Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận Kinh Tế Chính Trị Mác LêNin đề tài TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.56 KB, 27 trang )

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MƠN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0
ĐẾN HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

GVHD: Th.S Hồ Ngọc Khương
SVTH:
Mã lớp học:

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA TIỂU LUẬN
STT

Họ và tên sinh viên

Mã số sinh viên

Tỉ lệ % hoàn thành

1

100%

2

100%



3

100%

4

100%

5

100%

Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.
- Trưởng nhóm:

SĐT:

Nhận xét của giáo viên
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Điểm:……….

Ký tên


Th.S Hồ Ngọc Khương


MỤC LỤC


4

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, thế giới đang bước vào kỉ nguyên số của cuộc Cách mạng Công nghiệp
4.0, cuộc cách mạng đã tập trung phát triển công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần
đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật,
truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng, tạo nên
những bước phát triển đột phá về công nghệ. Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam
cũng đang chịu tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 về mọi mặt như kinh tế,
chính trị, xã hội, an ninh quốc phịng. Việt Nam đang đẩy mạnh việc hồn thiền thể chế
Kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa trong bối cảnh trong nước và quốc tế
đang có nhiều biến động khơn lường. Vì vậy, việc nghiên cứu những tác động của cuộc
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cần thiết để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở nước ta. Đó cũng chính là lí do mà nhóm chúng em chọn đề
tài “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu được những khái niệm liên quan đến cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
cũng như thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, từ đó nghiên cứu
những tác động của cuộc cách mạng này đến việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở nước ta, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện thể chế, vận dụng tác
động của cuộc cách mạng để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt

Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu các tài liệu, bài báo, tin tức liên quan đến cuộc Cách mạng Công nghiệp
4.0 và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, từ đó phân tích, tổng
hợp, vận dụng các học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa Mác-Lênin để đưa ra đánh giá, nhận
xét khách quan để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
4. Bố cục đề tài
Tiểu luận gồm có 2 chương, cụ thể:
Chương 1: Khái quát về cuộc Cách mạng Công Nghiệp 4.0 và thể chế kinh tế thị trường
định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam


5
Chương 2: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam


6

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
VÀ THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1.1. Khái quát về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
1.1.1. Khái niệm cách mạng công nghiệp
“Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư
liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và cơng nghệ trong q
trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội
cũng như tạo bước phát triển về năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách
phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật, cơng nghệ đó vào đời sống xã hội.” (Bộ

Giáo Dục và Đào Tạo, 2019).
1.1.2. Lịch sử của các cuộc cách mạng cơng nghiệp
Cho đến nay, lồi người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang bắt
đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0).
*Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (Cách mạng 1.0)
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi nguồn từ nước Anh, bắt đầu từ giữa
thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.
Đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là chuyển từ lao
động thủ cơng thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc
sử dụng năng lượng nước và hơi nước. Những phát minh quan trọng tạo tiền đề cho cuộc
cách mạng này là:
Những máy móc được phát minh trong ngành dệt như "thoi bay" của John Kay
(1733), xe kéo sợi Jenny (1764), máy dệt vải của Edmund Cartwright (1785)… tạo điều
kiện cho ngành công nghệp dệt phát triển mạnh mẽ.
Phát minh máy động lực, đặc biệt là phát minh máy hơi nƣớc của James Watt là
mốc mở đầu q trình cơ giới hóa sản xuất.
Trong công nghiệp luyện kim, những phát minh của Henry Cort, Henry Bessemer
về lị luyện gang, cơng nghệ luyện sắt là những bước tiến đáng kể đáp ứng nhu cầu chế
tạo máy móc.


7
Trong ngành giao thông vận tải, sự ra đời và phát triển của tàu hoả, tàu thủy… đã
tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông vận tải phát triển.
C.Mác đã khái qt tính quy luật của cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ nhất qua
ba giai đoạn: hiệp tác giản đơn, cơng trường thủ cơng và đại cơng nghiệp. Đó là ba giai
đoạn tăng năng suất lao động xã hội, ba giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất gắng
liền với sự củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đồng thời cũng là ba
giai đoạn xã hội hóa lao động và sản xuất diễn ra trong quá trình chuyển biến từ sản xuất
nhỏ, thủ công, phân tán lên sản xuất lớn, tập trung, hiện đại. (BGD&ĐT, 2019).

*Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0)
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế
kỷ XX.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ hai có đặc trưng cơ bản là sử dụng năng
lượng điện và động cơ điện, để tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chun mơn hố
cao. Nội dung của cuộc cách mạng này là chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất
điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất.
Với sự tiếp nối cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, cách mạng công nghiệp
lần thứ hai đã có những phát minh về cơng nghệ và sản phẩm mới được ra đời và phổ biến
như điện, xăng dầu, động cơ đốt trong. Kỹ thuật phun khí nóng, cơng nghệ luyện thép
Bessemer trong sản xuất sắt thép đã làm tăng nhanh sản lượng, giảm chi phí và giá thành
sản xuất. Ngành sản xuất giấy phát triển kéo theo sự phát triển của ngành in ấn và phát
hành sách, báo. Ngành chế tạo ô tô, điện thoại, sản phẩm cao su cũng được phát triển
nhanh. Sự ra đời của những phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến của H.For và Taylor
như sản xuất theo dây chuyền, phân cơng lao động chun mơn hố được ứng dụng rộng
rãi trong các doanh nghiệp đã thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ hai cũng đã tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong giao thông vận tải và
thông tin liên lạc (BGD&ĐT, 2019).
*Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0):
Cuộc cách mạng này bắt đầu từ khoảng những năm đầu thập niên 60 đến cuối thế
kỷ XX.
Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng 3.0 là sử dụng công nghệ thông tin để tự
động hố sản xuất. Cách mạng cơng nghiệp lần thứ ba diễn ra khi có các tiến bộ về hạ
tầng điện tử, máy tính và số hố vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn,
siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet
(thập niên 1990). Đến cuối thế kỷ XX, q trình này cơ bản hồn thành nhờ những thành


8
tựu khoa học công nghệ cao.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã chuyển từ công nghiệp điện tử, cơ khí,
sang cơng nghệ số. Sản phẩm được sản xuất hàng loạt với sự chun mơn hố cao, cùng
với sự phát triển của mạng Internet, máy tính điện tử, điện thoại di động. Những tiến bộ
kỹ thuật, công nghệ nổi bật trong giai đoạn này là: hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết
bị điện tử sử dụng cơng nghệ số và robot công nghiệp (BGD&ĐT, 2019).
*Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ triển
lãm công nghệ Hannover (CHLB Đức) năm 2011 và được Chính phủ Đức đưa vào “Kế
hoạch hành động chiến lược cơng nghệ cao” năm 2012, sau đó nhiều nước khác như Mỹ,
Anh, Nhật Bản, Pháp…cũng đã công nhận cuộc cách mạng này.
Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư được hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số,
gắn với sự phát triển và phổ biến của Internet kết nối vạn vật với nhau (Internet of Things
– IoT). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện các cơng
nghệ mới có tính đột phá về chất như: trí tuệ nhân tạo, big data, in 3D… (BGD&ĐT,
2019).
1.1.3. Cách mạng cơng nghiệp 4.0 là gì?
Đầu tiên, cách mạng cơng nghiệp chính là sự vận dụng những thành quả của cách
mạng khoa học - công nghệ vào trong sản xuất. Có thể nói rằng bản chất của các cuộc
cách mạng công nghiệp là sự cải tiến công nghệ. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ rằng
hai khái niệm “cách mạng khoa học – công nghệ” và “cách mạng công nghiệp” không hề
đồng nhất về mặt ý nghĩa cũng như phạm vi bao quát của nó. Cách mạng khoa học - công
nghệ nhấn mạnh sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực khoa học và cơng nghệ, cịn cách
mạng công nghiệp nhấn mạnh đến sự thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất.
Thuật ngữ cách mạng công nghiệp 4.0 hay “Công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) được
cho là xuất hiện từ năm 2011 tại Hội chợ Hannover - Hội chợ hàng đầu thế giới về công
nghệ, công nghiệp và thuật ngữ này chính thức bước vào Kế hoạch hành động chiến lược
cơng nghệ cao được chính phủ Đức thông qua vào tháng 10/2012. Cụm từ này ban đầu
chỉ nhằm nói tới chiến lược cơng nghệ cao, điện tốn hóa ngành sản xuất mà khơng cần
sự tham gia của con người. Tại một số quốc gia khác, cuộc cách mạng cơng nghiệp lần
thứ 4 cịn được biết đến với tên gọi “công nghiệp IP”, “sản xuất thông minh” hay “sản

xuất số”.


9
1.1.4. Đặc điểm của Cách mạng công nghiệp 4.0
Thứ nhất, về tốc độ: Khác với các cuộc cách mạng công nghiệp từng diễn ra, cuộc
cách mạng này có tốc độ phát triển rất nhanh. Tốc độ phát triển và những thành tự đột phá
trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư này có tác động mạnh mẽ đến xã hội lồi người.
Thời gian từ khi các ý tưởng cơng nghệ thai nghén tới thử nghiệm ý tưởng trong các
phịng thí nghiệm và thương mại hóa ở cấp độ vĩ mơ, toàn đã giảm đi rất nhiều.
Thứ hai, về bề rộng và chiều sâu: Khơng dừng lại ở đó, với phạm vi rộng lớn, làn
sóng ứng dụng cơng nghệ mới trong tất cả các lĩnh vực trải rộng từ Vật lý đến lĩnh vực Kỹ
thuật số và công nghệ sinh học như trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối – Internet of
Things (IoT), giải pháp công nghệ Big Data, 3D.
Thứ ba, sự tác động mang tính hệ thống: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
dẫn đến sự chuyển đổi của toàn bộ các hệ thống giữa các quốc gia, doanh nghiệp, ngành
cơng nghiệp và tồn xã hội.
Thứ tư, tính tự động hóa cao độ là một trong những đặc trưng cơ bản của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Q trình tự động hóa các hoạt động kinh doanh thông
thường với các robot phần mềm được đào tạo bởi AI, có thể thực hiện các nhiệm vụ một
cách tự động. Những robot này có thể thay thế con người cho các nhiệm vụ phổ biến như
xử lý giao dịch, quản lý công nghệ thông tin và công việc trợ lý.
Thứ năm, hàm lượng công nghệ trong mỗi sản phẩm ngày càng cao, kinh tế tri
thức trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. Mỗi sản phẩm ra đời đều là kết quả của
những cải tiến, đổi mới khơng ngừng về cơng nghệ, hàm chứa trong đó là tri thức.
1.1.5. Vai trị của Cách mạng cơng nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang giúp các công ty dễ dàng hợp tác và chia sẻ dữ
liệu giữa các khách hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp và các bên khác trong chuỗi cung
ứng. Từ đó giúp cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh, cho phép chuyển đổi sang
nền kinh tế kỹ thuật số và cung cấp cơ hội để đạt được tăng trưởng kinh tế và bền vững.

Trong môi trường của Công nghiệp 4.0, tất cả các bên trong chuỗi cung ứng chia sẻ
dữ liệu từ các trang web sản xuất, phương tiện, kho hàng và cơ sở dữ liệu của họ trong
thời gian thực (real time). Real time POS (Point of Sale) và dữ liệu hàng tồn kho được cập
nhật liên tục để người dùng hiểu tình hình kinh doanh. Đơn đặt hàng khẩn cấp của khách
hàng có thể được cập nhật kịp thời và đáp ứng sự hài lịng của khách hàng. Tình trạng và
vị trí của sản phẩm có thể theo dõi và kiểm soát được. Chất lượng sản phẩm được kiểm
soát tốt hơn và hàng tồn kho được quản lý tốt hơn.Cài đặt thiết bị được tự điều chỉnh dựa


10
trên các vật liệu được sử dụng, sản phẩm được sản xuất và các điều kiện môi trường khác.
Sản phẩm sản xuất hàng loạt được tùy chỉnh theo nhu cầu của từng khách hàng. Thiết bị
có thể được giám sát từ xa và trục trặc có thể được dự đốn chính xác.Dù loại hình kinh
doanh là gì, cơng nghệ có thể kết nối khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, thiết bị sản xuất
và sản phẩm trong suốt vòng đời của sản phẩm và dịch vụ.
Công nghiệp 4.0 nâng cao khả năng cạnh tranh tồn cầu thơng qua hợp tác và liên
minh các cơng ty. Có thể thấy rằng trong tương lai các sản phẩm sẽ khơng cịn được xây
dựng bởi một công nhân mà bởi một robot hoặc lập trình viên. Những lợi ích mà Cơng
nghiệp 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp được tóm tắt cụ thể như sau: tăng năng suất
doanh thu, tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng tốc độ phát triển công nghệ, chăm sóc
khách hàng tốt hơn.
1.2. Khái quát về thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
1.2.1. Thể chế là gì?
Thể chế là hệ thống pháp chế gồm: Hiến pháp (luật mẹ, luật căn bản); các bộ luật
(luật cơ bản và luật "hành xử"), các quy định, các quy tắc, chế định…, nhằm hài hòa các
quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, mọi tổ chức trong một trật tự xã hội, hướng
tới sự tổng hòa các lợi ích của cộng đồng; là những nguyên tắc xác định mối quan hệ xã
hội; định hình cách thức ứng xử của các thành viên trong xã hội và điều chỉnh sự vận
hành xã hội. Tập hợp các định chế cùng nhau tạo thành một tổng thể các chế độ nhà nước,
hình thức tổ chức nhà nước, các chế độ về lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Thuật ngữ này cũng thường được dùng để chỉ hệ thống các chế định hợp thành chế
độ chính trị, là hình thức thể hiện các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị thuộc kiến
trúc thượng tầng trong xã hội, bao gồm các đẳng phái chính trị, Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức xã hội khác và vai trò, ảnh hưởng lẫn nhau của các thiết chế này trong
hệ thống chính trị.
1.2.2. Thể chế kinh tế là gì?
Thể chế kinh tế là “luật chơi” chính thức (Hiến pháp, các Bộ luật và Luật, các văn
bản dưới Luật, các chính sách và cơ chế tổ chức thực thi các văn bản đó do Nhà nước hiện
thời đặt ra) và phi chính thức (các qui tắc bất thành văn, qui phạm, những điều cấm kị mà
các nhóm người trong xã hội tham gia hoạt động trong nền kinh tế tự nguyện tuân thủ)
được đặt ra đối với các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế của một quốc gia
trong một giai đoạn lịch sử nhất định.


11
1.2.3. Thể chế kinh tế thị trường là gì?
Thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam là một vấn
mới lạ và phức tạp ở cả hai khía cạnh lý luận và thực tiễn, đã trải qua một quá trình nhận
thức sửa chữa, làm cho tiến bộ cả về lý luận và triển khai trong thực tiễn từ thấp đến cao,
từ khiếm khuyết đến hoàn chỉnh, sâu sắc và toàn diện hơn. Hiện nay, từ các văn bản, nghị
quyết Đảng đến chính sách ban hành của Nhà nước, các ngành các cấp và toàn thể xã hội
hầu như đều có một quan điểm chung rằng: thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở Việt Nam được gầy dựng bởi hệ thống nhiều bộ phận riêng biệt mà mỗi bộ phận cấu
thành cũng là một hệ thống đa yếu tố phức tạp.
Các bộ phận cơ bản của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
hiện nay là: bộ luật lệ và quy tắc để điều hành nền kinh tế; các chủ thể tham gia vào hoạt
động trong nền kinh tế; cơ chế thực thi các luật, quy tắc và điều chỉnh các mối quan hệ
giữa các chủ thể; hệ thống thị trường.
1.2.4. Sự cần thiết xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa

Hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa luôn
được Ðảng quan tâm đặc biệt. Kể từ Ðại hội IX của Ðảng tháng 4-2001, Ðảng đã khẳng
định: Kinh tế thị trường định hướng XHCN là mơ hình kinh tế tổng qt trong suốt thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và kể từ đó đến nay vấn đề hồn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng XHCN được đặt ra cấp bách trong các Ðại hội X, XI, XII,
XIII của Ðảng. Vấn đề hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
luôn chiếm phần lớn sự quan tâm của Đảng ta vì:
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là mơ hình kinh tế tổng quát của nước ta
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ðó là nền kinh tế thị trường hiện đại, , vận
hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường và luôn hướng đến giao du
quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Ðảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích doanh nghiệp
tư nhân đổi mới, nâng cao trình độ cơng nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị
trường.
Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những
biến động của bên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế,


12
doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế. Thực hiện nhiều
hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục
tiêu của đất nước trong từng giai đoạn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với những
điều ước quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
1.2.5. Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam
1.2.5.1. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế
Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ, trách nhiệm trong thủ tục hành chính
để quyền tài sản được giao dịch thông suốt. Nâng cao năng lực của các thiết chế và hoàn

thiện cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh tế trong bảo vệ quyền tài sản.
Thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, khơng
phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế. Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế đều hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh theo
pháp luật. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt
Nam thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm tính độc lâp, tự chủ của nền kinh tế.
1.2.5.2. Hồn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị
trường
Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; hoàn thiện pháp luật về phí và lệ phí.
Đẩy mạnh hồn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện pháp luật về
phá sản doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, thể chế bảo vệ nhà đầu tư.
Đẩy mạnh phát triển thị trường hàng hóa - dịch vụ; phát triển cân bằng, đồng bộ thị
trường tài chính, đẩy mạnh hợp tác cơng - tư, điều hành lãi suất phù hợp; đổi mới phát
triển mạnh mẽ thị trường khoa học, công nghệ, tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở
hữu trí tuệ; hồn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để phát triển và vận hành thông suốt
thị trường bất động sản; hồn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên thông
thị trường lao động cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấu ngành nghề.
1.2.5.3. Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền
vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường và ứng
phó với biến đổi khí hậu
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh và bền vững với phát triển xã hội bền
vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội


13
tham gia bình đẳng và thụ hưởng cơng bằng thành quả từ quá trình phát triển. Phát triển
hệ thống an sinh xã hội, huy động sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng xã
hội thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Hoàn thiện thể chế về kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh,

phát triển các khu kinh tế - quốc phòng. Gắn kết chặt chẽ giữa cơng nghiệp quốc phịng,
an ninh với cơng nghiệp dân sinh trong tổng thể chính sách công nghiệp quốc gia. Phát
triển mạnh các ngành kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng
cao đời sống Nhân dân vùng biển.
1.2.5.4. Hoàn thiện thể chế về hội nhập kinh tế quốc tế
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật và các thiết chế, cơ chế liên quan
đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế. Đổi mới công tác xúc tiến thương mại,
đầu tư, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiêp phát triển thị trường, nhất là thị trường
xuất khẩu. Hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quốc tế.
Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh tế
quốc tế, không để lệ thuộc vào một số ít thị trường. Xây dựng và thực hiện các cơ chế phù
hợp với thông lệ quốc tế để phản ứng nhanh nhạy trước các diễn biến bất lợi trên thị
trường thế giới, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
1.2.5.5. Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực hệ thống chính trị
Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng về kinh tế - xã hội. Nâng cao
năng lực hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng; đổi mới,
kiện toàn tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của Đảng, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị.
Nhà nước tập trung thể chế hóa nghị quyết của Đảng, xây dựng và tổ chức thực
hiện pháp luật; đổi mới phương thức quản lý nhà nước về kinh tế. Nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và thực thi pháp luật; tạo môi trường
thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức chính trị - xã hội. Bảo đảm mọi người đều được bình đẳng trong tiếp cận các cơ
hội, điều kiện phát triển, được tham gia và hưởng lợi từ q trình phát triển. Thể chế hóa
các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, quyền và nghĩa vụ của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp.


14


CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0 ĐẾN HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM
2.1. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam
2.1.1. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tới thể chế và phương thức
điều hành của Nhà nước
Thứ nhất, biến đổi hệ thống pháp luật và các quy tắc xã hội. Tốc độ thay đổi nhanh
chóng của Cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang buộc nhà nước phải thay đổi cách tiếp cận
khi thiết lập, sửa đổi và thực thi pháp luật. Thời đại kỹ thuật số đang làm bộ máy lập
pháp, hành pháp và tư pháp khơng có đủ thời gian để nghiên cứu xây dựng khung khổ
pháp lý hoàn chỉnh hay thiết lập các quy tắc ứng xử thích hợp. Do vậy, hệ thống pháp luật
thiết kế linh hoạt hơn để thích ứng với môi trường xã hội biến đổi liên tục. Chẳng hạn
những thơng tin nóng về chính trị, kinh tế, xã hội trong vòng 24 giờ đòi hỏi các nhà lãnh
đạo đưa ra bình luận và hành động ngay lập tức. Hay những tiến bộ vượt bậc về công
nghệ trong Cách mạng cơng nghiệp 4.0 có thể đem đến những tác động bất thường khơng
thể lường trước. Từ đó cho thấy cần tạo lập một hệ sinh thái quản lý quốc gia và lập pháp
mềm dẻo hơn.
Thứ hai, thay đổi cách thức quan hệ giữa nhà nước với cộng đồng cư dân, các tổ
chức xã hội. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến mối quan hệ giữa nhà nước
với người dân và các tổ chức xã hội theo hướng: Tăng cường sử dụng các công nghệ số và
giao dịch số. Nhà quản lý tốt hơn. Những công nghệ giám sát mới cho phép các cơ quan
nhà nước kiểm tra, theo dõi năm tình hình chính xác hơn. Người dân cũng trang bị cho
mình các cơng cụ, thiết bị thông tin và truyền thông hiện đại. Công nghệ và thiết bị cho
phép người dân tiếp cận gần hơn tới Chính phủ để nêu ý kiến, thậm chí để cùng phối hợp
thực hiện; Cơng nghệ làm tăng vai trị và sự tham gia của người dân đối với công việc của
nhà nước. Công nghệ làm tăng sức mạnh của người dân, đem lại phương thức mới để họ
thể hiện quan điểm, tạo điều kiện cho họ phối hợp hành động. Người dân tiếp cận thông
tin tốt hơn và ngày càng đòi hỏi cao hơn.

Thứ ba, thay đổi các cơ chế, phương pháp, thủ tục trong các hoạt động của nhà
nước và xã hội. Các công nghệ của Công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi môi trường thể
chế theo các cách sau: Chuyển đổi nhanh cơ chế hoạt động. Các mô hình và cách thức


15
hoạt động bên trong của bộ máy nhà nước đang từng bước thay đổi. Những thay đổi buộc
các cấp chính quyền phải điều chỉnh bằng cách tự làm mới mình và tìm ra những cách
thức hợp tác mới với người dân và khu vực tư nhân hiệu quả hơn. Các tổ chức nhà nước
đang từng bước chuyển đổi sang các khuôn khổ khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội
mới; Chuyển đổi tô chức theo hướng tinh gọn. Những địi hỏi về tính hiệu quả, hiệu lực
và minh bạch, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội cần phải cải tô, sắp xếp lại cơ cấu
nhằm đạt đến độ minh bạch và hiệu quả. Về cơ bản, mọi tổ chức đang chuyển đổi tự nhiên
thành những đơn vị tinh gọn hơn, hiệu quả hơn; Cải thiện nhanh hệ thơng hành chính
quản trị cơng. Hệ thống hành chính cơng đang từng bước số hóa tiến hành đổi mới cấu
trúc và chức năng nhằm nâng cao tổng thể hiệu quả quản lý của mình. Những nỗ lực đổi
mới cũng có các quy trình quản lý quản lý điện tử, tăng cườờng minh bạch, trách nhiệm
giải trình và quan hệ giữa chính phủ, tổ chức và người dân đang diễn ra thuận lợi hơn.
Thứ tư, tác động đến dịch vụ công. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy phát
triển nhanh hệ thống cơ sở dữ liệu và phương tiện truyền tải thông tin trong lĩnh vực dịch
vụ công. Các tác động chính diện ra theo 3 hướng: Chuyên từ vai trò quản trị sang phục
vụ. Các tổ chức thuộc Chính phủ đang dần được xem và có thể trở thành các trung tâm
dịch vụ công và được đánh giá theo các tiêu chí về khả năng cung cấp dịch vụ mở rộng
hiệu quả và được cá nhân hóa cao (đền từng người dân); Chuyển dịch sang số hóa dịch vụ
công và tăng cường ứng dụng công nghệ số. Công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy trào lưu số
hóa mạnh mẽ và tồn diện, các lĩnh vực cơng như giáo dục, y tế và các tiện ích cơng cộng
sẽ được ứng dụng công nghệ số nhanh chồng với quy mô lớn và bền vững; Thay đổi hoạt
động và tính chất cơng việc trong lĩnh vực dịch vụ công. Công nghệ sĩ đang phổ biến đến
mức các ngành dịch vụ công như: giáo dục và đào tạo, y tế, phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí và cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác

thải, nước thải... đang có một số chuyên dịch trong cơ cấu tổ chức theo hướng linh hoạt và
phù hợp với tinh chất công việc lao động tay nghề cao hơn.
2.1.2. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 tới phát triển tồn diện các thành tố
chính trong kinh tế thị trường
Thứ nhất, Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi mơ hình tăng trưởng và cách
tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó đặt ra yêu cầu ngày càng lớn
hơn đối với quá trình tái cơ cấu các ngành và tái cơ cấu đầu tư. Hiện nay, tăng trưởng ở
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tập trung ở các ngành khai thác tài nguyên, sử


16
dụng nhiều lao động, hạn chế trong chuyển giao công nghệ. Nguồn đầu tư nước ngoài vào
các ngành chế tạo sử dụng công nghệ thấp, nhân công rẻ, nhưng điều này sẽ là bất lợi cho
Việt Nam.
Thứ hai, Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những thay đổi lớn các ngành công
nghiệp sản xuất chủ lực của đất nước. Những ngành chế biến thực phẩm, sản xuất điện tử,
máy vi tính và thiết bị viễn thơng, dệt may... là những ngành công nghiệp sản xuất trọng
điểm sẽ chịu tác động sâu sắc nhất trước những biến động khó lường từ Cách mạng công
nghiệp 4.0. Do những ngành công nghiệp này đều sử dụng nhiều lao động hoặc sản xuất
sản phẩm cuối cùng có giá trị gia tăng thấp, dẫn đến sự tăng trưởng chậm về giá trị gia
tăng trong sản xuất công nghiệp. Đây là một trong những cản trở lớn đối với phát triển
công nghiệp khi Việt Nam cẩn từng bước chuyển dịch sang các ngành công nghệ cao, sản
xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao. Trong thời gian tới Cách mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ
có những ảnh hưởng lớn trong việc thay đổi phương thức tổ chức sản xuất của các ngành
cơng nghiệp chính của Việt Nam. Do vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với hạn chế về năng lực đầu tư, đổi mới hoạt động sản
xuất và khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đối của thị trường có xu hướng
suy giảm đáng kể.
Thứ ba, Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi và chuyển dịch cơ cấu mặt
hàng cũng như cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cách mạng công nghiệp

4.0 tác động nhanh và làm thay đổi các phương thức trong kinh doanh thương mại cả trên
thị trường nội địa cũng như hoạt động ngoại thương. Sự xuất hiện của các nền tảng toàn
cầu, trong một thế giới phăng và các mơ hình kinh doanh mới sẽ dẫn tới các hình thức tổ
chức và văn hố doanh nghiệp có những thay đổi sâu sắc.
Thứ tư, Cách mạng cơng nghiệp 4.0 làm thay đổi tính chất lao động và việc làm ở
Việt Nam. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động lớn tới lao động và việc làm, cũng như
bản chất của lao động trong câu thành giá trị sản phẩm; có những việc làm mới với các
yêu cầu khác và trong một môi trường làm việc hay cách tố chức khơng cịn giống như
hiện nay.
Thứ năm, xuất hiện các mơ hình sản xuất kinh doanh mới. Cách mạng công nghiệp
4.0 cho phép thay thế nguồn lực tài chính bằng nguồn lực tri thức và trí tuệ, cho phép tạo
ra những cơ hội đầu tư và phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu
tư ban đầu cho khởi nghiệp có thể khơng lớn, nhưng lại nhuận thu về cao. Việc phát triển
ngày một rộng của internet vạn vật cho phép các công ty này tiếp cận tốt hơn với từng
đơn vị, từ đó có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả của họ trong thời gian thực. Như vậy,


17
với cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp khởi nghiệp dễ dàng hơn, vốn ít hơn
trong khi mang lại lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn hơn.
Thứ sáu, xuất hiện nhiều loại hình hoạt động thương mại mới. Các phương thức
kinh doanh thương mại mới như thương mại điện tử, thanh toán điện tử, giao dịch điện
tử... sẽ làm thay đổi, thậm trí triệt tiêu các hoạt động kinh doanh truyền thống. Thị trường
thương mại điện tử vì thế cũng được mở rộng, mơ hình thương mại điện tử ngày càng đổi
mới. Các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của sức mạnh lan tỏa của số hóa và
cơng nghệ thơng tin trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh
tế số nói chung cũng như thương mại điện tử nói riêng. Cách mạng cơng nghiệp 4.0 làm
giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển, góp phần giảm giá bán sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ, giảm chi phí trong q trình lưu thơng và phân phối sản phẩm.
2.1.3. Tác động của Cách mạng cơng nghiệp 4.0 tới hình thành các thể chế quốc tế

mới và thay đổi cơ chế vận hành của kinh tế thị trường
Thứ nhất, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức lớn
cho các quốc gia về việc hình thành và vận hành các thể chế quốc tế, như: mở của thương
mại, tạo ra nhiều thị trường mới, tăng cường hợp tác đa phương, huy động lực lượng, có
nhiều dịng vốn, dịch chuyển lao động quốc tế, tồn cầu hóa văn hóa... Triển vọng thiết
lập một nền tảng hợp tác chung về các thách thức an ninh quốc gia và quốc tế trở thành
nhiệm vụ thiết yếu. Chẳng hạn tình trạng cạnh tranh chiến lược đang tăng lên giữa Mỹ và
Trung Quốc trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới chủ yếu liên quan
đến xây dựng luật chơi mới. Thứ hai, xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng cùng với
việc tham gia vào các tổ chức quốc tế, đòi hỏi các quốc gia phải chấp nhận tuân thủ luật lệ
và quy chuẩn hành vi đối với các nước thành viên. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0, các tổ chức quốc tế thiết lập thêm các tiêu chuẩn, quy tắc và luật lệ liên quan
đến các công nghệ số, tương tác số như thông tin liên lạc 5G, thiết bị bay không người lái
thương mại, internet vạn vật, y tế điện tử, sản xuất áp dụng công nghệ thông minh... Các
quốc gia cũng thiết lập các quy tắc, luật lệ riêng nhằm tạo lợi thế cho nhà sản xuất trong
nước, đồng thời hạn chế đối thủ cạnh tranh nước ngồi. Do đó, nhiều quốc gia có nguy cơ
bị cơ lập khỏi hệ quy chuẩn toàn cầu và tụt hậu xa trong nền kinh tế số.
2.1.4. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 tới hoàn thiện nhanh thể chế kinh tế,
gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động sâu sắc đến vấn đề quốc phòng, an ninh
diễn ra ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Các phát minh tiến bộ về công nghệ 4.0 như robot


18
với trí tuệ nhân tạo từ đó tạo ra những người lính robot thơng minh có sức mạnh và khả
năng chịu đựng phi thường; tác chiến mạng (tác chiến điện tử) diễn ra phức tạp, ẩn chứa
nhiều nguy cơ; công nghệ thực tế ảo đang được áp dụng vào quân sự và được quân đội
trên thế giới sử dụng; các loại vũ khí, trang thiết bị qn sự thơng minh không người lái
phổ biến... Nhờ các thiết bị, công nghệ tiên tiến, nhiều tổ chức nước ngoài đã lợi dụng
hoạt động kinh tế để thực hiện các hoạt động phá hoại dẫn đến bất kì quốc gia nào cũng

đều gặp phải sự cố an ninh mạng, nó đã và đang xảy ra với tốc độ gấp vài chục lần so với
trước đây. Các công nghệ hàng đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát
triển nhanh với nhiều phần mềm phức tạp, song song là nhận thức và kiến thức chưa thực
sự hồn thiện để có thể xây dựng một hệ thống tự bảo vệ. Kiến thức về bảo mật của mỗi
quốc gia là khác nhau khi mà internet mới chưa được phổ biến, đó là một thực trạng đáng
quan ngại trong vấn đề an ninh bảo mật hiện hành.
2.1.5. Vận dụng tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 để hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ rất nhanh, nó đang làm
thay đổi bối cảnh tồn cầu và có tác động ngày càng rõ rệt đến Việt Nam, cả tác động tích
cực cũng như bất lợi.
Với tình hình đất nước hiện nay, vận dụng tác động của Cách mạng công nghiệp
4.0 để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, chúng ta cần
thực hiện những nội dung sau:
Thứ nhất, phải đưa những cơ hội và thách thức liên quan đến cách mạng công
nghiệp 4.0 thành một nội dung cần thiết của phân tích bối cảnh để điều chỉnh các chỉ số
của kế hoạch phát triển lâu dài. Đặc biệt là chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng lớn, trước
hết là Internet, truyền thông và thông tin...
Thứ hai, nâng cao nhận thức của các cơ quan hoạch định chính sách cũng như khối
doanh nghiệp (đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong ngành năng lượng, khai thác tài
nguyên, sản xuất do các ngành này có khả năng bị tác động) và khu vực ngân hàng về
Công nghiệp 4.0 để giúp điều chỉnh các kế hoạch đầu tư và kinh doanh để tránh các khoản
đầu tư sai lầm, từ đó giúp ngăn chặn các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai.
Thứ ba, tạo ra những thay đổi căn bản trong điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt
và thị trường hơn, tránh định giá quá cao đồng tiền Việt Nam từ đó giúp nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Các ngành sản xuất sẽ chịu áp lực điều


19
chỉnh lớn khi lợi thế lao động giá rẻ của Việt Nam trong các ngành này bị giảm mạnh do

robot và tự động hóa đang trở thành xu hướng chủ đạo trong thời gian tới.
Thứ tư, trong bối cảnh dư địa tài khóa hạn hẹp do nợ cơng cao, cần phải xem xét
đánh thuế tài sản để có thêm ngân sách cho an sinh xã hội, đặc biệt là hỗ trợ lao động có
thể mất việc làm trong các ngành chịu tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và tác
động của đại dịch COVID.
Thứ năm, nâng cao năng lực tiếp thu cơng nghệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo:
- Thúc đẩy hình thành các cụm liên kết ngành;
- Ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng gắn với nâng cao khả năng kết nối (mở rộng
vùng phủ, tăng tốc độ truy cập và hạ giá thành sử dụng Internet);
- Phát triển thị trường vốn dài hạn và đẩy mạnh phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm
gắn với phát triển công nghệ và đổi mới.
Thứ sáu, thi hành các chính sách cơng nghiệp phù hợp làm tăng cường liên kết chặt
chẽ hơn giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là
thực hiện các biện pháp hỗ trợ khởi nghiệp cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang
hoạt động hiệu quả trong việc ứng dụng và phát triển cơng nghệ, đặc biệt là cơng nghệ
trung bình và công nghiệp phụ trợ gắn với các chuỗi giá trị toàn cầu; thúc đẩy sự hợp tác
hiệu quả giữa Nhà nước với các trường đại học công nghệ và khu vực doanh nghiệp để
phát triển một số ngành chọn lọc, nhất là công nghệ thông tin.
Thứ bảy, thực hiện cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo theo hướng:
- Đầu tư hỗ trợ cho các ngành khoa học và công nghệ (STEM) với các thể chế chính sách
hiệu quả.
- Tăng cường quảng cáo để nâng cao nhận thức trong giới trẻ và hướng học sinh theo học
các ngành khoa học công nghệ.
- Nuôi dưỡng kỹ năng STEM cho trẻ từ khi còn nhỏ, bắt đầu từ cấp mẫu giáo với các
phương pháp giảng dạy phù hợp như câu lạc bộ robot.
- Học hỏi các nước phát triển trong việc đưa lập trình vào chương trình học từ các lớp
dưới
- Khuyến khích tinh thần “học tập suốt đời, học tập khơng ngừng” bằng cách tận dụng các
công nghệ học tập mới dựa trên Internet.
- Thay đổi cơ bản cách học, việc dạy tiếng Anh trong nhà trường có các chỉ tiêu theo dõi

kết quả cụ thể.
- Khuyến khích doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục đào tạo hợp tác để thu hẹp khoảng
cách về kỹ năng của sinh viên mới ra trường, từ đó nâng cao khả năng tìm được việc làm


20
phù hợp với chuyên môn của sinh viên một cách nhanh nhất, doanh nghiệp rút ngắn thời
gian và giảm chi phí tuyển dụng.

C. KẾT LUẬN
Cuộc Cách mạng Cơng Nghiệp 4.0 đã tác động sâu sắc đến tất cả mọi mặt của đất
nước, một trong những thành tựu to lớn nhất mà cuộc cách mạng này đem lại là những
đột phá trong cơng nghệ, mạng Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám
mây…, đưa đất nước phát triển hiện đại, năng động, đón đầu xu thế cơng nghệ của thế
giới. Qua nghiên cứu đề tài, chúng em đã tìm hiểu được những nội dung cơ bản cũng như
những tác động của cuộc Cách mạng Công Nghiệp 4.0 đến việc hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, từ đó đề xuất được những giải pháp để vận
dụng cuộc cách mạng này trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, khắc phục được
những nhược điểm mà thể chế ở nước ta còn tồn đọng.


21

D. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Cơng nhân đang làm việc với máy hơi nước (CMCN 1.0)


22
Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 tới phát triển tồn diện các thành tố chính trong

kinh tế thị trường

Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm của ngành cơng nghiệp quốc phịng tại
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng cục Cơng nghiệp Quốc phịng lần thứ X


23

F. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê nin, Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
2. PGS, TS Vũ Văn Phúc (2021), />
luan/hoan-thien-the-che-phat-trien-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chunghia, Hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
3. ThS Huỳnh Thanh Tân (2020), Nội dung
chủ yếu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
Trường Chính trị Châu Văn Đặng.
4. Phạm Văn Dũng (2016), Định hướng phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc thời kỳ Đổi mới
(khố VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII), NXB Chính trị Quốc gia.
6. Schwab, Klaus (2016), The Fourth Industrial Revolution.
7. Công bố văn kiện Đại hội XII của Đảng,
Báo điện tử của Chính phủ Nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016).
8. Trung tướng, PGS. TS. Nguyễn Đức Hải (2018), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và vấn đề đặt ra đối với
quốc phòng Việt Nam, Tạp chí Quốc phịng tồn dân.
9. Tác động của Cách mạng cơng nghiệp 4.0 tới hồn thiện thể chế kinh tế thị trường


24

định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(2019).
10. Bùi Tiến Dũng (2020). Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 tới hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Khoa học Xã hội Việt
Nam.
11. TS.Nguyễn Thắng và đồng đội (2016), Tài liệu nghiên cứu cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư 4.0, Báo cáo tổng hợp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một số
đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
12. Nguyễn Thị Liên, Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến lực lượng sản
xuất ở Việt Nam hiện nay, 10-11, Hà Nội 2020.


25


×