Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận kinh tế chính trị mác lê nin đề tài phân tích hàng hóa sức lao động của c mác – liên hệ vấn đề này đối với thị trường sức lao động ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.05 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC

*****

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài tiểu luận: “Phân tích hàng hóa sức lao động của C.Mác –
Liên hệ vấn đề này đối với thị trường sức lao động ở nước ta hiện
nay”

Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:
Khóa:
Giảng viên hướng dẫn:

HÀ NỘI– 2022


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, kinh tế tri thức trở thành vấn đề ưu tiên trong
chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, cả nước phát triển và đang phát triển.
Đối với Việt Nam, để nâng cao đời sống kinh tế, xã hội, tiềm lực và vị thế trên
trường quốc tế phát triển kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu, đó là cốt lõi đề
nước ta phát triển nhanh và bền vững. Con người được đặt ở vị trí trung tâm,


gốc rễ nên việc phát triển, đào tạo nhân lực sao cho phù hợp là nhu cầu cấp thiết
với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là trong nền kinh tế mở, nước ta có
quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ
chức kinh tế lớn. Để tránh sự chênh lệnh và trình độ văn hóa tri thức thì yếu tố
phát triển con người hay nói cách khác là hàng hóa sức lao động phải ưu tiên
hàng đầu. Lý luận về hàng hóa sức lao động theo chủ nghĩa Mác cung cấp thêm
nhiều luận điểm khoa học, tồn diện và biện chứng. Trên cơ sở đó, tạo lý luận
tiền đề cho việc phân tích, áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp nhằm
phát triển bền vững thị trường lao động. Nhận ra vai trò cấp thiết của vấn đề, em
xin chọn đề tài “Phân tích hàng hóa sức lao động của C.Mác – Liên hệ vến đề
này với thị trường lao động ở nước ta hiện nay”.

3


NỘI DUNG TIỂU LUẬN
1. Lý luận về hàng hóa lao động

1.1 Hàng hóa lao động
Theo C.Mác, sức lao động hay năng lực lao động là toàn năng lực thể chất
và tinh thần tồn tại trong thân thể, trong một người đang sống và con người đem
ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra những sản phẩm có giá trị sử dụng nào đó. Sức
lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất gọi là lao động.
1.2 Hai điều kiện hàng hóa lao động
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản
xuất nhưng khơng phải trong bất kì trong điều kiện nào, sức lao động cũng là
hàng hóa. Từ thực tiễn lịch sử, sức lao động của người nô lệ không phải là hàng
hóa vì bản thân nơ lệ thuộc sở hữu của chủ nơ nên anh ta khơng có quyền bán
sức lao động của mình. Trong nhiều làng nghề truyền thống, người thợ thủ công
tự do sử dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động của anh ta khơng phải

là hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm ni sống mình,
chứ chưa phải bán sức lao động để sống. Sức lao động để trở thành hàng hóa nó
mang những điều kiện sau: Thứ nhất, người lao động phải được tự do thân thể,
làm chủ sức lao động của mình, có quyền bán sức lao động của mình như một
hàng hóa để ni sống bản thân và gia đình. Thứ hai, người có sức lao động phải
bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, họ trở thành người “vơ
sản’’. Để tồn tại, người đó buộc phải bán sức lao động của mình cho người sử
dụng lao động để kiếm sống.
1.3 Hai thuộc tính hàng hóa lao động
Thuộc tính của hàng hóa sức lao động, cũng giống như mọi hàng hóa
khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hóa sức lao động được quyết định bởi thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Sức lao động là khả
năng lao động gắn liền với cơ thể sống của con người. Vì vậy để duy trì sự hoạt
4


động bình thường của con người cần phải có những tư liệu sản xuất nhất định.
Do đó là giá trị hàng hóa sức lao động là giá trị những tư liệu sản xuất cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Giá trị hàng hóa sức lao động gồm có:
giá trị những tư liệu sản xuất về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức
lao động, duy trì hoạt động sống của bản thân mỗi người cơng nhân, phí tổn đào
tạo người cơng nhân để có trình độ tay nghề thích hợp, giá trị những tư liệu sinh
hoạt về vật chất và tinh thần cho gia đình người lao động. Hay nói cách khác,
giá trị của hàng hóa sức lao động có đặc điểm là được quyết định một cách gián
tiếp thông qua các giá trị tư liệu sản xuất ra sức lao động.
Giá trị sử dụng của hàng hóa lao động là cơng cụ của nó để thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng sức lao động của người sử dụng lao động. Khác với hàng hóa
thơng thường, khi sử dụng hàng hóa sức lao động, người mua hàng hóa sức lao
động mong muốn thoải mãn nhu cầu có được giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm.

Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, nó mang yếu tố tinh thần và
lịch sử. Hơn thế, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt
mà khơng hàng hóa thơng thường nào có được, đó là khi sử dụng nó, khơng
những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn. Đây
chính là chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn giá trị thặng dư nêu trên
do hao phí sức lao động mà có.
2. Liên hệ về hàng hóa sức lao động vào thực tế tại Việt Nam hiện nay
2.1 Vận dụng lý luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác với thị trường sức
lao động ở Việt Nam hiện nay
Nhìn nhận về lý luận lao động của C.Mác, vận dụng vào thị trường lao
động Việt Nam là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế-xã hội ở nước ta. Từ đó, đưa ra các định hướng, giải pháp cho thị trường lao
động nước ta hiện nay.
Thứ nhất: Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động phải phù hợp với xu
thế phát triển chung với yêu cầu xã hội đối với người lao động, hội nhập kinh tế
toàn cầu. Để đạt được điều này cần phải đổi mới, khắc phục hạn chế, nâng cao
5


số lượng và chất lượng nhân lực, đặc biệt như trình độ chun mơn, nghiệp vụ,
ngoại ngữ, phẩm chất, kĩ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm…thì người
lao động mới có thể tiếp cận với nền kinh tế tri thức, làm việc ở nhiều khu vực,
quốc gia.
Thứ hai: Vận dụng lý luận một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực
tế, hoàn cảnh ở nước ta. Ở một khu vực, thời điểm, người lao động, nền kinh tế,
điều kiện tự nhiên khu vực đó đều có những đặc điểm khác nhau khi có chính
sách thay đổi cần phải thích hợp. Người lao động đạt được u cầu trình độ kĩ
năng và năng xuất công việc , người sử dụng lao động cung cấp điều kiện tư liệu
sản xuất, môi trường làm việc, đáp ứng như cầu tinh thần và thu nhập của người
lao động. Cả hai bên cân bằng hài hịa lợi ích, người lao động có trách nhiệm với

người sử dụng lao động và ngược lại, tạo mối quan hệ gần gũi, hòa đồng.
Thứ ba: Vận dụng lý luận về hàng hóa sức lao động phải đi liền với nguồn
nhân lực kiến thức, trình độ phù hợp với nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Nước ta có xuất phát điểm thấp nên chất lượng lao động và nền kinh tế
cũng vậy, do đó mọi chính sách, biện pháp phải đi liền với thực trạng hiện nay.
Người lao động phải biết dụng các thiết bị vi tính, kĩ thuật, trách nhiệm, tự giác,
tinh thần vươn lên trong công việc. Các chủ doanh nghiệp liên tục tái cơ cấu
thiết bị, quy trình làm việc để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm tạo ra.
Thứ tư: Phát triển cầu nối, kết giao trên thị trường lao động bằng các cách
như trung tâm giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, tạo điều kiện để người
lao động dễ dàng làm việc ở nhiều quốc gia. Khuyến khích, tạo điều kiện cho
học sinh nước ta có thể dễ dàng du học ở các quốc gia văn minh tiến bộ , từ đó
nâng cao được kiến thức, kinh nghiệm cho nhân lực nước ta sau này. Chính phủ
hồn thiện hệ thống pháp luật về thị trường lao động, có các chính sách thúc đẩy
chất lượng người lao động, điều kiện cơ sở vật chất, cơ hội có lao động.
Thứ năm: Bên cạnh nâng cao chất lượng lao động, đồng thời phải đảm
bảo môi trường làm việc thoải mái, an toàn, chế độ đãi ngộ, thu nhập đạt được
6


yêu cầu chất lượng cuộc sống , mong muốn của người lao động. Người lao động
được đảm bảo về các quyền con người, bình đẳng, tự do, đảm bảo an toàn lao
động. Đặc biệt là các lao động ở nước ngồi cần có chính sách bảo vệ, quan tâm.
2.2 Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay
a)Thị trường lao động
Thị trường lao động là dạng đặc biệt của thị trường hàng hóa, mà nội dung
của nó là thực hiện vấn đề mua và bán loại hàng hóa có ý nghĩa đặc biệt- sức lao
động, hay là khả năng lao động của con người. Như một phạm trù kinh tế thị
trường sức lao động thể hiện quan hệ kinh tế giữa một bên là người làm chủ
hàng hóa này, sở hữu sức lao động- người bán nó và bên kia, với người sở hữu

vốn-mua sức lao động. Đối với người nắm giữ sức lao động sẽ được tạo ra cơ
hội để nhận chỗ làm việc, nơi mà anh ta có thể làm việc, thể hiện khả năng, và
nhận thu nhập để tái sản xuất sức lao độngcủa mình. Đối với người thuê lao
động sẽ có cơ hội tăng lợi nhuận kinh tế, phát triển doanh nghiệp.
b) Cung lao động
Trong quý 1 năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 51,2 triệu
người, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,1%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có
bằng, chứng chỉ là 26,1%. Trong những tháng đầu năm tình hình kinh tế-xã hội
nói chung và tình hình lao động có việc làm nói riêng đều có chuyển biến tích
cực. Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50 triệu, lao động trong khu vực
dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 38,7%, tương đương 19,4 triệu người, tiếp
đến là lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,5% tương
đương 16,8 triệu người. Lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng thấp nhất 27,8% tương đương 13,9 triệu người. Với tỷ lệ lực
lượng lao động trẻ, phát triển mạnh là nền tảng cho hồi phục và phát triển kinh
tế trong tương lai.
c) Cầu lao động

7


Tuy nhiên, số người trong độ tuổi lao động đông khơng có nghĩa là thị trường
lao động Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp. Bởi số
lao động có tay nghề, có chất lượng của nước ta đang còn hạn chế, trong 51,2
triệu lao động chỉ gần 13,36 triệu người đã được đào tạo, chiếm 26,1%. Sự
chênh lệch về chất lượng nguồn lao động được thể hiện rõ nhất là ở khu vực
nông thôn và thành thị. Chứng chỉ sơ cấp nghề trở lên tại khu vực nông thôn chỉ
đạt 16%, thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị 39,3%. Một nguyên nhân lớn
khiến nhu cầu lao động thấp do dịch covid 19 làm nhiều doanh nghiệp phải đóng
cửa, giảm giờ làm, giảm lao động.Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động

của cả nước quý I năm 2022 ước tính là 3,01%. Trong đó,tỷ lệ thiếu việc làm
khu vực thành thị là 2,39%, khu vực nơng thơn là 3,4%. Doanh nghiệp khó
tuyển lao động chất lượng cao, vì vậy các doanh nghiệp buộc vừa phải tiếp nhận
nhưng vừa phải bồi dưỡng lao động. Với những ngành nghề công nghệ thấp,
không cần lao động chất lượng cao thì có được ngay nguồn lao động. Nhưng với
ngành nghề cơng nghệ, kỹ thuật cao thì địi hỏi phải có thời gian phục hồi và lực
lượng lao động chất lượng cao.
d) Ưu điểm nguồn lao động Việt Nam
Nguồn lao động nước ta được đánh giá dồi dào, cần cù, thơng minh, sáng tạo,
có kinh nghiệm sản xuất nông – lâm - ngư. Chất lượng người lao động ngày
được nâng cao, số lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng. Năng suất lao động
thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là
quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Số
trường đại học, cao đẳng, dạy nghề ngày càng đi lên cả số lượng và chất lượng,
cơ sở vật chất, dụng cụ giảng dạy được đầu tư, nâng cấp. Đội ngũ giảng viên
ngày càng được nâng cao, theo sau đó làm kiến thức của sinh viên tiến bộ lên.
Các học viên, sinh viên có tinh thần tự học, chủ động tìm kiếm cơng việc, trải
nhiệm ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường. Học sinh, sinh viên nước ta đạt
được nhiều giải thưởng, thành tích trong các cuộc thi trong khu vực và thế giới.
e) Nhược điểm lao động Việt Nam
8


Một thời gian dài, nước ta được xem là quốc gia có nguồn nhân cơng giá rẻ
so với nhiều nước. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, đây khơng cịn là lợi thế cạnh
tranh, thậm chí có ý kiếm cho rằng đó là nỗi lo lớn đối với nền kinh tế. Chất
lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam hiện nay có nhiều hạn chế. Tỷ lệ lao
động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập. Hiện nay
ln xảy ra tình trạng thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số

ngành dịch vụ và công nghiệp mới. Kĩ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao
động cơng nghiệp cịn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. Tình trạng thể lực của
lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, về cả chiều cao, cân nặng cũng như
sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp được cường độ làm việc và những yêu cầu trong
sử dụng máy móc thiết bị theo chuẩn quốc tế. Hầu hết chủ sử dụng lao động
người nước ngoài chỉ giỏi tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ. Trong khi đó, hầu hết
người lao động Việt Nam không giỏi tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ của chủ sử dụng lao
động thì rất khó giao tiếp. Kĩ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp, lãnh đạo,
giao tiếp ở mức trung bình và thấp.
f) Nguyên nhân hạn chế
Có nhiều nguyên nhân khiến cho chất lượng lao động Việt Nam thấp hơn các
nước trong khu vực và trên thế giới. Đầu tiên, thể chế kinh tế thị trường còn
thiếu đồng bộ, như thị trường lao động, thị trường công nghệ, thị trường bất
động sản. Do xuất phát điểm thấp và đang trong giai đoạn chuyển đổi, việc triển
khai những thị trường gặp khó khăn, hệ thống pháp luật, chính sách phát triển
thị trường cịn chưa đồng bộ. Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tích cực nhưng cịn chậm, các ngành mang tính động lực, huyết mạch như
tài chính, ngân hàng, du lịch còn chiếm tỷ trọng thấp. Thứ ba, máy móc, cơng
nghệ cịn lạc hậu, chậm phát triểm làm năng suất lao động nước ta rất thấp, chất
lượng sản phẩm chưa cao. Thứ tư, phương pháp giáo dục từ bậc phổ thông đến
đại học bộc lộ nhiều hạn chế, quá nặng về lý thuyết, thực hành ít dẫn đến khi bắt
đầu làm việc người lao động yếu kĩ năng làm việc thực tế. Thứ năm, đa số lao
9


động khả năng sử dụng ngoại ngữ còn kém, dẫn đến việc tiếp cận, học hỏi
những tiến bộ, phát triển của các nước ngồi khó khăn.
g) Giải pháp cho nguồn lao động Việt Nam
Thứ nhất, đổi mới yêu cầu về giáo dục, năng cao chất lượng nguồn nhân
lực thông qua đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, năng lực thực hành, tiếp tục đẩy mạnh

xã hội hóa, đa dạng nguồn lực cho phát triển giáo dục nghề nghiệp. Điều chỉnh
việc xây dựng các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, theo hướng linh hoạt,
tăng tính thực hành. Xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề, ưu tiên tập trung các
nghề trọng điểm cấp độ quốc gia. Có nhiều đổi mới, tiến bộ trong ngành nghề
mà các trường chưa kịp đưa vào giảng dạy thì cần khuyến khích sinh viên chủ
động học hỏi qua các ứng dụng, mạng xã hội,trung tâm giảng dạy để thi các
chứng chỉ quốc tế.
Thứ hai, tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn để tạo
được sự chuyển biến trong nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục nghề
nghiệp đối với học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Xây dựng các sản phẩm
tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh trong nhà trường phổ
thơng. Hồn thiện các chính sách, khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
trong nước mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài,
hợp tác nghiên cứu khoa học, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài phát triển cơ sở
giáo dục nghề nghiệp, hợp tác đào tạo.
Thứ ba, chính phủ thu hút vốn đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
vào các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, cơng nghệ cao...Từ đó nâng dần chất
lượng lao động tri thức, bắt kịp các xu hướng, tiến bộ khoa học kĩ thuật, cơng
nghệ, tài chính. Cách mạng cơng nghiệp 4.0 là cơ hội để nước ta phát triển, để
đạt được điều đó cần có định hướng phát triển đúng giải pháp để khơng bị tụt lại
phía sau. Điểm căn bản là phải nâng cao chất lượng đào tạo vào các ngành then
chốt, tri thức chứ không chỉ đào tạo các lao động truyền thống.

10


Thứ tư, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất, cải thiện quy trình
làm việc,doanh nghiệp đào tạo thêm cho người lao động. Từ đó làm cho giá trị
cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Đến thời điểm hiện tại đa
số sản phẩm của nước ta sản xuất rồi xuất khẩu ở dạng thô, giá trị thấp tiêu biểu

như bán dầu thô với giá rẻ rồi lại nhập khẩu dầu lọc giá cao, dù là nước có sản
lượng gạo thứ nhất hoặc thứ hai trên thế giới nhưng giá trị xuất khẩu chỉ xếp thứ
năm. Có rất nhiều các sản phẩm tương tự, để nâng cao năng xuất lao động cần
phải nâng cao giá trị sản phẩm bán ra.
2.3 Ý kiến cá nhân
Việc nâng cao chất lượng lao động có vai trị to lớn đối với từng cá nhân
và cả nền kinh tế quốc dân. Nhờ nâng cao chất lượng người lao động giúp họ
tăng thu nhập, cải thiện môi trường làm việc, có nhiều thời gian cho gia đình
người thân...Nếu thế hệ trước được đào tạo, làm việc trong những ngành nghề tri
thức qua đó sẽ có tác động tích cực đến các thế hệ tiếp theo. Đối với cả nền kinh
tế việc thay đổi, cải thiện nguồn lao động mang tính chất quyết định xu hướng
sau này, trong một thời gian dài lao động nước ta đánh giá là dồi dào, rẻ đồng
nghĩa với rẻ là chất lượng thấp. Để vươn lên cùng với các cường quốc, chúng ta
không thể chỉ đào tạo các ngành lao động đơn giản, tác nghiệp được. Cần
khuyến khích, phát triển ngành lợi nhuận siêu ngạch, đi trước đón đầu các cơng
nghệ, tiến bộ. Để có những chuyển biến tích cực đó, cần có sự tham gia của cả
ngành giáo dục, các nhà hoạch định chính sách, tun truyền của cộng đồng để
các gia đình, học sinh nhận thức đúng đắn.

11


KẾT LUẬN
Sự tồn tại và phát triển của hàng hóa lao động và thị trường lao động là
một tất yếu khách quan. Việc thừa nhận sức lao động trở thành hàng hóa giúp
kích thích người lao động và người sử dụng lao động có những đóng góp tích
cực hơn vào công cuộc phát triển đất nước. Thị trường lao động ở nước ta còn
khá sơ khai, lao động chủ yếu tập chung ở các khu công nghiệp và ở các thành
phố lớn. Việt Nam tham gia nhiều tổ chức kinh tế, có quan hệ ngoại giao thân
thiết với nhiều quốc gia, đó là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với nước

ta. Do đó, để tồn tại và phát triển, trong thị trường thế giới cạnh tranh khắc nhiệt,
các nhà kinh tế, chính sách nước ta cần có các biện pháp nâng cao chất lượng
hàng hóa lao động, xây dựng các tổ chức đào tạo, giúp người lao động có nhiều
kĩ năng, kiến thức. Cần áp dụng triệt để lý luận về hàng hóa sức lao động của
C.Mac đưa vào thực tế nước ta hiệu quả. Người lao động có kĩ năng, kiến thức,
phẩm chất tốt giúp nền cơng nghiệp, tài chính đất nước có những bước nhảy
vượt bậc trong tương lai.

12


1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin,

2.

Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
GS.TS. Phạm Quang Phan và PGS. TS. Tô Đức Hạnh - Đồng chủ biên
(2019), Khái lược Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin, Nxb. Chính trị Quốc gia,

3.

Hà Nội.
/>
4.

phat-trien/chuong-2-mon-kinh-te-chinh-tri-mac-lenin/18519700
/>

5.

hoc-va-cao-dang/cc9ca1dd/4cc04ef3
/>_contentpublisher_WAR_viettelcmsportlet_urlTitle=ly-luan-hang-hoa-suclao-dong-va-tien-cong-cua-c.-mac---co-so-quan-trong-de-cai-cach-chinhsach-tien-luong

13



×