MBTH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II
BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG
K72. A144 (2021 – 2022)
TÊN MƠN HỌC:
QUAN HỆ QUỐC TẾ
TÊN BÀI THU HOẠCH:
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI
NGOẠI CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM – LIÊN HỆ
THỰC TIỄN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số
Bằng chữ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 3
1. Cơ sở hoạch định đường lối đối ngoại của nước ta ............................................ 3
2. Quá trình hình thành, phát triển đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới ................ 4
3. Mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ đối ngoại .......................................................... 5
3.1. Mục tiêu ........................................................................................................ 5
3.2. Nguyên tắc .................................................................................................... 5
3.3. Nhiệm vụ....................................................................................................... 6
4. Phương châm đối ngoại....................................................................................... 7
4.1. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; dựa và phát
huy nội lực là chính, tranh thủ tối đa ngoại lực ................................................... 7
4.2. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi; vừa hợp tác, vừa đấu tranh ........................ 7
4.3. Tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước 8
4.4. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả ........................................................ 9
4.5. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc.................................................................................................... 9
5. Đối với công tác đối ngoại tại tỉnh Đồng Nai thời gian qua ............................... 9
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 14
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Đường lối, chính sách đối ngoại của một nhà nước quốc gia là tổng thể các
quan điểm xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và phương châm chỉ đạo các
hoạt động đối ngoại mà quốc gia đó thể hiện trong quan hệ với các nhà nước quốc
gia và các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế nhằm mục đích thực hiện thắng lợi
những lợi ích của quốc gia dân tộc và của giai cấp cầm quyền trong từng giai đoạn
lịch sử.
Với thế và lực mới của đất nước sau hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội: kinh tế tăng trưởng khá, chính trị ổn định, quốc phịng - an ninh được tăng cường,
văn hóa - xã hội có bước phát triển mới; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
được cải thiện; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu, vị thế và uy
tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, quan hệ đối ngoại của Đảng
không ngừng được mở rộng và tăng cường với các chính Đảng ở các nước khác nhau
trên thế giới theo hướng đa phương và đa dạng hóa các quan hệ. Cơng tác đối ngoại
của Đảng cùng ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân kết hợp hài hòa đã tạo nên
những thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao, góp phần phát triển đất nước trong
những năm qua.
Đặc biệt, từ chỗ chỉ có quan hệ với các Đảng cộng sản và công nhân, các Đảng
cánh tả theo khuynh hướng cách mạng, giải phóng dân tộc là chủ yếu, Đảng ta đã chủ
động mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền, các đảng tham chính. Đây là kết quả
của q trình cải biến cách mạng sâu sắc, tồn diện, triệt để, khẳng định đường lối
đổi mới của Đảng, trong đó có tư duy đối ngoại là hồn tồn đúng đắn, sáng tạo, phù
hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại hiện nay. Văn
kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ
2016 - 2021 là: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định
để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội. Mở
rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách
thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị
thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế”.
Đến Đại Hội XIII của Đảng (2021) tiếp tục khẳng định “Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng
hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc
2
trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến Chương Liên Hiệp quốc và luật pháp quốc
tế… Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế tồn diện, sâu rộng; Việt nam là bạn, đối
tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Để
thực hiện nhiệm vụ trên, việc đối ngoại giữ một vai trò quan trọng. Xuất phát từ những
nhận định trên, em chọn chủ đề “Những nội dung cơ bản trong đường lối đối ngoại
của Đảng, Nhà nước Việt Nam – Liên hệ thực tiễn tại tỉnh Đồng Nai hiện nay”
để làm bài thu hoạch.
3
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở hoạch định đường lối đối ngoại của nước ta
Được xác định từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng với
nhiều đổi mới, xác định:
1.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại: là cơ sở
lý luận và là vấn đề có tính ngun tắc. Đây là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam
cho hành động của Đảng ta. Những nội dung có tính khoa học và cách mạng về thời
đại, về vấn đề dân tộc và quốc tế, về quan hệ quốc tế và chủ nghĩa quốc tế của giai
cấp công nhân, tư tưởng cùng tồn tại hịa bình giữa các nước có chế độ chính trị - xã
hội khác nhau, về quyền dân tộc tự quyết trong quan hệ quốc tế… trong học thuyết
Mác - Lênin luôn được Đảng ta chú trọng nghiên cứu và vận dụng sáng tạo trong bối
cảnh thế giới mới và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc; kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại; ngoại giao tâm cơng; ngoại giao hịa hiếu với các dân tộc
khác, theo đuổi phương châm “thêm bạn, bớt thù”, “làm cho nước mình ít kẻ thù và
nhiều bạn đồng minh hơn hết” và đây cũng thể hiện tính nhân văn của dân tộc Việt
Nam; ngoại giao “dĩ bất biến, ứng vạn biến”: đó là ngoại giao kiên trì trong nguyên
tắc nhưng linh hoạt, mềm mỏng, khéo léo trong sách lược; ngoại giao nắm vững thời
cơ, giành thắng lợi từng bước: đó là nền ngoại giao phải biết nắm vững thời cơ, chủ
động tạo lập thời cơ, đồng thời chủ động tấn công giành thắng lợi từng bước, tiến tới
giành thắng lợi hoàn toàn.
1.2. Truyền thống ngoại giao của dân tộc: Đây là nền ngoại giao giữ vững
nguyên tắc độc lập tự chủ và chủ quyền quốc gia; vì hịa bình, hịa hiếu, hữu nghị,
khoan dung; rộng mở, biết tiếp thu thành tựu văn minh nhân loại để phát triển; chủ
động, khơn khéo, sáng tạo, linh hoạt…
1.3. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong nước: Bước vào thời kỳ đổi
mới, đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thử thách to lớn: khủng hoảng kinh tế xã hội. Nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng âm và siêu lạm phát, khiến cho đời sống
nhân dân hết sức khó khăn. Trên lĩnh vực đối ngoại, nước ta bị bao vây, cấm vận về
kinh tế, bị cơ lập về chính trị. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của nước ta sau ngày
thống nhất đất nước. Trong bối cảnh đó, Đại hội VI của Đảng thơng qua đường lối
đổi mới tồn diện, trong đó tập trung phát triển kinh tế - xã hội để nhanh chóng thốt
ra khỏi tình trạng khủng hoảng, phá thế bị bao vây, cấm vận, cô lập và mở rộng quan
hệ đối ngoại. Những Đại hội sau đó xác định nhiệm vụ cơ bản, lâu dài là sớm đưa
4
Việt Nam thốt khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trong đó khẳng định Việt
Nam mở rộng quan hệ với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
1.4. Tình hình thế giới và khu vực: Tình hình thế giới và khu vực từ sau chiến
tranh lạnh đến nay nổi lên một số đặc điểm và xu thế vận động chủ yếu tác động đến
việc hoạch định đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Thứ nhất: Cục diện chính trị - an ninh thế giới có nhiều chuyển biến lớn, trong
đó nổi bật là sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng giữa các nước lớn.
Thứ hai: Sự phát triển của khoa học – công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đang tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Tác động mạnh
mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 càng làm cho sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia trong nền sản xuất được quốc tế hóa, khiến cho xu hướng đa dạng hóa quan
hệ đối ngoại của các nước trở thành đòi hỏi khách quan.
Thứ ba: Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, nhất là ở
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Thứ tư: Nhiều vấn đề mang tính tồn cầu nổi lên, tác động lớn đến đời sống
quan hệ quốc tế.
Thứ năm: Tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Từ sau chiến tranh lạnh đến nay, Châu Á – Thái Bình Dương trở thành khu
vực phát triển năng động, góp phần vào sự phát triển chung của Thế giới. Cùng với
vị thế quốc tế ngày càng tăng, Châu Á – Thái Bình Dương cũng là nơi diễn ra sự tranh
giành ảnh hưởng một cách quyết liệt giữa các nước lớn.
2. Quá trình hình thành, phát triển đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới
Đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới được hình thành qua một quá trình, khởi
đầu từ Đại hội VI của Đảng và tiếp tục được bổ sung, phát triển hồn thiện ở các Đại
hội Đảng tiếp theo. Có thể chia quá trình thành ba giai đoạn:
2.1. Giai đoạn từ Đại hội VI của Đảng (1986) đến năm 1995.
Đây là giai đoạn hình thành đường lối đối ngoại đổi mới. Với chính sách đối
ngoại đúng đắng ngồi việc huy động nguồn lực từ bên ngoài để cùng nguồn lực trong
nước, chúng ta không những đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, mà
còn phá được thế bị bao vây, cấm vận về kinh tế, bị cơ lập về chính trị, tạo điều kiện
thuận lợi để đất nước bước vào chặng đường phát triển mới – chặng đường đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2. Giai đoạn từ sau Đại hội XI (2011) đến nay - giai đoạn đưa các quan
hệ đi vào chiều sâu và hội nhập quốc tế toàn diện:
5
- Tại Đại hội XI của Đảng, đường lối đối ngoại tiếp tục được bổ sung hoàn
thiện, Đảng đã chuyển nội dung trọng tâm của đối ngoại từ hội nhập quốc tế trong
lĩnh vực kinh tế sang hội nhập quốc tế một cách toàn diện.
- Tại Đại hội XII của Đảng (2016), trên cơ sở kế thừa những nội dung đối
ngoại của các Đại hội trước đó, đã nhấn mạnh mục tiêu hàng đầu của đối ngoại là
phải bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia dân tộc, xác định nhiệm vụ đối ngoại là phải
“nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc…
- Đại hội XIII của Đảng (2021) tiếp tục khẳng định: “Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng
hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc
trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương liên hợp quốc và luật pháp quốc
tế…”
3. Mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ đối ngoại
3.1. Mục tiêu
Bảo đảm lợi ích tối cao quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản
của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có
lợi; góp phần giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI,
nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, Đại
hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định mục tiêu hàng đầu của hoạt động đối ngoại là
đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc. Lợi ích tối cao quốc gia dân tộc vừa là
mục tiêu, vừa là nguyên tắc xuyên suốt của đối ngoại.
3.2. Nguyên tắc
- Nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt, bao trùm trong đường lối đối ngoại của Đảng
và Nhà nước ta là hịa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; sáng tạo, năng
động, linh hoạt trong xử lý các tình huống, phù hợp với hồn cảnh cụ thể, với vị trí
của Việt Nam cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc
điểm của từng đối tác. Trong xử lý tình huống, cần “ba tránh”: tránh bị cô lập; tránh
xung đột; tránh đối đầu.
- Các nguyên tắc cụ thể:
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng
việc nội bộ của nhau.
+ Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
6
+ Giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hịa bình.
+ Tơn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
3.3. Nhiệm vụ
Xuất phát từ nhiệm vụ cách mạng nước ta giai đoạn hiện nay và trên cơ sở những
biến động của tình hình thế giới thời gian gần đây, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã
xác định: “Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động
đối ngoại và hội nhập quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt nam xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong
việc tạo lập và giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên
ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Xây dựng nền
ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và
đối ngoại nhân dân. Như vậy, nhiệm vụ đối ngoại thể hiện trên các vấn đề sau:
Thứ nhất, vì lợi ích quốc gia – dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ đối ngoại trước hết phải bảo vệ được lợi ích tối cao quốc gia - dân
tộc, bảo vệ Tổ quốc bao gồm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; vấn
đề đầu tiên phải xây dựng nền quốc phịng.
Thứ hai, đối ngoại có nhiệm vụ tạo lập và giữ vững mơi trường hịa bình, ổn
định, huy động các nguồn lực bên ngồi để phát triển đất nước.
Nhiệm vụ đối ngoại là phải tạo lập được mơi trường hịa bình để phục vụ cho
sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giữ vững mơi trường hịa bình bao gồm hịa bình, ổn định trên tất cả lĩnh vực ở trong
nước, là mơi trường hịa bình ở khu vực, trước hết là khu vực Đơng Nam Á, tiếp đến
là khu vực Đông Á và rộng hơn là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chỉ trên cơ
sở giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, chúng ta mới có điều kiện mở rộng quan
hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước. Điều này
càng quan trọng trong bối cảnh thế giới ngày nay, khi tồn cầu hóa và cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và tác động sâu rộng.
Thứ ba, đối ngoại có nhiệm vụ nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên trường
quốc tế.
Để nâng cao vị thế của đất nước, trong các văn kiện Đại hội, Đảng ta đã khẳng
định Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm trong
cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, chủ trương đối ngoại phải được thể hiện trong thực tế.
7
Do đó, hoạt động đối ngoại nhằm tăng cường quan hệ hịa bình, hữu nghị với các
nước, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng có lợi với các đối tác trên các lĩnh vực khác
nhau, đồng thời làm tròn nghĩa vụ của nước thành viên và có đóng góp tích cực cho
sự phát triển của tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đây chính là tiền đề quan
trọng để trên cơ sở đó, chúng ta có thể huy động được nguồn lực bên ngoài cùng với
nguồn lực bên trong phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Thứ tư, đối ngoại đặt lợi ích quốc gia - dân tộc là cao nhất, song Việt Nam vẫn
ln kiên trì chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Đảng và Nhà nước Việt Nam
luôn khẳng định nhiệm vụ của đối ngoại là góp phần vào cuộc đấu tranh vì mục tiêu
của thời đại là hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhiệm vụ đối ngoại theo tinh thần của Đại hội XIII của Đảng nhằm đạt được
ba lợi ích có quan hệ mật thiết với nhau: An ninh - Phát triển - Vị thế, trong đó vấn
đề phát triển đất nước là nhiệm vụ quan trọng nhất. Phục vụ cho phát triển đất nước
được coi là nhiệm vụ hàng đầu của đối ngoại, vì chỉ có phát triển mới tạo nên nền
tảng vật chất cho việc thực hiện mục tiêu an ninh và nâng cao vị thế quốc tế của đất
nước. Tuy nhiên, khơng thể có sự phát triển và phát huy được ảnh hưởng quốc tế nếu
không giữ vững được an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
4. Phương châm đối ngoại
4.1. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; dựa và
phát huy nội lực là chính, tranh thủ tối đa ngoại lực
Nội hàm của “sức mạnh dân tộc” trong bối cảnh ngày nay bao gồm cả các yếu
tố sức mạnh “cứng” như kinh tế, quân sự, con người…, các nguồn lực có thể huy động
cả trong và ngoài nước, và các yếu tố của sức mạnh “mềm” như văn hóa, truyền
thống… Sức mạnh cứng và sức mạnh mềm cần được vận dụng, kết hợp một cách hiệu
quả, linh hoạt để bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc.
Việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong thế giới ngày nay
cũng có nhiều thay đổi. Hoạt động đối ngoại của các nước trên thế giới ngày nay luôn
đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên hàng đầu, cho nên việc tìm ra phương thức hữu hiệu
để kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong từng vấn đề cụ thể là nhân
tố quyết định thành bại của phương châm này.
4.2. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi; vừa hợp tác, vừa đấu tranh
Trong điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa
dạng hóa, Việt Nam đứng trước những cơ hội mới, song nguy cơ và thách thức từ bên
8
ngồi cũng gia tăng. Do đó, cần nhận thức đúng và nắm vững vấn đề hợp tác và đấu
tranh, coi đây là hai mặt gắn bó hữu cơ của quan hệ quốc tế. Trong phương châm nắm
vững hai mặt hợp tác và đấu tranh, Đảng nhấn mạnh một nhận thức mới, đó là đấu
tranh nhằm thúc đẩy hợp tác, tránh trực diện đối đầu, không để cho các thế lực không
thân thiện với Việt Nam lợi dụng sơ hở để đẩy ta vào thế cô lập, đặc biệt là tránh một
cuộc xung đột quân sự hoặc bị khiêu khích vũ trang. Nắm vững hai mặt hợp tác và
đấu tranh còn nhằm lợi dụng mâu thuẫn và sự cạnh tranh giữa các đối tác có quan hệ
với nước ta, nhất là giữa các nước lớn, tranh thủ những lực lượng có thể tranh thủ
được, phân hoá và thu hẹp đến mức có thể được các thế lực chống đối hoặc khơng
thân thiện với Việt Nam.
Trong xử lý các vấn đề quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải kết hợp nhuần nhuyễn
hai mặt hợp tác và đấu tranh, tránh hợp tác một chiều hoặc đấu tranh một chiều, cả
hai khuynh hướng này đều dẫn tới tình huống bất lợi cho đất nước, cần phải tỉnh táo,
có sách lược khơn khéo trong hợp tác và đấu tranh, để mở rộng được quan hệ đối
ngoại, “thêm bạn bớt thù”, giữ vững môi trường hịa bình, ổn định phục vụ mục tiêu
phát triển đất nước.
4.3. Tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các
nước
Phương châm này thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt
Nam là mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần gìn giữ mơi trường hịa bình, ổn định,
phát triển ở khu vực và trên thế giới. Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng
hợp tác khu vực, nhất là đối với các nước láng giềng nhằm tạo một mơi trường hịa
bình, ổn định lâu dài. Việc tạo lập được mối quan hệ hợp tác trên cơ sở tùy thuộc lẫn
nhau về an ninh cũng như về phát triển với các nước trong khu vực sẽ là sự bảo đảm
hết sức quan trọng đối với Việt Nam nhằm xác lập một vị thế có lợi hoặc chí ít là ít
bất lợi nhất trong quan hệ quốc tế.
Cùng với việc đặt cao quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng và
khu vực, Đảng và Nhà nước Việt Nam đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải mở
rộng quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt là các nước lớn, các trung tâm kinh tế lớn,
vì đó là những lực lượng có ảnh hưởng quan trọng đến an ninh và phát triển của khu
vực và của Việt Nam. Với các nước lớn, phải coi trọng giữ quan hệ cân bằng, khôn
khéo lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước này nhằm tạo được thế cân bằng chiến lược,
tranh thủ mọi yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Trong quan hệ với các nước lớn, Việt Nam kiên trì chính sách độc lập tự chủ,
9
tránh khơng để rơi vào những tình huống phức tạp và bị động hoặc liên minh với một
nước lớn này chống lại một nước lớn khác.
4.4. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả
Đây là phương châm, đồng thời cũng là một định hướng quan trọng về đối
ngoại của Đại hội XIII của Đảng. Để đảm bảo tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu
quả, vấn đề đầu tiên là phải xác định đúng các biện pháp để nâng cao hiệu quả đối
ngoại như: nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược phục vụ cho
hoạch định chính sách; đưa các quan hệ đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định,
bền vững...
4.5. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc
Vấn đề độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là thiêng
liêng, khơng thể nhượng bộ, do đó cần phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ. Tuy
nhiên, hiện nay vấn đề tranh chấp Biển Đông là vấn đề lớn, phức tạp, liên quan đến
nhiều nước, nhất là nước lớn Trung Quốc, cho nên giải quyết vấn đề này phải kiên
trì, cần có thời gian, khơng thể nóng vội. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phải trên cơ
sở giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
5. Đối với công tác đối ngoại tại tỉnh Đồng Nai thời gian qua
Trong năm 2019, tỉnh đã đón tiếp hơn 100 đoàn khách quốc tế với hơn 500
lượt khách đến thăm và làm việc tại tỉnh Đồng Nai.
- Giá trị xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu năm 2019 trên địa bàn tỉnh đạt
19.704 triệu USD, tăng 7,1% so cùng kỳ, do ảnh hưởng của một số mặt hàng nông
sản xuất khâu truyền thống giá thế giới giảm như: Hạt điều, tiêu, cà phê, cao su... và
ảnh hưởng chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu.
Một số hàng xuất khẩu dự kiến tăng so cùng kỳ: hạt điều nhân 332 triệu USD tăng
1,84%; cao su 68 triệu USD tăng 47,8%; hàng dệt, may 2.114 triệu USD tăng 7,5%;
Phương tiện vận tải và phụ tùng 991 triệu USD tăngl4,17%; Máy móc thiết bị và dụng
cụ phụ tùng 1.737 triệu USD tăng 17,36%; giày dép 4.286 triệu USD tăng 16,21%...
thị trường xuất khẩu năm 2019 chủ yếu là thị trường truyền thống như: Trung Quốc,
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Bỉ, Đức, Nga...
- Giá trị nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu năm 2019 đạt 16.486 triệu USD,
tăng 2,11% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 339 triệu USD, tăng 0,89%;
kinh tế ngoài nhà nước đạt 872 triệu USD, tăng 1,63%; kinh tế có vốn đầu tư nước
ngồi đạt 15.275 triệu USD, tăng 2,16% so cùng kỳ. Nguyên nhân kim ngạch nhập
10
khâu tăng thấp là do giá các mặt hàng nông sản giảm mạnh từ 8% đến 34% so cùng
kỳ. Mặt khác do xuất khẩu tăng thấp nên nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ
cho sản xuât giảm. Thị trường nhập khẩu chủ lực là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Indonesia.
- Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: Tổng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh đạt khoảng 1.424,33 triệu USD, tăng 1,21% so với cùng
kỳ năm 2018 (1.419,38 triệu USD) và tăng 42,4% kế hoạch năm (1.000 triệu USD).
Trong đó cấp mới 82 dự án với tổng vốn đăng ký 772,15 triệu USD và 89 dự án tăng
vốn 652,18 triệu USD. Lũy kế đến ngày 30/9/2019 trên địa bàn tỉnh có 1.436 dự án
FDI cịn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 29,81 tỷ USD.
Trong năm 2020 và 9 tháng đầu năm 2021 do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh
Covid-19 trên tồn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng và đặc biệt là Đồng Nai
đã ảnh hưởng đến việc mở rộng quan hệ ngoại giao và việc thu hút các nguồn vốn
đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai giảm đáng kể.
Trên địa bàn huyện hiện có 307 doanh nghiệp với 63.212 lao động, trong đó
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm từ 60-70% và là nơi thu hút nguồn lao
động dồi dào. Hiện nay Đồng Nai đang là nơi mà các nhà đầu tư nước ngoài hướng
đến ngoài lực lượng lao động đơng đúc, cịn là nơi giao thương rộng rãi có cả đường
bộ, đường thủy thuận lợi giao thương và đặc biệt là dự án Cảng hàng không quốc tế
Long Thành hiện đang được khởi công xây dựng, hiện thu hút nhiều nhà đầu tư nước
ngoài tham gia đầu tư.
Phương hướng thực hiện trong thời gian tới:
+ Mở rộng hợp tác Công tác Hợp tác quốc tế:
Thực hiện ký kết thiết lập quan hệ hợp tác với các địa phương, đối tác tiềm
năng nước ngoài gồm: ký kết hợp tác với Trường Đại học Kyungsung và Công ty
TNHH Hwa Seung Vina về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực trong quý III/2021; ký
kết hợp tác kinh tế với tỉnh Sverdlov - Liên bang Nga về các lĩnh vực: kinh tế, thương
mại, công nghiệp, nhân văn trong quý IV/2021; ký kết hợp tác hữu nghị với tỉnh
Kampong Thom - Vương quốc Campuchia về các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nơng
nghiệp, thương mại, giao lưu văn hóa và giao lưu nhân dân trong quý IV/2021.
Tổ chức Đoàn Lãnh đạo tỉnh đến thăm làm việc với Chính quyền tỉnh
Jeollanam - Hàn Quốc dự kiến vào quý IV/2021; tổ chức Đoàn Lãnh đạo tỉnh đi thăm
và làm việc với Chính quyền tỉnh Gyeongnam và Sở Cảnh sát tỉnh Gyeongnam - Hàn
Quốc trong năm 2021.
11
Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh duy trì và phát
triển các mối quan hệ hợp tác kinh tế, hợp tác hữu nghị với các địa phương, đối tác
nước ngoài đã ký kết, ưu tiên các đối tác có mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền
thống như Lào, Campuchia và các mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Hàn Quốc, Nhật
Bản và Thái Lan; đẩy mạnh hợp tác với tỉnh Gyeongnam - Hàn Quốc và triển khai
hiệu quả Bản ghi nhớ hợp tác với tỉnh Jeollanam - Hàn Quốc trong việc phát triển
công nghiệp năng lượng điện.
+ Công tác Kinh tế đối ngoại: Tổ chức Đồn cơng tác của tỉnh Đồng Nai đi
thăm và trao đổi kinh nghiệm về đô thị thông minh tại Thái Lan trong năm 2021; tổ
chức các Đồn cơng tác của tỉnh Đồng Nai đi xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại
các thị trường nước ngoài tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Bỉ, Đức...
+ Công tác Phi Chính phủ nước ngồi
Cấp mới, gia hạn giấy phép, mở rộng địa bàn hoạt động; vận động các tổ chức,
cá nhân nước ngồi thực hiện các chương trình, dự án phát triển tại địa phương; phê
duyệt chương trình, dự án Phi Chính phủ trên địa bàn tỉnh và quản lý các khoản vận
động viện trợ Phi Chính phủ hiệu quả.
Tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai tiến hành các Hội nghị hàng năm và Đại hội
nhiệm kỳ II; thành lập thêm các Hội Hữu nghị Việt Nam - Singapore; Hội hữu nghị
Việt Nam - Úc, Hội Hữu nghị Việt Nam - ASEAN...
+ Cơng tác ngoại giao văn hóa, lễ tân, thông tin đối ngoại
Triển khai hiệu quả Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 08/02/2015 qua
hoạt động tổ chức các sự kiện ngoại giao văn hóa, các chương trình giao lưu văn hóa
hữu nghị trong và ngồi nước nhằm giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam đến bạn bè quốc tế trên thế giới; góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa
tỉnh Đồng Nai với các địa phương nước ngoài đặc biệt với các địa phương nước láng
giềng Lào, Campuchia.
Tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm chẵn, năm trịn với các nước có quan hệ
đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với Việt Nam như: Lào, Campuchia, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Hoa Kỳ, Pháp, Cuba,... trong đó, đặc biệt
quan tâm các nước có thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Đồng Nai; tổ chức
các đoàn đi thăm hỏi, chúc mừng nhân dịp Tết cổ truyền các nước trong khối ASEAN
như Lào, Campuchia, Thái Lan...; tổ chức vui Tết cổ truyền cho sinh viên Lào,
Campuchia đang học tập tại Đồng Nai; tổ chức đón tiếp các đồn biểu diễn nghệ
12
thuật, thi đấu thể thao của các địa phương có quan hệ hợp tác đến giao lưu văn hóa
nghệ thuật và thể thao tại tỉnh như: đón tiếp Đồn giao lưu thanh thiếu niên tỉnh
Gyeongnam - Hàn Quốc, giao lưu văn hóa nghệ thuật tỉnh Champasak – Lào...
13
PHẦN KẾT LUẬN
Với những kết quả đã đạt được, đường lối đối ngoại của Đảng đã và đang góp
phần đưa đất nước vượt qua những khó khăn thách thức tiến tới thực hiện thắng lợi
những mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới của Đảng ta được hoạch định nhằm tranh
thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, kết hợp một cách có hiệu quả sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, phục vụ mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, dân giàu
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong những năm qua, hoạt động đối ngoại của tỉnh Đồng Nai và mối quan hệ
hữu nghị, hợp tác với các địa phương khác ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ được
đẩy mạnh; công tác giao lưu văn hóa, đối ngoại nhân dân được tăng cường. Cơng tác
thông tin đối ngoại của tỉnh Đồng Nai đã đạt được những kết quả quan trọng, góp
phần tích cực vào việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, về thành tựu đổi mới của đất nước; giới thiệu, quảng bá hình ảnh
quê hương, con người, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Đồng Nai trên con đường hội
nhập và phát triển kinh tế. Đặc biệt hiện nay Đồng Nai là nơi mà được nhiều nước
trên thế giới, cũng như các nước trong khu vực biết đến đó là dự án Cảng Hàng khơng
Quốc tế Long Thành được thành lập đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
Hoạt động tuyên truyền về biển, đảo của tỉnh được đẩy mạnh, chủ động, linh
hoạt; công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo được các cơ quan, đơn vị quan tâm đã
góp phần nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân về chủ quyền
biển, đảo của Tổ quốc. Đặc biệt, thông qua các hoạt động tuyên truyền đã kịp thời
định hướng dư luận xã hội, giải quyết nhiều vấn đề bức xúc trong cán bộ, đảng viên
nhân dân đối với việc xử lý tranh chấp biển, đảo thời gian qua. Từ đó, đã có sự đồng
tình, ủng hộ cao của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân với chủ trương nhất
quán của Đảng, Nhà nước ta là kiên trì thơng qua đàm phán hịa bình để giải quyết
mọi bất đồng, các tồn tại và tranh chấp, sẵn sàng trao đổi hợp tác với các bên để giải
quyết các vấn đề nảy sinh, không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực trong giải quyết
tranh chấp; đồng thời góp phần đấu tranh phản bác các thơng tin sai sự thật, luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch liên quan đến quan điểm, lập trường của Việt Nam
đối với vấn đề Biển Đông, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Mỹ.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương: Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới,
Nxb.CTQG, Hà Nội.
2. Báo cáo số 2075/BC-SNgv ngày 20/12/2019 về việc Tổng kết công tác đối
ngoại tỉnh Đồng Nai năm 2020.
3. Báo cáo số 1742/BC-SGgv ngày 20/10/2020 Tổng kết công tác đối ngoại
tỉnh Đồng Nai năm 2021 và phương hướng năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần
thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
6. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Quan hệ Quốc
tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.