Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.06 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|15547689

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
----

BÀI THUYẾT TRÌNH NHĨM
CHỦ ĐỀ 1: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6:
1.Lê Thị Thùy Trang
2.Võ Thị Thùy Trang
3.Trần Thị Thu Un
4.Đỗ Thị Bích Vân
5.Hồng Y Việt


lOMoARcPSD|15547689

MỤC LỤC
1. Định nghĩa Business Ethics (Đạo đức kinh doanh) và Socical Responsibility (Trách
nhiệm xã hội) và trình bày tầm quan trọng của chúng.............................................................. 3
1.1. Định nghĩa Business Ethics (Đạo đức kinh doanh) .............................................................. 3
1.2. Tầm quan trọng của Đạo đức kinh doanh............................................................................. 3
1.3. Định nghĩa Social Responsibility (Trách nhiệm xã hội) ...................................................... 3
1.4. Tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội ............................................................................... 3
2. Khám phá một số vấn đề Đạo đức có thể phát sinh trong kinh doanh ................................ 4
2.1 Trong mối quan hệ với các đối tượng hữu quan .................................................................... 4
2.2. Trong các chức năng của doanh nghiệp ............................................................................... 6


3. Cách thức xây dựng đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. ......... 7
3.1. Các nguyên tắc trong đạo đức kinh doanh ........................................................................... 7
3.2. Vai trò của đạo đức kinh doanh với doanh nghiệp ............................................................... 8
4. Giải thích 4 khía cạnh của trách nhiệm xã hội. ...................................................................... 8
4.1.1. Đối với người tiêu dùng: ................................................................................................... 9
4.1.2. Đối với người lao động .................................................................................................... 10
4.1.3. Đối với nhà nước ............................................................................................................. 10
5. Thảo luận về các trách nhiệm xã hội của tổ chức đối với các chủ sở hữu, nhân viên,
người tiêu dùng, môi trường và cộng đồng ............................................................................... 13
5.1. Với các đối tượng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ................... 13
6. Đánh giá đạo đức trong quyết định của một doanh nghiệp ................................................ 15
6.1. Những doanh nghiệp vi phạm đạo đức trong kinh doanh: ................................................. 15
6.2. Những doanh nghiệp có những hành động đạo đức trong kinh doanh:.............................. 16
6.3. Những giải pháp để nâng cao đạo đức trong kinh doanh: .................................................. 17


lOMoARcPSD|15547689

1. Định nghĩa Business Ethics (Đạo đức kinh doanh) và Socical Responsibility (Trách nhiệm
xã hội) và trình bày tầm quan trọng của chúng
Chúng ta đang sống trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, trong đó các nền kinh
tế, doanh nghiệp trên thế giới đang đồng thời vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, doanh
nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức to lớn, đòi hỏi phải
nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ bằng nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, công nghệ, năng
suất, chất lượng, hiệu quả, mẫu mã sản phẩm mà còn bằng uy tín, thương hiệu và đạo đức kinh
doanh. Quan niệm chung trên thế giới hiện nay đều khẳng định rằng cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong mơi trường tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế chính là cạnh tranh về văn hóa, trong
đó đạo đức kinh doanh là một yếu tố có ý nghĩa quyết định.
1.1. Định nghĩa Business Ethics (Đạo đức kinh doanh)
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh

giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là
phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh. Đạo đức khơng phải mơ hờ, nó thực
sự gắn liền với lợi ích kinh doanh.
1.2. Tầm quan trọng của Đạo đức kinh doanh
- Thực tế cho thấy mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc vào đạo đức kinh
doanh và sự tăng trưởng về lợi nhuận thu được gắn liền với việc thực hành đạo đức kinh doanh.
- Đạo đức kinh doanh như một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh, là yếu
tố nền tảng tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp.
- Đạo đức kinh doanh chính là cơ sở để xây dựng lòng tin, sự gắn kết và trung thành của đội ngũ
cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, bảo đảm từ lãnh đạo đến toàn thể cán bộ cơng nhân
viên trong doanh nghiệp có những ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức, qua đó khơng ngừng nâng
cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
- Sự tồn vong, phát triển cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp chính là do người tiêu dùng quyết
định, do đó doanh nghiệp muốn đạt được tỷ suất lợi nhuận cao và thành công bền vững thì phải
xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp mình.
1.3. Định nghĩa Social Responsibility (Trách nhiệm xã hội)
Trách nhiệm xã hội là một dạng hoạt động có quy tắc được các doanh nghiệp tự đưa ra nhằm
giúp doanh nghiệp đóng góp cho các mục tiêu xã hội dưới vai trị là một doanh nghiệp nhân đạo,
hoạt động vì cộng đồng bằng cách tham gia, hỗ trợ các hoạt động tình nguyện hoặc thực hiện
những hoạt động mang tính đạo đức.
1.4. Tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội
- Mang lại cho Công ty một lợi thế cạnh tranh
- Thu hút các ứng viên mạnh và tăng tỉ lệ giữ chân
- Làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
- Cải thiện văn hóa kinh doanh


lOMoARcPSD|15547689

- Tăng sự trung thành và ủng hộ của khách hàng

- Cải thiện danh tiếng của Công ty
- Cải thiện lợi nḥn và giá trị
- Góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia
2. Khám phá một số vấn đề Đạo đức có thể phát sinh trong kinh doanh
2.1 Trong mối quan hệ với các đối tượng hữu quan
Đối tượng hữu quan bao gồm cả những người bên trong và bên ngồi doanh nghiệp. Những
người bên trong là các cơng nhân viên chức, kể cả ban giám đốc và các ủy viên trong hội đờng
quản trị. Những người bên ngồi doanh nghiệp là các cá nhân hay tập thể khác gây ảnh hưởng tới
các hoạt động của doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan nhà nước, đối thủ
cạnh tranh, cộng đồng địa phương.
2.1.1. Chủ sở hữu
Chủ sở hữu với tư cách là người đại diện và được ủy thác, phải có trách nhiệm nghĩa vụ kinh tế,
pháp lý, đạo lý nhất định. Không nhận thức được những nghĩa vụ này thì việc khai thác và sử dụng
các ng̀n lực tài chính có thể gây ra những vấn đề đạo đức. Các vấn đề đạo đức liên quan đến chủ
sở hữu bao gồm :
- Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ của nhà quản lý đối với chủ sở hữu và lợi ích của chính họ, và sự tách
biệt giữa việc sở hữu và điều khiển doanh nghiệp
- Chủ sở hữu có nghĩa vụ với xã hội. Nhiều chủ sở hữu rất quan tâm đến vấn đề môi trường nhưng
một số người khác cho rằng: mơi trường khơng có liên quan gì đến kinh doanh và phớt lờ hoặc vi
phạm luật bảo vệ môi trường bởi họ biết rằng làm theo luật này sẽ rất tốn kém.
2.1.2. Người lao động
Các vấn đề đạo đức liên quan đến người lao động bao gờm cáo giác, qùn sở hữu trí tuệ, bí mật
thương mại, điều kiện, môi trường lao động và lạm dụng của công.
❖ Vấn đề cáo giác
Cáo giác là việc một thành viên của tổ chức công bố những thông tin làm chứng cứ về những
hành động bất hợp pháp hay vô đạo đức của doanh nghiệp.
Những người cáo giác là những nhân viên rất trung thành, họ gắn bó chặt chẽ và sâu sắc với doanh
nghiệp, những sai sót xảy ra đối với doanh nghiệp được họ coi là một sự mất mát, họ cáo giác với
một động cơ trong sáng và họ tin rằng họ sẽ được lắng nghe, được tin tưởng
Thiệt hại đối với bản thân người cáo giác đơi khi rất lớn, vì vậy cần có ý thức bảo vệ người cáo

giác trước những số phận khơng chắc chắn. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp giải quyết của
các cơ quan chức năng.
Cần lưu ý động cơ của người cáo giác. Cáo giác có thể bị cá nhân lợi dụng vì động cơ cá nhân, có
thể người cáo giác chỉ lợi dụng mượn danh vì lợi ích xã hội, lợi ích doanh nghiệp để đạt lợi ích
riêng của mình, nhằm trả thù, hạ thấp uy tín, chứng tỏ cá nhân .


lOMoARcPSD|15547689

❖ Bí mật thương mại
Bí mật thương mại là những thông tin được sử dụng trong quá tr.nh tiến hành hoạt động kinh
doanh không được nhiều người biết tới nhưng lại có thể tạo cơ hội cho người sở hữu nó có một lợi
thế so với những đối thủ cạnh tranh không biết hoặc không sử dụng những thông tin đó.
Bí mật thương mại cần phải được bảo vệ vì nó là một loại tài sản đặc biệt mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Nếu bí mật thương mại bị tiết lộ sẽ dẫn đến hậu quả làm mất lợi thế cạnh tranh trong
kinh doanh của doanh nghiệp.
❖ Điều kiện, mơi trường làm việc:
Người lao động có qùn làm việc trong một mơi trường an tồn và vệ sinh, có quyền được bảo
vệ tránh mọi nguy hiểm, có quyền được biết và được từ chối các công việc nguy hiểm. Nếu lãnh
đạo doanh nghiệp không cung cấp đầy đủ các trang thiết bị an tồn cho người lao động, khơng
thường xun kiểm tra xem chúng có an tồn khơng, khơng đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép về
môi trường làm việc dẫn đến người lao động gặp tai nạn, bị chết, bị thương tật ... thì hành vi của
người lãnh đạo ở đây là vô đạo đức.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm những khoản chi phí này dẫn đến người lao động phải
làm việc trong một điều kiện, môi trường bấp bênh. Điều này cũng là phi đạo đức.
❖ Lạm dụng của công, phá hoại ngầm.
Nếu chủ doanh nghiệp đối xử với nhân viên thiếu đạo đức (không công bằng, hạn chế cơ hội thăng
tiến, trả lương không tương xứng...) sẽ dẫn đến tình trạng người lao động khơng có trách nhiệm
với doanh nghiệp, thậm chí ăn cắp và phá hoại ngầm.
Khắc phục tình trạng này, một số doanh nghiệp đã lắp đặt các thiết bị theo dõi hoặc cho người

giám sát. Tuy nhiên, khi thực hiện các giải pháp này sẽ làm cho nhân viên cảm thấy có áp lực, do
đó giảm năng śt cơng việc và có thể gây tai nạn lao động.
Trong trường hợp này, hành vi giám sát, theo dõi của công ty trở thành phi đạo đức vi phạm quyền
riêng tư của người lao động.
2.1.3. Khách hàng
Khách hàng chính là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tái
tạo và phát triển ng̀n tài chính cho doanh nghiệp. Những vấn đề đạo đức điển hình liên quan đến
khách hàng là những quảng cáo phi đạo đức, những thủ đoạn marketing lừa gạt về an toàn sản
phẩm, họ sẽ phải gánh chịu những thiệt hại lớn như ảnh hưởng đến sức khỏe, đến tính mạng và cả
nhân phẩm nữa.
Doanh nghiệp muốn tờn tại được phải tìm mọi cách làm hài lòng khách hàng. Để làm được như
vậy, các doanh nghiệp phải biết được khách hàng cần và muốn gì, rời sau đó tạo ra những sản
phẩm, dịch vụ đáp ứng được những mong muốn và nhu cầu đó
Trong nỗ lực làm hài lịng khách hàng, các doanh nghiệp không chỉ phải quan tâm đến những nhu
cầu tức thời của khách hàng mà còn phải biết được những mong muốn lâu dài của họ. Vấn đề đạo


lOMoARcPSD|15547689

đức có thể nảy sinh từ v iệc khơng cân đối giữa nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài của khách
hàng..
2.1.4. Đối thủ cạnh tranh
Trong kinh doanh, cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp phải cố vượt lên trên đối thủ và lên chính
bản thân. Cạnh tranh lành mạ nh luôn rất cần thiết với các doanh nghiệp. Cạnh tranh lành mạnh
là thực hiện những điều pháp luật không cấm để cạnh tranh cộng với “đạo đức kinh doanh” và tôn
trọng đối thủ cạnh tranh. Đây là cơ sở cho doanh nghiệp có những bước phát triển vững chắc.
Trên thực tế đã xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, gây ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động của và uy tín kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút.
Trong kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh thể hiện phổ biến nhất ở hành vi thông đồng giữa
các đối thủ cạnh tranh để nâng cao sản phẩm, dịch vụ.

Cạnh tranh khơng lành mạnh cịn thể hiện ở hành vi ăn cắp bí mật thương mại của doanh nghiệp
đối thủ bằng rất nhiều cách khác nhau như:
- Cập nhật thơng tin hữu ích qua các cuộc phỏng vấn nghề nghiệp những người làm công của đối
thủ cạnh tranh.
- Núp dưới chiêu bài tiến hành các cơng trình nghiên cứu, phân tích về ngành để mọi thông tin.
- Giả danh là một khách hàng hay người cung ứng tiềm năng.
- Che dấu danh phận để đi tham quan cơ sở của đối thủ cạnh tranh nhằm thu thập thông tin.
- Dùng mỹ nhân kế, nam nhân kế, khổ nhục kế để thu thập thông tin.
- Dùng gián tiếp với những phương tiện hiện đại để ăn cắp thông tin.
2.2. Trong các chức năng của doanh nghiệp
2.2.1. Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực
Vấn đề đạo đức trong quản lý nguồn nhân lực liên quan đến các vấn đề cơ bản sau:
❖ Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động.
Trong hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự sẽ xuất hiện một vấn đề khá nan giải, đó là tình
trạng phân biệt đối xử. Phân biệt đối xử xuất phát từ định kiến về phân biệt chủng tộc, giới tính,
tơn giáo, địa phương, vùng văn hóa, tuổi tác ...
❖ Đạo đức trong đánh giá người lao động.
Đó là hành vi mà người quản lý đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến. Nghĩa là người quản
lý dùng ấn tượng của mình về đặc điểm của nhóm người đó để xử sự và đánh giá người lao động
thuộc về nhóm đó. Các nhân tố như quyền lực, ganh ghét, thất vọng, tội lỗi và sợ hãi là những điều
kiện duy trì và phát triển sự định kiến.
❖ Đạo đức trong bảo vệ người lao động.
Đảm bảo điều kiện lao động an tồn là hoạt động có đạo đức nhất trong vấn đề bảo vệ người lao
động. Người lao động có quyền làm việc trong một mơi trường an tồn. Mặt khác xét từ lợi ích,


lOMoARcPSD|15547689

khi người làm cơng bị tai nạn rủi ro thì không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân họ mà còn tác động
đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

2.2.2. Đạo đức trong marketing
❖ Marketing và phong trào bảo hộ người tiêu dùng.
Các hoạt động marketing đều phải định hướng vào người tiêu dùng vì họ là người phán xét cuối
cùng việc doanh nghiệp sẽ thất bại hay thành công. Nhưng trên thực tế vẫn tồn tại sự bất bình đẳng
giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hậu quả là người tiêu dùng phải chịu những thiệt thòi lớn,
sản phẩm không đảm bảo chất lượng ...
❖ Các biện pháp marketing phi đạo đức.


Quảng cáo phi đạo đức:



Bán hàng phi đạo đức

Sử dụng những biện pháp thiếu văn hóa khác để hạ uy tín của doanh nghiệp đối thủ như gièm pha
hàng hóa của đối thủ cạnh tranh, hoặc đe dọa người cung ứng sẽ cắt những quan hệ làm ăn với
họ.Các hành vi này gây thiệt hại cho người tiêu dùng khơng chỉ trước mắt mà cịn cả lâu dài.
2.2.3. Đạo đức trong hoạt động kế tốn, tài chính
Kế tốn là tác nghiệp khơng thể thiếu của doanh nghiệp. Do phạm vi hoạt động của tác nghiệp
này, các vấn đề đạo đức có thể xuất hiện cả về nội bộ hoặc ngoại vi của doanh nghiệp. Chẳng hạn
bộ phận này lạm quyền quyết định vốn và cơ cấu vốn hoạt động của doanh nghiệp với chi phí sử
dụng vốn, lạm quyền xây dựng các kế hoạch thu - chi tài chính, lạm dụng qùn quyết định phân
bổ các ng̀n lực tài chính của bộ phận sản xuất - kinh doanh. Điều này khiến hệ thống phân quyền
trong tổ chức kém hiệu quả, quản lý chồng chéo.
3. Cách thức xây dựng đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng với doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh có vai trị rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trên thực tế, lợi
nhuận của doanh nghiệp gắn liền với đạo đức và mức độ tăng lợi nhuận gắn liền với mức độ tăng
đạo đức. Vì vậy khi khơng hiểu được vai trị của đạo đức kinh doanh, khơng có ý thức xây dựng
đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp các doanh nghiệp sẽ rất khó thành cơng. Vì vậy hiểu rõ

vai trò và cách thức xây dựng đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng với doanh nghiệp.
3.1. Các nguyên tắc trong đạo đức kinh doanh
3.1.1. Tính trung thực
Các thủ đoạn xảo trá, gian dối để kiếm lời đều khơng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Giữ lời
hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, trung thực, chấp hành các quy định của nhà nước, không làm
ăn phi pháp như trốn thuế, gia lận thuế, không sản xuất và buốn bán những mặt hàng cấm, trung
thực trong giao dịch, đàm phán và kí kết, không làm hàng giả, quảng cáo sai sự thật,…
3.1.2. Tính tơn trọng


Đối với khách hàng : tơn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng.



Đối với đối thủ cạnh tranh : tơn trọng bản quyền, lợi ích của đối thủ


lOMoARcPSD|15547689



Đối với nhân viên: tốn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm, tôn trọng tự do
của nhân viên.

3.2. Vai trò của đạo đức kinh doanh với doanh nghiệp
3.2.1. Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp
Khách hàng có xu hướng thích mua hàng của những cơng ty uy tín về chất lượng. Đặt biệt là khi
giá cả của cơng ty đó cũng bằng với giá cả của các công ty đối thủ cạnh tranh. Khi các nhân viên
nhận thấy được rằng công ty của mình là một trường có đâọ đức tốt, họ sẽ tận tâm hơn và hết mình
đóng góp cho sự phát triển của công ty. Các tốt chức được xem là có đạo đức thường có nền tảng

là các khách hàng trung thành cũng như đội ngủ nhân viên vững mạnh, bởi họ luôn tin tưởng và
phụ thuộc lẫn nhau trong các mối quan hệ. Chất lượng của công ty có tác động tích cực đến vị thế
cạnh tranh của cơng ty nếu cơng ty đó cam kết sẽ thực hiện đúng các quy định đạo đức. Họ cần
phải cung cấp các giá trị tốt nhất cho tất cả khách hàng và cổ đơng.
3.2.2. Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự tận tâm của nhân viên
Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc họ tin rằng tương lai của mình gắn liền với tương lai
của doanh nghiệp và chính vì thế họ sẵn sàng hi sinh cá nhân vì tổ chức của mình. Doanh ghiệp
càng quan tâm tới nhân viên bao nhiêu thì nhân viên càng tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu.
Môi trường đạo đức cho nhân viên bao gờm: mơi trường lao động an tồn, các phúc lợi xã hội và
thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của công ty đã ghi trong hợp đồng. Các hoạt động từ thiện hoặc
giúp đỡ cộng đồng không chỉ tạo ra suy nghĩ tích cực cho nhân viên mà còn làm tang sự trung
thành của nhân viên đối với doanh nghiệp. Các nhân viên sẽ dành hầu hết thời gian của họ tại nơi
làm việc chứ không phải “ chỉ làm cho xong “ hay làm “ cho qua ngày đoạn tháng”. Giảm thiểu
các vấn đề như lạm dụng thời gian của cơng ty, vi phạm chính sách sử dụng internet của công ty,
phân biệt đối xử, nối dối, trộm cắp.
3.2.3. Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lịng khách hàng
Đạo đức kinh doanh có thể lơi cuốn khách hàng đến với công ty làm tăng sự hài long của khách
hàng với công ty. Các hành vi phi đạo đức có thể làm giảm sự trung thành của khách hàng và
khách hàng có thể sẽ chuyển sang mua hàng của các thương hiệu khác. Các khách hàng thích mua
sản phẩm của cơng ty có danh tiếng tốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội. Các công ty liên tục
cung cấp cho khách hàng các dịch vụ hấp dẫn, cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như cung cấp
cho khách hàng thông tin dễ hiểu và dễ tiếp cận.
4. Giải thích 4 khía cạnh của trách nhiệm xã hội.
Từ khái niệm có thể thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility –
CSR) là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế
bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đờng địa phương
và xã hội nói chung.

❖ Các khía cạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?



lOMoARcPSD|15547689

Các doanh nghiệp có chính sáchTrách nhiệm xã hội trc tiên phải đảm bảo rằng họ có trách nhiệm
với bản thân, cổ đơng và nhân viên của họ. Ngồi ra, họ tự chịu trách nhiệm với khách hàng và thế
giới xung quanh.
Dưới đây là 4 khía cạnh chính của trách nhiệm xã hội:


Khía cạnh kinh tế



Khía cạnh pháp lý



Khia cạnh đạo đức

• Khía cạnh nhân văn
4.1. Khía cạnh kinh tế
Một phần của việc có trách nhiệm với xã hội là lợi nhuận còn lại. Doanh nghiệp hỗ trợ rất nhiều
người, bao gồm cổ đông và nhà đầu tư, nhân viên và đối tác. Có trách nhiệm xã hội đối với công
ty để phát triển và đáp ứng các mục tiêu doanh thu của mình. Bên cạnh việc tăng doanh thu, doanh
nghiệp cần phải làm việc để giảm chi phí và giá thành để có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình.
Tuy nhiên, lợi ích kinh tế khơng chỉ là kim chỉ nam duy nhất và khơng nên nhìn nhận một cách
chân khơng. Các doanh nghiệp nên duy trì lợi nḥn cad giảm thiểu chi phí bằng cách ghi nhớ
cờng đồng rộng lớn hơn và không thực hiện bất kỳ hàng động nào làm tổn hại đền cộng đồng. điều
này có nghĩa là tim ng̀n cung ứng sản phẩm có đạo đức, sử dụng các phương thức kinh doanh
bền vững, đối xử công bằng với nhân viên và khách hàng đồng thời chịu trách nhiệm về các hàng

động kinh doanh.
4.1.1. Đối với người tiêu dùng:
- Tạo ra những sản phẩm tốt nhất, giá thành hợp lý nhất.
- Mẫu mã sản phẩm đa dạng.
- Đặc biệt là tiết kiệm nhiên liệu
Doanh nghiệp phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà xã hội và đảm bảo chất lượng của sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ từ khâu sản xuất đến tận tay người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.
Thông tin về sản phẩm được công ty đăng tải đầy đủ trên trang web của công ty,cũng như quảng
cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, báo đài và các trang mạng xã hội.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải đảm bảo sự an tồn, thơng tin về sản phẩm đờng thời phải kinh
doanh với mức giá phù hợp với điều kiện kinh tế của đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp
hướng tới.


lOMoARcPSD|15547689

Hình 1

Hình 2
4.1.2. Đối với người lao động
Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù
lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao
tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở
nơi làm việc.
4.1.3. Đối với nhà nước


Nộp thuế đầy đủ theo quy định




Tạo ra việc làm cho xã hội



Góp phần tăng trưởng GDP

4.2. Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện
đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế


lOMoARcPSD|15547689

này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và
an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái.
Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao
gồm năm khía cạnh:
(1) Điều tiết cạnh tranh
(2) Bảo vệ người tiêu dùng
(3) Bảo vệ mơi trường
(4) An tồn và bình đẳng
(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Nội dung của từng khía cạnh
(1) Điều tiết cạnh tranh


Cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ,tạo sự khác biệt





Tuân thủ nghiêm túc các Quy định về pháp luật cạnh tranh
Cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm đa dạng.

(2) Bảo vệ người tiêu dùng


Cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm với chất lượng cao



Xây dựng mạng lưới bảo hành, sửa chữa trên tồn quốc



Phục vụ tận tụy tạo niềm tin cho khách hàng

(3) Bảo vệ môi trường
Áp dụng công nghệ tiên tiến trong hệ thống bảo vệ mô trường:
- Áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 một cách tồn diện vào q trình sản x́t,xử
lý rác, nước thải.
- Tập trung cải tiến môi trường như làm giảm CO2, giảm nhiệt độ, bụi, tiếng ồn…
- Trồng nhiều cây xanh ở nơi làm việc
(4) An tồn và bình đẳng.


Kỹ sư CNV trẻ có độ tuổi 21-26




Tuyển cán bộ,CNV bằng thi tuyển tự do,cơng khai,cơng bằng



Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động



Có sự kiểm sốt chặt chẽ



Quan tâm đến đời sống CNV,khơng phân biệt đối xử



Trả lương đầy đủ và đúng hạn.

Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp
nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình.


lOMoARcPSD|15547689

4.3. Khía cạnh đạo đức
Là một trong những yếu tố quan trọng nhất của trách nhiệm xã hội, yếu tố đạo đức xác định
giá trị cốt lỗi của 1 doanh nghiệp. Thay vì chỉ tuân thủ pháp luật, một doanh nghiệp tập trung vào
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần phải vượt lên trên và xa hơn nữa, đồng thời đưa ra các
lựa chọn, trên những gi đc xem là đúng chứ ko chỉ dựa trên sự hợp phát của nó.

Nghĩa vụ đạo đức của Vinamilk được thể hiện rõ thông qua những nguyên tắc và giá trị đạo
đức được tơn trọng, trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược phát triển của công ty, cụ thể:
Vinamik cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất, bằng chính
sự trân trọng, tình u và trách nhiệm, với cuốc sống con người và xã hội.
Có thể nói từ ngày thành lập tới nay, cơng ty đã thật sự rất vất vả để có thể khẳng định sứ mệnh
của mình. Một bản tun ngơn thể hiện rất rõ nghĩa vụ đạo đức mà công ty theo đuổi, hướng về
cộng đồng, hướng về mục tiêu phát triển chung của xã hội thông qua nổ lực cung cấp nguồn dinh
dưỡng tốt nhất cho con người bằng các sản phẩm của mình.
Cơng ty tập trung phát triển thương hiệu dựa trên nên tảng uy tín và sự tin cậy x́t phát từ chính
những người tiêu dùng . Cơng ty muốn tạo dựng hình ảnh của mình từ chính những cảm nhận,
niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng, lợi ích từ những sản phẩm của cơng ty.
4.4. Khía cạnh nhân văn
Một trong những khía cạnh nổi tiếng nhất của trách nhiệm xã hội là hoạt động từ thiện. Trách
nhiệm từ thiện đề cặp đến mục đích của doanh nghiệp là tích cực làm cho thế giới và xã hội trở
nên tốt đẹp hơn. Các công ty thực thiện hành động xã hội xung quanh họ,chẳng hạn như qun
góp tiền hoặc sản phẩm và thời gian tình nguyện. Bằng cách giúp đỡ những người gặp khó khăn,
các doanh nghiệp tạo ra sự tích cực trong cuố sống của người nhân trong cộng đờng của họ.


Phong trào Sữa học đường việt nam với sứ mệnh mang từng hộp sữa trao tận tay các trẻ
em nghèo Vùng sâu vùng xa, giúp các em thắp sáng ước mơ tới trường.



6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo VN năm 2008



Quỷ sữa vươn cao VN.




Vinamilk phát đến 6.066.466 hộp sữa cho cho gần 50.000 trẻ em khuyết tật, mồ côi suy
dinh dưỡng.

Kết luận:
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ làm cho doanh nghiệp phát triển
bền vững, mà cịn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội nói chung. Đó là một cơng việc
khơng thể bỏ qua trên con đường hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam, bởi nó vừa mang lại
lợi ích cho doanh nghiệp, vừa mang lại lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn pháp luật lao động tại Việt Nam.


lOMoARcPSD|15547689

5. Thảo luận về các trách nhiệm xã hội của tổ chức đối với các chủ sở hữu, nhân viên, người
tiêu dùng, môi trường và cộng đồng
Sự tồn tại và phát triển ổn định, bền vững của bất kỳ doanh nghiệp nào trong xã hội phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố con người và môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Vì vậy,
việc thực hiện tốt các trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp:
- Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của cơng ty cũng như mở rộng quy mô kinh doanh cũng
như làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Thu hút nguồn lao động giỏi, có năng lực nhằm tăng năng suất, hiệu quả của hoạt động sản xuất
kinh doanh và tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt. Ngồi ra, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội
còn giúp doanh nghiệp giữ chân được những nhân viên có chun mơn, góp phần khằng định “sức
mạnh mềm” của doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý trong công ty và các trách nhiệm khác
trong xã hội.
- Đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp.
- Được hưởng các ưu đãi trong hoạt động kinh doanh từ nhà nước như: ưu đãi về thuế quan, ưu

đãi về việc thuê đất, sử dụng đất,…
5.1. Với các đối tượng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
5.1.1. Với người lao động:
Phần lớn người lao động u thích cơng việc của mình do điều kiện lao động tốt và chế độ lương
thưởng hợp lý, nên ngoài việc quan tâm tới vấn đề trả lương xứng đáng, đúng quy định, khơng
phân biệt đối xử, họ cịn quan tâm tới việc doanh nghiệp có chính sách đãi ngộ và đào tạo tốt và
có mơi trường làm việc tḥn lợi khơng? Đây cũng chính là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với
người lao động. Những điều kiện cơ bản này, dù đơn giản nhưng không phải doanh nghiệp nào
cũng có ý thức trong việc thực hiện được. Doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu này cũng đồng
nghĩa với việc họ tạo ra được một đội ngũ lao động trung thành, gắn bó, u thích cơng việc, tự
hào về hình ảnh doanh nghiệp và quyết tâm làm việc vì lợi ích chung của doanh nghiệp. Nhờ đó
chi phí thực tế, chi phí cơ hội, sức lực, cũng như những hao tổn về tinh thần do phải liên tục tìm
kiếm và đào tạo nhân sự mới được giảm đi đáng kể. Lợi ích đạt được ở đây, rõ ràng ngoài lợi ích
kinh tế được nâng lên rõ rệt cịn có một văn hóa gắn kết tại doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp
mạnh sẽ tác động tích cực khơng chỉ tới riêng chính bản thân doanh nghiệp mà cịn lan tỏa rất tốt
trong cộng đồng doanh nghiệp. Đây là điều mọi doanh nghiệp đều mong muốn xây dựng được.
5.1.2. Với các cổ đông:
Trọng tâm trong trách nhiệm của doanh nghiêp đối với cổ đông là công bố thông tin minh bạch,
điều hành công ty hiệu quả và sử dụng nguồn vốn hợp lý. Công bố thông tin minh bạch, điều hành
công ty hiệu quả, sử dụng vốn hợp lý để tạo ra giá trị gia tăng là điều cần phải làm đối với bất kỳ
doanh nghiệp nào vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp. Có như thế, mới tạo ra được
niềm tin cho nhà đầu tư, cũng như giảm thiểu được những mâu thuẫn lợi ích trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp.


lOMoARcPSD|15547689

5.1.3. Đối với khách hàng:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu của
khách hàng, giá cả hợp lý, giao hàng đúng hẹn và an toàn cho sử dụng... Khi doanh nghiệp có mối

quan hệ tốt với khách hàng họ sẽ hiểu khách hàng hơn, nắm bắt được những nhu cầu của khách
hàng, từ đó doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh về sản phẩm. Bên cạnh đó, việc hiểu khách hàng
của mình cần gì và tạo ra được sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ, doanh nghiệp sẽ gây được thiện
cảm, hấp dẫn, thu hút và giữ chân được những khách hàng trung thành và từng bước mở rộng thị
phần. Theo báo cáo Phát triển bền vững của Cơng ty nghiên cứu thị trường tồn cầu Nielsen (2017),
người tiêu dùng Việt có tinh thần hướng đến xã hội và sự phát triển bền vững cao nhất trong khu
vực Đơng Nam Á. Có đến 86% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sản
phẩm, dịch vụ từ các cơng ty bán hàng có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và mơi trường. Bên cạnh
đó, những yếu tố liên quan đến cam kết bền vững có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của
người tiêu dùng ở Việt Nam được người tiêu dùng đánh giá cao như: sản phẩm được biết đến như
các sản phẩm tốt cho sức khỏe và lợi ích cho cơ thể (77%) và sản phẩm có ng̀n gốc tự nhiên,
tươi sống và các thành phần hữu cơ (77%), các sản phẩm với tiêu chuẩn an toàn cao cũng chiếm
76% hay sản phẩm của doanh nghiệp có cam kết trách nhiệm về môi trường (62%), cam kết trách
nhiệm với các giá trị xã hội và cộng đồng nơi người tiêu dùng đang sống (62%). Và theo khảo sát
của tổ chức National Forest (2017), 81% khách hàng lựa chọn mua sản phẩm bảo vệ môi trường
và 73% người lao động sẽ trung thành với ơng chủ tích cực tham gia các hoạt động từ thiện. Do
đó, các doanh nghiệp ở Việt Nam khơng những chỉ cạnh tranh về hàng hóa, giá cả, chất lượng dịch
vụ... mà còn xem trách nhiệm xã hội như là một trong những chiến lược cạnh tranh bền vững nhằm
xây dựng một hệ thống khách hàng trung thành.
5.1.4. Đối với cộng đồng
Nhiệm vụ trước hết là bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sau đó là cơng tác xã hội,
nhân đạo, từ thiện. Các khoản đầu tư xanh là vấn đề đang được quan tâm của nhiều nước, đặc biệt
là ở các quốc gia phát triển. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên cạn
kiệt, biến đổi khí hậu và các vấn đề xã hội ngày nay là trách nhiệm của tất cả mọi người, trong đó
đặc biệt là các doanh nghiệp. Doanh nghiệp bảo vệ mơi trường, ngồi việc thực hiện trách nhiệm
trong việc tuân thủ các quy định của Nhà nước, thì các doanh nghiệp cũng sẽ giảm được phí tổn
khác trong việc bời thường, khắc phục hậu quả do mình gây ra. Khơng chỉ vậy, các cơ quan quản
lý nhà nước cũng có xu hướng ưu ái đối với các doanh nghiệp có lịch sử tốt về bảo vệ môi trường,
bảo vệ người tiêu dùng và tích cực tham gia hoạt động xã hội, từ thiện. Điều đó sẽ trở thành một
lợi thế và thuận lợi khơng nhỏ cho doanh nghiệp trong q trình hoạt động. Và trên thực tế các

nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay hiểu rất rõ vai trò của các hoạt động xã hội, từ thiện, phát
triển cộng đồng sẽ giúp định vị doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu của
doanh nghiệp để đạt được những thành công hơn nữa trong tương lai, nên cũng đã chú ý đến việc
khai thác lợi ích từ các hoạt động này.


lOMoARcPSD|15547689

6. Đánh giá đạo đức trong quyết định của một doanh nghiệp
Đạo đức trong kinh doanh là một yếu tố then chốt để giúp doanh nghiệp tồn tạo và phát triển.
Nhà quản trị khi đưa ra quyết định chiến lược kinh doanh thường quan tâm các vấn đề giữa đạo
đức và các yếu tố khác như: “tính hiệu quả”, “việc làm, tiền lương”, “sự phối hợp nhịp nhàng đồng
bộ và năng suất”, hay “lợi nhuận tối đa” → những vấn đề này mang tính chất kinh tế, nhân lực, kỹ
thuật hay tài chính
Vấn đề đạo đức tiềm ẩn trong mọi khía cạnh, lĩnh vực của hoạt động quản lý và kinh doanh. Chúng
là nguồn gốc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với uy tín, sự tờn tại và phát triển của một
doanh nghiệp. Vì vậy, nhận ra được những vấn đề đạo đức tiềm ẩn có ý nghĩa rất quan trọng để ra
quyết định đúng đắn, hợp đạo lý trong quản lý và kinh doanh.
Để xây dựng “nhân cách” doanh nghiệp, các quyết định có ý thức đạo đức đóng vai trò quyết
định. Việc nhận định vấn đề đạo đức phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hiểu biết sâu sắc về mối quan
hệ giữa các tác nhân (phương diện, lĩnh vực, nhân tố, đối tượng hữu quan) liên quan đến các vấn
đề đạo đức trong một tình huống, hoạt động kinh doanh thực tiễn. Kiến thức và kinh nghiệm thực
tế có tác dụng giúp người phân tích dễ dàng nhận ra bản chất của những mối quan hệ cơ bản và
những mâu thuẫn tiềm ẩn trong sự nhằng nhịt của các mối quan hệ phức tạp.
6.1. Những doanh nghiệp vi phạm đạo đức trong kinh doanh:
Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba và các cơng ty có liên quan trong việc quảng cáo phân lô, bán
đất nền trên địa bàn các tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Thuận đã thêm phần minh chứng về hành vi lừa đảo, chiếm đạt tài sản của khách hàng.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba và các công ty thành viên đã
tự vẽ ra các dự án khơng có thật tại một số tỉnh phía Nam chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án… nhưng đã huy động tiền của hàng nghìn
khách hàng để chiếm đoạt. Những DN này không chỉ vi phạm các quy định của pháp luật mà còn
vi phạm cả đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội – vốn là những yếu tố tạo nên sự phát triển
bền vững cho DN.

Hình 3


lOMoARcPSD|15547689

Hình 4
Trong nhiều năm trở lại đây, dư luận đã nhiều lần lên án những hiện tượng kinh doanh vi phạm
đạo đức, chạy theo lợi nhuận, bỏ qua lợi ích cộng đồng. Ở nước ta, thời gian gần đây đã xuất hiện
nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận như: Vụ Công ty Vedan làm ô nhiễm sông Thị Vải, vụ
Formusa Hà Tĩnh gây ơ nhiễm biển miền Trung…

Hình 5 và 6
6.2. Những doanh nghiệp có những hành động đạo đức trong kinh doanh:
+ Công ty cổ phần sàn giao dịch bất động sản Hưng Thịnh - Hưng Thịnh Land: ủng hộ quỹ
vacxin covid, ủng hộ lũ lụt

Hình 7 và 8
+ Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ HC Toàn Cầu: ủng hộ lũ lụt miền Trung


lOMoARcPSD|15547689

+ Công ty Vinamilk ủng hộ sữa cho y bác sĩ tuyến đầu chống dịch

Hình 9

6.3. Những giải pháp để nâng cao đạo đức trong kinh doanh:
- Hoàn thiện khung luật pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhận đối với các vấn đề đạo đức kinh
doanh
- Nâng cao vai trò của các cơ quan bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức xã hội, các hội và hiệp hội
có trách nhiệm trong việc quản lý, thực thi đạo đức kinh doanh như: Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, Hội bảo vệ người tiêu dùng,…
- Tăng cường công tác tuyên truyền, biểu dương các doanh nghiệp, doanh nhân thực thi tốt đạo
đức kinh doanh đồng thời phát hiện và đưa ra công luận những cá nhân và hành vi vi phạm đạo
đức kinh doanh.

THE END



×