
g) Trong lúc dập lửa thì Lâm có nói gì với anh không ?
h) Trong lúc mọi người mang một số đồ đạc ra khỏi nhà đang bị cháy

thì anh có mặt ở đó khơng ?
i)

Ơng có nhớ những đồ vật nào được mang ra khỏi nhà ? Những đồ
đạc này có bị cháy khơng ?


j)

Ơng có biết những tài sản bị cháy được mua khi nào khơng? Tình
trạng tài sản trước lúc bị cháy?
6


3.

Tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Trần Tùng Lâm
-

Phạm tội trình độ lạc hậu: chứng minh bị cáo ở vùng sâu, vùng xa, trình
độ học vấn lớp 2…

-

Đầu thú

-

Bị hại có lỗi

-

Bị cáo bị kích động do lỗi bị hại

-


Đã bồi thường thiệt hại cho bị hại

-

Đã ăn năn hối lỗi (chở bị hại đi cấp cứu)

Lưu ý: Hồ sơ này tỷ lệ thương tích sai: khơng được tính tỷ lệ tổn thương cơ
thể theo phương pháp cộng gộp mà phải cộng lùi.
Về định giá tài sản: Quyết định trưng cầu giám định định giá 12 tài sản, kết
luận định giá thì tới 17 tài sản, định giá tài sản không trừ khấu hao tài sản
-> Hướng dẫn bị cáo làm đơn u cầu định giá lại.
Có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: xăng là hung khí nguy hiểm
theo điểm d khoản 3 Điều 134 BLHS.
4.

Bản luận cứ bào chữa cho Trần Tùng Lâm
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Thưa vị đại diện Viện kiểm sát.
Các luật sư đồng nghiệp.

Tôi là Luật sư …. đến từ Công ty Luật …. thuộc đoàn Luật sư ……. Theo
yêu cầu của bị cáo Trần Tùng Lâm và được sự chấp thuận của hội đồng xét xử,
tơi tham gia phiên tịa ngày hôm nay với tư cách là người bào chữa cho bị cáo
Trần Tùng Lâm trong vụ án “Cố ý gây thương tích” và “Hủy hoại tài sản”
Tơi hy vọng rằng lời bào chữa tại phiên tòa sơ thẩm này sẽ góp phần làm
sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án một cách toàn diện, đầy đủ, nhằm giúp Hội
đồng xét xử xem xét, cân nhắc đưa ra phán quyết cơng minh, thấu tình đạt lý.
Tơi xin trình bày quan điểm của mình như sau:
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai đã truy tố, bị cáo
Trần Tùng Lâm, sau khi cự cãi với bà Trần Thị Hiền đã dùng xăng đốt bà Hiền,

sau đó xăng lan ra làm cháy nhà bà Hiền. Hành vi của bị cáo Trần Tùng Lâm đã
bị Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Gia Lai truy tố đã phạm tội “Cố ý gây thương
tích” theo Khoản 3, Điều 104 Bộ luật Hình sự và tội “Hủy hoại tài sản” theo
Điểm a, Khoản 3, Điều 143 Bộ luật Hình sự.
7


Đối với hành vi hủy hoại tài sản
Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong
muốn huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác. Ngồi mục đích này,
người phạm tội khơng có mục đích nào khác và mục đích này cũng là dấu hiệu
bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu hồ sơ cũng như qua phần thẩm vấn cơng
khai tại phiên tịa, tơi cho rằng việc Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai truy tố
bị cáo với tội danh “Hủy hoại tài sản” là chưa phù hợp giữa hành vi của bị cáo
với cấu thành của tội danh này theo quy định Bộ luật Hình sự, bởi lẽ:
Thứ nhất, thơng qua lời khai của bị hại và của bị cáo, cho thấy bị cáo thực
hiện hành vi dùng xăng đốt chỉ muốn cho bị hại sợ để bị hại không tiếp tục dùng
lời lẽ xúc phạm đến bản thân và gia đình bị cáo. Bị cáo không nghĩ đến việc
ngọn lửa do bị cáo châm đốt bà Hiền lại lan và cháy sang các đồ vật khác. Do
vậy, việc cháy nhà xảy ra ngoài ý muốn của bị cáo.
Thứ hai, theo lời khai của những người sống gần nơi xảy ra vụ việc, ông
Quỳnh và bị cáo, thì khi nhà bắt đầu cháy, bị cáo đã kêu gọi nhờ mọi người chữa
cháy, bản thân bị cáo đã uống thuốc diệt cỏ nhưng vẫn không nghĩ đến tính
mạng của mình mà vẫn cùng mọi người chữa cháy cho đến khi đưa bà Hiền đi
bệnh viện. Điều này một lần nữa khẳng định việc cháy nhà xảy ra ngoài ý muốn
của bị cáo.
Như vậy, hành vi của bị cáo ngay từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc vụ
việc đều không mong muốn và không nhận thấy được việc cháy nhà sẽ xảy ra.

Do đó, không thể cấu thành tội phạm “hủy hoại tài sản” theo cáo trạng đã truy
tố.
Từ những phân tích và đánh giá nêu trên cho thấy, hành vi của bị cáo không
phạm tội “Hủy hoại tài sản” theo Điểm a, Khoản 3, Điều 143 Bộ luật Hình sự
theo cáo trạng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai đã truy tố.
Đối với hành vi cố ý gây thương tích
Đối với hành vi dùng xăng đốt bà Hiền, trong suốt quá trình điều tra và
diễn biến tại phiên tòa, bị cáo Lâm đã tường thuật lại toàn bộ diễn biến vụ án để
góp phần giúp cơ quan điều tra sớm làm rõ vụ án. Điều này cho thấy bị cáo Lâm
đã nhận thấy rằng hành vi của mình là nguy hiểm cho bà Hiền, bị cáo đã nhận
rằng mình có hành vi gây thương tích cho bà Hiền theo như cáo trạng của Viện
kiểm sát đã nêu. Tuy nhiên, với tư cách là người bào chữa cho bị cáo, tơi xin
phép trình bày quan điểm về việc phạm tội và xử lý đối với bị cáo như sau:
8


Thứ nhất, xét về yếu tố nhân thân: bị cáo xuất thân trong một gia đình nhà
nơng, chỉ mới học lớp 2, là người dân tộc thiểu số, sự hiểu biết pháp luật hạn
chế. Trong công việc cuộc sống hàng ngày ln thể hiện là người hịa đồng với
mọi người xung quanh. Mặt khác, nhân thân chưa có tiền án tiền sự;
Thứ hai, xét về nguyên nhân sâu xa của hành vi phạm tơi của bị cáo có thể
nhận thấy rằng việc phạm tội là hoàn toàn do sự tức giận. Bị hại đã nhiều lần
dùng lời lẽ nhục mạ bản thân và gia đình bị cáo, việc dùng lời lẽ xúc phạm được
diễn ra nhiều lần làm cho bị cáo khơng giữ được bình tĩnh dẫn đến hành vi phạm
tội. Sự việc xảy ra xuất phát từ mâu thuân giữa bị cáo và bị hại, nếu bị hại không
dùng lời lẽ nhục mạ gia đình bị cáo thì sự việc trên sẽ không diễn ra. Như vậy,
hành vi phạm tội của bị cáo là do lỗi của bị hại gây ra;
Thứ ba, về nhận thức của hành vi: Theo các lời khai của bị cáo tại buổi
thẩm vấn cũng như tại cơ quan điều tra đều cho thấy, việc bị cáo dùng xăng đốt
chỉ muốn cho bị hại sợ và khơng tiếp tục chửi, nhục mạ gia đình bị cáo. Hơn

nữa, khi bà Hiền bị bỏng, bản thân bị cáo đã uống thuốc diệt cỏ, nhưng vẫn
không quan tâm đến sự sống chết của bản thân, bị cáo đã chở bị hại đi cấp cứu
nhưng do ngấm thuốc nên không thể tiếp tục đi, cả bị cáo và bị hại được chị
Liên đưa đến bệnh viện Gia Lai cấp cứu. Điều này cho thấy bị cáo đã cố gắng
ngăn chặn, nhằm làm giảm bớt đi thiệt hại của mình gây ra (điểm a khoản 1 điều
46 Bộ luật Hình sự);
Thứ tư, Ngoài ra sau khi tỉnh lại, bị cáo đã nhận thức được việc sai phạm
của mình, nên đã đi tự thú tại cơ quan cảnh sát điều tra (Điểm o Khoản 1 Điều
46 Bộ luật Hình sự);
Thứ năm, Sau khi biết mình đã vi phạm pháp luật, bị cáo đã rất ăn năn hối
cải, bị cáo và gia đình đã khắc phục hậu quả do mình gây ra với số tiền
200.000.000 (hai trăm triệu đồng) (Điểm b Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự).
Cuối cùng, qua quá trình diễn biến của vụ án, và nhận định của vị đại diện
Viện kiểm sát cho thấy bị cáo Lâm đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải),
(Điểm p Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự)
Về trách nhiệm dân sự:
Theo cáo trạng và diễn biến tại phiên tòa hôm nay, bị hại là bà Hiền yêu
cầu bị cáo phải bồi thường cho bị hại số tiền 334.529.100 đồng, trong đó bao
gồm tiền điều trị là 133.530.100 đồng và tiền thiệt hại tài sản bị cháy và hư hòng
là 200.999.000 đồng.
Nhưng qua lời khai của bị cáo cho thấy số chi phí hợp lý cho việc khám
chữa bệnh, điều trị phục hồi sức khỏe, chi phí giành cho người chăm sóc bị hại
9


là 130.000.000 đồng. Chi phí hợp lý đối với tài sản bị hư hại là 120.000.000
đồng, bởi lẽ như sau:
Chi phí khám chữa bệnh, hóa đơn chứng từ hợp lệ cho thấy bị hại chỉ chi
khoản tiền gần 100.000.000 đồng, nhưng gia đình bị cáo xin bồi thường thêm
cho bị hại số tiền 30.000.000 đồng để xem như là xin lỗi.

Thiệt hại tài sản trên thực tế, trừ đi kháu hao tài sản đã qua thời gian sự
dụng, cho thấy số tài sản này chỉ còn giá trị 120.000.000 đồng.
Do vậy,
Về trách nhiệm hình sự, tơi đề nghị HĐXX xem xét tuyên bị cáo Lâm
không phạm tội “hủy hoại tài sản”. Đối với tội “cố ý gây thương tích” xin
HĐXX xem xét vàáp dụng Điểm a, b, o, p Điều 46 và Điều 47 Bộ luật Hình sự,
áp dụng khung hình phạt thấp nhất cho bị cáo Lâm, để bị cáo cơ hội được sớm
hòa nhập lại với cuộc sống, giúp bị cáo sớm có cơ hội chuộc lỗi với gia đình, với
vợ con và với cả bị hại.
Về trách nhiệm bồi thường dân sự, tôi đề nghị HĐXX cho phép bị cáo
được bồi thường cho người bị hại khoản tiền là 250.000.000 đồng, trong đó có
phần bồi thường về giá trị tài sản 120.000.000 đồng và 130.00.000 đồng đối với
chi phí khám chữa bênh, phục hồi sức khỏe và các chi phí khác bị hại.
Mặt khác, gia đình bị cáo đã bồi thường cho bị hại được 200.000.000 đồng,
nên đề nghị HĐXX cho phép bị cáo được bồi bồi thường tiếp tục cho bị hai số
tiền 50.000.000 đồng.
Một lần nữa, kính mong Hội đồng xét xử xem xét để có một phán quyết
hợp tình hợp lý, giúp thân chủ tơi có cơ hội để sớm đồn tụ gia đình.
Tơi tin tưởng vào sự công minh của HĐXX và sự công bằng của pháp luật.
Xin cám ơn Hội đồng xét xử, đã quan tâm, lắng nghe phần trình bày của
tơi.

10



×