Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

chuyên đề “Kĩ thuật nuôi cá lóc thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.03 KB, 32 trang )

Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 1 SVTH: Giang Duy Nhứt
Phần 1
GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã có những bước phát triển nhanh và
ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tỷ
trọng của thủy sản trong khối nông, lâm và ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc
dân tăng dần qua các năm. Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng,
góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xóa đói giảm
nghèo, cải thiện cuộc sống của đa số cộng đồng cư dân.
Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam là một nước có tiềm năng phát triển và
hợp tác rất lớn về lĩnh vực thủy hải sản, chúng ta được sở hữu nguồn tài nguyên
vô cùng quý giá là “rừng vàng, biển bạc” để phát triển kinh tế.
Bên cạnh việc nuôi tôm sú, cua biển và tôm càng xanh, từ năm 2009 đến nay,
phong trào nuôi cá lóc theo hình thức thâm canh ở huyện Trà Cú (Trà Vinh) phát
triển rất mạnh; bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân tại các xã như
Định An, Đại An, thị trấn Định An và Ngọc Biên. Trong các loài cá lóc thì cá lóc
đầu nhím là loài có kích thước lớn, sinh trưởng nhanh, chịu đựng điều kiện khắc
nghiệt của môi trường. Thêm vào đó cá có chất lượng thơm ngon, giá bán cao
nên ngày càng được người nuôi thủy sản ưa chuộng. (vietlinh.com.vn
).
Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi một cách tự phát không theo sự khuyến
cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp đã dẫn đến ô nhiễm môi trường nước
tiềm ẩn các mầm bệnh đối với cá nuôi. Trong đó, vấn đề thường gặp nhất trong
mô hình nuôi cá lóc dẫn đến thất bại là dịch bệnh xuất huyết do nhiễm virus, đốm
đỏ do vi khuẩn gây hại, các loại ngoại ký sinh như: trùng bánh xe, sán lá đơn chủ,
bệnh do giáp xác ký sinh và tình trạng cá nuôi bị gù lưng trong giai đoạn từ 4
tháng tuổi đến khi thu hoạch gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Vì thế chuyên đề “Kĩ thuật nuôi cá lóc thương phẩm” sẽ giúp nắm rõ hơn về
quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc; giúp địa phương quy hoạch cụ thể vùng nuôi để
xây dựng hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu nguồn nước.



Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 2 SVTH: Giang Duy Nhứt
Nội dung
Cải tạo ao
Chọn giống và thả giống
Chăm sóc và quản lý
Phòng bệnh và trị bệnh
Thu hoạch và hạch toán kinh tế.
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 3 SVTH: Giang Duy Nhứt
Phần 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Vị trí phân loại của cá lóc (vi.wikipedia.org
)
Cá lóc được phân loại như sau
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Channidae
Giống: Channa
2.1.2 Tên gọi
Tên Tiếng Việt: Cá lóc đầu nhím








Hình 1: Cá lóc đầu nhím
2.1.3 Đặc điểm phân bố
Ngoài tự nhiên cá lóc phân bố ở nhiều loại thủy vực nước ngọt, lợ. Chúng có mặt
ở sông, kênh rạch, ao, đầm lầy, ruộng, đìa…Cá thích sống nơi có thực vật thủy
sinh (rong, cỏ, bèo…) để thuận lợi cho việc rình và bắt mồi.
Cá có thể sống trong cả môi trường nước ngọt và lợ (8 - 12‰), độ pH thích hợp
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 4 SVTH: Giang Duy Nhứt
6.3 - 7.5, nhiệt độ phù hợp cho tăng trưởng của cá 25-30°C. Cá thường trú ẩn
trong lùm cây cỏ.
Đặc biệt, nhờ vào cấu tạo thích nghi của cơ quan hô hấp, sự phát triển của cơ
quan hô hấp phụ trên mang, ngoài việc sử dụng oxy có trong nước, cá còn có khả
năng lấy oxy trực tiếp từ ngoài không khí (khí trời).
Cá có thể sống trong môi trường chật hẹp, trong điều kiện nước dơ bẩn, nước tù,
thiếu oxy. Đây cũng là ưu thế để phát triển các mô hình nuôi thâm canh trong ao,
vèo và bể bạt…(khoahocchonhanong.com.vn
)
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng cá lóc
Cá mới nở sử dụng dinh dưỡng từ khối noãn hoàn trong 3 ngày. Từ ngày thứ 4 –
5, khi noãn hoàn đã hết, cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài là các loài động vật phù
du kích cỡ nhỏ vừa với cỡ miệng chúng (luân trùng, trứng nước) hay lòng đỏ
trứng. Từ 5-7 ngày sau cá có thể ăn trùn chỉ hay thức ăn tổng hợp dạng bột.
Khi cá lóc đạt chiều dài khoảng 5 – 6cm thì có thể rượt bắt các loại cá, tép con
có kích cỡ nhỏ hơn. Khi cá có chiều dài trên 10cm thì khả năng rình bắt mồi rất
tốt và có tính ăn như cá trưởng thành.
Cá lóc là động vật ăn thịt, có tập tính rình bắt mồi. Trong điều kiện nuôi, cá quen
dần với việc ăn thức ăn tĩnh, cá ăn được nhiều loại thức ăn: cá biển, phụ phế
phẩm của nhà máy chế biến, phế phẩm từ lò mổ gia súc, gia cầm và thức ăn viên
tổng hợp. (khoahocchonhanong.com.vn

)
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng cá lóc
Giai đoạn nhỏ, cá tăng chủ yếu về chiều dài. Cá càng lớn thì sự tăng trọng càng
nhanh.
Trong tự nhiên, sức lớn của cá không đều, phụ thuộc vào thức ăn sẵn có trong
thủy vực, do vậy tỉ lệ sống trong tự nhiên của cá thấp.
Trong ao nuôi, có thức ăn đầy đủ và chăm sóc tốt thì tỉ lệ sống của cá cao và đạt
trọng lượng trung bình 0.5 – 0.8 kg/con sau 6 – 8 tháng (cá lóc đen và lóc bông);
0.6 – 0.7kg/con sau 3.5 – 4 tháng (cá lóc môi trề và đầu nhím). (channuoi.gov.vn
)
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 5 SVTH: Giang Duy Nhứt
Cá lóc 1 - 2 tuổi bắt đầu đẻ trứng, mùa vụ sinh sản từ tháng 4 - 8, tập trung vào
tháng 4 - 5. Cá thường đẻ vào sáng sớm sau những trận mưa rào một hai ngày nơi
yên tĩnh có nhiều thực vật thủy sinh. Ở nhiệt độ 20 - 35
0
C sau 3 ngày trứng nở
thành cá bột, khoảng 3 ngày sau cá tiêu hết noãn hoàn và bất đầu ăn được thức ăn
tự nhiên bên ngoài.
Sau khi nở, luân trùng Brachionus plicatilis được xem là thức ăn đầu tiên tốt nhất
của cá bột. Ngoài ra có thể cho ăn nấm men, lòng đỏ trứng hay thức ăn tổng hợp
dạng bột.
Giai đoạn kế tiếp cho ăn trứng nước (Moina), Daphnia hay trùng chỉ, ấu trùng
muỗi đỏ.
Giai đoạn cá giống, sâu gạo là thức ăn ưa thích của cá. Một số thí nghiệm trên cá
bột cho thấy cá có khả năng sử dụng thức ăn trứng nước kết hợp với đạm đơn
bào. Thức ăn Moina vẫn là thức ăn tốt nhất đối với cá bột trong 3 tuần lễ đầu.
Rhizopus arrhizus hay đạm đơn bào (125µm) được sản xuất từ kỹ thuật lên men
sử dụng dầu cọ làm nguồn carbon chính.

Giai đoạn cá lớn thường cho ăn cá tạp, phụ phế phẩm từ các nhà máy chế biến
đầu tép, tôm, ếch, cá hay thức ăn chế biến và thức ăn viên. Cá lớn nhanh vào mùa
xuân - hè. (nuoicavang.blogspot.com)
2.2 Các hình thức nuôi cá
lóc
Hiện nay có một số mô hình nuôi cá lóc thương phẩm bao gồm: nuôi trong ao hồ
nhỏ, nuôi trong vèo, nuôi trong bể xi măng, nuôi trong mùng lưới.
2.3 Kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao đất
2.3.1 Chọn địa điểm
Việc chọn lựa địa điểm ao nuôi là khâu quan trọng hàng đầu vì nó sẽ quyết định
đến hiệu quả sản xuất. Địa điểm tốt sẽ có một số ưu điểm như giảm chi phí xây
dựng và chi phí vận hành thấp, có nguồn nước tốt và đầy đủ nâng cao hiệu quả
nuôi.
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 6 SVTH: Giang Duy Nhứt
Vì vậy để chọn lựa được địa điểm phù hợp thì phải xem xét các yếu tố như nguồn
nước, chất lượng đất đai và cơ sở hạ tầng nhằm mục đích: giảm chi phí sản xuất,
giảm giá thành xây dựng, đảm bảo cung cấp đầy đủ nước dễ dàng điều chỉnh hệ
thống nuôi sau cho phù hợp với những thay đổi về kinh tế và môi trường.
Địa điểm nuôi cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Ao nuôi không bị nhiễm phèn, nhiễm phèn nhẹ có thể cải tạo được. Độ pH
trong nước dao động từ 7.5 – 8.5.
- Ao nuôi phải gần nhà để tiện chăm sóc quản lý.
- Ao nuôi phải đặt gần nguồn cấp và thoát nước tốt (sông, kênh, rạch), tránh
xa các nguồn lây ô nhiễm, khu công nghiệp, khu dân cư.
2.3.2 Hệ thống công trình ao nuôi và cải tạo ao
2.3.2.1 Hệ thống công trình ao nuôi
Hệ thống công trình ao nuôi gồm có: ao nuôi, máy bơm, hệ thống cấp và thoát
nước, hệ thống bờ.
Ao nuôi:

Ao nuôi có thể thiết kế theo nhiều kiểu dáng, kích cỡ khác nhau tùy
theo địa hình và diện tích chọn địa điểm xây dựng. Tuy nhiên, ao nuôi tốt nhất
nên có hình chữ nhật hay hình vuông, diện tích từ 300 – 2000m
2
, độ sâu từ 1.5 –
2.5m. Ao nuôi được xây dựng ở nơi có thể chủ động được nguồn nước và có thể
tháo cạn khi thu hoạch, không bị ngập bờ khi triều lên cao nhất.
Hệ thống bờ:
Bờ ao được thiết kế tùy theo địa hình, tính chất của đất, vị trí của
bờ. Bờ ao phải vững chắc, không rò rĩ để giữ được nước trong ao.
Máy bơm:
Ở một số vùng do hạn chế về nguồn nước nên việc cấp nước vào ao
cần sự hỗ trợ máy bơm.
Hệ thống cấp nước và thoát nước
: Tùy theo kích cỡ, hình dạng, diện tích ao
nuôi và khoảng cách đến kênh dẫn chính mà thiết kế cống cho phù hợp. Cống
đóng vai trò quan trọng cho ao nuôi để lấy nước và thoát nước.
Khi cấp hay thoát nước cho ao nuôi phải có lưới ngăn để giữ cá và tránh cá tạp
vào ao nuôi. Vì vậy, tốt nhất là nên sử dụng cống ván phai sẽ rất dễ vận hành, có
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 7 SVTH: Giang Duy Nhứt
thể là cống xi măng hay cống gỗ có đường kính từ 0.5 – 1m tùy theo điều kiện ao
nuôi lớn hay nhỏ.
2.3.2.2 Cải tạo ao
Đây là bước đầu quan trọng nhất. Cải tạo kỹ sẽ giúp người nuôi nâng cao tỷ lệ
sống và hạn chế được nhiều bệnh trong ao nuôi. Chuẩn bị ao nuôi cần được thực
hiện theo các bước sau:
+ Tháo cạn nước ao sau khi thu hoạch cá
+ Sên vét và hút chất cặn bã tồn trong đáy ao.
+ Phơi đáy ao 3 – 5 ngày (ao không có phèn tiềm tàng).

+ Nếu ao nuôi có phèn tiềm tàng thì nên tháo nước còn 5cm trên đáy ao rồi sau
đó bón vôi.
+ Sử dụng vôi CaCO
3
hoặc Ca(OH)
2
rải đều khắp đáy ao, hoặc vũng nước và
bờ ao.
+ Lượng vôi bón theo độ pH của đất và nước
Bón vôi cải tạo ao
Vôi có tác dụng tẩy trùng, nâng cao và ổn định pH. Trước khi bón vôi cho ao
nuôi phải kiểm tra pH đất để xác định đúng lượng vôi cần dùng. Vôi thường
dùng để chuẩn bị ao là vôi nông nghiệp (CaCO
3
), vôi tôi (Ca(OH)
2
), vôi sống
(CaO). Liều lượng vôi cần dùng trong cải tạo ao được trình bày theo bảng sau:
Bảng 1: Lượng vôi được khuyến cáo dùng trong cải tạo ao
pH của đất ở đáy ao, bờ ao Lượng vôi (kg/1.000 m
2
)
4 – 5 (pH nước 6.0) 100 – 150
5 – 6 (pH nước 6 – 7) 75 – 100
6 – 7 (pH nước > 7) 40 – 75
(Kỹ thuật nuôi và biện pháp phòng trị bệnh một số loài cá nước ngọt – Bayer)
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 8 SVTH: Giang Duy Nhứt
Xử lý nước và gây màu nước cho ao nuôi
Mục đích của giai đoạn lấy nước, xử lý nước là để diệt các loài vi khuẩn có trong

nước, thúc đẩy các loài vi sinh vật phát triển và ngăn ngừa các loài sinh vật có
hại trong ao.

Sau khi lấy nước vào ao ta để khoảng một tuần cho các loài vi sinh vật và trứng
cá phát triển sau đó tiến hành diệt cá tạp, vài ngày sau tiếp tục diệt khuẩn mạnh
khoảng 2 - 3 ngày sau tiến hành cấy vi sinh phân hủy các chất lơ lững và lắng tụ
dưới đáy, tiến hành bón phân gây màu nước đến khi nào nước có màu ổn định là
được.
Bón phân gây màu nước
Mục đích của việc bón phân nhằm tăng thêm lượng các loại vật chất dinh dưỡng,
đẩy mạnh phát triển số lượng lớn các vi sinh vật làm thức ăn, bảo đảm sức sinh
sản tối đa của ao nuôi cá. Nói một cách đơn giản là cung cấp thức ăn cho các loài
cá nuôi lớn nhanh, do được ăn đầy đủ các sinh vật làm thức ăn dẫn tới tăng sản
lượng và hiệu quả.

Đối với phân hữu cơ: thường dùng để bón lót, chủ yếu là phân chuồng, mỗi mẫu
bón 400kg (một mẫu Trung Quốc = 600m
2
). Phân chuồng tốt nhất nên ủ, căn cứ
vào độ phì của ao, bón 150kg/mẫu.
Đối với phân vô cơ: chủ yếu là bón thúc tùy vào điều kiện ao nuôi, chủ yếu dùng
phân đạm phân lân, kali làm cho nồng độ trong nước đạt 0.9N: 0.9P: 0.45K.
2.4 Chọn giống và thả giống
2.4.1 Chọn giống
Chọn cá giống phải có kích cở đồng đều, khỏe mạnh, không dị tật. Trước khi thả
cá có thể dùng nước muối ăn 3% để tắm cá 3 – 5 phút; kiểm tra nhiệt độ nước
thích hợp tránh gây sốc cho cá khi thả, nên thả cá lúc sáng sớm hay chiều tối.
2.4.2 Thả giống
Thông thường mùa vụ nuôi tập trung từ tháng 5 - 9, trong đó tập trung nhiều nhất
vào tháng 7 và tháng 8.

Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 9 SVTH: Giang Duy Nhứt
2.4.3 Kích cỡ và mật độ thả nuôi
Cá được thả với mật độ khoảng 30 – 50con/m
2
, cỡ cá từ 6 – 10cm.
2.4.4 Vận chuyển và thả giống
Có 2 cách vận chuyển:
+ Vận chuyển hở: sử dụng các dụng cụ như xô nhựa đối với vận chuyển gần.
+ Vận chuyển bằng ghe đục thông nước khi vận chuyển xa.
* Lưu ý: vận chuyển lúc trời mát, tốt nhất là vào sáng sớm hay chiều tối. Trước
khi thả nên ngâm bao chứa cá trong ao khoảng 15 phút sau đó mới mở bao, cho
nước ao vào bao để cá tự bơi ra. Trường hợp vận chuyển bằng thùng hay xô cũng
cho nước ao vào từ từ tránh thả cá trực tiếp ra ao.
2.5. Các biện pháp kỹ thuật quản lý và chăm sóc
2.5.1 Quản lý cho ăn
Quản lý cho ăn là một trong những khâu rất quan trọng nhất để quyết định sự
thành công vì thức ăn chiếm chi phí rất lớn trong giá thành nuôi vì vậy ta cần cho
ăn thật tốt và đúng liều lượng sẽ tiết kiệm được thức ăn và tránh thức ăn dư thừa
làm tăng chi phí, gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Ưu điểm của thức ăn công nghiệp là đầy đủ chất dinh dưỡng, kích cỡ đủ loại phù
hợp với từng giai đoạn, dễ vận chuyển và bảo quản.
Thông thường ở thời điểm đầu thả giống, do kích thước cá còn nhỏ, thức ăn cần được xay
nhuyễn (đối với cá tạp); đến khi cá lớn, thức ăn có thể cung cấp trực tiếp vào ao nuôi.
Việc dùng sàn cho cá ăn được khẳng định mang lại hiệu quả cao trong quá trình nuôi.






Hình 2: Cho cá ăn
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 10 SVTH: Giang Duy Nhứt
Bảng 2: Khẩu phần ăn, số lần cho cá lóc ăn trong ao
Tuổi cá
Khẩu
phần %
Số lần cho ăn Trọng lượng trung bình
Tháng thứ 1 20 3 100
Tháng thứ 2 10 3 200
Tháng thứ 3 7 2 (8h và 17h) 400
Tháng thứ 4 5 2 (8h và 17h) 500
Tháng thứ 5 4 2 (8h và 17h) 600
Tháng thứ sáu 3 2 (8h và 17h) 700 – 900
(Kỹ thuật nuôi và biện pháp phòng trị bệnh một số loài cá nước ngọt – Bayer)
2.5.2 Quản lý môi trường ao nuôi
Môi trường ao nuôi tốt nhất là điều kiện để cá sinh trưởng và phát triển. Vì vậy,
các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hoà tan, khí NH
3
, độ trong,
chế độ thay nước…được quản lý ở mức thích hợp cho sự sinh trưởng và phát
triển tối ưu.
- Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp từ 28 – 32
o
C.
- pH: pH trong ao nuôi cá có thể dao động từ 6.5 – 8. Không nên để pH nước
vượt quá 9 sẽ rất độc cho cá khi nồng độ ammonia trong nước ao.
- Oxy hòa tan: nồng độ oxy hòa tan trong ao nuôi cá lóc từ 4ppm trở lên. Không
nên để hàm lượng oxy dưới 2ppm, cá sẽ giảm ăn, chậm lớn.
- Khí ammonia (NH

3
): hàm lượng ammonia trong ao không nên vượt quá 1ppm
(nồng độ cho phép trong nước nuôi thủy sản là 0.1ppm (0.1mg/l). Ammonia,
nitrite không gây hại với cá ở nồng độ < 0.1ppm.
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 11 SVTH: Giang Duy Nhứt
- Độ trong của nước: độ trong của nước thích hợp cho cá lóc trong ao là 35 đến
40cm. Độ trong của ao tùy thuộc vào mật độ tảo trong ao, thức ăn thừa và các
chất lơ lửng trong nước.
- Chế độ thay nước: chế độ thay nước là một trong những công việc hết sức quan
trọng. Không nên thay nước mỗi ngày, đặc biệt trong mùa lũ, nước trên nguồn đổ
xuống rất đục, ô nhiễm hữu cơ, thuốc trừ sâu và dễ mang mầm bệnh vào trong
ao. Để tránh những tác nhân xấu trên, nên thay nước vào lúc triều cường, mỗi đợt
5 ngày và mỗi ngày thay 30% nước trong ao. (Kỹ thuật nuôi và biện pháp phòng
trị bệnh một số loài cá nước ngọt – Bayer)
2.6 Một số bệnh thường gặp trên cá lóc
(tepbac.com)

Bệnh xuất huyết
Tác nhân gây bệnh
- Do nhiều loài thuộc giống Aromonas, Pseudomonas … gây ra.
Dấu hiệu bệnh lý
- Xuất huyết da, nắp mang; đốm đỏ xuất hiện trên thân
- Xuất huyết hậu môn
- Góc vi, hàm dưới nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ.
- Xoang bụng xuất huyết nội tạng
Điều kiện phát triển bệnh
- Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn ương giống và nuôi thịt.
- Bệnh phát triển trong điều kiện cá bị sốc và chuyển mùa, thời tiết bất lợi.
- Môi trường ương nuôi nhiễm bẩn, nhiều khí độc, hàm lượng oxy thấp.

Phòng bệnh
- Chọn giống tốt, vận chuyển đúng cách tránh xay xát.
- Ương nuôi ở mật độ vừa phải.
- Tăng sức đề kháng định kỳ bổ sung khoáng VITALET-fish và FISH C, VB12,
FOLIC.
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 12 SVTH: Giang Duy Nhứt
- Xử lý nước định kỳ 1L VBK/1200-1500m
3
nước ao cá.
Trị bệnh
- Sử dụng (1kg NOROCINE+1kg VB-COTRIM)/10 tấn cá nuôi liên tục 5-7 ngày
Bệnh lở loét
Trong mùa lũ, các ao, hồ nuôi cá thường tích tụ nhiều phù sa, nhiễm bẩn, mùn
bã, rác và các chất thải làm ô nhiễm nguồn nước và tiềm ẩn những mầm bệnh
cho cá nuôi. Cá lóc nuôi trong mùa lũ thường hay xuất hiện các loại bệnh do các
loại kí sinh như trùng bánh xe, sán lá đơn chủ, xuất huyết do nhiễm virus, đốm
đỏ do vi khuẩn, bệnh do nhóm giáp xác gây ra. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất
với cá lóc nuôi là bệnh ghẻ hay còn gọi là hội chứng lở loét. Bệnh lở loét xảy ra
trên cá lóc nuôi không chỉ có ở nước ta mà còn có nhiều ở các nước Đông Nam
Á, các nước trong khu vực Thái Bình Dương.
Nguyên nhân
- Những tác nhân gây bệnh cho cá gồm virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng và các
yếu tố môi trường. Nguyên nhân gây bệnh trước nhất là virus, nấm cũng được coi
là yếu tố quan trong gây ra hội chứng lở loét. Có thể chúng cùng với các loại kí
sinh trùng làm cá bị thương tổn tạo điều kiện cho các tác nhân chính gây bệnh
cho cá.
- Ngoài các yếu tố môi trường như nhiệt độ thay đổi, môi trường nước quá dơ
bẩn, sự ô nhiễm có thể gây sốc và làm cá nhiễm bệnh, nhiều quan điểm cho rằng
nấm ký sinh trong nội tạng Aphanomyces được coi là tác nhân chính gây ra bệnh

này. Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa mưa (tháng 10-12) và đầu mùa khô
(tháng 1-2).
Đặc điểm nhận biết
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là cá ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, nổi
lờ đờ, da xám, có vết loét hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, vây và đuôi.
Sau một thời gian bị bệnh cá kiệt sức và chết.
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 13 SVTH: Giang Duy Nhứt
Quan sát bên ngoài cá thấy xuất hiện nhiều vết nhỏ màu xám hay đỏ. Mang,
quanh mắt và da xuất huyết, toàn thân có màu xám tối. Thương tổn lan rộng
thành những vết loét lớn trên vẩy, thân cá Khi cá bệnh nặng sẽ thấy máu chảy ở
hậu môn. Giải phẫu cá sẽ thấy bóng hơi xuất huyết và teo dần, gan thận cũng
xuất huyết. Khoang bụng có dấu hiệu tích nước, có nhiều dịch nhờn và xuất
huyết.






Hình 3: Cá lóc bị lở loét
Phòng bệnh cho cá
Phòng bệnh có tính chất quyết định đến kết quả nuôi, trong đó tẩy dọn ao, bể
nuôi theo đúng qui trình kỹ thuật để diệt các tác nhân gây bệnh là rất quan trọng.
Quản lý tốt môi trường nuôi, cung cấp nước nuôi cá bằng nước sạch. Ổn định
môi trường, kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh bằng cách xử lý định kì 15
ngày/lần bằng dung dịch Vimekon (1g/1m
3
nước). Tránh làm cá bị xây xát,
không để cá bị nhiễm các loại bệnh ngoài da sẽ tạo điều kiện cho bệnh cá phát

triển.
Cho cá ăn đủ thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng cao làm cá khỏe sẽ có sức đề
kháng tốt. Thường xuyên trộn thức ăn với men tiêu hóa, vitaminC, premix.
Khoa Thủy sản (ĐH Cần Thơ) khuyến cáo cách phòng trị bệnh ghẻ cá, xử lý ao
nuôi bằng vôi, giữ cho môi trường ổn định, dùng hóa chất formon và thuốc tím
làm giảm bớt mật độ vi khuẩn và diệt nấm ký sinh trùng, dùng kháng sinh diệt vi
khuẩn làm lành vết thương trên da cho cá.
Trị bệnh
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 14 SVTH: Giang Duy Nhứt
Khi cá có dấu hiệu bị bệnh cần thay 50% nước bằng nước sạch, vệ sinh xung
quanh ao nuôi. Xử lý nước bằng Fresh Water với lượng 1kg (650 gói A + 350 gói
B) cho 1.000 - 1.500m
3
nước. Trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho cá liên tục
trong 7 ngày theo liều 250g Desery + 50 ml Vime-Fenfish 2000 cho 1 tấn cá.
Bệnh trắng da

Triệu chứng
Đuôi cá xuất hiện vết trắng lan dần về phía đầu, cá mất nhớt, bong da vây.
Trị bệnh
- Hoà tan vôi bột: 5-10kg/100m
2
, tạt đều khắp ao: 2-3 lần/tuần.
- Bắt cá bệnh lên tắm thuốc Streptomycine (1 lọ/10 lít nước), tắm trong 30 phút.
Bệnh nấm thủy mi
Dấu hiệu bệnh lý
Trên da xuất hiện những vùng trắng xám, trên đó có sợi nấm nhỏ, mềm, tua tủa
như bông gòn. Sau vài ngày sợi nấm phát triển đan chéo vào nhau thánh túi trắng
như bông gòn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.








Hình 4: Cá bị bệnh nấm thủy mi
Trị bệnh
- Dùng Xanh metylen 2-3g/m
3
, liên tục tạt xuống ao 2-3 lần/tuần .
- Dùng thuốc tím 2-5ppm tắm cho cá trong khỏang 10 phút.
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 15 SVTH: Giang Duy Nhứt
Bệnh do sán lá đơn chủ: ký sinh ở mang và da

Triệu chứng
Mang bị viêm và sưng to, các tia mang bị đứt rời, mang tiết ra nhiều nhớt làm
cho cá nghẹt thở và chết, cá thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng nước chảy.
Phòng bệnh
- Cá giống trước khi thả nuôi tắm cho cá bằng nước muối 2-3% trong thời gian
10 - 15 phút.
- Thường xuyên thay nước ao, tránh thức ăn thừa gây bẩn.
Trị bệnh
- Dùng muối liều lượng 0.5 - 1kg/100 lít nước (đối với cá nhỏ), 3 - 4 kg/100 lít
nước đối với cá lớn, tắm trong 15 - 30 phút.
Bệnh trùng mỏ neo

Dấu hiệu bệnh lý

Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt của cá. Khi nhiễm bệnh cá kém ăn,
gầy dần, xung quanh chỗ trùng bám bị viêm và xuất huyết. Bị bệnh trùng mỏ neo
ký sinh là yếu tố đầu tiên dẫn đến bệnh nhiễm khuẩn.
Phòng trị bệnh
- Dùng lá xoan bó thành bó hoặc băm nhỏ thả xuống ao với liều lượng 30 - 50
kg/1.000m
2
.
- Tắm cho cá bằng thuốc tím 10 - 25ppm trong 1 giờ.
- Cá ương ở giai đoạn dưới 25 ngày tuổi, bệnh thường gặp là bệnh do ký sinh
trùng gây nên, phòng bệnh này bằng cách định kỳ 10 - 15 ngày bón vôi bột
(CaCO3) liều lượng 3-4kg/100m
2
hòa với nước, lóng trong, sau đó lấy nước
trong đó tạt vào ao (làm nhiều lần), đối với bè treo túi vôi thì liều lượng khoảng
từ 2-4kg/10m3. Giữ cho nước có màu vàng lợt hoặc xanh đọt chuối. Cấp, thay
nước và tạo dòng chảy để đảm bảo đủ lượng oxy cho ao, tránh ương mật độ dày.
Thường xuyên dùng muối ăn tưới ao, liều lượng 1-2 kg/m
3
nước ao.
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 16 SVTH: Giang Duy Nhứt
- Cá ương ở giai đoạn lớn hơn 25 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi: Ở giai đoạn này cá
hao hụt nhiều nhất. Bệnh thường gặp là viêm ruột do cá chuyển loại thức ăn.

2.7 Tình hình nuôi thủy sản ở ĐBSCL
Năm 2012 các tỉnh ĐBSCL đưa diện tích nuôi thủy sản lên 795.000 ha, tăng
5.000 ha so năm 2011 với sản lượng đạt 2,4 triệu tấn và cùng cả nước hướng đến
mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 6,5 tỷ USD năm 2012.
Đối tượng nuôi chủ yếu là: tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá rô phi, nghêu (phục

vụ xuất khẩu), tôm càng xanh, cá điêu hồng, chim trắng, thác lác, bống tượng, sò
huyết, vẹm xanh, bào ngư, ốc hương (phục vụ trong nước). Phương thức nuôi là
quảng canh cải tiến đối với tôm sú và nghêu; nuôi thâm canh đối với tôm chân
trắng và cá tra. Các đối tượng còn lại nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến,
bán thâm canh và thâm canh. Vùng nuôi tập trung là các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu,
Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre. Nuôi nước ngọt tập trung ở các tỉnh
ven sông Hậu và sông Tiền như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long.
(vietnamplus.vn
).
2.8 Tình hình nuôi thủy sản ở Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, có bờ biển dài 65km và được bao
bọc bởi sông Tiền, sông Hậu. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Trà Vinh là địa
phương có nhiều chủng loài cây rừng ngập mặn, tạo nên một hệ sinh thái đa
dạng: động, thực vật vùng đất ngập nước ven biển. Thế nhưng, trong những năm
gần đây, cũng giống như một số địa phương khác, phong trào nuôi thủy sản vùng
nước mặn tự phát, thiếu sự quản lý nên diện tích rừng ven biển đã bị tàn phá.
Vùng đất ven sông, ven biển ở tỉnh Trà Vinh nhiều năm về trước được bao phủ
một thảm cây rừng đặc trưng của vùng đất mặn ngập nước như đước, mắm, bần,
tra, dừa nước v.v (baomoi.com
).
Cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi và
đặc biệt là phong trào nuôi tôm sú cao trào từ năm 2000, chỉ trong vài năm, Trà
Vinh đã mất đi hàng nghìn ha rừng ngập mặn. Lợi nhuận trước mắt của nghề
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 17 SVTH: Giang Duy Nhứt
nuôi tôm khiến cho người dân bất chấp những mặt xấu của nó để theo đuổi ước
mơ làm giàu để rồi phải trả giá. Đặc biệt là ở huyện Duyên Hải, nơi mà hầu hết
người nuôi tôm dùng mọi biện pháp để phá rừng, mở rộng diện tích nuôi tôm
theo hình thức nuôi công nghiệp, làm cho môi trường ngày càng suy thoái, dịch

bệnh ngày càng nhiều, chi phí đầu tư cao nhưng giá tôm không ổn định dẫn đến
thua lỗ, nhiều hộ nuôi tôm trước kia nay đã phải treo ao.
Trước thực trạng trên, phong trào nuôi cá lóc được hình thành như một hướng đi
mới đối với người nuôi trồng thủy sản ở Trà Vinh. Vụ nuôi năm nay, bên cạnh
việc nuôi tôm sú, cua biển và tôm càng xanh, phong trào nuôi cá lóc theo hình
thức thâm canh bắt đầu phát triển mạnh, đã hình thành được quy trình nuôi và
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giống cá lóc hiện nay đang được nông dân chọn nuôi nhiều là giống cá lóc đầu
nhím, cho tăng trọng nhanh và thịt ngon hơn giống cá lóc đầu vuông trước đây,
được thị trường ưa chuộng.
Huyện Trà Cú là khu vực nuôi cá lóc hiệu quả nhất trong tỉnh. Toàn huyện hiện
có khoảng 600 hộ dân thả nuôi trên diện tích 100ha, tập trung ở các xã Định An,
Đại An, Đôn Xuân, sản lượng khoảng 6.000 tấn cá thương phẩm/năm. Xã Định
An có diện tích và số hộ nuôi cá lóc cao nhất huyện Trà Cú, với 173 hộ thả nuôi
8.826 triệu con cá giống trên diện tích 26.66ha mặt nước. Từ cuối năm 2010 đến
nay, giá cá lóc tăng khá cao (42.000 – 45.000 đồng/kg), người nuôi thắng lợi lớn.
Trung bình mỗi kg cá thương phẩm sau khi bán, trừ chi phí người nuôi lãi từ
12.000 đến 15.000 đồng/kg. Với chi phí thức ăn công nghiệp, người nuôi phải bỏ
ra cho mỗi kg cá sau thu hoạch khoảng 30.000 – 32.000 đồng, chưa tính con
giống, thuốc vào khoảng 1.000 – 1.500 đồng/kg, giá bán cá phải từ 40.000 đồng
trở lên người nuôi mới có lãi. Do đó, để nuôi cá có hiệu quả cao và giảm giá
thành, trong quá trình nuôi, khi thời điểm giá thức ăn tươi (cá vụn) rẻ khoảng
5.000 – 7.000 đồng/kg, người nuôi chuyển sang cho ăn cá vụn.
Theo tính toán của nhiều hộ nuôi, với mức giá từ 42.000 đến 45.000 đồng/kg như
hiện nay, chỉ sau 4.5 – 5 tháng thả nuôi, sau khi trừ chi phí người nuôi thu được
từ 100 đến 150 triệu đồng/1.000m
2
. Tuy nhiên, do hiệu quả từ con cá lóc mang
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 18 SVTH: Giang Duy Nhứt

lại khá cao nên nhiều nông dân đã “xé rào” trong việc mở rộng diện tích nuôi tại
các vùng chưa có quy hoạch về thủy sản và những vùng thiếu nguồn nước. Việc
nuôi cá lóc tập trung với diện tích lớn dẫn đến tình trạng khan hiếm con giống,
phần lớn nguồn nước thải trong các ao nuôi sau thu hoạch hoặc trong quá trình
nuôi được thải trực tiếp ra sông rạch đã làm cho một số tuyến kênh bị ô nhiễm,
rất dễ làm phát sinh dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Nhiều hộ nuôi cá lóc cho
biết, do có nhiều người nuôi cá lóc và việc sản xuất con giống tại chỗ chưa có
nhiều nên nhiều hộ nuôi phải mua con giống từ các tỉnh như Đồng Tháp, An
Giang, vì vậy giá thành con giống cũng tăng cao, khoảng 300 – 320 đồng/con
(loại 1.000 con/kg). Phần lớn người nuôi cá hiện vẫn đang gặp khó khăn trong
việc tiếp nhận kỹ thuật về quy trình nuôi. Tỷ lệ nuôi còn hao hụt quá cao (45 –
50%), nguồn con giống chưa chủ động được tại địa phương, người nuôi phải đi
mua giống từ các tỉnh khác về, vận chuyển xa, thiếu sự giám sát về chất lượng
giống, dịch bệnh. (nhanong.com.vn).
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 19 SVTH: Giang Duy Nhứt
Phần 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Hộ gia đình anh Triệu Văn Tuấn, xã Định An, Huyện Trà Cú, Tỉnh Trà
Vinh.
Thời gian: Từ ngày 18/02/2013 – 17/03/2013.
Diện tích: 1.000m
2
.
Số lượng giống thả: 45.000 con (45 con/m
2
).
3.2 Vật liệu phục vụ nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ

Bảng 3: Dụng cụ phục vụ trong quá trình nuôi cá
Dụng cụ Số lượng Tác dụng
Test pH 01 bộ Đo độ pH
Sàng ăn 01 cái Kiểm tra lượng thức ăn
Dây điện 50 m Kéo điện
Đèn 01 bóng Cung cấp ánh sáng
Thau, xô 02 cái Trộn thức ăn, tạt thuốc
Vợt 1 cái Vớt cá
3.2.2 Thuốc và hoá chất
Các loại sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, vitamin, khoáng, phòng bệnh cho ao nuôi
cá như: Herbal Tonic, Iron B12, C20 Plus, Green Bio, Mix 01, Hadaclean.
Các sản phẩm thuốc và hóa chất dùng để xử lý môi trường ao nuôi: Iodine 90,
Green Zyme, Yucca 50 Liquid, Best Clear.
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 20 SVTH: Giang Duy Nhứt
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu trên ao sẵn có của người dân, phân tích, đánh giá quy trình
nuôi, từ đó rút kinh nghiệm về ưu nhược điểm. Do thời gian thực tập tốt nghiệp
quá ngắn nên chưa hoàn thiện quy trình nuôi.
3.3.1 Chuẩn bị ao nuôi
Ao hình chữ nhật có chiều ngang 20m, dài 50m, diện tích: 1000m
2
, độ sâu 2m, có
cống và cấp thoát nước, đáy ao có lớp bùn không quá 20cm và nghiêng về cống
thoát.






Hình 5: Hình dạng ao nuôi cá
3.3.1.1 Cải tạo ao
Các bước cải tạo ao được tiến hành như sau:
Bước 1
: Ao được tháo cạn phơi khô rồi dùng xe cuốc hoặc máy hút vét hết lớp
bùn tích tụ ở vụ trước. Sau đó nén chặt đáy ao và tu sữa bờ ao cho chắc chắn.
Đây là công đoạn nhằm loại bỏ một số mầm bệnh, địch hại và các loại khí độc
như NH
3
, H
2
S của vụ nuôi trước để lại, ao được cho nước ra vào 2 - 3 lần nhằm
có tác dụng rửa phèn, loại bỏ chất thải.
Bước 2:
Bón vôi cho đáy ao và cả bờ ao. Kiểm tra độ pH của đất trước khi bón
vôi, để sử dụng đúng loại vôi cho thích hợp. Vôi được sử dụng ở ao nghiên cứu
là vôi đá (CaO) với liều lượng là 10kg/1.000m
2
. Bón vôi cả đáy ao và bờ ao. Tác
dụng của việc bón vôi là: diệt khuẩn, mầm bệnh và góp phần vào việc ổn định
pH của đáy ao.
Bước 3:
Tiến hành phơi ao trong 10 ngày.
2 m

20 m

Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 21 SVTH: Giang Duy Nhứt
3.3.1.2 Xử lý nước

Sau khi bón vôi, đáy ao được phơi nắng khoảng 10 ngày ta tiến hành lấy nước
vào ao. Nước được cho vào ao thông qua túi lọc đến khi đạt đến mức nước đạt
yêu cầu. Công đoạn chuẩn bị nước xong ta tiến hành diệt giáp xác và cá tạp bằng
Best Clear với liều lượng 250ml/1.000m
2
. Khoảng 2 ngày sau ta tiến hành diệt
khuẩn bằng Iodine 90 với liều lượng 1lít/10.000m
3
. Sau khi xử lý nước xong ta
tiến hành gây màu nước và xử lý vi sinh đáy ao bằng Green Zyme 200g/1.000m
2
.
Xử lý nước góp phần vào việc tạo một môi trường tốt, thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của cá, diệt các loài địch hại, vi khuẩn, nấm tồn lưu trong ao.
Để khoảng 10 ngày theo dõi các yếu tố môi trường ổn định ở mức thích hợp thì
ta tiến hành thả giống và quản lý chăm sóc.
3.3.2 Chọn giống và thả giống
3.3.2.1 Chọn giống
Giống là yếu tố rất quan trọng giúp nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời làm
tăng giá trị lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho người nuôi.
An Giang nổi tiếng là mảnh đất “trên cơm dưới cá”. Vùng đất này đã sản sinh
nhiều loại lúa đặc sản. Sông rạch, ao đầm An Giang là “cái nôi” của nhiều loại
thủy sản nước ngọt. Vì vậy, cá lóc giống được mua từ đây, cá được chọn có cùng
ngày tuổi và cùng kích thước. Bên cạnh đó, cần chọn mua cá lóc giống ở những
nơi tin cậy, có cá khỏe mạnh, không dị hình, trầy xước và không có triệu chứng
bị bệnh.
3.3.2.2 Thả giống
Cá giống được thả nuôi với mật độ 45 con/m
2
, cỡ 440 con/kg (2.3g/con), chiều

dài cá 6cm.




Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 22 SVTH: Giang Duy Nhứt
Bảng 4: Các yếu tố môi trường ao nuôi lúc thả giống
Yếu tố môi trường ao nuôi Giá trị
Độ pH 7.5
Nhiệt độ 26
0
C
Độ trong (cm) 40
Độ sâu (m) 1.5
Màu nước Xanh vỏ đậu
Phương pháp thả
Thuần giống: Sáng ngày 18/02/2013 cá giống được vận chuyển đến ao nuôi bằng
xe máy, sau đó cho bọc chứa cá xuống ao để khoảng 20 phút cho thích nghi với
môi trường nước ao nuôi rồi tiến hành thả giống.
Thả giống: Cho cá giống ra thau để khoảng 5 phút rồi cho cá từ từ ra ao, thả
giống nên thả nhiều điểm trong ao nhằm giúp cá phân tán đều khắp ao, tận dụng
được nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao.
3.3.3 Quản lý và chăm sóc
3.3.3.1 Quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi
Quản lý pH
Trong quá trình nuôi, yếu tố pH là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng
sức khỏe và môi trường của ao nuôi cá, pH được đo 3 lần/tuần vào buổi sáng lúc
7h, dụng cụ đo là test kit pH. Thường xuyên theo dõi yếu tố pH để đưa ra quá
trình xử lý thích hợp vì sự biến động cũng là dấu hiệu của sự phát triển của tảo

hay khí độc đã xuất hiện: nếu pH giảm thì tiến hành bón vôi, còn pH tăng thì tiến
hành dùng các chế phẩm sinh học hạ pH.
Quản lý độ kiềm
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 23 SVTH: Giang Duy Nhứt
Độ kiềm cũng là yếu tố rất quan trọng, độ kiềm quá cao hay quá thấp đều gây
ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá. Nếu độ kiềm quá thấp thì ta
thường xuyên bón vôi Dolomite hàng tuần (nếu có nước giếng ngầm thì nên cho
nước giếng ngầm xuống ao đến khi nào độ kiềm thích hợp thì ngưng lại) còn độ
kiềm quá cao thì chúng ta sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc thay nước cho ao
nuôi.

Lưu ý: khi cấp nước giếng nên dùng EDTA để xử lý kim loại nặng.

Quản lý hàm lượng khí độc
Quan sát theo dõi màu và mùi nước kết hợp với test NH
3
ta có thể biết được hàm
lượng khí độc trong ao. Tuy nhiên, ao nuôi được định kỳ xử lý các chế phẩm sinh
học, vi sinh nên hạn chế quá trình phát sinh khí độc trên.
3.3.3.2 Quản lý cho ăn
Tùy theo kích cỡ cá mà chọn loại thức ăn có kích cỡ cho phù hợp. Tháng đầu cho
cá ăn 3 lần/ngày (sáng, trưa, chiều). Từ tháng thứ hai trở đi, cho ăn 2 lần/ngày.
Khi cho cá ăn, dùng cây gõ vào cầu tạo tiếng động cho cá gom lại. Nếu cá giống
chưa quen thức ăn công nghiệp thì phải tập cho cá chuyển từ từ bằng thức ăn cá
tạp sang thức ăn công nghiệp.
Cách làm như sau: Dùng sàng ăn bằng tre hoặc trúc, diện tích khoảng 1m
2
,
khoảng cách nẹp tre cách nhau 1.5cm. Đặt cách bờ từ 4-5m, nổi trên mặt nước.

Thức ăn là cá tạp còn tươi rửa sạch xay nhuyễn, mỗi lần cho ăn trộn vào 2-3%
thức ăn công nghiệp, để nguyên cục bỏ trên sàng, cá tự động lại rỉa ăn. Cứ mỗi
lần cho cá ăn thức ăn công nghiệp tăng dần lên, khoảng 10-15 ngày cá đã quen
với thức ăn công nghiệp thì chuyển hẳn sang cho ăn thức ăn công nghiệp. Khi
cho ăn, cần trộn thêm men tiêu hóa đường ruột và vitamin C giúp cá mau tiêu
hóa và tăng sức đề kháng.
3.3.3.3 Phòng bệnh và trị bệnh
Trong một vụ nuôi công tác phòng bệnh được thực hiện tốt từ các khâu:
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 24 SVTH: Giang Duy Nhứt
Cải tạo ao: ao nuôi được chuẩn bị cải tạo tốt ngay từ đầu, nguồn nước đưa vào ao
nuôi được xử lý khử trùng loại bỏ mầm bệnh và địch hại nhằm tạo ra một môi
trường sống tốt nhất cho cá.
Con giống được lựa chọn là giống khoẻ mạnh, không có mầm bệnh.
Thức ăn lựa chọn cho nuôi ăn là loại thức ăn uy tín chất lượng và phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của cá. Quản lý thức ăn tốt không cho thức ăn quá dư
thừa.
Quản lý môi trường ao nuôi tốt đảm bảo các chỉ số môi trường ở mức phù hợp và
luôn ổn định không tăng giảm đột ngột.
Sử dụng định kỳ men vi sinh để cải thiện môi trường ao nuôi, giảm khí độc, ngăn
ngừa bệnh.
3.3.3.4. Thu hoạch và hạch toán kinh tế
Thu hoạch:
phương pháp được áp dụng phổ biến ở vùng nuôi là phương pháp
thu hoạch bằng lưới, rọ hoặc nom. Trước khi thu hoạch khoảng 1 ngày ngưng
cho cá ăn. Đến thời điểm thu hoạch ao nuôi được rút bớt nước xuống còn khoảng
50 – 70% rồi dùng kích điện đánh bắt hầu hết lượng cá trong ao và vét cạn thu số
cá còn lại bằng nom.
Hạch toán kinh tế
Sau vụ nuôi ta có thể tổng kết lại các khoản thu chi để đánh giá hiệu quả của mô

hình.
Khi đánh giá hiệu quả quá trình sản xuất sẽ liên quan đến các khía cạnh sau:
(1) Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá
(2) Chi phí biến đổi
(3) Chi phí cố định = (Chi phí ban đầu – giá trị thải hồi)/Số năm có thể sử
dụng được
(4) Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
(5) Giá thành sản phẩm = Chi phí/Sản lượng
Trường Đại Học Trà Vinh Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản
GVHD: Phan Thị Thanh Trúc 25 SVTH: Giang Duy Nhứt
(6) Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi phí
(7) Sản lượng hòa vốn = Tổng chi phí/Giá bán
3.3.3.5 Theo dõi, kiểm tra tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống
Tốc độ tăng trưởng được kiểm tra mỗi tuần (4 lần/tháng) thông qua bắt cá. Dùng
vợt bắt cá vào buổi chiều mát lúc trước khi cho ăn khoảng 30 phút và được bắt
nhiều nơi trong ao để thu mẫu.
3.4. Thu thập và xử lý số liệu
Tất cả các số liệu được thu thập, tổng hợp và xử lý trên phần mềm MS. Excel.

×