Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận thực trạng quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.67 KB, 15 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
Chủ đề: Thực trạng quản lý nhà nước về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em tại thành phố Đà Nẵng

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2021


MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU
II. NỘI DUNG
Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về công tác bảo
2.1.
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Tình hình của vấn đề nghiên cứu
2.2.
2.2.1.
2.2.2.

Khát quát về thành phố Đà Nẵng

1
3
3


3
3

Thực trạng quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em tại thành phố Đà Nẵng thời gian qua

5

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cơng tác
2.3.

bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại thành phố Đà Nẵng

trong thời gian tới
III. KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

8
11
12


I. MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trẻ em là tương lai của gia đình và xã hội, trẻ em luôn được thương yêu,
bảo vệ. Với quan điểm truyền thống “Tre già măng mọc”; “Con hơn cha là nhà
có phúc” nên trẻ em ln được tạo mọi điều kiện để giáo dục, phát triển nhằm
tạo nguồn nhân lực cho tương lai.
Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh kính u của chúng ta cũng ln có tình
cảm yêu thương và quan tâm đặc biệt đến trẻ em. Bác nói rằng: “Trẻ em như búp

trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” [2, tr.156]. Trẻ em là độ tuổi ăn
chưa no, lo chưa tới, rất cần sự cưu mang, đùm bọc, che chở, dạy dỗ của người lớn
để hình thành nên những nhân cách tốt đẹp, có ích cho xã hội. Bác đã có rất nhiều
những hoạt động nhằm quan tâm, chăm sóc trẻ em. Do đó, chúng ta phải có những
tư tưởng kế thừa và phát huy đến việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em.
Đảng và Nhà nước ta thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính u, ln coi
nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em là nội dung cơ bản của chiến lược. Trong giai
đoạn hiện nay các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường, gia đình và tồn xã hội
ln quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho trẻ em, ngày có nhiều hơn những cơ sở chăm sóc, bảo vệ trẻ em cơ
nhỡ, lang thang. Xã hội ngày càng phát triển tiến bộ, đời sống vật chất có điều
kiện hơn ở mỗi gia đình nên điều kiện quan tâm chăm sóc trẻ em cũng được
nâng cao, trẻ em được yêu thương nhiều hơn, được quan tâm chăm sóc đầy đủ
hơn từ vật chất đến tinh thần, được học hành đầy đủ. Công tác quản lý nhà nước
về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quan tâm thực hiện [5, tr.48].
Xác định cơng tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ quan
trọng, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, gia đình, nhà trường và xã hội,
trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội thành
phố Đà Nẵng đã phát huy tốt vai trò trong đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận
động hội viên, Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến trẻ em, tham gia có hiệu quả vào
hoạt động bảo, vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đồng thời tuyên truyền, vận động
3


thành viên trong gia đình về kiến thức phịng tránh tai nạn, thương tích, phịng,
chống xâm hại, bạo hành, xây dựng cộng đồng an toàn. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sowcs và
giáo dục trẻ em ở thành phố Đà Nẵng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế
nhất định. Do đó, nghiên cứu vấn đề “Thực trạng quản lý nhà nước về công

tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại thành phố Đà Nẵng” làm đề tài
tiểu luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích, yêu cầu
* Mục đích
Trên cơ sở làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về cơng tác bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em tại thành phố Đà Nẵng với tất cả các mặt mạnh và yếu
của nó, tiểu luận góp phần đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại thành phố Đà
Nẵng trong thời gian trước mắt.
* Yêu cầu
Làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về cơng tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Làm rõ những thành tựu và hạn chế trong quản lý nhà nước về cơng tác
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại thành phố Đà Nẵng.
Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cơng
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian
trước mắt.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu
* Đối tượng
Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
* Phạm vi nghiên cứu
Tại thành phố Đà Nẵng.
* Thời gian nghiên cứu
Từ năm 2015 đến nay.

4


II. NỘI DUNG
2.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về cơng tác bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em
Khái niệm quản lý. Thuật ngữ về “quản lý” có nhiều cách diễn đạt khác
nhau. Với ý nghĩa thơng thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt động
nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối
tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người, nhằm
duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định.
Với khái niệm trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:
Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể luôn là cá
nhân hoặc tổ chức, chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý bằng các
cơng cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định.
Đối tượng quản lý: tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý tùy
theo từng đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản lý khác nhau.
Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do
chủ thể quản lý đề ra. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động
quản lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương pháp thích hợp.
Khái niệm quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã
hội đặc biệt, mang tính quyền lực Nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để
điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu
cầu hợp pháp của con người, để duy sự ổn định và phát triển của xã hội [4,
tr.189].
Cơng tác chăm sóc bảo vệ trẻ em. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu nhất định trong cơng tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Nhưng
cũng phải thẳng thẳn nhìn nhận, tính đến năm 2015 đến nay hầu hết các mục
tiêu quan trọng liên quan trực tiếp đến trẻ em thì chúng ta lại chưa đạt được.
Tình trạng thiếu các điểm giải trí an tồn và phù hợp ở các xã phường, trẻ em bị

5



tử vong do tai nạn thương tích, phải lao động trong điều kiện tồi tệ, tình trạng trẻ
em bị bạo lực và xâm hại chưa giảm…
Trong đó, vấn đề trẻ em bị bạo lực và lạm dụng vẫn rất nhức nhối, chỉ tính
riêng năm 2020 đã có hơn 3000 vụ bạo lực và xâm hại, trong đó gần 1.000
trường hợp bị xâm hại tình dục (theo thống kê năm 2020 của Cục Bảo vệ, chăm
sóc trẻ em), đặc biệt trong năm 2020 đã xảy ra nhiều vụ bạo lực trẻ em và hiếp
dâm tập thể rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tai nạn thương tích như chết đuối,
giao thơng, bom mìn trẻ em nước ta vẫn cao gấp 8 lần so với các nước trong khu
vực. Tình trạng lao động trẻ em cũng đang là một “điểm đen” khi còn 25.000 trẻ
em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Chúng ta có
tập trung vào giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em, nhưng ngay cả định
nghĩa, khái niệm về lao động trẻ em trong các văn bản vẫn còn chưa rõ ràng, vậy
làm sao mà có những bước tiến nhanh được. Ngồi ra còn rất nhiều vấn đề khác
nữa như trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ sa vào game đen, bạo lực… khiến cho lúc
nào cũng có cảm giác cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em cịn bộn bề những
điều cần lo nghĩ.
Thực tế trong cơng tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em vẫn còn nhiều vấn đề bức
xúc như vậy trong khi những số liệu, diễn giải của các địa phương đưa ra hàng
năm vẫn tạo cảm giác dường như cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em ln được
đặt ở vị trí xứng tầm. Chúng ta đã xây dựng được nhiều chương trình, dự án về
cơng tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, song, hầu hết các chương trình được phê
duyệt nhưng khơng có nguồn ngân sách đảm bảo để thực hiện, hoặc nếu có thì
phân bổ “nhỏ giọt” không tương xứng với nhu cầu. Do vậy, khả năng thực hiện
được các mục tiêu của chương trình đề ra là rất khó. Với thực trạng này, hầu như
các vụ việc vi phạm quyền trẻ em đều trong tình trạng phát hiện muộn, xảy ra
rồi mới trợ giúp, nhiều trường hợp khi được báo chí phát hiện thì sự đã rồi
khơng thể cứu vãn được nữa [3, tr.28].
2.2. Tình hình của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Khát quát về thành phố Đà Nẵng
6



Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng Duyên
hải Nam Trung bộ Việt Nam, là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực Miền
Trung - Tây Nguyên.
Thành phố Đà Nẵng là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung
tâm chính trị - kinh tế - xã hội với vai trò là trung tâm cơng nghiệp, tài chính, du
lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công
nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và
cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. Thành phố Đà
Nẵng đóng vai trị hạt nhân, quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, đồng thời cũng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt
Mam, đô thị loại I, trung tâm cấp quốc gia, cùng với Hải Phòng và Cần Thơ.
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về
kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của khu vực Miền Trung - Tây
Nguyên và cả nước; là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về
đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Trong những năm gần
đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng
cao an sinh xã hội và được coi là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”. Năm
2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt vào Top 10 Địa điểm Tốt
nhất để Sống ở Nước ngoài do Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas (LIO)
bình chọn.
2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em tại thành phố Đà Nẵng thời gian qua
* Thành tựu và nguyên nhân
Thành tựu: Đồng thời, đẩy mạnh phong trào tồn dân chăm sóc, bảo vệ
và giáo dục trẻ em; tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội để cùng chung
tay cải thiện môi trường sống cho trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em được sống trong
mơi trường an tồn, lành mạnh và phát triển toàn diện. Thành phố Đà Nẵng đã
7



triển khai và thực hiện tốt các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước về côn
tác bảo về, chăm sóc và giáo dục trẻ em như:
Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp
tục tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về phịng, chống xâm hại
trẻ em.
Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ
em trong tình hình mới.
Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn
phù hợp với trẻ em. Đưa nội dung, tiêu chí xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp
với trẻ em vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương.
Thông tư 29/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2019 của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội về hướng dẫn tổ chức diễn đàn trẻ em.
Tổ chức lấy ý kiến, nguyện vọng của trẻ em khi xây dựng các chương
trình, chính sách, quyết định, kế hoạch có liên quan đến trẻ em theo Thơng tư
36/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội về hướng dẫn thực hiện lấy ý kiến của trẻ em trong q trình xây dựng
chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em.
Nghị định 56/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp
nhận, giải quyết kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em theo đúng quy định
của pháp luật, kiên quyết xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân bao che,
chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc khơng xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều văn bản, các biện
pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục trẻ em như:
8


Văn bản thành phố: Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 24/4/2020 về “Xây dựng
thành phố an tồn - khơng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”; Chỉ thị số 09/CTỦy ban Nhân dân ngày 01/10/2016 của Ủy ban Nhân dân thành phố về tăng
cường cơng tác phịng chống đuối nước cho trẻ em; Quyết định số 1241/QĐUBND ngày 21/3/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch trẻ em khuyết tật tiếp cận
các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2019-2025;
Quyết định số 1242/QĐ-UBND ngày 21/3/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch
chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình
và cộng đồng giai đoạn 2019-2025; Kế hoạch số 6495/KH-UBND ngày
25/9/2019 về triển khai thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/5/2019
của thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ
em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2019-2025; Công văn số 57/UBND-SLĐTBXH ngày 06/01/2020 của Ủy ban
Nhân dân thành phố về triển khai thực hiện kiến nghị của Đoàn giám sát Quốc
hội và Công điện của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về phòng,
chống xâm hại, bạo lực trẻ em; Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 06/01/2020 Ủy
ban Nhân dân thành phố vì triển khai thi hành Luật trẻ em và Nghị định số
56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật trẻ em trên địa bàn thành phố; Công văn số 4378/UBND-SLĐTBXH
ngày 06/7/2020 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ và Chỉ thị số 39-CT/TU của Thành ủy Đà Nẵng; Kế hoạch số
4352/KH-UBND ngày 06/7/2020 về triển khai thực hiện Quyết định
số 1863/QĐ-TTg ngày 23/12/2019 của TTCP phê duyệt Kế hoạch hành động
quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 2431/QĐ-UBND ngày 10/7/2020 về ban
hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác trẻ em trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng;…
Với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em; phòng, chống xâm hại trẻ em”, Ủy

ban Nhân dân thành phố sẽ tổ chức phát động Tháng hành động vì trẻ em kết
9


hợp tổ chức cơng bố Báo cáo tình hình trẻ em thành phố Đà Nẵng; đồng thời,
trao tặng học bổng, dụng cụ học tập và quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ
em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em thuộc hộ gia đình khó khăn bị ảnh
hưởng bời dịch bệnh COVID-19. Các quận, huyện tổ chức phát động Tháng
hành động vì trẻ em với hình thức phù hợp đảm bảo hiệu quả, thiết thực và phù
hợp với biện pháp về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Đồng thời, tổ chức các hoạt động thúc đẩy sự tham gia của trẻ em như
diễn đàn, đối thoại, tọa đàm… để trẻ em bày tỏ ý kiên, nguyện vọng và lấy ý
kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng các chính sách, văn bản liên quan đến
trẻ em, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và tình hình diễn biến của dịch
bệnh COVID-19.
Tăng cường cơng tác kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo
vệ trẻ em; tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, chủ
động nắm tình hình, diễn biến hoạt động của tội phạm xâm hại trẻ em và có kế
hoạch phịng ngừa, ngăn chặn. Đồng thời, tổ chức các hoạt động truyền thông
trong Tháng hành động vì trẻ em.
Ủy ban Nhân dân thành phố giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp các sở, ngành, hội đồn thể và Ủy ban Nhân dân các quận,
huyện tham mưu Ủy ban Nhân dân thành phố tổ chức phát động Tháng hành
động vì trẻ em cấp thành phố, kết hợp cơng bố Báo cáo tình hình trẻ em thành
phố Đà Nẵng. Trao tặng học bổng cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em
nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh
COVID-19. Tham mưu lãnh đạo thành phố thăm, tặng quà các cơ sở trợ giúp trẻ
em trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, các ngành liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc thực
hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật cho trẻ em bị xâm hại hoặc

cha mẹ, người giám hộ của trẻ bị xâm hại; quản lý chặt chẽ, kiểm tra, thanh tra
10


và xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh dịch vụ Internet, đồ chơi, văn hóa
phẩm… nhằm hạn chế những tác động xấu đến trẻ em; tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra các hoạt động về thông tin, báo chí, xuất bản, thơng tin trên
Internet dành cho trẻ em và liên quan đến trẻ em; xử lý nghiêm những hành vi
xuất bản các ấn phẩm, sản phẩm thơng tin dành cho trẻ em có nội dung đồi trụy,
kích động bạo lực.
Đồng thời thực hiện điều tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các đối
tượng, vụ việc có hành vi xâm hại trẻ em; tổ chức kiểm tra trên địa bàn quản lý
tình hình trẻ em tạm cư, phát hiện và xử lý các điểm tập hợp trẻ em bất hợp pháp
để trục lợi; chỉ đạo rà sốt các vụ việc xâm hại trẻ em, có giải pháp tích cực
trong việc điều tra, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em còn tồn đọng, thiết chặt
quản lý nhằm tránh hiện tượng nghi phạm bỏ trốn trong q trình điều tra.
Ngun nhân: Có sựu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính
quyền thành phố về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Thành phố đã làm tốt công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho các cấp
chính quyền, đồn thể và nhân dân về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Những năm quan, cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được
quan tâm, đầu tư về nguồn nhân lực, vật lực. Đây là điều kiện thuận lợi để triển
khai quản lý nhà nước về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
* Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế: Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì sự phối hợp
giữa các cơ quan liên quan đến cơng tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có
lúc chưa chặt chẽ, thường xuyên. Cơ sở vật chất, hệ thống cung cấp dịch vụ bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em chưa phát triển...
Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong thời gian tới của thành phố vẫn
cịn nhiều khó khăn và thách thức do tỷ lệ trẻ có nguy cơ rơi vào hồn cảnh đặc

biệt cịn khá cao. Bên cạnh đó, nguy cơ trẻ em bị tai nạn, thương tích, bị bạo lực,
xâm hại vẫn cịn cao với tính chất ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng của môi
11


trường mạng... đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm kiểm sốt
ngăn ngừa,...
Ngun nhân: Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và
khách quan khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Thực tế có
một bộ phận cán bộ và người dân chưa nhận thức đầy đủ về công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Hiệu quả quản lý nhà nước về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em chưa cao, các văn bản dưới luật để bảo về trẻ em chưa chặt chẽ.
Đội ngũ cán bộ làm cơng tác cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em còn thiếu và yếu về kỹ năng chun mơn. Bên cạnh đó, những năm qua,
thành phố Đà Nẵng cũng chưa đầu tư nhiều về kinh phí để nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cơng tác bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới
Một là, Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính
trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác chăm sóc, giáo dục và
bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. Nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng,
chính quyền về các vấn đề về trẻ em và tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em trong tình hình mới. Các cơ quan, tổ chức chính trị - xã
hội: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ thành
phố; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố… cần tăng cường trách
nhiệm giám sát và chức năng phản biện xã hội đối với việc xây dựng và thực
hiện các chính sách có liên quan đến trẻ em trên địa bàn thành phố. Xây dựng
nội dung hoạt động phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em”.
Biểu dương, nhân rộng những điển hình tốt, những sáng kiến trong bảo vệ, chăm

sóc, giáo dục trẻ em và đóng góp nguồn lực hỗ trợ trẻ em.
Hai là, Triển khai thực hiện Luật Trẻ em, các chương trình, chính sách, kế
hoạch về trẻ em. Triển khai các hoạt động truyền thông, giáo dục, tập huấn về các
quy định Luật Trẻ em và các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi
12


hành Luật, đặc biệt những quy định về bảo vệ trẻ em và quy trình, thủ tục hỗ trợ,
can thiệp các trường hợp trẻ em bị xâm hại. Tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng
xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày
03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy định tiêu chuẩn, trình tự
đánh giá và cơng nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Đưa nội dung, tiêu
chí xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em vào chương trình phát triển
kinh tế xã hội của ngành, địa phương.
Ba là, Đẩy mạnh, đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động
xã hội về công tác trẻ em. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về cơng tác bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em bằng nhiều hình thức như: phóng sự, thơng điệp, tin, bài, tờ
rơi, sách mỏng, panơ, sinh hoạt nhóm, nói chuyện chuyên đề...; đặc biệt quan
tâm, tuyên truyền Luật Trẻ em năm 2016 và Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy
định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Bốn là, Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách,
pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,
kịp thời hỗ trợ cơ sở giải quyết vướng mắc nhằm đạt kết quả tốt trong cơng tác
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Phối hợp với các đơn vị có liên quan theo
dõi, giám sát việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế và việc khám chữa bệnh cho trẻ em
dưới 6 tuổi không phải trả tiền, việc thực thi chế độ chính sách đối với nhóm trẻ
em được hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.
III. KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ,

biết học hành là ngoan (trong bài thơ Trẻ con, viết năm 1941) [2, tr.167]. Câu
nói đó đến nay là trở thành một khẩu hiệu của công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo
dục trẻ em của Đảng và Nhà nước ta. Gần đây, nhiều người hay dùng một khẩu
hiệu mới là “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” với tầm khái quát rộng hơn
nhưng suy cho cùng, việc chăm sóc trẻ phải bắt đầu từ những chồi, những búp
thì mới thành cây, thành cành, thành hoa, thành trái.
13


Năm 2004, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em đồng thời nêu trách nhiệm
của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em. Điều 4 của Luật này quy định “Không phân biệt đối xử với trẻ em” với
những nội dung rất tiến bộ: “Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú,
con ngồi giá thú, con đẻ, con ni, con riêng, con chung; khơng phân biệt dân
tộc, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc
người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền
theo quy định của pháp luật” [1, tr.8].
Những năm qua, quản lý nhà nước về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em ở thành phố Đà Nẵng đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần
chăm sóc, giáo dục trẻ em thành phố lành mạnh, phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đã đạt được thì vẫn cịn những tồn tại, hiệu quả quản lý nhà nước
còn chưa cao. Để khắc phục những hạn chế trên, những giải pháp mà tiểu luận
đưa ra có ý nghĩa định hướng to lớn, thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở thành
phố Đà Nẵng trong những năm sắp tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 ngày 15
tháng 6 năm 2004.
2. Hồ Chí Minh , tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà

Nội, 2011.
3. Nguyễn Văn Tài, “Nâng cao nhận thức về quyền trẻ em - Thực trạng và
giải pháp”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 23 (6/2029).
4. Trung tâm ngôn ngữ học, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1994.

14


5. Bùi Khắc Việt, “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quyền trẻ em”,
Tạp chí Giáo dục, số 134 (2/2019).

15



×