KHÓA HỌC LUYỆN THI TOEIC
CẤP ĐỘ 1: TOEIC 350+
Đối tượng học viên:
• Học viên hoàn toàn chưa được học tiếng anh hoặc nền tảng tiếng anh rất yếu, bị mất gốc hoặc lâu
ngày không sử dụng dẫn đến việc quên và mức độ sử dụng yếu.
• Điểm placement test dưới 300
Mục tiêu đầu ra:
• Tạo nền tảng căn bản về ngữ pháp và từ vựng cho học viên.
• Củng cố và ôn lại về Từ vựng và Ngữ pháp tiếng anh;
• Nói và viết chuẩn các câu cơ bản;
• Tăng phản xạ giao tiếp;
• Phát âm đúng và chuẩn hơn các từ cơ bản thường gặp;
• Có tư duy tốt hơn về Nghe-hiểu và Đọc-hiểu bằng Tiếng Anh.
• Đạt 300 – 350 điểm theo thang điểm của bài thi TOEIC hoặc Cam kết tăng ít nhất 150 điểm so với
điểm đầu vào đối với mỗi học viên
CẤP ĐỘ 2: TOEIC 550+
Đối tượng học viên:
• Học viên đã có nền tảng căn bản về Ngữ pháp và Từvựng; khả năng nghe – hiểu, đọc -hiểu, phản
xạ tiếng anh ở mức độ căn bảnHọc viên đã hoàn thành khóa học TOEIC 350
• Điểm placement test ≥ 300
Mục tiêu đầu ra:
• Mở rộng và nâng cao vốn từ vựng, ngữ pháp tiếng anh thương mại
• Phát âm đúng và chuẩn các từ vựng thường gặp;
• Trình độ về Nghe-hiểu và Đọc-hiểu bằng Tiếng Anh được nâng cao rõ rệt
• Đạt 550 điểm theo thang điểm của bài thi TOEIC sau khi kết thúc khóa học hoặc cam kết
tăng từ 150 – 200 điểm so với điểm đầu vào đối với mỗi học viên.
CẤP ĐỘ 3: TOEIC 750+
Đối tượng học viên:
• Học viên đã có nền tảng ngữ pháp tiếng anh thương mại tương đối vững, tuy nhiên còn gặp nhiều
hạn chế về mặt từ vựng.
• Học viên đã hoàn thành khóa học TOEIC 550.
• Điểm placement test ≥ 500
Mục tiêu đầu ra:
• Có hệ thống nền tảng từ vựng và ngữ pháp vững, phát âm chuẩn các từ thường gặp.
• Khả năng nghe – hiểu, đọc – hiểu tốt
• Đạt 750 điểm theo thang điểm của bài thi TOEIC sau khi kết thúc khóa học hoặc cam kết
tăng từ 150 - 200 điểm so với điểm đầu vào đối với mỗi học viên.
KHÓA HỌC BỔ TRỢ
NGỮ PHÁP - NGỮ ÂM - TỪ VỰNG CƠ BẢN
Đối tượng học viên:
• Học viên hoàn toàn chưa được học tiếng anh hoặc nền tảng tiếng anh rất yếu, muốn học những
kiến thức hoàn toàn cơ bản về ngữ pháp từ vựng
• Học viên của các lớp TOEIC muốn nâng cao và bổ trợ ngữ pháp song hành cùng việc ôn thi
TOEIC
Mục tiêu đầu ra:
• Kết hợp giữa việc học ngữ pháp, từ vựng và phát âm chuẩn ngay từ đầu.
• Bước đầu rèn luyện phản xạ tiếng anh
• Nắm được cách thức giao tiếp thông dụng hàng ngày.
• Môi trường giảng dạy tương tác 50% tiếng Anh – 50% tiếng Việt
CÁC KHÓA HỌC GIAO TIẾP
ELEMENTARY
Đối tượng học viên
• Học viên hoàn toàn chưa được học tiếng anh.
• Học viên có nền tảng tiếng anh rất yếu về ngữ pháp, từ vựng, giao tiếp.
Mục tiêu đầu ra
• Kết hợp giữa việc học ngữ pháp, từ vựng và phát âm chuẩn ngay từ đầu
• Bước đầu rèn luyện phản xạ tiếng anh
• Nắm được cách thức giao tiếp thông dụng hàng ngày.
• Môi trường giảng dạy tương tác 50% tiếng Anh – 50% tiếng Việt
PRE-INTERMEDIATE
Đối tượng học viên
• Học viên đã có kiến thức nền về ngữ pháp và giao tiếp cơ bản tương ứng với trình độ
Upper-Elementary hoặc Pre-Intermediate.
• Học viên đã có kiến thức về ngữ pháp, từ vựng nhất định nhưng khả năng phản xạ giao
tiếp chưa tốt.
Mục tiêu đầu ra
• Kết hợp giữa việc học ngữ pháp, từ vựng và phát âm chuẩn
• Rèn luyện phản xạ tiếng anh nhanh.
• Nắm được cách thức giao tiếp trong các tình huống giao tiếp thông dụng, đồng thời
bước đầu có khả năng thảo luận về một số chủ đề trong cuộc sống.
• Môi trường giảng dạy tương tác 70% GVVN – 30% GVNN.
INTERMEDIATE
Đối tượng học viên
• Học viên có kiến thức về ngữ pháp, từ vựng, giao tiếp hàng ngày tương ứng với trình độ
Intermediate.
Mục tiêu đầu ra
• Khả năng phản xạ và giao tiếp bằng tiếng Anh tốt, vốn từ vựng phong phú;
• Có khả năng thảo luận và tranh luận về các chủ đề trong công việc và cuộc sống hàng
ngày;
• Bước đầu làm quen với thuyết trình bằng tiếng Anh;
• Môi trường giảng dạy tương tác 100% tiếng Anh (trong đó 50% GVVN – 50% GVNN)
UPPER - INTERMEDIATE
Đối tượng học viên
• Học viên có kiến thức về ngữ pháp, từ vựng, giao tiếp hàng ngày tương ứng với trình độ
Upper-Intermediate.
Mục tiêu đầu ra
• Có thể giao tiếp trôi chảy, hệ thống từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh tốt.
• Tham gia thảo luận và tranh luận tốt về các chủ đề trong công việc và cuộc sống hàng
ngày.
• Có khả năng thuyết trình tốt.
• Môi trưởng giảng dạy tương tác 100% tiếng Anh (100% GVNN)
100 bài kiểm tra trình độ TOEIC - Bài 1: Bearing
Information
Bài 1: Bearing Information
Q1
Try and be a little more cheerful because if you don't bear soon, you'll make everyone
else miserable.
(a) through (b) along (c) up (d) to
Q2
We were in a small rowing boat and were terrified that the steamer hadn't seen us as it was
bearing on us.
(a) down (b) across (c) over (d) under
Q3
I fully understand your comments and bearing those in , I have made the appropriate
decision.
(a) brain (b) mind (c) thought (d) sense
Q4
As we have all worked very hard this year, I'm hoping that our efforts will bear
(a) produce (b) benefits (c) yields (d) fruit
Q5
We all have our to bear so I should be grateful if you would stop complaining all the
time.
(a) problems (b) situations (c) crosses (d) results
Q6
There is really nothing much you can do to stop it and I'm afraid you'll just have to
and bear it.
(a) scorn (b) grin (c) laugh (d) smile
Q7
I hope you can be patient for a little longer and bear me while I try and solve the
problem.
(a) by (b) on (c) at (d) with
Q8
She has been proved right in everything she did as the report quite clearly bears
(a) out (b) to (c) for (d) onto
Q9
The judge dismissed the new evidence completely because it had no bearing the trial.
(a) to (b) on (c) into (d) by
Q10
Quite honestly the two cases are so completely different that they really don't bear
(a) confirmation (b) contrast (c) comprehension (d) comparison
Answer keys
1C - 2A - 3B - 4D - 5C - 6B - 7D - 8A - 9B - 10D
Hiểu biết chung về cấu trúc đề thi TOEIC
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỦA KÌ THI TOEIC
Kì thi ra đời nhờ vào lời đề nghị của Bộ Trưởng Ngoại Thương và Công Nghiệp của Nhật đối với
Hệ Thống Kiểm Tra Chất Lượng Giáo Dục, hay còn gọi là ETS, vào giữa thập niên1970. Kì thi
này được lập ra nhằm đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh của các đối tượng sử dụng ngôn
ngữ này như một ngoại ngữ. Trước đây, chỉ có các công ty tập đoàn mới cần đến kì thi TOEIC,
nhưng kì thi này hiện đã được phổ biến đối với các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học vì điểm số
TOEIC đóng vai trò quan trọng trong việc họ có được tuyển dụng hay không.
Cấu trúc của Bài Kiểm Tra TOEIC
TOEIC là một bài kiểm tra trắc nghiệm bao gồm 200 câu hỏi. Những câu này chia đều cho hai
phần - Nghe Hiểu và Đọc. Bài thi kéo dài trong hai giờ.
Phần Nghe Hiểu:
- Các thí sinh phải lắng nghe các cuộc hội thoại ngắn, các câu, câu hỏi và các bài nói ngắn để trả
lời.
- Gồm 100 câu hỏi.
- Thí sinh sẽ hoàn tất phần thi Nghe này trong 45 phút.
Phần Đọc:
- Gồm 100 câu hỏi về đọc
- Chia làm 3 loại: câu chưa hoàn chỉnh, nhận ra lỗi sai, và đọc hiểu.
- Thí sinh có thể trả lời các câu hỏi trong phần này tùy vào tốc độ làm bài của mình. Thời gian để
hoàn tất phần thì này là 75 phút.
Những kiến thức chuyên môn hay từ vựng không được đề cập đến trong kì thi TOEIC!
KÌ THI TOEIC NGÀY NAY
Mỗi năm có khoảng hơn 3 triệu người tham dự kì thi TOEIC, điều này đã nâng tầm quan trọng
của kì thi và làm cho nó trở thành một kì thi tiếng Anh phổ biến nhất ngày nay. Kì thi TOEIC được
các khách hàng công ty lưu tâm đặc biệt. Những doanh nghiệp này dựa vào điểm số TOEIC làm
tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên và quyết định thăng chức hay tiến cử một nhân viên nào đó tu
nghiệp nước ngoài.
Các trường Đại Học và các trường ngoại ngữ dùng bài kiểm tra TOEIC để đánh giá sự tiến bộ
trong việc học tiếng Anh đối với các sinh viên của họ, kì thi xếp lớp và cấp cho sinh viên một Tín
Chỉ có giá trị quốc tế.
Một điều không thể phủ định là ngoài tấm bằng đại học “tàm tạm” khi apply vào bất kì công ty nào
bạn cũng cần phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định, có thể là tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc,
Hàn Quốc … nhưng ngoại ngữ phổ biến hàng đầu vẫn là tiếng Anh
Nếu hiện tại bạn đang là sinh viên, đang có ý định đi làm, hãy bắt đầu lên kế hoạch ôn luyện
TOEIC cho bản thân ngay từ bây giờ!
Trong phần 1 của bài thi TOEIC, ban sẽ nhìn thấy mười bức hình về các cảnh vật trong
nhà hoặc ngoài trời, có thể có người hoặc không. Với mỗi bức tranh, bạn sẽ nghe bốn
khẳng định. Các khẳng định có thể về người, đồ vật, hoạt động hoặc địa điểm. Bạn cần
phải xác định khẳng định nào là đúng để miêu tả về bức tranh.
Các cảnh thường gặp trong Phần 1:
• Nhà hàng hoặc quán café
• Sân bay hoặc ga tàu
• Khách sạn
• Cửa hàng
• Văn phòng
• Nhà máy
• Đường phố, vỉa hè, chỗ đỗ xe.
HƯỚNG DẪN NHANH:
1. Xác định:
Phần một sẽ kiểm tra khả năng nghe-hiểu của bạn. Phần này đòi hỏi bạn phải xác định các chi
tiết về bức tranh và lắng nghe các khẳng định rồi lựa chọn khẳng định đúng miêu tả bức tranh.
2. Các kỹ năng cần đạt:
Để chọn được miêu tả đúng cho các bức tranh ở phần 1, bạn cần phải:
• Xác định con người, đồ vật, hoạt động, trạng thái hoặc địa điểm trong bức tranh.
• Hiểu dược các khẳng định miêu tả sử dụng các thì hiện tại tiếp diễn, hiện tại đơn và quá
khứ, các khẳng định There is/There are và các cách diễn đạt khác.
• Phân biệt các miêu tả đúng và sai về bức tranh dựa trên nghĩa của từ và âm từ.
3. Các loại khẳng định:
Bạn sẽ nghe thấy bốn khẳng định. Bạn phải chọn khẳng định miêu tả đúng bức tranh. Các khẳng
định sẽ thường được sử dụng như sau:
• Hoạt động: They’re drinking coffee.
• Trạng thái: There’s a package on the desk.
• Địa điểm: The car is next to the tree.
4. Một số bẫy:
Các yếu tố gây nhiễu hoặc các lựa chọn sai thường bao gồm:
• Thông tin sai : khẳng định có thể xác định đúng người hoặc đối tượng trong bức ảnh
nhưng lại đưa ra các thông tin sai về họ.
• Các từ có cách phát âm giống nhau : Một vài khẳng định sẽ làm bạn nhầm lẫn bằng cách
sử dụng những từ có cách phát âm tương tự với từ sẽ miêu tả đúng về bức tranh nhưng lại
mang nghĩa trái ngược.
• Những từ đồng ầm khác nghĩa : Một số khẳng định sẽ có những từ đòng âm nhưng lại
mang nghĩa khác hẳn với nội dung trong bức tranh.
KHI LÀM PHẦN NÀY CẦN CHÚ Ý:
• Xem ảnh trước khi nghe các câu hỏi mô tả. Tự đặt các câu hỏi “Who”, “What”, “Where”
• Tập trung nghe hiểu của cả câu.
• Trả lời câu hỏi càng nhanh càng tốt. Nếu không biết cách trả lời, bạn nên đoán câu trả lời
rồi chuyển sang xem trước ảnh kế tiếp.
Nói chung, kinh nghiệm đối với phần 1 là khi nhìn tranh, bạn nên chú ý cả những thông tin chi tiết
chứ không chỉ chú ý nội dung chính của tranh. Nhiều khi đáp án lại chính là những thông tin phụ.
Ví dụ: có bức tranh có 3 người đang họp, có 2 phụ nữ và một đàn ông, đáp án hóa ra là một
thông tin rất là phụ “The man is holding a pen.”
Khi làm phần này, đôi khi sẽ có từ vựng mà bạn không biết, hoặc người nói nối âm s-z từ động từ
hoặc danh từ khiến cho bạn không hiểu thì cũng không nên lo lắng. Chỉ cần nghe ba câu còn lại
mà không đúng thì đáp án chính là câu này. Vì trong khi thi ta chỉ chú ý nội dung nghe nên nhiều
khi quên mất mình định chọn đáp án nào, vì thế, nên hãy nghe đến đâu đặt bút đến đáp án đó rồi
chọn ngay đáp án mà bạn cho là đúng nhất để tránh bị quên và nhầm lẫn đồng thời tiết kiệm thời
gian.
Phần 2 của bài thi TOEIC gồm 30 câu hỏi hoặc khẳng định. Mỗi câu hỏi hoặc khẳng định sẽ kèm
theo ba khả năng trả lời. Bạn sẽ chọn câu trả lời thích hợp nhất. Tất cả các dữ liệu đều được nói
bằng lời và nhiệm vụ của bạn phải nghe mà không được đọc. Các câu hỏi hoặc khẳng định bạn sẽ
nghe là một cuộc hội thoại giữa những đồng nghiệp, khách hàng, người bán hàng, bạn bè hoặc họ
hàng. Các câu hỏi thường sẽ là những yêu cầu về thông tin hoặc sự trợ giúp, và các câu khẳng định
thường về nhu cầu, kế hoạch hoặc cảm xúc.
Các chủ đề cho Phần 2 thường là:
• Công việc
• Mua sắm
• Du lịch
• Giao thông
• Phim, Hòa nhạc
• Sức khỏe
• Thời tiết
• Giải trí
• Ngân hàng
HƯỚNG DẪN NHANH:
1. Xác định:
Phần một sẽ kiểm tra khả năng nghe-hiểu của bạn. Bạn sẽ phải nghe từng câu trong đoạn hội thoại và xác
định câu trả lời thích hợp.
2. Các kỹ năng cần đạt:
Để chọn được câu trả lời đúng cho câu hỏi và khẳng định trong phần 2, bạn cần phải:
• Phân biệt giữa câu hỏi và khẳng định.
• Hiểu dược nội dung của từng câu trong đoạn hội thoại.
• Phân biệt giữa câu trả lời tương thích với đoạn hội thoại và không.
3. Các loại câu hỏi:
Các câu hỏi sẽ thường ở các dạng sau:
• Câu hỏi thông tin: Where is your office?
• Câu hỏi Yes-No đơn giản: Has the meeting started yet?
• Câu hỏi phức: Can you tell me what time it is?
• Yêu cầu lịch sự: Could you open the door for me?
• Câu hỏi với Or: Did she call last night or this morning?
• Câu hỏi đuôi: You work in this building, don’t you?
• Khẳng định: It’s cold in here
4. Các bẫy:
Các yếu tố gây nhiễu hoặc các lựa chọn sai thường gặp ở các dạng sau:
• Các từ đồng âm : Một số câu trả lời sử dụng những từ tương tự với các từ đã xuất hiện trong câu
hỏi nhưng đó lại chỉ là những từ đồng âm, hoặc mang nghĩa khác hẳn.
• Các loại yếu tố gây nhiễu : Một vài yếu tố gây nhiễu sử dụng những từ lặp đi lặp lại, các từ giống
với các từ đã xuất hiện trong câu hỏi hoặc có liên quan đến một vài yếu tố trong câu hỏi nhưng lại mang nội
dung khác hẳn. Các yếu tố gây nhầm lẫn khác có thể là câu trả lời Yes/No cho câu hỏi thông tin hoặc câu sử
dụng sai thì của động từ.
KHI LÀM PHẦN NÀY CẦN CHÚ Ý:
• Chữ đầu tiên trong câu hỏi sẽ giúp bạn biết đó là câu hỏi dạng gì.
o Hỏi thông tin: What, where, who, ….
o Hỏi ở dạng có/không: Do, does, is, ….
• Câu hỏi lựa chọn “or” thì câu trả lời không bao giờ là có/không
• Thỉnh thoảng bạn nghe một câu nói, không phải là câu hỏi, nhưng vẫn cần một câu trả lời.
Nói chung với dạng bài này, các bạn cần tập trung xác định đúng dạng câu hỏi, từ để hỏi và đọc kĩ các
phương án trả lời.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các bạn khi luyện tập phần 2 của bài thi TOEIC.
Kỹ năng làm phần nghe trong bài thi Toeic
Phần nghe trong bài thi Toeic có 100 câu hỏi, với khoảng 45 phút làm bài.
Part 1 - Photographs - 20câu (4 lựa chọn).
Bạn sẽ xem một ảnh chụp và được yêu cầu lựa chọn trả lời mô tả đúng những gì đang diễn ra
trong hình. Các lựa chọn trả lời sẽ được đọc cho bạn; chúng sẽ không được in trong quyển đề
thi.
Các câu hỏi đặt ra sẽ hỏi về người (people) hoặc vật (things). Để làm tốt phần này , ngay khi bạn
nhìn thấy bức tranh bạn cần phải trả lời ngay các câu hỏi sau:
Photos for People:
Who are they?
Where are they?
What are they doing?
What do they look like?
Photos for things
What are they?
Where are they?
What was done to them?
What do they look like?
Đây là phần bạn rất dễ bị "lừa" khi nghe. Các câu miêu tả sẽ hoặc là có nội dung sát với bức
tranh nhưng không chính xác hoặc các câu đó phát âm tương tự nên bạn rất dễ bị nhầm. Hãy
tỉnh táo khi nghe phần này nhé!
Part 2 - Question and Response - 30câu (3 lựa chọn)
Bạn sẽ nghe một câu hỏi và được yêu cầu chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi. Cả câu hỏi lẫn các
lựa chọn trả lời đều sẽ được đọc nhưng không được in trong quyển đề thi.
Vấn đề đặt ra là nếu bạn sao nhãng không nghe được câu hỏi thì những đoạn phía sau thật là vô
nghĩa. Khi bạn đã tập trung và nghe rõ được câu hỏi , hãy định hình ngay trong đầu xem nó đang
đề cập đến cái gì. Điều này bạn có thể làm được nhờ bắt được một số key word như: When ,
How long, What time, Yet, still, late , early , morning, , at 6.am, today , this week, yesterday,
tomorrow
Identifying People: Who , Whom , Whose, Who's , Name, An Occupation title
Identifying a suggestion: Why don't we , Why don't you , Let's , What about
Identifying a choice: What , which, or , prefer , rather
Identifying a reason: Why , Why didn't , Excuse , reason
Identifying a location: What , where , how far, next to, beside, left, right, near , far ,at , , name
of place
Identifying an opinion: What , how , think , believe , your opinion, like ,
Part 3 - Short Conversations - 30câu (4 lựa chọn)
Bạn sẽ được nghe đoạn hội thoại sau đó trả lời câu hỏi, phần này lại khoai hơn phần trước. Để
làm tốt được phần này bạn phải nhanh chóng đọc câu hỏi của đoạn hội thoại đó và chú ý nghe
nội dung từ đầu đến cuối cố gắng không bỏ sót chữ nào vì bạn không thể tưởng tượng được đâu
chính những từ bị phát âm lướt qua lại là đáp án cho câu trả lời đấy. Phần này đòi hỏi cả tư duy
logic để phán đoán câu trả lời
Phần này cũng tương tự phần trên , sau khi bạn đọc câu hỏi để biết được hỏi về cái gì , bạn hãy
chú ý lúc nghe thấy các từ key word như trên
Part 4 - Short Talks - 20câu (4 lựa chọn)
Phần này gồm 20 câu hỏi cho khoảng 7 đến 9 đoạn, mỗi đoạn văn sẽ có tối thiểu 2 câu hỏi, phần
này là phần khó nhất trong bài nghe, nhưng lại là phần ít lừa đảo và đánh đố nhất, nó chỉ đòi hỏi
bạn khả năng ghi nhận thông tin nhanh thôi. Để làm tốt phần này bạn cần phải đọc lướt nhanh
các câu hỏi (như nói ở trên kia) …. Bạn cũng cần phải luyện nghe đoạn văn thường xuyên để
quen với các ghi nhận các thông tin chính, vì các câu hỏi trong đề thi thường tậ trung hỏi các vấn
đề chính, với cả nghe thường xuyên bạn đỡ bị căng thẳng hơn, không bị bỏ sót thông tin hơn.
Cách thức cho mọi phần của bài nghe toeic là đọc lướt qua khoảng 5 câu tiếp theo khi
đoạn hội thoại dừng mỗi phần.
Để đạt điểm tối đa phần thi nghe tiếng anh của chứng chỉ TOEIC thật sự không quá khó nếu bạn biết áp
dụng một số phương pháp học đúng đắn. Hãy xem cách học tốt tiếng anh luyện thi chứng chỉ TOEIC của
một thủ khoa đạt điểm tối đa phần nghe này nhé!
Chọn những tài liệu học thi chứng chỉ TOEIC chất lượng
Chọn được một cuốn sách hay, bổ ích là điều vô cùng quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức. Trên thị
trường hiện nay có rất nhiều sách học thi chứng chỉ TOEIC cho tất cả mọi trình độ khác nhau. Những cuốn
sách của các nhà xuất bản uy tín như Longman, Cambridge, Barron’s… là tài liệu học tập không thể thiếu
đối với người học TOEIC.
Luyện nghe có chọn lọc
Chúng ta đã quá quen thuộc với những lời khuyên như: “Nghe tiếng Anh càng nhiều càng tốt”, nhưng điều
này chưa hẳn đã đúng. Vấn đề không phải là nghe bao nhiêu, mà là nghe cái gì và nghe như thế nào
Bên cạnh việc nghe các kênh thông tin bổ ích như CNN, BBC, VOA… các bạn cũng nên quan tâm đến
những bài nghe có nội dung tương tự với những gì sẽ xuất hiện trong kỳ thi. Phần thi TOEIC Listening có
100 câu hỏi chia làm 4 phần (miêu tả bức ảnh, hỏi – đáp, đối thoại ngắn, bài nói ngắn) phản ánh những ngữ
cảnh cụ thể trong môi trường làm việc quốc tế.
Bởi vậy, bạn nên chọn cho mình những website học luyện nghe tiếng anh với các cuộc hội thoại, lời thông
báo, quảng cáo, bài phát biểu… bằng Tiếng Anh thông dụng trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc thường
ngày.
Khi nghe, các bạn không nhất thiết phải nghe được tất cả các từ mà cần tập trung hiểu đúng nội dung và tự
đặt ra cho mình những câu hỏi: Ai đang nói? Họ đang nói về chuyện gì? Ở đâu?… Đặt ra và trả lời những
câu hỏi này sẽ giúp bạn cải thiện khả năng nghe một cách tự nhiên thông qua ngữ cảnh.
Tập trung vào phát âm
Nếu bạn không phát âm chuẩn, bạn sẽ không bao giờ có thể nghe chuẩn. Nghe và nói là hai kỹ năng có
ảnh hưởng trực tiếp tới nhau bởi đối tượng của chúng đều là âm thanh (khác với đọc và viết hướng tới văn
bản). Bởi vậy, để tránh hiểu sai nội dung nghe thì bạn nên học luyện phát âm tiếng anh chuẩn bằng cách
nắm vững những quy tắc chung và đọc to từ mới theo phiên âm của từ điển.
Đối với bài thi TOEIC Listening, bạn càng cần phải tập trung vào việc phát âm nhiều hơn. Bài thi có sử dụng
khoảng 50-60% giọng Mỹ, còn lại 40-50% là giọng Anh, Úc, New Zealand, Canada. Bên cạnh đó, “bẫy” của
bài thi thường nằm ở những từ mà thí sinh dễ nhầm lẫn như từ đồng âm khác nghĩa, từ có cách phát âm
tương tự nhau…
Điều này đặc biệt đúng trong phần 1 (miêu tả bức ảnh) với những cách diễn đạt dễ gây nhầm như: cup
(chiếc cốc)/ cub(thú con), tile (ngói)/ tie (cà vạt), write (viết)/ ride (lái), table (bàn)/ stable (chuồng), picture
(tranh)/ pitcher (bình)…
Chỉ có một đáp án là chính xác
Như tất cả các kỳ thi trắc nghiệm khác, trong 3-4 đáp án của bài thi TOEIC Listening, chỉ có một đáp án
chính xác. Những lựa chọn còn lại có mục đích gây nhiễu và đánh lạc hướng bạn khỏi đáp án đúng.
Bài thi TOEIC không đơn giản bởi có rất nhiều “bẫy” để đánh lừa thí sinh. Những đáp án sai thường “có vẻ
đúng” và dễ khiến chúng ta lẫn lộn. Bởi vậy, cách duy nhất là bạn phải luyện tập thật nhiều và tỉnh táo trong
ngày thi để xác định được đáp án chính xác cho câu hỏi mà đề đưa ra.
Kinh nghiệm học từ vựng tiếng Anh hiệu quả
Một trong những “vật cản” lớn khiến việc chinh phục tiếng Anh của bạn gặp nhiều khó khăn chính
là nền tảng và vốn từ vưng tiếng Anh hạn chế. Chắc hẳn bạn đã nhiều lần ở trường hợp muốn
diễn tả một ý tưởng, suy nghĩ của bản thân nhưng không biết phải dùng từ gì, hoặc nhớ đã biết
nhưng không thể bật được ra. Học từ vựng tiếng anh hay học bất cứ một thứ gì đều cần phải có
bí quyết riêng để việc học tập được hiệu quả và không mất quá nhiều thời gian. Bài viết sau đây
nhằm chia sẻ một số bí quyết học tập từ vựng từ TOEIC HOÀNG XUÂN nhằm giúp các bạn tìm
được cách học phù hợp nhất đối với mình để nâng cao hiệu quả học tiếng anh nói chung và học
TOEIC nói riêng.
1. Học từ vựng theo hệ thống.
Xét về một khía cạnh nào đó, học từ vựng cũng giống với việc bạn học các công thức toán học
hay hóa học. Việc phân loại và xâu chuỗi các công thức sẽ khiến cho bộ não tập trung kiến thức
và nhớ lâu hơn. Từ vựng cũng vậy, khi gộp chung các từ theo một hệ thống, chủ đề thì việc tiếp
thu và vận dụng cũng dễ dàng hơn. Ví dụ, bạn hãy học các từ vựng trong chủ đề Cửa hàng
(Shop) như: stock (kệ, giá), discount (giảm giá), clark (người bán hàng), charge (thanh toán)…
thì khi vào một trường hợp giao tiếp cụ thể, bạn sẽ biết phải vận dụng chúng như thế nào cho
chuẩn xác.
2. Học từ vựng sinh động.
Hãy trang bị cho mình một vài bộ flashcard hoặc tìm tòi các video học từ ngữ. Theo các nghiên
cứu khoa học thì não bộ sẽ ghi nhận những nội dung liên quan đến hình ảnh, âm thanh nhanh và
lâu hơn so với việc lưu trữ hoàn toàn bằng chữ viết. Việc học từ bằng flashcard và hình ảnh
video cũng giúp cho bạn cảm thấy hứng thú, không nhàm chán và tìm được niềm vui trong việc
học từ.
3. Học từ vựng theo cụm.
Cách học từ vựng truyền thống theo kiểu liệt kê các từ vựng và nghĩa tiếng Việt bên cạnh sau đó
học thuộc đã không còn phù hợp. Nếu một từ vựng chỉ đứng riêng lẻ một mình thì nó không hoàn
toàn “sống”. Bạn có thể nhớ nghĩa của từ nhưng lại không biết sử dụng chúng như thế nào,
trong khi việc sử dụng tiếng anh có nghĩa là bạn phải đặt câu và sử dụng câu trong đúng ngữ
cảnh. Hơn thế, cũng giống như tiếng Việt, một từ trong tiếng Anh có thể mang rất nhiều nghĩa.
Việc liệt kê tất cả các nghĩa của từ rồi học thuộc rõ ràng là không hiệu quả. Ví dụ: từ refund mang
nghĩa là “hoàn trả, trả lại”. Trong ngữ cảnh cần phải diễn tả việc hoàn trả lại một món đồ bạn sẽ
sử dụng từ này như thế nào? Có thể bạn sẽ suy luận hoặc đoán: “make refund”? “do a refund”?
Nhưng cụm từ chính xác cần dùng ở đây lại là “get a refund”. Hoặc một trong số những từ mang
nhiều nghĩa nhất trong tiếng Anh là “take”. Với cách học truyền thống bạn thường sẽ chỉ nhớ
nghĩa của “take” là lấy, mang, cầm, nắm nhưng trên thưc tế, khi kết hợp với các từ tạo thành các
cụm khác nhau, “take” lại mang những ý nghĩa khác nhau:
Take place: diễn ra
Take over: tiếp quản
Take up a hobby: bắt đầu một sở thích
…
Bạn thấy không, khi các từ riêng lẻ được đưa vào cụm, nó sẽ có sức sống và sinh động hơn rất
nhiều. Việc sử dụng đúng các cụm từ cũng làm cho cách sử dụng ngôn ngữ của bạn được linh
hoạt và “chuyên nghiệp” hơn
4. Học các từ có tần suất xuất hiện cao
Không phải từ vựng nào bạn cũng nên học. Có những từ vựng bạn sẽ bắt gặp trong đời sống
hàng ngày rất nhiều, đó là những từ cần thiết phải học. Nhưng có những từ mang tính chuyên
ngành, diễn tả các khái niệm học thuật rất khó thì lại không cần thiết nếu đó không thuộc lĩnh vưc
của bạn. Bạn có thể lựa chọn các danh sách như 850 từ vựng cơ bản, 3000 từ cơ bản dùng
trong giao tiếp hoặc 600 từ vựng cần thiết cho TOEIC. Việc học các từ vựng cần thiết này sẽ giúp
bạn nhanh chóng gia tăng vốn từ vựng của mình để vận dụng vào giao tiếp.
5. Học từ vựng đi liền với học phát âm.
Hãy tạo thói quen tra từ cùng với tra cách phát âm của từ cho mình. Tuyệt đối không nên đoán
cách phát âm vì làm như vậy bạn sẽ rất dễ tạo thành lỗi phát âm cho chính bản thân mình. Có rất
nhiều từ tiếng anh phát âm không theo quy tắc nào hết, nên chỉ có một cách duy nhất là phải tra
và nghe cách phát âm của từ. Tốt nhất bạn nên sử dụng từ điển trên máy tính để dễ dàng nghe
cách phát âm, đề phòng trường hợp tra cách phát âm trong từ điển giấy rồi nhưng vẫn không
biết cách sử dụng. Sau khi biết cách phát âm của từ, hãy đọc thật to nhiều lần để luyện phản xạ
không ngại nói tiếng anh.
Bên cạnh đó, bạn nên dành thời gian 5-10’ mỗi ngày để luyện nói. Có thể là nói cùng bạn bè qua
skype, có thể chỉ cần đứng trước gương luyện nói một mình. Đây là cách rất hiệu quả để giúp
bạn tăng phản xạ tiếng anh, tập cách nói tự tin, trôi chảy và đặc biệt là cách vô cùng tốt để bạn
vận dụng những từ vựng và cụm từ đã học. Hãy nhớ nhé, mỗi ngày chỉ cần dành ra ít phút
nhưng thường xuyền luyện tập, bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ đó.
6. Hãy đọc thật nhiều.
Cũng giống như tiếng Việt, muốn khả năng ngôn ngữ của mình phong phú, bạn cần phải đọc
sách nhiều. Những người giỏi văn thường là những người chăm đọc sách. Việc đọc sách không
những giúp bạn làm giàu kho từ vựng mà bạn còn có thể học được rất nhiều mẫu câu, nhiều
cách diễn đạt hay của người bản ngữ. Hãy đọc những gì bạn cảm thấy thích, bất kể là sách khoa
học, tiểu thuyết hay báo chí. Đọc nhiều cũng là cách giúp bạn sàng lọc những từ vựng cần thiết
và xuất hiện với tần suất cao như đã nói ở bí quyết thứ 3. Có thể bạn sẽ tự hỏi, với vốn từ vựng
ít ỏi đang có thì làm sao bạn có thể đọc sách được? Bạn đừng lo, trên thị trường sách anh ngữ
hiện tại đã có rất nhiều bộ sách, truyện phục vụ cho từng đối tượng ở tất cả các trình độ. Có
những bộ truyện được phân cấp từ Elementary, Pre intermediate, Intermediate đến Advance.
Hãy lựa chọn những cuốn sách phù hợp với trình độ của mình và tập luyện. Ngoài ra, việc đọc
nhiều còn giúp bạn rèn luyện kĩ năng đoán từ, một trong những kĩ năng vô cùng cần thiết đối với
tất cả các thí sinh muốn theo đuổi các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEFL, IELTS hoặc
TOEIC. Mỗi ngày dành 15’ – 20’ để đọc truyện và 5 – 10’ để luyện nói trong quỹ thời gian
24h/ngày cũng không nhiều đúng không?
Trên đây là những kinh nghiệm học từ vựng TOEIC HOÀNG XUÂN muốn chia sẻ với các bạn.
Có người đã từng nói “Learning English is a "key" to open doors of opportunity, a "bridge" to
connect people and cultures and to cross communication gaps, or a "mirror" to reflect others and
your own personality” – Học tiếng anh là “chìa khóa” để mở cánh cửa cơ hội, là “cây cầu” để kết
nối con người và các nền văn hóa, để vượt qua rào cản giao tiếp hoặc là “tấm gương” phản
chiếu mọi người hoặc chính bản thân bạn. Hy vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ phần nào
giúp các bạn tìm được hứng thú trong việc học tiếng anh và mãi giữ ngọn lửa nhiệt huyết trên
con đường tìm đến chìa khóa thành công!
Grammar:
Liên từ kép
Liên từ kép là liên từ có hai thành phần, chẳng hạn both… and… either…or…, v.v. Những từ
(hoặc cụm từ) đứng sau từng thành phần này phải cùng từ loại với nhau.
1. both A and B (cả A và B)
We are currently looking for BOTH new AND experienced sales personnel.
tính từ tính từ
Tạm dịch: Hiện nay chúng tôi đang tìm kiếm nhân viên bán hàng vừa trẻ vừa có kinh nghiệm.
2. either A or B (hoặc A hoặc B)
EITHER Mr. Kim OR Ms. Nori will be promoted.
danh từ danh từ
Tạm dịch: Hoặc ông Kim hoặc cô Nori sẽ được đề bạt.
3. neither A nor B (không A cũng không B)
NEITHER the sales director NOR the marketing director will be able to attend the meeting.
danh từ danh từ
Tạm dịch: Cả giám đốc kinh doanh lẫn giám đốc tiếp thị đều sẽ không thể tham dự cuộc họp.
4. not only A but also B (không những A mà còn B)
We offer employees NOT ONLY satisfactory salaries BUT ALSO comprehensive benefits.
danh từ danh từ
Tạm dịch: Chúng tôi không chỉ cho nhân viên mức lương thỏa đáng mà còn có phúc lợi đầy
đủ.
Liên từ liên kết các cụm từ song song
Từ hoặc cụm từ đứng trước và đứng sau “and, or, but” phải có cùng hình thức và từ loại khác
nhau.
1. The restaurant serves fresh AND organic vegetables.
tính từ tính từ
Tạm dịch: Nhà hàng này phục vụ rau tươi và sạch.
2. You can use my laptop OR the computers in the lounge.
danh từ danh từ
Tạm dịch: Bạn có thể dùng máy tính xách tay của tôi hoặc máy tính để bàn trong phòng
khách.
3. Email is a simple BUT powerful way to promote your products.
tính từ tính từ
Tạm dịch: Thư điện tử là một phương tiện đơn giản nhưng hiệu quả để quảng cáo sản phẩm
của bạn.
• and: liên từ diễn tả sự kết hợp (fresh và organic cùng bổ nghĩa cho danh từ vegetables).
• or: diễn tả sự lựa chọn (latop hoặc computers).
• but: diễn tả sự tương phản (simple tương phản với powerful).
Phân biệt “động từ” have với “trợ động từ” have.
Đây là một chủ điểm ngữ pháp mà nhiều thí sinh hay bị nhầm lẫn.
Thông thường động từ have có nghĩa là ăn, có rất dễ nhớ nhưng do “động từ thường”
have và “trợ động từ” have có cùng dạng nên quan trọng là phải biết phân biệt hai dạng
đó.
Ta có thể tóm tắt các dạng khác nhau của động từ have như bảng dưới đây:
Ví dụ:
Chọn đáp án đúng trong câu sau:
The customer service desk has (a) receive (b) received several complaints.
Ở câu trên phương án đúng là phương án (b) bởi những lý do sau:
• Ở phương án (a), nếu coi “has” là động từ thường (nghĩa là ăn/có) thì ngay sau
đó phải là một danh từ (ăn gì, có gì). Không bao giờ có trường hợp 2 động từ thường
cùng lúc đứng cạnh nhau (rất nhiều bạn đã không biết điều này).
• Vì những phân tích như ở trên, và căn cứ vào các dạng khác nhau của “have”
theo bảng trên, ta thấy chỉ còn lại phương án là has + received (P.P) là phương án đúng.
Nghĩa là trong trường hợp này, “has” đóng vai trò là trợ động từ trong thì hiện tại hoàn
thành.
• Tạm dịch câu trên: Bàn dịch vụ khách hàng đã nhận được một số phàn nàn của khách
hàng.
Mẹo xác định nhanh thể chủ động/ bị động
Câu hỏi về thể chủ động và bị động cũng thường hay xuất hiện trong phần 5 và 6 của bài
thi TOEIC. Các câu hỏi dạng này sẽ là dễ đối với những bạn có từ vựng và kiến thức Ngữ
pháp tương đối vững, tuy nhiên với những bạn ở trình độ thấp hơn, tức là những bạn có
vốn từ vựng ít ỏi thì những câu hỏi dạng này cũng là một thử thách không nhỏ.
Chúng ta hãy lấy một ví dụ như sau:
The company’s travel budget has ______ substantially.
A. reduced
B. reduce
C. been reduced
D. reducing
Trong câu trên, có ít nhất 02 từ vựng thuộc dạng khó đối với Học viên trình độ thấp là “budget”
và “substantially”. Khi nhìn thấy nhiều từ mới như vậy, Học viên rất dễ bị nao núng, cho dù biết
được một nguyên tắc ngữ pháp là “has + P.P”, nhưng ngay cả khi đã căn cứ vào nguyên tắc ngữ
pháp này để loại được 2 phương án sai là B và D thì vẫn còn lại 2 phương án khác là A và C,
đều có thể chấp nhận được, tuân theo nguyên tắc ngữ pháp nêu trên.
Vậy phao cứu sinh ở đây là gì?
Chúng ta hãy căn cứ vào một yếu tố gọi là “túc từ” (hay còn gọi là “tân ngữ”) để xác định nhanh
xem câu này là câu bị động hay chủ động.
Đầu tiên, chúng ta cần phải biết hình thức của câu chủ động là:
Chủ ngữ + Động từ + Túc từ (danh từ )
Subject + Verb + Object
Và hình thức của câu bị động là:
Chủ ngữ (Thực chất là Túc từ của câu Chủ động ) + Động từ
Subject + Verb
Nhìn vào công thức trên ta sẽ thấy, túc từ (tân ngữ) của câu Chủ động đã trở thanh chủ ngữ
trong câu bị động, nêu câu bị động không còn túc từ nữa. Do đó, bạn có thể đoán nhanh câu chủ
động và câu bị động thông qua sự tồn tại của túc từ.
Trở lại ví dụ bên trên, ta có thể thấy đằng sau chỗ trống (_______) không có sự tồn tại của túc từ
(danh từ) nào, chỉ có từ “substantially”. Căn cứ vào cấu tạo đuôi (hậu tố) của từ này là -ly, ta có
thể đoán đây là một trạng từ (adverb) có chức năng bổ nghĩa cho động từ.
Như vậy, ta hoàn toàn có thể đoán chắc được rằng đây phải là một câu bị động. Vậy phương án
cuối cùng sẽ là phương án “C”.
Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Sự hòa hợp giữ chủ ngữ và động từ là nguyên tắc nền tảng trong ngữ pháp tiếng Anh
1. Động từ và chủ ngữ phải hòa hợp về số
Nếu chủ ngữ là danh từ số ít thì động từ chia theo số ít, nếu chủ ngữ là danh từ số nhiều thì động từ chia
theo số nhiều.
2. Hình thức số ít/ số nhiều của danh từ của động từ. Danh từ số nhiều có gắn thêm [s/es] ở phía sau; động
từ số nhiều có dạng động từ nguyên mẫu.
Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ không phụ thuộc vào cấu trúc bổ nghĩa
Cách ly cấu trúc bổ nghĩa khi xác định sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Do cấu trúc bổ nghĩa (giới từ + danh từ) nằm sau chủ ngữ nên có một khoảng cách giữa chủ ngữ và động
từ. Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định cấu trúc bổ nghĩa trước khi xác định sự hòa hợp giữa chủ ngữ và
động từ. Cấu trúc bổ nghĩa không ảnh hưởng đến sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ.
Chủ ngữ và động từ bị chia cách bởi mệnh đề quan hệ
1. Mệnh đề quan hệ tạo nên khoảng cách giữa chủ ngữ và động từ
Mệnh đề quan hệ có chức năng bổ nghĩa cho danh từ nên thường đứng sau chủ ngữ và đứng trước động
từ, tạo nên khoảng cách giữa chủ ngữ và động từ. Do đó, ta phải cẩn thận khi xác định sự hòa hợp giữa
chủ ngữ và động từ.
2. Động từ trong mệnh đề quan hệ phải hòa hợp với danh từ mà đại từ quan hệ thay thế.
Số của động từ đứng sau đại từ quan hệ phải hòa hợp với số của danh từ mà đại từ quan hệ thay thế.
Sự hòa hợp giữ chủ ngữ và động từ là nguyên tắc nền tảng trong ngữ pháp tiếng Anh
1. Động từ và chủ ngữ phải hòa hợp về số
Nếu chủ ngữ là danh từ số ít thì động từ chia theo số ít, nếu chủ ngữ là danh từ số nhiều thì động từ chia
theo số nhiều.
2. Hình thức số ít/ số nhiều của danh từ của động từ
Danh từ số nhiều có gắn thêm [s/es] ở phía sau; động từ số nhiều có dạng động từ nguyên mẫu.
Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ không phụ thuộc vào cấu trúc bổ nghĩa
Cách ly cấu trúc bổ nghĩa khi xác định sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Do cấu trúc bổ nghĩa (giới từ + danh từ) nằm sau chủ ngữ nên có một khoảng cách giữa chủ ngữ và động
từ. Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định cấu trúc bổ nghĩa trước khi xác định sự hòa hợp giữa chủ ngữ và
động từ. Cấu trúc bổ nghĩa không ảnh hưởng đến sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ.
Chủ ngữ và động từ bị chia cách bởi mệnh đề quan hệ
1. Mệnh đề quan hệ tạo nên khoảng cách giữa chủ ngữ và động từ
Mệnh đề quan hệ có chức năng bổ nghĩa cho danh từ nên thường đứng sau chủ ngữ và đứng trước động
từ, tạo nên khoảng cách giữa chủ ngữ và động từ. Do đó, ta phải cẩn thận khi xác định sự hòa hợp giữa
chủ ngữ và động từ.