Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Xuất khẩu Khoáng sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.07 KB, 52 trang )

Mục lục
Lời cam đoan ………………………………………………………………..1
Lời mở đầu ………………………………………………… …………...….4
Lời cảm ơn ………………………………………………… ………............6
Chương 1. Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu …………………..….7
1.1. Đặc điểm của nghiệp vụ Xuất khẩu ………………………………..….7
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu. ……………………………………………....7
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân ………………...10
1.2. Đặc điểm của hình thức xuất khẩu khoáng sản ……………………...13
1.2.1. Quy định về việc Xuất khẩu Khoáng sản ………………………....13
1.2.2. Danh mục, tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện
Khoáng sản xuất khẩu …………………………………………….16
1.2.3. Thủ tục xuất khẩu Khoáng sản ………………………………..….18
1.3.Tổng quan chung về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Khoáng sản …………………………………………………………..19
1.3.1. Sự hình thành và phát triển ……………………………………….19
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty ……………………………..21
1.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của các bộ phận ……………22
1.3.4. Các nguồn lực của Công ty ……………………………………….25
Chương 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty
Cổ phần XNK Khoáng sản ………………………………… 27
2.1. Hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Khoáng sản…………………………………………..27
2.1.1. Giá trị kim ngạch Xuất khẩu ………………………………………27
2.1.2. Cơ cấu ngành hàng Xuất khẩu …………………………………….28
2.1.3. Cơ cấu thị trường Xuất khẩu ……………………………………....31
2.2. Đánh giá hoạt động Xuất khẩu của Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Khoáng sản
2.2.1. Đánh giá hoạt động kinh doanh Xuất khẩu của Công ty…………..32
2.2.2. Đánh giá khả năng và những lợi thế cạnh tranh của Công ty ……..33
2.2.3. Một số bất cập còn tồn tại …………………………………………36


Chương 3. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu tại Công ty cổ phần XNK Khoáng sản ……………………38
3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới ……………….38
3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu của Công ty ……………...40
3.2.1. Các giải pháp đối với bản thân Công ty …………………………..40
3.2.1.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường ……………………..40
3.2.1.2. Xác định cơ cấu mặt hàng Xuất khẩu hợp lý
và đa dạng hóa các hình thức Xuất khẩu …………………………41
3.2.1.3. Giải pháp về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ………………...43
3.2.1.4. Huy động, sử dụng vốn có hiệu quả và
giảm chi phí kinh doanh …………………………………………..44
3.2.2. Các giải pháp đổi với các cơ quan liên ngành ……………………....45
3.2.2.1. Về các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách Thuế ………...46
3.2.2.2. Kiến nghị với Hải quan ………………………………………….46
3.2.2.3. Ngoài ra, Nhà nước cần phải cung cấp thông tin đáp ứng
yêu cầu của các doanh nghiệp …………………………………47
Lời kết luận …............................................................................................ 49
Xác nhận của Cơ quan thực
tập…………………………………………….50
Đánh giá của Giáo viên hướng dẫn ………………………………………..50
2
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình quốc tế hóa đã tạo nên những quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều,
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, tạo ra những thay đổi lớn lao trên thế
giới. Trong bức tranh toàn cảnh đó, thương mại quốc đã và đang nổi lên như
một vấn đề trọng tâm. Mặc dù thương mại quốc tế ra đời từ cách đây rất lâu
song chưa bao giờ lịch sử lại chứng kiến tác động to lớn của nó trên phạm vi
toàn cầu như hiện nay. Nó có thể biến một nước nghèo nàn, lạc hậu thành
một nước công nghiệp phát triển, đồng thời có thể làm cho một quốc gia độc
3

lập trở nên bị phụ thuộc… Ngày nay, khi không một quốc gia nào có thể
phát triển tách biệt khỏi quỹ đạo chung của nến kinh tế thế giới, thương mại
quốc tế lại càng đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Việt Nam
cũng không nằm ngoài quy luật vận động chung của nền kinh tế thế giới.
Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế
giới (WTO), đây được coi là một điểm mốc quan trọng đối với sự phát triển
của nền kinh tế Việt Nam. Nó chứng tỏ sự phát triển tất yếu của nền Kinh tế
Việt Nam, đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của nền kinh tế Việt Nam trong
nền Kinh tế thế giới. Tuy nhiên để có thể thực sự hòa nhập, Việt Nam cần
thiết phải đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt
động Xuất khẩu nói riêng. Đó chính là tính tất yếu của đề tài.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này gắn liền với hoạt động
Xuất khẩu. Thực tiễn cho thấy trong những năm gần đây, hoạt động xuất
khẩu đã góp phần đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn tạo điều kiện cân bằng cán
cân thanh toán quốc tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng và
thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Tuy nhiên các doanh
nghiệp hoạt động xuất khẩu vẫn còn tồn tại nhiều những hạn chế và bất cập,
thể hiện trong sự chênh lệch cán cân giữa nhập và xuất, thị trường xuất khẩu
chưa phong phú. Do đó vấn đề đặt ra là phải luôn tổng kết, đánh giá lại quá
trinh hoạt động, từ đó đề ra mục tiêu và giải pháp có hiệu quả cho hoạt động
xuất khẩu trong hiện tại cũng như cho tương lai.
Với những nhận thức trên cùng với sự tìm hiểu của bản thân trong quá
trình thực tập tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản, em đã tìm
tòi, học hỏi và thấy được những thành tựu, những thế mạnh cũng như một
số tồn tại trong hoạt động Xuất khẩu của Công ty. Đó cũng là những điểm
mà em sẽ trình bày trong Chuyên đề mang tên : “ Thúc đẩy hoạt động Xuất
khẩu của Công ty Cố phần Xuât nhập khẩu Khoáng sản ”
4
Kết cấu chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 Chương:
Chương 1 : Những lý luận chung về hoạt động xuất khẩu

Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần XNK
Khoáng sản
Chương 3 : Định hướng và giái pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
của Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
Chuyên đề được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu: Duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, quan sát thực tế kết hợp với các tài liệu về xuất
khẩu để so sánh, phân tích tổng hợp và rút ra kết luận.
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế Quốc
tế - Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã định hướng và tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Em cũng xin cám ơn sự giúp đỡ nhiệt
tình của ban lãnh đạo Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên phòng Kinh
doanh 1 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản đã cung cấp cho em
đầy đủ số liệu cũng như những ý kiến đánh giá rất quý báu. Đặc biệt em xin
5
cám ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – Thạc sỹ Nguyễn Thị Thúy Hồng
đã giúp em hoàn thành Chuyên đề nghiên cứu này.
Trong quá trình thực tập còn nhiều bỡ ngỡ với trình độ nhận thức còn
hạn chế, kiến thức thực tế còn thiếu nên bài viết không tránh khỏi những
thiếu xót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các
bạn đọc để giúp em có thể hoàn thiện Chuyên đề nghiên cứu này
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1. Đặc điểm của nghiệp vụ Xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu.
Ngoại thương có vai trò rất to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia. Trên lý thuyết và trong lịch sử phát triển của kinh tế toàn
cầu cho thấy một quốc gia không thể tồn tại riêng rẽ mà vẫn phát triển thuận
6

lợi được. Ngoại thương mở rộng khả năng tiêu dùng của mỗi nước, nó cho
phép một quốc gia tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn
mức có thể tiêu dùng với giới hạn của khả năng sản xuất trong nước nếu nó
thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không buôn bán với bên ngoài.
Ngoại thương là sự trao đổi hàng hóa giữa nước này với nước khác
thông qua các hoạt động mua và bán. Trong đó, nhập khẩu là mua hàng hóa
và dịch vụ của nước ngoài, xuất khẩu là bán hàng hóa và dịch vụ cho nước
ngoài trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây
có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay cả hai quốc gia.
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hóa là hoạt động mua bán trao đổi
hàng hóa trong nước. Khi việc trao đổi này giữa các quốc gia đem lại lợi ích
cho cả hai bên, các nước đều quan tâm mở rộng hoạt động này.
Thực tế cho thấy nếu mỗi quốc gia chỉ đóng cửa nền kinh tế của mình,
áp dụng phương thức tự cung tự cấp thì không bao giờ có cơ hội để vươn
lên, củng cố thế lực của mình và nâng cao đời sống nhân dân.
Xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương, đã xuất hiện từ rất lâu
đời và ngày càng phát triển. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện
kinh tế, từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng đến xuất khẩu hàng hóa sản xuất,
từ máy móc thiết bị đến các công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động
trao đổi đó đều nhằm mục tiêu là đem lại lợi ích cho các quốc gia.
Xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian lẫn thời gian.
Nó có thể chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của các nước khác nhau, có thể
được tiến hành trong một hai ngày hoặc kéo dài hằng năm.
Theo David Ricardo – nhà kinh tế học người Anh thì cơ chế xuất hiện
lợi ích của ngoại thương là:
- Mọi nước đều có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế
bởi vì ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của mỗi
nước do chỉ chuyên môn hóa vào sản xuất một số sản phẩm nhất
7
định và xuất khẩu hàng hóa của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ

nước khác.
- Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn nước khác, hoặc bị
kém lợi thế tuyệt đối hơn so với nước khác trong việc sản xuất mọi
sản phẩm thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công
lao động quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về
một số mặt hàng và kém lợi thế so sánh về một số mặt hàng khác.
David Ricardo cho rằng lợi ích của thương mại quốc tế chính là bắt
nguồn từ sự khác nhau về chi phí cơ hội – chi phí bỏ ra để sử dụng cho một
mục tiêu nào đó - ở các quốc gia. Khi các cơ hội ở tất cả các quốc gia đều
giống nhau thì không có lợi thế so sánh và cũng không có khả năng nảy sinh
các lợi ích do chuyên môn hóa sản xuất và thương mại quốc tế. Đó chính là
nội dung cơ bản của quy luật lợi thế so sánh: các nước sẽ có lợi khi chuyên
môn hóa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà họ làm ra với chi phí cơ
hội nhỏ hơn các nước khác.
Phát triển lý thuyết của D.Ricardo, Eli Hecksher và Bertil Ohlin – hai
nhà kinh tế học người Thụy Điển – đã trình bày thuyết ưu đãi về các nguồn
lực sản xuất vốn có, gọi là lý thuyết H-O và đề ra quy luật H-O về tỷ lệ cân
đối các yếu tố sản xuất: Một nước sẽ xuất khẩu loại hàng hóa mà việc sản
xuất nó cần nhiều nhân tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó và nhập khẩu
loại hàng hóa mà việc sản xuất cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm
hơn ở nước đó. Quy luật này chi phối động thái phát triển của thương mại
quốc tế và có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn quan trọng đối với các nước đang
phát triển và chưa phát triển. Nó chỉ ra rằng, với các nước đông dân và
nhiều lao động nhưng lại thiếu vốn trong giai đoạn đầu của quá trình công
nghiệp hóa cần tập trung sản xuất và xuất khẩu nhiều những hàng hóa sử
dụng nhiều lao động và nhập khẩu những hàng hóa sử dụng nhiều vốn. Việc
8
lựa chọn các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là việc xây dựng chiến lược về
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp với các lợi thế so sánh về các
nguồn lực sản xuất vốn có sẽ là điều kiện cần thiết để các nước này có thể

nhanh chóng hội nhập vào phân công lao động và hợp tác quốc tế, trên cơ
sở lợi ích thu được từ ngoại thương đó sẽ đẩy mạnh sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của ngoại thương, nó mang
tính chất tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế. Do
những điều kiện khác nhau, mỗi quốc gia có lợi thế về những lĩnh vực này
và bất lợi về những lĩnh vực khác trong việc sản xuất những hàng hóa khác
nhau. Để có thể dung hòa được nguy cơ và lợi thế, tạo ra sự cân bằng trong
quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với
nhau, bán những gì mình có thể sản xuất nhiều hơn nhu cầu trong nước và
phải mua những gi mình chưa có hoặc không có khả năng sản xuất từ những
nước khác.
Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu không nhất thiết chỉ diễn ra ở
những quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, các quốc gia
không có lợi thế về điều kiện như nhân lực, tài chính, tài nguyên thiên
nhiên, công nghệ, thông qua hoạt động trao đổi thương mại quốc tế cũng sẽ
thu được nhiều lợi ích, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong nước.
Tính tất yếu của hoạt động xuất nhập khẩu đã được chứng minh rất rõ
thông qua lý thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo. Theo đó, nếu một
nước có hiệu quả thấp hơn so với các nước khác trong việc sản xuất hầu hết
các loại sản phẩm vẫn cần phải tham gia hoạt động xuất nhập khẩu vì có thể
tạo ra lợi ích không nhỏ mà nếu bỏ qua quốc gia có thể mất cơ hội phát
triển. Nói cách khác, trong những điểm bất lợi nhất vẫn có thể tìm ra những
điểm có lợi nhất để khai thác. Khi tiến hành xuất khẩu, quốc gia có hiệu quả
thấp trong việc sản xuất ra tất cả cá loại hàng hóa sẽ có thể chuyên môn hóa
9
vào sản xuất loại hàng hóa ít bất lợi nhất để trao đổi với các quốc gia khác
và nhập về những hàng hóa mà việc sản xuất ra nó là bất lợi nhất để tiết
kiệm được những nguồn lực của mình và thúc đẩy sự phát triển của sản xuất
trong nước.

1.1.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân
Xuất khẩu là một tất yếu khách quan và có vai trò quan trọng đối với
các quốc gia, đặc biệt là nước ta, một nước có nền kinh tế phát triển chậm,
cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, không đồng bộ, dân số phát triển nhanh. Sự
tăng trưởng kinh tế đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những điều kiện về nhân
lực, tài nguyên, vốn và công nghệ để thực hiện quá trình công nghiệp hóa
của mình. Song hầu hết các nước đang phát triển như Việt Nam đều nằm
trong tình trạng thiếu vốn, công nghệ và thứa lao động. Thực tế kinh nghiệm
một số nước NICs và ASEAN cho thấy chiến lược tăng trưởng kinh tế trong
công cuộc công nghiệp hóa là phát triển hướng về xuất khẩu. Xuất khẩu đã
được xác định là một trong những mũi nhọng có ý nghĩa quyết định đối với
quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Công tác xuất khẩu được đánh
gia quan trọng như vậy là do vai trò hết sức to lớn của nó đối với nền kinh
tế quốc dân.
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ
cho công nghiệp hóa đất nước.
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường
tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của mỗi quốc gia.
Để công nghiệp hóa đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có một
số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên, nguồn vốn ngoại tệ để nhập khẩu chủ yếu được hình thành từ
các nguồn như: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du
10
lịch, dịch vụ thu ngoại tệ, xuất khẩu sức lao động, hàng hóa trong nước ra
nước ngoài…
Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ… tuy quan
trọng nhưng vẫn phải trả theo cách này hay cách khác. Như vậy, nguồn vốn
quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước chỉ có thể trông
chờ vào xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của
nhập khẩu.

Tại các nước đang phát triển và chậm phát triển, một trong những
nguyên nhân thiếu vốn trong quá trình phát triển là do ít có cơ hội xuất
khẩu. Không xuất khẩu được một mặt không thu được ngoại tệ từ hoạt động
này, mặt khác cac nhà đầu tư cũng không ưu thích đầu tư vào quốc gia mà
họ không thấy có khả năng phát triển xuất khẩu do đó lại càng thiếu vốn
hơn nữa.
Thứ hai, xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
sản xuất phát triển.
Các cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại đẫ làm cho cơ cấu
sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi một cách mạnh mẽ.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa từ nông
nghiệp sang công nghiệp là phù hợp với xu thế tất yếu của nền kinh tế thế
giới.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là, xuất khẩu chỉ là tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt
quá nhu cầu nội địa. Theo cách hiểu này thì đối với những quốc gia lạc hậu
và chậm phát triển khi mà sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ
thụ động chờ sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ ở quy mô nhỏ và tăng
trưởng chậm, sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp.
11
Hai là, coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất.
Quan điểm này chính là xuất phát từ quan điểm coi nhu cầu của thị trường
thế giới là nhu cầu cần đáp ứng để tổ chức sản xuất. Điều đó tác động tích
cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác
động này thể hiện ở chỗ:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp cùng có cơ hội phát
triển thuận lợi. Ví dụ, khi phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
xuất khẩu có thể kéo theo sự phát triển của công nghiệp chế tạo thiết bị phục
vụ nó hoặc nếu phát triển ngành giầy dép xuất khẩu thì các ngành sản xuất

nguyên liệu như chăn nuôi, thuộc da, hóa chất… cũng phát triển theo.
Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản
xuất phát triển và ổn định.
Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo ra vốn, thu hút kỹ thuật
công nghệ mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hóa nền kinh tế đất
nước, tạo ra năng lực sản xuất mới.
Thông qua xuất khẩu, hàng hóa các quốc gia sẽ tham gia vào cuộc cạnh
tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Do cạnh tranh sâu sắc
trên thị trường quốc tế, các quốc gia buộc phải tổ chức lại sản xuất sao cho
phù hợp và từ đó hình thành cơ cấu sản xuất hợp lý.
Thứ ba, xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Tác động của xuất khẩu ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực của cuộc
sống, sản xuất hàng xuất khẩu sẽ tạo ra hàng triệu chỗ làm, góp phần giải
quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời
xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu những vật phẩm tiêu dùng
mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không có hiệu quả nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày một đầy đủ hơn, nâng cao mức sống của người dân.
12
Bốn là, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế
đối ngoại.
Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại có thể phát triển sớm hơn
các hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như dịch vụ thương mại, bảo
hiểm hàng hóa, thông tin liên lạc quốc tế, dịch vụ tài chính quốc tế, kinh
doanh du lịch, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên hiện có. Cuối
cùng, hoạt động xuất khẩu tăng cường hợp tác và chuyên môn hóa quốc tế,
là một mắt xích quan trọng trong quá trình phân công lao đông, nâng cao uy
tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Như vậy, với vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, việc đẩy mạnh

xuất khẩu đã trở thành vấn đề được quan tâm hàng đẩu trong chiến lược
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nói chung cũng như của Việt Nam nói
riêng.
1.2. Đặc điểm của hình thức xuất khẩu khoáng sản
1.2.1. Quy định về việc Xuất khẩu Khoáng sản
Theo Thông tư 02/2006/TT-BCN của Bộ Công Nghiệp về việc xuất
khẩu Khoáng sản thì :
1. Khoáng sản phải có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn sau mới được
phép xuất khẩu:
a. Được khai thác từ các mỏ không nằm trong quy hoạch và cân đối
phục vụ cho chế biến trong nước.
b. Đã qua chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện quy định tại
Danh mục kèm theo Thông tư này. Tiêu chuẩn chất lượng của các loại
khoáng sản có yêu cầu hàm lượng % kim loại phải được các phòng thí
nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS xác nhận.
13
2. Doanh nghiệp được phép xuất khẩu khoáng sản là doanh nghiệp được
thành lập theo quy định của pháp luật, có đủ điều kiện theo quy định của
Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý
mua bán hàng hóa với nước ngoài và phải đáp ứng được một trong các điều
kiện sau:
a. Có Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc Giấy phép khai thác tận thu
khoáng sản còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
b. Có Giấy phép chế biến khoáng sản còn hiệu lực, có Hợp đồng mua
khoáng sản để chế biến với tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác khoáng
sản hoặc Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực.
c. Có Hợp đồng mua khoáng sản hoặc Hợp đồng ủy thác xuất khẩu
khoáng sản với tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy
phép khai thác tận thu khoáng sản hoặc Giấy phép chế biến khoáng sản còn
hiệu lực.

3. Việc xuất khẩu khoáng sản theo phương thức kinh doanh tạm nhập
tái xuất hoặc nhận gia công cho thương nhân nước ngoài được thực hiện
theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và
quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
4. Việc xuất khẩu than mỏ được thực hiện theo Thông tư 02/1999/TT-
BCN ngày 14 tháng 6 năm 1999 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn điều kiện
kinh doanh than mỏ. Trường hợp xuất khẩu than theo đường tiểu ngạch
sang Trung Quốc thực hiện theo Thông tư số 15/2000/TT-BTM ngày 10
tháng 8 năm 2000 của Bộ Thương mại.
5. Khoáng sản là dầu khí thực hiện theo Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7
năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09
tháng 6 năm 2000.
14
6. Trường hợp khoáng sản đã qua phân loại, tuyển rửa và chế biến
nhưng không thể đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Danh mục kèm theo
Thông tư này hoặc đối với các chủng loại khoáng sản chưa được nêu trong
Danh mục, Bộ Công nghiệp (đối với khoáng sản rắn và phi kim loại) và Bộ
Xây dựng (đối với khoáng sản vật liệu xây dựng) có trách nhiệm hướng dẫn
thực hiện. Trường hợp đặc biệt có thay đổi, bổ sung quy hoạch phải báo cáo
Thủ tướng Chính phủ.
1.2.2. Danh mục, tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện Khoáng sản xuất
khẩu
DANH MỤC, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
VÀ ĐIỀU KIỆN KHOÁNG SẢN XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BCN
ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp)
Số
TT

Loại khoáng sản xuất
khẩu
Hàm lượng Thời hạn, điều kiện
(1) (2) (3) (4)
1 Tinh quặng Cromit ≥ 46% Cr
2
0
3
15
2 Sản phẩm từ quặng Titan
- Tinh quặng Ilmenite (sa
khoáng)
≥ 52% Ti0
2
(< 57%)
Chỉ được xuất khẩu
đến hết 2008
- Tinh quặng Ilmenite
(gốc)
≥ 48% Ti0
2
Mỏ Cây Châm (Thái
Nguyên) chỉ được xuất
khẩu đến hết 2008
- Tinh quặng Zircon ≥ 65% Chỉ được xuất khẩu
đến hết tháng 4 năm
2007
- Tinh quặng Rutile ≥ 83% Ti0
2
- Tinh quặng Monazite ≥ 57% Re0

3 Tinh quặng sulfur chì ≥ 50% Pb
4 Tinh quặng đồng ≥ 18% Cu Chỉ được xuất khẩu
đến hết 2006
5 Sản phẩm quặng kẽm
- Tinh quặng sulfur kẽm ≥ 50% Zn Chỉ được xuất khẩu
đến hết 2006
- Quặng oxyt kẽm ≥ 25% Zn Chỉ được xuất khẩu
đến hết năm 2006
- Bột oxyt kẽm ≥ 60% Zn
6 Quặng sắt ≥ 54% Fe
Cỡ hạt < 50 mm
Trừ mỏ Thạch Khê,
Hà Tĩnh. Đối với Mỏ
Quý Xa chỉ được xuất
khẩu để nhập khẩu đối
lưu than cốc cho nhu
cầu luyện thép trong
nước
7 Quặng sắt vê viên ≥ 66% Fe
Cỡ hạt 8-15 mm
8 Tinh quặng Magnetit ≥ 75% Fe
2
0
3
9 Quặng măng gan ≥ 35% Mn
16
10 Tinh quặng Wolframit ≥ 65% W0
3
11 Tinh quặng bauxit ≥ 48% Al
2

0
3
Đối với các mỏ nằm
ngoài khu vực Tây
Nguyên
≥ 48% Al
2
0
3
Đối với mỏ Bảo Lộc,
Lâm Đồng (Cty
TNHH 1 thành viên
HC cơ bản Miền Nam)
chỉ được xuất khẩu
đến hết 2006.
12 Quặng cao lanh
pyrophyllite
≥ 17% Al
2
0
3
13 Quặng fluorit ≥ 65% CaF
2
14 Cát trắng Đã qua tuyển rửa Trừ phần mỏ Cam
Ranh (Khánh Hòa) do
Bộ Xây dựng quản lý
Loại II; đã qua
tuyển rửa < 98%
SiO
2

Đối với mỏ Vân Hải
(Quảng Ninh)
15 Sỏi, cát vàng Đã qua tuyển rửa
16 Đá khối (block) Đã được cắt gọt,
gia công chế biến
17 Đá tấm Đã được gia công
chế biến
18 Đá trắng Đã được gia
công, chế biến
19 Bột đá trắng Độ trắng ≥ 90%
20 Barit
- Quặng Barit Đã qua tuyển rửa
- Bột Barit ≥ 89% BaSO
4
21 Fenspat ≥ 12% K
2
0+Na
2
0
17
1.2.3. Thủ tục xuất khẩu Khoáng sản
Hiện nay có 4 quy định về quy hoạch khoáng sản được phê duyệt gồm:
Đối với quặng sắt: quyết định số 124/2006/QĐ-TTg ngày 30/5/2006
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác,
chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Đối với quặng chì kẽm: Quyết định số 176/2006/QĐ-TTg ngày
1/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò,
khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm giai đoạn 2006-2015, định
hướng đến năm 2020.
Đối với quặng titan: Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007

của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác,
chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007-2015, định hướng đến năm
2025.
Đối với quặng cromit mangan: Quyết định số 33/2007/QĐ-BCN ngày
26/7/2007 của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt quy hoạch phân vùng
thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng cromit, mangan giai đoạn
2007-2015, định hướng đến năm 2025.
Khi doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản xuất trình giấy tờ chứng minh
đáp ứng đủ điều kiện nêu tại Điểm II.2 Thông tư số 02/2006/TT-BCN ngày
14/4/2006 của Bộ Công nghiệp, cơ quan Hải quan kiểm tra, đối chiếu nguồn
gốc khoáng sản ghi trên Giấy phép với danh mục các mỏ, điểm mỏ của Quy
hoạch khoáng sản đã được phê duyệt tương ứng để xác định mỏ có nằm
trong quy hoạch và cân đối phục vụ cho chế biến trong nước hay không.
Việc này đã được Bộ Công nghiệp giải thích tại điểm 1 công văn số
18
4821/BCN-CLH ngày 24/8/2006 của Bộ Công nghiệp (Tổng cục Hải quan
đã sao gửi tại Công văn số 4339/SY-VP ngày 20/9/2006).
1.3. Tổng quan chung về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng
sản
1.3.1. Sự hình thành và phát triển
Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản là đơn vị kinh tế quốc doanh trực
thuộc Bộ thương nghiệp được thành lập vào ngày 05/03/1956, là một trong
những đơn vị được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu sớm nhất trong ngành
thương nghiệp của Việt Nam.
Trước đây, với vai trò là một tổng công ty làm nhiệm vụ xuất nhập
khẩu chủ yếu phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội
chủ nghĩa. Vào thời gian này phạm vi và quy mô hoạt động kinh doanh của
công ty rất lớn, có thể nói mặt hàng kinh doanh của công ty bao gồm tất cả
các lĩnh vực như: than, xi măng, khoáng sản, xăng dầu, hóa chất, phân bón,
sắt thanh lý, tân dược và thiết bị y tế. Có thể nói đây là giai đoạn hoạt động

mạnh về quy mô và chức năng của công ty là lớn nhất, uy tín và vị thế của
công ty không ngừng được nâng cao trên thị trường trong nước và quốc tế.
Kim ngạch xuất khẩu hàng năm của công ty lên tới 800 – 900 triệu USD,
nhờ đó đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành thương nghiệp
của Việt Nam nói riêng và của kinh tế quốc doanh nói chung. Công ty đã
được Nhà nước và Bộ trao tặng nhiều Huân chương lao động và cờ luân
lưu, cờ thi đua…
Trong thời gian này, hình thức kinh doanh của công ty là xuất khẩu
nghị định thư, tức là các mặt hàng kinh doanh xuất khẩu đều theo hạn ngạch
của của Bộ Thương nghiệp cấp, trên cơ sở chỉ tiêu của Nhà nước và các bạn
hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là Liên xô và các nước XHCN Đông
Âu.
19
Trải qua một thời gian dài hoạt động và phát triển, công ty đã thu
được nhiều thành tích đáng kể. Song do nhu cầu và sự thay đổi cơ cấu của
nền kinh tế đất nước nên đã có sự phân bố lại hoạt động kinh doanh theo các
ngành nghề sau đây:
• Từ năm 1986, mặt hàng than được chuyển sang Bộ Công nghiệp và
thành lập công ty xuất khẩu than.
• Cũng trong năm 1986, mặt hàng dược chuyển sang Bộ Y tế và thành
lập công ty xuất nhập khẩu dược phẩm.
• Năm 1988, mặt hàng xi măng được chuyển sang Bộ xây dựng thành
lập Tổng công ty xuất nhập khẩu xi măng.
• Năm 1989, mặt hàng phân bón được chuyển sang Bộ Nông nghiệp
thành lập Tổng công ty vật tư nông nghiệp.
• Năm 1993, công ty xuất nhập khẩu khoáng sản đã đăng kí lại và
được Bộ thương mại cấp giấy phép hoạt động.
Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản được thành lập lại theo Quyết
định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số: 31 TM/TCCB ngày 31/03/1993
của Bộ Thương mại. Đăng kí thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 108377

ngày 21/04/1994 tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
Giấy phép đăng kí kinh doanh số 11600/GP ngày 25/05/1993 của Bộ
Thương mại. Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản vẫn lấy tên cũ với tên giao
dịch quốc tế là:
Vietnam National Minerals Export-Import Corporation
Tên viết tắt là: MINEXPORT
Trụ sở chính tại: 35 Hai Bà Trưng – 28 Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: 35-37 Bến Chương Dương,
quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, với tên giao dịch quốc tế là MINEXPORT-
Sài Gòn.
20
Đại diện giao nhận tài Hải Phòng: 18 đường Cù Chính Lan, Hải
Phòng, với tên giao dịch là MINEXPORT-Hải Phòng.
Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản là doanh nghiệp Nhà nước, trực
thuộc Bộ Thương mại, thực hiện các chế độ hạch toán độc lập và có tài
khoản tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VIETCOMBANK và
ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu EXIMBANK. Các mặt hàng kinh doanh
xuất nhập khẩu nằm trong danh mục hàng hóa đã được Bộ Thương mại phê
duyệt và phù hợp với chính sách quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu.
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
1.3.2.1. Chức năng
Công ty xuất nhập khẩu có các chức năng sau:
- Tổ chức xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng theo giấy phép kinh
doanh của công ty và phù hợp với quy chế của Nhà nước hiện hành.
- Tổ chức tiêu thụ hàng hóa trong nước.
- Liên doanh, liên kết, đầu tư cho sản xuất các mặt hàng trong giấy
phép với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.
- Nhận xuất nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài
nước theo yêu cầu.
1.3.2.2. Nhiệm vụ

Các nhiệm vụ chủ yếu của Công ty xuất nhập khẩu Khoáng sản bao gồm:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty
theo quy chế hiện hành phù hợp.
- Tạo nguồn vốn hỗ trợ cho kinh doanh xuất khẩu, quản lý khai thác
và sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
- Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý xuất khẩu và giao dịch
đối ngoại.
21
- Thực hiện các chính sách về thuế và các nghĩa vụ khác đối với quy
chế của doanh nghiệp Nhà nước.
- Nghiên cứu thực hiện các biện pháp nâng cao chiến lược và gia
tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế.
Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng ngoại và hợp đồng nội
thương.
1.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của các bộ phận
1.3.3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Công ty xuất nhập khẩu Khoáng sản có tổng nhân viên là 60 người, với độ
tuổi trung bình là 40 tuổi và có tới 95% có trình độ là đại học, bao gồm:
Ban giám đốc công ty,bao gồm một giám đốc và hai phó giám đốc.
Giám đốc do Bộ Công thương bổ nhiệm và là người điều hành và hoạt động
của công ty theo chế độ thủ trưởng và chịu mọi trách nhiệm của công ty
trước Bộ và Nhà nước. Hai phó giám đốc có nhiệm vụ trợ giúp và tư vấn
cho giám đốc về các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty. Dưới
đó là các phòng ban trực thuộc, được chia thành 2 khối: Khối kinh doanh và
khối quản lý.
• Khối kinh doanh bao gồm:
- Các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu gồm có: phòng xuất nhập
khẩu số 1, số 2, số 3, số 4, số 5 và số 6. Đứng đầu là các trưởng
phòng và phó phòng, các phòng thực hiện chức năng kinh doanh
xuất nhập khẩu được giám đốc giao quyền tự chủ trong hoạt động

kinh doanh. Các trưởng phòng chịu trách nhiệm của phòng mình
trước ban giám đốc.
- Chi nhánh tại HCM cũng có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu
bao gồm 2 phòng: phòng nghiệp vụ và phòng quản lý.
22
- Đại diện giao nhận tại Hải Phòng làm nhiệm vụ giao nhận hàng
của công ty cho các đơn vị bốc dỡ của cảng.
- Cửa hàng kinh doanh sản phẩm điện tử. Trước đây, công ty chỉ có
cửa hàng kinh doanh điện tử SONY liên doanh với SONY Việt
Nam, nhưng đến cuối năm 1999, công ty đã cải tạo lại cơ sở vật
chất và cho LG thuê gian hàng tại 35 Hai Bà Trưng và một cửa
hàng tại 28 Bà Triệu kinh doanh sản phẩm điện tử của Trung
Quốc.
- Một xí nghiệp sản xuất chế biến phân bón và phục vụ nông nghiệp
đóng tại Gia Lâm, Hà Nội.
• Khối quản lý bao gồm 2 phòng:
Phòng tổng hợp và phòng kế toán tài vụ. Phòng tổng hợp bao gồm 2 phòng
là phòng tổ chức cán bộ và phòng hành chính quản trị.
1.3.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban
• Phòng kê toán tài vụ
- Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ khai thác mọi nguồn vốn nhằm
đảm bảo vốn cho các phòng kinh doanh hoạt động.
- Tham mưu cho giám đốc xét duyệt phương án kinh doanh để đảm
bảo đủ chi phí an toàn vốn và có lãi.
- Chủ động trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách nhà
nước.
- Theo dõi tình hình kinh doanh, phát hiện và báo cáo với giám đốc
kịp thời những lãng phí không cần thiết và những vị phạm tài sản
trong kinh doanh.
- Kiểm tra số liệu của từng chứng từ thanh toán, nếu kí duyệt phải

chịu trách nhiệm liên đới cùng các phòng kinh doanh, phạm vi
23
mức độ do giám đốc quy định thùy theo nội dung và tính chất của
thiếu sót.
- Hướng dẫn và cùng các phòng kinh doanh mở sổ tính toán theo
dõi thu chi để quyết toán tiền lương.
• Phòng tổng hợp
- Phòng tổng hợp có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc sắp
xếp, đào tạo, tổ chức và quản lý lao động trong công ty theo nhiệm vụ của
công ty để có hiệu quả, phù hợp với bộ Luật lao động, thỏa ước lao động tập
thể và hợp đồng lao động.
- Nghiên cứu xây dựng ngày càng hoàn thiện các nội dung quy chế
của công ty như nội dung lao động, quy chế trả lương, trả lương khi nâng
ngạch, trình giám đốc.
- Theo dõi trả lương theo mẫu trả lương.
- Tham mưu cho giám đốc giải quyết các chế độ về tiền lương và thực
hiện các công việc về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo quyền
lợi cho các bộ phận trong toàn công ty.
- Xây dựng đơn giá tiền lương, báo cáo quyết toán quỹ tiền lương và
báo cáo về lao động, báo cáo về thu nhập để gửi Bộ và các ngành.
- Qũy tài sản của công ty theo dõi chi tiêu hành chính, sử dụng các
phương tiện thông tin, xăng xe cho từng phòng kinh doanh và bộ phận quản
lý tạo điều kiện cho việc hạch toán.
- Phục vụ kịp thời cho yêu cầu kinh doanh của công ty.
- Đối với đội xe thì tổ trưởng đội phải theo dõi tình hình sử dụng và
bảo quản xe, định kì phải báo cáo với trưởng phòng tổng hợp để tìm biện
pháp xử lý. Trong quá trình đi công tác phỉa được các phòng xác nhận số
nhiên liệu phải phù hợp với mức tiêu thụ của từng loại xe. Các trường hợp
tu sửa thì phải có dự toán trước và có chữ kí của tổ trưởng, trưởng phòng
tổng hợp trước khi qua tài vụ và giám đốc duyệt.

24
• Phòng kinh doanh
- Trên cơ sở các mặt hàng được kinh doanh theo chỉ tiêu kim ngạch
được phân bổ đầu năm, trưởng phòng kinh doanh nhận chỉ tiêu và được sử
dụng số lao động hiện có của phòng để thực hiện kinh doanh, đồng thời chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của phòng mình trước giám đốc.
- Các trưởng phòng kinh doanh tiến hành nghiên cứu kĩ khách hàng
về đăng kí kinh doanh, khả năng vốn để tiến hành kinh doanh trên cơ sở
phương án được xét duyệt, chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng, khiếu nại,
bồi thường, đảm bảo an toàn vốn, tiết kiệm chi phí, hạn chế thấp nhất những
rủi ro có thể xảy ra.
- Các phòng được dùng vốn của công ty theo quy định, được công ty
bảo lãnh để vay vốn ngân hàng theo khế ước vay. Các phòng phải chịu trách
nhiệm bảo toàn, phát triển vốn, trả lãi suất tiền vay và sử dụng vốn đúng
mục đích, có hiệu quả. Trong mọi trường hợp các phòng dùng vốn của ngân
hàng, vốn tự bổ sung đều phải trả quyền sử dụng vốn bằng lãi suất vay ngân
hàng tại Việt Nam.
• Đối với đại diện, chi nhánh.
- Đại diện chi nhánh tại Hải Phòng: làm nhiệm vụ giao nhận hàng,
mọi chi phí phát sinh đều có dự trù và báo cáo thông qua phòng kế toán tài
vụ và giám đốc phê duyệt.
- Đối với chi nhánh tại HCM: hạch toán phụ thuộc, tự chị trách nhiệm
về kinh doanh, tài chính, công nợ và các khoản với ngân sách Nhà nước,
việc mua sắm tài sản cố định, sửa chữa lớn phải có báo cáo công ty duyệt
trước khi thực hiện.
1.3.4. Các nguồn lực của Công ty
25

×