Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CHO NGƯỜI BỆNH DÙNG THUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.36 KB, 9 trang )

CHO NGƯỜI BỆNH DÙNG THUỐC
I.
Mục tiêu:
1. Trình bày được mục đích, chỉ định, chống chỉ định dùng thuốc cho người
bệnh.
2. Tiến hành được các kỹ thuật dùng thuốc qua: đường uống, da, niêm mạc một
cách an toàn và hiệu quả.
II. Nội dung:
1. Mục đích
Đưa thuốc vào cơ thể người bệnh bằng đường miệng một cách an toàn và
hiệu quả
2. Chỉ định – Chống chỉ định
- Chỉ định: thường áp dụng cho tất cả các bệnh nhân có thể uống được,
và uống các loại thuốc khơng bị dịch tiêu hóa phá hủy.
- Chống chỉ định: Người bệnh bán hôn mê, nôn mửa liên tục, bị bệnh
thực quản, người bệnh tâm thàn không chịu uống.
3. Nhận định người bệnh
- Tuổi: già, trẻ….
- Số lượng và loại thuốc
- Cơ địa có dị ứng với chất gì?
- Xem hồ sơ bệnh án, thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu hoặc 5 đúng.
- Báo, giải thích cho người bệnh, gia đình n tâm, dặn những điều cần
thiết khi uống thuốc.
4. Địa điểm: Thường cho người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh. Tư
thế người bệnh thích hợp.
5. Chuẩn bị dụng cụ:
- Thuốc theo chỉ định: thuốc viên, thuốc nước, thuốc bột…
- Cốc đựng nước, đựng thuốc, bình đựng nước.
- Dụng cụ đo lường: cốc chia độ, thìa, ống đếm giọt.
- Dụng cụ tán thuốc, ống hút thuốc (nếu cần)…
- Phiếu thuốc hoặc sổ thuốc, khay hạt đậu, gạc miếng.


6. Tiến hành: theo bảng kiểm quy trình kỹ thuật.
6.1. Uống thuốc
- Điều dưỡng đội mũ, rửa tay và đeo khẩu trang
- Xem lại y lệnh điều trị và phiếu cho thuốc (thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối
chiếu) kiểm tra nhãn thuốc lần một và lấy thuốc.
- Lấy thuốc viên:
+ Dùng nắp chai hoặc cốc để hứng thuốc


+ Dùng thìa đếm đủ số lượng thuốc cho vào cốc hoặc giấy (không
dùng tay bốc thuốc)
Lấy thuốc nước:
+ Lắc chai thuốc, xoay nhãn hiệu lên trên để khỏi ướt khi rót.
+ Mở nắp chai để ngửa trên bàn.
+ Một tay cầm cốc đưa ngang tầm mắt, đầu ngón tay cái để ngang
mức số lượng chỉ định.
+ Rót thuốc khơng để chai chạm vào miệng cốc (trước khi rót thuốc,
đọc lại nhãn thuốc lần 2).
+ Lau miệng chai thuốc, đậy nắp, trả về vị trí cũ (đọc nhãn thuốc lần
cuối)
Lấy thuốc giọt: cho ít nước vào cốc, để thẳng ống đếm giọt, vừa nhỏ
giọt vừa đếm.
Đặt thuốc lên khay, kèm theo mỗi cốc thuốc là một phiếu thuốc, bình
nước, cốc nước uống.
Đẩy xe hoặc mang khay thuốc đến bên giường bệnh.
Thực hiện kiểm tra đối chiếu lại hoặc thực hiện 5 đúng:
Đúng người bệnh.
Đúng thuốc.
Đúng liều
Đúng đường dùng.

Đúng thời gian.
Cho người bệnh ngồi hoặc nằm đầu cao.
Đưa thuốc và nước uống cho người bệnh (người bệnh không uống
được thuốc viên phải tán nhỏ). Đối với trẻ em phải hòa tan thuốc với
nước thành dạng nước
4. Các phương pháp dùng thuốc
4.1. Thuốc uống
– Tác dụng chậm, ít gây tai biến, tiện dụng khi dùng.
– Không được uống các loại thuốc cùng một lúc với nhau (phòng ngừa tương tác thuốc),
nếu cần có thể uống cách nhau 5 – 10 phút.
– Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh khi dùng các loại thuốc có tác dụng lên
hệ tuần hồn, hô hấp.
– Thuốc lợi tiểu phải uống vào buổi sáng (hoặc trước 15 giờ), thuốc ngủ cho uống vào
buổi tối. Thuốc bột phải hoà tan với nước khi cho người bệnh uống, khi cho uống thuốc


đắng, mùi tanh phải tránh uống sau khi ăn vì có thể gây ra tình trạng nơn, đối với thuốc
có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày phải cho người bệnh uống sau khi ăn no. Các loại
thuốc sulfamide nên cho người bệnh uống với nhiều nước tránh thuốc lắng đọng ở thận.
Cho người bệnh ngậm nước đá sau khi uống loại thuốc dễ gây nôn, hút qua ống hút (nếu
thuốc gây hại men răng).
– Đối với người cao tuổi khi cho uống thuốc phải đưa vào tận miệng và đưa nước để
người bệnh uống, phải chắc chắn thuốc đã vào dạ dày.
– Đối với người bệnh hôn mê, cho uống thuốc qua ống thông dạ dày cần phải nghiền
thành bột và pha loãng thuốc trước khi bơm qua ống thơng đồng thời kiểm tra vị trí của
ống thơng, bơm 15 – 30mL nuớc (người lớn), 5 – 10mL (trẻ nhỏ). Nếu có 2 – 3 loại thuốc
nên bơm từng loại, khoảng cách giữa 2 loại là nước để tránh tương tác. Nếu đang dùng
máy hút qua ống thông: ngắt máy hút 20 – 30 phút sau khi bơm thuốc rồi mới cho hoạt
động trở lại
– Ghi rõ số lượng nước và thuốc nếu có sự rối loạn nước điện giải.

4.2. Thuốc ngấm qua niêm mạc
– Thuốc dùng cho niêm mạc: như thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng, lưỡi, hậu mơn, âm
đạo, có tác dụng rất nhanh. Do vậy, khi dùng cần theo dõi nếu có phản ứng phải xử trí kịp
thời.
– Thuốc đặt hậu mơn, đặt âm đạo phải nhúng qua nước trước khi đặt và để người bệnh
nằm yên trên giường sau khi đặt ít nhất 30 phút phịng tránh thuốc rớt ra ngồi. Khí dung
thuốc cho người bệnh qua đường hô hấp phải sạch và không bị vật cản trở (đờm dãi...) và
để đúng tư thế khi cần khí dung vào đường phế quản.
4.3. Thuốc tác dụng ngoài da
– Rửa sạch vùng da trước khi bơi thuốc, nên massage vùng bơi sau đó xoa (xịt) đều
lên vùng cần thực hiện để thuốc hấp thu nhanh hơn.
– Phải theo dõi tác dụng phụ (nếu có).
4.4. Tiêm thuốc


– Thuốc có tác dụng nhanh đặc biệt khi cấp cứu người bệnh, tuy nhiên dễ gây tai biến, do
vậy cần đảm bảo đúng mũi tiêm an toàn (đúng nguyên tắc khi dùng thuốc, đúng nguyên
tắc vô khuẩn).
– Phương pháp tiêm thường áp dụng khi không thể dùng đường uống được, do thuốc
uống gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, hoặc khơng hấp thu được qua đường tiêu
hóa, bị phá hủy bởi dịch đường tiêu hóa hoặc người bệnh không thể uống được do nôn
nhiều, đường tiêm cũng thực hiện với người bệnh trước mổ, hôn mê, mê sảng, tâm thần,
không hợp tác.
5. Các tai biến khi dùng thuốc
5.1. Tai biến do dùng thuốc uống, nhỏ, đặt, bôi
– Chảy máu dạ dày: thuốc aspirin đề phòng bằng cách phải cho người bệnh uống sau bữa
ăn và không uống cùng một lúc với các loại thuốc có chất kiềm.
– Gây loét dạ dày: thuốc chống viêm không steroid và steroid, cần uống khi người bệnh
đã ăn no.
– Tổn thương men răng (thuốc uống có tính chất acid).

– Có thể gây ngộ độc thuốc: thuốc tim mạch (như rối loạn nhịp, nhịp nhanh kịch phát).
Đề phòng bằng cách khi cho người bệnh uống phải đếm nhịp tim nếu thấy khơng bình
thường, tạm ngừng cho uống thuốc và báo bác sĩ.
– Dị ứng: biểu hiện mày đay, mẩn ngứa, chống váng, khó chịu, buồn nơn hoặc nơn,
thậm chí khó thở.
5.2. Tai biến do dùng thuốc tiêm
5.2.1. Nhiễm khuẩn: áp xe, viêm tĩnh mạch, nhiễm trùng huyết
5.2.2. Do tác dụng của thuốc: shock do cơ thể phản ứng với thuốc, mẩn ngứa, mày đay,
chống váng, rét run, khó thở nhẹ.
5.2.3. Do q trình tiêm
Nhầm lẫn thuốc (không áp dụng 3 tra 5 đối), gãy kim (người bệnh giẫy giụa)


5.2.3.1. Tiêm tĩnh mạch: góc độ tiêm 30 – 400 so với mặt da, tuy nhiên tùy theo vị trí có
thể góc độ nhỏ hơn. Vị trí tiêm là các tĩnh mạch ngoại vi to, rõ như: mu tay, cẳng tay, nếp
gấp khuỷu tay, cẳng chân..., tránh tiêm nhầm vào động mạch. Khi tiêm có thể gây ra
shock (do thuốc hoặc do bơm thuốc quá nhanh vào tĩnh mạch...), gây tắc mạch (do khí,
thuốc, vật lạ..) hoặc có thể do điều dưỡng khi tiêm chưa đúng kỹ thuật (tiêm canxiclorua
chưa vào đúng tĩnh mạch gây hoại tử mô).
5.2.3.2. Tiêm bắp: góc độ tiêm 900 so với mặt da, vị trí tiêm bắp nông như cơ delta cách ụ
vai 5cm (tránh tiêm vị trí này với trẻ dưới 2 tuổi), lượng thuốc tiêm không quá 1 mL. Đối
với tiêm bắp sâu như vùng đùi 1/3 mặt ngoài đùi với lượng thuốc khơng q 5mL, tiêm
vùng mơng ở vị trí 1/3 phía trên ngồi mơng ở đường nối gai chậu trước trên với xương
cùng, hoặc chia một bên mông làm bốn phần bằng nhau, tiêm 1/4 trên ngồi mơng, tránh
tiêm cho trẻ dưới 2 tuổi. Tai biến có thể gặp như sốc, gãy kim, chạm dây thần kinh (do
xác định sai vị trí tiêm), áp xe lạnh do thuốc khơng tan hoặc vùng cơ đó khó hấp thu
thuốc, do tiêm nhiều lần cùng một vị trí, chảy máu nơi tiêm: có thể do không căng da khi
rút kim hoặc do yếu tố đông máu của người bệnh gây nên chảy máu sau tiêm, cần phải
giữ vị trí tiêm đến khi khơng cịn chảy máu.
5.2.3.3. Tiêm dưới da: là tiêm vào mô liên kết dưới da, góc độ tiêm 45 0 so với mặt da. Vị

trí tiêm ở 1/3 trên mặt ngồi cánh tay, mặt trước đùi, đầu dưới cơ delta, hai bên rốn cách
rốn 5cm.
5.2.3.4. Tiêm trong da: là tiêm vào lớp thượng bì có tác dụng tiêm phịng (các loại
vắcxin) hoặc thử phản ứng thuốc với cơ thể, góc độ tiêm 15 0 so với mặt da. Vị trí tiêm ở
1/3 trên mặt trong cẳng tay, hoặc bả vai chọn chỗ da trắng không sẹo để dễ phân biệt
phản ứng.
5.2.3.5. Kỹ thuật test lẩy da: mục đích dự phịng và chống sốc phản vệ do sử dụng thuốc
kháng sinh, xử lý ngay tại chỗ khi phản ứng xảy ra.
– Xác định vị trí tiêm: 1/3 mặt trước trong cẳng tay, nhỏ 1 giọt nước cất và 1 giọt thuốc
đã pha (theo quy định của Bộ Y tế) cách nhau 3 – 5cm.


– Cầm kim tiêm vô khuẩn số 24 lẩy nhẹ vào giọt nước cất tạo với mặt da 1 góc 45 0 vào
lớp thượng bì khơng làm chảy máu.
– Cầm kim tiêm số 24 lẩy nhẹ vào giọt thuốc như phương pháp trên.
– Đánh dấu nơi thử test, bấm đồng hồ chờ 20 phút sau đọc kết quả.
– Kết quả test lẩy da
Mức độ



Biểu hiện

Âm tính
Nghi ngờ
Dương tính nhẹ
Dương tính vừa
Dương tính mạnh
Dương tính rất


hiệu

+/–
+
++
+++
++++

Giống như chứng âm tính
Ban sần đường kính dưới 3mm
Đường kính ban sần 3 – 5mm, ngứa, xung huyết.
Đường kính ban sần 6 – 8mm, ngứa, ban đỏ.
Đường kính ban sần 9 – 12mm ngứa, chân giả
Đường kính trên 12 mm, ngứa nhiều, nhiều chân

mạnh

giả.

6. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ
(Theo thông tư số 08/1999 – TT–BYT ngày 4/5/1999).
6.1. Biểu hiện lâm sàng
– Diễn biến nhẹ: lúc đầu người bệnh biểu hiện lo lắng, sợ hãi, đau đầu, chóng mặt, rét
run, đỏ mắt với cảm giác sốt, tiếp đó có thể xuất hiện mày đay, mẩn ngứa, ở vùng gan bàn
tay và hầu họng, buồn nơn, khó thở, ù tai, tê ngón tay, đau quặn bụng, đái ỉa không tự
chủ, mạch nhanh nhỏ (130 – 150L/phút), huyết áp tụt.
– Diễn biến trung bình: người bệnh sợ hãi, hốt hoảng, choáng váng, ngứa ran, mày đay
khắp người, khó thở nhiều, phù mi, kết mạc đỏ, chảy nước mắt, có thể phù miệng họng
và thanh mơn dẫn đến ngạt thở. Đôi khi co giật, hôn mê, chảy máu mũi, chảy máu dạ dày,
da tái nhợt, mơi tím, đồng tử giãn, mạch nhỏ không đều, huyết áp tụt.

– Diễn biến nặng: xảy ra ngay trong những phút đầu tiên sau khi tiêm, người bệnh hôn
mê, ngạt thở do phù miệng họng, thanh mơn, thở rít, tím tái mơi, đầu chi, có khi tím tồn


thân, có thể có co thắt phế quản, tăng tiết đờm, có thể có một số trường hợp phù phổi cấp,
ngừng thở, co giật, huyết áp không đo được và tử vong sau ít phút.
6.2. Xử trí ngay tại chỗ
– Ngừng ngay thuốc đang tiêm hoặc đang truyền, uống v.v...
– Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp chân cao.
– Tiêm adrenalin 1mg (1mL) tiêm dưới da ngay sau khi xuất hiện sốc với liều như sau:
+ 1/2 – 1 ống đối với người lớn.
+ Không quá 0,3mL đối với trẻ em (ống 1mL + 9mL nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9%
sau đó tiêm 0/1mL/kg cân nặng). Hoặc adrenalin 0,01mg/kg cân nặng cho cả trẻ em và
người lớn.
– Tiếp tục tiêm adrenalin liều như trên 10 – 15 phút/ lần cho tới khi huyết áp trở lại bình
thường.
– Cho người bệnh nằm đầu nghiêng một bên (nếu có nơn), ủ ấm.
– Nếu có suy hơ hấp: thở oxy, bóp bóng Ambu.
– Báo cáo bác sĩ kịp thời tình trạng của người bệnh và thực hiện các y lệnh (nếu có).
– Theo dõi người bệnh tại chỗ từ 10 – 15 phút đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn.
– Phát hiện sớm biểu hiện của sốc, báo cáo bác sĩ xử trí kịp thời theo đúng phác đồ.
Lưu ý: Điều dưỡng có thể sử dụng adrenalin dưới da theo phác đồ khi chưa có mặt của y
sĩ hoặc bác sĩ.
7. Nhóm thuốc dễ gây dị ứng cần theo dõi sát khi tiêm thuốc
– Thuốc kháng sinh.
– Vitamine: B1, B12, vitamin C.
– Thuốc kháng viêm không steroide
– Thuốc gây tê, gây ngủ, giãn cơ.
– Nội tiết tố: insuline, ACTH.
– Dịch truyền có protein.

– Vắcxin và huyết thanh.


– Chất cản quang có iode.
8. Tiêu chuẩn xác định mũi tiêm an toàn
8.1. Tiêu chuẩn cấu trúc
– Bơm tiêm vơ khuẩn.
– Kim tiêm vơ khuẩn.
– Trên xe tiêm có hộp đựng vật sắc nhọn.
– Trên xe tiêm có hộp chống sốc đủ cơ số.
8.2. Tiêu chuẩn quy trình
– Rửa tay (sát khuẩn) tay trước khi tiêm.
– Không lưu kim pha thuốc trên lọ thuốc.
– Xác định đúng vị trí tiêm.
– Thân kim tiêm không nhiễm bẩn trước khi tiêm.
– Rút nòng bơm tiêm kiểm tra trước khi bơm thuốc.
– Tiêm thuốc đúng chỉ định (5 đúng).
– Không dùng tay đậy lại nắp kim tiêm.
– Cô lập kim tiêm nhiễm khuẩn trong hộp cứng.
10. NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý KHI CHO BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC
10.1. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:Trẻ em khác nhau về tuổi, cân nặng, diện tích bề mặt da và
khả năng hấp thụ, chuyển hoá và bài tiết thuốc. Liều của trẻ em thấp hơn liều người lớn,
vì vậy sự thận trọng là rất cần thiết khi chuẩn bị thuốc cho trẻ em. Cha mẹ trẻ là nguồn
nhân lực tốt nhất cho trẻ dùng thuốc.
10.2. Người già
Khi cho bệnh nhân lớn tuổi dùng thuốc cũng cần những chú ý đặc biệt. ở người già có sự
thay đổi sinh lý về tuổi tác, các yếu tố hành vi và kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc dùng
thuốc của họ, như dùng quá liều, dùng không đủ, dùng không đều, thậm chí dùng trong



các trường hợp chống chỉ định. Điều dưỡng sử dụng quy trình điều dưỡng để xác định
kiểu sử dụng thuốc của bệnh nhân lớn tuổi.



×