Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

LẬP KẾ HOẠCH PR CHO LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HOA GIẤY THANH TIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
Đề tài
LẬP KẾ HOẠCH PR CHO LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HOA
GIẤY
THANH TIÊN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
THANH

NGUYỄN BẢO TUẤN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

MSV:

A36422

SĐT:

0913918651


Hà Nội-2021

Điểm


Chữ ký giám thị số
1

Chữ ký giám thị số
2

(Ghi số và chữ)

(ký và ghi rõ họ tên)

(ký và ghi rõ họ tên)


Mục lục
Lời mở đầu
Phần 1. Giới thiệu về loại hình văn hóa truyền thống..............1
1.1. Nguồn gốc, sự hình thành và phát triển...........................1
1.2. Ý nghĩa, giá trị, tầm quan trọng cần được bảo tồn........2
Phần 2. Xây dựng kế hoạch PR.....................................................4
2.1. Xác định vấn đề phải đối mặt.............................................4
2.2. Thiết lập các mục đích, mục tiêu cho chiến dịch PR......6
2.2.1. Bối cảnh truyền thơng...................................................6
2.2.2. Mục đích...........................................................................6
2.2.3. Mục tiêu...........................................................................6
2.3. Xác định cơng chúng mục tiêu...........................................7
2.4. Xây dựng thông điệp truyền thông...................................7
2.4.1. Xây dựng thông điệp truyền thông.............................7
2.4.2. Triển khai nội dung kế hoạch.......................................8
2.5. Kế hoạch thực hiện.............................................................12
2.5.1. Kế hoạch thời gian.......................................................12

2.5.2. Kế hoạch ngân sách....................................................14
2.5.3. Kế hoạch nguồn lực......................................................15
2.6. Kế hoạch đánh giá, kiểm tra............................................15
2.6.1. Kế hoạch đánh giá........................................................15
2.6.2. Kế hoạch kiểm tra........................................................16
Lời kết.............................................................................................17
Phụ lục:...........................................................................................18
Tài liệu tham khảo:.....................................................................18
Tranh, ảnh minh họa:.................................................................18
Bản kế hoạch theo tháng:.........................................................22


Lời mở đầu
Trong diễn trình chung của nhiều làng nghề thủ cơng vùng Huế
và miền Trung, cùng với q trình biến động và phát triển kinh tế –
xã hội, nguy cơ đã mai một là rất đáng báo động, do mất đi nhu cầu
và thị trường, khơng cịn có truyền nhân; hoặc sản phẩm bị thay thế
bởi vật dụng cùng chức năng nhưng được sản xuất với nguyên liệu
và kỹ thuật hiện đại. Tuy vậy, vẫn cịn một số ít các làng nghề vẫn
tồn tại, chính nhờ vào sản phẩm gắn liền với chức năng tín ngưỡng
của cộng đồng cư dân, dẫu cũng rất khó khăn. Đó là nét riêng của
làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, tranh giấy Lại Ân (làng Sình) hay
trướng liễn làng Chuồn (An Truyền).
Trong chiến lược phát triển, dù đã có sự vinh danh làng hoa
Thanh Tiên trong một không gian sắp đặt nhân dịp Festival 2006,
nhưng dường như mọi thứ vẫn muộn mằn và chưa thực sự kiếm tìm
được một đầu ra ổn định.
Vấn đề đặt ra là nổi bật nguy cơ mai một, đứt gãy di sản nghề
thủ công truyền thống ở địa phương đến mức thường trực, trước
những áp lực kinh tế thị trường, sự cạnh tranh cùng kỹ thuật hiện

đại. Với thực trạng hiện nay, dù làng nghề chuyên về sản phẩm phục
vụ tín ngưỡng, một khía cạnh hẹp, khó phát triển nhưng không bao
giờ mất chỗ đứng khi nhu cầu tâm linh tín ngưỡng đang được chú
trọng, khỏa lấp những “khoảng trống” hay những bất an… trong
cuộc sống hiện đại. Vì vậy, bằng vào những đặc trưng vốn có việc
giữ hồn cho một di sản làng nghề, chúng ta cần phải dành nhiều sự
đầu tư quan tâm hơn nữa. Tăng cường sự quảng bá giá trị, tinh hoa
của nghề làm hoa giấy trên các phương tiện đại chúng.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bài tiều luận gồm 2 phần lớn:
Phần 1: Giới thiệu về loại hình văn hóa truyền thống Việt
nam
Phần 2: Xây dựng kế hoạch PR



Phần 1. Giới thiệu về loại hình văn hóa
truyền thống
Việt Nam
1.1. Nguồn gốc, sự hình thành và phát triển
Dưới thời Nguyễn, sau khi xây dựng thủ phủ Đàng Trong với
một quy mô lớn trên đất Phú Xuân, đã làm cho xứ Huế vốn là cụm
làng quê nhỏ hẹp trở thành nơi trung tâm tụ hội với các phố chợ,
cảng thị tấp nập cảnh giao lưu trao đổi giữa các vùng miền hay với
các lân bang. Từ vai trò ấy của Huế, các ngành nghề thủ công trong
các làng xã nông nghiệp có những tác động ngoại tại, lần lượt
chuyển mình, khai sinh và phát triển với tính chất quy mơ hơn của
một số ngành nghề vốn có nhằm đáp ứng yêu cầu phố thị. Chung
quanh thành Phú Xuân và cảng thị Thanh Hà đã xuất hiện một số
làng nghề có sản phẩm dần thốt khỏi ranh giới bó hẹp của một làng
nơng, bước đầu trở thành hàng hóa, cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt

của dân cư trên một địa bàn rộng lớn hơn như các làng sơn son Tiên
Nộn, nghề tranh làng Sình (Lại Ân), xóm ngói Ngõa Tượng, làng nón
Triều Sơn, hoa giấy Thanh Tiên, làm kim Mậu Tài, đúc đồng Phướng
Đúc,v.v. Cho đến nay, vẫn còn hiện diện những ngôi làng nổi tiếng
với các sản phẩm quen thuộc từ bao đời trong tâm thức Huế. Mặc
dù, có nơi bây giờ sản xuất đã yếu dần do sản phẩm khơng cịn phù
hợp với nhu cầu thị trường, nhưng cũng có nơi đã kế thừa phát huy
nghề nghiệp, đứng vững và đóng góp khơng chỉ về mặt kinh tế cho
gia đình, địa phương mà cịn giữ được bản sắc đáng quý cho Huế.
Theo tư liệu ghi lại, làng hoa giấy Thanh Tiên ra đời gần 400
năm thời các chúa Nguyễn và đã trở thành một nét văn hóa trong tín
ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế và đã lan tỏa ra các tỉnh lân
cận như Quảng Trị, Đà Nẵng cũng như những địa phương có người
Huế cư ngụ.
Nghề làm hoa giấy ở Thanh Tiên vốn xuất phát từ tín ngưỡng
thờ cúng dân gian của người Huế. Nhưng xứ Huế khí hậu vốn khắc
nghiệt, lúc nắng Lào như đổ lửa, lúc mưa dầm thối đất thối cát, hoa
tươi thờ cúng thường không giữ được lâu. Người dân làng Thanh Tiên
đã sáng tạo ra hoa giấy, trước thờ cúng gia tiên, thần linh, sau trang
trí nhà cửa đón Tết. Dần dà qua năm tháng đã phát triển thành làng
nghề làm hoa giấy nổi tiếng đất cố đơ, khơng cịn là sản phẩm "của
riêng" làng nhỏ ven sông nữa mà đã lan tỏa thành thứ văn hóa tinh
1


thần của toàn bộ kinh thành, nhân dân Huế, đặc biệt vào mỗi dịp Tết
đến, xuân về.
Hoa giấy Thanh Tiên mang vẻ đẹp của tâm linh, nét đẹp của
văn hóa Huế với những triết lý Nho học được gửi gắm vào từng bơng
hoa. Mỗi cành hoa có 8 bơng thì 3 bông ở giữa tượng trưng cho

Quân-Sư-Phụ, Thiên-Địa-Nhân, hoặc là Trung-Hiếu-Nghĩa. Trong đó,
có một bơng hoa màu vàng hoặc màu đỏ được làm to nhất tượng
trưng cho Mặt Trời, đấng minh qn, cịn 5 bơng hoa xung quanh
tượng trưng cho Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín.
Thường hằng ngày chỉ cần 1-2 người là duy trì làm hoa, ngày
rằm, mùng một, lễ Tết mới huy động anh em họ hàng, thuê thêm
người trong làng vào cùng làm. Hầu như người dân trong làng đều
rất thành thạo, cả người lớn đến trẻ nhỏ các công đoạn chia ra đều
có thể làm được hết. Có phải vì thế mà người dân ở đây vẫn tự hào
nói về một câu ca dao về ngôi làng của họ: “Xanh xanh đỏ đỏ vàng
vàng. Cứ đến tháng Chạp cả làng làm hoa”?
Hằng năm vào dịp lễ tế Nam Giao, triều đình đều đặt dân làng
Thanh Tiên làm hàng ngàn bông sen màu trắng và màu hồng để
trang hoàng trên đàn tế trong những ngày đại lễ. Nhưng rồi khơng rõ
vì ngun do gì mà kỹ thuật làm hoa sen giấy của làng lại bị thất
truyền trong suốt 50 năm. May thay, một số người con của làng là
nghệ nhân Nguyễn Hóa và họa sĩ Thân Văn Huy đã cố cơng tìm hiểu,
phục hồi bí quyết làm hoa sen giấy.
Ngày nay, hoa giấy không chỉ đơn thuần phục vụ cúng bái,
người làng Thanh Tiên đã làm hoa giấy cả năm, từ nhu cầu trang trí
nhà cửa, cắm bình hoa giấy đẹp như hoa tươi mà bền hơn hẳn, các
khách sạn đặt hàng tơ điểm cho phịng ngủ, phịng ăn, đại sảnh...
các lễ hội Festival, xuất khẩu... thậm chí cịn là vật cầm tay của các
thiếu nữ tô điểm cho áo dài - vốn cũng là một biểu tượng văn hóa
khác của Huế.

1.2. Ý nghĩa, giá trị, tầm quan trọng cần được bảo tồn
a. Ý nghĩa, giá trị
Hoa giấy Thanh Tiên tuy đơn giản nhưng làm lại khơng dễ. Bởi
ngồi sự khéo léo, người thợ phải có sự thẩm mỹ cao mới có thể cho

ra đời những sản phẩm đẹp và tinh tế. Đặc biệt, người thợ phải có
đức tính bảo trì, cần mẫn. Hoa giấy Tiên đặc biệt và đẹp nổi bật ở sự
phong phú về màu sắc và có nhiều loại hoa khác nhau trên một
2


bơng cây, hình thức đẹp. Hoa làm để được lâu dài, thể hiện sự việc
trang nghiêm, một năm chỉ thay một lần vào tết nên nó dễ dàng
được chấp nhận và tồn tại lâu dài. Những bông hoa giấy dưới đôi tay
người nghệ nhân làng Thanh Tiên dù bằng giấy nhưng giống y như
hoa thật, thậm chí cịn sinh động hơn hoa thật. Hoa giấy trở thành
một phần của Huế, tạo nên nét đẹp trong mơ của xứ sở này.
Giấy dùng làm hoa trước đây do người thợ tự nhuộm bằng
những loại màu pha chế từ cây cỏ, nhưng nay lại được dùng bằng
các loại giấy ngũ sắc dễ mua trên thị trường. Bộ công cụ dùng để
làm hoa khá phong phú nhưng lại thiết thân trong các sinh hoạt
thường nhật của một gia đình thuần nơng như: rựa, dao vót, cây kéo,
bộ đục vũm, thau chậu, rổ rá, vài bó rơm hay các khúc cây chuối.

Giá trị thực của hoa giấy Thanh Tiên :
Giá trị nghệ thuật : Trong cuộc sống hiện đại thời nay, con người càng
ngày càng khao khát sự hòa trộn với thiên nhiên, theo đuổi cái đẹp trong nghệ thuật
cắm hoa. Do đó, hoa giả nói chung cũng như hoa giấy Thanh Tiên nói riêng cũng đã
có bước tiến phát triển vượt trội trong quá trình sản xuất để theo kịp các nhu cầu nghệ
thuật hiện tại của chúng ta. Được làm từ các chất liệu cao cấp đặc biệt, trải qua các
công đoạn xử lý vật liệu, hoa giả ngày nay nói chung ngày càng tinh vi và chân thật.
Việc ứng dụng các công nghệ cao cấp trong quá trình sản xuất hoa nhân tạo đã khiến
cho ranh giới giữa hoa thật và hoa giả ngày càng khó lịng phân biệt. Ngồi ra hoa giả
cịn có các đặc tính nổi bật mà hoa tươi khó lịng so sánh kịp như: việc uốn cong, gấp,
xâu, cắt và thay thế các bộ phận của hoa giả cũng chở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Giá trị bảo vệ môi trường xanh : Với hoa giấy , làm từ một vật liệu không gây ô
nhiễm môi trường cũng như việc giấy trong tự nhiên dễ phân hủy hơn so với chất liệu
khác đã đem lại cho hoa giấy một điểm cộng rất lớn .
b. Tầm quan trọng cần được bảo tồn
Hoa giấy tô điểm thêm cho cảnh sắc thiên nhiên. Hằng năm,
đầu tháng Chạp, dân làng Thanh Tiên đã bận rộn với công việc từng
chút một để kịp đón xn về, tết đến, tơ điểm thêm nét đẹp của tín
ngưỡng dân gian Huế, vùng đất Thần Kinh. Trên bàn thờ của người
Huế ln có một cây hoa giấy với nhiều màu sắc. Người dân xứ Huế
ngưỡng mộ trước tài hoa, khéo léo và nghệ thuật làm Hoa sen giấy
3


của làng Hoa giấy Thanh Tiên. Hoa sen giấy Thanh Tiên cịn là món
q mà nhiều khách hàng quốc tế u thích, mang về tận gốc quốc
gia của mình như châu Âu, châu Mỹ, châu Úc. Hoa sen giấy Thanh
Tiên còn được tân trang biểu tượng trong các lễ hội lớn như Festival
Huế, lễ hội áo dài, các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật và
được trưng bày ở Đại Nội – Huế, ở nhà lưu niệm Nguyễn Chi
Diểu( Thanh Tiên, Phú Mậu- Phú Vang, Thừa Thiên Huế).
Trải qua bao biến động của thời gian , dù nhiều loại hoa giả ra
đời nhưng làng nghề hoa giấy Thanh Tiên vẫn ln giữ được vị trí
của mình . Khơng chỉ là một làng nghề truyền thống lâu đời , làng
nghề hoa giấy Thanh Tiên còn là niềm tự hào của người Huế , lưu giữ
nét đẹp văn hóa tinh thần mang đậm màu sắc Huế thương.

Phần 2. Xây dựng kế hoạch PR
2.1. Xác định vấn đề phải đối mặt
2.1.1. Điểm mạnh (S)
- Địa hình: Nằm trên trục giao thơng thuận lợi dọc theo bờ Nam, hạ

lưu sông Hương cách thành phố Huế chỉ 7km. Thuận lợi cho phát
triển du lịch làng nghề.
- Con người:
 Cần cù, chịu khó
 Có kinh nghiệm từ lâu đời
 Có trách nhiệm và sự tận tâm với nghề
- Chất liệu: đơn giản như giấy, tre, mây dùng nhựa cây và lá cây làm
thuốc nhuộm.

4


- Phong phú về màu sắc. Có thể làm nhiều loại hoa như lan, cúc,
huệ, hồng, dã quỳ, tường vi..
- Độ bền tuyệt đối với 1 bó hoa giấy bạn có thể trưng bày quanh năm ( điều kiện bảo
quản tốt), khiến cho không gian sống như mùa xuân cả bốn mùa, không phụ thuộc vào
mùa màng.
- Không phấn hoa, bạn có thể n tâm trang trí khắp nơi trong nhà.
- Có thể sử dụng trong các sự kiện giải trí: sự kiện khai trương, tiệc tùng, đám cưới ...
ở các nơi sang trọng.
- Tạo nên các tác phẩm nghệ thuật trình bày mang phong cách cá nhân mà khơng phụ
thuộc vào chủng loại hoa.
- Giá thành lại rất rẻ chỉ từ 5-7 nghìn đồng/ 1 cặp hoa. Cịn với hoa
sen, vừa để cúng vừa trang trí, cơng đoạn phức tạp hơn, đẹp hơn
nên giá cao hơn chút 20.000 đồng/bông. Vì vậy chi phí bỏ ra để
trang trí nhà cửa thấp hơn rất nhiều so với hoa tươi.
2.1.2. Điểm yếu(W)
- Con người: Khơng có khái niệm về sáng tạo mẫu mã. Cái gì bán ra
được thì họ chỉ tập trung vào làm cái đó.
- Kĩ thuật: Đội ngũ thợ chỉ giỏi tay nghề kỹ thuật mà thẩm mỹ yếu và

bị bó khn. Bởi sản phẩm chủ yếu được lựa chọn như “cứu cánh”
của ngôi làng này không phải là những cành hoa đậm màu truyền
thống, mà là những bông sen giấy với kỹ thuật vừa mới được “du
nhập” gần đây, gắn liền với tên tuổi của một người con làng Thanh
Tiên là họa sĩ Thân Văn Huy. Điều này cũng cho thấy rằng, vốn quý
di sản văn hóa làng nghề ở Huế có nơi đang yếu dần do sản phẩm
khơng phù hợp với nhu cầu thị trường, hay đang bị cạnh tranh quyết
liệt bằng kỹ thuật cơng nghiệp hóa.
- Quy mơ: Quy mơ nhỏ lẻ, sản xuất mang tính chất hộ gia đình. Hiện
nay cả làng có tầm 10 hộ cịn giữ lại nghề trong đó chỉ có 3 hộ phát
triển trải nghiệm làm hoa giấy, phát triển theo mô hình du lịch làng
nghề.
- Q trình bảo quản: Khó khăn trong quá trình mang, cầm hoa. Giấy
là chất liệu rất dễ bị hỏng, móp méo, khơng thể gặp nước. Vậy nên
khi du khách muốn mua hoa về làm kỉ niệm họ cũng cân nhắc vấn
đề bảo quản trong quá trình vận chuyển.
- Khó khăn về thị trường tiêu thụ và vẫn còn thụ động trong quảng
bá thương hiệu.

5


- Những trở ngại trong việc kiếm tìm truyền nhân: Với lối truyền
nghề theo kiểu truyền khẩu và bắt tay chỉ việc phổ biến trong các
ngành nghề thủ công truyền thống, các nghệ nhân thực sự là kho tư
liệu sống nắm giữ nhiều bí quyết nghề nghiệp. Bí quyết đó sẽ khơng
có cơ hội để trao truyền nếu họ khơng có được truyền nhân, hoặc
việc họ đột ngột qua đời bởi sức khỏe, tuổi tác và bệnh tật. Làng
Thanh Tiên, sau rất nhiều biến động kinh tế – xã hội, những nghệ
nhân nắm giữ yếu quyết chế tác màu nhuộm, cách thức để làm nên

những
sản
phẩm
đẹp
đã
khơng
cịn
được
nhiều.
2.1.3. Cơ hội (O)
- Ngày nay, khi thu nhập, mức sống của người dân nhiều nơi trên thế
giới nói chung và của Việt Nam nói riêng ngày một tăng, trình độ
dân trí được ngày một cao thì nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới
xung quanh, tìm hiểu lịch sử, văn hố, đời sống nhân dân các nước,
các dân tộc, các địa phương ngày càng tăng.
Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và
đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này cịn
góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của
từng vùng miền, địa phương.
- Nhà nước đã dành ra nhiều sự quan tâm hơn thông qua các chương
trình, dự án từ nhiều kinh phí, với các chính sách hỗ trợ nghề truyền
thống và làng nghề truyền thống của địa phương.
-Thừa Thiên Huế đã tổ chức các kỳ Festival nghề truyền thống góp
phần bảo tồn, khơi phục, quảng bá nghề và vinh danh các nghệ
nhân, thợ giỏi, thợ thủ cơng trong q trình sản xuất làng nghề,làm
sống dậy các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống Huế; đồng
thời thúc đẩy bảo tồn các giá trị văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam,
góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch và kinh tế địa phương.


2.1.4. Thách thức (T)
- Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề trên cơ sở bảo tồn và phát
huy các truyền thống văn hóa, tập quán của từng địa phương cùng
với sự tham gia của cộng đồng gắn với q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.
- Cần đẩy mạnh đầu tư chiều sâu để tăng năng lực cạnh tranh, đa
dạng hóa sản phẩm và ứng dụng các cơng nghệ mới; kết hợp chặt
6


chẽ giữa công nghệ cổ truyền và công nghệ tiên tiến để tạo ra sản
phẩm vừa truyền thống nhưng phải tinh xảo vừa hiện đại mang tính
thương mại cao.
- Để có thể duy trì sự độc đáo của hoa giấy cũng như bảo tồn nét
văn hóa này các nghệ nhân cần phải sáng tạo, phát triển thêm các
loại sản phẩm hoa, lá phong phú hơn.
- Ngày nay với đa dạng các loại hình sản phẩm, chất liệu như nilon,
nhựa, vải.. trên thị trường đang phát triển mạnh mẽ đồng thời tạo ra
nhiều sản phẩm hoa giả chất lượng hơn , đẹp mắt hơn và đặc biệt là
thời gian sử dụng được lâu hơn so với hoa giấy . Bởi vậy vị thế hoa
giấy trên thị trường ngày càng giảm sút.

2.2. Thiết lập các mục đích, mục tiêu cho chiến dịch PR
2.2.1. Bối cảnh truyền thông
Năm 2021, là một năm đầy biến động do dịch Covid-19 tại thị trường Việt
Nam. Một năm mà thời gian mọi người ở nhà – giãn cách xã hội nhiều, các hàng
quán, dịch vụ nơi mà mọi người thường xuyên sử dụng lại bị hạn chế. Festival nghề
truyền thống tạm dừng do giãn cách. Người dân sử dụng mạng xã hội nhiều, các
phương tiện truyền thông tiếp cận người dùng tốt hơn.
2.2.2. Mục đích

Hiện nay, bất cứ ai có dịp đi qua các làng nghề đều dễ nhận
thấy đời sống, kinh tế của người dân đã được nâng lên rất nhiều,
ngược lại, môi trường sinh thái ngày càng xuống cấp, sản phẩm
truyền thống đang nhường chỗ cho các mặt hàng thị trường kém
chất lượng, lai tạp làm cho uy tín, hình ảnh của các làng nghề bị ảnh
hưởng không nhỏ. Vấn đề bảo tồn, phát triển bền vững nghề truyền
thống, giữ gìn nét đẹp mơi trường, văn hóa đặt ra nhiều thách thức
cho các làng nghề ở nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và
quốc tế. Mục đích của kế hoạch PR là nâng cao nhận thức cộng
đồng, tăng sự hiểu biết, khơi gợi hứng thú tìm hiểu về làng nghề hoa
giấy Thanh Tiên.
2.2.3. Mục tiêu
- Tăng nhận biết (hoa giấy Thanh Tiên) tới 1 triệu người dân Việt
Nam.
- Đạt 90% học sinh trong các trường nhận biết, biết đến làng nghề
hoa giấy Thanh Tiên.
- Tăng cường sự quảng bá giá trị, tinh hoa của nghề làm hoa giấy
trên các phương tiện đại chúng.

7


- Khẳng định hoa giấy Thanh Tiên có thể sử dụng vào nhiều việc nếu
chúng ta tìm hiểu sáng tạo hơn nữa.

2.3. Xác định công chúng mục tiêu
Với mỗi chiến dịch cần có một nhóm cơng chúng cụ thể để hướng tới để doanh
nghiệp có thể tập trung đến đối tượng này một cách tốt nhất, ở chiến dịch PR cho làng
nghề hoa giấy Thanh Tiên chúng tôi tập trung vào nhóm cơng chúng có đặc điểm sau:
- Nhóm cơng chúng truyền thơng:

Các kênh truyền thơng, báo chí vào thời điểm hiện tại phương hiện giúp thương
hiệu tiếp cận với khách hàng. Đối tượng truyền thông mà thương hiệu muốn hướng tới
là những trang báo đưa tin tổng hợp về chương trình diễn ra như báo Thanh Niên, báo
Nhân Dân, Brands Vietnam, cổng thông tin điện tử Huế, Breathtalking Việt Nam, các
trang page trải nghiệm du lịch, khám phá Việt Nam...
-Nhóm cơng chúng là khách hàng:
Mọi đối tượng có sở thích tìm hiểu văn hóa, khám phá điều mới mẻ. Các nhóm
học sinh, đồn du lịch muốn trải nghiệm làm hoa giấy.
- Truyền thơng, khách hàng: hai nhóm cơng chúng mục tiêu kết hợp
tạo ra và tăng cường nhận thức từ công chúng. Khấy động sự chú ý,
quan tâm và tạo ra nhu cầu.
2.4. Xây dựng thông điệp truyền thông
2.4.1. Xây dựng thông điệp truyền thông

Big Ideal: #richinvietnam (Rich in Vietnam: Phong phú Việt Nam)
Thơng điệp truyển thơng:
“Thanh Tiên, gìn giữ nét xưa”
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú
nhưng vẫn giữ nét Việt trong đó. Trong q trình giao lưu với văn hóa
Trung Hoa, phương Tây diễn ra trong thời gian rất dài thông qua cả
hai con đường cưỡng bức và phi cưỡng bức đã tạo nên dấu ấn khá
đậm nét trong văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, người Việt vẫn giữ được
bản sắc văn hóa của riêng mình, đồng thời chủ động tiếp thu văn
hoa ngoại lai để giữ vững độc lập và bản sắc của dân tộc mình.
Sự tồn tại của các cộng đồng giữ gìn nhiều ngành nghề truyền
thống. Khi kinh tế của các cộng đồng đó phát triển, năng lực sáng
tạo độc đáo của các cộng đồng đó sẽ tạo ra những sản phẩm vật
chất và tinh thần có giá trị. Các làng nghề truyền thống cần được
bảo tồn và phát triển không chỉ là sinh kế cho người dân mà còn
8



giúp giữu gìn mạch nguồn văn hóa kết kinh và phát triển từ truyền
thống tạo nên những sản phẩm độc đáo, có giá trị kinh tế và hàm
lượng văn hóa cao.
“Thanh Tiên, gìn giữ nét xưa.” Gửi gắm đến mọi người thơng
điệp bảo tồn sự đa dạng và giàu có vốn có của Việt Nam.
Những năm gần đây, cùng với cơng cuộc đổi mới tồn diện của
đất nước, văn hóa dân tộc ngày càng được quan tâm chú trọng, các
giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy, đặc biệt là
các giá trị văn hóa phi vật thể. Việc khơi phục vốn văn hóa cổ truyền
q báu có nội dung lành mạnh, chứa đựng cốt cách, thuần phong
mỹ tục, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phục vụ nhu cầu về đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân là nhu cầu thiết yếu.
Đợt 1: từ 01/01/2022 - 31/04/2022 : “Make a challenges”
Trước đó, hoa sen Thanh Tiên đã từng được xuất hiện trong
Festival làng nghề truyền thống Huế, lễ hội áo dài Minh Hạnh nhưng
chỉ được sử dụng để trang trí cài tóc hoặc cầm tay. Thông điệp “thử
thách” cho Nhà thiết kế Minh Hạnh hay làng thiết kế nói chung chính
là sử dụng chính hoa sen giấy làm chủ đạo mà không phải phụ kiện
trang trí. Khám phá và sáng tạo từ các sản phẩm truyền thống vừa
gìn giữ văn hóa, tạo ra sức hấp dẫn lôi cuốn từ các làng nghề.

Đợt 2: từ 20/08/2022 - 31/04/2023: “Học và tìm hiểu làng
nghề hoa giấy Thanh Tiên”
Đưa văn hóa làng nghề vào trong các chương trình giáo dục,
dạy các kiến thức cơ bản về hoa giấy Thanh Tiên.
Đẩy mạnh giáo dục toàn diện, tạo sân chơi bổ ích, hấp dẫn,
nâng cao kỹ năng sống, trải nghiệm cho học sinh và giáo dục lòng
yêu nước, tự hào, tự tơn dân tộc. Từ đó, giúp học sinh có ý thức giữ

gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
2.4.2. Triển khai nội dung kế hoạch
Đợt quảng bá 1: “Make a challenges”
- Xác định thời gian tổ chức Tuần lễ thời trang Quốc tế Xuân Hè Việt
Nam vào 16/04/2022.
-Thời gian bắt đầu chuẩn bị từ tháng 01/01/2022 – 15/03/2022.
9


Nội dung: Hợp tác với Nhà thiết kế Minh Hạnh, thiết kế trang phục
với hoa sen giấy chủ đạo. Mời siêu mẫu Võ Hoàng Yến thử sức với bộ
trang phục này ở Tuần lễ thời trang Quốc tế Việt Nam( Vietnam
International Fashion Week)

Hình 1: Hoa sen giấy Thanh Tiên tại Festival làng nghề truyền thống Huế

-

Nhà thiết kế Minh Hạnh sinh ra tại Pleiku trong một gia đình
gốc Huế có sáu chị em gái, trong hồn cảnh chiến tranh gia
đình bà phải di chuyển nhiều nơi từ Huế, Đà Nẵng rồi Sài Gịn.
Vì thế sự hiểu biết về các vùng miền đặc biệt là trang phục
ngưòi Việt của bà rất phong phú. Những mẫu thiết kế của bà
vừa mang nét truyền thống dân tộc vừa
nang hơi hướng của thời trang hiện đại.

-

Võ Hồng Yến là chân dài có tiếng trong
làng siêu mẫu. Khả năng ứng biến trên

sàn catwalk của Võ Hồng Yến cũng vào
hàng hiếm có đối thủ tại Việt Nam. Luôn
được giao cho những trang phục nặng
nhất, cồng kềnh nhất, dài nhất và lắm rủi
ro nhất... nhưng Võ Hoàng Yến hầu như
chưa bao giờ khiến các nhà thiết kế phải
thất vọng. Kể cả khi lâm vào sự cố, người
đẹp vẫn luôn giữ được thần thái và xử lý rất đẳng cấp. Với
trang phục kết hợp hoa sen giấy rất cần một người mẫu
10


chun nghiệp xử lý mọi tình huống có thể phát sinh. Đặc biệt
là danh tiếng của cô nàng thu hút lượng lớn giới truyền thông
cũng như cộng đồng mạng quan tâm.
Hình 2: Võ
Hồng Yến
catwalk tại
Aquafina

Trước khi bắt đầu đợt quảng bá thứ hai chúng ta cần sự đồng ý phê
duyệt đề xuất đề án “Học và tìm hiểu làng nghề hoa giấy Thanh
Tiên” của Bộ giáo dục và Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch.
Với đề án này sẽ được triển khai tương tự như đề án “Đưa văn hóa
truyền thống vào trường học” của các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà
Giang, Cao Bằng nơi mà phần lớn là các học sinh dân tộc thiểu số,
vùng cao, vùng sâu nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh, đồng
thời tác động mạnh mẽ trong thế hệ trẻ về việc bảo tồn, lưu giữ
những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Đợt quảng bá 2: “Học và tìm hiểu làng nghề hoa giấy Thanh

Tiên”
-

Thời gian bắt đầu ngay sau khi đề án được phê duyệt, giả định
thời gian vào ngày 20/08/2022. Đây là thời gian bắt đầu năm
học 2022-2023. Thời gian sẽ kết thúc cùng năm học.

Nội dung: Tổ chức một số buổi thực hành làm hoa giấy tại các trường
tiểu học. Trong các giờ môn Thủ công đối với cấp 1, môn Công nghệ
đối với cấp 2, chương trình đào tạo Nghề hoặc hoạt động đầu tháng
tùy vào mỗi trường đối với cấp 3.
-

Trong suốt đợt quảng bá sẽ có các nghệ nhân trực tiếp đến
giảng dạy hoặc do giáo viên bộ môn.

Quy mô: Bắt đầu từ các trường trong địa bàn thành phố Huế triển
khai thử nghiệm và rút ra kinh nghiệm. Sau mở rộng ra thành phố
lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân lực:

11


-

Tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn về hoa giấy Thanh Tiên
cho đội ngũ giáo viên.

-


Tận dụng nguồn nhân lực tại địa phương, tuyển chọn người phù
hợp trong chiến dịch quảng bá.

-

Đăng tải thơng tin tìm kiếm người phù hợp trên web, social
media.

- Tổ chức cuộc thi “Học và tìm hiểu làng nghề hoa giấy Thanh Tiên”
đăng tải sản phẩm hoàn thành và viết bài văn nêu cảm nghĩ trải
nghiệm sau buổi học hoặc chủ đề hoa giấy Thanh Tiên kèm
#richinvietnam. Giữa và cuối đợt quảng bá sẽ chọn 10 bạn học sinh
trải nghiệm thực tế miễn phí đến làng nghề hoa giấy Thanh Tiên.

Hình 3: Các bạn sinh viên Huế và họa sĩ Thân Văn Huy tại Liên Hoa Thanh Tinh
Viên

- Liên hệ với đài truyền hình VTV sản xuất một tập phim “Thanh
Tiên, gìn giữ nét xưa” về làng hoa giấy Thanh Tiên, nội dung về quá
trình gìn giữ và lưu truyền của người dân. Có sự tham gia của họa sĩ
Thân Văn Huy – người đi đầu trong công cuộc phục hồi hoa sen giấy
Thanh Tiên. Quá trình, kết quả của kế hoạch PR.

12


2.5. Kế hoạch thực hiện
2.5.1. Kế hoạch thời gian
Nội dung thực

T
T
hiện/ Tháng
1/ 2/
2 2
2 2
1. Giai đoạn
chuẩn bị
Lên kế hoạch
cho đợt 1
Họp phân chia
công việc
Liên hệ với Nhà
thiết kế, đại
diện của Võ
Hồng Yến trao
đổi nội dung
cơng việc
Lên kế hoạch
cho đợt 2
Họp phân chia
công việc
Tổ chức công
tác đào tạo
Liên hệ đài
truyền hình
VTV lên kịch
bản, kế hoạch
cho chương
trình “Thanh

Tiên, gìn giữ
nét xưa”

T
3/
2
2

T
4/
2
2

13

T
5/
2
2

T
6/
2
2

T
7/
2
2


T
8/
2
2

T
9/
2
2

...

T3 T4 T5
/2 /2 /2
3
3
3


2. Giai đoạn
thực hiện
Đợt quảng bá 1:
Liên hệ với báo
chí, truyền
thông đăng tải
thông tin đợt
quảng bá 1
Liên hệ với Ban
tổ chức Tuần lễ
thời trang

Hồn thiện
trang phục
Thực hiện
chương trình
“Make a
challenges”
Tiếp tục đăng
tải mạnh mẽ
nhiều thông tin
phỏng vấn, bài
viết trên các
trang mạng xã
hội
Liên hệ với báo
chí, truyền
thơng đăng tải
thơng tin đợt
quảng bá 2.
Thực hiện nội
dung đợt 2
Đăng tải thông
tin cuộc thi
“Học và tìm
hiểu làng nghề
hoa giấy Thanh
Tiên” lên các
web facebook,
trang page
trường
Thực hiện

chuyến trải
ngiệm thực tế

14


Phát sóng
chương trình
“Thanh Tiên,
gìn giữ nét
xưa”
3. Giai đoạn
kết thúc
Tổng kết chiến
dịch
Liên hệ báo chí
đưa tin tổng
kết chiến dịch

2.5.2. Kế hoạch ngân sách
Bảng 1. Bảng dự toán ngân sách cho
chiến dịch “Thanh Tiên, gìn giữ nét xưa”
ST
T
1
2
3

Cơng việc


Chi phí (VND)

Th team PR trong
vòng
1 năm
Hợp tác với NTK
Minh Hạnh và siêu
mẫu Võ Hồng Yến
Tài trợ cho chương
trình Tuần lễ thời

1.000.000.000 VND
1.000.000.000 VND
500.000.000 VND
15

Ghi chú

Bao gồm cả phí
thiết kế trang
phục


trang Quốc tế
Sản xuất tập phim
“Thanh Tiên, gìn giữ
nét xưa”

4


3.000.000.000 VND

5

Chi phí thuê báo chí
đăng bài/ 1 năm

500.000.000 VND

6

Chi phí chạy quảng
cáo trên các nền
tảng mạng xã hội
trong vòng 10 tháng

600.000.000 VND

7

Chi phí tổ chức đào
tạo nhân lực đợt
quảng bá 2
Chi phí tổ chức cuộc
thi “Học và tìm hiểu
làng nghề hoa giấy
Thanh Tiên”

2.000.000.000 VND


Chi phí khác cho
hoạt động
Tổng chi phí toàn bộ
dự án

1.000.000.000 VND

8

9
10

1.000.000.000 VND

10.100.000.000
VND

2.5.3. Kế hoạch nguồn lực
- Nhân lực nội bộ:
 Báo văn hóa
 Phịng truyền thơng marketing
16

Th đội ngũ sản
xuất triển khai đến
hoàn thành thành
phẩm
Bao gồm các bên
chủ động liên hệ
đăng bài

Bao gồm các nền
tảng Ads
Facebook,
Youtube, Google
Ads

Bao gồm chi phí
trải nghiệm miễn
phí


 Tạp chí nghệ thuật văn hóa
 Các ban quản lí dự án và đầu tư và phối hợp với các ban ngành
khác trong Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch.
- Nhân lực th ngồi:
 Phịng marketing và quan hệ công chúng
 Thành lập team kết hợp với các bên đối tác thực hiện chiến dịch.
 Công chúng báo chí

2.6. Kế hoạch đánh giá, kiểm tra
2.6.1. Kế hoạch đánh giá
Đánh giá “Make a challenges”
-

Đánh giá bằng định lượng

 Social media reach (Tổng lượng tiếp cận): Tối thiểu 500.000
lượt tiếp cận trên các bài báo, tin tức
 Engagement (Tương tác): Số lượt Like, share, bình luận đạt 1
triệu

 Website traffic (Lưu lượng truy cập website): Đạt 500.000 lượt
trong khoảng thời gian thực hiện chiến dịch
Đánh giá “Học và tìm hiểu làng nghề hoa giấy Thanh Tiên”
-

Đánh giá bằng định lượng

 Brand mentioned: Tổng lượng đề cập hashtag đạt tối thiểu 1
triệu lượt trong suốt chiến dịch.
 Social media reach (Tổng lượng tiếp cận): Trên 2 triệu lượt truy
cập tính trên mỗi lần truy cập
 Engagement (Tương tác): Các bài viết đăng trên page trường,
bài viết đạt 700.000 lượt.
 Website traffic (Lưu lượng truy cập website): Giữ mức 500.000
lượt xem.
 Chương trình “Thanh Tiên, gìn giữ nét xưa” đạt 1 triệu lượt xem
khi phát sóng. Đạt 2 triệu view khi đăng trên youtube.
Đánh giá định tính
 Khoảng 2 triệu người nhớ tới hoa giấy Thanh Tiên.

17


 Thái độ ủng hộ của công chúng đối với việc bảo tồn và phát
triển các làng nghề.
2.6.2. Kế hoạch kiểm tra
-

Liên tục cập nhật số liệu trên các trang social media, tổng hợp
số liệu tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra.


-

Thường xuyên gửi mail, cuộc gọi thông báo lịch trình làm việc cho tồn bộ
ekip tham gia dự án.
Theo dõi sát sao tình hình, xu hướng trên mãng xã hội thay đổi phương án cho
phù hợp.

-

Lời kết
Trong khuôn khổ nội dung, bài tiểu luận đã nêu ra được tổng
quan về làng nghề hoa giấy Thanh Tiên. Trong thời đại công nghệ,

18


kinh tế ngày càng phát triển con người dần trở nên thụ động trong
việc tìm hiểu, gìn giữ và bảo tồn các văn hoa xưa.
Vì vậy, mục đích chính của bản kế hoạch này là đẩy mạnh
thông tin, truyền thông đến công chúng giúp người dân hiểu hơn về
công việc làm hoa giấy. Sâu hơn nữa là thu hút sự quan tâm từ cộng
đồng giúp đẩy mạnh công tác chuyển đổi sang du lịch làng nghề,
tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, giải quyết nguồn lao động địa phương
mà hơn thế nữa, cịn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá
trị văn hố của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài khơng thể tính
được trong ngày một ngày hai.
Tuy nhiên do còn những hạn chế trong kiến thức cũng như
nguồn thông tin thực tế, bài đề án vẫn chưa nêu được một cách rõ
nét và sâu trong việc dự trù kinh phí như thế nào cho ổn thỏa, nguồn

nhân lực nên lấy ở đâu? Cách đánh giá và kiểm tra như thế nào là
phù hợp, chính xác? Trong quá trình bản kế hoạch được thực hiện có
xảy ra sai xót và những phương án dự trù là gì? Những thơng tin về
làng nghề Thanh Tiên được tổng hợp từ các bài báo, trang tin tức,
trang du lịch được đăng tải rộng rãi trên mạng. Tuy nhiên vẫn còn
nhiều bất cập trong bản kế hoạch do nguồn thông tin chưa đầy đủ.

19


Phụ lục:
Tài liệu tham khảo:
-

Slide bài giảng môn Quan hệ cơng chúng

-

Gian nan tìm lối giữ nghề hoa giấy Thanh Tiên:

/>-

Nghề hoa giấy làng Thanh Tiên:

/>-

Khám phá làng hoa giấy Thanh Tiên 300 ở Thừa Thiên Huế:

/>Tranh, ảnh minh họa:


20


×