Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

BÀI THẢO LUẬN CHƯƠNG 3 CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.87 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mơn: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Nhóm: 4
Lớp: TM42A2

BÀI THẢO LUẬN CHƯƠNG 3
CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH
SỰ
Danh sách thành viên:
HỌ VÀ TÊN

MÃ SỐ SINH VIÊN

Nguyễn Thị Bích Hồng

1753801011066

Nguyễn Mai Lan Hương

1753801011069

Huỳnh Ngọc Loan

1753801011106

Lê Thị Bích Loan

1753801011107


Nguyễn Thị Thu Mai

1753801011113

Nguyễn Văn Minh

1753801011115

Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

1753801011121

Ngày 16/9/2020


ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

LỚP TM42A2

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 9 năm 2020

BIÊN BẢN LÀM VIỆC
I. THÀNH VIÊN: Thành viên nhóm 4 – Lớp TM42A2
Họ và tên
Nguyễn Thị Bích Hồng
Nguyễn Mai Lan Hương
Huỳnh Ngọc Loan

Lê Thị Bích Loan
Nguyễn Thị Thu Mai
Nguyễn Văn Minh
Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

Mã số sinh viên
1753801011066
1753801011069
1753801011106
1753801011107
1753801011113
1753801011115
1753801011121

II. NỘI DUNG LÀM VIỆC:
Thảo luận bài thảo luận chương 3 của mơn Luật Tố tụng hình sự - Chứng cứ và
chứng minh trong tố tụng hình sự. Gồm các phần nội dung:
- Câu hỏi lý thuyết;
- Câu hỏi nhận định;
- Câu hỏi trắc nghiệm;
- Bài tập tình huống.
1. Phân cơng cơng việc
STT

Thành viên

Cơng việc

1


Nguyễn Thị Bích Hồng

Lý thuyết 1; Bài tập 1

2

Nguyễn Mai Lan Hương

Lý thuyết 2; Nhận định 6; Bài tập 3

3

Huỳnh Ngọc Loan

Lý thuyết 4; Nhận định 4; Bài tập 4

4

Lê Thị Bích Loan

Lý thuyết 3; Nhận định 5; Bài tập 3

5

Nguyễn Thị Thu Mai

Lý thuyết 5; Nhận định 3; Bài tập 5

6


Nguyễn Văn Minh

7

Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

Lý thuyết 6; Nhận định 2, 8, 7;
Trắc nghiệm 1, 2
Lý thuyết 7; Nhận định 1, 9;
Trắc nghiệm 3, 4, 5

Thứ nhất, chuẩn bị công việc trước khi thảo luận theo bảng phân công
Thứ hai, về việc thảo luận:
2


- Thời hạn nộp bài: Hạn cuối nộp bài của các thành viên: 17h thứ tư ngày
16/9/2020, các thành viên phải gửi bài qua email của bạn tổng hợp
hoặc gửi bài lên nhóm trị chuyện HLM GROUP trên
mạng xã hội Facebook.
- Thời gian thảo luận nhóm tổng kết kết quả: 17h thứ năm ngày 17/9
- Hình thức thảo luận nhóm: Online
- Số thành viên tham gia buổi thảo luận tổng kết kết quả làm việc: 7/7
2. Đánh giá kết quả
Tham gia
nhiệt tình

Nộp bài

Ký tên


Nguyễn Thị Bích Hồng

Tốt

Đúng hạn

(Đã ký)

Nguyễn Mai Lan Hương

Tốt

Đúng hạn

(Đã ký)

Huỳnh Ngọc Loan

Tốt

Đúng hạn

(Đã ký)

Lê Thị Bích Loan

Tốt

Đúng hạn


(Đã ký)

Nguyễn Thị Thu Mai

Tốt

Đúng hạn

(Đã ký)

Nguyễn Văn Minh

Tốt

Đúng hạn

(Đã ký)

Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

Tốt

Đúng hạn

(Đã ký)

Họ tên

NHÓM TRƯỞNG

(Đã ký)
Nguyễn Thị Bích Hồng

3


MỤC LỤC

4


MƠN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
THẢO LUẬN TỐ TỤNG HÌNH SỰ CHƯƠNG 3
I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. So sánh quy định của BLTTHS 2015 và BLTTHS 2003 về nguồn của
chứng cứ?
Điều 87, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định hai vấn đề về nguồn của
chứng cứ như sau:
Thứ nhất: Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
- Vật chứng;
- Lời khai, lời trình bày;
- Dữ liệu điện tử;
- Kết luận giám định, định giá tài sản;
- Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
- Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
- Các tài liệu, đồ vật khác.
Quy định này rõ ràng hơn và mở rộng hơn so với quy định của Khoản 2, Điều 64
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, đó là: Nếu như khoản 2, Điều 64 Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2003 quy định chứng cứ được xác định bằng “…” thì Khoản 1, Điều 87,
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ ràng bằng cụm từ "Chứng cứ được thu

thập, xác định từ các nguồn…”
Nếu Khoản 2, Điều 64, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chỉ quy định chứng cứ
được xác định bằng: Vật chứng; Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị
bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; kết luận giám định; Biên bản trong hoạt động
điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác, thì Khoản 1, Điều 87, Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 quy định nguồn chứng cứ rộng hơn. Cụ thể là:
- Xác định không những chỉ lời khai mà cả lời trình bày của bất cứ ai biết thơng
tin về vụ án hình sự đều được coi là nguồn của chứng cứ.
- Dữ liệu điện tử; Kết luận định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố,
truy tố, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác được
coi là nguồn của chứng cứ.
Thứ hai: Khoản 2, điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cịn khẳng định:
Những gì có thật nhưng khơng được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy
định thì khơng có giá trị pháp lý và khơng được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án
hình sự.
5


2. Phân tích ý nghĩa của việc ghi nhận dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ
trong BLTTHS 2015.
Căn cứ pháp lý về dữ liệu điện tử: Điều 99 BLTTHS 2015 quy định về Khái
niệm và các loại dữ liệu điện tử
Về bản chất, dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc
dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử,
có thể phục hồi, phân tích, tìm được dữ liệu, kể cả đã bị xóa, bị ghi đè, dưới dạng ẩn,
đã mã hốa và làm cho có thể đọc được, nhìn thấy được, ghi lại, sử dụng làm chứng cứ.
Ý nghĩa
Thực tế của công tác đấu tranh tội phạm cho thấy, tuy BLTTHS 2003 chưa coi dữ
liệu điện tử là một nguồn của chứng cứ song vai trò của chứng cứ từ nguồn này lại

ngày càng trở nên có ý nghĩa, nhất là với sự phát triển của khoa học, công nghệ như
ngày nay. Tội phạm xâm phạm an ninh mạng ngày càng có xu hướng gia tăng với
nhiều thủ đoạn tấn công, xâm nhập mạng, lấy cắp, phá hoại dữ liệu, đưa thông tin nhạy
cảm trái phép lên mạng, gian lận thẻ ngân hàng, lừa đảo qua mạng… đang ngày càng
trở nên phổ biến.
Do đó, việc bổ sung dữ liệu điện tử làm chứng cứ trong BLTTHS 2015 đã là một
bước tiến đáng kể.Giúp phịng ngừa, làm tốt cơng tác điều tra, thu thập chứng cứ đối
với tội phạm xâm phạm an ninh mạng ngày càng có xu hướng gia tăng với nhiều thủ
đoạn tấn công, xâm nhập mạng, lấy cắp, phá hoại dữ liệu, đưa thông tin nhạy cảm trái
phép lên mạng, gian lận thẻ ngân hàng, lừa đảo qua mạng… đang ngày càng trở nên
phổ biến. Tuy nhiên để quy định này thực sự đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả,
các nhà làm luật cần phải tính đến nhiều vấn đề phát sinh từ liên quan bảo quản, thu
thập, thu giữ đến hoạt động giám định viên về dữ liệu điện tử.
3. Phân tích các hoạt động thu thập chứng cứ của người bào chữa?
Khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2015 đã quy định: “Để thu thập chứng cứ, người bào
chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người
khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề
nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến
việc bào chữa”.
Trong tố tụng hình sự, việc thu thập chứng cứ của người bào chữa được chủ động
thực hiện thông qua các hoạt động sau:
– Người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm
chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, để nghe họ trình bày về những vấn
đề liên quan đến vụ án: Lời trình bày của người bị buộc tội, bị can, bị cáo là chứng cứ
quan trọng được sử dụng trong vụ án hình sự, bởi họ là những người trực tiếp nắm giữ
những thơng tin quan trọng. Những lời trình bày, khai nhận tự nguyện trung thực,
khách quan góp phần quan trọng làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Bên cạnh các chứng cứ
là biên bản ghi lời khai được tiến hành do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện, thì
6



người bào chữa được quyền gặp người mà mình bào chữa để nghe họ trình bày, xác
minh tính xác thực trong các biên bản ghi lời khai do cơ quan tiến hành tố tụng thực
hiện. Vấn đề đặt ra ở trường hợp này là hoạt động thu thập chứng cứ của người bào
chữa.
– Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, liên quan đến việc
bào chữa: Bên cạnh việc trực tiếp, độc lập tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ,
BLTTHS 2015 còn ghi nhận quyền của người bào chữa trong việc tham gia vào các
hoạt động thu thập chứng cứ của cơ quan tiến hành tố tụng. Sự có mặt của người bào
chữa khi người tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ sẽ góp phần bảo đảm tính khách
quan, đúng trình tự, thủ tục của người tiến hành tố tụng hoặc trấn an tinh thần của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Chứng cứ có vai trị cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập
chứng cứ địi hỏi người bào chữa phải có những kỹ năng nhất định, nằm rõ phương
pháp thu thập chứng cứ để có thể bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi ích hợp pháp của thân
chủ mình khi tham gia tố tụng.
4. Phân biệt đối tượng chứng minh, phạm vi chứng minh và giới hạn chứng
minh trong VAHS?
TIÊU
CHÍ

ĐỐI TƯỢNG
CHỨNG MINH

PHẠM VI CHỨNG
MINH

GIỚI HẠN CHỨNG
MINH


Khái
niệm

Là tổng hợp tất cả vấn
đề cần phải được xác
định và làm sáng tỏ để
giải quyết đúng đắn vụ
án hình sự

Là tổng hợp tất cả những
tình tiết mà cơ quan có
thẩm quyền THTT phải
xác định để làm rõ những
vấn đề thuộc đối tượng
chứng minh do luật định

Là số lượng chứng cứ
cần và đủ để làm sáng
tỏ những tình tiết đã
được xác định trong
phạm vi chứng minh
nhằm giải quyết đúng
đắn vụ án hình sự.

Đặc
điểm

+ Được xác định trước

+ Khơng được xác định + Phụ thuộc vào

+ Các vấn đề mang trước như đối tượng cảnh, điều kiện
từng vụ
tính khách quan, chủ chứng minh
quan thuộc về bản chất + Thực tế các tình tiết xác + Khơng thể xác
của vụ án
định rộng hơn và khó xác chính xác giới
định hơn đối tượng chứng chứng minh
minh

hoàn
của
định
hạn

+ Phụ thuộc vào hoàn
cảnh, điều kiện của từng
vụ
Bản
chất

Được xác định từ phạm Khoanh vùng tất cả các
vi chứng minh để từ đó vấn đề có liên quan vụ án
làm căn cứ buộc tội
để từ đó trả lời các vấn đề
thuộc đối tượng chứng
minh.
7

Tập trung những chứng
cứ cần có để hỗ trợ giải

quyết các tình tiết vụ
án.


5. Nêu những điểm khác biệt của hoạt động chứng minh trong các giai đoạn
TTHS?
Theo quy định tại Điều 15 BLTTHS năm 2015 thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tịa án có nghĩa vụ chứng minh tội phạm, nhưng việc chứng minh tội phạm của
các cơ quan này ở mỗi giai đoạn tố tụng có những đặc điểm khác nhau. Sự khác biệt
cụ thể như sau:
Khởi tố

Điều tra

Chủ thể
có nghĩa
vụ
chứng
minh

+ Cơ quan có thẩm
quyền khởi tố vụ án
hình sự

Chủ thể

quyền
chứng
minh


+ Người bị tố giác,
người bị kiến nghị
khởi tố

+ Bị can

+ Bị can

+ Người bào chữa

+ Người bào chữa

+ Người bị tố giác
trong trường hợp khẩn
cấp

+ Bị hại, đương sự

+ Bị hại, đương sự

+ Người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của bị
hại, đương sự

+ Người bảo vệ
quyền và lợi ích
hợp pháp của bị hại,
đương sự

+ Bắt đầu khi nhận được

hồ sơ khởi tố vụ án

+ Bắt đầu khi VKS
nhận được hồ sơ vụ
án, bản kết luận
điều tra và đề nghị
truy tố của cơ quan

+ Cơ quan điều tra

+ Người bị bắt, người
bị tạm giữ

+ Cơ quan điều tra

Truy tố

Viện kiểm sát

+ Cơ quan được giao
nhiệm vụ điều tra
+ Viện kiểm sát

+ Người bào chữa,
+ Đương sự bị hại

Thời
hạn
chứng
minh


+ Bắt đầu khi người
có thẩm quyền phát
hiện dấu hiệu tội phạm
hoặc tiếp nhận thông
tin về tội phạm

+ Kết thúc khi cơ quan
điều tra ra bản kết luận

8


+ Kết thúc khi có
quyết định khởi tố vụ
án hình sự

điều tra

điều tra

Nội
dung
chứng
minh

Sự việc xảy ra có dấu
hiệu phạm tội khơng

Điều 19, 85, 416 Bộ luật

tố tụng hình sự 2015

Chứng minh quyết
định truy tố bị can
và quyết định khác
của viện kiểm sát là
hợp pháp

Biện
pháp
chứng
minh

Khoản 3 Điều 147 Bộ
luật tố tụng hình sự
2015

+ Các hoạt động điều tra
của cơ quan điều tra

+ Sử dụng các biện
pháp nghiệp vụ để
kiểm tra đánh giá
chứng cứ do cơ
quan có thẩm quyền
điều tra thu thập

+ Kết thúc khi Viện
kiểm sát ra quyết
định truy tố hoặc

quyết định đình chỉ
vụ án

+ Thu thập thêm
chứng cứ VKS có
thể tiến hành

Xét xử sơ thẩm

Xét xử phúc thẩm

Chủ thể
có nghĩa
vụ chứng
minh

+ Tòa án
+ Viện Kiểm sát

+ Tòa án phúc thẩm
+ Viện kiểm sát đã kháng nghị

Chủ thể
có quyền
chứng

+ Bị cáo
+ Người bào chữa
+ Bị hại, đương sự


+ Người bào chữa
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của bị hại, đương sự
9


minh
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của bị hại, đương sự

+ Người kháng cáo
+ Người có quyên nghĩa vụ liên
quan đến kháng cáo kháng nghị

Thời hạn
chứng
minh

+ Bắt đầu khi nhận được hồ sơ vụ án
và quyết định truy tố vụ án
+ Kết thúc khi Hội đồng xét xử ra
bản án, quyết định giải quyết vụ án

+ Bắt đầu khi Tòa án nhận được
hồ sơ kháng cáo kháng nghị
+ Kết thúc khi Tòa án phúc
thẩm ra bản án quyết định phúc
thẩm

Nội dung

chứng
minh

Tính có căn cứ và hợp pháp của bản
án, quyết định của Tòa án tuyên

+ Kiểm tra lại vụ án về mặt nội
dung
+ Xem xét tính có căn cứ và
tính hợp pháp của bản án quyết
định sơ thẩm của nội dung
kháng cáo kháng nghị

Biện
pháp
chứng
minh

+ Giai đoạn chuẩn bị xét xử: Chứng
minh đưa ra các quyết định trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử
+ Tại phiên Tòa: Kiểm tra, Đánh giá
chứng cứ đưa ra kết luận

+ Kiểm tra, xem xét, đánh giá

6. So sánh nghĩa vụ chứng minh trong VAHS và nghĩa vụ chứng minh trong
VADS?
Nghĩa vụ chứng minh trong Luật Tố tụng dân sự: Theo Điều 6 Bộ Luật Tố tụng
dân sự 2015, nghĩa vụ chứng minh trong vụ án, việc dân sự thuộc về các đương sự.

Nguyên đơn khi khởi kiện phải đứa ra chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là hợp
pháp, bị đơn nếu có yêu cầu phản tố phải chứng minh được yêu cầu phản tố của mình
là có cơ sở. Tịa án khơng có quyền và nghĩa vụ chứng minh.
Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
“1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và
chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như
đương sự.
2. Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do
Bộ luật này quy định”.
10


Nghĩa vụ chứng minh trong Luật Tố tụng hình sự: Theo Điều 15 Bộ luật Tố tụng
hình sự 2015, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng. Việc xác định người bị buộc tội có thực sự có tội hay khơng
thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, cịn bản thân người bị buộc tội khơng có nghĩa vụ
chứng minh là mình vơ tội.
Điều 15. Xác định sự thật của vụ án
“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách
khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác
định vơ tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị
buộc tội”.
Trong Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự đều có quy định về nghĩa
vụ chứng minh. Tuy nhiên, chính từ sự khác nhau giữa mối quan hệ mà hai luật điều
chỉnh do đó cũng dẫn đến sự khác nhau về chủ thể và nghĩa vụ chứng minh trong hai

lĩnh vực này.
STT
Căn cứ
pháp lý

Dân sự

Hình sự

Điều 6 Bộ Luật Tố tụng dân sự
2015:

Điều 15 Bộ luật Tố tụng hình sự
2015:

1. Các đương sự có quyền và
nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho
Tồ án và chứng minh cho u cầu
của mình là có căn cứ và hợp
pháp.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi
kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác có
quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng
cứ, chứng minh như đương sự.

Trách nhiệm chứng minh tội phạm
thuộc về cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng. Người bị buộc
tội có quyền nhưng khơng buộc

phải chứng minh là mình vơ tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng phải áp
dụng các biện pháp hợp pháp để
xác định sự thật của vụ án một
cách khách quan, toàn diện và đầy
đủ, làm rõ chứng cứ xác định có
tội và chứng cứ xác định vơ tội,
tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự của người
bị buộc tội.

2. Tồ án chỉ tiến hành xác minh,
thu thập chứng cứ trong những
trường hợp do Bộ luật này quy
định.

11


Chủ thể
có nghĩa
vụ

Như vậy, nghĩa vụ chứng minh
trong vụ án, việc dân sự thuộc về
các đương sự. Nguyên đơn khi
khởi kiện phải đứa ra chứng cứ
chứng minh yêu cầu của mình là

hợp pháp, bị đơn nếu có u cầu
phản tố phải chứng minh được yêu
cầu phản tố của mình là có cơ sở.
Tịa án khơng có quyền và nghĩa
vụ chứng minh.

Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và
chứng minh thuộc về cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng. Việc
xác định người bị buộc tội có thực
sự có tội hay khơng thuộc về cơ
quan tiến hành tố tụng, còn bản
thân người bị buộc tội khơng có
nghĩa vụ chứng minh là mình vô
tội.

Nguyên
nhân

Nội dung mà luật tố tụng dân sự
giải quyết các vụ án và việc dân
sự, và áp dụng nguyên tắc tôn
trọng quyền quyết định và tự định
đoạt của đương sự, vì trong quan
hệ pháp luật dân sự, đương sự là
người hiểu rõ nhất quyền lợi và
nghĩa vụ của mình, nên họ có
quyền tự quyết định cách giải
quyết tốt nhất cho mình, miễn là
phương án đó khơng bị pháp luật

cấm.

Vấn đề cần giải quyết là các vụ án
hình sự, mà bản chất của quan hệ
pháp luật hình sự là quan hệ giữa
tội phạm và Nhà nước. Tội phạm
xâm hại đến những quan hệ xã hội
mà Nhà nước bảo vệ sẽ phải chịu
hình phạt của Nhà nước, cho nên
Nhà nước, đại diện bởi cơ quan
tiến hành tố tụng, sẽ có nghĩa vụ
chứng minh rằng người bị buộc tội
thực sự đã thực hiện tội phạm.

7. Phân tích những quy định về xử lý vật chứng?
Nội dung xử lý vật chứng được quy định tại điều 106 BLTTHS 2015.
Những nội dung cần chú ý trong việc xử lý vật chứng:
Thứ nhất, về chủ thể có thẩm quyền quyết định việc xử lý:
+ Vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra: do Cơ quan quan điều tra, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định
+ Vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố: do Viện kiểm sát quyết định
+ Vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử: do Chánh án Tòa án quyết
định
+ Vụ án đã đưa ra xét xử: do Hội đồng xét xử quyết định
Thứ hai, về mặt thủ tục: việc xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản để bảo
đảm tính khách quan, chính xác.

12



Thứ ba, về cách thức xử lý: Đối vơi những vật chứng khác nhau sẽ có những
cách thức xử lý khác nhau. Nội dung này được thể hiện cụ thể tại khoản 2 Điều 106
BLTTHS 2015, một số cách thức xử lý như sau:
+ Tiêu hủy
+ Bị tịch thu, nộp vào ngân sách nhà nước
+ Bị tịch thu và tiêu hủy
Thứ tư, về việc trả lại tài sản, vật chứng không liên quan đến vụ án: Quy định
này nhằm giúp loại bớt những vật chứng không liên quan tránh làm mất thời gian của
quá trình điều tra, truy tố, xét xử; giúp q trình này thực hiện nhanh chóng, hiệu quả,
chính xác.
II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
1. Chứng cứ trực tiếp có độ tin cậy và giá trị chứng minh cao hơn chứng cứ
gián tiếp.
Nhận định sai.
Giải thích: Chứng cứ trực tiếp là loại chứng cứ trực tiếp xác định vấn đề này hay
vấn đề khác của đối tượng chứng minh. Chứng cứ gián tiếp là loại chứng cứ không
trực tiếp xác định vấn đề của đối tượng chứng minh nhưng khi kết hợp với những
chứng cứ khác thì có thể xác định được một vấn đề nào đó của đối tượng. Mặc dù
chứng cứ gián tiếp không chỉ ra trực tiếp, không cho thấy ngay vấn đề của đối tượng
chứng minh, nhưng dễ thu thập và từ đó giúp cho quá trình chứng minh được dễ dàng.
Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp đều có ý nghĩa làm sáng tỏ vấn đề của đối
tượng cần chứng minh nên giá trị của chúng là như nhau, khơng có cái nào hơn cái
nào.
2. CQĐT khơng có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định vô tội hoặc
làm giảm nhẹ TNHS của bị can.
Nhận định sai.
Giải thích: Theo quy định tại Điều 15 BLTTHS năm 2015 – Xác định sự thật của
vụ án thì:
“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách
khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác
định vơ tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị
buộc tội”.
Theo quy định trên thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng bao gồm Cơ quan điều tra, truy tố và xét xử. Ngoài ra, một số cơ quan
13


được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Điều 35
BLTTHS năm 2015. Quy định “… Người bị buộc tội có quyền nhưng khơng buộc phải
chứng minh là mình vơ tội”, chính là một phần nội hàm của ngun tắc suy đốn vơ
tội theo quy định tại Điều 13 BLTTHS năm 2015, đó là: “Người bị buộc tội được coi
là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy
định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự,
thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
phải kết luận người bị buộc tội khơng có tội”.
Theo quy định tại Điều 15 BLTTHS năm 2015 thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tịa án có nghĩa vụ chứng minh tội phạm, nhưng việc chứng minh tội phạm của
các cơ quan này ở mỗi giai đoạn tố tụng có những đặc điểm khác nhau. Ở giai đoạn
khởi tố vụ án hình sự, giai đoạn điều tra vụ án hình sự và truy tố, Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát có nghĩa vụ chứng minh tội phạm, còn ở giai đoạn xét xử, nghĩa vụ
chứng minh tội phạm thuộc về đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và Hội
đồng xét xử. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng, do vậy, kể cả trong trường hợp người phạm tội không đưa ra được
những chứng cứ để chứng minh là họ vô tội thì cũng khơng thể vì thế mà các cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng kết tội họ.
3. Chỉ có CQTHTT mới có quyền xử lí vật chứng.

Nhận định đúng.
Giải thích: Ngồi các trường hợp các cơ quan tố tụng hình sự có quyền xử lý vật
chứng, cịn có trường hợp đặc biệt là vật chứng là Vật chứng là động vật hoang dã,
động vật nguy cấp, quý, hiếm cịn sống, thì quyền xử lý thuộc về cơ quan quản lý
chuyên ngành, trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, hoặc cơ
quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 106 BLTTHS 2015; Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị quyết
05/2018/NQ-HĐTP
“a) Vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, q, hiếm cịn sống thì
ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả
về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc
giao cho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật”.
4. Vật chứng chỉ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp
khi vụ án bị đình chỉ.
Nhận định sai.
Giải thích: Việc xử lý vật chứng chứng khi vụ án bị đình chỉ do cơ quan/ người
có thẩm quyền quyết định và bị xử lý thế nào tùy theo loại vật chứng: có thể bị tịch
thu, nộp ngân sách, tiêu hủy hoặc trả lại chủ sở hữu, ...
14


Trường hợp vật chứng mà xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi
hành án thì người có thẩm quyền có quyền quyết định trả lại ngay vật chứng cho chủ
sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp mà không cần đợi đến khi vụ án bị đình chỉ.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 3 Điều 106 BLTTHS 2015.
5. Tất cả người THTT đều có quyền đánh giá chứng cứ.
Nhận định sai.
Giải thích: Khơng phải tất cả người THTT đều có quyền đánh giá chứng cứ. Việc
kiểm tra đánh giá chứng cứ trước hết thuộc trách nhiệm của cơ quan đã thu thập chứng
cứ. Chủ thể đánh giá chứng cứ là người tiến hành tố tụng và việc đánh giá chứng cứ

thuộc thẩm quyền, quyền hạn và nhiệm vụ của họ chứ không phait bất kì người THTT
nào cũng có quyền đánh giá chứng cứ.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 108 BLTTHS 2015.
6. Thông tin thu thập được từ facebook có thể được sử dụng làm bằng chứng
trong TTHS.
Nhận định sai.
Giải thích: Để có thể coi thơng tin thu thập được từ facebook có thể được xem là
chứng cứ hay khơng thì nó phải thuộc vào những nguồn được nêu trong khoản 1 Điều
87 BLTTHS 2015 dưới đây:
“Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác”.
Trong đó dữ liệu điện tử được quy định tại Điều 99 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 là: “ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo
ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử”
Mà facebook là mạng xã hội được tạo ra tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được
bởi phương tiện điện tử như máy tính, điện thoại,.... Nên dựa vào những điều luật trên
có thể nói rằng thông tin thu thập được từ facebook là một nguồn chứng cứ mà có thể
khai thác các chứng cứ ở trong đó.
Cơ sở pháp lý: Điều 87, Điều 99 BLTTHS 2015.
15


7. Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp là nguồn của chứng cứ.
Nhận định đúng.

Giải thích: Vì biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp là biên bản nằm
trong giai đoạn điều tra, truy tố thuộc một trong các loại vật chứng được quy định tại
Khoản 1 Điều 87 BLTTHS nên cũng là nguồn của chứng cứ.
Cơ sở pháp lý: điểm đ Khoản 1 Điều 87, Điều 115 BLTTHS 2015.
8. Mọi tình tiết, sự kiện được rút ra từ nguồn của chứng cứ đều được xem là
chứng cứ.
Nhận định sai.
Giải thích: Nhằm đáp ứng các yêu cầu của chứng cứ về tính khách quan, tính liên
quan và tính hợp pháp, BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định về loại trừ chứng cứ,
theo đó: “Những gì có thật nhưng khơng được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ
luật này quy định thì khơng có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải
quyêt vụ án hình sự”.
Nội dung cụ thể của các nguồn chứng cứ trên được quy định cụ thể tại các điều
sau đây của BLTTHS: Điều 89. Vật chứng; Điều 91. Lời khai của người làm chứng;
Điều 92. Lời khai của bị hại; Điều 93. Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự;
Điều 94. Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Điều 95. Lời
khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi
tố, người phạm tội tự thú, người bị bắt, bị tạm giữ; Điều 96. Lời khai của người tố
giác, báo tin về tội phạm; Điều 97. Lời khai của người chứng kiến; Điều 98. Lời khai
của bị can, bị cáo; Điều 99. Dữ liệu điện tử; Điều 100. Kết luận giám định; Điều 101.
Kết luận định giá tài sản; Điều 102. Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn
tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử; Điều 103. Kết quả thực hiện ủy
thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Điều 104. Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án.
9. Đối tượng chứng minh trong các vụ án hình sự đều giống nhau.
Nhận định sai.
Giải thích: Đối tượng chứng minh là tổng hợp tất cả những vấn đề cần phải xác
định và làm sáng tỏ để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Mỗi vụ án hình sự lại có
những vấn đề khác nhau, tính chất mức độ khác nhau, cấu thành tội phạm khác nhau
nên đối tượng chứng minh của chúng sẽ khác nhau.
III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về.
a. CQĐT, VKS, Tòa án.
b. CQTHTT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra.
c. VKS thực hành quyền công tố trong vụ án.
16


d. Tất cả các cơ quan, tổ chức tham gia vào q trình giải quyết VAHS.
2. Vật chứng có thể được xử lý bằng những cách sau:
a. Tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy.
b. Trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
c. Bán theo quy định của pháp luật.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
3. Chứng cứ gốc:
a. Luôn là chứng cứ trực tiếp
b. Có độ tin cậy cao hơn chứng cứ thuật lại, chứng cứ sao chép
c. Chỉ được tìm thấy trong lời khai của người bị buộc tội, bị hại và người làm
chứng
d. Có thể là chứng cứ buộc tội hoặc chứng cứ gỡ tội.
4. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong TTHS có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a. Triệu tập và hỏi cung bị can => Điểm g khoản 1 Điều 42 BLTTHS 2015
b. Trực tiếp khám nghiệm hiện trường => Không trực tiếp khám nghiệm mà trực
tiếp kiểm sát việc khám nghiệm (điểm d khoản 1 Điều 42 BLTTHS 2015)
c. Yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng => Điểm k khoản
1 Điều 42 BLTTHS 2015
d. Quyết định khởi tố, không khởi tố vụ án hình sự.
5. Những gì có thật nhưng khơng được thu thập theo trình tự, thủ tục do
BLTTHS quy định thì … và khơng được dùng làm căn cứ để giải quyết VAHS.

a. Khơng có giá trị pháp lý
b. Không liên quan
c. Không khách quan
IV. CÂU HỎI BÀI TẬP
Bài tập 1:
Két sắt đựng tiền của Công ty X bị kẻ gian phá và lấy đi 40 triệu đồng. CQĐT đã
tiến hành khám nghiệm hiện trường và phát hiện ổ khóa của căn phịng nơi đựng kết
sắt khơng bị mở. Ngồi ra cịn thu được chiếc áo sơ mi cạnh két sắt. Qúa trình điều tra
cho thấy chiếc áo này là của A (khai rằng đã cho B mượn nhưng chưa lấy lại). A cịn
báo với CQĐT là chính B trộm cắp số tiền đó và hiện đang cất giữ. B khai đã cùng A
lấy cắp tiền nhưng B ở ngồi canh gác cịn A chiu qua lỗ trống phía đầu nhà để vào mở
két sắt lấy tiền. Thực hiện điều tra cho thấy chỉ có mỗi B chiu lọt qua lỗ trống nói trên;
17


A có chứng cứ ngoại phạm. Trong q trình hỏi cung, B khai đã bỏ chiếc áo của A tại
hiện trường nhằm đánh lạc hướng điều tra.
Câu hỏi:
1. Xác định các loại nguồn chứng cứ trong vụ án trên?
- Vật chứng: Két sắt, ổ khóa, áo sơ mi
- Lời khai của A và B
2. CQĐT đã tiến hành những hoạt động nào để thu thập chứng cứ?
- Thực nghiệm hiện trường
- Hỏi cung bị can
- Khám nghiệm hiện trường
Bài tập 2:
A là đối tượng có tiền án, tiền sử đã cùng B mua bán trái phép chất ma túy.
CQĐT khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can với A và ra lệnh tạm giam. Xác định A là
người nơi khác đến nên CQĐT cho rằng có thể cịn đồng phạm là người địa phương.
Cơ quan điều tra đã bố trí N (một chiến sĩ trinh sát hình sự) vào cùng giam chung với

A. Qua khai thác, N được A cho biết B đã cùng thực hiện tội phạm với mình. N báo
với CQĐT và cơ quan này ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với B và
sau đó khởi tố bị can về tội mua bán trái phép chất ma túy. Trong quá trình điều tra do
B chối tội nên CQĐT cho A và B đối chất nhưng khơng có kết quả . Tuy nhiên khi gọi
N vào đối chất thì A với B đã nhận tội.
Câu hỏi:
1. Lời khai của N có được coi là nguồn chứng cứ không? Tại sao?
Theo điểm b khoản 1 điều 87 BLTTHS 2015 thì lời khai là nguồn của chứng cứ .
Theo quy định từ Điều 91 đến Điều 98 BLTTHS 2015 thì chủ thể cho lời khai phải là
người làm chứng ,bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến vụ án, bị can, bị cáo
Mà N không phải là một trong các chủ thể nói trên bởi N là trinh sát do CQĐT cố
tình cho tiếp xúc với A và có chủ đích tiếp xúc lấy thơng tin từ A nhằm phục vụ cho
quá trình điều tra của CQĐT
Bởi vậy lời khai của A không phải là nguồn chứng cứ.
2. Giả sử cuộc trò chuyện giữa A và N trong trại tạm giam được N bí mật ghi
lại thì băng ghi âm có được sử dụng làm nguồn chứng cứ để chứng minh tội
phạm không? Tại sao?
Theo quy định tại Điều 86 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 thì chứng cứ là những
gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm
18


căn cứ để xác định có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm
tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Điều 87 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định chứng cứ được thu thập, xác định
từ các nguồn sau đây:
- Vật chứng;
- Lời khai, lời trình bày;
- Dữ liệu điện tử;

- Kết luận giám định, định giá tài sản;
- Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
- Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
- Các tài liệu, đồ vật khác.
Trong đó, dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc
dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử
được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thơng, trên đường
truyền và các nguồn điện tử khác.
Bởi vậy bản ghi âm là một bản lưu trữ âm thanh được xem là một dữ liệu điện tử.
Do đó, bản ghi âm mới chỉ được xem là nguồn chứng cứ. Để bản ghi âm này được
xem là chứng cứ trong một vụ án hình sự thì phải đáp ứng các điều kiện cần thiết.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2012/NQ- HĐTP thì để
được tịa án chấp nhận băng ghi âm, một bản ghi âm là chứng cứ khi xuất trình kèm
theo văn bản xác nhận xuất xứ hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc ghi âm
đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm,... Trường hợp khơng xuất trình
được các văn bản nêu trên thì bản ghi âm đó khơng được coi là chứng cứ. Đây chỉ là
điểu kiện cần để xem một bản thu âm được tòa án xem xét để cơng nhận là chứng cứ.
Ngồi ra, phải đáp ứng thêm một điều kiện về mặt chủ thể xuất hiện trong
đoạn băng ghi âm thì mới đủ điều kiện để tịa án chấp nhận bản ghi âm là chứng cứ.
Đó là người được cho là chủ thể của giọng nói xuất hiện trong đoạn ghi âm phải
thừa nhận đó là giọng nói của mình, nếu họ khơng thừa nhận thì phải có văn bản
kết luận xác định giọng nói đó là của họ của cơ quan giám định hình sự.
Như vậy, để tịa án cơng nhận bản ghi âm của N là chứng cứ để xác định có hay
khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác
có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án trong một vụ án hình sự thì phải đáp ứng các
điều kiện như trên.
Trong trường hợp bản ghi âm của N không đáp ứng đủ hai điều kiện trên thì chỉ
được xem là tài liệu có liên quan, có giá trị tham khảo chứ khơng có giá trị chứng
minh trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
19



Bài tập 3:
Ngày 11/7/2015 sau khi uống rượu về ông A chửi và đánh vợ là bà H, bà H bỏ
chạy vào vườn cà phê. Thấy vậy D (14 tuổi 5 tháng) là con của ông K và bà H đã chạy
xuống bếp lấy con dao xà gạc chém nhiều nhát vào cổ và mặt ông K làm ông K chết
ngay tại chỗ. Sau khi gây án, D đã đến công an đầu thú và thành khẩn khai báo.
Tại biên bản kết luận giam định pháp y tử thi của Phịng Kỹ thuật hình sự Cơng
án tỉnh T đã kết luận: nguyên nhân ông K chết là do nhiều vết thương ở mặt và cổ, gây
tổn thương động mạch cảnh góc trái, vỡ nhãn cầu, nứt xương gị má phải, xương hàm
dưới và đốt sống cổ 4 dẫn đến mất máu nặng không phục hồi.
Tại CQĐT, D khai nhận do ông K thường xuyên hay uống rượu và nhà chửi bới
đánh vợ con nên ngày 11/7/2015 khi bố bị can đi uống rượu về nhà lại đánh chửi mẹ
nên bị can không kiềm chế được đã dung dao xà gạc chém nhiều nhát vào cổ và mặt
ông K khiến ông K chết ngay tại chỗ.
Tại CQĐT, bà H cũng khai báo phù hợp với lời khai của D và biên bản khám
nghiệm hiện trường.
Câu hỏi:
1. Xác định những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án trên?
Thứ nhất, đối tượng chứng minh của yếu tố cấu thành tội phạm:
-

-

-

Mặt khách quan:
+ Có hành phạm tội xảy ra: D xuống bếp lấy con dao xà gạc chém liên tục nhiều
nhát vào cổ và mặt ông K
+ Thời gian, địa điểm, hồn cảnh phạm tội: Ngày 11/7/2015 sau khi ơng cha

uống rượu về chửi và đánh vợ bà H nên D thấy vậy không kiềm chế được đã dùng dao
chém nhiều nhát vào cổ và mặt ông K
+ Công cụ, phương tiện; phương pháp, thủ đoạn phạm tội: con dào xà gạc, dâm
nhiều nhát vào cổ và mặt.
Khách thể của tội phạm:
+ Quyền được sống của ông K
Chủ thể của tội phạm:
+ D: 14 tuổi 05 tháng => Đủ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự về tội đặc
biệt nghiêm trọng.
Mặt chủ quan của tội phạm
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
Thứ hai, đối tượng chứng minh có ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và hình
phạt.

-

-

Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra:
+ Hậu quả của hành vi phạm tội của D giết ông K đã gây hoặc đe đọa nguy hiểm
cho xã hội, thiệt hại về tính mạng của ơng K.
Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can D.
20


Tình tiết giảm nhẹ: D đã đến cơng an tự thú và thành khẩn khai báo (Điều 51
BLHS)
Thứ ba, đối tượng chứng minh là những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc
giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can: giữa bà H với D là quan hệ mẹ

con.
2. Xác định các loại nguồn chứng cứ trong vụ án trên?
Theo Điều 87 BLTTHS 2015 thì các loại nguồn trong vụ án hình sự này là:
+ Vật chứng: con dao xà gạc
+ Lời khai, lời trình bày: lời khai của bị can D và người làm chứng là bà H
+ Kết luận giám định: Kết luận giám định pháp y tử thi của Phịng ký thuật hình
sự Cơng an tỉnh T
+ Các tài liệu, đồ vật khác: Biên bản khám nghiệm hiện trường.
Bài tập 4:
Ơng D trình bày với CQĐT là ông được con trại tên X kể lại đã nhìn thấy A và B
xô xát với nhau, đột nhiên B đấm vào mặt A, A rút dao ra và B quay đầu bỏ chạy nên
bị A đâm một n hát vào lưng. CQĐT yêu cầu X trình bày, kết quả cũng tương tự như
lời khai của ông D. Trong quá trình hỏi cung, A khai vì B to khỏe hơn và đánh A trước
nên A mới dung dao để tự vệ. CQĐT khám nghiệm hiện trường đã thu được một con
dao và một chiếc xe đạp. Kết luận giám định cho biết trên cán dao có dấu vân tay của
A và máu trên dao thuộc nhóm máu của nạn nhân, nạn nhân chết do bị dao đâm. Về
chiếc xe đạp trong q trình điều tra khơng xác định được ai là chủ sở hữu.
1. Xác định các loại nguồn chứng cứ trong vụ án trên?
+ Vật chứng: con dao có dấu vân tay A và máu của B được xem là phương tiện
phạm tội
+ Lời trình bày: ơng A đã trình bày lại dựa trên chứng kiến của anh X kể lại q
trình xơ xác giữa A và B
+ Kết luận giám định: trên cán dao có dấu vân tay của A và máu trên dao thuộc
nhóm máu của nạn nhân, nạn nhân chết do bị dao đâm
+ Biên bản khám xét hiện trường
2. Xác định các loại chứng cứ trong vụ án trên?
+ Con dao: chứng cứ trực tiếp/ gốc/ buộc tội
+ Lời khai của anh X người chứng kiến: chứng cứ gốc/ buộc tội
+ Lời khai của ông D: chứng cứ sao chép/ buộc tội
+ Kết luận giám định: chứng cứ trực tiếp/ buộc tội

21


+ Biên bản khám xét hiện trường: chứng cứ gốc/ buộc tội
Bài tập 5:
A bị VKS truy tố về tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có được
quy định tại Điều 323 BLHS.
Câu hỏi:
1. Giả sử thẩm phán chủ tọa phiên tịa vì lý do cá nhân mà biết được một số
tình tiết của vụ án. Những tình tiết này khơng được phản ánh trong hồ sơ. Khi xét
xử, thẩm phán đã có được sử dụng những thơng tin mình biết được để làm chứng
cứ khơng? Tại sao?
Khi xét xử, thẩm phán đó khơng được sử dụng những thơng tin đó để làm chứng
cứ, vì những thông tin này không được thể hiện trong hồ sơ vụ án, mà "những gì có
thật nhưng khơng được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì
khơng có giá trị pháp lý và khơng được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự."
Cơ sở pháp lý của điều này tại khoản 2 Điều 87 BLTTHS 2015. Mặt khác, thẩm phán
chủ tọa phiên tịa đó cũng khơng thể vừa tham gia với vai trò thẩm phán, vừa là người
làm chứng được.
2. Giả sử trinh sát hình sự trong quá trình phá án đã nắm được một số
thông tin về tội phạm. Những thông tin này không được phản ánh trong hồ sơ vụ
án. Tịa án có quyền triệu tập trinh sát hình sự tham gia với tư cách là người làm
chứng để cung cấp các thông tin trên không? Tại sao?
Trong trường hợp này, Tịa án có quyền triệu tập trinh sát hình sự tham gia với tư
cách người làm chứng. Theo khoản 3 Điều 88 thì: "Những người tham gia tố tụng
khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ
vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án". Vì vậy trinh sát
hình sự này có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày
những vấn đề có liên quan đến vụ án.


22


23



×