Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Hải Quan Của Bộ Y Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.25 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA THUẾ - HẢI QUAN
***

TIỂU LUẬN MƠN HỌC
HẢI QUAN CƠ BẢN
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN
CỦA BỘ Y TẾ
Sinh viên thực hiện: Lê Tuấn Anh
Mã sinh viên:

Hà Nội, Năm 2020
1


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong tiểu luận là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị
nghiên cứu.

Sinh viên

Lê Tuấn Anh

2


MỤC LỤC

Chương 1: Những Vấn Đề Lý Luận Quản Lý Nhà Nước Về Hải Quan Của Các Bộ


Quản Lý Chuyên Ngành.............................................................................................1
1.1. Lý luận chung về quản lý nhà nước về Hải Quan............................................1
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hải quan..................................................1
1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về hải quan.............................................1
1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan....................................................1
1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nước về hải quan.................................................2
1.2. Quản lý nhà nước về Hải Quan của các Bộ quản lý chuyên ngành.................2
1.2.1. Khái niệm...................................................................................................2
1.2.2. Thẩm quyền quản lý nhà nước về hải quan...............................................2
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan của các Bộ quản lý chuyên
ngành...................................................................................................................3
1.2.4. Hình thức quản lý......................................................................................3
1.3. Sự cần thiết Quản lý nhà nước về Hải Quan của các Bộ quản lý chuyên
ngành.......................................................................................................................4
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về hải quan của Bộ Y tế...........................5
2.1. Giới thiệu về Bộ Y tế.......................................................................................5
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Bộ y tế........................................................................5
2.1.2. Danh mục các nhóm sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế....5
2.1.3. Cơ sở pháp lý của việc quản lý nhà nước về hải quan của Bộ Y tế..............6
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về hải quan của Bộ Y Tế...................................7
1


2.2.1. Hình thức quản lý......................................................................................7
2.2.2. Nguyên tắc quản lý....................................................................................7
2.2.3. Triển khai thực hiện thí điểm thủ tục hành chính mới...............................8
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện quản lý nhà nước về hải quan của Bộ Y Tế.......8
2.3.1. Kết quả đạt được........................................................................................8
2.3.2. Hạn chế tồn tại...........................................................................................9
2.3.3. Nguyên nhân............................................................................................10

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
hải quan của Bộ Y Tế...............................................................................................11
3.1. Đối với Bộ Y tế..............................................................................................11
3.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu nhập khẩu...................................................11

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ

1

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

2

BYT

Bộ Y tế

3

TT


Thông tư

4

TT-BYT

Thông tư Bộ Y tế

5

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

6

QĐ-BYT

Quyết định Bộ y tế

3


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Hình 2.1.

Tên hình


Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ y tế

Trang
5

4


Chương 1: Những Vấn Đề Lý Luận Quản Lý Nhà Nước Về Hải
Quan Của Các Bộ Quản Lý Chuyên Ngành
1.1. Lý luận chung về quản lý nhà nước về Hải Quan
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hải quan
Quản lý nhà nước về hải quan là sự quản lý của nhà nước đối với tổ chức, hoạt
động của cơ quan hải quan và các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh của các tổ chức và cá nhân nhằm hướng các hoạt động đó phát triển theo những
mục tiêu định hướng nhất định.

1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về hải quan
-

Quản lý nhà nước về hải quan là quản lý vĩ mô

-

Quản lý nhà nước về hải quan là quản lý hành chính

-

Quản lý nhà nước về hải quan mang tính chất tổ chức và điều chỉnh


-

Quản lý nhà nước về hải quan mang tính chất quyền lực nhà nước

-

Quản lý nhà nước về hải quan thuộc lĩnh vực quản lý hết sức nhạy cảm.

1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan
Theo điều 99, Luật Hải quan năm 2014 quy định: Nội dung quản lý nhà nước về
hải quan là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong việc thực hiện quản
lý nhà nước về hải quan. Quản lý nhà nước về hải quan gồm các nội dung cơ bản sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải
quan Việt Nam
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hải quan
- Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật về hải quan
- Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan
- Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan


- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và cơng nghệ, phương pháp quản lí hải
quan hiện đại
- Thống kê nhà nước về hải quan
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lí vi phạm pháp luật về hải
quan
- Hợp tác quốc tế về hải quan.

1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nước về hải quan
- Góp phần nâng cao vai trị quản lý vĩ mô của nhà nước trong xã hội.

- Đảm bảo sự minh bạch, công khai, tăng cường cho hoạt động thu thuế hải quan của
Nhà nước.
- Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của hoạt động thương mại và của nền kinh tế.
- Thúc đẩy sự phát triển của ngành hải quan trong xu hướng hội nhập quốc tế

1.2. Quản lý nhà nước về Hải Quan của các Bộ quản lý chuyên ngành
1.2.1. Khái niệm
Bộ quản lý chuyên ngành là cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, trực thuộc
Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đối với một ngành hoặc một
lĩnh vực nhất định.
Bộ quản lý chuyên ngành bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, thể
thao và du lịch; Bộ Thông tin và truyền thông; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn; Bộ Khoa học và công nghệ; Bộ Tài nguyên và môi trường; Bộ Cơng an;
Bộ Quốc phịng; Bộ Giao thơng vận tải; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, …

1.2.2. Thẩm quyền quản lý nhà nước về hải quan
Thẩm quyền quản lý nhà nước về hải quan của các Bộ quản lý chuyên ngành là
quyền và nghĩa vụ của các Bộ quản lý chuyên ngành trong việc quản lý hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.Được thể hiện qua hai phương diện cơ bản:
2


- Một là, các bộ quản lý chuyên ngành chủ trì ban hàng hoặc chủ trì tham mưu trình
cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Hai là, thực hiện cấp phép kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa,
kiểm dịch động vật, thực vật; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan của các Bộ quản lý chuyên ngành

Mỗi Bộ ngành, cơ quan ngang Bộ đều có chức năng và nhiệm vụ riêng trong hoạt
động quản lý nhà nước về hải quan, cụ thể một số như:
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm đối với thực phẩm, dược phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế,
mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc và thuốc cho người, hóa chất gia dụng, chế phẩm
diệt cơn trùng, diệt khuẩn, trang thiết bị y tế;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đối với cây trồng, vật
ni, phân bón, thức ăn chăn ni, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học
dùng trong nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, cơng trình thủy lợi, đê điều;
- Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm đối với phương tiện giao thông vận tải,
phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công vận tải chuyên dùng, phương tiện, thiết bị thăm dị,
khai thác trên biển, cơng trình hạ tầng giao thơng;
- Bộ Cơng Thương chịu trách nhiệm đối với thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù
chun ngành cơng nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ cơng nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ,
dầu khí, trừ các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển;
- Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm đối với công trình dân dụng, cơng trình cơng
nghiệp, cơng trình hạ tầng kỹ thuật;
- Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm đối với phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ
khí đạn dược, khí tài, sản phẩm phục vụ quốc phịng, cơng trình quốc phịng;
- Bộ Cơng an chịu trách nhiệm đối với trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; trang
thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí tài, cơng cụ hỗ trợ.

3


1.2.4. Hình thức quản lý
- Ban hành danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu
- Quy định hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu
- Cấp giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu
- Quy định hoặc công bố điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục đối với từng loại hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành


1.3. Sự cần thiết Quản lý nhà nước về Hải Quan của các Bộ quản lý chuyên
ngành
Việc quản lý nhà nước về hải quan của các Bộ quản lý chuyên ngành với hàng
hóa là rất cần thiết. Nó được thể hiện thơng qua một số điểm sau:
- Thứ nhất, phòng chống gian lận thương mại về hàng hóa đồng thời tạo điều
kiện thúc đẩy giao thương hàng hóa
- Thứ hai, thực hiện nghiêm chỉnh Luật và các danh mục hàng hóa cần kiểm tra
chuyên ngành
- Thứ ba, giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào hoạt động ngoại thương của các
chủ thể
- Thứ tư, đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng

4


Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về hải quan của Bộ Y tế
2.1. Giới thiệu về Bộ Y tế
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Bộ y tế

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ y tế

2.1.2. Danh mục các nhóm sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế
Thông tư 31/2017/TT-BYT ngày 25/07/2017 do Bộ Y tế ban hành, quy định Danh
mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an tồn thuộc phạm vi được phân công
quản lý của Bộ Y tế. Theo đó có 06 nhóm sản phẩm, hàng hóa sau đây:
- Thuốc thành phẩm, vắc-xin, sinh phẩm điều trị.
5



- Nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
- Trang thiết bị y tế thuộc loại B, C và D được quy định tại Nghị định số
36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.
- Phương tiện tránh thai.
- Chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng (nhà ở, trường
học, cơng trình cơng cộng, văn phịng, máy bay) và y tế.
- Thiết bị y học cổ truyền.

2.1.3. Cơ sở pháp lý của việc quản lý nhà nước về hải quan của Bộ Y tế
ˉ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007
ˉ
ˉ
ˉ
ˉ
ˉ

Luật An tồn thực phẩm năm 2010
Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013
Luật Hải quan 2014
Luật Thú y năm 2015
Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn

thực phẩm
ˉ Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/ 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về
một số điều luật ngoại thương
ˉ Nghị định 123/2016/NĐ-CP: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
ˉ Nghị định 75/2017/NĐ-CP: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
của Bộ Y tế
ˉ Nghị định 03/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang

thiết bị y tế
ˉ Thông tư số 30/2015/TT-BYT quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế do Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành
ˉ Thông tư 31/2017/TT-BYT Ban hành danh mục hàng hóa nhóm 2 của Bộ Y tế
ˉ Thông tư 13/2018/TT-BYT Quy định về chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền
ˉ Thông tư 05/2019/TT-BYT Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an
tồn thuộc phạm vi được phân cơng quản lý của Bộ Y tế

6


ˉ Thông tư 03/2020/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
11/2018/TT-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về chất
lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc
ˉ Quyết định 1899/QĐ-BYT 2019 danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành thuộc
Bộ Y tế

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về hải quan của Bộ Y Tế
2.2.1. Hình thức quản lý
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép thuộc diện quản lý của
Bộ Y tế được quy định cụ thể theo Nghị định của Chính phủ đối với hàng xuất khẩu và
hàng nhập khẩu.
Tùy vào đặc tính của từng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Bộ Y tế sử dụng các
hình thức quản lý sau:
-

Cấp giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu;

-


Giấy phép nhập khẩu quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép;

-

Công bố sản phẩm;

-

Đăng ký lưu hành.

2.2.2. Nguyên tắc quản lý
- Hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của giấy phép nhập khẩu được nhập khẩu theo số
lượng được duyệt trong đơn hàng nhập khẩu. Cụ thể:
+ Đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A đã có phiếu tiếp nhận hồ sơ cơng bố tiêu
chuẩn áp dụng do Sở Y tế cấp được nhập khẩu theo nhu cầu, không hạn chế số lượng mà
không cần văn bản xác nhận là trang thiết bị y tế của Bộ Y tế khi thực hiện thủ tục thông
quan.
+ Đối với trang thiết bị y tế không thuộc danh mục phải cấp giấy phép nhập khẩu và
đã có bản phân loại là trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D do tổ chức phân loại được Bộ
Y tế công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử được tiếp tục nhập khẩu đến hết ngày
7


31/12/2021 theo nhu cầu, không hạn chế số lượng mà không cần văn bản xác nhận là
trang thiết bị y tế của Bộ Y tế khi thực hiện thủ tục thơng quan.
- Hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của biện pháp đăng ký lưu hành khi đã có số đăng
ký hoặc hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của biện pháp cơng bố sản phẩm khi đã có số tiếp
nhận Phiếu công bố, được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá,
không phải xin giấy phép nhập khẩu, trừ hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm soát đặc
biệt theo quy định của Luật Dược.

-

Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện và cụ thể danh mục hàng hóa nêu trên theo mã số HS

đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2.2.3. Triển khai thực hiện thí điểm thủ tục hành chính mới
Ngày 09/10/2019, Tổng cục Hải quan có văn bản thơng báo triển khai thí điểm 06
thủ tục hành chính của Bộ Y tế trên Cổng thơng tin điện tử quốc gia.
Theo đó, từ ngày 10/10/2019 đến hết ngày 31/12/2019, 06 thủ tục hành chính của
Bộ Y tế thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm và mơi trường y tế sẽ được triển khai thí điểm
thông qua cơ chế một cửa quốc gia, bao gồm:
- Lĩnh vực An toàn thực phẩm: 02 thủ tục
+ Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu theo phương
thức kiểm tra thông thường.
+ Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu theo phương
thức kiểm tra chặt.
- Lĩnh vực Môi trường y tế: 4 thủ tục
+ Cấp giấy phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực
gia dụng và y tế nhập khẩu để nghiên cứu.

8


+ Cấp giấy phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực
gia dụng và y tế nhập khẩu phục vụ mục đích viện trợ.
+ Cấp giấy phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực
gia dụng và y tế nhập khẩu là quà biếu, cho, tặng.
+ Cấp giấy phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực
gia dụng và y tế do trên thị trường khơng có sản phẩm và phương pháp sử dụng phù hợp.


2.3. Đánh giá tình hình thực hiện quản lý nhà nước về hải quan của Bộ Y Tế
2.3.1. Kết quả đạt được
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP đã miễn hoàn toàn thủ tục kiểm tra chuyên ngành
đối với 5 nhóm sản phẩm gồm: Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y
học, thực phẩm dùng trong chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ dưới 36
tháng tuổi. Tổng chi phí thời gian tiết kiệm được do cắt giảm thủ tục hành chính
7.754.650 ngày cơng, với số tiền chi phí tiết kiệm hơn 3.000 tỷ đồng trong năm 2018.
- Tính đến ngày 1/12/2019, Vụ Trang thiết bị và Cơng trình y tế đã tiếp nhận qua
Cổng thông tin một cửa quốc gia và giải quyết 19.229 hồ sơ công bố của doanh nghiệp,
thực hiện trả kết quả công bố là 18.644 hồ sơ, thu hồi kết quả công bố 585 hồ sơ, công
khai kết quả phân loại 21.740 kết quả…
- Cũng trong năm 2019, Bộ Y tế đã thực hiện công bố Danh mục sản phẩm, hàng
hóa kiểm phải tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước tại Quyết định số
1899/QĐ-BYT .Thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 75,97% thủ tục hành chính, tiết kiệm
hơn 4000 tỷ đồng
- Triển khai kế hoạch hành động thúc đẩy thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ
chế một cửa ASEAN. Năm 2018-2019 có 23 thủ tục hành chính hồn thành và năm 2020
sẽ triển khai đối với 14 thủ tục hành chính cịn lại
- Vừa qua Bộ Y tế đã cấp phép nhanh, kịp thời cho hơn 20 doanh nghiệp sản xuất
khẩu trang kháng khuẩn đạt tới hơn 60 triệu chiếc xuất khẩu, góp phần đẩy lùi và phòng
ngừa dịch bệnh trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, cụ thể là
Mỹ.
9


 Việc cắt giảm thủ tục hành chính đã làm đơn giản hóa trình tự thực hiện kiểm tra
chun ngành, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội nói chung và doanh nghiệp xuất
khẩu nhập khẩu nói riêng. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa quốc gia
giúp đẩy nhanh quá trình kiểm tra, thơng quan hàng hóa,tăng tính minh bạch. Từ đó

doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí vừa có thể sử dụng được nguồn lực một cách
hợp lý, hiệu quả; các cơ quan nhà nước liên quan cũng nâng cao được hiệu quả quản lý

2.3.2. Hạn chế tồn tại
- Cơ chế và chính sách: Văn bản pháp luật cịn chưa được đồng bộ, thiếu sót.
- Lực lượng và phương tiện thi hành: chưa có đủ lực lượng và phương tiện kiểm tra
tại cửa khẩu (trừ lực lượng làm công tác; kiểm dịch khi có dịch bệnh), hàng hóa khi cần
kiểm tra chun ngành phải đưa về phịng thí nghiệm trong nội địa thực hiện gây mất
thời gian.
- Nhân lực và phương tiện kỹ thuật: Phương tiện kỹ thuật, nguồn nhân lực thực hiện
còn thiếu và yếu, nhiều trường hợp đưa ra kết quả chậm dẫn đến kéo dài thời gian thơng
quan hàng hóa của doanh nghiệp.
- Danh mục các loại hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành: Danh mục này cịn q
nhiều loại hàng hóa cần kiểm tra chun ngành sau khi xuất nhâp khẩu nhưng cũng lại
thiếu rất nhiều loại hàng hóa.
- Cơng nghệ thơng tin: ứng dụng cơng nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu điện tử về kết
quả kiểm tra chuyên ngành. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm tra
chuyên ngành chưa thực sự đạt hiệu quả.

2.3.3. Nguyên nhân
ˉ Thứ nhất, Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý trang
thiết bị y tế lớn, nhiều nội dung mang tính đặc thù, phức tạp, thường xuyên được thay đổi
và có nhiều nội dung giáp ranh, liên quan đến nhiều lĩnh vực của các Bộ, ngành khác.
10


ˉ Thứ hai, Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nghị định 36, Nghị
định 169 mặc dù đã được Bộ Y tế tổ chức triển khai, tuy nhiên chưa nhận được sự quan
tâm rộng khắp của các Sở Y tế, các doanh nghiệp tham gia nắm bắt triển khai thực hiện
cịn chưa đầy đủ, do đó trong q trình thực hiện gặp khơng ít khó khăn, làm ảnh hưởng

đến chất lượng thực hiện.
ˉ Thứ ba, Các cán bộ được phân công thực hiện tại Sở Y tế hầu hết đều là kiêm
nhiệm, phải đảm nhiều lĩnh vực quản lý khác tại Sở Y tế, do đó ảnh hưởng đến tiến độ
thực hiện và không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc phổ biến và hướng dẫn
các quy định pháp luật. Đặc biệt là thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực trang
thiết bị y tế đối với các cơ sở y tế, các doanh nghiệp trên địa bàn.

ˉ Thứ tư, Trang thiết bị cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, chưa thể thay đổi nâng cấp
ngay được vì nếu có nâng cấp trang thiết bị hiện đại mới thì cũng khơng đủ nguồn nhân
lực trình độ cao để sử dụng.

11


Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước về hải quan của Bộ Y Tế
3.1. Đối với Bộ Y tế
-

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật đảm bảo sự đồng bộ phù hợp với các bộ ngành; tiếp

tục thực hiện cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục
kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra chất lượng; khắc phục chồng chéo kiểm tra chuyên
ngành đối với mặt hàng chịu sự kiểm tra chuyên ngành của nhiều cơ quan
-

Đẩy mạnh việc xã hội hóa cơng tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm các mặt hàng phải

kiểm tra chuyên ngành; điện tử hoá thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành.
-


Đào tạo nâng cao kỹ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ công

chức
-

Từng bước đầu tư, đổi mới trang thiết bị tân tiến hiện đại có thể xét nghiệm, kiểm

tra chất lượng, kiểm dịch nhanh chóng. Bên cạnh đó tăng cường đào tạo cán bộ cơng chức
biết áp dụng, sử dụng trang thiết bị công nghệ hiện đại.
-

Củng cố xây dựng và hoàn thiện bộ máy kiểm tra chuyên ngành đáp ứng với yêu

cầu thực tiễn trong trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, cần nâng cao năng lực quản lý,
nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp làm việc, tăng
cường trang bị nguồn lực (con người), trang thiết bị, điều kiện làm việc.
-

Tích cực tham gia các hội nghị, các tổ chức Y tế Quốc tế. Áp dụng các biện pháp

quản lý, công nghệ tiên tiến trong việc quản lý nhà nước về hải quan của các quốc gia trên
thế giới

3.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu nhập khẩu
- Liên tục cập nhật thơng tin, chính sách đổi mới từ các bộ ngành nói chung và Bộ Y
tế nói riêng. Phối hợp chặt chẽ chấp hàng nghiêm chỉnh các thông tư, văn bản do Bộ ban
hành

12



- Phải nâng cao tính tự giác, tuân thủ pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, tích cực
phối hợp với cơ quan hải quan, cơ quan quản lý chuyên ngành để thực hiện.
- Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ nhân viên trong
doanh nghiệp góp phần điện tử hóa mọi thủ tục hải quan.
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về hoạt động kiểm tra chuyên ngành
trong doanh nghiệp để có nhận thức đúng về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi khi tham
gia hoạt động kiểm tra chuyên ngành; đồng thời hiểu và nắm bắt được lợi ích của việc
kiểm tra chuyên ngành tại các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung.

13



×