Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Gia tăng cơ hội nghề nghiệp với mạng xã hội tuyển dụng LinkedIn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.23 KB, 3 trang )



Gia tăng cơ hội nghề nghiệp với mạng xã hội tuyển dụng LinkedIn
Nếu như ở các nước phương Tây, mạng xã hội không thể thiếu với nhân viên văn
phòng và đã phủ sóng rộng khắp. Chẳng hạn như Plaxo ở Mĩ, XING ở Đức, Jobssip
tại Tây Ban Nha, Viadeo tại Pháp… Thì LinkedIn nổi tiếng là mạng xã hội chuyên
nghiệp hàng đầu thế giới với số lượng thành viên hơn 70 triệu người tháng 6 năm
2011, hoạt động trong hơn 170 lĩnh vực trên hơn 200 quốc gia.
Tham gia mạng xã hội chuyên biệt
Vào tháng 12 năm 2002, LinkedIn ra đời và được ra mắt vào tháng 5 năm 2003 bởi
Reid Hoffman và Allen Blue cùng một vài cộng sự khác nữa. LinkedIn là một dịch
vụ trên mạng có khả năng xây dựng và thúc đẩy các mối quan hệ chuyên nghiệp có
trụ sở đặt tại Mountain View ở California.
Cùng là mạng xã hội nhưng Facebook và Myspace không thể thay thế được
LinkedIn. Reid Hoffman (đồng sáng lập LinkedIn) cho biết: “MySpace là một quán
bar, Facebook là nơi nướng thức ăn ngoài trời ở góc vườn còn LinkedIn là văn
phòng”.
Đến tháng tư 2010, LinkedIn được sử dụng bởi hơn 65 triệu chuyên gia trên toàn thế
giới với hơn 150 lĩnh vực hoạt động trong hơn 200 quốc gia. Vào thời điểm tháng 2
năm 2011, khi người viết thực hiện bài báo này, con số thành viên của LinkedIn đã
là hơn 90 triệu. Ở châu Âu, mạng lưới có trên 11 triệu thành viên trong đó có 1 triệu
thành viên ở Pháp (nơi có đối thủ Viadeo cũng rất mạnh). Viadeo có hơn 30 triệu
thành viên vào cùng thời điểm, trong đó 3,7 triệu ở Pháp và 4,5 triệu ở Trung Quốc.
Để phát triển và cạnh tranh với các mạng Xã hội chuyên biệt tại châu Âu, LinkedIn
cố gắng tiếp cận theo từng quốc gia: Phiên bản Tây Ban Nha được lăng-xê vào tháng
8 năm 2008 hay để đối đầu với Jobssip, LinkedIn cũng cho ra mắt phiên bản Pháp
vào tháng 11 năm 2008.
Điều gì khiến LinkedIn nổi bật
Đây là mạng Xã hội dành cho giới doanh nhân lớn nhất thế giới, nơi bạn có thể tiếp
xúc với những nhà lãnh đạo mà bình thường chỉ được nhìn thấy qua mặt báo, hay
nhất là bạn có thể tạo được một danh sách những đối tác của mình và tham khảo


thông tin tuyển dụng của các công ty lớn. Cũng như Facebook, LinkedIn có các
mạng khác nhau, hình thức gửi InMail nhằm giúp bạn kết nối với các thành viên
khác mạng. Tuy nhiên, để tránh tình trạng spam, InMail là một ứng dụng có thu phí.

Nếu bạn thực sự muốn liên lạc với nhiều người (một cá nhân mới vào mạng, một
doanh nghiệp nhỏ lẻ…) thì việc trả phí để có được địa chỉ liên hệ các chuyên gia là
điều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, khi nhìn thấy từ “Free” ở sau liên kết Send
InMail, bạn vẫn có thể liên lạc với thành viên này mà không cần trả phí. Để cho phép
các thành viên gửi InMail miễn phí của mình, bạn cần trở thành thành viên của
OpenLink Network, nghĩa là một thành viên "premium". Ngoài ra, bạn còn có
Message và Invitation để truyền thông trên LinkedIn dễ dàng với những thành viên
cùng mạng.
Công cụ LinkedIn Answer cho phép đặt câu hỏi tới các chuyên gia. Khác với Yahoo,
dịch vụ này chỉ tập trung các chuyên gia thuần thục. Điển hình như trong chiến dịch
bầu cử, tổng thống Mĩ đã sử dụng LinkedIn Answers để hỏi người dùng của mạng
này ông cần làm gì cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.
LinkedIn còn có liên kết với một số kênh truyền thông, tờ báo như: The New York
Times (chia sẻ các bài viết), BusinessWeek (tờ nàycung cấp thông tin về các công
ty có mặt trên LinkedIn), CNBC (các công trình nghiên cứu thị trường).
Tháng 11 năm 2008, LinkedIn lăng xê tiện tích đa ngôn ngữ cho phép các thành viên
dịch hồ sơ cá nhân của mình ra bốn mươi ngôn ngữ trên thế giới. LinkedIn cũng đã
cho ra mắt phiên bản dành cho điện thoại di động bằng sáu ngôn ngữ : tiếng Trung,
tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Tây Ban Nha và cả phiên bản
dành cho Iphone.
LinkedIn giúp cho người làm truyền thông
Trong tiết học với một chuyên gia của vùng Franche-Comté (Pháp) về truyền thông
kĩ thuật số, thầy đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc trở thành thành viên của
LinkedIn (hoặc Viadeo) khi còn là sinh viên, nhất là sinh viên truyền thông. Một
điều rất hay của các mạng chuyên nghiệp này là bạn sẽ tự giác để họ tên thật, vì đang
ở trong môi trường chuyên nghiệp. Các nhà tuyển dụng ngày càng chú ý đến lí lịch

online của các ứng viên, việc họ “google” hồ sơ cá nhân trên mạng bằng địa chỉ
email và tên thật đang là xu hướng. Vậy nên, việc tạo cho mình một trang cá nhân
trên mạng Xã hội chuyên biệt sẽ gây thiện cảm với các nhà tuyển dụng, chứng tỏ
năng lực nắm bắt xu hướng của bạn. Những sinh viên học ngành truyền thông cũng
được thầy nhấn mạnh là đối tượng “phải có profile trên LinkedIn” vì đây cũng chính
là một trong những nguồn tin của công ty sau này.
Trong một lần tìm kiếm trên LinkedIn, tôi cũng bắt gặp những du học sinh đăng CV
của mình lên trang hồ sơ cá nhân để tìm chỗ thực tập… Trở thành thành viên của

LinkedIn, bạn sẽ được tiếp xúc với thị trường việc làm ngay từ khi còn đang là sinh
viên, để biết được những yêu cầu, xu thế cần có để xin việc làm khi ra trường.
Chọn trở thành thành viên của mạng LinkedIn Pháp, tôi có cơ hội tiếp xúc với các
doanh nhân Pháp và châu Âu. Chỉ cần một từ khóa Việt Nam, tôi đã có cơ hội trở
thành “bạn” của giám đốc Metro tại Thành phố Hồ Chí Minh, hay những chuyên
viên Việt Nam ở nước ngoài. Tôi cũng hoàn toàn có thể tìm các thành viên có-tiềm-
năng-là-bạn bằng việc gõ từ khóa là tên trường Cấp III, trường Đại học… Hiện nay
các sinh viên Việt nam du học ở các nước phương Tây cũng đã bắt kịp xu hướng của
giới trẻ châu Âu bằng việc trở thành thành viên của LinkedIn (hay bất kì một mạng
Xã hội chuyên nghiệp nào khác).
Nếu bạn đang trở thành “khách hàng thân thiết” của các quán Bar (MySpace) hay là
tín đồ barbecue ở nơi cuối vườn (Facebook), thì hãy dành một ít thời gian để quan
tâm đến “văn phòng tương lai” của mình.
>> Bí quyết xin thực tập ở nước ngoài
>> Hướng dẫn sử dụng Hotcourses
>> Châu Âu học, cơ hội việc làm rộng hơn bạn tưởng

×