Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo " Cơ sở kinh tế tài nguyên - môi trường của chính sách giá năng lượng, thuế tài nguyên trong bảo tồn tài nguyên - môi trường và thực tiễn ở Việt Nam " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.88 KB, 10 trang )

Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Kinh tế môi trường. Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. Số 7. từ trang 1-3; 2009



1
Cơ sở kinh tế tài nguyên - môi trường của chính sách giá năng lượng, thuế tài
nguyên trong bảo tồn tài nguyên - môi trường và thực tiễn ở Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Văn Song – Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Summary
Energy price and natural resource tax policies are the most sensitive policies
impact on economic development and natural resource conservation. The main energy
prices including electricity price and gasoline price have to be the social costs not only
private cost. It is covered not only all enterprise costs but also have to be covered all
negative external costs of during extraction and consumption. Natural resource taxation
are not simple extraction tax, it has to include extracting tax, rent, scarcity rent, and
negative external costs due to extraction. The efficiency of economy and natural resource
conservation are concerned, therefore, the energy prices and natural resource tax
policies have established following the above principles.
In the past, Vietnam energy prices (coal electricity preice and gasoline price)
were not social costs but also were subsidized. These prices and policies are not good for
economic efficiency and natural resource conservation. Moreover, the natural resource
tax policies of Vietnam up to now are not enoughed to cover rent, scarcity rent, and
negative external costs. These natural resource tax policies should be improved and
increased to cover all the above items.
Key words: energy prices, natural resource taxations, natural resource tax,
conservation.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước được nhiều nước áp
dụng hiện nay, ngay cả các nước tư bản phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Trong nền kinh tế


này, hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do các hãng tư nhân thực hiện.
Giá cả hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ đều do thị trường điều tiết thông qua “bàn tay
vô hình” của thị trường. Chính phủ ngoài vai trò điều hành nền kinh tế nhằm làm cho nền
kinh tế hoạt động hiệu quả nhất, đảm bảo sự công bằng tương đối trong phân phối thu
nhập xã hội, chính phủ còn phải thực hiện nhiều hoạt động kinh tế, mà các hoạt động
kinh doanh, dịch vụ này các hãng tư nhân đảm nhận không hiệu quả hoặc không muốn
đảm nhận: ví dụ các loại hàng hoá, dịch vụ công cộng, bảo tồn các loài động thực vật
hoang dã, đảm bảo chất lượng môi trường tài nguyên vv
Kiểm soát giá cả của Chính phủ đối với một sản phẩm, ngành nào đó thường được
áp dụng trong trường hợp chống độc quyền (giá trần); ổn định giá cả trong một giai đoạn
ngắn nào đó; gián tiếp trợ cấp cho người sản xuất hoặc đảm bảo an ninh lương thực (giá
sàn). Chúng ta không thể kỳ vọng là một chính sách đưa ra sẽ đạt được tất cả các mục
tiêu (kinh tế, công bằng xã hội, bảo tồn tài nguyên môi trường vv…) và chỉ có những ưu
điểm. Các chính sách can thiệp trực tiếp vào giá (giá trần, giá sàn), thuế, trợ cấp của
Chính phủ đều tác động mạnh tới giá cả thị trường, làm méo mó giá thị trường tạo ra sự
phi hiệu quả trong phân phối và sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế, ảnh hưởng trực
tiếp tới bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Kinh tế môi trường. Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. Số 7. từ trang 1-3; 2009



2
Thuế không chỉ có vai trò mang lại nguồn thu chính cho ngân sách của các quốc
gia, thuế còn là một công cụ điều hành vĩ mô của các chính phủ (điều hành xuất nhập
khẩu, chống khai thác quá mức, thu hồi tô tài nguyên, chống gây ô nhiễm (thuế Pigou)
vv
Để thấy rõ được những hạn chế, mặt trái của các chính sách này (giá năng lượng,
thuế tài nguyên) kinh tế và bảo tồn tài nguyên – môi trường là điều cần thiết trong việc
tạo ra một nền kinh tế hoạt động cạnh tranh lành mạnh hiệu quả và phát triển bền vững.
Cơ sở kinh tế tài nguyên – môi trường của chính sách giá năng lượng như thế

nào? Cơ sở kinh tế tài nguyên – môi trường thuế tài nguyên như thế nào đảm bảo vấn đề
bảo tồn tài nguyên – mô trường và phát triển bền vững? Thực tiễn chính sách này ở Việt
Nam đã thực hiện như thế nào trong những năm qua ra sao?
Mục đích của bài viết là nhằm phân tích, làm rõ thêm cơ sở, quan điểm của kinh
tế - môi trường về giá năng lượng (điện, xăng dầu), thuế tài nguyên đảm bảo hiệu quả
kinh tế đồng thời bảo tồn tài nguyên môi trường và liên hệ thực tiễn với Việt Nam trong
thời gian qua về các chính sách này.
II. NỘI DUNG, KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN
2.1 Các cơ sở kinh tế tài nguyên- môi trường trong định giá năng lượng và thuế
đảm bảo phát triển bền vững và bảo tồn tài nguyên
2.1.1 Định giá và thuế tài nguyên phải bao gồm đầy đủ giá trị kinh tế của tài
nguyên và môi trường
Để thấy được giá trị đầy đủ dưới góc độ Kinh tế tài nguyên – môi trường nói chung và
giá trị kinh tế của đa dạng sinh học được thể hiện thông qua mô hình sau đây:




















Giá kinh tế TNMT
Giá trị sử dụng
Giá không sử dụng
GT
SD
trực
tiếp

GT
SD
gián
tiếp
GT
chọn
lựa
GT để
lại cho
thế hệ
mai sau
GT
tồn tại
Giá trị sử dụng có thể đo
bằng giá cả thị trường
Giá trị không sử dụng không
thể đo bằng giá cả thị trường
Hình 1: Giá trị kinh tế của tài nguyên và môi trường
Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Kinh tế môi trường. Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. Số 7. từ trang 1-3; 2009




3
Giá trị có thể sử dụng trực tiếp (direct use value –consumptive value): đó là giá
trị của tài sản, tài nguyên có thể dùng hoặc tiêu thụ trực tiếp. Người ta thường phân loại
này như là hàng hoá hữu hình. Giá trị sử dụng gián tiếp (indirect use value – non-
consumptive value): Lợi ích mang lại mọt cách gián tiếp cho người sử dụng. Ví dụ: Du
lịch sinh thái, chống sói mòn, bơi lội, bơi thuyền, picnicking là những hoạt động mà tài
nguyên thiên nhiên mang lại gián tiếp cho con người. Giá trị chọn lựa (option value):
Bao gồm giá trực tiếp sử dụng và gián tiếp trong tương lai. Xã hội bằng lòng trả (WTP)
dành lại sử dụng tài nguyên trong tương lai. Giá trị để lại (Bequest value): Các giá trị sử
dụng gián tiếp và trực tiếp để lại cho các thể hệ mai sau sử dụng. Giá trị của sự tồn tại
(Existence value): Giá trị của sự bảo tồn, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên.
Như vậy, đòi hỏi định giá, thuế đối với các sản phẩm được khai thác, chế tạo từ
các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhìn dưới góc độ bảo tồn và phát triển bền vững không
chỉ được tính bằng giá trị sử dụng trực tiếp (giá tài chính), bao gồm các giá trị sử dụng
gián tiếp (dịch vụ môi trường của tài nguyên) mà còn phải bao gồm cả giá trị không sử
dụng của tài nguyên – môi trường.
2.1.2 Định giá và thuế tài nguyên bao gồm tô (rent) và tô khan hiến (scracity
rent).
Tô (rent) là phần chênh lệch giữa giá cả sản phẩm sản xuất từ nguồn tài nguyên
thiên nhiên và chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Tô khác lợi nhuận nó bao gồm cả giá
trị nội tại của tài nguyên thiên nhiên (chất lượng tài nguyên, vị trí của tài nguyên tới thị
trường ).
David Ricardo (1772 – 1823) cho rằng chất lượng tài nguyên khác nhau thì tô thu
được trên các tài nguyên này cũng khác nhau. Quan điểm về tô của David Ricardo còn
gọi là tô theo chất lượng tài nguyên. Johann Heinrich von Thünen là nhà kinh học nổi
tiếng thế kỷ thứ 19 lý thuyết về tô (1826) kết hợp và phát triển với lý thuyết về năng suất
cận biên (the theory of marginal productivity), công thức tính tô của von Thünen như sau:

R = Y(p − c) − YFD
Trong đó: R= tô; Y= năng suất tài nguyên; c= giá thành sản phẩm mỗi đơn vị
hàng hóa được sản xuất từ tài nguyên; p= giá thị trường mỗi đơn vị hàng hóa; F= chi phí
vận chuyển/đơn vị đường; D= khoảng cách tới thị trường
.
Karl Heinrich Marx (1818 – 1883) là nhà triết học, kinh tế học người Đức, người
được coi như đặt nền móng cho chủ nghĩa Cộng sản. Theo quan điểm của Karl Marx, tô
được chi làm 2 loại như sau: Địa tô chênh lệch, là kết quả của năng suất khác nhau giữa
sự đầu tư ngang nhau bỏ vào ruộng đất. Hay nói cách khác, là lợi nhuận mang lại do sử
dụng các thửa đất khác nhau về độ phì và vị trí. Địa tô chênh lệch I, lợi nhuận mang lại
do sử dụng các thửa đất khác nhau về độ phì và vị trí. Đây có thể coi như hệ quả của 2
loại tô (tô do chất lượng và tô do khoảng cách, vị trí của đất tới trung tâm thị trường). Địa
tô chênh lệch II, lợi nhuận mang lại do trình độ kỹ thuật thâm canh khác nhau (điều kiện
vị trí và độ phì như nhau). Địa tô tuyệt đối, Phần mà người thuê đất phải nộp cho chủ đất
trong trường hợp không đầu tư lao động, hoặc thậm chí sản xuất trên những mảnh đất có
độ phì và vị trí kém nhất (Von-thunen & Ricadian cho rằng không có loại địa tô này).

Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Kinh tế môi trường. Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. Số 7. từ trang 1-3; 2009



4
Tô khan hiếm (scracity rent) xuất hiện chủ yếu đối với các loại tài nguyên không
thể tái tạo do chi phí thăm dò khai thác ngày càng tăng, nguồn tài nguyên ngày càng cạn
kiệt; đối với nguồn tài nguyên có thể tái tạo tô khan hiếm sẽ xuất hiện khi tốc độ khai
thác, sử dụng nhanh hơn tốc độ tái tạo của nguồn tài nguyên.
2.1.3 Định giá và thuế tài nguyên bao gồm ngoại ứng (externalities)
Ngoại ứng hoạt động cuả một cá nhân hay một tổ chức làm ảnh hưởng tới các
chức năng hữu dụng, chức năng sản xuất của các cá nhân hoặc tổ chức khác; chi phí
ngoại ứng ảnh hưởng không cố ý (người sản xuất, người tiêu dùng, các tổ chức chính

phủ). Có hai loại ngoại ứng: ngoại ứng tiêu cực (negative externalities), là những hoạt
động sản xuất hoặc tiêu dùng gây ra chi phí cho đối tượng thứ 3. (ví dụ: hiện tượng sản
xuất gây ra ô nhiễm); ngoại ứng tích cực (positive externalities) là ngoại ứng gây ra lợi
ích cho đối tượng thứ 3 (ví dụ: nuôi ong và trồng cây ăn quả có tác động qua lại lẫn nhau
theo chiều hướng cả hai cùng có lợi; lợi ích của rừng đầu nguồn, rừng bảo tồn với cộng
đồng, một quốc gia, một vùng và toàn cầu).














Hình 1 cho chúng ta thấy sự sai lệch giữa chi phí biên của hãng (MPC) và chi phí
biên của xã hội (MSC), nếu trong quá trình sản xuất có các chi phí ngoại ứng tiêu cực
(negative external cost), sự sai lệch này dẫn tới hiện tượng điểm tối ưu hóa sản lượng của
hãng (Q
p
) không trùng với điểm tối ưu hóa của xã hội (
Q*s)
, điều này gây ra tổn thất của
xã hội (DWL – dead weight loss).


Trên cơ sở này chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng, khi một hoạt động sản xuất,
tiêu dùng nào đó gây ra ngoại ứng tiêu cực (khai thác than, đốt than từ các nhà máy nhiệt
điện vv ), chi phí tối ưu hóa phúc lợi xã hội cần bao gồm trong giá bán các chi phí ngoại
ứng tiêu cực thông qua thuế.
2.1.4 Các khoản mục chính trong giá năng lượng và thuế tài nguyên
DWL (mất trắng phúc lợi xã hội)
P
s
(giá xã hội)
MEC (chi phí ngoại ứng)

Q*s

Qp
MPC (chi phí biên của hãng)
MSC = MPC+MEC (chi phí xã hội)



P
p
(giá của hãng)
Hình 1. Chi phí xã hội khác chi phí của hãng gây ô nhiễm

Q (sản lượng)

Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Kinh tế môi trường. Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. Số 7. từ trang 1-3; 2009




5
a) Giá năng lượng
Qua phân tích ở mục 2.1.1, 2.1.2 và 2.1.3 chúng ta có thể nhận thấy về nguyên
tắc giá cả hàng hóa được làm từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải được bao gồm
toàn bộ các loại chi phí phát sinh ra cho xã hội: các khoản mục chính trong định giá năng
lựợng và các thành phần trong thuế tài nguyên như sau:
Bảng 1. Các khoản mục chính trong xác định đúng giá các nguồn năng lượng
TT Các khoản mục
1 Chi phí nguyên vật liệu
2 Khấu hao tài sản cố định
3 Tiền lương
4 Chi phí ngoại ứng tiêu cực (nếu có)
5 Tô
6 Tô khan hiếm
Giá cả các loại năng lượng (điện, than, xăng dầu, gỗ…) phải được tính đủ sáu
(6) khoản mục trên mới thu hồi lại toàn bộ giá trị mà xã hội, môi trường phải trả cho sản
phẩm hàng hóa. Giá cả càng thấp (không tính đúng, tính đủ các loại chi phí) sẽ không
những không bù đắp được nguồn tài nguyên tiêu tốn của quốc gia mà còn tiêu tốn tài
nguyên quốc gia, gây ô nhiễm môi trường do sử dụng lãng phí.
b) Thuế tài nguyên
Để đảm bảo tính đúng, tính đủ thuế tài nguyên phải quan tâm tới, và bù đắp
được toàn bộ chi phí của quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên gây ra cho
môi trường, xã hội bao gồm các thành phần sau: Thứ nhất, thuế hàng hóa thông thường
(như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có…). Thứ hai, bù đắp toàn bộ chi
phí (ngoại ứng tiêu cực) do quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên gây ra. Thứ ba, nếu là
tài nguyên không thể tái tạo, phần tô khan hiếm (scarcity rent), do sự cạn kiệt trong tương
lai mang lại phải được thu hồi để tái tạo, hoặc dành cho chi phí nghiên cứu để tìm ra
nguồn năng lượng mới, công nghệ mới thay thế. Đối với tài nguyên có thể tái tạo thì phần
tô (rent) cần được thu hồi cho quốc gia để đảm bảo sự bảo tồn; Thứ tư: Nếu các loại tài
nguyên có thể tái tạo mang lại các dịch vụ về môi trường cần thu hồi các dịch vụ này

thông qua người khai thác để bù đắp lại người tái tạo.
2.2 Thực tiễn thực hiện chính sách giá năng lượng và thuế tài nguyên ở Việt
Nam trong những năm qua
2.2.1 Chính sách giá năng lượng (giá điện và giá xăng dầu)
Chính sách giá cả năng lượng của Việt Nam trong những năm qua không
những không bao gồm đủ 6 thành phần như trên (Bảng 1) mà Nhà nước còn dùng ngân
sách trợ giá cho ngành năng lượng nói chung và ngành xăng dầu nói riêng. Chính sách
này không những gây ra sự mất trắng của nền kinh tế, nhanh chóng cạn kiệt nguồn tài
Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Kinh tế môi trường. Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. Số 7. từ trang 1-3; 2009



6
nguyên, gây ô nhiễm môi trường và hiện tượng buôn lậu xăng dầu qua biên giới (Song.
2006).
Chính sách giá năng lượng của Việt Nam trong thời gian qua chưa có xu
hướng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bởi vì: Giá điện của Việt Nam không những không
tính đủ các chi phí cần thiết mà còn được trợ giá đầu vào (sản xuất điện than) 20 -25% so
với giá thành sản xuất than (Viện năng lượng 1999). Bên cạnh đó, giá điện than của Việt
Nam chưa tính tới chi phí ngoại ứng do khai thác than (chi phí ngoại ứng 1), do đốt than
gây ra (chi phí ngoại ứng 2) gây ra, khoảng 5,5% so với giá thành (Song – Hanh 1999),;
Điển hình cho chính sách giá không hướng tới bảo tồn nguồn tài nguyên đó là
chính sách “giá trần” cho ngành xăng dầu. Chính phủ đã phải bỏ ra hàng năm hàng chục
ngàn tỉ (12.000 tỉ cho năm 2007), để giữ mức “giá trần” xăng dầu. “Nếu không điều
chỉnh giá xăng dầu, nước ta sẽ khó giảm được tình trạng đầu cơ buôn lậu. Theo số liệu
của Bộ Tài chính và Công Thương, mức giá bán cũ ở Việt Nam là 14.500 đồng/lít xăng là
thấp hơn nhiều so với các nước khác. Tại Thái Lan, giá bán xăng là 20.220 đồng/lít,
Singapore là 27.129 đồng/lít, Campuchia là 23.253 đồng/lít và Lào là 19.040 đồng/lít”
(Nguồn: họp báo về điều hành giá xăng dầu ngày 21/7/2008, tại trụ sở Bộ Tài chính)
Chính sách này không những làm méo mó giá cả của hầu hết các ngành sản

xuất, các sản phẩm được sản xuất ở Viêt Nam, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, mà
còn gây ra rất nhiều các hiện tượng liên quan đến tài nguyên và môi trường như: nhanh
chóng cạn kiệt nguồn tài nguyên do giá thấp, gây ô nhiễm môi trường, buôn lậu xăng dầu
qua biên giới. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, theo khung thuế suất mới nếu của Bộ Tài
chính sẽ trình Quốc hội thay cho “Pháp lệnh thuế tài nguyên “sửa đổi” – 1998” thì toàn
bộ thuế tài nguyên của Việt Nam khoảng 6.500 tỉ đồng đảm bảo được khoảng 50% số
tiền ngân sách bù lỗ cho ngành xăng dầu. Nhưng cũng rất may là sau khi giá dầu thể giới
nên cao khoảng 150$/thùng, Ngân sách Nhà nước đã không thể bù lỗ cho ngành xăng dầu
và đã buộc phải thả nổi, chấm rứt chính sách bù lỗ xăng dầu từ ngày 16/9/2008. Đây là
một quyết định đúng đắn không những đảm bảo giá cả các loại hàng hóa không bị bóm
méo, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế, cải thiện sử dụng các nguồn lực,
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
2.2.1 Chính sách thuế tài nguyên
Mãi tới ngày 30 tháng 3 năm 1990 pháp lệnh về thuế tài nguyên mới được
Nhà nước thông qua bao gồm 7 chương và 23 điều. Biểu thuế suất cụ thể được chi ra làm
5 nhóm tài nguyên với khung thuế suất (xem Bảng 2)
Bảng 2. Khung thuế suất cho các nhóm tài nguyên (Pháp lệnh 1990)
STT Nhóm tài nguyên Thuế suất (%)
1

Khoáng sản kim loại 2 - 10%
Riêng: - vàng 2 - 15%
2 Khoáng sản không phải kim loại 1 - 12%
Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Kinh tế môi trường. Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. Số 7. từ trang 1-3; 2009



7



Riêng: - Đá quý 3 - 15%
- Dầu mỏ, khí đốt 6 - 20%
3 Sản phẩm của rừng tự nhiên 10 - 40%
4 Cá, các loại thủy sản tự nhiên khác 3 - 10%
5 Tài nguyên khác 1 - 10%
Nguồn: Điều 6 - Chuơng II – Pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1990
Nhưng do Pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1990 còn nhiều điểm cần hoàn thiện
như: chưa cụ thể, thuế suất quá thấp, không tính thuế đối với khai thác nguồn nước tự
nhiên khó thực hiện. Chính vì vậy, căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội Khoá X, kỳ họp
thứ 2 về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 1998, Ủy ban thường vụ Quốc hội
đã ban hành “Pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi”. Trong Pháp lệnh thuế tài nguyên sửa
đổi bao gồm 8 chương và 21 điều (cụ thể bằng Nghị định số 68/1998/NĐ -CP ngày
3/9/1998 của Chính phủ) đã cụ thể hơn về thuế suất, đồng thời mở rộng phạm vi đánh
thuế khai thác cả nguồn nước thiên nhiên và hầu hết các loại tài nguyên khác.
Bảng 3 Khung thuế suất cho các nhóm tài nguyên (Pháp lệnh (sửa đổi) 1998)
Số TT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất %)
1 Khoáng sản kim loại (trừ vàng và đất hiếm) 1 - 5
- Vàng 2 - 6
- Đất hiếm 3 - 8
2 Khoáng sản không kim loại (trừ đá quý và than) 1 - 5
- Đá quý 3 - 8
- Than 1 - 3
3 Dầu mỏ 6- 25
4 Khí đốt 0 - 10
5 Sản phẩm rừng tự nhiên:
a) Gỗ các loại (trừ gỗ cành, ngọn) 10 - 40
- Gỗ cành, ngọn 1 - 5
b) Dược liệu (trừ trầm hương, ba kích, kỳ nam) 5 - 15
Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Kinh tế môi trường. Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. Số 7. từ trang 1-3; 2009




8
- Trầm hương, ba kích, kỳ nam 20 - 25
c) Các loại sản phẩm rừng tự nhiên khác 5 - 20
6 Thuỷ sản tự nhiên (trừ hải sâm, bào ngư, ngọc trai) 1 - 2
- Hải sâm, bào ngư, ngọc trai 6 - 10
7 Nước thiên nhiên (trừ nước khoáng thiên nhiên,
nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp)
0 - 5
- Nước thiên nhiên dùng vào sản xuất thuỷ điện 0 - 2
- Nước khoáng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh
lọc đóng chai, đóng hộp
2 - 10
8 Tài nguyên thiên nhiên khác (trừ yến sào) 0 - 10
- Yến sào 10 - 20
Nguồn: Điều 6 - Chuơng II – Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) năm 1998
Hạn chế lớn nhất của Pháp lệnh thuế tài nguyên 1990 và Pháp lệnh thuế tài
nguyên (sửa đổi) 1998 đó là: Thuế suất vẫn quá thấp, quan điểm và nhận thức về thuế tài
nguyên lúc này mới chỉ dừng dưới góc độ tài chính, đối với thuế tài nguyên không chỉ có
dựa trên giá trị sử dụng của tài nguyên (hầu hết các loại thuế tài nguyên trong giai đoạn
này dựa trên giá bán ngay tại nơi khai thác). Ngay cả thuế tài nguyên sử đổi theo pháp
lệnh năm 1998 vẫn chưa bao gồm đầy đủ các thành phần cần thu (xem phần (b) của phần
2.1.4).
Chính vì những hạn chế trên mà Bộ Tài chính đang hoàn thiện các văn bản để
trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết sửa đổi khung thuế suất thuế tài
nguyên quy định tại Pháp lệnh thuế tài nguyên. Theo đó, thuế đánh vào khai thác
nhiều loại tài nguyên khoáng sản sẽ tăng mạnh, có loại gấp 5 lần so với mức hiện hành.
Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh nâng khung thuế suất chủ yếu đối với kim loại vì đây
là loại tài nguyên quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và không tái tạo được. Việc nâng thuế

sẽ hạn chế tình trạng khai thác ồ ạt, bừa bãi tài nguyên.
Theo đó, việc điều chỉnh thuế suất được dự kiến như sau: thuế đối với khoáng sản
kim loại tăng từ 1-5% lên 10-30%; khoáng sản không kim loại tăng từ 1-5% lên 5-10%.
Nhóm tài nguyên đá quý từ 3-8% tăng lên 5-20%; than từ 1-3% lên 5-20%; khí thiên
nhiên từ 0-10% tăng lên 6-25% (bằng dầu mỏ).
Thực hiện thuế tài nguyên dự kiến sửa đổi sẽ được trình lên Quốc hội đầu năm
2009, khung thuế suất tài nguyên đối với khoáng sản sẽ tăng lên đáng kể: mangan và sắt
30.000-75.000 đồng/tấn (hiện hành cùng ở mức 15.000 đồng/tấn); chì 40.000-66.000
đồng/tấn (hiện hành 20.000 đồng/tấn); kẽm 80.000-195.000 đồng/tấn (hiện hành 40.000
đồng/tấn); đồng 200.000-600.000 đồng/tấn (hiện hành 100.000 đồng/tấn); thiếc
1.300.000-3.900.000 đồng/tấn (hiện hành 650.000 đồng/tấn); than 20.000-80.000
Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Kinh tế môi trường. Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. Số 7. từ trang 1-3; 2009



9
đồng/tấn (hiện hành 4.000-6.000 đồng/tấn. Với mức thuế hiện hành, bình quân mỗi
năm ngân sách thu về trên 6.500 tỷ đồng thuế tài nguyên, trong đó số thu từ dầu khí là
khoảng 6.200 tỷ đồng.

Tóm lại: Chúng ta có dễ dàng nhận thấy rằng, mãi tới gần đây, nhận thức của các
nhà chính sách về vai trò của thuế tài nguyên trong bảo tồn mới được hình thành và thiết
lập, nhưng lại chủ yếu cho các loại tài nguyên không thể tái tạo, và hơn nữa là vẫn chưa
được đưa ban hành và đưa vào thực thi, và nếu đưa vào thực thi thì khung thuế suất như
trên vẫn thấp hơn các nước trong khu vực.
III. KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả các loại sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ được
xác lập theo quy luật cung cầu của thị trường. Giá cả được tạo lập bởi quy luật cung cầu
sẽ là điểm mang thặng dư xã hội cao nhất. Nhưng trong nền kinh tế thị trường các hãng
tư nhân thường chỉ tính tới các chi phí và lợi ích của hãng phải chi và được hưởng lợi

trong khi đó các loại ngoại ứng, ngoại ứng tích cực (mang lại lợi ích cho xã hội-môi
trường-tài nguyên và nền kinh tế), ngoại ứng tiêu cực (mang đến chi phí cho xã hội-môi
trường-tài nguyên và nền kinh tế), thì các hãng không tính được, không tính đủ hoặc
không quan tâm để đưa vào trong giá thành của sản phẩm (nếu là ngoại ứng tiêu cực), mà
xã hội phải chịu. Chính vì vậy, giá thành của hãng chỉ trùng với giá thành của xã hội-môi
trường khi và chỉ khi tính đầy đủ các ngoại ứng. Nếu giá sản phẩm, dịch vụ gây ra ngoại
ứng tiêu cực thì giá thành của hãng thấp hơn so với giá thành của xã hội và tài nguyên –
môi trường phải trả.
Thuế tài nguyên không đơn giản là phần thu như các loại thuế hàng hóa, dịch vụ
đơn thuần khác, bởi vì tài nguyên tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo không chỉ có giá
trị sử dụng trực tiếp mà còn có các giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị không sử dụng mang
lại cho không chỉ cho hãng khai thác mà cho toàn xã hội. Hơn nữa, trong quá trình khai
thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là một số tài nguyên không thể tái tạo (dầu
mỏ, than đá…) thường gây ra ô nhiễm môi trường (ngoại ứng tiêu cực). Các giá trị sử
dụng gián tiếp, các giá trị không sử dụng, tô, tô khan hiếm, ngoại ứng tiêu cực (ô nhiễm
trong quá trình khai thác và sử dụng) cần phải thu hồi thông qua thuế tài nguyên – môi
trường.
Nền kinh tế Việt Nam chuyển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
đã được hơn 20 năm. Mặc dù vậy, đây cũng chỉ là bước đầu và giai đoạn đầu của một cơ
chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Do đó, các chính sách luật pháp cũng
sẽ dần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và hoàn thiện, nhận thức về kinh tế thị trường trong
quá trình ra quyết định cũng sẽ dần được nâng cao. Mặc dù vậy, chính sách giá năng
lượng, cũng như chính sách thuế tài nguyên của Việt Nam trong những năm qua chưa
được toàn diện đặc biệt dưới khía cạnh, cạnh tranh lành mạnh và bảo tồn nguồn tài
nguyên và chống ô nhiễm môi trường.
Giá cả một số sản phẩm của ngành năng lượng (xăng dầu, nhiệt điện) của Việt
Nam trong những năm qua đã chưa tính đủ giá đầu vào theo góc độ kinh tế - tài nguyên
môi trường, mà còn được trợ giá (trợ giá xăng dầu, trợ giá than đầu vào cho các nhà máy
nhiệt điện), làm cho giá năng lượng của Việt Nam là giá ảo, thấp hơn các nước trong khu
Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Kinh tế môi trường. Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. Số 7. từ trang 1-3; 2009




10
vực và thế giới, tiêu hao ngân sách (từ thuế của các ngành khác), bóp méo giá xã hội, gây
phi hiệu quả trong nền kinh tế, dẫn tới hiện tượng buôn lậu qua biên giới do giá nguyên
liệu năng lượng của chúng ta thấp hơn giá của khu vực. Xét riêng dưới góc độ bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên thì chính sách giá nguyên liệu, năng lượng trong thời gian qua là chưa
theo xu hướng bảo tồn mà là khuyến khích người tiêu dùng tiêu dùng nhiều hơn gây lãng
phí tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Chính sách giá trần (bù lỗ) cho ngành
xăng dầu đã được Chính phủ chính thức loại bỏ bắt đầu từ ngày ngày 16/9/2008 (do
không thể bù lỗ khi giá dầu thế giới lên quá cao). Đây là quyết định đúng đắn nhằm làm
trong sáng hơn, lành mạnh hơn sự cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo hiệu quả hơn trong
sử dụng các nguồn lực, đồng thời quyết định này đi đúng theo xu hướng bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên và môi trường.
Thuế tài nguyên của Việt Nam bắt đầu được ban hành từ năm 1990, nhưng nhận
thức đầy đủ về thuế tài nguyên trong giai đoạn này mới là sơ khai, chưa đầy đủ chính vì
vậy thuế suất về thuế tài nguyên còn quá thấp, khuyến khích khai thác, không thu hồi lại
được các thành phần đầy đủ của thuế tài nguyên như: các giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị
không sử dụng, tô, tô khan hiếm, chi phí ngoại ứng tiêu cực trong quá trình khai thác. Vì
tình trạng trên, gần đây Bộ Tài chính đang dự thảo một khung thuế suất cụ thể cao hơn
nhiều so với khung thuế suất theo Pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi năm 1998 để trình
Quốc hội trong thời gian tới. Đây cũng là những chuyển biến quan trong về nhận thức
trong ra chính sách theo xu hướng bảo tồn tài nguyên.\.

Tài liệu tham khảo
1. David Ricardo. (1821.) On the principles of Political Economy and Taxation . London: John
Murray, 1821. Third edition.
2.
3.

4.
5. Nguyễn Văn Song - Nguyễn Văn Hanh. 1999. Electricity pricing for north Vietnam.

6. Nguyễn Văn Song. 2006. Cơ sở kinh tế, những mặt tích cực và hạn chế của cơ chế giá trần
và giá sàn đối với nền kinh tế và xã hội. Tạp chí nghiên cứu kinh tế. Số 332.
7. Pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1990
8. Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) - năm 1998

×