Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Máy tính và trẻ em mẫu giáo pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.34 KB, 3 trang )

Máy tính và trẻ em mẫu giáo
gày nay, có rất nhiều chương trình phần mềm nhắm tới trẻ nhỏ có thể
thuyết phục bạn rằng giá trị giáo dục của máy tính với trẻ em là không giới
hạn. Cũng giống như các loại đồ chơi và công cụ khác giúp trẻ khám phá,
tuy nhiên, máy tính có khả năng giúp trẻ em tốt nhất khi cùng với mạng
Internet cung cấp một số lượng khổng lồ các trò chơi tự nhiên.
Bạn muốn chắc chắn rằng máy tính không ảnh hưởng, tác động, xâm
phạm xấu vào quá trình phát triển của bé? Trẻ em cần thời gian để vui
chơi sáng tạo, và thời gian để chia sẻ những tác phẩm của bé hay những
phát hiện mới.
Trẻ cần người lớn, đó chính là bạn, tham gia cùng bé trong các trò chơi.
Và một trong các mục tiêu là bé cần rất nhiều cơ hội để học cách quyết
định, đạt được sự thay đổi, đạt tới sự thành thạo các kỹ năng các hoạt
động. Vậy, để bé không nhìn chằm chằm vào cái máy tính hàng giờ liên
tục một cách lãng phí vô bổ, hãy biết cách tận dụng thời gian của bạn
cùng con khi hoạt động bên máy vi tính.
6 cách để tối đa hóa thời gian sử dụng máy tính của trẻ
1. Hỏi nhiều câu hỏi khi bé sử dụng máy tính
Máy tính lôi cuốn bé một cách dễ dàng khi bé mải mê với một hoạt động
nào đấy, hãy dành thời gian hỏi bé về trò chơi và những hoạt động bé
đang thực hiện. Giúp bé hình thành thói quen nghĩ về cái gì đang hiển thị
trên màn hình bằng cách hỏi bé những câu hỏi, như: Con chơi trò chơi này
thế nào? Khi con nhấn vào chỗ này thì điều gì xảy ra. Nhân vật nào đang
nói thế nhỉ?
2. Đừng để thời gian bé tiếp xúc vi tính choán hết các hoạt động thể
lực.
Thường xuyên tắt máy và đưa bé ra chơi ngoài trời, vẽ và làm những đồ
vật thủ công, xem sách, hát các bài hát, nhảy theo nhạc, xây dựng lâu đài,
sáng tác những câu chuyện hay khám phá.
3. Giới thiệu cho bé những phần mềm và websites có thể thổi bùng
sự sáng tạo của bé


Vẽ những bức tranh, tiếp xúc những câu chuyện, sáng tác những bài thơ
có vần điệu là những cách giúp bé truyền đạt những gì bé có thể không
bày tỏ được thông qua các cuộc hội thoại hàng ngày. Bé có thể muốn chia
sẻ những gì bé làm được, hoặc bé muốn được giữ cho riêng mình. Cách
nào cũng tốt cả.
4. Để bé chơi những trò chơi điện tử phù hợp cùng bạn bè.
Tìm kiếm những trò chơi có nhiều chế độ khám phá, các trò chơi này cho
phép bé chơi với những bạn bè khác nữa, thay vì phải cạnh tranh và cố
dành chiến thắng. Khuyến khích bé chơi với anh chị em ruột và bạn; can
ngăn bé sử dụng những trò chơi video như một hoạt động có sẵn khi
không có ai khác xung quanh. Cho phép bạn tham gia cùng bé, để bạn
biết trực tiếp nội dung và giá trị các trò chơi đó.
5. Tìm những cơ hội cho bé để quyết định và thử những thứ mới.
Ngay cả những lựa chọn đơn giản: chọn một nhân vật, tìm ra một hình
cảnh cho một tác phẩm bé đang trực tiếp "thiết kế" trên máy tính, chọn
nền cho một bức tranh, chọn một trò chơi đều là các cơ hội tốt cho bé
lựa chọn khám phá. Nếu bé dường như chán với một hoạt động nào đó,
hãy gợi ý bé những thứ mới hơn: có thể là những trò chơi giống thế nhưng
ở mức độ khác, hoặc một trò chơi mới hoàn toàn. (Nếu bạn không nói rõ
cho bé, bé có thể không nhận ra rằng trò chơi có các cấp độ khác nhau,
có những lựa chọn khác nhau, và bé có thể chọn cho mình một mức độ
khác, thậm chí chọn trò chơi mới nếu bé đã nhàm chán trò chơi cũ)
6. Hạn chế việc luôn để một trẻ hoặc một nhóm trẻ là người lựa chọn
trò chơi.
Giữ để bọn trẻ không bị giới hạn, ức chế bởi sự nổi trội từ một trẻ hay một
nhóm trẻ "thủ lĩnh". Đồng thời tránh những trò chơi có ghi sẵn: "chỉ cho bé
trai", "chỉ cho bé gái". Nói chuyện và thảo luận cùng các trẻ về sự luân
phiên chơi cùng máy tính, kỹ năng thỏa hiệp cùng chơi (nếu trong lớp có ít
máy và nhiều trẻ cùng muốn tham gia).


×