Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Sử dụng thống kê điều tra cân nặng chiều cao trẻ em mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.01 KB, 27 trang )

a- phần mở đầu
I. lý do chọn đề tài.
1. Về lý luận.
Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có
dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển ngời lâu dài của trẻ, đặt nền móng
đầu tiên cho sự hình thành và nhân cách con ngời Việt Nam đầu thế kỷ XXI.
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn
diện. Đó là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ (thông qua việc rèn luyện cơ
thể và hình thành, phát triển các kỹ năng và kỹ sảo vận động) tổ chức sinh hoạt và
giữ gìn vệ sinh nhằm làm cho cơ thể phát triển cân đối hài hoà, sức khoẻ đợc tăng c-
ờng làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách. Thông qua giáo dục thể chất
giúp trẻ phát triển chiều cao cân nặng làm tiền đề vật chất cho việc phát triển
toàn diện. Sự phát triển thể chất có ảnh hởng đến sự phát triển tâm lý, sự phát triển
toàn bộ nhân cách của trẻ. Có thể nói sự thành công trong bất cứ hoạt động nào của
trẻ đều phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ.
Giáo dục thể chất cho trẻ em trớc tuổi đến trờng phổ thông có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng. Trớc hết vì cơ thể trẻ em ở lứa tuổi này đang phát triển mạnh mẽ.
Hệ thần kinh, hệ cơ xơng hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện. Cơ thể
trẻ còn non yếu, dễ bị phát triển lệch lạc mất cân đối. Nếu không đợc chăm sóc,
phát triển thể chất đúng đắn thì gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể
của trẻ em mà sau này không thể khắc phục đợc. Vì vậy phát triển thể lực cho trẻ ở
trờng mầm non để giúp trẻ đạt chuẩn về chiều cao - cân nặng của lứa tuổi là việc
làm cần thiết.
2. Về thực tiễn:
Trong các trờng mầm non của tỉnh Ninh Bình nói chung và trờng mầm non
Khánh Tiên nói riêng hiện nay vẫn còn trẻ suy dinh dỡng, tình trạng trẻ bị thừa cân
béo phì đã xuất hiện. Tập thể giáo viên đã quan tâm đến việc chăm sóc - nuôi dỡng
1
và rèn luyện thể lực cho trẻ nhằm giảm tỷ lệ trể suy dinh dỡng, thừa cân béo phì
trong nhà trờng. Nhng muốn kết quả chăm sóc sức khoẻ của trẻ đợc tốt hơn và việc
chăm sóc những trẻ bình thờng đúng cách, khoa học nên em đã nghiên cứu phơng


pháp dùng toán thống kê để theo dõi chiều cao - cân nặng của trẻ mẫu giáo bé tr-
ờng mầm non Khánh Tiên - huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình.
II. MụC ĐíCH NGHIÊN CứU.
Với đề tài này em đã đi sâu tìm hiểu thực trạng số đo về chiều cao cân
nặng của trẻ mẫu giáo bé trờng mầm non Khánh Tiên, sử dụng phơng pháp toán
thống kê phân tích số liệu đa ra kết luận về sự phát triển chiều cao cân nặng của
trẻ mẫu giáo bé trờng mầm non Khánh Tiên.
III. khách thể nghiên cứu và đối tợng nghiên cứu.
1. Khách thể nghiên cứu:
Khảo sát chiều cao - cân nặng của trẻ mẫu giáo bé trờng mầm non Khánh
Tiên huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình.
2. Đối tợng nghiên cứu:
Nghiên cứu số liệu về chiều cao - cân nặng của trẻ mẫu giáo bé trờng mầm
non Khánh Tiên huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình.
IV. giả thuyết khoa học.
Nếu trong các trờng mầm non hiện nay ngoài việc chăm sóc nuôi dỡng, giáo
dục trẻ, còn phối hợp với các trung tâm y tế, các nhà tâm lý học, các ngành khoa
học khác trong đó có toán thống kê thì việc chuẩn bị một số yếu tố cần thiết cho trẻ
vào trờng phổ thông sẽ có nhiều thuận lợi.
V.nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc sử dụng toán thống kê để điều tra chiều
cao cân nặng của trẻ mẫu giáo bé
Lịch sử, bản chất, nội dung của toán thống kê liên quan đến chiều cao
cân nặng của trẻ.
2
- Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực trạng, kết quả số đo về chiều cao, cân
nặng của trẻ mẫu giáo bé. áp dụng một số phơng pháp toán thống kê (biểu đồ tổ
chức, giá trị tập trung, đồ thị )để phân tích đánh giá thực trạng, đ a ra giải pháp
phù hợp.
VI. giới hạn đề tài.

Em dùng phơng pháp toán thống kê điều tra chiều cao - cân nặng của trẻ
mẫu giáo bé trờng mầm non Khánh Tiên huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình.
VII. phơng pháp nghiên cứu.
Em tiến hành điều tra thực trạng và làm thực nghiệm với trẻ mẫu giáo bé tr-
ờng mầm non Khánh Tiên. Trong quá trình nghiên cứu em sử dụng các phơng pháp
sau:
1.Nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu tài liệu: đọc các tài liệu liên quan đến đề tài nh: sách tâm lý học
trẻ em, giáo dục học mầm non, chơng trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, các
quyết định của sở giáo dục tỉnh Ninh Bình, giáo trình lý thuyết thống kê.
2. Phơng pháp quan sát:
Trực tiếp quan sát trẻ tại trờng mầm non Khánh Tiên qua các hoạt động trong
ngày.
3. Phơng pháp điều tra bằng an két:
Điều tra bằng an két với một số giáo viên, phụ huynh của các khu, lớp trên
địa bàn xã Khánh Tiên để tìm hiểu nhận thức của giáo viên và cha mẹ về vấn đề
chăm sóc sức khoẻ cho trẻ và tầm quan trọng của thể lực đối với hoạt động của trẻ.
4. Phơng pháp thử nghiệm:
Dùng hệ thống bài tập thực nghiệm để kiểm tra mức độ phát triển của trẻ.
5. Phơng pháp đàm thoại:
Trao đổi với cán bộ quản lý của trờng, cô nuôi về lợng calo của trẻ cần đạt
trong ngày, mức thu tiền ăn và giá cả hiện tại.
Trao đổi với phụ huynh và giáo viên về đặc điểm phát triển của trẻ.
3
Đàm thoại với trẻ bằng một số câu hỏi, đa ra một số bài tập trắc nghiệm để
nắm đợc mức độ nhận thức của trẻ.
6. Phơng pháp thống kê toán học.
- Xử lý số liệu thu thập đợc bằng phiếu điều tra phụ huynh học sinh.
- Xử lý số liệu về chiều cao cân nặng của trẻ mẫu giáo bé ở trờng mầm
non Khánh Tiên.

Qua các kết quả trên, đánh giá thực trạng, tìm ra hạn chế, tồn tại, đề xuất một
số biện pháp khắc phục góp phần nâng cao sức khoẻ cho trẻ, tạo điều kiện tốt cho
trẻ về thể lực để vào trờng phổ thông.
B phần nội dung
Chơng I
Cơ sở lý luận của đề tài
I. nghiên cứu cơ sở lý luận về việc đánh giá tình trạng
sức khoẻ của trẻ.
1. Cơ sở đánh giá sức khoẻ trẻ em:
Khi đánh giá mức độ phát triển thể lực của cơ thể trẻ em có thể theo: trọng l-
ợng cơ thể, chiều cao, vòng ngực và một số chỉ số khác nh trạng thái và màu sắc
của niêm mạc, sự phát triển của các mô mỡ dới da, sự phát triển về trờng lực cơ, t
thế Ngay cả trẻ em hoàn toàn khoả mạnh cũng tăng về chiều cao và cân nặng không
đều đặn. ở giai đoạn này thì trẻ lớn nhanh hơn, ở giai đoạn khác trẻ lại chậm lớn
hơn.
Những chỉ số phát triển thể lực thay đổi mạnh, nhất là trong những năm đầu.
Sự phát triển này bị giảm nhiều khi trẻ bị ảnh hởng của điều kiện sinh hoạt gia đình
không thuận lợi, thiếu khí trời sạch sẽ, dinh dỡng kém, thiếu ngủ, ít vận động, bị
4
mắc bệnh Vì vậy cần phải th ờng xuyên theo dõi sự phát triển thể lực của trẻ để
kịp thời phát hiện những điều kiện không tốt trong thể trạng của trẻ.
Để đánh giá sự phát triển thể lực của cơ thể trẻ, ngời ta dùng phơng pháp cân
đo để đo chiều cao cân nặng. Sự phát triển thể lực diễn ra không đồng đều và
chịu ảnh hởng của nhiều yếu tố, thờng thay đổi theo những quy luật nhất định cho
phép ta có thể xây dựng chuẩn của sự phát triển đó.
Đối với từng khu vực, có thể xây dựng chuẩn riêng căn cứ vào điều kiện sống
của từng vùng. Sau một thời gian nhất định (5- 10 năm) cần xây dựng lại chuẩn về
sự phát triển thể lực của trẻ.
Việc đánh giá sự phát triển thể lực của từng trẻ hoặc một tập thể trẻ đợc tiến
hành đơn giản bằng cách so sánh, đối chiếu các chỉ số về sự phát triển thể lực so với

chuẩn.
Cần có kế hoạch kiểm tra sự phát triển thể lực của trẻ nhỏ thờng xuyên và có
hệ thống để kịp thời phát hiện ra những thay đổi về thể lực của trẻ, và nhanh chóng
tìm cách khắc phục.
2. Đánh giá sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ tăng trởng.
Mức độ phát triển của cơ thể đợc biểu hiện bằng các chỉ số sau: chiều cao,
cân nặng, chu vi vòng ngực, vòng đầu, vòng tay Trong đó chiều cao, cân nặng là
hai chỉ số cơ bản.
Sự tăng kích thớc về chiều cao phụ thuộc vào sự phát triển của xơng trong
quá trình tăng trởng, vào khối lợng toàn thân và sự phát triển của các cơ quan riêng
rẽ. Sự phát triển về chiều cao tuy không đồng đều nhng liên tục.
Cân nặng cũng là một chỉ số phát triển quan trọng giữa chiều cao và cân
nặng, không có sự phụ thuộc theo một tỷ lệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên thông thờng
trong cùng một lứa tuổi, những trẻ cao hơn thờng có cân nặng lớn hơn. Cũng nh
chiều cao, nhịp độ tăng trọng lợng cơ thể lớn hơn trong năm đầu.
Trẻ em khoẻ mạnh thì lớn đều. Nếu trẻ đợc ăn uống đầy đủ, chăm sóc tốt
không mắc bệnh gì thì cân nặng hàng tháng sẽ tăng đều. Trẻ lên cân chậm, không
5
lên cân hoặc sụt cân là trẻ không khoẻ mạnh do không đợc chăm sóc, nuôi dỡng
đầy đủ hay mắc bệnh nào đó hoặc do cả hai nguyên nhân trên.
Thực tế các trờng mầm non tổ chức cân đo định kỳ cho trẻ 3 lần/ năm học
vào tháng 9, 12, 3. Mỗi trẻ đợc theo dõi bằng một biểu đồ tăng trởng riêng. Việc
cân thờng xuyên và xác định các giá trị cân nặng trên biểu đồ tăng trởng sẽ thấy rõ
chiều hớng phát triển của trẻ. Từ đó cô giáo có kế hoạch phối hợp với cha mẹ trẻ
chăm sóc sức của trẻ kịp thời.
II. những vấn đề lý luận về thống kê.
1. Sự ra đời và phát triển của thống kê học:
Thống kê học là một bộ môn khoa học xã hội có lịch sử phát triển từ lâuđời.
Ngời ta đã tìm thấy một số di tích cổ tại Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã,AiCập.
Chứng tỏ rằng ngay từ thời cổ đại con ngời đã biết làm công việc đăng ký và

ghi chép số liệu. Tuy nhiên, các công việc này còn đơn giản, tiến hành trong phạm
vi hẹp, cha mang tính thống kê rõ nét.
Đến thời chiếm hữu nô lệ, các chủ nô thờng tìm cách ghi chép và tính toán để
nắm đợc tài sản của mình nh: số nô lệ, số súc vật D ới chế độ phong kiến, công
tác thống kê đã có nhiều bớc phát triển.Hầu hết các quốc gia châu á, châu Âu đều
đã tổ chức các cuộc đăng ký, kê khai trong phạm vi rộng, nội dung phong phú và có
tính chất thống kê rõ rệt nh: Đăng ký nhân khẩu, kê khai ruộng đất Tuy đã có tính
chất thống kê nhng các hoạt động này cha đúc kết thành lý luận và chỉ dừng lại ở
thống kê mô tả.
Mãi đến thế kỷ thứ XVII thống kê học mới thực sự ra đời và chuyển sang giai
đoạn thống kê phân tích. Các tài liệu, sách báo về thống kê đã ra đời và ở một số tr-
ờng học bắt đầu giảng dạy lý luận thống kê.
Trong thời kỳ này, một số tác phẩm có tính chất phân tích thống kê ra đời nh
cuốn Số học chính trị(1676) của nhà kinh tế học ngời Anh WillamPetty(1623-
1687).Ông đã có ý nghĩ sử dụng thống kê để nghiên cứu các hiện tợng kinh tế- xã
hội. Đến năm 1759 giáo s ngời Đức G.AchenWall ( 1719 1772) lần đầu tiên
6
dùng từ Statistir để chỉ phơng pháp nghiên cứu trên. Sau này ngời ta dịch là
Thống kê.
Những thành tựu khoa học tự nhiên trong thời kỳ này, đặc biệt là sự ra đời
của lý thuyết xác suất thống kê đã ảnh hởng rất quan trọng đến sự phát triển của
thống kê học.
Nghiên cứu sơ lợc quá trình hình thành và phát triển của thống kê học, có thể
thấy thống kê học ra đời và phát triển do nhu cầu của hoạt động thực tiễn xã hội.
2. Một số khái niệm thờng dùng trong thống kê học:
*Thuật ngữ thống kê học: có hai nghĩa:
- Nghĩa thứ nhất: Thống kê là các con số đợc thu thập ghi chép để phản ánh
các hiện tợng tự nhiên, xã hội.
- Nghĩa thứ hai: Thống kê là hệ thống các phơng pháp thu thập ghi chép
phân tích các con số.

Thống kê học là khoa học nghiên cứu hệ thống các phơng pháp thu thập, ghi
chép, phân tích các con số(mặt lợng) của các hiện tợng số lớn nhằm mục đích tìm
hiểu bản chất quy luật phát triển của sự vật hiện tợng ( mặt chất).
* Tổng thể thống kê: Là một khái niệm quan trọng của thống kê học, nói rõ
phạm vi nghiên cứu của hiện tợng đang là đối tợng nghiên cứu. Phạm vi ở đây hiểu
theo nghĩa không gian và thời gian.
Ví dụ: Nghiên cứu cân nặng, chiều cao của trẻ em Việt Nam thì tổng thể
thống kê là toàn bộ trẻ em Việt Nam trong một thời gian nhất định.
Trong tổng thể thống kê có khái niệm đơn vị của tổng thể.
Ví dụ: Nghiên cứu trẻ em Việt Nam thì đơn vị của tổng thể là trẻ em của các
tỉnh.
Giữa tổng thể thống kê và đơn vị của tổng thể có quan hệ giống và quan hệ
loài.
Ví dụ: Trẻ em Việt Nam là giống, trẻ em ở các tỉnh, thành phố là loài.
Việc tìm tổng thể thống kê đồng nghĩa với việc xác định đơn vị của tổng thể.
*Tiêu thức thống kê: Là các đặc điểm, các thuộc tính của đơn vị tổng thể.
7
Ví dụ: Cột họ tên, ngày sinh, giới tính là các tiêu thức thống kê.
Càng nhiều tiêu thức thống kê thì đơn vị của tổng thể càng đợc phản ánh chi
tiết.
Tiêu thức thống kê có hai loại:
-Tiêu thức thuộc tính (còn gọi là tiêu thức chất lợng) là tiêu thức không biểu
hiện giá trị của nó bằng con số cụ thể, đợc phản ánh bằng ký tự.
VD: Giới tính, sở thích
-Tiêu thức số lợng là tiêu thức có biểu hiện giá trị của nó bằng con số cụ thể.
VD: Tuổi, cân nặng, chiều cao
*Chỉ tiêu thống kê: Là khái niệm phản ánh một cách tổng hợp mặt lợng trong
quan hệ chặt chẽ với mặt chất của tổng thể trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ
thể.
Trong bản thân mỗi chỉ tiêu thống kê có hai mặt: Khái niệm và con số. Mặt

khái niệm chính là tiêu thức thống kê. Chỉ tiêu thống kê bao giờ cũng liên quan đến
một hoặc nhiều tiêu thức nào đó. Con số chỉ tiêu nêu lên mức độ của chỉ tiêu trong
điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
*Các thang đo: Có bốn loại thang đo.
- Thang đo định danh ( thang đo đặt tên).
VD: Giới tính ( trai gái ) quy định bằng ký tự: Trai

1, gái

0.
Các số trong thang đo định danh không có quan hệ hơn kém, không đợc sử
dụng phép toán.
-Thang đo thứ bậc: Là thang đo định danh các con số có quan hệ hơn kém
nhng các phép toán cũng không đợc thực hiện.
VD: + Lớp 1, 2, 3
+ Huân chơng loại I, II, III.
ở đây không có nghĩa là lớn hơn bé, mà lớn hơn hay bé hơn là do ngời quy
định.
- Thang đo khoảng: Là thang đo thứ bậc nhng các phép toán đợc thực hiện.
8
VD: Điểm 1, 2 10, có thể cộng, trừ, nhân, chia, cộng rồi chia lấy điểm
trung bình.
- Thang đo tỷ lệ: Là thang đo khoảng nhng có điểm không tuyệt đối.
VD: Đồ thi có điểm không tuyệt đối.
Theo thứ tự, thang đo sau chất lợng hơn thang đo trớc nhng sự phức tạp cũng
cao hơn.
Vì vậy khi làm công tác thống kê cần cân nhắc việc chọn thang đo, cần chính
xác đến đâu chọn thang đo đến đấy.
3. Quá trình nghiên cứu thống kê:
Việc thống kê là một công trình nghiên cứu khoa học nên cũng có đầy đủ các

bớc của một công trình khoa học. Nhng vì nó là thống kê nên có những đặc thù
riêng. Quá trình nghiên cứu thống kê có những bớc sau:
- Xây dựng mục đích nghiên cứu, phân tích đối tợng nghiên cứu, xây dựng
nội dung nghiên cứu.
- Xây dựng hệ thống khái niệm, chỉ tiêu thống kê, định hớng điều tra. Qua
đó lập đợc các bảng biểu.
- Điều tra thống kê đây là bớc chính để thu thập các tài liệu mà ngời sử dụng
cần dùng làm căn cứ cho tổng hợp, phân tích thống kê.
- Xử lý số liệu: Trình bày số liệu và phân tích thống kê sơ bộ.
- Lựa chọn phơng pháp thống kê, chọn chơng trình nhập số liệu, xử lý số liệu
trên máy tính.
- Phân tích, tổng hợp, giải thích, khái quát số liệu thống kê ( chuyển đổi lợng
thành chất) đề ra phơng án tối u.
- Báo cáo truyền đạt kết quả nghiên cứu cho những kiến nghị cần thiết.
4. Trình bày số liệu thóng kê:
Sau khi điều tra thống kê chúng ta thu đợc các số liệu. Để những thông tin
này có tác dụng cần phải phân loại sắp xếp trình bày số liệu theo một trật tự nhất
định, phù hợp với mục đích nghiên cứu sử dụng. Khi các số liệu đã đợc trình bày
9
sắp xếp thì ngời quản lý dễ dàng nhận ra bản chất, quy luật của hiện tợng, dễ dàng
đa ra những quyết định đúng đắn.
4.1. Sắp xếp số liệu và phân tổ thống kê
Sắp xếp lại số liệu có những u điểm sau:
- Dễ dàng tìm ra giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.
- Dễ dàng nhìn thấy ngay mỗi giá trị xuất hiện bao nhiêu lần.
- Dễ dàng phân chia số liệu thành nhóm.
Số liệu sau khi đã sắp xếp thờng quá chi tiết nên thờng phân tổ, phân khoảng.
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hoặc một số tiêu thức nào đó để phân
chia các đơn vị của hiện tợng nghiên cứu thành các tổ, các khoảng có tính chất khác
nhau.

Có rất nhiều kiểu phân tổ:
- Phân tổ theo một tiêu chí gọi là bảng đơn giản.
- Phân tổ theo nhiều tiêu chí gọi là bảng phức tạp hay bảng phối hợp.
4.2. Bảng thống kê: Là hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có
hệ thống, hợp lý, rõ ràng nhằm biểu hiện các đặc trng về mặt lợng của hiện tợng.
Bảng thống kê bao giờ cũng có những con số cộng và tổng cộng. Các con số
này có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Bảng thống kê có tác dụng rất lớn trong công tác nghiên cứu và phân tích
thống kê, giúp ta so sánh đối chiếu, phân tích theo các phơng pháp khác nhau. Nếu
biết cách trình bày và sử dụng tốt bảng thống kê thì việc chứng minh mọi vấn đề trở
nên sinh động và có sức thuyết phục rất lớn.
Cấu trúc bảng thống kê ngời ta phân chi bảng thống kê theo hai tiêu chí:
* Hình thức : Bảng thống kê gồm có nhiều cột, chia ra thành các ô, các ô có
địa chỉ (có số dòng và số cột). Số lợng dòng và số lợng cột của bảng thống kê phản
ánh quy mô của bảng, nhiều dòng, nhiều cột thì quy mô lớn, công tác thống kê
phức tạp.
* Nội dung: Bảng thống kê gồm có hai phần: Phần chủ đề và phần giải thích.
10

×