Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.84 KB, 2 trang )
Bài thuốc trị nhược cơ
Nhược cơ là tình trạng trương lực cơ bị giảm. Tùy mức độ của bệnh mà trương lực
cơ giảm nhiều hay ít. Trường hợp nặng người bệnh không nhấc được tay, không
làm được những động tác thông thường. Bệnh thường tiến triển nặng dần từ sáng
đến cuối ngày hoặc sau khi vận động.
Nguyên nhân chính của bệnh là do dẫn truyền thần kinh bị trở trệ và do ch
ức năng
của tỳ vị bị suy giảm. Để chữa trị chứng này, Đông y thường dùng phương pháp bổ
tỳ kiện vị, bổ sung tinh chất và một số vi lượng giúp quá trình thần kinh diễn ra
suôn sẻ. Sau đây là một số phương thuốc điển hình, bạn đọc có thể tham khảo áp
dụng.
Củ đinh lăng.
Bài 1: hoài sơn 16g, liên nhục 12g, bạch truật 16g, trần bì 10g, c
ủ đinh lăng 16g,
ba kích 12g, xương bồ 12g, thần khúc 10g, kê huyết đằng 16g, hà thủ ô 16g, đương
quy 12g, sâm hành 16g, cam thảo 12g, hoàng kỳ 12g, ngũ gia bì 16g, đại táo 10g.
Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: bổ tỳ, bồi đắp trung châu giúp cơ
nhục hoạt động tốt.
Bài 2: củ đinh lăng 16g, lá và cây ngấy hương 16g, cao lương khương 10g, hoài
sơn 16g, liên nhục 16g, biển đậu 12g, hậu phác 10g, thủ ô chế 16g, cam thảo 12g,
sinh khương 6g, bạch truật 16g, đại táo 10g, đương quy 12g, sâm bố chính 16g.
Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: bổ tỳ, cung cấp tinh chất giúp cải
thiện quá trình dẫn truyền thần kinh được suôn sẻ, tăng sức lực cho cơ nhục. Dùng
15 - 20 ngày.
Bài 3: xương bồ 12g, lạc tiên 16g, hà thủ ô 16g, đinh lăng 16g, bạch truật 12g, cam
thảo 12g, kê huyết đằng 16g, hoài sơn 16g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, ngũ
gia bì 16g, mẫu lệ 16g, sâm hành 16g, hoàng kỳ 9g, quế 6g, đại táo 5 quả, sinh
kh
ương 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: bổ tỳ dương, làm tỳ
dương khỏe mạnh sung mãn thì hồi phục chức năng hoạt động của cơ nhục. Dùng