Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích nhân vật người vợ nhặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.6 KB, 13 trang )

“Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự
quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có
để tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người
trong sạch và phong phú hơn”. (Thạch Lam)
Từ những tác phẩm văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945 được học trong
chương trình Ngữ văn lớp 11, anh (chị) làm sáng tỏ q uan niệm trên.
Hướng dẫn làm bài:
1. Giải thích ý kiến:

– “Văn chương khơng phải là một cách đem đến cho người đọc sự thốt li hay sự
qn”: Văn chương cũng khơng thể tách rời cuộc sống, không đưa đến cho người
đọc thái độ quay lưng, lảng tránh đời sống. Nó khơng phải là liều thuốc ngủ.
→ Thạch Lam phủ nhận thứ văn chương đơn thuần chỉ là trị giải trí để giết thời
gian. Các tác phẩm đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, nghĩa là quay
lưng Với thực tại cuộc sống, trốn tránh nghĩa vụ cơng dân… Ví dụ như những
truyện đậm màu sắc kiếm hiệp rẻ tiền, những truyện tình nhảm nhí, vơ bổ, những
truyện mê tín dị đoan… hoặc những bài thơ cổ vũ cho lối sống ích kỉ, truỵ lạc…
– “Văn chương là một thứ khí giới đắc lực và thanh cao”: Văn chương là công cụ
nghề nghiệp hồn hảo của nhà văn, là vũ khí có khả năng giúp nhà văn hồn thành
sứ mệnh của mình một cách có hiệu quả. Nó khơng bị sử dụng vào mục đích xấu,
hơn nữa, ln tác động qua con đường tình cảm.
→ Nhấn mạnh văn chương có nhiệm vụ mở đường. Nhà văn phải có tinh thần
trách nhiệm và lương tâm trước xã hội. Ngòi bút trong tay nhà văn phải là thứ khi
giới thanh cao và đắc lực… để hướng con người tới Chân, Thiện, Mĩ…

– “Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác”, “làm cho lòng người
được thêm trong sạch và phong phú hơn”: Văn chương vạch trần, phê phán những
tệ lậu, những cái xấu xa của xã hội và địi hỏi diệt trừ, thay thê nó, đồng thời bồi
đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.
→ Đưa ra quan niệm đúng đắn là văn chương đích thực sẽ làm cho lịng người
thêm trong sạch và phong phú hơn. Ý kiến của Thạch Lam về các chức năng văn


học là rất đúng đắn, đặc biệt là tính nhận thức và tính giáo dục. Nhà văn xác định:
Sống trong xã hội đầy rẫy áp bức bất cơng thì ngịi bút của các tác giả phải phanh
1


phui, tố cáo cái xấu, cái ác để góp phần thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác,
giúp mọi người nhận thức ra rằng cái thế giới ấy cần phải xoá bỏ để xây dựng một
thế giới mới công bằng và tốt đẹp hơn.
2. Bàn luận ý kiến:
– Quan niệm đúng đắn về khuynh hướng văn học lãng mạn nói chung và văn học
lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945 nói riêng khơng phải là khuynh hướng văn học
thoát li khỏi hiện thực cuộc sống. Trái lại văn chương giai đoạn này có thể tố cáo
và thay đổi thế giới xấu xa, tàn ác; văn chương khiến cho lòng người trong sạch và
phong phú hơn.

– Thể hiện một thái độ lựa chọn dứt khốt, tiến bộ, tích cực:
+ Ngầm đối thoại với xu hướng văn học thoát li.
+ Thể hiện một quan niệm gần gũi với quan niệm của các nhà văn hiện thực phê
phán về văn học.
+ Rất hiểu vai trò trách nhiệm của nhà văn cũng như sự mê hoặc, quyến rũ của văn
chương.
– Rất tự hào về vũ khí của mình.
+ Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn học.
+ Một nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực tế.
+ Thấy được cách tác động đặc thù của văn học vào cuộc sống,
– Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ.
+ Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn học.
+ Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ.
→ Đầy niềm tin ở khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo tâm hồn mình từ con
người, nói chung là niềm tin vào một tương lai sáng sủa hơn. Một quan niệm đúng

đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội.
3. Chứng minh:
2


* Với tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân:
+ Khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái tốt, cái cao cả đối lập với xấu xa, thấp
hèn.
+ Thái độ bất hòa với xã hội hiện thực.
+ Khơi dậy tình u với những nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.Những ý đồ
nghệ thuật trên được truyền tải qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ
thuật xây dựng nhân vật tài hoa, dựng cảnh tài tình, gợi
khơng khí cổ xưa …
* Đặc biệt với tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam:
+ Nỗi xót thương trước cuộc sống nghèo khổ, tàn lụi của những người dân phố
huyện – đặc biệt là những đứa trẻ,chính là tiếng nói gián tiếp tố cáo xã hội vơ nhân
đạo.
+ Sự đồng cảm với những ước mơ của tuổi thơ, tâm hồn gắn bó với nơi mình đang
sống của các nhân vật trong tuyện cũng luôn khơi gợi trong tâm hồn mỗi con người
những suy ngẫm…
* Bằng cốt truyện nhẹ nhàng, giọng văn tâm tình, sâu lắng, kết hợp bút pháp hiện
thức và trữ tình, khai thác tinh tế tâm lí nhân vật … đã làm nổi bật những nội dung
trên.
Đề 4: Phân tích nhân vật người Vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim
Lân.
I. Mở bài
Kim Lân là một nhà văn có nhiều trang viết gắn liền với cuộc sống của những
người nông dân Bắc bộ Việt Nam. Ơng có nhiều tác phẩm viết về con người và
mảnh đất này như: “Làng”, “Vợ nhặt”, “Con chó xấu xí”. Tác phẩm “Vợ nhặt”
được trích từ tập truyện “Con chó xấu xí” là tác phẩm xuất sắc của Kim Lân. Tác

phẩm vừa là bức tranh chân thực về nạn đói khủng khiếp năm 1945 vừa là bài ca
ca ngợi về vẻ đẹp tình người và khát vọng sống, niềm tin vào tương lai của người
lao động nghèo. Dường như nạn đói định mệnh ấy đã làm cho con người ta quên đi
cả danh dự, họ bất chấp để được sống, thậm chí chuyện hạnh phúc cả đời cũng tặc
lưỡi cho qua. Nhân vật Thị là một điển hình trong số những nạn nhân xấu số của
nạn đói đó.
I. Thân bài
1. Giới thiệu chung
- Tác phẩm “Vợ nhặt” được viết ngay sau Cách mạng với tên gọi “Xóm ngụ cư”.
Nhưng do thất lạc bản thảo nên sau khi hòa bình lập lại, tác giả đã viết lại thành
“Vợ nhặt”. Điều thú vị trong sáng tác văn chương là trong cái “mất” của một tiểu
thuyết mới viết đuộc 3 chương trong kháng chiến chống Pháp ấy lại là một cái
3


“được” của một truyện ngắn nổi tiếng đã xếp Kim Lân vào hàng những nhà văn
tên tuổi của của Việt Nam thế kỉ XX. Một phần làm nên tên tuổi của KL chính là
tài năng trong việc xây dựng nhân vật. Tác phẩm có nhiều nhân vật nhưng nhân vật
người “vợ nhặt” là nhân vật mang lại nhiều thương cảm nhất cho người đọc.
2. Phân tích nhân vật
a. Tên gọi, lai lịch
Đi suốt chiều dài của tác phẩm chúng ta không hề biết đến tên gọi của người đàn
bà. Từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật này chỉ được gọi là “cô ả”, “thị”, “người
đàn bà”, “nàng dâu mới”, “nhà tôi”. Không phải là nhà văn nghèo ngôn ngữ đến
mức không thể đặt cho Thị một cái tên mà có lẽ đây là một dụng ý của tác giả: Số
phận của thị cũng giống như số phận của biết bao người phụ nữ khác trong cái nạn
đói ấy. Một số phận nhỏ bé, bọt bèo,vô danh giống như một cái gì rơi vãi trên
đường đời. Thị có khác nào một cánh bèo nổi trơi trong nạn đói. Đó là một người
đàn bà không rõ lai lịch, chẳng biết từ đâu xuất hiện, khơng có nguồn gốc sinh
thành, khơng q hương bản xứ, mọi thứ về Thị chỉ là một con số khơng trịn trĩnh.

Người đàn bà khơng q hương, khơng bản qn, khơng có cả cái tên để gọi. Cái
đói đã dứt thị ra khỏi tổ ấm gia đình, xa quê hương bản quán, xua đi lag thang trên
những nẻo đường đói khát để rồi được Tràng nhặt về làm vợ. (Thị bị cơn bão nạn
đói thổi cho phiêu dạt đến miền đất này, cuộc sống lê la tháng ngày khơng biết đến
ngày mai nếu như khơng có cái lần anh Tràng “hò một câu chơi cho đỡ nhọc” ấy.)
b. Chân dung, ngoại hình
- Thị xuất hiện với ngoại hình khơng xinh đẹp, hấp dẫn. Chân dung của Thị được
Kim Lân điểm qua bằng vài chi tiết với “những nét khơng dễ nhìn”. Đó là “một cơ
gái ở q ra tỉnh đi kiếm việc làm” “gầy vêu vao, “áo quần tả tơi như tổ đỉa”,
“khuôn mặt lưỡi cày xám xịt” nổi bật với “hai con mắt trũng hoáy” hai con mắt
sáng lên khi gặp một lời mời ăn bánh đúc. Bộ dạng ấy còn xuất hiện ngay trong
ngày đầu thị ra mắt mẹ chồng: “Thị cúi xuống tay vân vê tà áo đã rách bợt”Phải
chăng, sức tàn phá của nạn đói đã khiến Thị càng nhếch nhác, tội nghiệp lại càng
tội nghiệp hơn nữa, nó đã làm cho người phụ nữ ấy trở nên thê thảm hơn bao giờ
hết.
c. Tính cách
- Lúc mới gặp Tràng thị là người đàn bà đanh đá chua ngoa, táo bạo đến mức trơ
trẽn. Một lần Tràng đẩy xe bị thóc lên dốc tỉnh và hò một câu chơi cho đỡ nhọc
Muốn ăn cơm trắng mấy giò
Lại đây mà đẩy xe bò với anh , nì
Giữa cái thời buổi người chết đói như ngả rạ ấy lấy đâu ra “cơm trắng mới giò” mà
ăn vậy mà người đàn bà nói năng rất cong cớn: “Này nhà tơi ơi nói thật hay nói
khốc đấy” rồi ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng. Lại còn liếc mắt cười tít với
Tràng như muốn lấy lịng.
- Lần thứ hai gặp Tràng ở cổng chợ tỉnh , thái độ của người đàn bà vẫn chua ngoa
đanh đá như thế. Lúc ấy Tràng đang ngồi uống nước ở cổng chợ tỉnh thì thấy người
đàn bà ở đâu sầm sập chạy đến, sưng sỉa mắng vào mặt Tràng “Điêu, người thế mà
điêu”. Đó là thứ ngơn ngữ của một mụ đàn bà chua ngoa, đanh đá.Tràng mời
người đàn bà ăn giầu theo phép lịch sự tối thiểu, nhưng thị từ chối thẳng thừng:
4



“Ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.”. Thị gợi ý “sát sàn sạt” để được ăn. Thấy có miếng ăn
hai con mắt trũng hốy của thị tức thì sáng lên lấp lánh. Được cho ăn, Thị sẵn sàng
“ngồi sà xuống, cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền, chẳng chuyện trị
gì”.Thị hành động hồn tồn theo bản năng để được ăn.
=> Chỉ bằng vài chi tiết Kim Lân đã cho ta thấy thân phận nghèo hèn của người
đàn bà trong thời buổi đói kém triền miên . Rõ ràng cái đói khơng chỉ tàn hại dung
nhan của Thị mà cịn tàn hại cả tính cách, nhân phẩm.
+Vì đói mà Thị trở nên “chao chát”, “chỏng lỏn”, “chua ngoa, đanh đá”.
+ Vì đói mà thị “cong cớn”, “sưng sỉa” khi giao tiếp, nói chuyện.
+ Vì đói mà sẵn sàng bất chấp cả thể diện, quên đi cả ý tứ, lịng tự trọng của người
con gái. Với Thị lúc đó miếng ăn để duy trì cuộc sống cịn cao hơn nhân cách. Rõ
ràng sự xuất hiện của nhân vật ở những trang đầu tiên của truyện ngắn khó mà
chiếm được cảm tình của người đọc dù ít nhiều ấn tượng.
- Tuy nhiên là một nhà văn nhân đạo, Kim Lân đã phát hiện ra rằng ẩn sau cái vẻ
ngoài bất cần ấy Thị vẫn là một người con gái đầy “nữ tính và giàu khát vọng”
+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng của người đàn bà Kim Lân đã nhận thấy
một lịng ham sống mãnh liệt. Thì ra Thị bất chấp tất cả để được ăn, vì được ăn là
được sống, được tồn tại. Đó là ý thức bám lấy sự sống của bất cứ ai khi bị đẩy đến
bờ vực của sự chết đói..
+ Trước nguy cơ chết đói, người đàn bà đồng ý theo khơng Tràng về làm vợ. Khi
anh cu Tràng vốn hay đùa, nói đùa “có muốn theo tớ về nhà thì ra khn đồ lên xe
rồi cùng về. Thị không trả lời mà lặng lẽ theo Tràng về. Thị đã gián tiếp đồng ý,
một sự đồng ý khơng hề có sự băn khoăn hay phân vân gì cả,.Có thể nói quyết định
theo khơng Tràng là một quyết định liều lĩnh, bất ngờ. Ngay đến Tràng cũng khơng
thể tin được. “Tràng cũng tưởng nói đùa, ai ngờ Thị về thật”. Chuyện dựng vợ gả
chồng vốn là việc trọng đại trong đời , với Thị lúc này lại trở nên dễ dàng và rẻ
rúng hơn bao giờ hết. Cái giá của người phụ nữ ít nhất cũng là
“Ba trăm một mụ đàn bà

Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi”.
Ở đây, Thị đã “đại hạ giá” xuống cịn bốn bát bánh đúc. Chỉ có 4 bát bánh đúc mà
chấp nhận theo không một người đàn ông chưa hề biết tên tuổi, gia cảnh quê quán.
Chỉ có 4 bát bánh đúc mà chấp nhận trao thân gửi phận cho một người con trai mới
chỉ ngỏ lời “ Làm đếch gì có vợ, nói đùa chứ có muốn theo tớ về nhà thì ra khuân
đồ lên xe rồi cùng về”. Người đàn bà khơng giấu được tình cảnh đói khát và ước
mong chạy trốn cái đói của mình.Thị nào có biết Tràng là ai, tốt xấu như thế nào,
quê quán, gốc tích ra sao? Ấy vậy mà vẫn chấp nhận về làm dâu. Về làm dâu mà lễ
lạt chi phí cho mọi thứ thủ tục cưới hỏi chỉ có 4 bát bánh đúc, chưa kể thái độ chủ
động gặp Tràng vào bận thứ 2.
+ Phải chăng hành động theo Tràng của Thị xuất phát từ lòng khao khát được sống.
Thị theo Tràng về là vì để được sống chứ không phải là loại đàn bà con gái lẳng lơ.
Kim Lân đã cho ta thấy một điều rằng khi đã cận kề cái chết, người đàn bà vẫn
không hề bng xi sự sống. Trái lại, Thị vẫn tìm mọi cách để bám lấy sự sống.
Tinh thần lạc quan, khát vọng sống của Thị chính là một phẩm chất rất đáng
quý. Nói như Kim Lân: "Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến
5


những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác.
Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy
không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương
lai”.. Điều này đã góp phần tơn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ và lòng ham sống,
khát vọng sống vươn lên hướng đến ánh sáng ngày mai. Tất cả những điều này đã
mang đến cho người đọc cái nhìn đúng đắn về người vợ nhặt – nạn nhân của nạn
đói năm 1945.
+ Với quyết định theo không táo bạo, bất ngờ và liều lĩnh , người đàn bà hình như
chưa hề chuẩn bị tâm thế từ một người con gái trở thành nàng dâu. Từ chỗ chủ
động, cong cớn sưng sỉa, đanh đá, đáo để thị bỗng nhiên thay đổi thành một người
khác hẳn . Kim Lân đã chú ý miêu tả những diến biến tâm lí khá phức tạp của của

người vợ nhặt trên đường về cũng như khi mới về đến nhà
+ Trên đường về nhà chồng, trước những lời bơng đùa, chịng ghẹo của người dân
ngụ cư, nếu như anh cu Tràng sung sướng, tự mãn, cái mặt vênh lên tự đắc với
mình thì người đàn bà lại cảm thấy xấu hổ. Thị lủi thủi bước theo Tràng, tay cắp
cái thúng con, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Ban trưa
lúc ngoài chợ thị tỏ ra cong cớn, sấn sổ biết bao nhiêu thì bây giờ thị lại có vẻ rón
rén e thẹn bấy nhiêu . Trước cái nhìn “săm soi” của mọi người Thị càng ngượng
nghịu, thiếu tự tin “chân nọ bước díu cả vào chân kia”.Có lẽ linh cảm của một
người phụ nữ đã mách bảo cho thị, thị ý thức được thân phận nghèo hèn của mình,
thị xấu hổ vì tình cảnh theo khơng của mình. Cho nên thị khơng thể cong cớn hay
sưng sỉa. Thấy mọi người bàn tán, thị có vẻ khó chịu, dơi lơng mày nhíu lại, đưa
tay xóc xóc lại tà áo. Thị chỉ biết càu nhàu trong miệng, và lầm lũi đến mức đi
nhầm đường. Có lẽ thị mong sớm đến nhà chồng để tránh khỏi cái nhìn nhịm ngó
của mọi người.
-Khi chỉ cịn lại hai người trên một quãng vắng, thị có những thay đổi thật đáng
yêu.. Đây có lẽ là khoảnh khắc bừng sáng , trẻ trung nhất trong những ngày tăm tối
vì đói khát . Nó thật đáng q biết bao. Nó chính là hạnh phúc giản dị, bình thường
mà cả Tràng và Thị đều cảm nhận được. Dù chưa hề là tình u song giữa 2 con
người đã có tình nghĩa. Thị chia sẻ với Tràng khi biết anh mua hai hào dầu
“Hoang nó vừa vừa thơi chứ”. Một sự tự nguyện nói lên điều thành thật khó nói.
Nó cho thấy thị có trách nhiệm với đời sống gia đình. Rồi thị thăm hỏi gia cảnh của
Tràng, một điều có vẻ lạ lùng trong hồn cảnh đầy ối oăm của nhân vật . Nó cho
thấy sự đồng cảm và đồng thuận .Hình ảnh một người phụ nữ biết lo toan và chia
sẻ càng lúc càng hiện ra rõ hơn. Ta khơng cịn thấy ở đây hình ảnh táo tợn của
người đàn bà đang cố tình chạy trốn cái đói
+ Về đến nhà Tràng, Thị đảo mắt nhìn chung quanh. Khi nhìn thấy “ngơi nhà vắng
teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”, cái ngực gầy
lép của thị nhô lên “nén một tiếng thở dài”. Đây là tiếng thở dài ngao ngán, thất
vọng. Một nỗi hụt hẫng của người con dâu khi trông thấy gia cảnh thực của nhà
chồng cũng nghèo khó, khơng dư giả gì, thậm chí rất có thể cũng chẳng hơn gì

cảnh ngộ của thị. Có lẽ Thị cũng khơng ngờ cái phao mà Thị vừa bám vào lại là
một chiếc phao rách. Tuy nhiên tiếng thở dài cố nén cũng biểu thị sự chấp nhận
6


Trong tiếng thở dài đó vừa có sự lo lắng cho tương lai ngày mai, vừa có cả những
lo toan và trách nhiệm của Thị về gia cảnh nhà chồng. Phải chăng Thị đã ý thức
được bổn phận và trách nhiệm của mình đối với việc cùng chồng chung tay gây
dựng gia đình. Tấm lịng của Thị thật đáng q biết bao.
Đến lúc này người đọc chợt nhận ra, bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, Thị
lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan và cũng giàu lòng tự
trọng.
- Vào trong nhà, Thị e thẹn, dè dặt .Có lẽ thị lo sợ vì biết trong nhà cịn có một
người mẹ chồng, liệu thị có được chấp nhận chấp nhận làm con dâu trong lúc đói
khát này khơng, cho nên thị chỉ có thể “ngồi mớm” vào mép giường, tay ôm khư
khư cái thúng, mặt bần thần. Cái thế ngồi chơng chênh ấy đã nói với ta về nỗi lo âu
trong lòng người đàn bà.
=> Kim Lân đã rất tinh tế khi miêu tả nét tâm lý, tính cách của Thị. Nhà văn như
lọt vào trong nỗi thẳm sâu tâm tư tình cảm ấy của người phụ nữ năm đói. Ơng như
nhìn thấy cả nỗi tủi nhục của kiếp người, thấy cả trong bước chân liêu xiêu, bước
díu vào nhau kia là cả tủi hờn, xấu hổ. Cả tiếng thở dài não nuột kia cũng đáng để
ơng xót xa và mến u Thì ra, cái đói đã đẩy đưa Thị phải theo Tràng. Cơn bão tố
cuộc đời đã xô đẩy thân phận cùng cực ấy ngã vào đơi vai người đàn ơng thơ kệch.
Cũng chính Kim Lân đã thổi vào tâm hồn Thị niềm lạc quan ấy để Thị vững lòng
cho một cuộc sống ngày mai.
- Khi bà cụ Tứ về Thị ý tứ, cung kính, lễ phép chào bà bằng u và chào đến hai lần.
Nhưng thị vẫn rụt rè đứng nguyên chỗ cũ. Tay vân vê tà áo đã rách bợt . Thái độ
rụt rè im lặng khi chờ đợi ý kiến của chấp thuận của bà cụ Tứ thể hiện sự lễ phép ,
ý tứ, giữ gìn đạo lý của người con dâu đối với mẹ chồng.Cũng như Tràng, phải
chăng thi trông chờ vào sự mừng lịng của của bà mẹ. Có như thế thị mới có thể

hịa nhập vào gia đình mới của mình. Chính thái độ ấy của người đàn bà đã khiến
bà cụ Tứ trái với sự dị xét thơng thường của những bà mẹ chồng đã nhanh chóng
chấp nhận thị
Sáng hơm sau, Thị đãtrở thành một con người hồn toàn khác. Thị dậy rất sớm
cùng mẹ chồng dọn dẹp, sắp xếp lại nhà cửa.Có bàn tay của chị ngơi nhà của bà cụ
Tứ giờ đây như được hồi sinh..Đống quần áo vẫn vắt khươm mươi niên đã được
đem ra sân hong, cái ang nước khơ cong được kín nước đầy ăm ắp, đống rác mùn
tung bành ngay lối đi được hót sạch… Đến đây, người đọc dễ nhận thấy: bao nhiêu
vẻ “chỏng lỏn”, “sưng sỉa” của Thị trước kia khơng cịn nữa. Dường như Thị đã lột
xác trở nên nữ tính hơn. Ngay đến Tràng là một người vơ tâm mà cũng nhận ra sự
thay đổi tuyệt vời ở thị “Tràng nom Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn
bà hiền hậu, đúng mực khơng cịn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như những lần Tràng
gặp ở ngồi tỉnh”. Lúc này Tràng cảm thấy vợ mình đã thật sự thay đổi. Chính sức
mạnh của tình u đã cảm hóa và làm thay đổi con người Thị.
Trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới , dù chỉ có “niêu cháo lõng bõng, mỗi
người được lưng hai bát đã hết nhẵn”, lại phải ăn cháo cám nhưng Thị vẫn vui vẻ,
bằng lịng. Thị đã làm cho khơng khí gia đình ấm cúng, thân thương hơn bao giờ
hết. Thị chính là ngọn gió mát lành thổi vào cuộc sống của gia đình Tràng, thổi vào
cả tâm hồn người đàn ông phu xe cục mịch, thổi cả vào khuôn mặt “bủng beo u
7


ám” của bà cụ Tứ để hôm nay trông bà “rạng rỡ hẳn lên”. Thị đã đem sinh khí,
thơng tin mới mẻ về thời cuộc cho mẹ con Tràng. Nghe tiếng trống thúc thuế, Thị
nói với mẹ chồng: "Trên mạn Thái Ngun, Bắc Giang người ta khơng chịu đóng
thuế nữa đâu. Người ta cịn phá cả kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa
đấy". Sự hiểu biết này của Thị như đã giúp Tràng giác ngộ về con đường phía
trước mà anh sẽ lựa chọn. Qua đó, ta cảm thấy nhân vật vợ Tràng, "nàng dâu mới"
cũng là Người truyền tin cách mạng.
Có thể nói, người vợ nhặt được miêu tả ít, song đó lại là nhân vật khơng thể

thiếu trong tác phẩm. Thiếu Thị, Tràng vẫn chỉ là Tràng của ngày xưa; bà cụ Tứ
vẫn lặng thầm trong đau khổ, cùng cực. Chính Thị đã thổi một luồng sinh khí, một
luồng gió mới vào cuộc sống tối tăm, nghèo khổ của Tràng, làm ngời sáng lên
niềm tin vào cuộc sống. Viết về sự đổi thay trong tâm tính của Thị, Kim Lân bày tỏ
tình cảm trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo. Tình
cảm nhân đạo của nhà văn thể hiện ở đây. Chính vì thế, cả hai ý kiến nêu trên ta
thấy đều đúng, xác đáng. Thị nghèo khổ, cùng đường, liều lĩnh nhưng đáng thương
hơn là đáng giận bởi đằng sau cái cùng đường liều lĩnh ấy là phẩm chất ham sống,
giàu lòng tự trọng và khát vọng vượt lên thảm cảnh nạn đói để được sống cho một
ánh sáng ngày mai.
* Nhận xét đánh giá về nhân vật:
- Tóm lại, người vợ nhặt là một sáng tạo của Kim Lân. Xây dựng nhân vật người
vợ nhặt , Kim Lân đã đặt nhân vật vào một hoàn cảnh đặc biệt, bị cái đói dồn đuổi
đến đường cùng phải hạ mình làm vợ nhặt vợ theo, để qua đó thấy được sự thay
đổi trong tính cách, tâm trạng của nhân vật thị. Với cách kể chuyện tự nhiên, hấp
dẫn kết hợp với ngôn ngữ kể, tả mộc mạc, giản dị., nghệ thuật miêu tả chân dung
nhân vật, kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật thị trong sự đối lập giữa hình
thức bên ngồi và phẩm chất bên trong, giữa trước và sau khi về làm vợ Tràng.
* Nhận xét đánh giá về giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Qua nhân vật Thị ta thấy giá trị nhân đạo nhân đạo sâu sắc của ngòi bút Kim Lân.
+ Nhà văn Kim Lân không chỉ đồng cảm sâu sắc với số phận cùng khổ của người
nông dân nghèo Việt Nam trước cách mạng tháng Tám mà còn lến án tố cáo thực
dân Pháp và Phát xít Nhật đã bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay gây nên nạn đói
khủng khiếp này
+ Nhà văn cũng phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của họ. Đó là vẻ đẹp của lịng tự
trọng, khát vọng sống mãnh liệt, luôn hướng về tương lai và không bao giờ mất đi
niềm tin vào sự sống..
+ Qua nhân vật Thị Kim Lân đã thể hiện niềm tin mãnh liệt vào bản chất lương
thiện của con người.
+ Cũng qua hình tượng nhân vật Thị, nhà văn khẳng định: dù trong tình huống bi

thảm tới đâu, dù kề bên cái chết, con người vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng
về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống cho
ra người.
+ Khơng dừng lại ở đó, Kim Lân đã chỉ ra cho những người nông dân giải pháp để
vượt qua hồn cảnh khốn cùng. Đó chính là đấu tranh chống lại chế độ xã hội, đòi
8


quyền con người, tự mình đi tìm tương lai cho chính mình! Đây cũng chính là
chiều sâu tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.
III.Kết bài
Cuối cùng em xin mượn lời của nhà văn Nguyễn Khải để thay lời kết cho bài viết
này. Có lẽ, đây cũng chính là những gì mà bản thân Kim Lân thật sự muốn trải
lòng: “Trên đời khơng có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là
phải có đủ sức mạnh để bước qua những ranh giới đó.”
* Giải thích:
– Nhận định của nhà văn – nhà triết học Denis Diderot đề cập đến một trong nh ững y ếu t ố quan
trọng trong sáng tạo nghệ thuật: người nghệ sĩ ph ải có con m ắt tinh đời, th ấu đáo để phát hi ện ra
bản chất cuộc sống trong tính đa diện, đa chiều. Từ đó, để thấy r ằng trong nh ững s ự v ật bình
thường sẽ tiềm tàng những giá trị thẩm mĩ sáng giá, trong nh ững con ng ười bình d ị s ẽ ẩn ch ứa
những phẩm chất đáng quí và ngược lại, bên trong những s ự v ật, nh ững con ng ười, nh ững đổi
tượng cao đẹp, vĩ đại là những tính cách chân phương, bình dị, gần gũi, hợp lẽ nhân sinh…
– Đây cũng chính là những giá trị độc đáo, m ới m ẻ, sâu s ắc mà tác ph ẩm v ăn h ọc mang đến cho
con người trong quá trình tiếp nhận.
Bàn luận – Chứng minh:
– Văn học tái hiện đời sống nhưng là quá trình tái hi ện có ch ọn l ọc và ln địi h ỏi nhà v ăn ph ải có
những phát hiện mới mẻ, độc đáo, khác lạ đối với các sự v ật, hi ện tượng, con ng ười trong t ự nhiên
và đời sống xã hội; đồng thời phải có. cái nhìn nhân b ản, tồn diện đến t ừng ngõ ngách bên trong
của đối tượng. Phát hiện ra “cái phi thường” trong “cải bình th ường” và ng ược l ại chính là làm cho
tác phẩm trở nên sâu sắc, toàn diện, thú vị hơn đồng thời thể hiện dấu ấn độc đáo và mới mẻ.

Dẫn chứng:
– Nhà văn Ngô Tất Tất Tố trong tiểu thuyết Tắt đèn đã phát hiện ra nguồn sức mạnh tiềm tàng và
vô cùng mãnh liệt ẩn sâu bên trong chị Dậu, một người v ợ th ương ch ồng, m ột ng ười m ẹ yêu con
đến tân jcungf, đã sẵn sàng vượt qua nỗi sợ hãi, qu ật c ường chống l ại cường quy ền ác bá b ảo v ệ
chồng con. Có thể nói, đó là phát hiện đẹp đẽ nhất, dũng cảm nhất của các nhà v ăn Vi ệt nam th ế k ỉ
20. Nó kì vĩ như một bức tượng đài tạc vào lịch sử, là mẫu mực để các nhà v ăn th ế h ệ sau t ự hào
và làm theo.
– Trong truyện ngắn Lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã nhìn thấy một tình yêu thương con đến phi
thường của Lão hạc, một lão nơng nghèo khổ. Ở đó cịn có đức hi sinh vơ h ạn c ủa con ng ười đã
khơng cịn nghĩ gì đến bản thân mình. Lão Hạc dù bi ết r ất rõ con trai lão khơng có c ơ h ội để tr ở v ề
với lão nhưng lão vẫn giữ vững niềm tin thánh thiện ấy và làm mọi điều t ốt đẹp có th ể dành cho
ngày trở về của con.
– Nguyễn Minh Châu trong Chiếc thuyền ngoài xa đã phát hiện ra một vẻ đẹp phi thường ẩn giấu
trong người đàn bà hàng chài xấu xí và cơ nhục. Vẻ đẹp ấy, một khi được phát hi ện, nó làm cho
họa sĩ Phùng, chánh án Đẩu phải kinh ngạc, sững sờ và thêm tin t ưởng vào s ức m ạnh c ủa lòng t ốt,
đức hi sinh của con người.
– Nếu văn học chỉ nhận thức đời sống ở mặt kì vĩ phi thường, tác ph ẩm s ẽ sa vào l ối tô h ồng cu ộc
sống hoặc nhà văn chỉ nhìn cuộc sống ở khía cạnh xù xì, tầm thường, th ấp hèn s ẽ làm cho tác
phẩm bị méo mó, xa ròi bản chất, quy luật cuộc sống.

9


– Nhìn ở phương diện khác, đó chính là khả n ăng ph ản ánh cu ộc s ống m ột cách sâu s ắc chân th ực
bởi cuộc sống đa chiều, phức tạp, nếu nhà văn chỉ nhìn bằng đơi mắt đơn giản hời hợt một chiều thì
sẽ trở nên nông cạn, thiếu khái quát, thiếu chiều sâu.
– Trong tác phẩm Đôi mắt, nhà văn Nam Cao qua nhân vật Hoàng đã phát bi ểu m ạnh m ẽ quan
điểm ấy. Nhà văn Hồng ln giữ một đơi mắt phiến dienj, thiển c ạn, nhìn đời l ệch l ạc và thi ếu thi ện
cảm. Bởi thế, anh chỉ nhìn thấy những cái hời h ợt, tầm th ường đến đáng ghét c ủa nh ững ng ười
nông dân hiền lành, chất phác mà thôi. Vẻ đẹp ẩn sau bên trong tâm h ồn c ủa h ọ đã khơng được

nhìn nhận, khơng được trân trọng.
Đánh giá, mở rộng vấn đề bàn luận:
– Dù có cái nhìn tồn diện, độc đáo đến đâu với những cái phi thường – cái bình th ường trong cu ộc
sống thì giá trị của tác phẩm vẫn phải thể hiện qua tính chân thực của s ự ph ản ánh; qua nh ững tình
cảm nhân đạo, những giá trị cao đẹp mà nhà văn hướng tới.
– Để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của cái phi thường – cái bình th ường trong v ăn h ọc đồng th ời có
những suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc, người đọc ph ải có chiều sâu trong suy ngh ĩ và tình c ảm,
có tâm hồn hướng thiện, luôn khát vọng hướng đến những giá trị chân – thi ện – mĩ trong cu ộc đời.

Trong văn chương có những niềm hạnh phúc trong nỗi đau tột cùng mà chỉ người
nghệ sĩ mới hiểu được. Sáng tạo ra cái mới chính là kết quả của sự cơng phu và tài
năng, nó tạo sức mạnh cho người nghệ sĩ chiến thắng quy luật băng hoại của thời
gian. Văn chương cũng như các loại hình nghệ thuật khác đều đòi hỏi rất cao sự
sáng tạo. Cùng cắm rễ từ cuộc sống, lẽ nào các tác phẩm đều giống nhau, mang
đến cho người đọc một tình cảm chung chung. Khơng, mỗi tác giả đều sẽ có một
điểm nhìn riêng, một cái nhìn mang đậm tính sáng tạo của người viết. Đúng như
Đi-đơ-rốt nói: “Nghệ thuật là ở chỗ tìm ra cái phi thường trong cái bình thường và
cái bình thường trong cái phi thường”. Độc Tiểu Thanh kí là một minh chứng tiêu
biểu cho nhận định trên.
Câu nói trên thật xác đáng. “cái phi thường” chính là những điều vượt trội, là
những điều có thể cịn được ẩn giấu, khơng phải ai cũng có đủ sự nhạy bén, tinh tế
để nhận ra. Cịn “cái bình thường” là điều cơ bản, là cốt lõi tạo dựng nên những giá
trị trong cuộc sống nói chung và văn chương nói riêng. Câu nói trên của nhà văn
Pháp một lần nữa khẳng định yêu cầu mang tính bắt buộc của mỗi nhà văn, nhà
thơ: Đã là người cầm bút, đòi hỏi anh phải có đơi mắt tinh tường để thấu hiểu hết
được những sự việc, hiện tượng rất đỗi bình thường của cuộc sống nhưng người
nghệ sĩ hơn những người bình thường ở chỗ biết tìm ra những hiện tượng đặc sắc
có thể nói lên rõ rệt bản chất của hiện thực. Bên cạnh đó cũng khơng được bỏ qn
những giá trị căn bản là cốt lõi của cuộc sống.
Cái bình thường và cái bình thường trong cái phi thường chính là khả năng phát

hiện, phản ánh đời sống – Hiện thực đời sống vốn vô cùng phong phú, đa dạng. Do
vậy cái mới, cái độc đáo trong phong cách của người sáng tác phải thể hiện ơ sự
tìm tịi cái mới về nghệ thuật cũng như nội dung. Nghệ thuật là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan. Hiện thực cuộc sống là kho đề tài vô tận để người nghệ sĩ
khám phá, phát hiện, nhưng đối với mỗi cây bút, nó lại được chiếu rọi dưới một
10


ánh sáng riêng. Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của
mình và biết làm cho ấn tượng ấy có được hình thức riêng biệt, độc đáo. Đúng như
vậy, sự lặp lại tẻ nhạt là cái chết của nghệ thuật. Để tái hiện đời sống, địi hỏi nhà
văn phái có những phát hiện mới mẻ, độc đáo, khác lạ đối với các sự vật, hiện
tượng, con người trong tự nhiên và đời sống xã hội, đồng thời phải có cái nhìn
nhân bản, tồn diện đến từng ngõ ngách bên trong của đối tượng.Phát hiện ra cái
phi thường trong cái bình thường và ngược lại. Điều ấy làm cho tác phẩm trở nên
sắc nét, sâu sắc và bộc lộ cái nhìn thấu đáo, tồn diện, thú vị về cuộc sống, con
người. Tác phẩm cũng vì vậy trở nên mới mẻ, gây hứng thú, in dấu ấn của cá tính
sáng tạo.
Nhìn ở phương diện khác khi nhà văn tìm ra cái phi thường trong cái bình thường
một cách sâu sắc và chân thực. Bởi cuộc sống vốn đa chiều, phức tạp, nếu nhà văn
chỉ nhìn cuộc sống bằng đơi mắt đơn giản, một chiều, hời hợt thì hình tượng văn
học sẽ trở nên nơng cạn, thiếu sức khái quát và chiều sâu nhân bản. Nếu văn
chương chỉ nhận thức đời sống ở mặt kì vĩ phi thường, tác phẩm sẽ sa vào lối tô
hồng cuộc sống. Hoặc nhà văn chỉ nhìn cuộc sống ở khía cạnh xù xì, thơ nhám,
tầm thường thì tác phẩm sẽ làm méo mó, bơi đen hiện thực, quy luật của đời sống.

Câu 2 (12 điểm)
Có ý kiến cho rằng:
Nhìn thấy cái khác thường trong cái bình thường và trong cái khác thường nhìn thấy cái
bình thường – đó là phẩm chất của những nhà nghệ sĩ đích thực.

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về tác phẩm Chiếc thuyền ngồi xa của
Nguyễn Minh Châu, hãy làm sáng tỏ.



Giải thích (1.0 điểm):

– Người nghệ sĩ đích thực: là những người sáng tạo nghệ thuật chân chính, có tài
năng, tâm huyết, khát vọng, nhân cách, là những người sáng tạo ra cái đẹp, ra
những tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa.

– Cái khác thường: là cái độc đáo, đặc sắc, mới lạ,…
– Cái bình thường: là cái giản dị, gần gũi, quen thuộc, vốn có…
 Ý kiến bàn về vai trị của cái nhìn của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân
chính là những người có khả năng phát hiện ra những cái độc đáo, đặc sắc,
mới lạ ở những mảng đề tài, hình tượng, chủ đề…tưởng chừng như rất
quen thuộc, bình thường. Đồng thời cũng là người phải có khả năng khiến

11


cho những cái độc đáo, mới lạ trở nên gần gũi, chân thật với cuộc sống và
người tiếp nhận.



2.Bình luận, chứng minh (10.0 điểm):




a.Bình luận(1.0 điểm): Khẳng định ý kiến trên là đúng.



+ Phát hiện ra những cái mới mẻ, độc đáo từ những điều bình thường, những đề tài quen
thuộc là yêu cầu bắt buộc của sáng tạo nghệ thuật nói riêng và văn học nói chung. Bởi sự
lặp lại là cái chết của nghệ thuật. Người nghệ sĩ khơng thể lặp lại người khác và chính bản
thân mình. Chính việc phát hiện ra những điều độc đáo, mới mẻ sẽ giúp cho nhà văn hình
thành được phong cách riêng. Hơn nữa có độc đáo, mới mẻ mới cuốn hút được người tiếp
nhận. Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất
hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập. (Macxen – Pruxt)



+ Người nghệ sĩ cũng cần làm cho những điều phi thường trở nên gần gũi chân thật. Bởi vì
xét đến cùng nghệ thuật sinh ra là để phục vụ đời sống, người tiếp nhận tìm đến với tác
phẩm nghệ thuật cũng vì tác phẩm mang bóng dáng của cuộc đời. Nếu chỉ mải mê khai thác
những cái phi thường, mới lạ, nghệ thuật sẽ trở nên xa lạ với cuộc đời, sẽ không chinh phục
được người tiếp nhận. Nghệ thuật là cái độc đáo, nhất là trong hình thức thể hiện nhưng nó
vẫn phải hướng đến những cái quen thuộc, gần gũi và nhân văn trong đời sống con người.



Chứng minh qua tác phẩm Chiếc thuyền ngồi xa của Nguyễn Minh Châu (9.0 điểm):



HS có thể có nhiều cách làm khác nhau, nhưng cần phải đảm bảo các ý chính sau:




Sau 1975, Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong trong công cuộc đổi mới cách tân văn
học. Ông là người mở đường “ Tinh anh và tài năng” nhất của nền văn học nước nhà. Ngịi bút của
ơng có sự chuyển biến từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời tư.Chiếc thuyền ngoài xa
(1983) là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tự sự – triết lí của ơng sau năm 1975. Tâm điểm của
những khám phá, sáng tạo của nhà văn là con người trong cuộc sống mưu sinh, trong hành trình
nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hồn thiện nhân cách. Nhà văn cũng nhìn thẳng vào hiện thực
với tất cả cái xù xì, thơ ráp của nó: một gia đình hàng chài đói nghèo, lam lũ, lạc hậu, thường xun
diễn ra bạo hành gia đình. Từ đó, tác phẩm đặt ra vấn đề: cần nhìn cuộc sống một cách đa diện, đa
chiều, khám phá bản chất thật của cuộc sống. (1.0 điểm)

– Cái nhìn mới mẻ, độc đáo của nhà văn:nhìn thấy cái khác thường trong cái bình
thường.(3.5 điểm)



Nhân vật trung tâm là người đàn bà hàng chài, kiểu nhân vật tính cách – số phận quen
thuộc trong văn học. Từ kiểu nhân vật quen thuộc ấy, bình thường ấy, người đọc vẫn nhận
ra sự khác thường trong cái nhìn của nhà văn: đằng sau vẻ bề ngồi lam lũ, thất học, dốt
nát tăm tối ở người đàn bà lại là người phụ nữ sâu sắc, thấu trải lẽ đời; đằng sau vẻ bề
ngồi xấu xí, thơ mộc lại là một người vợ vị tha, bao dung, nhân hậu, một người mẹ giàu
đức hi sinh, giàu tình thương con; đằng sau vẻ nhẫn nhục cam chịu lại là một người phụ nữ
cứng cỏi, can đảm. Chính chị đã khiến cho Phùng và Đẩu bừng tỉnh, giác ngộ, đặt cuộc
sống vào cái nhìn nhiều chiều để phát hiện ra vơ vàn những nghịch lí. Qua nhân vật người
đàn bà hàng chài, tác phẩm thể hiện tiếng nói nhân đạo sâu sắc mới mẻ, phát hiện, ngợi ca
vẻ đẹp của những hạt ngọc khuất lấp trong lam lũ đời thường…

– Cái nhìn mới mẻ, độc đáo của nhà văn:trong cái khác thường nhìn thấy cái bình
thường.(3.5 điểm)




Trong tác phẩm, có vơ số cái khác thường, nhưng từ cái khác thường ấy, nhà văn đã nhìn
thấy cái bình thường, khám phá ra chân lí của đời sống: đằng sau sự cam chịu, nhẫn nhục

12


của người đàn bà hàng chài là tình mẹ thương con; đằng sau sự vũ phu tàn độc của người
đàn ông là gánh nặng mưu sinh trở thành ẩn ức; đằng sau sự đối lập của cảnh con thuyền ở
ngoài xa và con thuyền cập bờ là hiện thực cuộc sống như nó vốn có; đằng sau cái cảm
giác lạ lùng của Phùng mỗi khi nhìn lại tấm ảnh chiếc thuyền ngồi xa chính là mối quan hệ
giữa nghệ thuật và cuộc sống…

– Đặc sắc nghệ thuật góp phần thể hiện cái nhìn của nhà văn(1.0 điểm):


+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.



+ Đổi mới kết cấu tác phẩm.



+ Đổi mới về nghệ thuật trần thuật…



+ Sử dụng ngơn ngữ, xây dựng hình ảnh…


 Nguyễn Minh Châu có nhiều đóng góp cho cơng cuộc đổi mới văn học. Xứng
đáng là người mở đường tinh anh và tài năng nhất.



Mở rộng, nâng cao(1.0 điểm):

– Vấn đề cái nhìn trong văn học rất quan trọng, là vấn đề sống còn của người nghệ sĩ.
Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề kĩ
thuật mà là vấn đề cái nhìn. Đó là một sự khám phá mà người ta không thể làm một
cách cố ý và trực tiếp; bởi đó là một sự khám phá về chất, chỉ có được trong cách
cảm nhận về thế giới , một cách cảm nhận khơng do nghệ thuật đem lại thì mãi mãi
sẽ khơng ai biết đến (Macxen – Pruxt).

– Để tạo được phong cách riêng, mỗi nhà văn cịn cần tạo cho mình một giọng riêng
và phải thực sự là người nghệ sĩ ngơn từ. Muốn vậy, người nghệ sĩ cần có trong
mình: tài năng, phong cách, tâm huyết với nghề cũng như lòng tự trọng .

– Bài học đặt ra với người cầm bút: cần không ngừng khám phá, sáng tạo để làm ra
những sản phẩm độc đáo.

– Với người tiếp nhận: Cần trân trọng những đóng góp, khám phá sáng tạo của mỗi
nhà văn.

13




×