TÓM TẮT
Giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng
đầu. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội. “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam
phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc”. “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có
tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học
đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn,
giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Để đáp ứng được những yêu cầu của giáo dục, phương pháp dạy học luôn được
chú trọng và đổi mới. Trên tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm
2013 của Ban chấp hành Trung ương Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định quan điểm định hướng
“Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài. Chuyển mạnh từ quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực, phẩm chất người học. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn với
thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Do
vậy, vận dụng phương pháp dạy học đóng vai góp phần đổi mới phương pháp dạy
học mơn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 6 nói riêng, thực hiện mục tiêu phát triển
toàn diện, chú trọng năng lực vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề phức hợp
trong những tình huống thay đổi của cuộc sống hiện nay.
Nội dung luận văn bao gồm:
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu,
đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, giả thuyết nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc của đề tài và kế hoạch nghiên cứu.
v
Phần nội dung có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học đóng vai
Chương 2: Thực trạng của việc dạy học môn Ngữ văn 6 tại trường Trung học
cơ sở Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Chương 3: Vận dụng phương pháp dạy học đóng vai giảng dạy mơn Ngữ văn
6 tại trường Trung học cơ sở Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Phần kết luận và kiến nghị.
Căn cứ vào cơ sở lý luận về vận dụng phương pháp dạy học đóng vai cho mơn
Ngữ văn và căn cứ vào kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng tổ chức hoạt
động dạy học môn Ngữ văn, người nghiên cứu đã tổ chức thực nghiệm sư phạm trên
cơ sở xây dựng kế hoạch dạy học 6 văn bản với 3 thể loại, trong đó: Truyện ngụ ngơn
3 văn bản: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Truyện cười 2 văn bản: Treo biển; Lợn cưới, áo mới. Truyện trung đại Việt Nam 1
văn bản: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tại Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền,
thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Kết quả thu được sau thực nghiệm đã chứng tỏ vận dụng phương pháp dạy học
đóng vai cho mơn Ngữ văn 6 không những đem lại hiệu quả trong việc nâng cao chất
lượng mà còn phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn
đề, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh
cấp trung học cơ sở nói riêng và học sinh phổ thơng nói chung.
vi
ABSTRACT
Education and training are identified by the Party and State as the top national
policy. It plays an important role in training human resources for the country,
contribites to socio-economic development. “The educational objective is to train the
Vietnamese people to develop comprehensively, ethically, intellectually, healthily,
professionally and beautifully, loyal to the ideals of national independence and
socialism; Forming and fostering the personality, qualities and capacity of citizens,
meeting the requirements of the cause of national construction and defense”.
“Vietnamese education is a socialist, nationalistic, scientific and modern socialist
education, taking Marxism-Leninism and Ho Chi Minh ideology as the foundation.
Educational activities must be carried out in accordance with the principles
accompanying the practice, education in combination with production labor, theory
attached to reality, school education in combination with family education and
commune education. Foul”.
To meet the requirements of education, teaching methods are always focused
and innovated. In the spirit of the Resolution No. 29-NQ/TW dated November 4th,
2013 of the Central Executive Committee, the Resolution of the 8 th Plenum of the
XIth National Assembly on the fundamental and comprehensive reform of education
and training has identified the views Orientation “Education and training
development is to raise people's knowledge, train human resources and foster talents.
Moving strongly from the educational process, mainly knowledge to the development
of comprehensive capacity, quality of learners. Learning must go together with
practice, the theory must be associated with practice; School education in
combination with family education and social education”. Therefore, the use of
teaching methods plays a part in innovating teaching methods of Literature in general
and Literature 6 in particular, realizing the goal of comprehensive development,
attaching importance to the ability to apply knowledge to solve Solve complex
problems in the changing circumstances of life today.
vii
Thesis content includes:
The introduction includes: The reasons for choosing the topic, research
objectives, research tasks, research subjects, research subjects, research areas,
research hypotheses, research methods, Talents and research plan.
Content consists of 3 chapters:
Chapter 1: Theoretical Basis of Teaching Methods
Chapter 2: The Current Situation of Teaching Literacy in Literature 6 at Ngo
Quyen Junior High School, Rach Gia City, Kien Giang Province.
Chapter 3: Applying teaching methods to teaching Literacy 6 at Ngo Quyen
Junior High School, Rach Gia City, Kien Giang Province.
Conclusion includes conclusions and recommendations.
Based on a theoretical basis for the application of teaching methods plays for
philology and based on the research results, analysis and assessment of the status
organization teaching activities philology, the study held The pedagogic practice
based on the development of a six-documented teaching plan with three categories,
in which: Fables 3 text: Frogs sit at the bottom of the well; Master of elephants
watching elephants; Legs, Hands, Ears, Eyes, Mouth. Jokes 2 documents: Hanging
sea; Wedding pork, new dress. Vietnam 1 story medieval text: Physicians solid core
at least at heart establishments at Ngo Quyen shool, Rach Gia City, Kien Giang
Province.
Results obtained experimentally proved to use teaching methods play for
philology 6 not only effective in improving quality, master knowledge but also to
develop the thinking ability, bright retraining problem solving ability, ability to
teamwork, exercise skills in listening, speaking, reading and writing to students of
lower secondary level in particular and high school students in general.
viii
MỤC LỤC
TRANG TỰA
TRANG
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
BIÊN BẢN CHẤM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ NĂM 2017
PHIẾU NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LỊCH KHOA HỌC ...............................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................iv
TÓM TẮT .................................................................................................................. v
MỤC LỤC ..................................................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... xii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................... xiii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................xiv
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ xv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU............................................................................... 2
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 3
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ....................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐÓNG VAI .. 4
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................... 5
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu trên thế giới ...................................................5
ix
1.1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................6
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................................... 8
1.3. LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC...................................................... 9
1.4. PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI (Role play) ........................................................ 15
1.5. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH THCS ..................................... 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 34
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 6 TẠI
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN
GIANG ....................................................................................................................35
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN .......................................... 36
2.2. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MƠN NGỮ VĂN 6 [3] .................................. 39
2.2.1. Mục tiêu môn Ngữ văn THCS ...............................................................39
2.2.2. Nội dung dạy học môn Ngữ văn 6 .........................................................41
2.2.3. Nội dung các chủ đề môn Ngữ văn 6 [Phụ lục 1] [3] .............................44
2.2.4. Phân phối chương trình mơn Ngữ văn 6 [Phụ lục 2] [7] ........................44
2.3. KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 6 .. 44
2.3.1. Phương pháp, nhiệm vụ khảo sát ...........................................................44
2.3.2. Kết quả....................................................................................................46
2.3.2.1. Quan sát và phỏng vấn ................................................................46
2.3.2.2. Hoạt động giảng dạy của giáo viên ............................................47
2.3.2.3. Hoạt động học tập của học sinh ..................................................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 65
Chương 3: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐĨNG VAI GIẢNG DẠY
MƠN NGỮ VĂN 6 TẠI TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ RẠCH
GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG ....................................................................................66
3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO PHƯƠNG
PHÁP ĐÓNG VAI ....................................................................................................67
3.1.1. Cơ sở pháp lý ..........................................................................................67
3.1.2. Cơ sở lý luận ...........................................................................................67
x
3.1.3. Cơ sở thực tiễn........................................................................................68
3.2. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI .... 68
3.2.1. Mục tiêu môn học [4, tr.3] ......................................................................68
3.2.1.1. Về kiến thức (Knowledge) [4] ....................................................69
3.2.1.2. Về kỹ năng (Skills) [4] ...............................................................69
3.2.1.3. Về thái độ (Traits) [4] .................................................................69
3.2.2. Cơ cấu bài học vận dụng phương pháp đóng vai ...................................69
3.2.3. Kế hoạch bài học (Lesson plans) ............................................................70
3.3. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................... 81
3.3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm ...........................................................81
3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................81
3.3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ...............................................................81
3.3.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................81
3.3.3. Đối tượng thực nghiệm...........................................................................82
3.3.4. Thời gian, địa điểm thực nghiệm ...........................................................82
3.3.5. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................82
3.3.6. Các giai đoạn thực nghiệm .....................................................................83
3.3.7. Đánh giá kết quả của việc vận dụng phương pháp dạy học đóng vai giảng
dạy mơn Ngữ văn 6 tại trường THCS Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang .........................................................................................................................84
3.3.7.1. Đánh giá về mặt định tính...........................................................84
3.3.7.2. Đánh giá về mặt định lượng .......................................................89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 94
1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 95
2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 95
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 97
PHỤ LỤC ...............................................................................................................100
xi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ĐC
GD&ĐT
Chữ viết đầy đủ
Đối chứng
Giáo dục và Đào tạo
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
KTDH
MT
Kỹ thuật dạy học
Mỹ thuật
PPDH
Phương pháp dạy học
PPĐV
Phương pháp đóng vai
QTDH
Q trình dạy học
SGK
SL
THCS
TN
TNCS HCM
TNSP
Sách giáo khoa
Số lượng
Trung học cơ sở
Thực nghiệm
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Thực nghiệm sư phạm
xii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH
TRANG
Hình 1.1: Q trình dạy học là quá trình truyền thụ và lĩnh hội .............................. 10
Hình 1.2: Các mối quan hệ cơ bản ........................................................................... 11
Hình 1.3: Quan hệ: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Tổ chức ........................ 11
Hình 1.4: Mối quan hệ giữa các thành tố cơ bản của QTDH ................................... 12
Hình 1.5: Phương pháp dạy học ............................................................................... 14
Hình 1.6: Quy trình tổ chức PPDH đóng vai trực tiếp diễn ra trong cùng một tiết học.... 23
Hình 1.7: Quy trình tổ chức PPDH đóng vai có sự chuẩn bị trước ở nhà................ 25
Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Rạch Giá ................................................... 36
Hình 2.2: Hình Trường THCS Ngơ Quyền .............................................................. 37
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức hoạt động Trường THCS Ngô Quyền ............................... 38
xiii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
TRANG
Bảng 2.1: Mục tiêu, nội dung và phương pháp khảo sát .......................................... 45
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát các PPDH của giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ....... 47
Bảng 2.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi PPDH của GV ......................... 49
Bảng 2.4: Cơ sở vật chất ảnh hưởng đến việc thay đổi PPDH của giáo viên .......... 52
Bảng 2.5: Mức độ hứng thú của học sinh khi học môn Ngữ văn ............................. 54
Bảng 2.6: Mức độ tham gia các hoạt động học tập của học sinh trên lớp................ 55
Bảng 2.7: Khả năng và mức độ vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn ............... 58
Bảng 2.8: Vai trị, vị trí của mơn Ngữ văn ở trường THCS ..................................... 60
Bảng 2.9: Mong muốn của học sinh khi học Ngữ văn ............................................. 63
Bảng 3.1: Mức độ đánh giá kiểm tra đầu vào môn Ngữ văn ................................... 83
Bảng 3.2: Mức độ hứng thú của học sinh khi học Ngữ văn giữa lớp TN và ĐC ..... 84
Bảng 3.3: Các kỹ năng lớp TN sau khi vận dụng PPĐV ......................................... 86
Bảng 3.4: Kết quả hình thành các kỹ năng của lớp TN ............................................ 87
Bảng 3.5: Bảng so sánh kết quả hình thành kỹ năng giữa lớp TN và lớp ĐC ......... 88
Bảng 3.6: Phân phối tần suất điểm kiểm tra sau khi vận dụng PPDH đóng vai ...... 90
Bảng 3.7: Kết quả xử lí thống kê điểm kiểm tra lớp TN và ĐC .............................. 91
xiv
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng PPDH của giáo viên ................................................. 48
Biểu đồ 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi PPDH của giáo viên ........... 51
Biểu đồ 2.3: Cơ sở vật chất ảnh hưởng đến thay đổi PPDH của GV ....................... 53
Biểu đồ 2.4: Mức độ hứng thú của học sinh khi học Ngữ văn ................................. 54
Biểu đồ 2.5: Mong muốn của học sinh khi học Ngữ văn ......................................... 64
Biểu đồ 3.1: Mức độ hứng thú của HS khi học Ngữ văn giữa lớp TN và ĐC ......... 85
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ phân bố tần suất điểm số bài kiểm tra lớp TN và ĐC ............ 90
xv
PHẦN MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng
đầu. Nó đóng vai trị quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội. Luật Giáo dục của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam khẳng định “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển
tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc”. “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân
dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. [18]
Để đáp ứng được những yêu cầu của giáo dục, phương pháp dạy học (PPDH)
luôn được chú trọng và đổi mới. Trên tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4
tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Nghị quyết Hội nghị Trung ương
8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định quan điểm
định hướng “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh từ quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học. Học phải đi đôi với hành, lý luận
phải gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục
xã hội”. [13] Để quá trình dạy và học đạt hiệu quả, PPDH tích cực, nhiều hình thức
phong phú và đa dạng sẽ giúp cho học sinh (HS) chiếm lĩnh tri thức một cách chủ
động, sáng tạo. Do vậy, vận dụng PPDH đóng vai góp phần đổi mới PPDH đặc biệt
mơn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 6 nói riêng, thực hiện mục tiêu phát triển tồn
diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức để giải quyết các
vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi của cuộc sống hiện nay.
1
Xuất phát từ thực tiễn và thực hiện việc đổi mới PPDH trong nhà trường, người
nghiên cứu mạnh dạn chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học đóng vai cho môn
Ngữ văn 6 tại trường Trung học cơ sở Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang” làm công trình tốt nghiệp thạc sĩ.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề xuất vận dụng phương pháp dạy học đóng vai cho mơn Ngữ văn 6 tại
trường Trung học cơ sở Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được kết quả người nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học đóng vai.
3.2. Tìm hiểu thực trạng việc dạy học môn Ngữ văn 6 tại trường Trung học cơ
sở (THCS) Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
3.3. Thực nghiệm, đánh giá kết quả vận dụng phương pháp dạy học đóng vai
mơn Ngữ văn 6 tại trường THCS Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phương pháp dạy học đóng vai cho mơn Ngữ văn 6 tại trường THCS Ngô
Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Hoạt động dạy và học môn Ngữ văn 6 tại trường THCS Ngô Quyền, thành phố
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học đóng vai mơn Ngữ
văn 6 tại trường THCS Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Chất lượng dạy học môn Ngữ văn 6 tại trường THCS Ngô Quyền chưa đạt
được kết quả đúng mức, nếu vận dụng phương pháp dạy học đóng vai cho mơn Ngữ
văn 6 tại trường THCS Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang thì sẽ góp
phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn học này.
2
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với những nhiệm vụ trên, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là cách thu thập thơng tin từ sách, báo, giáo
trình, tạp chí, internet… Thơng qua phương pháp này bản thân nghiên cứu thu thập
được các thông tin về đặc điểm nội dung, phân phối chương trình mơn Ngữ văn 6 ở
trường THCS và cơ sở khoa học của phương pháp dạy học đóng vai.
8.2. Phương pháp điều tra, quan sát
Được sử dụng để dự giờ, quan sát quá trình học tập và thái độ của học sinh,
lấy ý kiến tham khảo của giáo viên (GV) đang giảng dạy môn Ngữ văn 6 tại trường
THCS Ngô Quyền và một số trường khác trong địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang nhằm tìm hiểu thực trạng giảng dạy mơn học này.
8.3. Phương pháp thực nghiệm
Người nghiên cứu tiến hành dạy thực nghiệm vận dụng phương pháp dạy học
đóng vai một số văn bản môn Ngữ văn 6 tại trường THCS Ngô Quyền, thành phố
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Đánh giá kết quả của việc vận dụng PPDH đóng vai.
8.4. Phương pháp thống kê
Được sử dụng để kiểm nghiệm kết quả khảo sát thực trạng dạy và học môn
Ngữ văn 6 tại trường THCS Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; kiểm
nghiệm kết quả vận dụng phương pháp dạy học đóng vai sau thực nghiệm.
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1. Phần mở đầu
2. Phần nội dung:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học đóng vai.
- Chương 2: Thực trạng của việc dạy học môn Ngữ văn 6 tại trường THCS
Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
- Chương 3: Vận dụng phương pháp dạy học đóng vai giảng dạy môn Ngữ văn
6 tại trường THCS Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
3. Kết luận và khuyến nghị
4. Tài liệu tham khảo
5. Phụ lục
3
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC ĐÓNG VAI
4
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu trên thế giới
Trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường, đóng vai đã có từ rất lâu.
Đóng vai là một phương pháp dạy học thơng qua mơ phỏng và thường có tính chất
trị chơi (cịn gọi là trị chơi đóng vai). Có nhiều hình thức trò chơi dạy học như trò
chơi tự do, trò chơi đóng vai, các trị chơi quy tắc, trị chơi lập kế hoạch, biểu diễn
kịch, biểu diễn tự do. [10, tr.141]
Ngay từ thời tiền sử, tổ tiên loài người đã dùng trị chơi đóng vai để huấn luyện
trẻ bước vào cuộc sống để kế tục sự nghiệp của cha anh. Lớp người trước, muốn dạy
con cháu nghệ thuật săn bắt đã chế tác những mơ hình cơng cụ săn bắt, rồi tổ chức
tình huống săn bắt như thật vớí những con mồi mà người lớn bắt được. Thơng qua
trị chơi, trẻ sẽ học được kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng nhờ thực hành những vai
mà nó đã tham gia trị chơi từ đó dễ dàng chuyển hố thành kiến thức và kỹ năng của
cuộc sống thực. Từ thế kỷ XVIII, Napơlêon đã sử dụng trị chơi qn sự để huấn
luyện chỉ huy binh sĩ. Nội dung trò chơi là những tình huống chiến đấu thực được mơ
phỏng trên sa bàn hoặc ngoài thực địa, qua xử lý các bài tốn tình huống đó mà người
lính hình thành kỹ năng chiến đấu.
Trong đại chiến thế giới lần II, để đánh bại bọn phát xít trên chiến trường
Ngun sối G.K Giucơp (Liên xơ cũ) đã sử dụng trị chơi đóng vai giữa các nhà lãnh
đạo chiến lược quân sự trong bộ tổng tham mưu... Nội dung trò chơi là các chiến lược
quân sự, các tình huống diễn biến của chiến tranh, yêu cầu cách xử lý... nhằm phát
huy tối đa trí tuệ và kinh nghiệm chỉ huy của các tướng lĩnh.
Trong q trình phát triển của lồi người, thơng qua các hoạt động người chơi
đóng các vai xác định giúp họ hồ nhập với cuộc sống xã hội. Có thể kể các loại trị
chơi đưa con người tham gia đóng các vai khác nhau như: trò chơi của trẻ con, các
trò chơi dân gian, trò chơi thể thao, trò chơi quân sự, trò chơi đấu cờ, trò chơi nghiệp
vụ, trò chơi quản lý, trị chơi mơ phỏng, đặc biệt là trị chơi dạy học được áp dụng
trong quá trinh tổ chức dạy học với mục đích tổ chức chơi để truyền thụ và lĩnh hội
5
nội dung dạy học có tác dụng kích thích, nâng cao nhận thức, tạo khơng khí cũng như
cách tiếp cận bài giảng một cách nhẹ nhàng tự nhiên.
Đóng vai được sử dụng trước hết trong lĩnh vực nghệ thuật diễn kịch. Đầu thế
kỉ XX, các nhà xã hội học người Mỹ (Merton, Parsons) sử dụng trong việc thành lập
các lí thuyết xã hội học. [10]
Phương pháp trò chơi nằm trong nhóm phương pháp kích thích hứng thú học
tập. Thời gian gần đây, trong báo cáo có nhan đề “Role Play as a Teaching Method:
A Practical Guide” của Tiến sĩ Kanokvvan Manorom and Zoẽ Pollock, được xuất bản
với sự hỗ trợ từ Sáng kiến học giả Mekong (MLI) và trung tâm nghiên cứu xã hội
phân miền Mekong (do Lê Thị Ngọc Thương, Trung tâm Đánh giá & Kiểm định Chất
lượng Giáo dục - Viện Nghiên cứu Giáo dục dịch và giới thiệu), đã hướng thiết kế
như một chỉ dẫn cho giáo viên có nhu cầu sử dụng đóng vai như là một công cụ giảng
dạy, một phương pháp giảng dạy hữu ích nhất cho các lớp khoa học xã hội. [32]
Theo học giả Brierley, Devonshire và Hillman, đóng vai phát triển các chức
năng kiến thức như: “một sự kết hợp của kiến thức mệnh đề (hiểu biết về - nền tảng
kiến thức học thuật), kiến thức về thủ tục (biết làm thế nào - có các kỹ năng) và kiến
thức có điều kiện (biết được tình huống để sử dụng các kỹ năng)”. Đóng vai tạo ra
một mơi trường kích thích, mô phỏng thực tế cho phép học sinh tăng cường sự hiểu
biết về tình huống hoặc sự kiện đã được tái hiện; có được một cái nhìn sâu hơn vào
khái niệm then chốt bằng việc diễn xuất các vấn đề thảo luận và phát triển các kỹ
năng thực hành cho chuyên môn. [22]
1.1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam
- Lý luận dạy học hiện đại Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường nêu ra khái niệm
về phương pháp đóng vai (PPĐV), phân tích các đặc điểm của các trị chơi mơ phỏng,
tiến trình của trị chơi đóng vai, ưu điểm và nhược điểm của trị chơi đóng vai.
- Một số vấn đề đổi mới PPDH môn Giáo dục công dân, Nguyễn Hữu Châu Nguyễn Hữu Khải - Nguyễn Thúy Hồng - Nguyễn Thị Thanh Mai - Lưu Thu Thủy
đã trình bày: “Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử”
một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm
6
giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ
thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” khơng phải là phần
chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy”. [6]
- Hướng dẫn: Đóng vai như là một phương pháp giảng dạy, Nguyễn Thị Ngọc
Thương đã nêu: “Học tập để tham gia là một kỹ năng quan trọng đối với sinh viên
khoa học xã hội và nhân văn để học trong thế giới đa phương hiện nay. Phương pháp
đóng vai góp phần nâng cao sự hiểu biết nhiều hơn về sự phức tạp thực hành chuyên
môn và cho phép sinh viên phát triển kỹ năng để tham gia vào các cuộc đàm phán đa
liên đới trong môi trường có kiểm sốt của lớp học. Đóng vai trong lớp học có thể
được thực hiện bằng nhiều cách, có thể gồm yếu tố trực tuyến hay tương tác mặt đối
mặt. Thời lượng của q trình này cũng có thể thay đổi tùy theo các mục tiêu của hoạt
động. Đóng vai trong lớp học đòi hỏi sinh viên chủ động trong quá trình học tập bằng
cách cho phép họ hoạt động như là các bên liên quan trong một kịch bản tưởng tượng
hay thực. Nó là một kỹ thuật bổ sung cho hình thức phân cơng và giảng dạy truyền
thống của bậc học đại học ngành khoa học xã hội”. [21]
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004-2007)
mơn Giáo dục cơng dân, Lưu Thu Thủy nêu: “Đóng vai là một phương pháp mới,
đang được sử dụng nhiều trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn. Để
phương pháp này phát huy được hiệu quả trong dạy học môn Giáo dục công dân, cần
phải biết sử dụng nó một cách phù hợp với đặc trưng môn học”. [5]
- Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử Việt Nam (Thể kỉ X
- giữa thế kì XIX), lớp 10, trung học phổ thơng, chương trình chuẩn, Mai Thị Kim
Chi trình bày: “Bằng việc nhập vai vào các nhân vật, người học sẽ chủ động tìm hiểu,
chiếm lĩnh kiến thức và được hoạt động trực tiếp trong suốt hoạt động đóng vai. Hoạt
động trực tiếp trong suốt q trình đóng vai khơng chỉ giúp người học khắc sâu kiến
thức dễ dàng hơn mà thơng qua đó người học cịn có cơ hội hình thành kinh nghiệm
cá nhân và cũng có cơ hội để phản ánh dựa trên kinh nghiệm này”. [23]
- Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí kinh tế xã hội 10, Phan
Thị Hồng Thắm nêu: “Đóng vai là phương pháp trong đó HS đóng các vai khác nhau,
7
thể hiện các sự vật hiện tượng địa lí trong quan hệ của chúng, từ đó nắm được kiến
thức bài học”. [24]
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua PPDH suy nghĩ từng cặp - chia sẻ và phương pháp đóng vai trong dạy học bài 54 “Thành lập doanh
nghiệp” - Công nghệ 10. [25]
- Theo Tim Wenling (Planing for effective training - A guide to curriculum
development, FAO-UN, 1993), đã qui các phương pháp và kỹ thuật dạy học (KTDH)
vào tám phương pháp dạy học phổ biến nhất, trong đó có phương pháp đóng vai
“Người học đóng vai một nhân vật có thực trong đời sống hoặc giả định trước mọi
nguời. Giáo viên nêu tình huống để người đóng vai giải quyết như là đã từng trải qua.
Kết quả người học được rèn luyện cách ứng phó với các tình huống có thể sẽ gặp
trong tương lai”. [26]
Các tài liệu trên mang tính định hướng, làm cơ sở lý luận cho việc vận dụng
vào các mơn học, cấp học, lĩnh vực khác nhau trong đó có việc vận dụng phương
pháp dạy học đóng vai mơn Ngữ văn 6 tại trường THCS Ngô Quyền, thành phố Rạch
Giá, tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên việc vận dụng như thế nào để mang lại hiệu quả, có
thể phát huy tối đa mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của dạy học đóng vai
phụ thuộc rất nhiều vào nội dung của từng môn học, cấp học và đối tượng thực hiện,
trình độ, kỹ năng của giáo viên và các điều kiện cơ sở vật chất.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
- Quan điểm dạy học
Là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp, trong đó có
sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, những cơ sở lý thuyết của lý
luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về vai
trò của GV và HS trong quá trình dạy học. [10]
- Phương pháp dạy học (teaching methods)
Phương pháp (gốc từ la-tinh “Mêtơdox” … có nghĩa là con đường dẫn tới cái
gì đó) là phương thức đạt được mục đích, là hoạt động đã được chấn chỉnh theo một
cách thức nào đó. [1]
8
Phương pháp dạy học theo Nguyễn Ngọc Quang: “cách thức làm việc của thầy
và trò dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức kỹ năng, kỹ
xảo một cách tự giác, tích cực tự lực, phát triển những năng lực nhận thức và năng
lực hành động, hình thành thế giới quan duy vật khoa học...”. [16]
Tóm lại: Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của
giáo viên và học sinh trong những môi trường dạy học được tổ chức, nhằm lĩnh hội
tri thức, kỹ năng, thái độ, phát triển năng lực và phẩm chất. [10, tr.98]
- Kỹ thuật dạy học
Là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống
hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. [10]
- Phương pháp đóng vai
Đóng vai là một phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện những
tình huống hành động được mô phỏng (theo các vai) về một chủ đề gắn với thực tiễn,
thường mang tính chất trị chơi, trong đó các tình huống cuộc sống, các vấn đề hoặc
xung đột được thể hiện. Đóng vai nhằm phát triển năng lực hành động thơng qua sự
trải nghiệm của chính bản thân người học và thông qua thông tin phản hồi từ những
người quan sát. [10, tr.142]
- Vận dụng
Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), vận dụng có nghĩa là đem tri thức lý luận
dùng vào thực tiễn. [15]
- Áp dụng
Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), áp dụng là đem dùng trong thực tế đều đã
nhận thức được. [15]
1.3. LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quá trình dạy học (QTDH)
QTDH là một quá trình xã hội gắn liền với hoạt động dạy và hoạt động học
trong đó học sinh tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển và điều chỉnh
hoạt động nhận thức của mình dưới sự điều khiển, chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên
nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.
9
QTDH với tư cách là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố. Các thành tố của
QTDH nằm trong mối quan hệ biện chứng, tác động tương hỗ và phụ thuộc
lẫn nhau. Mối quan hệ cơ bản thứ nhất của QTDH là mối quan hệ biện chứng giữa
dạy và học. Dạy và học là những yếu tố có mối liên hệ tương hỗ với nhau, bổ sung
cho nhau. Hay nói cách khác dạy và học là những yếu tố phụ thuôc nhau: khái niệm
“học” của lý luận dạy học được thiết lập trong mối quan hệ với việc dạy, khái niệm
“dạy” được thiết lập trong mối quan hệ với việc học.
Trong QTDH, với hoạt động dạy học của mình, giáo viên tổ chức, lãnh đạo,
điều khiển hoạt động học tập của học sinh. Tuy nhiên, mọi tác động của người thầy
chỉ là những tác động bên ngoài. Chất lượng và hiệu quả dạy học phụ thc vào chính
hoạt động chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng của người học. Người học là đối tượng của
sự lãnh đạo và dạy học của giáo viên, đồng thời họ là chủ thể của quá trình tiếp thu
kiến thức cho bản thân mình. QTDH cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò lãnh
đạo, điều khiển của người dạy và vai trị tích cực, tự lực của người học.
Q TRÌNH DẠY HỌC
Góc độ giáo viên
Góc độ học sinh
Phương pháp truyền thụ
Phương pháp lĩnh hội
Hình 1.1: Quá trình dạy học là quá trình truyền thụ và lĩnh hội [10, tr.52]
Mối quan hệ cơ bản thứ hai của QTDH là mối quan hệ biện chứng giữa nội
dung và PPDH. Quan hệ giữa nội dung - phương pháp là mối quan hệ tác động qua
lại: từ nội dung đến phương pháp và từ phương pháp đến nội dung. Nội dung dạy học
quy định PPDH và PPDH xử lí nội dung dạy học. Phương pháp là sự vận động của
nội dung.
10
Nội dung
Dạy
Học
Phương pháp
Hình 1.2: Các mối quan hệ cơ bản [10, tr.53]
Tương tự như vậy, mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và tổ
chức dạy học là mối quan hệ biện chứng có sự tác động tương hỗ và phụ thuộc lẫn
nhau trong một hệ thống.
Mục tiêu
Nội dung
Phương pháp
Tổ chức
Hình 1.3: Quan hệ: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Tổ chức [10, tr.53]
Dạy - học là truyền lại những kiến thức, kinh nghiệm đưa đến những thông tin
khoa học cho người khác tiếp thu một cách có hệ thống, có phương pháp nhằm mục
đích tự nâng cao trình độ văn hóa, năng lực trí tuệ và kỹ năng thực hành trong đời
sống thực tế. Dạy - học là một hoạt động diễn ra trên hai tuyến song hành giữa người
dạy và người học. Bởi vậy quá trình dạy học chỉ đạt được hiệu quả cao khi có sự phối
hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh trên các khâu cơ bản nhất là mục
tiêu, nội dung và phương pháp. Trong mối quan hệ này, người dạy đóng vai trị định
hướng, gợi mở, cung cấp, chỉ dẫn những điều cần thiết về mục tiêu, nội dung và
phương pháp... phù hợp với người học, cịn người học tự mình chủ động, xác định,
lựa chọn những điều được cung cấp sao cho phù hợp với năng lực, sở trường, điều
kiện riêng của mình để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Mặt khác, mục tiêu dạy học nói riêng và các yếu tố khác của QTDH (phương
tiện dạy học; kết quả dạy học) nói chung được xuất phát từ nhu cầu của xã hội và chịu
sự tác động của điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội - khoa học… Các yếu tố này tạo
11
nên một “trường xã hội” trong đó diễn ra hoạt động dạy học. Những mục tiêu, nội
dung, phương pháp, phương tiện cũng như các điều kiện về con người, các điều kiện
về mặt văn hóa - xã hội của sự dạy học có mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau.
Việc dạy học cần xuất phát từ những yếu tố điều kiện cũng như cần xem xét đến
những tác động, hệ quả của dạy học đối với các yếu tố văn hóa, xã hội và con người.
Ta có thể mô tả mối quan hệ giữa các thành tố cơ bản của QTDH như sơ đồ dưới đây:
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nhu
cầu
xã
hội
MTDH
PTDH
NDDH
PPDH
Kết
quả
dạy
học
Đánh
giá
dạy
học
MƠI TRƯỜNG KINH TẾ - XÃ HỘI - VĂN HĨA - KHOA HỌC
Hình 1.4: Mối quan hệ giữa các thành tố cơ bản của QTDH [21, tr.15]
- Phương pháp dạy học: Theo định nghĩa chung nhất về PPDH là những con
đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy và học. Như vậy PPDH đóng vai trị quan
trọng và quyết định với hiệu quả của việc dạy học. Dạy học có phương pháp và đúng
phương pháp không chỉ truyền đạt được kiến thức một cách đầy đủ mà còn khơi gợi
được hứng thú, tinh thần tự giác, tích cực, chủ động học tập cho học sinh. Trái lại,
dạy học sai phương pháp sẽ làm cho việc học trở nên căng thẳng, nhồi nhét kiến thức,
học sinh học tập thụ động, đối phó… Để đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả các PPDH
trong thực tiễn, người nghiên cứu xin điểm qua những lưu ý sau:
- Xác định tiêu chí phân loại. Việc phân loại các nhóm PPDH có tính hai mặt:
Một mặt giúp cho người dạy và người học định danh dễ dàng một PPDH cụ thể.
Nhưng mặt khác do việc quy gán theo quan điểm của người phân loại nên người dùng
rất dễ bị hiểu lầm về chức năng và giá trị sử dụng của các PPDH cụ thể.
12