Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Cây gai sầu bổ thận, trị đau lưng, gầy yếu, xuất tinh sớm, loét miệng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.39 KB, 2 trang )

Cây gai sầu bổ thận, trị đau lưng, gầy
yếu, xuất tinh sớm, loét miệng
Hoa màu vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống ngắn, nở vào mùa hè. Quả nhỏ, khô, có
gai. Bộ phận dùng làm thuốc là quả của cây gai sầu, Đông y thường gọi là tật lê,
bạch tật lê. Vào tháng 8 - 9, khi quả chín, cắt cả cây phơi khô, dùng gậy cứng đập
cho quả rụng xuống, chọn lấy những quả già, phơi khô, để dùng làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, tật lê có vị đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh can và phế. Có
tác dụng bình can, tán phong, th
ắng thấp, hành huyết. Dùng chữa các bệnh đầu
nhức, phong ngứa, tích tụ, tắc sữa. Trong dân gian, thường dùng tật lê bổ thận, trị
đau lưng, gầy yếu, xuất tinh sớm, loét miệng.

Một số bài thuốc thường dùng
- Chữa chân răng chảy máu, đau nhức: Tật lê sao vàng 12g, nghiền mịn, xát vào
chân răng ngày 3 lần. Dùng liền 10 ngày.
- Chữa kinh nguyệt không đều (kỳ kinh đau bụng): Tật lê (sao vàng) 12g, đương
quy 12g. Tất cả cho vào ấm đổ 400ml nước, sắc còn 200ml; chia 2 lần uống trong
ngày. Mỗi liệu trình 10 -15 ngày, uống trước kỳ kinh.
- Chữa mẩn ngứa ngoài da: Tật lê 100g, cam thảo 100g, ngâm trong 300ml cồn 75
độ trong 7 ngày, lọc bỏ bã; lấy cồn thuốc bôi vào những chỗ da b
ị ngứa ngày 2-3
lần. Dùng liền 5 ngày.
Ngoài ra, tại Ấn Độ tật lê được sử dụng như một chất kích thích tình dục, tăng
cường sức lực. Một số nghiên cứu cũng cho thấy dịch chiết xuất từ quả bạch tật lê
giúp làm giảm huyết áp, lợi tiểu, chống sự kết tụ tạo thành sỏi thận. Chất saponin
từ bạch tật lê có tác dụng làm giãn động m
ạch vành, hạ đường huyết, ức chế tế bào
ung thư vú.
Ở Việt Nam đã có một số sản phẩm từ tật lê làm thuốc bổ thận tráng dương, hỗ trợ
rối loạn cương dương, ổn định tim mạch, điều hòa huyết áp
tạo cảm giác ngủ ngon


đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm cho phép lưu hành.
Lương y Hữu Nam

×