Tải bản đầy đủ (.doc) (267 trang)

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 267 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG NGUYÊN QUỐC

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, TỈNH LONG AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG NGUYÊN QUỐC

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, TỈNH LONG AN
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 62.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN ĐỨC DANH
2. GS.TS. NGUYỄN LỘC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Dương Nguyên Quốc, cam đoan rằng: Kết quả nghiên cứu được
trình bày trong Luận án này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự
hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Đức Danh và Giáo sư Tiến sĩ
Nguyễn Lộc. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung
thực và hồn tồn khơng sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu
nào tương tự. Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2022

Tác giả luận án

Dương Nguyên Quốc


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ.................................................................................vii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
Tiểu kết Chương 1.................................................................................................55

Chương 2................................................................................................................ 56
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LONG AN...............................56
2.1. Khái quát về kinh tế, xã hội, giáo dục và hoạt động kiểm định chất lượng
giáo dục các trường trung học phổ thông tỉnh Long An............................56
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng..........................................................................63
2.3. Thực trạng về chất lượng giáo dục của các trường trung học phổ thông
tỉnh Long An..................................................................................................68
2.3.1. Về tổ chức và quản lí nhà trường.........................................................68
2.3.2. Về đội ngũ quản lí, giáo viên, nhân viên..............................................70
2.3.3. Về cơ sở vật chất....................................................................................71
2.3.4. Về sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội...................................73
2.3.5. Về hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.........................................74
2.3.6. Tổng hợp đánh giá thực trạng về chất lượng giáo dục các trường
trung học phổ thông tỉnh Long An......................................................75
2.5. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí kiểm định chất lượng giáo
dục trong các trường trung học phổ thông tỉnh Long An..........................86
2.6. Đánh giá chung...............................................................................................89
Chương 3................................................................................................................ 94
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG TỈNH LONG AN.....................94
3.4.1. Mục đích khảo sát...............................................................................109
3.4.2. Đối tượng khảo sát..............................................................................109
3.4.3. Nội dung khảo sát................................................................................109
3.4.4. Phương pháp khảo sát........................................................................109


iii
3.5. Tổ chức thực nghiệm biện pháp kế hoạch hóa hoạt động của nhà trường
theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục...........................................115

Tiểu kết Chương 3...............................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................130
Phụ lục 1.5..............................................................................................................27
Phụ lục 1.6..............................................................................................................30
32
Phụ lục 1.7..............................................................................................................33
Phụ lục 1.8..............................................................................................................35
Phụ lục 1.9..............................................................................................................37
Phụ lục 1.10............................................................................................................41
Phụ lục 1.11............................................................................................................41
Phụ lục 1.12............................................................................................................42


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22

VIẾT TẮT
CBQL
CB – GV – NV
CNH, HĐH
ĐNGV
ĐBCL
ĐBCLGD
GD
GD&ĐT
GV
HS
KT-XH
KĐCLGD
MBO
MBP
NXB
NV
QLGD
SBM-R
TH

THCS
THPT
TTCM

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Cán bộ quản lí
Cán bộ - giáo viên – nhân viên
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đội ngũ giáo viên
Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng giáo dục
Giáo dục
Giáo dục và Đào tạo
Giáo viên
Học sinh
Kinh tế - Xã hội
Kiểm định chất lượng giáo dục
Management By Objectives
Management by Process
Nhà xuất bản
Nhân viên
Quản lí giáo dục
Standards-Based Management and Recognition
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tổ trưởng chuyên môn

DANH MỤC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i

MỤC LỤC................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ.................................................................................vii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1


v
Tiểu kết Chương 1.................................................................................................55
Chương 2................................................................................................................ 56
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LONG AN...............................56
2.1. Khái quát về kinh tế, xã hội, giáo dục và hoạt động kiểm định chất lượng
giáo dục các trường trung học phổ thông tỉnh Long An............................56
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng..........................................................................63
2.3. Thực trạng về chất lượng giáo dục của các trường trung học phổ thông
tỉnh Long An..................................................................................................68
2.3.1. Về tổ chức và quản lí nhà trường.........................................................68
2.3.2. Về đội ngũ quản lí, giáo viên, nhân viên..............................................70
2.3.3. Về cơ sở vật chất....................................................................................71
2.3.4. Về sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội...................................73
2.3.5. Về hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.........................................74
2.3.6. Tổng hợp đánh giá thực trạng về chất lượng giáo dục các trường
trung học phổ thông tỉnh Long An......................................................75
2.5. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí kiểm định chất lượng giáo
dục trong các trường trung học phổ thông tỉnh Long An..........................86
2.6. Đánh giá chung...............................................................................................89
Chương 3................................................................................................................ 94
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LONG AN.....................94

3.4.1. Mục đích khảo sát...............................................................................109
3.4.2. Đối tượng khảo sát..............................................................................109
3.4.3. Nội dung khảo sát................................................................................109
3.4.4. Phương pháp khảo sát........................................................................109
3.5. Tổ chức thực nghiệm biện pháp kế hoạch hóa hoạt động của nhà trường
theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục...........................................115
Tiểu kết Chương 3...............................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................130
Phụ lục 1.5..............................................................................................................27
Phụ lục 1.6..............................................................................................................30
32


vi
Phụ lục 1.7..............................................................................................................33
Phụ lục 1.8..............................................................................................................35
Phụ lục 1.9..............................................................................................................37
Phụ lục 1.10............................................................................................................41
Phụ lục 1.11............................................................................................................41
Phụ lục 1.12............................................................................................................42


vii

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ.................................................................................vii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
Tiểu kết Chương 1.................................................................................................55
Chương 2................................................................................................................ 56
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LONG AN...............................56
2.1. Khái quát về kinh tế, xã hội, giáo dục và hoạt động kiểm định chất lượng
giáo dục các trường trung học phổ thông tỉnh Long An............................56
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng..........................................................................63
2.3. Thực trạng về chất lượng giáo dục của các trường trung học phổ thông
tỉnh Long An..................................................................................................68
2.3.1. Về tổ chức và quản lí nhà trường.........................................................68
2.3.2. Về đội ngũ quản lí, giáo viên, nhân viên..............................................70
2.3.3. Về cơ sở vật chất....................................................................................71
2.3.4. Về sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội...................................73
2.3.5. Về hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.........................................74
2.3.6. Tổng hợp đánh giá thực trạng về chất lượng giáo dục các trường
trung học phổ thông tỉnh Long An......................................................75
2.5. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí kiểm định chất lượng giáo
dục trong các trường trung học phổ thông tỉnh Long An..........................86
2.6. Đánh giá chung...............................................................................................89
Chương 3................................................................................................................ 94
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LONG AN.....................94
3.4.1. Mục đích khảo sát...............................................................................109
3.4.2. Đối tượng khảo sát..............................................................................109
3.4.3. Nội dung khảo sát................................................................................109
3.4.4. Phương pháp khảo sát........................................................................109


viii

3.5. Tổ chức thực nghiệm biện pháp kế hoạch hóa hoạt động của nhà trường
theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục...........................................115
Tiểu kết Chương 3...............................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................130
Phụ lục 1.5..............................................................................................................27
Phụ lục 1.6..............................................................................................................30
32
Phụ lục 1.7..............................................................................................................33
Phụ lục 1.8..............................................................................................................35
Phụ lục 1.9..............................................................................................................37
Phụ lục 1.10............................................................................................................41
Phụ lục 1.11............................................................................................................41
Phụ lục 1.12............................................................................................................42


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chất lượng GDĐT ngày nay đã trở thành vấn đề quốc gia. Vấn đề này đã được Đảng
và Chính phủ đưa vào chiến lược phát triển đất nước trong từng giai đoạn của lịch sử. Nhiều
cuộc nghị đàm, nghị sự của các cấp lãnh đạo cao nhất được tổ chức và đã đưa ra những
quyết sách quan trọng để nâng cao chất lượng GDĐT đáp ứng yêu cầu của đường lối, chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Giải quyết vấn đề chất lượng GDĐT không chỉ
là mục tiêu và nhiệm vụ của ngành GDĐT mà còn là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể xã hội.
Đối với GD phổ thông, chất lượng GD trong mỗi bậc học của từng địa phương cịn có ý
nghĩa phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó. Bởi thế, Luật giáo
dục hiện hành đã phân cấp quản lí về mặt tổ chức nhân sự cho các cấp chính quyền địa
phương ở các bậc học của GD phổ thông. Đảm bảo chất lượng của GD phổ thông là nhiệm
vụ, đồng thời cũng là một trong các biện pháp quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội ở mỗi địa

bàn nhất định.
Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của nhà trường bao gồm (a) Các chủ trương
của nhà trường, kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục, một bộ phận chuyên trách về đảm
bảo chất lượng, các hoạt động và sự phối hợp giữa các đơn vị bên trong nhà trường; (b) Cơ
chế phê duyệt, giám sát và định kỳ rà soát đánh giá các hoạt động giáo dục. Thông thường
những yếu tố sau đây được xem là có vai trị tác động đến chất lượng của một cơ sở giáo
dục: đội ngũ CBQL và biện pháp quản lí của họ, đội ngũ nhà giáo, sinh viên/học sinh, quá
trình dạy và học, nghiên cứu khoa học (nếu là trường đại học, cao đẳng) cơ sở vật chất; tài
chính; các lĩnh vực khác (hợp tác quốc tế, dịch vụ, ...). Ðây được xem là tám lĩnh vực (tiêu
chuẩn) quan trọng nhất, tác động trực tiếp chất lượng GD. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt
động KĐCLGD trường THPT hiện nay chưa chú trọng đến việc xây dựng và hình thành hệ
thống đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường.
KĐCLGD là một trong những hoạt động đảm bảo chất lượng, đồng thời là một trong
các biện pháp để nâng cao, thúc đẩy và cải thiện chất lượng GD của mỗi cơ sở GD. Trong
giai đoạn hiện nay, nền GD nhân dân đang dần dần chuyển từ nền GD bao cấp sang GD tiếp
cận kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lí của Nhà nước. Điều này
đã tạo ra một sự dịch chuyển mục tiêu, từ định hướng học thuật của nhà trường sang nền
GD theo định hướng của thị trường lao động. Vì thế, chất lượng GD phải không ngừng nâng


2
cao mà cịn để duy trì các chuẩn mực chất lượng GD và thúc đẩy đáp ứng với nhu cầu của
xã hội.
Một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada hay Singapore đã tổ chức triển khai
kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT từ những nhiều năm trước. Họ cũng đạt được
những thành quả nhất định. Tuy nhiên, đối với kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT
thì không phải quốc gia nào cũng tổ chức kiểm định cả, họ xem giáo dục phổ thông là giáo
dục bắt buộc và việc đảm bảo chất lượng giáo dục cấp nhà trường là điều hiển nhiên. Nếu
có đánh giá chất lượng thì họ quan tâm đến chất lượng của học sinh phổ thơng nhiều hơn.
Nhóm các tác giả Fairman, Peirce và Harris (2009) với cơng trình “Kiểm định chất

lượng giáo dục trường THPT tại Maine: Nhận thức về chi phí và lợi phí” (High school
accreditation in Maine: Perception of cost and benefits) thuộc trung tâm Nghiên cứu và
Đánh giá giáo dục và Phát triển con người thuộc Đại học Maine – Mỹ. Với cơng trình này,
nhóm tác giả đã trình bày rất rõ quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT tại
Mỹ, gồm tự đánh giá, đánh giá ngồi theo bộ tiêu chuẩn và cơng nhận kiểm định chất lượng
thơng qua các nghiên cứu điển hình, thực tế từ 40 trường THPT được kiểm định bởi
NEASC (The New England Association of School and Colleges). Cơng trình đã rút ra
những kinh nghiệm thực tiễn rất giá trị trong quá trình KĐCLGD trường THPT và đề ra các
giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động KĐCLGD trường THPT.
Bài báo ‘Kiểm định chất lượng giáo dục ở Mỹ: Đáp ứng với thách thức của việc giải
trình trách nhiệm và thành quả của sinh viên’ (U.S.Accreditation: Meeting the Challenges of
Accountability and Student Achievement). Nghiên cứu này đã chỉ rõ ra được những thách
thức lớn đối với kiểm định chất lượng các trường đại học Mỹ hiện nay là kết quả của
KĐCLGD có tác động như thế nào đến thành quả của người học trong nhà trường. Bởi lẽ,
KĐCLGD của Mỹ hiện nay được cho là có lịch sử lâu đời với sự phân quyền, đa dạng và
phức tạp cùng với cách thức, qui trình, tổ chức quản lí. Ngồi ra bài báo cũng nêu lên được
cơ cấu tổ chức phức tạp giữa các tổ chức KĐCLGD và chính quyền liên bang (Eaton, 2011).
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả ở Mỹ, trong cuốn Hướng dẫn thực địa đối với
SBM-R trong Giáo dục Tiền công tác, Sheena Currie, Mary Drake, Udaya Thomas (2016)
đã giới thiệu về ứng dụng mô hình SMB-R, Quản lí và cơng nhận dựa trên tiêu chuẩn
(Standards-Based Management and Recognition - SBM-R), “Hướng dẫn này sẽ chứng minh
cách tiếp cận quản lí của JHPIEGO dựa trên các tiêu chuẩn có thể được áp dụng để thúc đẩy


3
tiêu chuẩn hóa và củng cố hệ thống cải tiến, đảm bảo hoặc công nhận chất lượng phù hợp
với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực” (Currie, Drake, Thomas, 2016).
Mơ hình này ngày càng được các nhà khoa học phát triển, hồn thiện để trở thành
chương trình đào tạo các nhà quản lí hiệu quả. Quy trình phương pháp của mơ hình SBM-R
có thể tóm tắt như sau: Bước 1. Thiết lập các tiêu chuẩn; Bước 2. Thực hiện các tiêu chuẩn;

Bước 3. Đo lường tiến độ; Bước 4. Ghi nhận thành tích. Mơ hình SBM-R cho đào tạo ngành
y tế là một cách tiếp cận thực tế để cải tiến chất lượng. Tác giả luận án sẽ tiếp cận lí luận và
kinh nghiệm triển khai thực tiễn từ nghiên cứu này để đưa vận dụng vào luận án.
Kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam đã được đưa vào Điều 17, Luật Giáo dục
từ năm 2005. Từ năm 2008 đến nay, Bộ GDĐT đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp
luật đối với cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo, chu kì và quy trình kiểm định; hệ thống
các văn bản quy định về công tác đánh giá và kiểm định cơ sở giáo dục và chương trình giáo
dục cùng các hướng dẫn cụ thể các tiêu chuẩn dùng để làm công cụ thực hiện. Hệ thống văn
bản quy định về công tác đánh giá và kiểm định các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục
ngày càng đầy đủ, đánh dấu sự hồn thiện về q trình chuyển giao các phương pháp đánh
giá của Bộ GDĐT đối với các cơ sở trên cả nước, chuẩn bị tiến đến kiểm định chất lượng
toàn diện.
Tuy nhiên, nhận thức về KĐCLGD ở các cấp quản lí đang cịn mơ hồ, khơng tránh
khỏi chạy theo thành tích bằng cách đối phó hơn là xây dựng. Việc KĐCLGD để đạt mục
tiêu thành tích khơng những khơng phản ánh đúng chất lượng mà còn gây trở ngại cho quản
lí nâng cao chất lượng ở các cơ sở GD, làm lệch lạc thông tin cho việc đưa ra những quyết
sách quan trọng của chính quyền địa phương đối với lĩnh vực GDĐT.
Ngoài những yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục có thể kiểm định được, chất
lượng GD phổ thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ bên ngồi như điều kiện kinh tế- xã hội,
dân cư, mơi trường tự nhiên và xã hội, lối sống và văn hóa, ... tức là những yếu tố mang tính
địa phương và khu vực.
Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng sơng Cửu Long, giáp với thành phố Hồ Chí
Minh nên có điều kiện kinh tế- xã hội đặc trưng và đại diện cho Nam Bộ. GD phổ thông của
Long An có xu hướng giảm về số lượng, gia tăng chất lượng và qui mơ. Đối với cấp THPT,
năm 2011 có 48 trường cơng lập thì đến đầu năm học 2018 – 2019, chỉ còn 43 trường, giảm
5 trường do sát nhập (Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, 2019). Trong Báo cáo thực hiện kế
hoạch năm 2018 và kế hoạch phát triển năm 2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An có


4

nêu "Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho ngành giáo dục, tiếp tục đầu tư trường
đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới; năm 2019, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí
mới đạt 48%" (Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, 2019); và công tác KĐCLGD chưa thực sự
hướng đến đảm bảo chất lượng. Như vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển GDĐT, chính quyền
tỉnh Long An đã đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng GD và thực hiện KĐCLGD.
Đây chính là vấn đề đặt ra đối với cơng tác quản lí chất lượng GD, trong đó KĐCLGD trở
thành khâu then chốt để đáp ứng yêu cầu của mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục phổ
thông ở Long An.
Từ những lí do nêu trên, nên tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Kiểm định chất
lượng giáo dục trường trung học phổ thông, tỉnh Long An” cho luận án Tiến sĩ khoa học
giáo dục, chuyên ngành Quản lí giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác lập cơ sở lý luận về KĐCLGD cơ sở giáo dục phổ thông và khảo sát,
đánh giá thực trạng KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An, luận án đề xuất các
biện pháp quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục THPT.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lí chất lượng giáo dục trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác KĐCLGD trường THPT đã được qui định chặt chẽ thông qua các văn bản
pháp qui của Bộ GDĐT. Tuy nhiên, có thể vẫn chưa có phương pháp tiếp cận thích hợp nên
hiệu quả của công tác này chưa thúc đẩy mạnh mẽ đến chất lượng của các cơ sở giáo dục.
Luận án ứng dụng mơ hình Quản lí và cơng nhận dựa trên tiêu chuẩn để đánh giá, chỉ rõ
những hạn chế thực trạng về quản lí q trình mục tiêu hố các tiêu chuẩn của kiểm định
chất lượng giáo dục, thực trạng về quản lí các hoạt động thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu
chuẩn, thực trạng về đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn, thực trạng về
công nhận thành tích đạt được mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn. Nếu đề xuất được các biện

pháp quản lí hoạt động KĐCLGD theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các trường THPT


5
tỉnh Long An thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác KĐCLGD các trường THPT
tỉnh Long An.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu hệ thống cơ sở lí luận KĐCLGD để xây dựng khung lí thuyết về quản
lí KĐCLGD trong các trường THPT.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh
Long An.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An.
5.4. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
5.5. Thực nghiệm một biện pháp trong hệ thống các biện pháp quản lí KĐCLGD được
đề xuất nhằm đánh giá tính khả thi của biện pháp.
6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định như sau:
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng KĐCLGD, quản lí
KĐCLGD và các biện pháp quản lí KĐCLGD của trường THPT tỉnh Long An dựa trên mơ
hình SBM-R. Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các trường THPT.
6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát: Thu thập số liệu khảo sát về chất lượng giáo dục
nhà trường dựa trên tiêu chí của KĐCLGD đối với đối tượng là cán bộ quản lí, cán bộ kiêm
nhiệm cơng tác KĐCLGD, giáo viên của 13 trường THPT (chọn mẫu ở 2.2.3- chương 2) là
500 người. Thu thập số liệu khảo sát về quản lí KĐCLGD trong các trường THPT bao gồm
cán bộ quản lí, GV, NV tham gia cơng tác kiểm định của 13 trường (theo chọn mẫu ở phần
sau là 156 người).
6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Tổ chức khảo sát tại 13 trường THPT ở thành phố
Tân An và các huyện của tỉnh Long An (xem Phụ lục 1.4).
6.4. Giới hạn về thử nghiệm: 2 trường, gồm: Trường THPT Đức Huệ, Trường
THCS&THPT Hà Long.

6.5. Giới hạn về mốc thời gian thu thập kết quả: từ năm 2016-2020.
7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Quan điểm tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận theo mơ hình quản lí và công nhận dựa trên tiêu chuẩn (SBM-R)
Đây là tiếp cận chủ yếu của luận án sử dụng để thực hiện nghiên cứu hoạt động
KĐCLGD. Mơ hình Quản lí và công nhận dựa trên tiêu chuẩn gồm bốn bước theo qui trình:


6
cụ thể hóa tiêu chí đánh giá thành tiêu chuẩn của mục tiêu quản lí chất lượng, thực hiện và
đánh giá các tiêu chuẩn, đo lường tiến độ và đối chiếu các tiêu chuẩn với các tiêu chí đánh
giá, cơng nhận kết quả và khen thưởng.
7.1.2. Tiếp cận thực tiễn
Vấn đề nghiên cứu KĐCLGD trường THPT được đề cập trong Luận án này có nguồn
gốc xuất phát từ thực tiễn. Chiến lược phát triển của GD&ĐT đáp ứng sự nghiệp cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng GD.
Cán bộ quản lí và giáo viên của nhà trường cần nâng cao nhận thức về KĐCLGD là một
hoạt động đảm bảo chất lượng phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí thuyết để:
- Thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lí thuyết có liên quan, tìm
hiểu những cốt lõi của vấn đề nghiên cứu để nhận ra những mối quan hệ biện chứng giữa
đảm bảo chất lượng GD và KĐCLGD.
- Phân tích, làm rõ các khái niệm cốt lõi, các vấn đề lí thuyết liên quan đến KĐCLGD.
- Làm rõ tính chất và những vấn đề đặc thù của quản lí KĐCLGD trong các trường
THPT tỉnh Long An.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tỉnh Long An được
khảo sát thông qua việc sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp

điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương pháp phỏng vấn sâu,
phương pháp thực nghiệm và phương pháp xử lí số liệu.
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Mục đích: Dựa trên những vấn đề lí thuyết về KĐCLGD, xây dựng các bảng hỏi để
thu thập thông tin về thực trạng chất lượng GD và quản lí KĐCLGD trong các trường THPT
ở tỉnh Long An; tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí để khắc phục những
hạn chế của thực trạng này; tính khả thi của biện pháp thực nghiệm được đề xuất.
+ Nội dung: Thu thập kết quả đánh giá của CBQL, GV, NV về thực trạng chất lượng
GD và quản lí KĐCLGD trong các trường THPT ở tỉnh Long An; nghiên cứu đánh giá của
CBQL, GV về tính cần thiết, khả thi đối với các biện pháp được đề xuất; tính khả thi của
biện pháp thực nghiệm được đề xuất.


7
+ Đối tượng:
Khảo sát thực trạng về chất lượng giáo dục nhà trường dựa trên tiêu chí của KĐCLGD
đối với đối tượng là cán bộ quản lí, cán bộ kiêm nhiệm công tác KĐCLGD, giáo viên của 13
trường THPT (chọn mẫu ở phần sau) là 500 người. Khảo sát thực trạng về quản lí
KĐCLGD trong các trường THPT bao gồm CBQL, GV, NV tham gia công tác KĐCLGD
của 13 trường (theo chọn mẫu ở phần sau là 156 người).
Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất (khảo sát 156
CBQL, GV, NV). Khảo sát tính khả thi của biện pháp 3 bằng thực nghiệm (khảo sát 117
CBQL, GV, NV ở 2 trường thực nghiệm).
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
+ Mục đích: Thu thập thơng tin thông qua việc hỏi và trả lời về chất lượng giáo dục và
quản lí KĐCLGD tại các trường THPT tỉnh Long An.
+ Nội dung: Phỏng vấn CBQL, GV về một số vấn đề cần xác minh tính trung thực,
khách quan của kết quả điều tra bằng phiếu hỏi.
+ Đối tượng: Mẫu phỏng vấn chỉ dành cho CBQL và GV để phỏng vấn ngẫu nhiên các
đối tượng này trong các trường được chọn khảo sát tại phụ lục 1.3, số lượng là 52 người.

7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
+ Mục đích: Thu thập thơng tin về thực trạng chất lượng giáo dục và quản lí KĐCLGD
tại các trường THPT tỉnh Long An song song với kết quả có được từ khảo sát.
+ Nội dung: Xem xét, nghiên cứu hồ sơ KĐCLGD so với thực tiễn và kết quả điều tra.
7.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm
+ Mục đích: Nhằm thu nhận thông tin sự thay đổi về lượng và chất trong nhận thức
và hành vi của các đối tượng được tác động bằng những phương thức đã được kiểm tra.
Xem xét tính khả thi của biện pháp được đề xuất.
+ Nội dung: Nghiên cứu và thu nhận kết quả trước và sau khi thực nghiệm biện pháp
3 trong năm 2020 và xử lí kết quả thực nghiệm.
+ Mẫu thực nghiệm: CBQL, GV, NV tại 2 trường trên địa bàn tỉnh Long An.
+ Công cụ: Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát dành cho các đối tượng được thực nghiệm
tại phụ lục 3.
7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu


8
+ Sử dụng phương pháp mơ tả để phân tích thực trạng về chất lượng GD và quản lí
KĐCLGD ở các trường THPT tỉnh Long An.
+ Sử dụng phương pháp tốn thống kê để xử lí số liệu và đánh giá kết quả thu được.
+ Sử dụng phần mềm SPSS nhập và xử lí các số liệu thu được để phân tích và đưa ra
kết luận từ các kết quả thu được.
+ Mã hóa các đối tượng được phỏng vấn, những thông tin phỏng vấn được tác giả ghi
lại và sắp xếp vào từng nội dung liên quan đến khảo sát thực trạng bằng phiếu hỏi. Thông
tin phỏng vấn được sử dụng trong q trình phân tích số liệu bảng hỏi, đối chiếu nó để đưa
ra nhận định cuối cùng.
8. Luận điểm cần bảo vệ
8.1. Đảm bảo chất lượng giáo dục được hiểu là một cơ chế quản lí nhằm duy trì các
chuẩn mực và khơng ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục. KĐCLGD trong các
trường THPT là một hoạt động của quản lí chất lượng. Những vấn đề lí luận sẽ được làm rõ

luận điểm này.
8.2. Hoạt động KĐCLGD các trường THPT tỉnh Long An hiện nay dựa trên các tiêu
chuẩn đánh giá của Qui định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn
quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng
có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT. Để hoạt
động này có hiệu quả, luận án bổ sung điều chỉnh các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chất
lượng GD trường THPT với 5 tiêu chuẩn 30 tiêu chí.
8.3. Các biện pháp quản lí KĐCLGD dựa trên mơ hình SBM-R của các trường THPT
được xây dựng dựa trên sự kết hợp của cơ sở lí luận và những vấn đề đặt ra từ thực trạng.
Nó phải được kiểm chứng bằng các phương pháp khảo sát và thực nghiệm.

9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về lí thuyết
Trên cơ sở lí thuyết về KĐCLGD, luận án xây dựng cơ sở lí thuyết quản lí KĐCLGD
của trường THPT theo mơ hình Quản lí và cơng nhận dựa trên tiêu chuẩn (SBM-R).
9.2. Về thực tiễn


9
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng về chất lượng GD, quản lí KĐCLGD
trong trường THPT và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý KĐCLGD trong các trường THPT
tỉnh Long An.
- Đề xuất một số biện pháp quản lí KĐCLGD trong trường THPT góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục THPT tỉnh Long An.
- Thực nghiệm 01 biện pháp để đánh giá mức độ khả thi cơng tác quản lí hoạt động
KĐCLGD trong trường THPT hiện nay.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận án gồm có 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học

phổ thông
Chương 2. Thực trạng về quản lí kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung học
phổ thông tỉnh Long An
Chương 3. Biện pháp quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong các trường trung
học phổ thông tỉnh Long An


10
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
KĐCLGD bắt đầu với GD đại học gần 100 năm nay, theo đó giáo dục đại học đã được
chuyển đổi từ một tổ chức ưu tú sang một hệ thống tham gia đông đảo (Ibrahim, 2014,
p.107). KĐCLGD mở rộng phạm vi của nó từ những năm 90 của thế kỉ XX, khi vấn đề chất
lượng khơng cịn là sở hữu của GD Đại học. Đây cũng là thời điểm để khoa học GD mở
rộng nghiên cứu sang lĩnh vực của đảm bảo chất lượng. Có nhiều người tham gia vào việc
điều tra, nghiên cứu, kiểm toán, áp dụng, phân tích, kiểm sốt, đánh giá và viết về chủ đề
này hơn bao giờ hết. Điều này chắc chắn đã dẫn đến kiến thức nhiều hơn và hiểu biết sâu
sắc hơn về các chính sách và thực hành chất lượng trong ngành GD" (Roffee, 1996).
Chất lượng GD trở thành vấn đề cần được kiểm sốt và đặt nó trong bối cảnh của các
dịch vụ mang tính cạnh tranh đã được các nhà khoa học nghiên cứu cách đây hơn nửa thế kỉ.
Từ những năm 60 của thế kỉ XX, Selden đã từng phê phán về các tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng của các cơ sở GD đại học ở Mỹ, trong đó chất lượng của cơ sở GD đại học được đánh
giá bởi số lượng HS phổ thông ghi danh vào học, kể cả HS dự bị.
"Bức tranh toàn cảnh của giáo dục ở thời điểm chuyển giao thế kỉ qua cho thấy một
khung cảnh của sự sôi động: HS được ghi danh ngày càng nhiều từ nhiều trường trung học
hơn bởi các cơ sở được thành lập tại các trường bình thường nhanh chóng, trường Cao đẳng
sư phạm, trường Cao đẳng cơ sở học viện kỹ thuật, trường nghệ thuật, nhạc viện, trường
chuyên nghiệp, tự do, nghệ thuật, các trường đại học - cung cấp các khóa học từ nông

nghiệp đến động vật học. Tất cả những điều này, nhưng khơng có tiêu chuẩn học thuật được
chấp nhận phổ biến hoặc yêu cầu nhập học,...” (Selden 1960, tr.28). Như vậy, những thập kỉ
đầu của thế kỉ XX, chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục được đo lường bởi số lượng HS
chọn ghi danh vào trường đó, chưa tính đến hiệu quả giáo dục mà cơ sở giáo dục mang lại.
Cuộc tranh luận về chất lượng giáo dục dựa trên uy tín và chất lượng GD dựa trên hiệu quả
của quá trình giáo dục kéo dài nhiều thập kỉ ở đầu thế kỉ XX.
Những tranh luận về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục ở các nước phương Tây
cũng đã đến lúc dừng lại khi các vấn đề đã được làm sáng tỏ, ĐBCLGD và KĐCLGD tồn
tại tương hỗ như là một mối quan hệ biện chứng giữa nội lực và ngoại sinh trong mỗi cơ sở
giáo dục. Nhiều vấn đề về đảm bảo chất lượng và KĐCLGD đã được công bố trong những


11
cơng trình học thuật và các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Vào
những thập niên cuối của thế kỉ XX, xu hướng quốc tế hóa giáo dục đặt ra nhiều thách thức
đối với KĐCLGD, nhất là ở các cơ sở GD đại học. Từ những vấn đề nghiên cứu đối với
chất lượng và cách tiếp cận chất lượng, các nghiên cứu về quản lí giáo dục vận dụng để mở
rộng phạm vi nghiên cứu đối với KĐCLGD. Sang đầu thế kỉ XXI, trong xu hướng tồn cầu
hóa về chất lượng giáo dục, cùng với sự mở rộng các dịch vụ giáo dục và sự di chuyển
xuyên quốc gia của người học, KĐCLGD không chỉ được đề cập bởi cấu trúc nội tại của
chất lượng mà chính là cách tiếp cận nó và sự xuất hiện ngày càng nhiều mơ hình quản lí và
đảm bảo chất lượng chi phối cách tiếp cận KĐCLGD ở mỗi quốc gia.
Trong phần tổng quan tài liệu của luận án này, chúng tôi quan tâm đến 02 vấn đề: Xu
hướng tiếp cận KĐCLGD và các mơ hình KĐCLGD
1.1.1. Ở nước ngồi
Theo Damme, từ những năm 80 của thế kỉ XX, với sự xuất hiện của các cơ quan đảm
bảo chất lượng đầu tiên đã làm cho “đảm bảo chất lượng đã trở thành mục tiêu trọng tâm
của các chính sách của chính phủ và là cơ chế chỉ đạo quan trọng trong hệ thống giáo dục
đại học trên toàn thế giới” (2002). Kiểm định chất lượng là một trong các yếu tố quan trọng
của đảm bảo chất lượng. Vì thế, KĐCLGD trở thành xu hướng phát triển của giáo dục ở các

nước phương Tây từ những thập niên cuối của thế kỉ XX. Damme cho rằng, sự gia tăng của
KĐCLGD trở thành xu hướng đảm bảo chất lượng bởi những lí do sau đây:
Thứ nhất, có những lo ngại về sự sụt giảm tiềm năng của các tiêu chuẩn học thuật so
với nền tảng của việc đại chúng hóa trong giáo dục đại học.
Thứ hai, các bên liên quan chính, đặc biệt là các doanh nghiệp, các cơ quan chuyên
môn và các tổ chức sử dụng lao động, mất niềm tin vào năng lực quản lí chất lượng học
thuật truyền thống và khả năng của các cơ sở giáo dục đại học để phù hợp định lượng và
chất lượng đầu ra của các cơ sở với nhu cầu của nơi làm việc hiện đại và thị trường lao động
trong một nền kinh tế ngày càng cạnh tranh và chuyển đổi.
Thứ ba, các hạn chế về ngân sách và khủng hoảng tài khóa đã dẫn đến việc trì trệ hoặc
giảm nguồn tài trợ của chính phủ cho mỗi sinh viên và áp lực tăng hiệu quả trong chi tiêu
công.
Thứ tư, các thể chế được kì vọng sẽ đáp ứng các yêu cầu đánh giá từ phía nhà nước
ngày càng cao để có trách nhiệm giải trình cơng cộng cao hơn.


12
Thứ năm, bản thân môi trường giáo dục trở nên cạnh tranh hơn với sự xói mịn của các
mạng lưới tuyển dụng sinh viên truyền thống, sự di chuyển ngày càng tăng của sinh viên, sự
di chuyển ngày càng tăng của các chuyên gia và học giả, áp lực của các cơ sở tư nhân...
Và cuối cùng, nhu cầu ngày càng tăng của cơng chúng về tính minh bạch hơn của hệ
thống giáo dục, cũng liên quan đến mức chất lượng, một nhu cầu mà ở một số quốc gia đã
được đáp ứng thông qua việc xuất bản thương mại các bảng xếp hạng dựa trên nhiều
phương pháp luận khác nhau (Damme, 2002).
Sự xuất hiện cơ quan kiểm định và sự tham gia của nhà nước vào các tiêu chuẩn kiểm
định chất lượng đối với giáo dục đã thúc đẩy sự hội tụ các hệ thống kiểm định và đảm bảo
chất lượng quốc gia và xuyên quốc gia. Từ những năm 90, các nhà khoa học đã đề cập đến
mô hình cung cho đánh giá chất lượng giáo dục. Trong bài Hướng tới một mơ hình chung về
đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học (Towards a general model of quality assessment
in higher education), Van Vught và Westerheijden đã tổng kết những kinh nghiệm trong các

hệ thống đánh giá chất lượng ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Hà Lan và Vương quốc Anh để xác
lập những thông số giao thoa trong KĐCLGD ở các quốc gia này và đưa ra một đề xuất về
một mơ hình chung cho đánh giá chất lượng GD đại học quốc tế.
Van Vught và Westerheijden cho rằng: ngày nay, những tiêu chí đánh giá chất lượng
giáo dục ở các quốc gia khơng có nhiều khác biệt và việc tiếp cận KĐCLGD cũng tuân thủ
các nguyên tắc của đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, sự khác biệt về KĐCLGD ở các quốc
gia là cách tiếp cận đối với nó (Van Vught & Westerheijden, 1994).
Luận án tiến sĩ Giáo dục học Hiệu quả của kiểm định khu vực so với quy định công
khai trực tiếp của các cơ sở giáo dục sau trung học ở Hoa Kì (The efficacy of regional
accreditation compared to direct public regulation of post-secondary institutions in the
United States) của ứng viên John Robert Hall (2012) đã nghiên cứu khảo sát các nhà lãnh
đạo giáo dục đại học để xác định kinh nghiệm của họ với việc kiểm định của DOE
(Department of Education ) để xác định xem mơ hình giám sát nào hiệu quả hơn trong các
lĩnh vực thành công của sinh viên, lợi tức đầu tư của sinh viên, đổi mới, tự chủ về thể chế,
năng lực giám sát, chất lượng và uy tín học thuật. Dữ liệu từ các nguồn cơng cộng cũng
được phân tích để xác định xem các quốc gia có quy định cơng cộng quan trọng trong lịch
sử có hệ thống hoạt động kém hơn so với mơ hình của Mỹ hay khơng. Các quốc gia được
xếp hạng dựa trên tỷ lệ tốt nghiệp đại học, đại diện trong các chỉ số xếp hạng và ước tính về
tổng thu nhập lợi nhuận do giáo dục đại học mang lại.


13
Nghiên cứu này của John Robert Hall và những nghiên cứu học thuật trước đây của
ông cho thấy sự công nhận cùng với các lực lượng thị trường và một số giám sát của liên
bang là phù hợp nhất khi so sánh với các quy định chi phối của công chúng. Những phát
hiện này không phải là xác nhận của việc công nhận mà là một kết luận thực tế dựa trên
những hậu quả tiềm tàng sự can thiệp của công chúng theo kiểu châu Âu. Nghiên cứu bổ
sung là cần thiết để xác định mức độ nhân quả giữa việc giám sát các mơ hình và các thước
đo chính trong giáo dục đại học cũng như để thiết lập mơ hình giám sát hiệu quả nhất.
Abdullah và Solane đã nghiên cứu so sánh về phương pháp tiếp cận đảm bảo chất

lượng của hai quốc gia Oman và Philipines. Trong cơng trình nghiên cứu học thuật Các
phương pháp tiếp cận để đảm bảo chất lượng và công nhận trong tổ chức giáo dục đại học:
So sánh giữa Vương quốc Hồi giáo Oman và Philippines (Approaches to Quality Assurance
and Accreditation in Higher Education Institution: A comparison between the Sultanate of
Oman and the Philippines) đã phân tích qui trình và tổ chức hoạt động KĐCLGD ở 2 quốc
gia Oman và Philipines để xác định phương pháp tiếp cận đối với hoạt động này.
Ở Oman, Hội đồng Học thuật Oman (OAC) được thành lập vào năm 2001 với tư cách
là một cơ quan đảm bảo chất lượng bên ngoài, và hệ thống đảm bảo chất lượng quốc gia đã
được phát triển và thực hiện vào năm 2003/2004. OAC chịu trách nhiệm về việc cơng nhận
ở Oman. Nó được thành lập thơng qua Nghị định Hồng gia số 74/2001, sau đó vào năm
2010 một Nghị định Hoàng gia khác được ban hành để thay đổi tình trạng của nó và tên của
nó được đổi thành Cơ quan Công nhận Học thuật Oman (OAAA). Các nghị định quy định
một số trách nhiệm, bao gồm “Quy định các thủ tục đánh giá và rà soát các cơ sở giáo dục
đại học”.
Ở Philipines, KĐCLGD về bản chất là tự nguyện và áp dụng phương pháp đánh giá
ngang hàng, trong đó đại diện từ các cơ sở giáo dục khác bao gồm các thành viên cơng
nhận. Q trình này là một chu trình bắt đầu từ việc tự đánh giá, tự khảo sát hoặc đánh giá
do cơ sở giáo dục thực hiện; tiếp theo là đánh giá tại chỗ do các đồng nghiệp được đào tạo
thực hiện; sau đó là quyết định của hội đồng quản trị của cơ quan công nhận (PAASCU,
AACUP, v.v.); và đánh giá bên ngồi định kỳ.
Việc cơng nhận đạt các mức của KĐCLGD của Philippines phục vụ các mục đích sau:
1. Xác định trung tâm xuất sắc và trung tâm phát triển để nhận hỗ trợ tài chính từ Ủy
ban Giáo dục cho các dự án và chương trình hàng đầu của họ.
2. Trao quyền tự chủ và bãi bỏ các quy định ràng buộc.


14
3. Tạo uy tín hoặc sự cơng nhận ngang hàng với các cơ sở giáo dục có thương hiệu.
Ngồi ra, các cơ sở giáo dục được công nhận sẽ thu hút nhiều học sinh (và phụ huynh)
hơn vì việc cơng nhận được coi là sự khẳng định chất lượng giáo dục. Đối với giáo dục đại

học, các bằng cấp được cấp từ các cơ sở giáo dục đại học được cơng nhận trên tồn quốc và
quốc tế.
Philippines sử dụng mơ hình: Kế hoạch-Thực hiện-Đánh giá-Cải tiến (the Planning Implementation - Review - Improvement) làm hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ và cách
tiếp cận theo chương trình, dựa trên tiêu chuẩn để cơng nhận. Vì các cơ quan chủ quản cũng
là thành viên hoặc người đánh giá ngang hàng trong các cơ quan công nhận, họ trở thành
nguồn hỗ trợ để phát triển đảm bảo chất lượng nội bộ trong các cơ sở giáo dục tương ứng
của họ, làm cho việc tiến tới đảm bảo chất lượng bên ngoài dễ dàng hơn. (Al Tobi, Abdullah
& Duque, Solane 2015)
Prisăcariu đã nghiên cứu về cách tiếp cận KĐCLGD ở các nước Châu Âu và rút ra vấn
đề: các hệ thống đảm bảo chất lượng trong giáo dục trên khắp Châu Âu có thể được nhóm
lại theo bốn mơ hình:
Mơ hình 1: Xem xét tính tồn diện, chức năng và hiệu quả của chính hệ thống đảm bảo
chất lượng - các phương pháp, thủ tục, cơng cụ và q trình
Mơ hình 2: Đánh giá chất lượng bản thân, chống lại các tiêu chuẩn cố định bên ngồi,
những gì được gọi là “đóng góp ban đầu”, những gì hệ thống giáo dục (nên) cung cấp cho
học sinh.
Mơ hình 3: Đánh giá chất lượng của “kết quả”, những gì (nên) đạt được thơng qua
giáo dục, kết quả hoạt động của hệ thống giáo dục - Kết quả Học tập Dự kiến / Kết quả Học
tập Đạt được.
Mơ hình 4: Đánh giá chỉ dựa trên sứ mệnh và mục tiêu của cơ sở, chứ không dựa vào
các tiêu chí, tiêu chuẩn hoặc mục tiêu đã được thiết lập bên ngoài - chất lượng “quản trị”
của hệ thống giáo dục, các nguyên tắc hướng dẫn và quy trình hệ thống giáo dục có thể cung
cấp đóng góp ban đầu có chất lượng.
Dirk Van Damme, Tổng Giám đốc Hội đồng KĐCLGD Liên trường Đại học Flemish
đã có cơng trình nghiên cứu mang tính tổng thuật về xu hướng và mơ hình KĐCLGD trên
thế giới. Những mơ hình KĐCLGD của các nước phát triển như sau:
Mơ hình 1a. Tăng cường năng lực của các hệ thống kiểm định và đảm bảo chất lượng
quốc gia: Tăng cường sự hội tụ.



15
Mơ hình 1b. Tăng cường năng lực của các hệ thống kiểm định và đảm bảo chất lượng
quốc gia: Làm cho chúng trở nên ‘khơng biên giới’.
Mơ hình 2. Thúc đẩy đảm bảo chất lượng xuyên biên giới và sự thừa nhận lẫn nhau về
đảm bảo và công nhận chất lượng.
Mơ hình 3. Phát triển đánh giá ngồi (meta-accreditation) của các cơ quan đảm bảo và
công nhận chất lượng ở cấp độ quốc tế và tồn cầu.
Mơ hình 4. Thiết lập các chương trình đảm bảo và cơng nhận chất lượng quốc tế.
Xu hướng quốc tế hóa KĐCLGD thơng qua các mơ hình mà giáo dục Damme đã trình
bày có những tích cực nhất định, nhất là việc đưa ra quyết định cho sự phát triển GD ở mỗi
quốc gia và thực hiện chính sách về giáo dục cần phải tham chiếu các tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, “cịn lâu mới chắc chắn
rằng một mơ hình phù hợp với một quốc gia hoặc khu vực cũng phù hợp tối ưu để đáp ứng
môi trường học thuật ở một quốc gia khác” (Damme, 2002, tr.27). Một số nhà khoa học đã
có những nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra cảnh bảo về nguy cơ tiềm ẩn trong việc xuất
khẩu các hệ thống kiểm định và đảm bảo chất lượng từ thế giới cơng nghiệp hóa sang các
nước đang phát triển và lập luận để có những thỏa thuận đơn giản hơn (Vedder, 1994; Lim,
1999).
1.1.2. Ở Việt Nam
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, vấn đề đảm bảo chất lượng và
KĐCLGD, đã có những tác động đến chính sách phát triển GDĐT nước ta trong vài thập
niên gần đây. Tuy nhiên, các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD ở Việt Nam, nhất là đối
với GD đại học chưa phù hợp, nhiều vấn đề cịn bất cập và nặng về hình thức, bệnh thành
tích, thiếu tính khả thi (Võ Sỹ Mạnh, 2013; Lê Đức Ngọc & Sái Công Hồng, 2013). Trong
cuộc hội thảo về Tiêu chuẩn ĐBCLGD đại học ở Việt Nam: Các vấn đề và giải pháp thực
hiện (tổ chức ở Hà Nội, tháng 12/2013), Nguyễn Đức Chính đã đưa ra quan điểm về xây
dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học đảm bảo tính tồn cầu vừa phải
mang đặc trưng về điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa Việt Nam (Nguyễn Đức Chính,
2013).
Dựa trên quan điểm tiếp cận đảm bảo chất lượng nói chung, theo Phạm Thành Nghị,

có 3 hình thức quản lí chất lượng tồn tại phổ biến trong doanh nghiệp và được áp dụng vào
quản lí chất lượng, KĐCLGD đại học là: (1) Kiểm soát chất lượng, (2) Bảo đảm chất lượng;
và (3) Quản lí chất lượng tổng thể. Có hai loại quy trình bảo đảm chất lượng được sử dụng


×