Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Tân An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 106 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương
mại thế giới WTO. Đó là một sự kiện đáng mừng đối với các doanh nghiệp
Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
xuất, nhập khẩu.
Cùng với tiến trình hội nhập nhanh chóng của Việt Nam, xuất khẩu nước ta
cũng đạt được những kết quả quan trọng. Trong các mặt hàng đem lại giá trị
gia tăng cao phải kể đến mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Nếu như trước đây mặt
hàng thủ công truyền thống của Việt Nam như hàng lụa hay bạc hầu hết được
xuất khẩu sang các nước láng giềng như Lào, Campuchia và Thái Lan thì hiện
nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được xuất khẩu tới 133
nước và vùng lãnh thổ khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, hàng thủ công
mỹ nghệ đang gặp phải những khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng hóa
của Trung Quốc và Thái Lan. Chính vì vậy nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh cũng như giá trị hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường, tôi đã
chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Tân An” trong kỳ thực tập này.
Qua 13 năm hoạt động và phát triển, công ty trách nhiệm hữu hạn
Tân An đã gặt hái được nhiều thành công và ngày càng khẳng định uy tín của
công ty trên thị trường.Với đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt Tân An đã trở
thành một địa chỉ đáng tin cậy đối với các bạn hàng trong và ngoài nước.
1
Chương I. Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa và khái
quát về công ty TNHH Tân An.
I. Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa.
1. Xuất khẩu hàng hóa .
Cùng với nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu hàng hóa hợp thành các hình
thức của mua bán hàng hóa quốc tế.
Theo thống kê của bộ Công Thương Việt Nam, năm 2007 kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, vượt 3,1% so với
kế hoạch chính phủ đặt ra là 17,4%. Về giá trị, kim ngạch xuất khẩu năm


2007 tăng 8,2 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm,
thuỷ sản tăng 1,7 tỷ USD, nhóm nhiên liệu - khoáng sản tăng 0,2 tỷ USD,
nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng 3,7 tỷ USD và nhóm hàng khác
tăng 2,6 tỷ USD.
Như vậy, hàng năm xuất khẩu chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu GDP, tạo
thêm nhiều công ăn việc làm cũng như góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
triển.
Theo điều 28 khoản 1 mục I chương II “Mua bán hàng hoá” thuộc Luật
thương mại Việt Nam do Quốc Hội ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005 thì
xuất khẩu hàng hóa được định nghĩa như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc
hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật”
Các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam như khu chế xuất, doanh
nghiệp chế xuất, khu bảo thuế, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực
kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong
đó quy định quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa các khu vực này với nội
2
địa là quan hệ xuất khẩu trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định
khác
2. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hóa ở
phạm vi quốc tế. Thông qua xuất khẩu, hàng hóa sản xuất trong nước được
bán ra nước ngoài, thu ngoại tệ. Qua đó có thể đẩy mạnh sản xuất kinh doanh,
tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiển đời sống
của nhân dân, tăng thu nhập cho người lao động, tạo ra nguồn vốn chủ yếu
cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mở rộng khả năng
cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước đồng
thời tạo đầu ra cho sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản
xuất phát triển ổn định, tăng hiệu quả kinh tế của nhiều ngành sản xuất.

Xuất khẩu hàng hóa là lĩnh vực phân phối lưu thông hàng hóa với
nước ngoài. Mà trong quá trình tái sản xuất thì khâu phân phối và lưu thông
này được coi là quan trọng, khâu có vai trò quyết định đến quá trình tái sản
xuất. Sản xuất có phát triển được hay không, phát triển như thế nào phụ thuộc
rất nhiều vào khâu này. Chính vì vậy có thể khẳng định xuất khẩu hàng hóa
tác động trực tiếp đến sự phát triển của sản xuất. Xuất phát từ nhu cầu thị
trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà nước
khác cần.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Ví dụ
khi phát triển sản xuất và xuất khẩu xe máy, ô tô thì sẽ kéo theo việc phát
triển ngành thép, chế biến cao su, thủy tinh…Thông qua xuất khẩu hàng hóa
ta có thể giới thiệu được và khai thác được những thế mạnh, những tiềm năng
của đất nước mình, từ đó có thể tiến hành phân công lại cho phù hợp.
3
Xuất khẩu hàng hóa còn góp phần thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế,
xã hội giữa các nước ngày càng chặt chẽ và mở rộng hơn, điều đó sẽ góp phần
ổn định tình hình kinh tế và chính trị của các quốc gia và của toàn thế giới.
Thông qua xuất khẩu, hàng hóa nước ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh
tranh trên thị trường hàng hóa quốc tế về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh
này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn
thích nghi được với thị trường.
3. Các hình thức xuất khẩu
3.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là một phương thức giao dịch thương mại ở đó việc
tạo lập mối quan hệ và thỏa thuận các điều kiện do người mua và người bán
trực tiếp thực hiện.
Hình thức thực hiện hoạt động xuất khẩu trực tiếp là gặp mặt trực tiếp
hoặc thông qua thư từ.
Đây là hình thức được sử dụng chủ yếu trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ.

Xuất khẩu trực tiếp cho phép hai bên hiểu rõ yêu cầu của nhau, đảm bảo
nhanh chóng giải quyết yêu cầu của hai bên, kịp thời điều chỉnh khi có những
thay đổi, hai bên có thể hỗ trợ lẫn nhau trong đầu tư sản xuất, thiết kế sản
phẩm và hỗ trợ nhau ở các khâu khác.
Xuất khẩu trực tiếp cho phép hai bên có thông tin đầy đủ về thị trường và khả
năng trực tiếp chi phối thị trường sẽ tốt hơn. Tuy nhiên trong nhiều trường
hợp doanh nghiệp không thể sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp được,
chẳng hạn với những thị trường và khách hàng mới lạ doanh nghiệp không
am hiểu¸ hay do những quy định về luật pháp và thông lệ không thể xuất khẩu
trực tiếp, số lượng đầu mối giao dịch trực tiếp quá lớn mà khối lượng lại nhỏ
4
bé. Trong những trường hợp này doanh nghiệp phải sử dụng các hình thức
xuất khẩu khác.
3.2. Xuất khẩu qua trung gian
Xuất khẩu qua trung gian là phương thức giao dịch thương mại mà
nguời mua, người bán phải qua người thứ ba để thỏa thuận các điều kiện mua
bán. Người thứ ba được gọi là trung gian thương mại và phổ biến trên thị
trường quốc tế là các đại lý và người môi giới.
Xuất khẩu qua trung gian là hình thức được các doanh nghiệp chọn lựa khi
doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường xuất khẩu, thâm nhập vào những thị
trường mới lạ mà doanh nghiệp chưa am hiểu. Một phần công việc mà doanh
nghiệp phải làm khi xuất khẩu sẽ được chuyển cho trung gian thương mại.
Tuy nhiên sử dụng hình thức này doanh nghiệp phải trả một khoản chi phí
không nhỏ cho trung gian thương mại.
3.3. Xuất khẩu đối lưu
Xuất khẩu đối lưu là một phương thức mua bán hàng hóa trong đó xuất
khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua. Các
bên trao đổi hàng hóa có giá trị tương đương
Tiền rất ít được sử dụng để thanh toán trong hình thức này. Các bên phải quan
tâm đến điều kiện cân bằng trong trao đổi về:

+ Mặt hàng
+ Giá cả trao đổi
+ Cân bằng về điều kiện cơ sở giao hàng
+ Cân bằng về tổng giá trị trao đổi
3.4. Kinh doanh tái xuất
Tái xuất là xuất khẩu ra nước ngoài những hàng hóa nhập khẩu nhưng
không được qua chế biến ở thị trường tái xuất. Các bên có thể sử dụng thanh
toán bằng tiền hoặc hình thức giáp lưng.
5
Các hình thức tái xuất:
+ Tạm nhập tái xuất: Hàng hóa từ nước xuất khẩu đuợc nhập khẩu vào
nước tái xuất rồi mới xuất khẩu đi nước khác.
+ Chuyển khẩu: Hàng hóa đi từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu
không qua nước tái xuất.
3.5. Gia công xuất khẩu
Gia công xuất khẩu là một phương thức kinh doanh, trong đó một bên
(gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của
bên khác (gọi là bên đặt gia công), để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho
bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).
Do có nhiều ưu điểm nên hình thức xuất khẩu này đang khá phổ biến trong
buôn bán quốc tế. Đối với nước ta phát triển phương thức này sẽ tạo nhiều
công ăn, việc làm cho người lao động, thu hút công nghệ và thiết bị mới, hiện
đại của nước ngoài, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
3.6. Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức xuất khẩu mới, nhưng do có nhiều ưu điểm nên đang
được phổ biến rộng rãi. Đặc điểm của hình thức xuất khẩu này là hàng hóa
không cần phải qua biên giới quốc gia để đến được tay khách hàng. Đây là
một hình thức xuất khẩu có độ rủi ro thấp, giảm được nhiều chi phí xuất khẩu
do không phải làm thủ tục hải quan và các chứng từ khác có liên quan.

4. Những quy định hiện hành về xuất khẩu.
4.1. Quy định chung
Nghị định của Chính Phủ số 57/1998/NĐ-CP quy định chung các vấn
đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa như sau:
6
+ Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành
lập theo quy định của pháp luật được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Các Chi nhánh Tổng công ty, Công ty được xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hoá theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty, Giám đốc Công ty, phù
hợp với nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Tổng công ty,
Công ty.
+ Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh
nghiệp phải đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cục
Hải quan tỉnh, thành phố.
Nghị định của Chính Phủ số 12/2006/NĐ-CP quy định thủ tục xuất
khẩu hành hoá như sau:
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn
xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ
quản lý chuyên ngành.
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan
về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất
lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
trước khi thông quan.
+ Các hàng hóa khác không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng
xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, chỉ phải làm thủ
tục thông quan tại Hải quan cửa khẩu.
4.2. Danh mục hàng hóa được phép xuất khẩu, xuất khẩu có điều kiện,
cấm xuất khẩu
Theo điều 5 chương II “Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá” thuộc nghị

định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế
7
do Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2006 số 12/2006/NĐ-CP,
những hàng hóa sau không được phép xuất khẩu:
+ Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết
bị kỹ thuật quân sự.
+ Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
+ Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt
Nam.
+ Gỗ tròn, gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.
+ Động vật, thực vật hoang quý hiếm và giống vật nuôi cây trồng quý
hiếm thuộc nhóm IA – IB theo quy định tại nghị định số 48/2002/NĐ – CP
ngày 22/4/2002 của Chính phủ và động, thực vật hoang dã quý hiếm trong
sách đỏ mà Việt Nam đã cám kết với các tổ chức quốc tế.
+ Các loại thủy sản quý hiếm
+ Các loại máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã
sử dụng trong phạm vi bảo về bí mật nhà nước.
+ Hóa chất độc bảng 1 được quy định trong công ước cấm vũ khí hóa
học
Những hàng hóa xuất khẩu có điều kiện:
+ Hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch;
+ Hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại;
+ Hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành;
+ Hàng hóa xuất khẩu theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ;
Những hàng hóa không thuộc danh muc hàng hóa cấm xuất khẩu, xuất
khẩu có điều kiện là những hàng hóa được phép xuất khẩu.
8
4.3. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
Mục I chương III “Thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải

quan” thuộc Luật Hải Quan do Quốc Hội ban hành ngày 29 tháng 06 năm
2001 số 29/2001/QH10 quy định như sau:
- Theo điều 15 khoản 1 “ Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm
tra, giám sát hải quan” quy định “Hàng hóa xuất khẩu phải được làm thủ tục
hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường,
qua cửa khẩu theo quy định của pháp luật”
- Theo điều 16 “Thủ tục hải quan”: Khi làm thủ tục hải quan, doanh
nghiệp phải:
+ Khai và nộp tờ khai, nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; nếu
thực hiện thủ tục hải quan điện tử, doanh nghiệp được khai và nộp hồ sơ
qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan
+ Đưa hàng, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc
kiểm tra thực tế hàng, phương tiện vận tải
+ Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật.
- Điều 17 “Địa điểm làm thủ tục hải quan”
+ Trụ sở chi cục hải quan cửa khẩu: Cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế,
cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, bưu
điện quốc tế, cửa khẩu biên giới đường bộ
+ Trụ sở chi cục hải quan ngoài cửa khẩu: Địa điểm làm thủ tục hải quan
cảng nội địa, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu.
- Điều 22 “Hồ sơ hải quan” quy định bộ hồ sơ hải quan bao gồm:
+ Tờ khai hải quan xuất khẩu, 02 bản chính
+ Tùy trường hợp cụ thể dưới đây, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung them
các chứng từ sau:
9
• Nếu hàng có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất
doanh nghiệp cần thêm bản kê khai chi tiết hàng hóa gồm 01 bản
chính và 01 bản sao.
• Nếu hàng phải có giấy phép xuất khẩu doanh nghiệp cần có thêm

giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền. 01 bản nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao nếu xuất khẩu
nhiều lần và phải có bản chính để đối chiếu.
• Đối với hàng xuất khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản
xuất hàng xuất khẩu, hàng gia công doanh nghiệp cần thêm bản
định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng gồm 01 bản chính
(chỉ phải một lần đầu khi xuất khẩu mã hàng đó).
• Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật có liên quan phải
có gồm 01 bản chính.
Thủ tục thông quan xuất khẩu bao gồm các bước sau:
+ Đăng ký mã số doanh nghiệp xuất khẩu tại Cục hải quan tỉnh hoặc thành
phố
+ Mở tờ khai hải quan và nộp hồ sơ để đăng ký làm thủ tục hải quan
+ Nộp thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế phụ thu nếu có.
+ Xuất trình hàng hoá tại điểm kiểm tra trong hoặc ngoài cửa khẩu được
hải quan công nhận và hải quan kiểm hoá.
+ Chấp hành quyết định của hải quan.
5. Nội dung của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc
tế. Hoạt động xuất khẩu có nhiều đặc điểm khác biệt so với các hoạt động bán
hàng trong nước. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa bao gồm 5 nội dung chính
sau:
10
5.1. Nghiên cứu thị trường
Mục đích hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm phục vụ việc lựa chọn
mặt hàng và bạn hàng giao dịch từ đó lựa chọn phương thức buôn bán cho
phù hợp với thị trường với đặc điểm của doanh nghiệp.
Nội dung nghiên cứu thị trường:
- Nghiên cứu dung lượng thị trường
- Nghiên cứu hàng hóa xuất khẩu

- Nghiên cứu giá cả bao gồm nguồn tham khảo giá và các nhân tố ảnh
hưởng đến giá.
- Các rào cản thương mại của thị trường nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng cả 2 phương pháp là nghiên cứu tại
bàn và nghiên cứu tại thị trường.
5.2. Lựa chọn đối tác
Việc lựa chọn đối tác doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các
vấn đề sau:
- Tình hình sản xuất, kinh doanh của hãng, lĩnh vực và phạm vi kinh
doanh.
- Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật
- Khả năng kinh doanh
- Thương hiệu và uy tín của bạn hàng

Trong đó việc lựa chọn đối tác tốt nhất là viêc lựa chọn đối tác trực tiếp
tránh những đối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn gia nhập
thị trường mà mình chưa có kinh nghiệm.
5.3. Lập phương án kinh doanh xuất khẩu
Thực chất của hoạt động này là doanh nghiệp lập kế hoạch xuất khẩu
hàng hóa để đạt đến mục tiêu trong kỳ kinh doanh. Nó được xác định trên cơ
11
sở nghiên cứu nắm bắt thị trường.
Nội dung hoạt động:
- Đánh giá tổng quan về thị trường. Chỉ ra các điểm thuận lợi và khó
khăn khi buôn bán tại các thị trường đó.
- Xác lập mục tiêu cần đạt tới
- Chỉ ra phương thức buôn bán và mặt hàng trao đổi
- Chỉ ra các biện pháp để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu, cả biện
pháp ở thị trường quốc tế lẫn thị trường trong nước.
- Sơ bộ tính toán chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh

5.4. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu cũng là một công đoạn quan trọng.
Nguồn hàng xuất khẩu có thể được huy động từ các xưởng của doanh nghiệp
hoặc các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp khác. Để công tác tạo nguồn đạt
hiệu quả cao, doanh nghiệp cần tổ chức, bố trí, đầu tư các cơ sở sản xuất hợp
lý, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Thiết kế hệ thống
các kênh thu mua sao cho đảm bảo thu mua đủ về số lượng yêu cầu, tốt về
chất lượng với chi phí hợp lý và đúng tiến độ, đảm bảo chi phí vận chuyển, dự
trữ, bảo quản là thấp nhất có thể.
5.5. Đàm phán ký kết hợp đồng
Đàm phán có thể có các hình thức: đàm phán quan thư tín, đàm phán
qua điện thoại và đàm phán bằng gặp gỡ trực tiếp.
Trong quá trình giao dịch đàm phán có các bước sau
- Hỏi giá
- Phát giá
- Đặt hàng
- Hoàn giá
- Chấp nhận giá
12
- Xác nhận giá
Nội dung hợp đồng gồm 03 phần
- Phần mở đầu: Nêu ra các tiêu đề của hợp đồng, số và kí hiệu hợp đồng
(do bên soạn thảo đưa ra), ngày kí kết hợp đồng và các thông tin về chủ thể
hợp đồng.
Các thông tin về chủ thể của hợp đồng bao gồm:
+ Tên đầy đủ, tên viết tắt
+ Địa chỉ đơn vị
+ Số máy điện thoại, số máy fax, số tài khoản ngân hàng.
- Phần nội dung của hợp đồng: gồm 14 điều khoản quan trọng
+ Mô tả hàng hoá

+ Mô tả chất lượng
+ Mô tả số lượng hoặc trọng lượng
+ Đơn giá hàng hoá
+ Thời hạn và địa điểm giao hàng
+ Phương thức thanh toán
+ Quy cách đóng gói bao bì, ghi nhãn hiệu
+ Bảo hành
+ Quy định về phạt và bồi thường vi phạm
+ Bên mua bảo hiểm và điều kiện mua
+ Đề ra các điều kiện bất khả kháng
+ Các quy định cần làm khi khiếu nại
+ Các quy định luật và người đứng ra phân xử
+ Các quy định khác
- Phần kết thúc hợp đồng:
+ Nêu số văn bản thành lập và mỗi bên giữ bao nhiêu bản
+ Hình thức hợp đồng
13
+ Ngôn ngữ sử dụng
+ Hiệu lựa hợp đồng
+ Tên, chức vụ và đại diện giữa các bên.
Khi ký kết hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp cần chú ý:
- Thời hạn của hợp đồng
- Các điều khoản trong hợp đồng
- Hợp đồng phải tạo điều kiện để 2 bên cùng thực hiện
- Hợp đồng phải được trình bày rõ ràng sáng sủa, phản ánh đúng nội
dung đã thỏa thuận, không để sảy ra tình trạng sử dụng từ ngữ đa nghĩa,
có thể hiểu theo nhiều cách.
- Cần phải có sự thỏa thuận thống nhất tất cả các điều kiện ghi trong hợp
đồng
- Trong hợp đồng không có những quy định trái với luật hiện hành

- Người ký hợp đồng phải là người có thẩm quyền ký kết.
- Ngôn ngữ sử dụng xây dựng hợp đồng phải là ngôn ngữ cả hai bên
cùng thông thạo.
5.6. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Thực hiện hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp cần thực hiện các công viêc
sau:
- Xin giấy phép xuất khẩu (nếu cần): Là cơ sở pháp lý để tiến hành các
buớc tiếp theo. Trừ những danh mục hàng hóa cấm hoặc tạm ngừng
xuất khẩu thì các mặt hàng còn lại các doanh nghiệp đều được quyền
xuất khẩu.
- Phải chuẩn bị hàng xuất khẩu: doanh nghiệp cần chuẩn bị hàng hóa đủ
về số lượng, đúng về chất lượng theo đúng như trong hợp đồng đã quy
định đồng thời tiến hành đóng gói, ghi ký, mã hiệu trên bao bì.
14
- Giục người mua mở L/C sau đó doanh nghiệp cần kiểm tra L/C, sửa đổi
L/C (nếu cần) cho phù hợp với quy định.
- Thuê tàu, lưu cước và xếp dỡ hàng hóa: Quyền thuê tàu được quy định
trong hợp đồng xuất khẩu. Nếu giá cả hàng hóa bao gồm cả phí vận tải
thì người bán có nghĩa vụ thuê tàu. Doanh nghiệp có thể tiến hành thuê
tàu chuyến hoặc tàu chợ. Mỗi phương tiện vận chuyển này có ưu,
nhược điểm riêng vì vậy doanh nghiệp cần phải tiến hành lựa chọn sao
cho có lợi nhất cho doanh nghiệp.
- Mua bảo hiểm cho hành hóa: Nhằm giảm bớt hậu quả của rủi ro có thể
sảy ra đối với hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp tiến hành mua bảo
hiểm cho hàng hóa. Doanh nghiệp cần làm giấy yêu cầu bảo hiểm theo
mẫu đã in sẵn. Hợp đồng bảo hiểm được ký khi người bảo hiểm chấp
nhận bằng văn bản. Nếu sau khi ký hợp đồng có sự thay đổi về điều
kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm thì doanh nghiệp phải báo cáo. Nếu
người bảo hiểm chấp nhận họ sẽ báo cấp giấy bổ sung.
- Làm thủ tục hải quan:

Khai và nộp tờ khai, nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; nếu
thực hiện thủ tục hải quan điện tử, doanh nghiệp được khai và nộp hồ sơ qua
hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan
Đưa hàng, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm
tra thực tế hàng, phương tiện vận tải
Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp
luật.
- Giao hàng lên tàu: giao hàng đầy đủ về số lượng và chất lượng lên tàu.
Giao hàng nhanh gọn, chính xác, an toàn sao cho chi phí giao nhận là
thấp nhất.
15
- Giải quyết các khiếu nại (nếu có): Nếu trong quá trình thực hiện hợp
đồng bên đối tác vi phạm hợp đồng thì xử lý theo đúng như trong hợp
đồng đã quy định.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nghĩa vụ của người bán, người mua
mang tính chất đối ứng. các bước công việc phải tiến hành phụ thuộc vào loại
hình kinh doanh xuất khẩu, phương thức thanh toán, điều kiện incoterms, cơ
chế quản lý xuất khẩu của nhà nước.
5.7. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu doanh nghiệp có thể
sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Lợi nhuận xuất khẩu = ∑ Doanh thu xuất khẩu - ∑ Chi phí xuất khẩu
Nếu lợi nhuân xuất khẩu > 0 doanh nghiệp hoạt động có lãi
Nếu lợi nhuận xuất khẩu < 0 doanh nghiệp làm ăn lỗ
- Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh
Lợi nhuận xuất khẩu
Doanh lợi trên chi phí kinh doanh = * 100%
Chi phí xuất khẩu
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dành cho hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp trong kỳ. 100 đồng chi phí kinh doanh xuất

khẩu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận xuất khẩu cho doanh nghiệp.
- Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu (K
xk
): là lượng nội tệ phải bỏ ra để thu về
một đơn vị ngoại tệ:

P
x
K
xk
=
T
x
Trong đó:
16
K
xk
: Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu
P
x
: Chi phí cho lô hàng xuất khẩu (tính bằng nội tệ)
T
x :
Số ngoại tệ thu được khi bán lô hàng
Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Nếu như tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu nhỏ hơn tỷ giá hối đoái thì hoạt động kinh
doanh xuất khẩu có hiệu quả.
Ngoài các chỉ tiêu định lượng trên, để đánh giá đầy đủ, toàn diện hiệu
quả hoạt động xuất khẩu thì doanh nghiệp còn sử dụng các chỉ tiêu định tính.
Các chỉ tiêu đó là:

- Chỉ tiêu về uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp ở thị trường quốc tế.
- Chỉ tiêu mở rộng thị trường, bạn hàng kinh doanh, khả năng chiếm lĩnh
thị trường
- Chỉ tiêu về mức độ nổi tiếng của một nhãn hiệu nào đó của doanh
nghiệp

6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh
nghiệp.
6.1. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh
6.1.1. Môi trường nhân khẩu
Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến hoật động xuất khẩu hàng hóa của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp xuất khẩu cần theo dõi những nhân tố sau:
- Tỷ lệ tăng dân số
- Sự phân bố tuổi tác, cơ cấu dân số
- Trình độ học vấn
- Mô hình gia đình
- Đặc điểm và phong trào của khu vực
17
6.1.2. Môi trường chính trị pháp luật
Những nhân tố thuộc môi trường chính trị luật pháp ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu hàng hóa bao gồm:
- Định hướng phát triển xuất khẩu của nhà nước
- Các chương trình, mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu phát
triển
- Sự ổn định chính trị của các nước và các khu vực thuộc thị trường xuất
khẩu của doanh nghiệp
- Các điều luật chi phối hoạt động thương mại của các nước
- Quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước
6.1.3. Môi trường kinh tế và công nghệ
Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến

sự hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là rất lớn. Xu hướng vận động và
bất cứ sự thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi trường này đều tạo ra hoặc
thu hẹp cơ hội kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp ở các mức độ khác
nhau.
Các yếu tố quan trọng của môi trường này tác động đến cơ hội kinh
doanh của doanh nghiệp bao gồm:
- Tiềm năng của nền kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
- Thuế quan
- Hạn ngạch
- Tỷ giá hối đoái và trợ cấp xuất khẩu
- Các chính sách đối với cán cân thanh toán và thương mại
- Các quan hệ kinh tế quốc tế
- Trình độ phát triển của hệ thông cơ sở hạ tầng
18
6.1.4. Môi trường cạnh tranh
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, quá trình cạnh tranh diễn
ra thật gay gắt và khốc liệt đặc biệt là sau khi Việt Nam đã ra nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO bởi vì các doanh nghiệp phải cạnh tranh trên một
môi trường rộng, có nhiều nhân tố tác động và nhiều đối thủ cạnh tranh hùng
mạnh của các quốc gia có nền kinh tế phát triển. các nhân tố thuộc môi trường
cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp:
- Điều kiện chung về cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu hàng hóa của
doanh nghiệp
- Sô lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường
- Ưu, nhược điểm của các đối thủ
- Chiến lược của các đối thủ
6.2. Các nhân tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp
Bên cạnh những nhân tố thuộc môi trường kinh doanh thì hoạt động
xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp còn bị tác động bởi các nhân tố thuộc

tiềm lực của doanh nghiệp. Một cơ hội có thể trở thành hấp dẫn đối với doanh
nghiệp này nhưng cũng có thể là hiểm họa đối với các doanh nghiệp khác
Đánh giá, phân tích tiềm lực của doanh nghiệp có thể dựa vào những nhân tố sau:
+ Tiềm lực tài chính
+ Trình độ tổ chức quản lý
+ Tiềm lực con người
+ Tiềm lực vô hình
IV. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
1. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong
những năm qua
Theo thống kê của Bộ Công Thương, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 820 triệu USD, tăng gần 20% so với năm
19
2006. Mức tăng này đưa tốc độ tăng trưởng bình quân xuất khẩu mặt hàng thủ
công mỹ nghệ giai đoạn 2001 - 2007 đạt khoảng 18%. Hàng thủ công mỹ
nghệ là một trong 10 mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất và
luôn nằm trong danh sách 15 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong những
năm qua được thể hiện qua bảng sau:
20
Bảng 01: Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng thủ công mỹ nghệ
(TCMN) của Việt Nam
2001 – 2007

Chỉ
tiêu
Năm
2001
Năm
2002

Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm 2006 Năm
2007
Trị
giá
(tỷ
US
D)
Tỷ
trọ
ng
(%
)
Trị
giá
(tỷ
US
D)
Tỷ
trọ
ng
(%
)
Trị
giá

(tỷ
US
D)
Tỷ
trọ
ng
(%
)
Trị
giá
(tỷ
US
D)
Tỷ
trọ
ng
(%
)
Trị
giá
(tỷ
US
D)
Tỷ
trọ
ng
(%
)
Trị
giá

(tỷ
US
D)
Tỷ
trọ
ng
(%
)
Trị
giá
(tỷ
US
D)
Tỷ
trọ
ng
(%
)
Tổn
g
KN
XK
15,
1
100 16,
6
100 19,
88
100 25,
8

100 32,
2
100 39,6 100 60,
63
100
KN
XK
hàng
TC
MN
0,2
35
1,5
6
0,3
31
1,9
9
0,3
67
1,8
5
0,4
5
1,7
4
0,5
6
1,7
4

0,63
04
1,6 0,8
2
1,3
5
(Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam)
1

Qua bảng trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Việt Nam ngày càng tăng qua các năm. Năm 2002 tăng 40,85% so với năm
2001. Năm 2003 tăng 10,88% so với năm 2002. Năm 2004 tăng 22,62% so
với năm 2003. Năm 2005 tăng 22,44% so với năm 2004. Năm 2006 tăng
12,57% so với năm 2005. Năm 2007 tăng 30,08% so với năm 2006.
Song khách quan mà nói, việc phát triển xuất khẩu mặt hàng này chưa thực
sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam, năng lực cạnh tranh
của mặt hàng này đang ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế.
+ Về cơ cấu hàng hoá: hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu hiện nay tập
trung vào 4 nhóm sản phẩm chính là: mây tre, cói lá và thảm các loại; đồ gốm
sứ; thêu ren và dệt; sản phẩm từ đá và kim loại quý. Riêng 4 nhóm sản phẩm
này đã chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng. Mặt hàng gốm,
sứ đang phát triển nhanh, song tốc độ tăng trưởng cũng chưa thật sự ổn định.
Các sản phẩm từ mây, tre, cói lá và thảm các loại thì đang gặp rất nhiều khó
khăn trong việc mở rộng thị trường. Mặt hàng thêu ren và dệt xuất khẩu cũng
không ổn định và phụ thuộc rất nhiều thị trường. Năm 2007, kim ngạch xuất
khẩu các mặt hàng tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam đạt khoảng 228 triệu
USD, tăng 19% so với năm 2006. Mặt hàng đá và kim loại quý, tuy mới hình
thành nhưng trong vài năm trở lại đây đã có sự phát triển tương đối mạnh
1
+ Về thị trường: nhìn chung, thị trường xuất khẩu của hàng thủ công

mỹ nghệ Việt Nam đã thay đổi nhiều trong vài thập kỷ gần đây. Nếu như
trước đây hàng thủ công truyền thống của Việt Nam như hàng lụa hay bạc hầu
hết được xuất khẩu sang các nước láng giềng như Lào, Campuchia và Thái
Lan thì hiện nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được xuất
khẩu tới 133 nước và vùng lãnh thổ khác nhau (so với 50 nước năm 1998).
Hiện nay có 3 thị trường xuất khẩu lớn cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
là EU, các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ. Liên minh châu Âu đang là thị
trường có tầm quan trọng nhất. Năm 2006 riêng 7 nước của EU chiếm tỷ
trọng 43% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ gấp 3 lần lượng xuất
khẩu sang Nhật hay Hoa Kỳ. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ chính vào thị
trường EU là đồ gỗ, với các nước nhập khẩu lớn là Đức, Pháp, Hà Lan đã
chiếm tới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đối với Liên minh châu Âu, Việt
Nam là nhà cung cấp có tầm quan trọng thứ 2 về đồ gốm và các sản phẩm
bằng nguyên liệu mây tre. Đặc biệt, hoạt động nhập khẩu các mặt hàng này ở
thị trường EU gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Thị trường
Nhật Bản luôn được xếp hàng nhất trong số các thị trường xuất khẩu. Từ
trước tới nay, thị trường Nhật Bản chiếm từ 10 - 29% tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, các daonh nghiệp xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ vào thị trường này cần phải quan tâm tới đặc điểm sau: các
đơn hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ thường là rất lớn nên các doanh nghiệp Việt
Nam phải làm ăn lớn thì mới có thể tồn tại được. Hơn thế chi phí kinh doanh
trong thị trường này rất cao, ví như, chi phí cho thủ tục giao nhận hàng tới
khoảng 30 USD/m3, chi phí vận chuyển tính theo đơn vị m3 tăng dần, việc
giá nguyên liệu gỗ tăng mạnh trong thời gian gần đây cũng đang gây khó
khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ... Tất cả các nhân tố này
dẫn đến sự bất lợi trong cạnh tranh của daonh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
2
Mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này vào 3 thị trường trên là
tương đối cao, nhưng tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ở những
thị trường này rất thấp, hiện hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mới

chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Hoa Kỳ; 1,7% của
Nhật Bản và 5,4% của EU.
+ Về năng lực cạnh tranh của hàng TCMN: nhìn chung, các doanh
nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp, hộ sản xuất
tại các làng nghề còn chưa nhận thức được một cách rõ ràng và đầy đủ về các
đối thủ cạnh tranh và sản phẩm cạnh tranh. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng thủ công mỹ nghệ của chính các
nước đang nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc,
I-ta-lia... thường là hàng tinh xảo, chất lượng cao, giá cao, mang đậm nét văn
hoá địa phương. Do vậy, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam muốn vào những
thị trường này cần phải tìm cách tạo sự khác biệt.
+ Về cạnh tranh giữa hàng TCMN Việt Nam với các nước có những
mặt hàng tương tự đang XK tới cùng những thị trường như của Việt Nam:
với hàng gốm sứ, đối thủ cạnh tranh chủ yếu là Trung Quốc - quê hương của
nghề gốm và Thái Lan (việc xác định này chủ yếu dựa trên tiêu chí giá cả).
Còn có một số nước châu Á khác, kể cả những nước nhập khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng sản xuất đồ gốm
nhưng những sản phẩm này thường có gốc rễ ở từng địa phương, có kỹ thuật
riêng, có sự khác nhau về khí hậu và mẫu mã và thường được bán với giá cao.
Hàng mây tre đan: mặt hàng này của Việt Nam khi tiếp cận các thị trường
quốc tế đang gặp các đối thủ cạnh tranh đáng gờm cả về mẫu mã, chất lượng,
kiểu dáng cũng như kinh nghiệm tiếp thị, trong đó đối thủ lớn nhất là Trung
Quốc, tiếp đến là In-đô-nê-xia và Phi-lip-pin. Inđônêxia là nước sản xuất các
sản phẩm mây lớn nhất trên thế giới và đã phát triển được nhiều cụm sản xuất
3

×