Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đạo đức kinh doanh của nông dân huyện tân yên tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay luận văn ths kinh doanh và quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.25 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN TRÍ CÔNG

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA
NÔNG DÂN HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN VĂN
THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN TRÍ CÔNG

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA
NÔNG DÂN HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: QTKD
Mã số
: 60 34 05

TÓM TẮT LUẬN VĂN


THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐỖ MINH CƢƠNG

Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt..............................................................................i
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
Chƣơng 1. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA NÔNG DÂN - MỘT SỐ
VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN.............................................................................. 5
1.1. Các khái niệm cơ bản về nông dân và đạo đức kinh doanh của nông
dân................................................................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm nông dân................................................................. 5
1.1.2 Khái niệm đạo đức, kinh doanh................................................. 5
1.1.3. Khái niệm đạo đức kinh doanh và đạo đức kinh doanh của nông
dân............................................................................................................... 6
1.2. Một số nguyên tắc và chuẩn mực của Đạo Đức Kinh
Doanh........................................................................................................... 7
1.2.1. Tính trung thực, không vì lợi bản thân mà làm thiệt hại người
khác............................................................................................................. 7
1.2.2. Tôn trọng con người................................................................ 7
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao đạo đức kinh doanh cho nông dân trong
giai đoạn hiện nay....................................................................................... 8
1.3.1. Vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.................................................................................................. 8

1.3.2. Tình hình thực tế và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu về đạo đức
kinh doanh của nông dân trong giai đoạn hiện nay................................... 8
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA
NÔNG DÂN HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY................................................................................... 10


2.1. Đặc điểm của nông dân huyện Tân Yên........................................ 10
2.1.1. Nông dân nông dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có tinh thần
cần cù, chịu khó trong lao động, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc
sống............................................................................................................ 10
2.1.2. Nông dân Huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có lòng yêu nước
nồng nàn, gắn bó với Đảng, với Bác Hồ................................................... 10
2.1.3. Nông dân Tân Yên có tâm hồn phóng khoáng, trọng tình nghĩa,
có tư duy kinh tế thị trường năng động, dám nghĩ, dám làm..................... 11
2.2. Những yếu tố tác động đến nhận thức về đạo đức kinh doanh của nông
dân huyện Tân Yên........................................................................... 11
2.2.1. Đặc điển tự nhiên và dân số ................................................. 11
2.2.2. Truyền thống văn hóa, giáo dục............................................ 12
2.2.3. Quá trình đổi mới, phát triển của đất nước.......................... 13
2.2.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân...................... 14
2.3. Nhận thức của nông về đạo đức kinh doanh dân và hoạt động giáo
dục đạo đức kinh doanh của các cơ quan chức năng................................ 14
2.3.1. Nhận thức của nông dân về đạo đức kinh doanh.................. 14
2.3.2. Kết quả giáo dục đạo đức kinh doanh của các cơ quan chức
năng............................................................................................................ 14
2.4. Những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục đạo đức kinh doanh cho
nông dân ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang hiện nay............................... 15
2.4.1. Mâu thuẫn giữa sự hạn chế về trình độ nhận thức, ý thức thực
hiện pháp luật kinh doanh của nông dân với yêu cầu ngày càng cao, chặt chẽ,

nghiêm minh và tính pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh thời kinh tế
thị trường........................................................................................ 15
2.4.2. Mâu thuẫn giữa nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của công tác
giáo dục đạo đức kinh doanh cho nông dân với yêu cầu ngày càng quan trọng


của công tác này trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa......................................................................................... 15
2.4.3. Mâu thuẫn giữa một số biến đổi mang tính tiêu cực của môi
trường sản xuất kinh doanh với những đòi hỏi mang tính chuẩn mực, khuôn
mẫu, lý tưởng của môi trường, cơ chế giáo dục đạo đức kinh doanh........ 16
2.5. Đánh giá chung.............................................................................. 17
2.5.1. Kết quả tích cực..................................................................... 17
2.5.2. Một số tồn tại......................................................................... 17
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC KINH
DOANH CỦA NÔNG DÂN HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY........................................................... 19
3.1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang về công tác giáo dục đạo đức kinh doanh cho nông
dân............................................................................................................... 19
3.2. Nâng cao trình độ dân trí, xây dựng ý thức tự giác tôn trọng và thực
hiện đạo đức và pháp luật trong sản xuất kinh doanh cho nông
dân.............................................................................................................. 19
3.3. Xây dựng chuẩn mực nội dung, đa dạng các hình thức để nâng cao
hiệu

quả

giáo


dục

đạo

đức

kinh

doanh

cho

nông

dân.............................................................................................................. 20
3.4. Kết hợp hoạt động của hệ thống chính trị và hoạt động tự quản của
gia đình, cộng đồng.................................................................................... 20
KẾT LUẬN................................................................................................ 22


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đạo đức là một phạm trù mang tính lịch sử. Mỗi chế độ xã hội khác
nhau hình thành hệ thống những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức riêng để
điều chỉnh hành vi của con người.
Hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ
đem lại những cơ hội to lớn song cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách
thức cho mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất là mục
tiêu quan trọng của tất cả các nước. Quy luật khắc nghiệt của kinh tế thị
trường được ví như cái mặt sàng mà qua sự sàng lọc của nó ai không thích

ứng sẽ bị đào thải. Thực tế qua gần 30 năm đổi mới với sự phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế - xã hội nước ta đã có
những bước chuyển dịch to lớn, đạt được thành tựu trên nhiều mặt.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, cùng với sự trình phát triển của kinh tế thị
trường, bên cạnh những kết quả tích cực về sản lượng, chất lượng sản phẩm
thì những tác động tiêu cực, đặc biệt là sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của
con người. Nổi bật là tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh trong quá trình
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Lối sống thực dụng, cá nhân ích kỷ đã làm cho
tình trạng tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo trong sản xuất kinh doanh ngày càng
có đà sinh sôi, nảy nở. Không ít những hộ nông dân sản xuất kinh doanh chỉ
vì mục tiêu lợi nhuận, vụ lợi cá nhân đã sản xuất hàng hóa trái phép, thải chất
độc hại ra môi trường, buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất
lượng, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Một bộ phận không
nhỏ người nông dân còn kinh doanh theo kiểu “chộp giật”, kinh doanh không
giữ chữ tín… Bởi vậy, vấn đề nâng cao ý thức đạo đức trong kinh doanh cho

1


người nông dân, giúp họ hình thành những chuẩn mực cơ bản của đạo đức kinh
doanh là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Từ những lý do trên, trong khuôn khổ nghiên cứu của một luận văn thạc
sỹ tôi lựa chọn đề tài “Đạo đức kinh doanh của nông dân huyện Tân Yên
tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ
chuyên ngành quản trị kinh doanh của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về đạo đức kinh doanh (ĐĐKD) của nông dân là một
vấn đề khá mới mẻ, đến nay, có khá ít những công trình nghiên cứu sâu
sắc và toàn diện về nội dung này. Tuy vậy, ĐĐKD đang là vấn đề được
đặt ra trong nền kinh tế thị trường và nhiều trường kinh tế ở nước ta iện

nay đã đưa nội dung này trở thành những bộ môn quan trọng trong
chương trình đào tạo của mình. Xoay quanh các vấn đề về ĐĐKD có một
số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, PGS.TS. Nguyễn
Mạnh Quân, Nxb. Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2007.
- Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh, GS,TS. Ngô Đình
Giao (chủ biên), Nxb. Giáo dục, 1997.
- Đạo đức kinh doanh: Lý thuyết và thực hành, PTS. Mai Ngọc Cường
(chủ biên), Nxb. Thống kê, Hà Nội, 1996.
- Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, PGS.TS. Đỗ Minh Cương,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
Bàn về nông dân, công tác vận động nông dân xây dựng chủ nghĩa xã
hội có số công trình nghiên cứu:
- Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay,
Ban Dân vận Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

2


Nhìn chung, có thể thấy các công trình nghiên cứu kể trên đã đề cập
đến vấn đề về đạo đức kinh doanh, nhiệm vụ giáo dục đạo đức, tư tưởng cho
giai cấp nông dân ở nước ta hiện nay trên góc độ lý luận và thực tiễn. Nhưng
chưa có công trình khoa học nào đề cập đến việc nâng cao đạo đức kinh
doanh cho nông dân hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn đặt ra, tác giả mạnh dạn
nghiên cứu về đạo đức kinh doanh cho nông dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Nhận thức của nông dân ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang về đạo đức kinh doanh (chủ yếu là nhận thức của các hộ sản xuất kinh
doanh giỏi).

- Phạm vi nghiên cứu: Một số vấn đề về đạo đức kinh doanh của nông
dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ năm 2005 đến nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng vấn đề ĐĐKD của nông
dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang hiện nay và tìm ra các giải pháp khắc
phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm của nó.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Làm rõ một số khái niệm cơ bản, cơ sở lý luận để đánh giá đúng thực
trạng vấn đề đạo đức kinh doanh của nông dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang hiện nay một cách khách quan, khoa học.
+ Tìm ra nguyên nhân của thực trạng ấy, từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm góp phần nâng cao đạo đức kinh doanh cho nông dân huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang hiện nay.
Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu nhằm giải quyết những câu hỏi sau:
3


(1) Đạo đức kinh doanh của nông dân là gì?
(2) Thực trạng nhận thức về đạo đức kinh doanh của nông dân huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang hiện nay như thế nào?
(3) Những giải pháp chủ yếu nào để nâng cao đạo đức kinh doanh cho
nông dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang?
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, kết hợp chặt
chẽ phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra luận văn
còn sử dụng phương pháp khảo sát, phỏng vấn sâu, quan sát, thảo luận nhóm
và lấy ý kiến chuyên gia.
6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, danh mục các chữ viết tắt, phụ lục, danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Đạo đức kinh doanh của nông dân - một số vấn đề về lý
luận.
Chương 2. Thực trạng vấn đề đạo đức kinh doanh của nông dân huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang hiện nay.
Chương 3. một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức kinh doanh của
nông dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang giai đoạn hiện nay.

4


NỘI DUNG
Chƣơng 1
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA NÔNG DÂN
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm cơ bản về nông dân và đạo đức kinh doanh của
nông dân
1.1.1. Khái niệm nông dân
Từ những khái niệm đã có như: Từ điển Chính trị viết tắt, Tác giả Lê
Hữu Xanh trong cuốn sách "Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đối với
cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp Nhà nước" do nhà xuất bản Lý luận
chính trị, Hà Nội năm 2005 và từ những phân tích trong quá trình phát triển
hiện nay, tác giả đã đưa ra khái niệm về nông dân. Theo đó, Nông dân ở nước
ta hiện nay là những người lao động, sống ở nông thôn lấy sản xuất nông
nghiệp là nguồn thu nhập chính dưới hình thức hộ gia đình. Nông dân là lực
lượng cách mạng quan trọng trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay.
1.1.2 Khái niệm đạo đức, kinh doanh
- Đạo đức:

Đạo đức là một trong những hình thái cơ bản của ý thức xã hội, là tổng
hợp của những nguyên tắc, chuẩn mực hướng dẫn con người tự giác điều
chỉnh hành vi ứng xử của mình trong quan hệ ứng xử giữa người với người.
Bàn về đạo đức có rất nhiều các quan điểm tiếp cận khác nhau.
Có thể hiểu một cách tổng quát: Đạo đức là những chuẩn mực, nguyên
tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với
nhau và đối với xã hội.

5


Dưới góc độ khoa học: Đạo đức được xem là một bộ môn khoa học
nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng – cái sai và sự phân biệt khi lựa
chọn giữa cái đúng và cái sai, triết lý về cái đúng – cái sai, quy tắc hay chuẩn
mực chi phối các hành vi của các thành viên của một nghề nghiệp.
- Kinh doanh:
Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của con người xuất hiện cùng với
sự ra đời của kinh tế hàng hóa và thị trường. Kinh doanh gồm nhiều hình thức
khác nhau như: hoạt động buôn bán, trao đổi (thương mại), sản xuất, dịch vụ
(du lịch, thông tin, y tế, giáo dục, tư vấn…). Mục đích chính của kinh doanh với tư cách là một nghề đều là đạt được, đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh
doanh, kinh doanh là kiếm lợi.
Như vậy có thể thấy: Kinh doanh là một dạng thức cơ bản của kinh tế
với mục đích chính là đạt được lợi nhuận cho chủ thể. Kinh doanh là việc
thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi nhuận.
1.1.3. Khái niệm đạo đức kinh doanh và đạo đức kinh doanh của
nông dân
- Đạo đức kinh doanh:
Đạo đức kinh doanh là một biểu hiện cụ thể của đạo đức nói chung

được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, kinh doanh là
một hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện sự
ứng xử đạo đức trong kinh doanh không hoàn toàn giống các hoạt động khác.
Như vậy, đạo đức kinh doanh là hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực,
tiêu chuẩn hay luật pháp trong lĩnh vực kinh doanh được đại đa số con người
trong xã hội thừa nhận nhằm kiểm soát, chi phối hành động, hành vi kinh
doanh của một cá nhân, một nhóm người hay một nhóm nghề nghiệp nhất
6


định trong mối quan hệ kinh doanh. Chúng được những người hữu quan nhà
đầu tư, khách hàng, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng dân
cư, đối tác, đối thủ…) sử dụng để đánh giá, phán xét những hành vi kinh
doanh là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức.
- Đạo đức kinh doanh của nông dân:
Căn cứ vào những khái niệm về đạo đức kinh doanh nói chung và đặc
điểm của nông dân có thể mạnh dạn khái quát như sau: Đạo đức kinh doanh
của nông dân là hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực, tiêu chuẩn, giao ước
hay luật pháp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà người nông dân tham
gia SXKD nên hay bắt buộc phải tuân theo nhằm thực hiện pháp luật và các
chuẩn mực đạo đức xã hội đặt ra.
1.2. Một số nguyên tắc và chuẩn mực của Đạo Đức Kinh Doanh
1.2.1. Tính trung thực, không vì lợi bản thân mà làm thiệt hại người
khác
Tính trung thực biểu hiện trước hết và chủ yếu là ý thức coi trọng sự
thật, trung thành với sự thật. Người trung thực dám bảo vệ sự thật. Cho dù có
bị thiệt hại về lợi ích cá nhân, thậm chí tính mạng bị đe dọa, song cũng không
vì thế mà họ bóp méo, xuyên tạc sự thật và chân lý. Người trung thực biết
phân biệt đúng, sai, nhận rõ phải, trái, thiện, ác, đâu là chân chính, bịp bợm,
dối trá. Người trung thực nói và làm những điều hay, lẽ phải, tuân theo đạo lý

và chuẩn mực tốt đẹp của cộng đồng và xã hội. Trong kinh doanh trung thực
là không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ chữ
tín trong kinh doanh, nhất quán trong lời nói và việc làm.
1.2.2. Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội:
Luôn gắn lợi ích của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp với lợi ích của
cộng đồng dân cư và của xã hội. Tích cực sẵn sàng góp phần giải quyết
những vấn đề chung của cộng đồng dân cư, xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.
7


Ngày nay, việc các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp phát triển bền vững, mà
còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Cùng với công cuộc đổi
mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi trường và xã hội
bức xúc. Chính những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có
cả các doanh nghiệp, phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu không
bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả quá đắt về
môi trường và những vấn đề xã hội.
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao đạo đức kinh doanh cho nông dân
trong giai đoạn hiện nay
1.3.1. Vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, giai cấp nông dân có vai trò rất quan
trọng, với tư cách là những chủ nhân đầu tiên khai phá đất đai, mở mang bờ
cõi, lập nên non sông đất nước Việt Nam. Họ đã góp phần quan trọng sáng
tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần truyền thống văn hoá của dân tộc Việt
Nam.
Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nông dân
là lực lượng trực tiếp nhất thực hiện những chủ trương, chính sách về nông

dân, nông nghiệp, nông thôn góp phần đưa sản xuất nông nghiệp và nông thôn
có bước phát triển nhanh, khá toàn diện và đạt được những thành tựu to lớn,
góp phần đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn
định chính trị, xã hội.
1.3.2. Tình hình thực tế và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu về đạo đức
kinh doanh của nông dân trong giai đoạn hiện nay

8


Qua gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Ðảng ta khởi
xướng và lãnh đạo, giai cấp nông dân Việt Nam đã góp phần làm nên những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Người nông dân thi đua lao động, sản
xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm
giàu chính đáng đang trở thành phong trào cách mạng sâu rộng trong cả nước.
Tuy nhiên, một thực tế đặt ra là người nông dân tham gia sản suất, dinh doanh
vẫn còn nhận thức hạn chế về đạo đức kinh doanh, trong khi Nhà nước thì còn
thiếu các chế tài, quy định cụ thể. Bởi vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải nghiên cứu
để xây dựng các văn bản pháp luật, các quy tắc ứng xử để tuyên truyền, giáo
dục, nâng cao đạo đức kinh doanh cho nông dân.

9


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
CỦA NÔNG DÂN HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm của nông dân huyện Tân Yên
2.1.1. Nông dân nông dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có tinh

thần cần cù, chịu khó trong lao động, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong
cuộc sống
Huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang là vùng đất có lịch sử lâu đời. Từ rất
sớm, nơi đây đã có con người sinh sống khai sơn phá thạch, lập ấp trạm, lập
xóm làng, chống thiên tại, giặc dã… Khung cảnh thiên nhiên rừng núi rậm
rạm, nguy hiểm, là môi trường vô cùng lạ lùng, bí hiểm và đầy đe dọa, gây ra
nỗi khiếp sợ cho những lưu dân mới đến đây lập nghiệp.
Đối diện với một môi trường thiên nhiên vừa có nhiều khó khăn như
vậy, những lớp lưu dân đầu tiên đã phải đổ nhiều mồ hôi và cả máu để khai
khẩn đất đai, xây dựng và bảo vệ xóm làng. Trong cuộc chống chọi với thiên
nhiên đầy gian khổ, nguy nan, họ đã đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, từ đó tình
hữu ái giai cấp giữa những người lao động đã hình thành, tạo nhân tố bền
vững của tình đoàn kết, của cộng đồng các dân tộc ở Huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang trong các thời kỳ lịch sử.
2.1.2. Nông dân Huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có lòng yêu nước
nồng nàn, gắn bó với Đảng, với Bác Hồ
Giai cấp nông dân Việt Nam nói chung, đặc biệt là giai cấp nông dân
Huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có lòng yêu nước nồng nàn. Họ là những
người gắn bó với làng xóm, quê hương sâu sắc, gắn bó với mảnh đất mà cha
ông đã đổ bao mồ hôi, cả xương máu để khai phá, gìn giữ.
10


Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời giương cao ngọn cờ giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, Đảng đã giải phóng cho nông dân Tân Yên khỏi
lầm than, áp bức của đế quốc và phong kiến. Nông dân Tân Yên có được đời
sống ấm no như hôm nay là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ. Vì
vậy, nông Tân Yên hết lòng, hết dạ trung thành với sự nghiệp cách mạng, xả
thân chiến đấu, lập nên biết bao kỳ tích anh hùng hơn 80 năm qua, góp phần
cùng tỉnh Bắc Giang và cả nước giành độc lập, tự do và tiến lên xây dựng một

xã hội dân chủ, giàu đẹp, văn minh.
2.1.3. Nông dân Tân Yên trọng tình nghĩa, có tư duy kinh tế thị
trường năng động, dám nghĩ, dám làm
Do đặc điểm địa lý, kết cấu làng xã của vùng nông thôn trung du Bắc
Bộ, nông dân Tân Yên sống theo kết cấu làng xã bền chặt, sống trong luỹ tre
làng, cộng với thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai chật hẹp nên nông dân Tân
Yên có tâm lý "tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn", tiết kiệm, có tư tưởng
khép kín và tính cố kết làng xã khá bền chặt.
Do sớm tiếp xúc với kinh tế thị trường, nên người nông dân Tân Yên có
tư duy kinh tế nhanh nhạy, năng động. Họ là những người dám nghĩ dám làm,
không khuất phục trước khó khăn. Từ kinh nghiệm thực tiễn, nếu thấy làm có
hiệu quả là họ làm ngay, không ngần ngại. Để phát huy điểm mạnh này, các
cấp ủy đảng, chính quyền cần hỗ trợ mạnh mẽ về vốn, kỹ thuật cho nông dân.
Có như vậy mới phát huy được tiềm năng trong nông dân, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của huyện.
2.2. Những yếu tố tác động đến nhận thức về đạo đức kinh doanh
của nông dân huyện Tân Yên
2.2.1. Đặc điển tự nhiên và dân số

11


Tân Yên là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Giang, được thành
lập ngày 06/11/1957 trên cơ sở tách phần đất phía Nam của huyện Yên Thế,
vì thế sử sách vẫn quen gọi là miền Yên Thế hạ.
Huyện Tân Yên mang đặc trưng địa hình bán sơn địa, tổng diện tích đất
tự nhiên: 20.441,85ha; Trong đó: Đất nông nghiệp 12.825,62 ha, chiếm 62,74
%; Đất phi nông nghiệp 7.112,65 ha, chiếm 34,79 %, Đất chưa sử dụng
503,58 ha, chiếm 2,46 %. Tài nguyên đất, khoáng sản: chủ yếu là đất và cây
rừng. Khí hậu, thuỷ văn: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

Về dân số, số dân huyện Tân Yên là: 170.272 người, gồm 08 dân tộc
anh em chung sống. Mật độ trung bình là 788 người/km2. Dân cư phân bố
không đều, tỷ lệ cơ cấu dân số nữ nhiều hơn nam (52 nữ, 48 nam/100 người),
cơ cấu độ tuổi số người chiếm tỉ lệ cao là thanh niên và trẻ em, tỷ lệ tăng dân
số ~1,3%/năm.
2.2.2. Truyền thống văn hóa, giáo dục
Tân Yên là vùng đất có lịch sử lâu đời. Từ rất sớm, nơi đây đã có con
người sinh sống khai sơn phá thạch, lập ấp trạm, lập xóm làng, chống thiên
tại, giặc dã… Vì vậy, đã hình thành từ rất sớm những nét văn hóa riêng của
vùng Yên Thế Hạ được thể hiện trong phong tục tập quán, sinh hoạt tín
ngưỡng và những dấu tích văn hóa vật chất rất cổ xưa…
Cũng từ vị trí địa lý đặc thù của vùng đất đã tạo nên tính cách đặc trưng
của con người Yên Thế Hạ đó là: Thượng võ, quả cảm, giàu nghĩa khí. “Đất
Cầu Vồng” đã tập trung đầy đủ truyền thống, cốt cách của vùng đất con người
Yên Thế Hạ.“Đất Cầu Vồng” trở thành biểu tượng, thành nét đặc trưng văn
hóa không chỉ của vùng Yên Thế mà còn vượt ra ngoài vùng trở thành đặc
trưng của cả Bắc Giang, của xứ Kinh Bắc. Phát huy truyền thống “Trai Cầu
Vồng” truyền thống “Đất Cầu Vồng” qua các cuộc kháng chiến chống đế
quốc thực dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhiều tập thể
12


và cá nhân trong huyện Tân Yên được nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
2.2.3. Quá trình đổi mới, phát triển của đất nước
- Tác động của cơ chế thị trường:
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tạo ra rất nhiều chuyển
biến tích cực trong nền kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang nói riêng. Tuy nhiên mặt trái của cơ chế thị trường cũng
tạo ra rất nhiều thách thức. Trong nền kinh tế thị trường, mọi mối quan hệ đều

được xem như đối tượng của hàng hóa, kể cả sức lao động của con người, tình
cảm thân tộc cũng có thể xem như hàng hóa. Do đó, trong quá trình sản xuất,
kinh doanh, cung ứng những sản phẩm nông nghiệp hàng hóa cho xã hội có
thể tiềm ẩn những nguy cơ về thực phẩm không an toàn, độc hại, mầm bệnh
cho những người sử dụng thực phẩm đó.
- Tác động của quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế:
Thực tế cho thấy, CNH, HĐH cũng mang tính hai mặt. Bên cạnh việc
tạo ra động lực thúc đẩy sự biến đổi căn bản to lớn về các mặt vật chất kỹ
thuật, phương pháp sản xuất, tạo điều kiện cho con người trở nên tích cực
năng động hơn, thì CNH, HĐH cũng tác động lên những mặt nhân cách con
người, tạo cho con người tâm lý sùng bái vật chất, khao khát sự hưởng thụ.
Quá trình hội nhập quốc tế đã tạo ra điều kiện thuận lợi trong hợp tác
phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa. Mặc dù vậy, mặt trái của quá trình hội
nhập, một số giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc bị mai một,
thay vào đó là sự xâm nhập của các trào lưu văn hóa ngoại lai, sự phát triển
của chủ nghĩa cá nhân… đặt ra những vấn đề cần giải quyết đối với công tác
giáo dục đạo đức, ý thức XHCN cho nhân dân. Và trong quá trình hội nhập
của người nông dân hiện nay, vấn đề đáng quan tâm là đạo đức trong kinh
doanh, sản xuất của người nông dân.
13


2.2.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân
Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng và chính quyền, nông
dân huyện Tân Yên đã hăng hái tham gia ủng hộ các phong trào sản xuất, kinh
doanh như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn
kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.
Qua triển khai thực hiện, phong trào thi đua "Nông dân sản xuất kinh
doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo" đã phát triển sâu rộng. Tỷ
lệ hộ nghèo từ 17,05% năm 2006 xuống còn dưới 5,5% năm 2014. Các cấp uỷ

Đảng, Chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đánh giá cao vai trò nòng cốt của tổ
chức Hội Nông dân trong việc tham gia phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo,
đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Đã tích cực xây dựng và phát triển một số mô hình sản xuất tiêu biểu
như: Mô hình kinh tế vườn đồi, mô hình trồng trọt, mô hình nuôi trồng thuỷ
sản kết hợp nuôi lợn, mô hình chăn nuôi gia cầm, mô hình chăn nuôi gia súc
lấy thịt và phục vụ cày, kéo, mô hình kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ
tổng hợp, mô hình rau quả cao cấp, mô hình phát triển cây, con đặc sản... Kết
quả đạt được đã làm cho bộ mặt nông thôn huyện Tân Yên có sự khởi sắc mạnh
mẽ, đời sông nhân dân không ngừng được cải thiện và từng bước được nâng cao.
2.3. Nhận thức của nông dân về đạo đức kinh doanh và hoạt động
giáo dục đạo đức kinh doanh của các cơ quan chức năng
2.3.1. Nhận thức của nông dân về đạo đức kinh doanh
Để đánh giá về thực trạng đạo đức kinh doanh của nông dân huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, tác giả đã xây dựng phiếu điều tra với 10 câu hỏi và
tổ chức điều tra xã hội học 100 phiếu trên địa bàn toàn huyện. Đối tượng điều
tra là các hộ sản xuất kinh doanh giỏi của huyện.
2.3.2. Kết quả giáo dục đạo đức kinh doanh của các cơ quan chức
năng
14


Để đánh giá kết quả tác động của các cơ quan chức năng đến nâng cao
nhận thức về ĐĐKD của nông dân huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, tác giả đã
tiến hành phỏng vấn một số hộ sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu trên các lĩnh
vực.
2.4. Những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục đạo đức kinh doanh
cho nông dân ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang hiện nay
2.4.1. Mâu thuẫn giữa sự hạn chế về trình độ nhận thức, ý thức thực
hiện pháp luật kinh doanh của nông dân với yêu cầu ngày càng cao, chặt

chẽ, nghiêm minh và tính pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh
thời kinh tế thị trường
Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là một trong các chương trình phát triển
kinh tế trọng điểm của huyện Tân Yên. Kết quả thực hiện chương trình phát
triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của của huyện đã chỉ ra những bất cập
như: người nông dân còn thiếu hiểu biết về pháp luật trong kinh doanh, tình
trạng vi phạm hợp đồng nông sản diễn ra khá phổ biến... Công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật cho nhân dân nông thôn ở nhiều địa phương còn bất cập.
Đặc biệt là tại các xã nghèo, vùng dân tộc thiểu số thì trình độ dân trí của
người nông dân còn thấp. Do vậy nhận thức, am hiểu về pháp luật của đa số
dân cư nông thôn các vùng khó khăn còn rất thấp. Đây cũng là khó khăn đặt
ra cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật kinh doanh cho nông dân.
2.4.2. Mâu thuẫn giữa nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của công tác
giáo dục đạo đức kinh doanh cho nông dân với yêu cầu ngày càng quan
trọng của công tác này trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa
Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn ở huyện Tân Yên những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể.
15


Tuy nhiên, quá trình đó cũng gặp không ít những khó khăn, hạn chế. Một
trong những rào cản ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn đó là người nông dân còn mang nặng tâm lý tiểu
nông. Đặc biệt một số biểu hiện tâm lý tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình sản
xuất, kinh doanh của người nông dân. Trong kinh doanh, sản xuất người nông
dân vẫn còn tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ỷ lại, làm ăn cò con, manh mún. Nhiều
nông dân chạy theo lợi nhuận cá nhân bất chấp pháp luật của Nhà nước để rồi
gian dối trong làm ăn, sản xuất... Bởi vậy để nâng cao chất lượng nông sản
đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng thì việc nhận thức đúngvị trí, vai trò và tổ

chức tốt công tác giáo dục đạo đức kinh doanh cho nông dân ở huyện Tân
Yên tỉnh Bắc Giang hiện nay là rất cần thiết.
2.4.3. Mâu thuẫn giữa một số biến đổi mang tính tiêu cực của môi
trường sản xuất kinh doanh với những đòi hỏi mang tính chuẩn mực,
khuôn mẫu, lý tưởng của môi trường, cơ chế giáo dục đạo đức kinh doanh
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh, sản
xuất ở nước ta ngày càng có nhiều biến đổi. Cũng như rất nhiều tỉnh thành
phố khác trên cả nước, ở Huyện Tên Yên, tỉnh Bắc Giang đã không ngừng
đẩy mạnh phát triển nền kinh tế hàng hóa, mở rộng quan hệ hợp tác về nhiều
mặt đặc biệt là kinh tế. Môi trường kinh doanh cũng được đa dạng và sâu rộng
hơn. Sức cạnh tranh dần tăng lên. Đặc biệt với một huyện có sản xuất nông
nghiệp là chính như Tân Yên thì thị trường nông sản sẽ là thị trường có sức
cạnh tranh lớn nhất; cạnh tranh về số lượng, tiêu chuẩn, mẫu mã, uy tín…,
những biến động thay đổi của nền kinh tế thế giới và trong nước ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự biến động của môi trường kinh doanh, sản xuất
nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp của người nông dân.
16


Chính sự biến đổi của môi trường kinh doanh cũng tác động đến đạo
đức kinh doanh của người nông dân. Một bộ phận nông dân do sự cạnh tranh,
vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà phá vỡ hợp đồng, sản xuất không đúng
quy trình kỹ thuật, cạnh tranh không lành mạnh… Và trong giai đoạn mới khi
quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa ngày càng lớn thì việc xây dựng
những chuẩn mực, nguyên tắc trong kinh doanh, sản xuất cho người nông dân
cần phải được thực hiện.
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Điểm mạnh
+ Đa số người nông dân huyện Tân Yên đều là những người nông dân
có tính cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, luôn đoàn kết giúp đỡ nhau

trong cuộc sống, trọng tình nghĩa, ham học hỏi, có tư duy kinh tế thị trường
năng động, dám nghĩ, dám làm.
+ Các cơ quan chức năng, nhất là Hội Nông dân huyện đã tích cực tổ
chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật và phát động các phong trào sản
xuất kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo... qua đó đã kịp thời bổ sung những
kiến thức về nghề nông, nâng cao nhận thức cho nông dân về ý thức thực hiện
pháp luật, đạo đức kinh doanh. Đồng thời, đã phát huy được tính chủ động
sáng tạo trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng bước góp phần
xóa đói, giảm nghèo và vơn lên làm giầu chính đáng.
2.5.2. Điểm yếu
+ Nhận thức của người nông dân huyện Tân Yên đó là về môi trường
và về vấn đề sở hữu trí tuệ. Hiểu biết của nông dân huyện Tân Yên nói chung
về đạo đức kinh doanh còn rất hạn chế, hầu hết đều gắn khái niệm đạo đức
kinh doanh với tuân thủ pháp luật trong kinh doanh. Cách hiểu này đã thu hẹp
đáng kể phạm vi áp dụng đạo đức kinh doanh.
17


+ Nhìn chung người nông dân về cơ bản còn mang nặng tư tưởng tiểu
nông, thiếu tính kỷ luật, khoa học trong kinh doanh, sản xuất. Đây cũng chính
là rào cản trong quá trình hội nhập, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa
hiện nay. Người nông dân thiếu hiểu biết về những qui định pháp luật chặt
chẽ trong SXKD, tiêu thụ nông sản, ký kết hợp đồng kinh doanh. Do đó có
tình trạng một bộ phận nông dân cố tình vi phạm hoặc vi phạm pháp luật mà
không hay biết.

18


Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA NÔNG DÂN HUYỆN TÂN YÊN
TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang về công tác giáo dục đạo đức kinh doanh cho
nông dân
Giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức kinh doanh cho nông
dân là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục ý thức cho nhân dân
và người lao động. Trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, công tác giáo dục đạo đức kinh doanh
cho người sản xuất và các nhà kinh doanh là rất cần thiết. Với các chính sách
đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong thời kỳ gần
đây thì vai trò, vị thế của người nông dân ngày càng được khẳng định là lực
lượng to lớn góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
đất nước, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn
tỉnh.
3.2. Nâng cao trình độ dân trí, xây dựng ý thức tự giác tôn trọng và
thực hiện đạo đức và pháp luật trong sản xuất kinh doanh cho nông dân
Có thể thấy, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thiếu
hiểu biết về những kiến thức đạo đức kinh doanh, sản xuất của người nông
dân là vì hạn chế trong trình độ nhận thức. Bởi vậy nâng cao trình độ dân trí
là biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức kinh
doanh cho nông dân bởi: nhận thức là yếu tố đầu tâm lý đầu tiên, có vị trí
quan trọng hàng đầu đối với nông dân. Nó định hướng và điều chỉnh hành vi
của họ trong hoạt động sản xuất và trong đời sống hàng ngày. Thông thường
19


hành vi của con người trong thực tiễn là kết quả của sự nhận thức. Khi cá
nhân nhận thức tốt thì sẽ hành động đúng và có hiệu quả. Bởi vậy cần phải

song song đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn đồng thời phổ biến
thường xuyên các thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội đặc biệt là trong lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp.
3.3. Xây dựng chuẩn mực nội dung, đa dạng các hình thức để nâng
cao hiệu quả giáo dục đạo đức kinh doanh cho nông dân
Có nhiều ý kiến đồng nhất quan điểm kinh doanh có đạo đức là kinh
doanh đúng pháp luật. Điều này thu hẹp khái niệm đạo đức trong kinh doanh.
Hầu hết người nông dân đều thiếu hiểu biết về pháp luật trong kinh doanh,
sản xuất và khung pháp luật kinh doanh của nước ta vẫn chưa được hoàn
thiện. Bởi vậy, trong giai đoạn hiện, giáo dục đạo đức kinh doanh cho nông
dân cần tập trung vào các nội dung: Các nội dung pháp luật cơ bản trong kinh
doanh: Luật Môi trường, Luật Bảo vệ Người tiêu dùng, Luật về ký kết hợp
đồng; Giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của người nông dân với vai trò
là chủ thể kinh doanh trong quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm nông sản
chất lượng, an toàn; Các tiêu chí, chuẩn mực, các nguyên tắc đạo đức kinh
doanh đã được thừa nhận.
3.4. Kết hợp hoạt động của hệ thống chính trị và hoạt động tự quản
của gia đình, cộng đồng
Để nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, đạo đức trong kinh doanh thì
một trong những giải pháp quan trọng đó là phải biết kết hợp giữa các hình
thức giáo dục của các cơ quan chức năng và hoạt động tự quản của gia đình,
cộng đồng. Tích cực vận động nông dân tham gia vào các phong trào chung
của các cơ quan chức năng phát động như: tham gia lực lượng dân quân tự vệ,
tổ dân phòng, các tổ, hội, câu lạc bộ ở các khu dân cư. Động viên họ tích cực
tuyên truyền và gương mẫu chấp hành luật pháp, đấu tranh phòng chống tội
20


×