Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

(TÓM tắt LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự của tòa án nhân dân từ thực tiễn tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.77 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

MAI ĐỒN MINH HƯƠNG

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG TỐ TỤNG
DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN - TỪ THỰC
TIỄN TỈNH ĐẮK NÔNG

Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 8 38 01 02

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ
LUẬT HÀNH CHÍNH

1
ĐẮK NƠNG
- 2021



Cơng trình được hồn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Huy

Phản biện 1: TS. Bùi Thị Thanh Thúy, Học viện Hành chính Quốc gia


Phản biện 2: TS. Nguyễn Huy Hoàng, Trường Bồi dưỡng cán bộ thanh tra

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện hành
chính Quốc gia.
Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia.
Số:… - Đường………… - Quận/TP…………… - TP/Tỉnh……………
Thời gian: vào hồi 10 giờ 00, ngày 29 tháng 3 năm 2021.

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc
trên trang Website Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc
gia
1



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được
ghi nhận tại khoản 1 Điều 30 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tại khoản 1 Điều 499 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy
định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành
vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự
khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Thơng qua việc giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền có thể
thực hiện tốt cơng tác quản lý nhà nước trong q trình phân cơng,
giải quyết án dân sự, đảm bảo mọi phán quyết của Tịa án cơng bằng,
đúng pháp luật.

Đắk Nơng là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây
Nguyên. Trên thực tế công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh
vẫn cịn nhiều hạn chế, từ phía nhận thức của người khiếu nại cho đến
từ phía giải quyết của người có thẩm quyền.
Từ thực trạng giải quyết khiếu nại hiện nay ở tỉnh Đắk Nông, việc
thực hiện và đảm bảo quyền của người khiếu nại cùng những vấn đề
của pháp luật khiếu nại trước yêu cầu cải cách hành chính, tác giả lựa
chọn đề tài: “Giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự của Tòa án
nhân dân – Từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông” để làm đề tài luận văn thạc
sỹ trong chương trình nghiên cứu thạc sỹ Luật Hiến pháp và Luật
hành chính của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong thời gian qua có nhiều cơng trình khoa học ít nhiều, trực
tiếp hay gián tiếp, ở góc độ này hay góc độ khác đã đề cập đến khiếu
nại và quyết khiếu nại. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bất kỳ cơng
trình nào nghiên cứu chun sâu về giải quyết khiếu nại trong tố
tụng dân sự của Tòa án nhân dân – Từ thực tiễn tỉnh Đắk Nơng”.
Do đó tác giả đã chọn đề tài này và khẳng định nội dung luận văn
khơng trùng lặp, chưa có tác giả nào nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông.

1


3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Luận văn đề xuất các giải pháp khả thi phù hợp với yêu cầu của
địa phương để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong
tố tụng dân sự của Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nơng.
3.2. Nhiệm vụ

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cơng tác giải quyết khiếu
nại nói chung và công tác giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự
nói riêng. Đồng thời làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong công tác
giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự của Tịa án nhân dân tỉnh
Đắk Nơng và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao công
tác giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự của Tòa án nhân dân trên
địa bàn tỉnh Đắk Nông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác giải quyết khiếu nại
trong tố tụng dân sự của Tòa án nhân dân tại tỉnh Đắk Nơng. Bao
gồm Tóa án cấp tỉnh và Tịa án cấp huyện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác giải quyết
khiếu nại trong tố tụng dân sự, nguyên nhân của việc khiếu nại, cũng
như kết quả giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự của Tòa án nhân
dân – Từ thực tiễn tỉnhĐắk Nông.
- Về thời gian: Số liệu sử dụng để phục vụ nghiên cứu là từ 20152021.
- Về không gian: Tỉnh Đắk Nông.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận
văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật lịch sử của Chủ nghĩa
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở phương pháp luận để
nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp số
liệu, phân tích số liệu để giải quyết những vấn đề thuộc nội dung luận
văn.
2



6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý
luận và các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại trong tố
tụng dân sự.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy
hoặc làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
Nghiên cứu, đánh giá khái quát để chỉ ra những hạn chế, yếu kém
cần thay đổi khắc phục trong thời gian tới. Cung cấp thêm các luận cứ
khoa học giúp cho các cấp lãnh đạo Tịa án nhân dân tỉnh Đắk Nơng
trong việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện trong công tác giải quyết
khiếu nại trong tố tụng dân sự. Các giải pháp giúp cho công tác bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo phát triển kỹ năng tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại cho cán bộ, cơng chức Tịa án nhân dân tỉnh
Đắk Nơng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý và cơ sở thực tiễn về giải quyết
khiếu nại trong tố tụng dân sự.
Chương 2: Thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong tố
tụng dân sự của tịa án nhân dân tỉnh Đắk Nơng.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu nại
trong tố tụng dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông.

3



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của giải quyết khiếu nại
trong tố tụng dân sự của Tịa án
1.1.1. Tư trưởng Hồ Chí Minh về khiếu nại và giải quyết khiếu
nại
- Khiếu nại là một quyền cơ bản, quyền dân chủ của công dân.
- Khiếu nại là phương thức giám sát của nhân dân đối với Nhà.
- Làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại của cơng dân
là góp phần củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà
nước.
1.1.2. Khái niệm chung về khiếu nại
1.1.2.1. Khái niệm khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại
Khiếu nại được hiểu là khiếu nại hành chính, đó là khiếu nại đối với
quyết định hành chính, hành vi hành hành chính của cơ quan hành
chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
Nhà nước và quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; khái niệm này chỉ
giới hạn đối với những khiếu nại phát sinh trong lĩnh vực quản lý của các
cơ quan hành chính Nhà nước.
1.1.2.2. Khái niệm khiếu nại theo quy định của Bộ luật Tố tụng
Dân sự
Như vậy, khái niệm khiếu nại trong hoạt động tố tụng dân sự
được hiểu là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu người có thẩm
quyền xem xét lại các quyết định, hành vi, việc thực hiện nhiệm vụ
của người tiến hành tố tụng dân sựmà họ có căn cứ cho rằng quyết
định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp
pháp của họ.
1.1.3. Đặc điểm, vai trò của giải quyết khiếu nại trong tố tụng

dân sự
1.1.3.1. Đặc điểm
Chủ thể thực hiện việc khiếu nại trong tố tụng dân sự theo quy định
tại khoản 1 Điều 499 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 là: “Cơ
quan, tổ chức, cá nhân”[23, tr.173].
Chủ thể khiếu nại có quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định
4


của pháp luật.
1.1.3.2. Vai trò của giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự
Giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự là bộ phận của giải
quyết khiếu nại hành chính.
Cơng tác giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự có vai trị quan
trọng, nhằm đảm bảo cho đương sự thực hiện quyền khiếu nại của mình
đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật.
Công tác khiếu nại và giải quyết khiếu nại là một trong các “kênh”
để giám sát, quản lý đối với các quyết định, hành vi của cơ quan, người
tiến hành tố tụng trong dân sự.
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại giúp cho người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại đánh giá được năng lực của cán bộ, cơng chức trong
q trình giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
1.2. Thẩm quyền, nội dung và trình tự thủ tục giải quyết
khiếu nại trong tố tụng dân sự
1.2.1. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận
được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho
rằng có vi phạm pháp luật”và một số trường hợp đặc biệt theo quy
định của pháp luật [23, tr.174].
1.2.2. Hình thức khiếu nại

Điều 503 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: “Việc
khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi
rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý
do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, có chữ ký hoặc điểm chỉ
của người khiếu nại” [23, tr.174]. Như vậy, so với Bộ luật Tố tụng
Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì hình thức khiếu nại
đã được quy định rõ phải được thực hiện bằng đơn. Nếu khơng có
đơn thì Tịa án không thụ lý việc giải quyết khiếu nại của đương sự.
1.2.3. Thẩm quyền giải quyết
Điều 504 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định thẩm
quyền giải quyết khiếu nại như sau:
Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng
là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa
án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết
vụ việc dân sự có thẩm quyền giải quyết.Đối với khiếu nại
5


quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh
án Tịa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết
[23, tr.174].
Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng
là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện
kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết. Đối với
khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện
kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có
thẩm quyền giải quyết [23, tr.174].
“Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án
Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng

Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết” [23, tr.174].
So với Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm
2011) thì đối tượng bị khiếu nại có bổ sung thêm là Thẩm tra viên ở
Tòa án nhân dân các cấp cũng là đối tượng bị khiếu nại theo quy định
của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
1.2.4. Thời hạn giải quyết
Điều 505 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: “Thời
hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án, Viện
kiểm sát nhận được khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc
có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo
dài nhưng khơng q 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết
khiếu nại” [23, tr.174].
1.2.5. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại
Điều 506 củaBộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:“Người
giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại
bằng văn bản” [23, tr.175]. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có
các nội dung sau đây:
- “Ngày, tháng, năm ra quyết định” [23, tr.175];
- “Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại” [23,
tr.175];
- “Nội dung khiếu nại” [23, tr.175];
- “Kết quả xác minh nội dung khiếu nại” [23, tr.175];
- “Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại” [23, tr.175];
- “Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại”[23, tr.175].
6


1.2.6. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai
Điều 507 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:
“Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người khiếu nại

nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu khơng đồng ý
với quyết định đó thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại lần hai” [23, tr.175].
“Đơn khiếu nại phải kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu
nại lần đầu và các tài liệu kèm theo” [23, tr.175].
1.2.7. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn
khởi kiện trong tố tụng dân sự
- Khiếu nại, kiến nghị lần đầu
+ “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại
đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có
quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện” [23, tr.67].
+ “Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại
đơn khởi kiện, Chánh án Tịa án phải phân cơng một Thẩm phán khác
xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị” [23, tr.67].
+ “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công,
Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến
nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham
gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại,
trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên
họp” [23, tr.67].
+ Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn
khởi kiện, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và đương sự có khiếu nại
tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
 “Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện” [23, tr.67].
 “Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến
hành việc thụ lý vụ án” [23, tr.67].
- Khiếu nại, kiến nghị lần hai
+ “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả
lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán,
người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến

nghị với Chánh án Tịa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết”
[23, tr.67].

7


+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến
nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án trên một cấp trực
tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây:
 “Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện” [23, tr.67].
 “Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu,
chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án” [23, tr.67].
+ “Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa
án trên một cấp trực tiếp có hiệu lực thi hành” [23, tr.67].
- Xét lại quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả đơn
khởi kiện của Chánh án Tòa án cấp trên một cấp trực tiếp
Khi có căn cứ xác định quyết định giải quyết của Chánh án
Tòa án trên một cấp trực tiếp có vi phạm pháp luật trong
việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi
kiện thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết
định, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền
kiến nghị với Chánh án Tịa án nhân dân cấp cao nếu quyết
định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân
dân cấp tỉnh hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa
án nhân dân cấp cao [23, tr.67].
+ “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại của
đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát thì Chánh án phải giải quyết”
[23, tr.67].
+ “Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng” [23, tr.67].

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng công tác giải quyết khiếu nại trong tố
tụng dân sự
- Cơ chế chính sách.
- Trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
- Hiểu biết, năng lực trình độ về giải quyết khiếu nại.
- Nhận thức của người dân.
- Cơ sở vật chất.
- Yếu tố bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại như: Yếu tố pháp lý;
yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội.

8


1.4. Mơ hình giải quyết khiếu nại ở một số nước và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam
Từ kinh nghiệm giải quyết khiếu nại hành chính ở Nhật Bản,
Cộng hòa Liên bang Đức và Hàn Quốc, một số gợi mở có thể nghiên
cứu, vận dụng ở Việt Nam như sau:
Một là, mơ hình giải quyết khiếu nại hành chính theo trình tự, thủ
tục hành chính (giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước) có hạn
chế là dễ thiếu khách quan trong quá trình giải quyết vì cơ quan hành
chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị
khiếu nại lại là chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Mơ hình
giải quyết theo trình tự thủ tục tố tụng hành chính (giải quyết của Tịa
án), có hạn chế trong việc xét xử khiếu kiện đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý hành chính nhà nước
cùng cấp, mặc dù pháp luật quy định Thẩm phán, Tòa án độc lập
trong xét xử,… Vì vậy, cần nghiên cứu để có những quy định chặt
chẽ hơn về trình tự, thủ tục giải quyết của cả hai mơ hình này, cần có
quy định để bảo đảm thực sự được tính độc lập trong hoạt động xét

xử của Tòa án, khắc phục được những hạn chế để bảo đảm giải quyết
khách quan, dân chủ, công khai, kết quả giải quyết đúng pháp luật.
Hai là, việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong tiếp
nhận thông tin khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh sẽ tạo ra kho dữ
liệu quốc gia, mang lại nhiều lợi ích to lớn trong hoạt động quản lý,
chỉ đạo, điều hành tác nghiệp cũng như nắm bắt, đánh giá tình hình
biến động, kết quả giải quyết đơn thư trên phạm vi cả nước, nó sẽ làm
thay đổi căn bản về phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng
chống tham nhũng.
Ba là, cần nghiên cứu, xây dựng và áp dụng mơ hình tư vấn hành
chính miễn phí cho cơng dân thực hiện quyền khiếu nại phù hợp với
điều kiện kinh tế-xã hội. Qua tư vấn hành chính, người khiếu nại sẽ
lựa chọn việc khơng sử dụng quyền khiếu nại (nếu khiếu nại của họ
không có cơ sở) hoặc khiếu nại tiếp (nếu khiếu nại của họ có cơ sở)
và xác định đúng cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải
quyết. Hoạt động tư vấn hành chính trong giải quyết khiếu nại hành
chính sẽ góp phần làm giảm số vụ khiếu nại khơng có căn cứ, tăng
hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính vì các khiếu nại có cơ sở
9


được chuyển đến đúng chủ thể có thẩm quyền giải quyết, tránh được
tình trạng đơn khiếu nại gửi khơng đúng cơ quan có thẩm quyền giải
quyết, bị chuyển “lịng vịng” giữa các cơ quan hành chính nhà nước,
hạn chế khiếu nại vượt cấp và giảm áp lực giải quyết đối với các cơ
quan hành chính nhà nước.
Bốn là, nghiên cứu để vận dụng cơ chế giải quyết khiếu nại hành
chính chỉ do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp của cơ
quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành

chính bị khiếu nại, cịn giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước
có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại chỉ coi là
việc tự xem lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu
nại.
Năm là, tiếp tục nghiên cứu và đưa vào sử dụng mơ hình cơ quan tài
phán hành chính thuộc hệ thống cơ quan hành pháp nhưng độc lập với
cơ quan hành chính nhà nước, để cơng dân có thêm sự lựa chọn cơ quan
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Giải quyết của cơ quan tài phán
hành chính và Tịa án đối với khiếu nại hành chính sẽ bảo đảm yếu tố
khách quan hơn giải quyết của cơ quan hành chính bởi có cơ chế tranh
tụng công khai, dân chủ hơn đối thoại trong giải quyết khiếu nại của các
cơ quan hành chính nhà nước.

10


Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK NƠNG
2.1. Khái qt tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Đắk Nơng và
tình hình khiếu nại trong lĩnh vực tố tụng dân sự trong thời gian
qua
“Đắk Nông là một tỉnh ở Tây Nguyên Việt Nam. Tỉnh Đắk Nông
được thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 2004, theo Nghị quyết số
23/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội
trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành 02 tỉnh Đắk Lắk và Đắk
Nơng”.
Đắk Nơng có với độ cao trung bình từ 600 mét đến 700 mét so với
mặt nước biển. Địa hình Đắk Nông chạy dài và thấp dần từ Đông

sang Tây. Địa hình đa dạng, phong phú và bị chia cắt mạnh, có sự xen
kẽ giữa các núi cao, với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn
sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Chế độ
khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu
cao ngun nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam
khơ nóng
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - giá 2010 - hệ số trung gian
cũ theo Nghị quyết) ước đạt 20.442 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng duy
trì ở mức khá, ước đạt 7,22% so với năm trước.
Kinh tế của Đắk Nông chủ yếu phát triển về nông nghiệp chiếm
38,85% giá trị GRDP của tỉnh. Ngoài ra, các lĩnh vực như công
nghiệp xây dựng, dịch vụ cũng phát triển ổn định nhưng không đồng
đều giữa các huyện trên địa bàn tỉnh. Điều kiện kinh tế, xã hội của các
huyện khác nhau cũng có tính chất khác nhau dẫn đến trình độ dân trí,
trình độ nhận thức của người dân khơng đồng đều.
Dân số tồn tỉnh là 658.000 người, tốc độ tăng dân số tự nhiên
1,00%, mức tỉ lệ giảm sinh 0,5‰. Dân cư phân bổ không đều trên địa
bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã,
thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Có những vùng
dân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk Glong, Tuy Đức.
11


“Đắk Nơng là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm hơn 40 dân tộc cùng
sinh sống. Cơ cấu dân tộc đa dạng chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông,
Tày, Thái, Ê Đê, Nùng. Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 68%; Các dân
tộc cịn lại chiếm 32%”.
2.2. Kết quả cơng tác giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự
của Tịa án trên địa bàn tỉnh Đắk Nơng

2.2.1. Cơng tác quản lý của nhà nước về giải quyết khiếu nại
2.2.1.1. Công tác tuyên truyền pháp luật
Cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của Thanh
tra tỉnh, của các sở ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã đăng
tải, cập nhật thường xuyên, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật
về khiếu nại, tố cáo; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan
có thẩm quyền về cơng tác tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
các thông báo, bản tin liên quan đến các vụ việc tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo….
Báo Đắk Nông đã xây dựng chuyên trang, chuyên mục “Pháp
luật” mỗi tháng trên Báo in và trên Báo điện tử.
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện tuyên truyền, phổ
biến các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo lồng ghép trong
chuyên mục Hộp thư Truyền hình và Tiếp chuyện bạn nghe Đài.
2.2.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ công tác giải quyết khiếu nại
trong tố tụng dân sự
Tại TAND tỉnh Đắk Nông đều đã thành lập bộ phận tiếp cơng
dân (Tại Tịa án tỉnh là Tổ Hành chính tư pháp, Tịa án cấp huyện,
thị xã là bộ phận tiếp công dân). Quy chế và lịch tiếp công dân được
niêm yết công khai. Cán bộ được bố trí làm cơng tác tiếp cơng dân, xử
lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo đều là cán bộ có năng lực, trách
nhiệm, có hiểu biết, kiến thức pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Địa điểm
tiếp cơng dân được bố trí phịng riêng, trang bị đầy đủ phương tiện,
thiết bị cần thiết. Tất cả các đơn thư khiếu nại của công dân đều được
bộ phận một cửa tiếp nhận và xử lý, sau đó sẽ chuyển các bộ phận tham
mưu có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Bên cạnh những điểm đạt
được thì vẫn có 03 đơn vị, trụ sở vẫn theo mơ hình cũ, nhỏ hẹp là
Krông Nô, Đắk Rlấp và Đắk Mil. Mặc dù đã được địa phương hỗ trợ
sửa chữa, tuy nhiên vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.


12


2.2.1.3. Thanh tra, kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại trong tố
tụng dân sự
Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự nói riêng và khiếu
nại hành chính nói chung đã được Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Tịa án
nhân dân tỉnh Đắk Nơng quan tâm, xây dựng kế hoạch thanh tra, thực
hiện thường xuyên, có hiệu quả. Qua hoạt động thanh tra trách nhiệm
đã kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót, tồn tại
trong cơng tác tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại của đơn vị được
thanh tra, tăng cường hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, nhất là ở cấp huyện. Tuy nhiên, qua công tác thanh tra cho
thấy: Một sốTòa án nhân dân cấp huyện còn chưa quan tâm, ít trực
tiếp tiếp cơng dân hoặc khơng mở sổ sách theo dõi, thể hiện việc tiếp
công dân; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tiếp cơng dân cịn hạn
chế, hiệu quả tiếp cơng dân chưa cao...
2.2.2. Công tác giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự
2.2.2.1. Tình hình tiếp cơng dân và nhận đơn thư khiếu nại
Từ 2018 đến 2021, TAND tỉnh Đắk Nông đã tiếp 368 lượt cơng
dân đến trình bày các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Số lượt
tiếp công dân có sự biến động qua các năm. Năm 2018, số lượt tiếp
công dân là 124 (lượt), chỉ tiêu này đến năm 2019 giảm còn 107
(lượt) và giảm còn 45 (lượt) vào năm 2020, tuy nhiên đến năm 2021
lại tăng ngược trở lại lên mức 92 (lượt).
Từ ngày 01/10/2015 đến ngày 30/12/2021, TAND tỉnh Đắk Nông
đã tiếp nhận 733 vụ khiếu nại (trong đó cấp tỉnh 396 vụ; cấp huyện
tiếp nhận 337 vụ). Năm 2021, số vụ khiếu nại tòa án tỉnh Đắk Nông
tiếp nhận được là 149 vụ và nhìn chung số vụ khiếu nại TAND tỉnh

Đắk Nơng tiếp nhận được cũng có sự thay đổi theo từng năm trong
giai đoạn 2015-2021, cứ năm giảm thì năm sau đó lại có xu hướng
tăng lên.
2.2.2.2. Thụ lý đơn thư khiếu nại
Từ năm 2015 đến năm 2021, TAND tỉnh Đắk Nôngđã tiếp
nhận320 đơn khiếu nại trong hoạt động tố tụng dân sự (trong đó cấp
tỉnh là 156 đơn, cấp huyện là 164 đơn; số đơn thuộc thẩm quyền giải
quyếtở cấp tỉnh là 132 đơn, ở cấp huyện là 141 đơn; số đơn không
thuộc thẩm quyền ở cấp tỉnh là 30 đơn, ở cấp huyện là 17 đơn).
13


Tịa án nhân dân tỉnh Đắk Nơng đã xử lý 272 đơn thuộc thẩm
quyền và chuyển các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 48 đơn. Các
đơn khiếu nại có nội dung chủ yếu liên quan đến việc đương sự cho
rằng người tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký) cố
tình kéo dài thời gian giải quyết vụ án, không xem xét đầy đủ tài liệu,
chứng cứ trong hồ sơ, ra phán quyết không công tâm, không thực hiện
đầy đủ việc tống đạt giấy tờ cho đương sự.
2.2.2.2. Giải quyết đơn thư khiếu nại
Công tác giải quyết khiếu nại đảm bảo kịp thời, công khai, dân
chủ, đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật, tơn trọng, lắng
nghe ý kiến của nhân dân, hướng dẫn nhân dân tận tình, đảm bảo lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Tất cả các
vụ việc khiếu nại được giải quyết kịp thời, trong hạn luật định; chất
lượng giải quyết được nâng lên; không phát sinh những vụ việc
phức tạp, kéo dài, bước đầu tạo được niềm tin và sự hài lòng trong
nhân dân khi tới làm việc.
Đối với những đơn khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện đều được
Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông thụ lý, giải quyết đúng thời hạn luật

định. Kết quả giải quyết khiếu nại có căn cứ, có cơ sở, đảm bảo
được quyền khởi kiện của đương sự, khiến đương sự và những
người tham gia tố tụng khác “tâm phục, khẩu phục”.
2.3. Đánh giá về những mặt đạt được, những mặt hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế
2.3.1. Những mặt đạt được
Một là, Thủ trưởng đơn vị đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác
định giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự là nhiệm vụ trong tâm
bên cạnh nhiệm vụ chính trị. Cấp ủy, lãnh đạo TAND tỉnh Đắk Nông
thường xuyên chỉ đạo các Tòa, Phòng trực thuộc và Tòa án nhân dân
các huyện, thị xã quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có
hiệu quả Chỉ thị số 35-CT/TW, Luật Tiếp cơng dân và các văn bản
liên quan; đã ban hành các văn bản chỉ đạo kiện toàn tổ chức, kế
hoạch, nhân sự, cơ sở vật chất. Cấp ủy, lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh
đã yêu cầu các đơn vị xác định công tác tiếp công dân là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm. Tất cả các đơn vị đều phải xây dựng nội
quy, quy chế, kế hoạch, nhân sự, cơ sở vật chất để công tác tiếp công
dân đạt hiệu quả; giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát
14


sinh; giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn đọng.
Công tác tiếp công dân thường xuyên được kiểm tra giám sát qua chế
độ báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý. Tại các Hội nghị
giao ban, Hội nghị tổng kết hàng năm, Cấp ủy, lãnh đạo Tòa án tỉnh
cũng thường xuyên quán triệt và ban hành các kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ này.
Thực hiện chế độ tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp
công dân: Cấp ủy và tất cả các lãnh đạo của TAND đều thực hiện
nghiêm túc lịch tiếp công dân định kỳ hàng tuần vào các ngày cụ thể

và tiếp cơng dân khi có u cầu đột xuất. Việc trả lời các khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh luôn kịp thời, đúng pháp luật, thấu tình đạt
lý, giải tỏa được những bức xúc của người dân. Điều này được thể
hiện ở kết quả giải quyết đơn khiếu nại nói chung và khiếu nại
trong tố tụng dân sự ở trên nói riêng. Trong những năm vừa qua,
TAND tỉnh Đắk Nơng đã khơng để xảy ra trường hợp khiếu nại có
tính chất phức tạp, đông người và kéo dài.
Hai là, thể hiện tính dân chủ cả về nhận thức và thực tiễn giữa chủ
thể có Thẩm quyền giải quyết khiếu nại và chủ thể khiếu nại:
Có cơ chế ràng buộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật, đảm
bảo việc giám sát các hoạt động tố tụng diễn ra một cách bình
thường, đúng pháp luật.
Hạn chế tới mức tối đa những quan hệ xã hội được pháp luật bảo
hộ không bị xâm phạm bởi những quyết định tố tụng, hành vi tố tụng
và những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tốtụng.
Tránh hoặc khôi phục những hậu quả do quyết định tố tụng, hành
vi tố tụng của người tiến hành tố tụng thực hiện trong hoạt động tố
tụng.
Đảm bảo sự ngang bằng trong quan hệ giữa Nhà nước và công
dân, một trong những biện pháp để hạn chế của quyền lực Nhà nước
liên quan đến hoạt động tốtụng.
Thúc đẩy và phát triển những hoạt động tố tụng đúng pháp luật,
kiềm chế và loại bỏ những vi phạm do các hoạt động tố tụng xâm
phạm trái pháp luật.
Ba là, công tác giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự ở TAND
tỉnh Đắk Nơng được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, thực hiện
công khai kết quả giải quyết. TAND tỉnh Đắk Nông đã làm tốt trách
15



nhiệm của mình trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và phối hợp
giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự. Đã xử lý 100% các đơn, thư
khiếu nại; giải quyết đơn thuộc thẩm quyền và chuyển đơn đến các cơ
quan chức năng khác. Ngoài ra, hàng quý, TAND tỉnh cũng báo cáo
việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại cho Ban nội chính
tỉnh ủy, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và TAND tối cao đúng theo
quy định. Trong mỗi báo cáo đều thể hiện rõ ràng, đầy đủ các nội
dung quan trọng (số lượt tiếp công dân, số lượng đơn hợp lệ, không
hợp lệ, cách thức giải quyết, xử lý đơn…).
Đối với khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, Viện kiểm sát
nhân dân cùng cấp luôn là cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động
giải quyết khiếu nại của TAND tỉnh Đắk Nông. Do đó, việc giải
quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện được thực hiện đúng
trình tự, thủ tục, thời gian quy định; văn bản giải quyết khiếu nại
được gửi cho đương sự, Tòa án nhân dân cấp trên và Viện kiểm sát
nhân dân cùng cấp. Đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả trong
công tác giải quyết đơn khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.
Bốn là, nghiêm túc nhìn nhận và khắc phục những hạn chế về chất
lượng giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự: Tính chất khiếu nại
trong tố tụng dân sự ở TAND tỉnh Đắk Nơng những năm vừa qua cịn
đơn giản. Nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến việc đương sự
cho rằng người tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký)
cố tình kéo dài thời gian giải quyết vụ án, không xem xét đầy đủ tài
liệu, chứng cứ trong hồ sơ, ra phán quyết không công tâm, không
thực hiện đầy đủ việc tống đạt giấy tờ cho đương sự hoặc trả lại đơn
khởi kiện cho đương sự khơng đúng. Điều này làm dẫn đến tình trạng
chủ quan, không đầu tư bài bản cho công tác giải quyết khiếu nại
hành chính nói chung, giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự nói
riêng. Do đó, Cấp ủy, lãnh đạo TAND tỉnh Đắk Nơng đã nghiêm túc
nhìn nhận và khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong cơng tác giải

quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự ở địa phương. Ngoài việc giải
quyết 100% đơn thư khiếu nại của cơng dân thì người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự cũng tuân thủ thời gian, quy
định của Bộ luật Tố tụng Dân sự để giải quyết khiếu nại đúng quy
định của pháp luật, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, khơng làm ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
16


Tuy nhiên, để đáp ứng hơn nữa yêu cầu giải quyết khiếu nại trong
tốtụng dân sự thì việc nhìn nhận và khắc phục những hạn chế về chất
lượng giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự cần được thực hiện
thường xuyên, liên tục. Đặc biệt là việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
công chức cần được thực hiện thường xuyên liên tục mới đảm bảo
khắc phục được những hạn chế vềchất lượng giải quyết khiếu nại
trong tố tụng dân sự trong những năm vừa qua.
2.3.2. Những mặt hạn chế
Thứ nhất, việc tiếp cơng dân đơi khi cịn mang tính hình thức:
Việc tiếp cơng dân ở cấp tỉnh và một số TAND cấp huyện đơi khi cịn
mang tính hình thức, thể hiện ở việc hệ thống sổ sách theo dõi việc
tiếp công dân không được cập nhật thường xuyên, liên tục. Có một số
cán bộ được phân cơng nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại
trong tố tụng dân sự nói riêng và khiếu nại hành chính nói chung còn
trốn tránh trách nhiệm. Nhiều trường hợp bị khiếu nại nhưng khơng
làm báo cáo giải trình hoặc giải trình qua loa, hình thức dẫn đến khó
khăn trong việc giải quyết khiếu nại.
Một số chủ thể trong tố tụng dân sự không quy định được quyền
khiếu nại, trong khi tham gia tố tụng, những chủ thể này mặc dù chỉ
tham gia trong lĩnh vực chuyên môn như người giám định, người
phiêndịch.

Chưa phân biệt rõ hoặc quy định chi tiết về hành vi tố tụng,
những chủ thểđược quyền khiếu nại khó có thể nhận biết đâu là hành
vi tố tụng để thực hiện quyền của mình.
Thứ hai, chất lượng đối thoại, hịa giải trong q trình giải quyết
khiếu nại cịn hạn chế: Việc đối thoại, hịa giải trong q trình giải
quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự là cần thiết nhằm đảm bảo khơng
làm xâm hại đến quyền, lợi ích của công dân; đồng thời cũng không
làm ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết vụ án một cách bình thường,
liên tục. Tuy nhiên, những năm qua, chất lượng đối thoại, hòa giải
trong giải quyết khiếu nại ở TAND tỉnh Đắk Nông còn nhiều hạn chế,
chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra của công tác giải quyết khiếu nại
trong tố tụng dân sự.
Thứ ba, còn nhiều trường hợp chưa tuân thủ quy định về trình
tự:Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 chưa có quy định cụ thể về chế
tài xử lý đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không
17


đúng thời hạn quy định. Vẫn còn trường hợp xử lý khiếu nại vượt
cấp hoặc khơng thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định; không
gửi văn bản giải quyết khiếu nại cho đương sự, Viện kiểm sát nhân
dân cùng cấp….
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 không quy định về nghĩa vụ
chuyển đơn khiếu nạivà thời hạn chuyển đơn khiếu nại. Không quy
định về khiếu nại trực tiếp bằng miệng và phương thức giải quyết
khiếu nại bằng miệng, đặc biệt trong giai đoạn xét xử.
Thứ tư, chất lượng giải quyết vẫn có trường hợp chưa đạt hiệu quả
cao, dẫn đến khiếu nại nhiều lần hoặc kết quả giải quyết khiếu nại
của Tòa án cấp trên trực tiếp ngược lại với kết quả giải quyết khiếu
nại ban đầu. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án,

làm giảm sút niềm tin của đương sự khi tham gia tố tụng và làm ảnh
hưởng đến chất lượng công tác xét xử.
Thứ năm, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tuy
đã được tăng cường nhưng chủ yếu mang nặng tính hình thức, hiệu
quả thu được cịn có mức độ.
Thứ sáu, mặc dù đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu giải
quyết khiếu nại từng bước tăng về số lượng, nhưng còn bất cập. Cụ
thể, người đứng đầu cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại không chuyên nghiệp; đội ngũ cán bộ làm cơng tác tham
mưu cịn kiêm nhiệm nhiều việc; cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ
chính sách đối với đội ngũ cán bộ chưa thỏa đáng. đội ngũ cán bộ làm
công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hầu hết đều khơng
chun trách…
Thứ bảy, vẫn cịn tình trạng một số đơn, thư mạo danh, nặc danh
khiếu nại vượt cấp hoặc khiếu nại nhưng khơng có căn cứ giải quyết.
Ngoài ra, trong tố tụng dân sự, việc giải quyết khiếu nại được thực
hiện qua 03 cấp. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tịấn
cấp trên trực tiếpcó hiệu lực thi hành, tuy nhiên đương sự hoặc Viện
kiểm sát vẫn có quyền khiếu nại, kiến nghị đến Chánh án của Tòa án
cấp trên trực tiếp của Tịấnđã ra quyết định có hiệu lực thi hành này.
Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tịấn cấp trên trực tiếp
của Tịa ánđã ra quyết định có hiệu lực thi hành mới là quyết định
cuối cùng. Điều này làm cho việc giải quyết khiếu nại kéo dài, khiến
cho thời gian giải quyết vụ án dân sự theo đó bị kéo dài theo, làm ảnh
18


hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên đương sự
hoặc tất cả các đương sự có tranh chấp.
Nguyên nhân:

Hầu hết các đơn vị đều được trang bị tốt về cơ sở vật chất,
phương tiện làm việc để tiếp cơng dân. Tuy nhiên, một số Tịa án
cấp huyện, do trụ sở xây đã lâu, cũ kỹ và chật hẹp, phịng tiếp cơng
dân chung với phịng làm việc chun mơn nên cịn nhiều bất tiện.
Bên cạnh đó, công tác quản lý đơn thư cũng chưa được cập nhật trên
phần mềm máy tính. Do đó, việc theo dõi, quản lý cịn chưa hiệu
quả (trích xuất số liệu phục vụ báo cáo chậm, khó quản lý được số
lượng đơn trùng lặp…).
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại
chưa đạt hiệu quả cao kỹ năng thu thập thông tin, nhất là về các biện
pháp bảo vệ quyền khiếu nại của cơng dân cịn hạn chế khiến cho
nhiều đương sự không thực hiện được quyền khiếu nại của mình.
Nhận thức pháp luật của một số người dân cịn hạn chế nên đơi khi
nội dung khiếu nại khơng rõ ràng, khơng thuyết phục, mang tính cảm
tính, khơng có cơ sở để giải quyết, làm rõ hành vi sai phạm, tiêu cực.
Chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc đảm bảo quyền
của người khiếu nại trong tố tụng dân sự nên việc giải quyết khiếu
nại của công dân cịn mang tính hình thức, chưa chú trọng nội dung,
phương thức giải quyết cũng như quy định của pháp luật liên quan
đến giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự. Những người tiến
hành tố tụng, đặc biệt là những người có thẩm quyền tiến hành một
số hoạt động tụng vẫn cịn thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ và chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số ít
cịn sa sút về phẩm chất đạo đức, chính trị, vi phạm pháp luật. Tại
Tịa án cấp huyện, cán bộ tiếp dân thường là Thẩm phán và Thư
ký kiêm nhiệm công tác tiếp công dân. Do đó, cơng tác tiếp cơng
dân và cơng tác chun mơn giải quyết án vẫn cịn chồng chéo,
cán bộ làm nhiệm vụ được giao không bao quát được hết công
việc của mình.
Chính sách pháp luật về khiếu nại cịn bất cập, hạn chế: Pháp

luật quy định về khiếu nại trong tố tụng dân sự còn nhiều bất cập,
chưa phù hợp với thực tế, tính khả quan khơng cao, chưa đầy đủ.
Quy định của Luật Khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành
19


Luật Khiếu nại với các quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự có sự
khác nhau, gây khó khăn trong việc lựa chọn văn bản áp dụng. Cụ
thể:
- Quy định về giải quyết khiếu nại trong việc trả lại đơn khởi kiện
của Bộ luật Tố tụng Dân sự cũng còn nhiều bất cập.
- Quy định pháp luật để giải quyết khiếu nại ở các lĩnh vực này
còn chưa đầy đủ.
- Đương sự hầu như không chấp nhận kết quả giải quyết của tòa
án cấp sơ thẩm và tiếp tục khiếu nại lên tịa án cấp trên. Trong khi đó
Bộ Luật TTDS lại chưa có quy định cho phép tịa án cấp phúc thẩm
thụ lý và ra quyết định giải quyết đối với những khiếu nại đã được
cấp sơ thẩm giải quyết.
- Vướng mắc trong quy định về việc khiếu nại quyết định thay đổi
hoặc không thay đổi người tiến hành tố tụng trước khi mở phiên tòa.
- Luật cũng chưa quy định nếu cấp trên quyết định không thay đổi
thẩm phán bị khiếu nại thì thẩm phán đó có được quyền tiếp tục giải
quyết vụ án hay không. Luật cũng chưa nói rõ nếu khơng được quyền
tiếp tục giải quyết vụ án thì thẩm phán đó có được tạm đình chỉ vụ án
hay khơng.
- Bộ Luật TTDS hiện hành khơng nói rõ khi chánh án tịa án
huyện, thị xã ban hành hai loại văn bản trên thì cấp dưới là phó chánh
án có quyền được ký văn bản trả lời khi bị đương sự khiếu nại hay
không..
- Thủ tục tư pháp giải quyết khiếu nại hành chính cũng bộc lộ

nhiều bất cập. Điển hình là biện pháp bảo đảm thi hành các bản án,
quyết định của tòa án chưa thực sự hiệu quả. Nếu cơ quan hành chính
hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính khơng chấp
hành bản án, quyết định của tịa án thì tịa án cũng khơng có quyền xử
lý trực tiếp đối với những hành vi vi phạm.
- Ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân còn hạn chế
(đặc biệt vùng sâu, vùng xa, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống, ...).

20


Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Ở TÒA ÁN NHÂN DÂN TỊA ÁN
NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NƠNG
3.1. Giải pháp chung
3.1.1. Hồn thiện thể chế về giải quyết khiếu nại hành chính
nói chung và giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự nói riêng
(i) Xây dựng Nghị quyết cụ thể hóa các quy định của Bộ luật
Tố tụng Dân sự về giải quyết khiếu nại ở từng giai đoạn trong tố
tụng dân sự, khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, khiếu nại về
hoạt động giám định trong tố tụng dân sự.
(ii) Xây dựng chế tài đối với hành vi khiếu nại kéo dài, khiếu nại
không đúng, khiếu nại kéo dài, đông người... Đồng thời xây dựng bộ
quy tắc về giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự.
(iii) Đại biểu Quốc hội của tỉnh cần nghiên cứu, phát hiện những
điểm chưa hợp lý trong các luật giải quyết khiếu nại, từ đó có ý kiến
đối với Quốc hội để tạo cơ sở cho Quốc hội chỉnh sửa, hoàn thiện.
3.1.2. Giải pháp về tăng cường hoạt động giải quyết khiếu nại

trong tố tụng dân sự
Cần cải thiện các điều kiện phục vụ giải quyết khiếu nại trong tố
tụng dân sự. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, cơng chức
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự. Tăng cường,
chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp vi
phạm.
Nâng cao năng lực pháp luật và năng lực sử dụng quyền khiếu nại
của người dân như: Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện
truyền thông về các quyền khiếu nại của cơng dân như sử dụng đài
truyền hình, truyền thanh, sử dụng các cổng thơng tin điện tử của
tỉnh, báo chí…. Xây dựng cơ sở dữ liệu về văn bản pháp luật. Tuyên
truyền chuyên mục văn bản pháp luật về khiếu nại đến người dân
biết. Khuyến khích sự phát triển các dịch vụ tư vấn pháp luật công
và tư nhân. Các cơ quan nhà nước thực hiện biện pháp tuyên truyền
các dịch vụ tư vấn pháp luật có chất lượng đến người dân để người
dân biết và sử dụng.

21


×