Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Đề tài: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010 tại xã Quang Kim – huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.77 MB, 79 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành tốt khoá học của mình và được sự đổng ý của Ban giám
hiệu trường Đại học Lâm Nghiệp, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế và Quản Trị
Kinh Doanh, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Vũ Xuân Định, tôi thực hiện
đề tài : “ Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong đánh giá biến động hiện
trạng sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010 tại xã Quang Kim – huyện Bát Xát –
tỉnh Lào Cai ”. Đến nay đề tài đã được hoàn thành.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành nhất tới ban giám hiệu nhà trường,
khoa Kinh Tế và Quản Tri Kinh Doanh cùng các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo
viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn
thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Tài nguyên Môi trường huyện Bát
Xát đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các số liệu đầy
đủ và chính xác cho tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Mặc dù bản thân
đã rất cố gắng cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và bạn bè
nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi các
thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn
để đề tài của tôi được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 12 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Vũ thị Huyền Chang
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia bởi nó là tư
liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trong xã hội hiện nay dưới sức ép của
gia tăng dân số thì đất đai đã trở thành vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, mỗi
dân tộc và một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc đôi khi còn được tính theo mức độ biến động trong quá trình sử


dụng đất của Quốc gia, của dân tộc đó. Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển
đô thị và quá trình công nghiệp hoá gây sức ép lớn trong việc sử dụng đất.
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm kéo theo đó là sự tăng lên của đất
phi nông nghiệp như nhu cầu về nhà ở, đất xây dựng các công trình công
cộng, khu công nghiệp tăng. Đây là bài toán nan giải “bức xúc” hiện nay. Để
giải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chương
trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình
để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là đối với nước
ta - một đất nước mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá
đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước. Vì vậy việc xác định biến động đất
đai càng trở thành một vấn đề cấp thiết.
Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của nền khoa học hiện
đại đòi hỏi các thông tin phải nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Đặc biệt
hơn đất đai lại luôn luôn biến động từng ngày từng giờ thông tin phải được
cập nhật thường xuyên, việc quản lý đất đai bằng các biện pháp thô sơ như:
Bản đồ giấy, sổ sách cũ không còn phù hợp đối với những nước những khu
vực phát triển. Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information Systems –
viết tắt là GIS) ra đời đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử loài người,
hệ thống này có những chức năng cơ bản đó là tự động tìm kiếm, thu thập và
quản lý thông tin theo ý muốn, đặc biệt là có khả năng chuẩn hoá và biểu thị
2
dữ liệu không gian từ thế giới thực phục vụ cho các mục đích khác nhau trong
đời sống.
Sự ra đời của Hệ thống thông tin địa lý đã đáp ứng rất nhiều yêu cầu
thực tế và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy GIS chính
là công cụ hữu ích cho việc theo dõi, giám sát, đánh giá những biến động tài
nguyên nói chung và biến động đất đai nói riêng giúp những nhà quản lý,
những nhà quy hoạch đề ra những chiến lược phát triển kinh tế vùng một cách
nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế, đòi hỏi của sự phát triển Kinh tế - Xã hội cũng

như sự cần thiết của việc ứng dụng GIS trong công tác đánh giá biến động, tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong đánh
giá biến động hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010 tại xã Quang
Kim – huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai”
3
Chương1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
“Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong đánh giá biến động hiện
trạng sử dụng đất” thực chất là ứng dụng GIS để xây dựng và chuẩn hoá bản
đồ hiện trạng sử dụng đất qua các thời điểm rồi từ đó đưa ra được các bản đồ
biến động tương ứng thể hiện sự thay đổi hiện trạng tại khu vực nghiên cứu.
Từ lâu con người đã biết đến bản đồ như một công cụ, một tài liệu hữu
hiệu cho công việc của mình. Tuỳ theo các ngành, các lĩnh vực sẽ có các loại
bản đồ riêng như bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chính, bản đồ địa
hình (ngành quản lý đất đai) ; Bản đồ hiện trạng rừng (ngành quản lý tài
nguyên rừng và môi trường) ; Các bản đồ chuyên ngành khác như : Bản đồ
giao thông, bản đồ khai thác khoáng sản Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là
bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập
theo đơn vị hành chính (Khoản 17 – Điều 4 – Luật Đất đai 2003).
1.1. Lịch sử phát triển hệ thống thông tin địa lý
1.1.1. Trên thế giới và tại Việt Nam
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là
GIS) được hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong 10
năm lại đây. GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt
động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có
khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp,
các cá nhân đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự
nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn,
phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ)
nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào.

GIS ra đời chính là sự kế tục các ý tưởng trong ngành địa lý mà nhất là
ngành địa lý bản đồ trong thời đại mà công nghệ thông tin đủ mạnh để tạo ra
các công cụ định lượng mới và có khả năng thực thi hầu hết các phép phân
tích bản đồ bằng công cụ định lượng mới.
4
Có nhiều khái niệm về hệ thống thông tin địa lý khác nhau. Tuy nhiên ở
mức độ tương đối chúng ta có thể hiểu GIS theo định nghĩa sau:
“Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống các thông tin được sử
dụng để thu thập, lưu trữ, xây dựng lại, thao tác, phân tích, biểu diễn các dữ
liệu địa lý phục vụ công tác quy hoạch hoặc lập các quyết định sử dụng đất,
các nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trường, giao thông, đô thị và nhiều thủ
tục hành chính” (Định nghĩa của Nitin Kumar Triphthi, 2000 học viện Công
nghệ Châu Á ).
Hệ thống thông tin địa lý có thể hiểu một cách đơn giản là tập hợp các
thông tin có liên quan đến yếu tố địa lý một cách đồng bộ và logic; là công cụ
được dùng để tập hợp, lưu trữ, xử lý và phân tích thông tin (không gian và phi
không gian) thông qua các thiết bị máy tính và tin học; cho phép đánh giá
tổng thể với nhiều yếu tố theo không gian và thời gian. Như vậy, về ý tưởng
nó được xuất hiện rất sớm cùng với sự phát minh ra bản đồ. Nhưng sự hình
thành rõ nét của hệ thống thông tin địa lý một cách hoàn chỉnh và đưa vào
ứng dụng có hiệu quả thì cũng chỉ được nghiên cứu phát triển trong một số
năm gần đây.
Trong những năm 70 ở Bắc Mỹ đã có sự quan tâm nhiều hơn đến việc
bảo vệ môi trường và phát triển GIS. Thời kỳ này, hàng loạt thay đổi một
cách thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống thông tin địa lý, đặc biệt là sự
gia tăng ứng dụng của máy tính với kích thước bộ nhớ và tốc độ lớn. Chính
những thuận lợi này mà GIS dần dần được thương mại hóa. Năm 1977 đã có
nhiều hệ thống thông tin địa lý khác nhau trên thế giới. Bên cạnh GIS, thời kỳ
này còn phát triển mạnh mẽ các kỹ thuật xử lý ảnh Viễn Thám, một hướng
nghiên cứu kết hợp giữa GIS và Viễn Thám được đặt ra. Một số nước đã có

những đầu tư đáng kể cho việc phát triển ứng dụng làm bản đồ, hay quản lý
dữ liệu có sự trợ giúp của máy tính là Canada và Mỹ sau đó đến các nước
Thuỵ Điển, Đan Mạch, Pháp…
5
Thập kỷ 80 được đánh dấu bởi các nhu cầu sử dụng GIS ngày càng
tăng với các quy mô khác nhau. Người ta tiếp tục giải quyết những tồn tại của
các năm trước mà nổi lên là vấn đề số hoá dữ liệu. Thập kỷ này đánh dấu bởi
sự nảy sinh các nhu cầu mới trong ứng dụng GIS như: Theo dõi sử dụng tối
ưu các nguồn tài nguyên, Đánh giá khả thi các phương án quy hoạch, Các bài
toán giao thông… GIS trở thành một công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý
và trợ giúp quyết định.
Những năm đầu của thập kỷ 90 được đánh dấu bằng việc nghiên cứu
hoà nhập giữa GIS và Viễn thám. Các nước Bắc Mỹ và Châu Âu thu được
nhiều thành công trong lĩnh vực này. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
cũng đã thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu Viễn thám và GIS. Ở các nước
như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái lan… đã chú ý nghiên cứu đến GIS chủ yếu
vào lĩnh vực quản lý, đánh giá Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường.
Ở Việt Nam việc nghiên cứu và ứng dụng GIS cũng chỉ mới bắt đầu và
chỉ được triển khai ở những cơ quan lớn như: Bộ Tài nguyên và Môi trường,
trường Đại học Mỏ Địa Chất, Viện điều tra quy hoạch rừng, Cục kiểm lâm,
Viện địa chất… Đồng thời mức độ ứng dụng còn hạn chế, và mới chỉ có ý
nghĩa nghiên cứu hoặc ứng dụng để giải quyết một số nhiệm vụ trước mắt.
Như vậy, hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu hệ
thống thông tin địa lý và ứng dụng của nó vào nhiều ngành. Ngày nay, phần
mềm GIS đang hướng tới đưa công nghệ GIS trở thành hệ tự động thành lập
bản đồ, và xử lý dữ liệu. Phần cứng của GIS phát triển mạnh theo giải pháp
máy tính để bàn, nhất là những năm gần đây ra đời các bộ vi xử lý cực mạnh,
thiết bị lưu trữ dữ liệu, hiển thị và in ấn tiên tiến đã làm cho công nghệ GIS
thay đổi về chất. Có thể nói trong suốt quá trình hình thành và phát triển của
mình, công nghệ GIS đã luôn tự hoàn thiện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến

phức tạp để phù hợp với các tiến bộ mới nhất của khoa học kỹ thuật và những
ứng dụng của nó trong thời gian gần đây thật đáng ghi nhận.
6
1.1.2. Tại khu vực nghiên cứu
Việc ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý trong xây dựng bản đồ số và
quản lý dữ liệu tại địa phương mới bước đầu áp dụng và phát triển trong
những năm gần đây chủ yếu để lưu trữ, quản lý hiện trạng, in ấn mà chưa thực
sự khai thác được thế mạnh của công nghệ mới này. Mặc dù vậy, việc đưa
công nghệ mới này vào sử dụng tại khu vực đã giúp việc cập nhật, lưu trữ
thông tin hết sức dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi hơn rất nhiều so với phương
pháp thủ công truyền thống, tạo nên những bước phát triển mới cho khu vực.
Từ đó giúp cho việc quản lý tài nguyên một cách chặt chẽ, đưa ra các giải
pháp bảo vệ, phát triển phù hợp với từng thời kỳ .
1.2. Tổng quan về công tác đánh giá biến động ở Việt Nam
Từ trước đến nay chưa có một khái niệm chính xác về đánh giá biến
động. Nhưng đánh giá biến động có thể được hiểu là : Việc theo dõi, giám sát
và quản lý đối tượng nghiên cứu để từ đó thấy được sự thay đổi về đặc điểm,
tính chất của đối tượng nghiên cứu, sự thay đổi có thể định lượng được. Ví dụ
như : diện tích đất chuyển mục đích sử dụng, diện tích rừng mất đi hay được
trồng mới
Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất : là đánh giá được sự thay
đổi về loại hình sử dụng đất (đất sản xuất nông nghiệp, đất ở nông thôn, đất
giao thông, đất thuỷ lợi, đất cơ sở sản xuất kinh doanh qua các thời điểm.
Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, việc
đánh giá hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng và theo dõi diễn biến tài
nguyên thiên nhiên được tiến hành thường xuyên trên cơ sở sử dụng phương
pháp truyền thống trên bản đồ giấy dựa vào các số liệu thống kê ngoài thực
địa. Gần đây công việc này đã được hiện đại hoá, đã ứng dụng công nghệ
thông tin trong đánh giá biến động. Và đặc biệt đó là ứng dụng hệ thống
thông tin địa lý (GIS) hoặc kết hợp với công nghệ Viễn thám đã đem lại hiệu

quả hết sức to lớn.
7
Ở nước ta việc theo dõi, đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất
được quan tâm đáng kể. Tuy nhiên từ trước đến nay công việc này thường
được thực hiện bằng phương pháp truyền thống nên kết quả nhận được chưa
thực sự chính xác, và thậm chí còn chậm hơn vài năm so với hiện tại, ít có ý
nghĩa trong việc đưa ra các biện pháp thích hợp để phục vụ cho công tác quản
lý hay quy hoạch sử dụng đất.
1.3. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Quá trình phát triển của đất nước diễn ra nhanh chóng và sôi nổi, Luật
đất đai năm 2003 ra đời bổ xung quyền lợi và nghĩa vụ của người dân với đất
đai. Theo đó người dân được hưởng các quyền như : Chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, tặng cho quyền sử dụng đất, bảo lãnh,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Trong quá trình thực hiện các quyền hợp
pháp của người sử dụng đất đã gây ra nhiều biến động lớn về đất đai. Các
biến động đó là :
- Biến động về yếu tố không gian của thửa đất do chia mảnh, ghép
thửa, do sạt nở đất làm biến động hình dạng kích thước thửa đất.
- Chuyển mục đích sử dụng đất.
- Thay đổi chủ sử dụng đất.
Trước tình hình này thì công tác quản lý nhà nước về đất đai càng phải
được trú trọng và quan tâm hơn, việc cập nhật biến động phải được cập nhật
thường xuyên sao cho sát thực tế nhất. Tuy nhiên đây là việc làm không đơn
giản nếu việc quản lý chỉ dừng lại ở mức độ thô sơ : Bản đồ giấy, sổ sách
GIS là hệ thống quản lý không gian được phát triển dựa trên cơ sở công
nghệ máy tính với mục đích lưu trữ, hợp nhất, mô hình hoá, phân tích và miêu
tả được nhiều dữ liệu. GIS được gọi là công nghệ xúc tác vì tiềm năng to lớn
của nó đối với phạm vi các ngành có liên quan. GIS hợp nhất các số liệu
mang tính liên ngành lại bằng tổng hợp, mô hình hoá và phân tích. Hệ thống
thông tin địa lý và các ứng dụng của nó giúp đạt được nhiều yêu cầu của thực

tiễn, với các ưu điểm nổi bật như sau :
8
- Giảm hoặc loại bỏ các hoạt động thừa từ đó tiết kiệm được thời
gian, công sức và tiền của.
- Số liệu có thể được cập nhật hoá một cách dễ dàng.
- Chất lượng số liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt.
- Dễ dàng truy cập, phân tích số liệu từ nhiều nguồn và nhiều loại
khác nhau.
- Tổng hợp một lần được nhiều loại số liệu khác nhau để phân tích và
tạo ra nhanh chóng một lớp số liệu tổng hợp mới.
- Có thể làm bản đồ không cần kỹ xảo hoặc vắng kỹ thuật viên.
- Có thể làm cho bản đồ gần gũi với mục đích sử dụng.
- Hạn chế sử dụng bản đồ in tránh tác hại làm giảm chất lượng dữ
liệu.
Với những ứng dụng to lớn của GIS không chỉ trong công tác xây
dựng, biên tập và khai thác thông tin bản đồ mà GIS còn là công cụ đắc lực
trong công tác quản lý và sử dụng đất hiệu quả, thực hiện tốt các giải pháp
phát triển bền vững Tài nguyên môi trường. Chính vì vậy mà GIS đã và đang
được nhiều ngành nghiên cứu phát triển.
9
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
1) Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2005, 2005 –
2010, 2000 – 2010.
2) Phân tích kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp sử dụng đất hiệu quả.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Xã Quang Kim - huyện Bát Xát - tỉnh Lào Cai.
- Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (cụ thể là phần
mềm Mapinfo và các phần mềm bổ trợ) trong đánh giá biến động hiện trạng

sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2005, 2005 – 2010 và 2000 – 2010.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của khoá luận, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
các nội dung sau:
1. Thu thập tài liệu, bản đồ phục vụ nghiên cứu.
2. Đánh giá chất lượng tài liệu, bản đồ thu thập được.
3. Quét, định vị và số hoá bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 từ bản đố giấy.
4. Chuyển đổi định dạng đối tượng bản đồ năm 2005, 2010 từ Microstation
sang Mapinfo.
5. Hoàn thiện và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2000,
2005 theo các tiêu chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
6. Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2005, 2005 –
2010 và 2000 - 2010.
7. Phân tích kết quả và nhận xét tiến trình quy hoạch giai đoạn 2004– 2010.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Để xây dựng bản đồ nói chung và bản đồ hiện trạng sử dụng đất nói
riêng hay để đánh giá biến động thì công việc đầu tiên không thể thiếu được
là công tác chuẩn bị cho việc thành lập bản đồ. Nhiệm vụ chủ yếu của công
10
đoạn này là thu thập, kiểm tra, đánh giá các tài liệu, số liệu sẵn có và điều tra
khảo sát thực địa theo những yêu cầu của nội dung, mục đích của đề tài. Kế
thừa có chọn lọc các bản đồ, tài liệu đã có trên khu vực nghiên cứu. Bản đồ
địa chính, địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cũ có thể dùng làm bản đồ
nền trong khi xây dựng bản đồ hiện trạng mới. Cũng có thể sử dụng tài liệu
này đối chiếu với thực địa để chỉnh lý các biến động về đất đai cho phù hợp
với tình hình sử dụng đất tại thời điểm lập bản đồ.
- Thu thập bản đồ của các năm : 2000, 2005, 2010 và các điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu làm tài liệu phục vụ
cho công tác xây dựng CSDL cho bản đồ.

- Các tài liệu sổ sách có liên quan phục vụ cho nghiên cứu của đề tài.
- Điều tra thực địa, xem xét đối chiếu các loại hình sử dụng đất giữa
bản đồ và thực tế để xác định những diện tích có biến động để cập
nhật vào bản đồ.
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm sử dụng các lớp thông tin của bản
đồ hiện trạng để đánh giá biến động bộ số liệu đầu vào chỉ cung cấp thông tin
phục vụ nghiên cứu mà không đáp ứng đủ yêu cầu để phục vụ nghiên cứu,
dựa vào máy tính và các phần mềm đã có tiến hành xử lý số liệu.
Với số liệu đầu vào là bản đồ giấy sử dụng phương pháp số hoá chuyển
thông tin từ bản đồ giấy vào máy tính, xử lý số liệu bằng các phần mềm
chuyên dụng làm bản đồ và các phần mềm bổ trợ. Với số liệu đầu vào là bản
đồ số phải tiến hành chuyển định dạng các lớp thông tin.
Kết nối cơ sở dữ liệu không gian với cơ sở dữ liệu thuộc tính bản đồ để
hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu bản đồ số.
Các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai : Dùng phương pháp tính toán truyền
thống có sự trợ giúp của máy tính. Vì vậy kết quả đảm bảo độ chính xác.
11
Cụ thể :
 Từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất lưu trên giấy năm 2000 sau khi scan ảnh
tiến hành định vị và số hoá lớp thông tin hiện trạng, các đối tượng số hoá ở
dạng vùng sử dụng thanh công cụ polygon để tiến hành số hoá.
 Với tư liệu là bản đồ số tiến hành chuyển định dạng các tài liệu bản đồ
thông qua công cụ nhập và xuất dữ liệu của hai phần mềm Micro và
Mapinfo, thành lập các lớp thông tin hiện trạng trong Mapinfo bản đồ hiện
trạng sử dụng đất của các năm 2005 và 2007.
 Để đánh giá biến động được thì cần phải chuẩn hoá dữ liệu đáp ứng yêu
cầu thống nhất và chuẩn xác về cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu
thuộc tính.
 Về cơ sở dữ liệu không gian chuẩn hoá về ranh giới khu vực nghiên

cứu giữa các năm phải trùng khít nhau, ranh giới các lô phải khép
kín.
 Về cơ sở dữ liệu thuộc tính yêu cầu thiết kế các trường cơ sở dữ liệu
giữa các năm phải hoàn toàn giống nhau về tên trường, thứ tự
trường, độ rộng, kiểu trường….
 Với số liệu bản đồ đã được chuẩn hoá của các thời điểm tiến hành. Chồng
xếp các lớp thông tin về HTSDĐ của 3 thời điểm theo giai đoạn (chỉ thực
hiện trên hai lớp thông tin) sẽ cho ra kết quả biến động.
2.5. Các máy móc thiết bị và phần mềm phục vụ nghiên cứu
Để đảm bảo tính chính xác, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của công
nghệ thông tin hiện đại, trong quá trình nghiên cứu tiến hành sử dụng các
công cụ sau:
 Máy móc được sử dụng gồm có: máy quét, máy in, máy tính để bàn.
 Các phần mềm máy tính: phần mềm Microstation, phần mềm phục vụ
công tác xây dựng bản đồ Mapinfo - một nhánh của công nghệ GIS, phần
mềm hỗ trợ VDMAP biên tập hoàn thiện nhanh bản đồ và đánh giá biến động,
phần mềm xử lý số liệu Exel. Trong đó:
12
* Phần mềm Microstation là phần mềm lưu trữ số liệu nguồn, đây là
phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường đồ hoạ rất mạnh cho phép
xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện các yếu tố bản đồ.
* Phần mềm MapInfo với các chức năng như cung cấp thông tin địa lý,
giúp định vị, xây dựng và hoàn thiện bản đồ, MapInfo tạo ra hai dạng dữ
liệu là dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính hết sức tiện lợi để lưu trữ và
hiển thị cùng lúc hình ảnh và số liệu trên một file. Phần mềm MapInfo có khả
năng liên kết với các hệ cơ sở dữ liệu khác như Microsoft Access, SQL
Server, Oracle, Data Base để quản lý dữ liệu một cách chặt chẽ; đồng thời
tích hợp với các phần mềm khác như MicroStation, CAD, để chuyển dữ liệu
khi cần thiết.
* Phần mềm VDMAP là phần mềm hỗ trợ thiết kế và biên tập bản đồ,

chạy trong môi trường MapInfo với hệ thống menu, thanh công cụ và hộp
thoại bằng tiếng Việt thuận tiện và dễ dàng sử dụng. Các chức năng chính của
VDMAP như: nhập độ cao tự động cho đường đồng mức, trải màu cho đối
tượng theo quy chuẩn, sao chép, lựa chọn đối tượng theo đặc tính, biên tập
nhanh bản đồ, đánh giá giá biến động
13
Chương3
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
3.1.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ được sử dụng rộng rãi trên thế
giới, vì vậy cũng có rất nhiều khái niệm khác nhau. Khoản 17 - Điều 14 -
Luật Đất đai 2003 quy định : Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện
sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành
chính.
Trong tập bài giảng Đo đạc địa chính, tác giả Nguyễn Trọng San đã
đưa ra khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau : “Bản đồ hiện trạng
sử dụng đất là bản đồ chuyên đề đất đai được biên vẽ trên nền bản đồ địa
chính hoặc bản đồ địa hình, trên đó thể hiện đầy đủ và chính xác vị trí, diện
tích các loại đất theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với kết quả thống kê,
kiểm kê đất đai theo định kỳ ”.
Nội dung bản đồ là sự thể hiện đầy đủ các đối tượng của bản đồ theo
mục đích sử dụng. Tuỳ theo đơn vị hành chính và các cấp hành chính mà nội
dung của bản đồ thể hiện một cách đầy đủ và chính xác. Thông qua nội dung
mà có thể sử dụng bản đồ hiện trạng hiệu quả nhất.
Nội dung của bản đồ hiện trạng bao gồm :
1. Địa giới hành chính của đơn vị cấp dưới trực tiếp thành lập theo chỉ
thị 364/CT.
2. Ranh giới các loại đất : Là yếu tố cơ bản nhất của bản đồ hiện trạng
sử dụng đất. Các ranh giới thể hiện các đường viền khép kín, đúng vị trí, hình

dạng và kích thước.
3. Mạng lưới thuỷ văn : Thể hiện đường bờ biển, sông ngòi, kênh
mương, ao hồ
4. Mạng lưới giao thông : Thể hiện đầy đủ đường sắt, đường bộ quốc
gia đến đường liên xã, liên thôn, đường trong làng, đường ngoài đồng.
14
5. Dáng đất.
6. Phân bố dân cư : Các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, và công sở
hành chính.
7. Địa danh : Xóm ấp, xứ đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh, tên sông, suối,
đường giao thông
3.1.2. Phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Có rất nhiều phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
như : Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa, phương pháp sử dụng ảnh
máy bay và ảnh vệ tinh, phương pháp sử dụng bản đồ địa chính và phương
pháp kết hợp.
* Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa : Đây là phương pháp đo
vẽ bản đồ chi tiết đến từng thửa đất và chỉ áp dụng để xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất ở tỷ lệ lớn (>1/10000), ở những vùng địa hình tương đối
bằng phẳng, địa vật không quá phức tạp và chưa có tài liệu bản đồ hoặc bản
đồ đã đo vẽ trước đây không bảo đảm yêu cầu và chất lượng để xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất mới. Với cách làm này, độ chính xác của bản đồ chỉ
phụ thuộc vào độ chính xác đo ngắm trên thực địa mà không bị ảnh hưởng
của sai số chuyển vẽ, định vị, can vẽ. Với bản đồ địa chính phương pháp này
được áp dụng khi toàn bộ khu vực phải đo mới hoàn toàn hoặc với bản đồ
hiện trạng được đo vẽ bổ sung khi có sự thay đổi.
* Phương pháp sử dụng ảnh máy bay và ảnh viễn thám : Phương pháp
này thường được áp dụng khi thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên
quy mô lãnh thổ lớn và tỷ lệ bản đồ nhỏ như cấp huyện, tỉnh, cả nước. Ta có
thể sử dụng các tư liệu ảnh như : Ảnh đơn, ảnh nắn, bình đồ ảnh để điều vẽ

trong phờng kết hợp đo vẽ bổ sung ngoài thực địa các yếu tố nội dung nếu cần
thiết. Phương pháp này cho phép thể hiện đầy đủ và chính xác, chi tiết các nội
dung bản đồ. Đặc biệt ở những vùng địa hình, địa vật quá phức tạp việc tận
dụng triệt để các tư liệu ảnh hiện có để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, giảm chi phí nhân công và thời gian so với
15
phương pháp đo vẽ trực tiếp trên mặt đất. Tuy nhiên phương pháp này cũng
rất tốn kém, nguồn tư liệu ảnh hàng không khó tìm kiếm, ngoài ra nó cũng đòi
hỏi người thực hiện có trình độ chuyên môn cao.
* Phương pháp xây dựng bản đồ HTSDĐ từ việc tổng hợp các loại đất
từ bản đồ địa chính.
Phương pháp này được áp dụng cho khu vực đã xây dựng được bản đồ
địa chính gần sát với thời điểm thành lập BĐHTSDĐ mới và có địa hình bằng
phẳng. Cần nhân sao BĐĐC rồi đem ra thực địa đối soát, khoanh vẽ, chỉnh lý
và bổ sung các yếu tố nội dung lên BĐĐC. Cuối cùng thực hiện biên tập tổng
hợp nội dung BĐHTSDĐ. Ưu điểm là yêu cầu về đầu vào không cao, tiết
kiệm chi phí cho việc lập bản đồ; thể hiện đầy đủ nội dung ở mức chi tiết tới
từng khoảnh đất và thửa đất ; việc thu thập lấy thông tin từ bản đồ địa chính
dễ dàng và đầy đủ. Đặc biệt là bản đồ địa chính được cập nhật thường xuyên
những biến động nên thông tin có tính thời sự và sử dụng được.
* Phương pháp kết hợp.
Trên thực tế việc thành lập bản đồ không chỉ đơn thuần áp dụng một
phương pháp mà có thể linh động trong việc áp dụng các phương pháp và
công nghệ. Vì vậy phương pháp kết hợp sẽ luôn phát huy được chức năng của
nó trong mọi trường hợp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ bản
đồ số đã ra đời và cho phép tự động hoá toàn bộ hoặc từng bộ phận trong quá
trình xây dựng bản đồ. Đồng thời tận dụng được dễ dàng và hiệu quả tất cả
các nguồn tài liệu để phục vụ thành lập bản đồ.
Sử dụng phương pháp này có khả năng cập nhật nhanh chóng, dễ dàng,
có thể cung cấp một số lượng bản đồ cần thiết, có thể lưu trữ một khối lượng

thông tin lớn về bản đồ, các bảng thuộc tính đối tượng, cho phép nắn chỉnh
chuyển đổi hệ toạ độ, tính toán diện tích, liên kết các yếu tố đồ họa với các
thuộc tính phi không gian nhanh chóng thuận tiện.
3.2. Các phương pháp đánh giá biến động
Trước đây khi công nghệ thông tin chưa được phổ cập rộng thì việc
đánh giá biến động mới chỉ dừng lại ở mức độ thô sơ dựa vào các số liệu thu
16
thập được qua sổ sách và bản đồ giấy, so sánh sự thay đổi bằng phương pháp
lấy số liệu từ năm trước trừ số liệu của năm sau với các diện tích thay đổi để
tìm xem diện tích đó thay đổi theo chiều hướng tăng hay theo chiều hướng
giảm từ đó lập bảng chu chuyển đất đai. Với phương pháp này rất tốn kém,
mất thời gian, tốn nhiều công sức, và thiếu độ chính xác, bên cạnh đó đất đai
thay đổi từng ngày theo nhu cầu về mục đích sử dụng của con người. Phương
pháp đánh giá đã lỗi thời không còn phù hợp nữa vì vậy phải thay thế bằng
các phương pháp đánh giá mới đáp ứng được yêu cầu trên và phải đảm bảo
được kịp thời theo sự thay đổi của đất đai. Ngày nay GIS đã thực hiện được
những yêu cầu trên theo quy trình cụ thể :
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ trình tự các bước đánh giá biến động trong nghiên cứu
Khi công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi thì việc đánh giá biến
động không còn là vấn đề lo ngại với các nhà quản lý thực hiện nhanh chóng
các số liệu phục vụ kịp thời đáp ứng được sự thay đổi của đất đai. Vdmap là
Cơ sở dữ liệu đầu vào
(số liệu, bản đồ HTSDĐ dạng số)
Ứng dụng GIS
Xuất CSDL không gian từ môi trường
Microstation sang Mapinfo và xây dựng bản đồ
Hoàn thiện và chuẩn hoá hệ thống
CSDL của các thời điểm
Xây dựng CSDL thuộc tính
và liên kết với CSDL không

gian
Đánh giá biến động
Ma trận biến động
Bản đồ biến động
Phân tích đề xuất
giải pháp bền vững
17
phần mềm có chức năng đánh giá biến động trực tiếp ngay trong môi trường
Mapinfo, khi tài liệu đã được hoàn thành bằng việc lựa chọn trên thanh công
cụ của VDMap là có thể thực hiện được sự biến đổi của những thửa đất có
biến động.
3.3. Vai trò của hệ thống thông tin địa lý trong đánh giá biến động
So với việc đánh giá biến động sử dụng đất bằng phương pháp truyền
thống thì việc tự động hoá trong đánh giá biến động cho ta một lợi ích to lớn.
VDMap là một chương trình phần mềm trợ giúp trong quá trình thành
lập các loại bản đồ số. Trợ giúp trong việc làm giảm một số công đoạn cũng
như thời gian thành lập bản đồ số, tiết kiệm thời gian công sức mà vẫn đảm
bảo tính chính xác, thống nhất của dữ liệu.
Phần mềm VDMap chạy trong môi trường Mapinfo với hệ thống menu,
thanh công cụ và hộp thoại bằng tiếng Việt, dễ sử dụng. Một trong những chức
năng của phần mềm là đánh giá biến động giữa hai lớp thông tin cùng kiểu.
Nguyên lý của việc đánh giá biến động bằng phần mềm này là : Sau khi
chồng xếp hai lớp thông tin bản đồ lên nhau, máy tính sẽ tự động tìm kiếm
những vùng có sự khác nhau về trường dữ liệu đã đăng ký giữa hai lớp và tính
toán diện tích tương ứng của những vùng có sai khác đó trên bản đồ để đưa ra
kết quả.
Để đánh giá biến động, đầu tiên phải mở lớp thông tin cần đánh giá của
hai thời điểm khác nhau, đăng ký các lớp thông tin cần đánh giá, sau đó lựa
chọn trường dữ liệu cần đánh giá vào trong cửa sổ của chương trình (chỉ cho
phép đánh giá theo từng trường dữ liệu một). Nhấn nút “thực hiện” phần mềm

sẽ tự động tính toán, kết quả cho một lớp thông tin về biến động (chứa dữ liệu
không gian và dữ liệu thuộc tính của những đối tượng có biến động) và một
ma trận biến động. Từ lớp thông tin biến động ta có thể xây dựng được bản đồ
biến động hiện trạng sử dụng đất. Để đánh giá biến động có thể sử dụng ma
trận biến động hoặc khai thác dữ liệu thuộc tính của lớp thông tin biến động.
18
Kết quả của đánh giá biến động ứng dụng GIS là nhận được bản đồ
biến động và ma trận biến động. Trong đó Bản đồ biến động biểu thị sự phân
bố không gian của các đối tượng bị biến động hoặc cũng có thể biểu thị được
mức độ biến động của các đối tượng trên bản đồ, còn Ma trận biến động hiển
thị kết quả thống kê diện tích biến động của các loại đối tượng cùng với sự
phân bố biến động sang các đối tượng khác. Và đây chính là ưu điểm hơn hẳn
của phương pháp này so với các phương pháp khác.
19
Chương 4
KẾT QUẢ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HIỆN TRẠNG
SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
4.1. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quang Kim là một xã vùng thấp của huyện Bát Xát nằm ở phía Đông
Bắc của huyện. Trung tâm xã cách trung tâm huyện khoảng 3 km, có đường
ranh giới Quốc gia giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa 6 km dọc theo
sông Hồng về phía Đông Bắc của huyện.
Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai
Dựa vào bản đồ hành chính huyện Bát Xát cho thấy xã Quang Kim có:
- Phía Bắc giáp xã Bản Qua và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
- Phía Nam giáp xã Phìn Ngan, xã Tòng Sành và xã Cốc San.
20
- Phía Đông giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và thành phố
Lào Cai.

- Phía Tây giáp xã Bản Qua và xã Phìn Ngan.
Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển tổng thể các ngành kinh
tế, xã hội trong tương lai, nhất là phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị.
Xã có địa hình dạng trung du miền núi bắc bộ, gồm nhiều dải đồi liên
tiếp, giữa là các thung lũng thấp dần từ Tây Nam đến Đông Bắc, do kiến tạo
địa hình nên xã có điều kiện thuận lợi phát triển tổng thể các ngành kinh tế -
xã hội.
Xã Quang Kim nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên mang
đặc điểm chung của vùng, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 5
đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân
hàng năm là 23,4
0
C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 31,8
0
C (tháng 6,7),
nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16,2
0
C (tháng 12,01).
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1400mm đến 1600mm, nhưng
phân bố không đều giữa các vùng các tháng trong năm. Mưa chủ yếu tập
chung từ tháng 5 đến tháng 8 với 80% tổng lượng mưa, những tháng còn lại ít
mưa (chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa), đặc biệt là các tháng 11, 12
lượng mưa rất thấp.
Xã Quang Kim nằm trong vùng Bắc Bộ do đó hằng năm phải chịu ảnh
hưởng của gió bão, kèm theo đó là mưa lớn tập trung gây lũ lụt ảnh hưởng tới
sản xuất và đời sống của người dân. Về mùa khô thường xuất hiện sương
muối, giá rét làm ảnh hưởng lớn tới mùa màng.
Nhìn chung trên địa bàn xã được kiến tạo nên một hệ thống sông, suối,
khe, rạch, ao, hồ được phân bố khá đều. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông lâm nghiệp, đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương.

4.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội
Nằm trên trục Tỉnh lộ tuyến đường nối giữa Lào Cai – Bát Xát và trục
đường Xuyên Á đang triển khai xây dựng vì vậy Quang Kim có điều kiện
21
phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch và làng nghề truyền thống, tuy nhiên
là xã thuần về sản xuất nông nghiệp nên mặt bằng kinh tế còn thấp, đời sống
dân sinh gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư cơ bản nhưng
chưa đồng bộ.
Theo số liệu điều tra năm 2010 (Phòng thống kê) toàn xã có 21 thôn
bản, sự phân bố dân cư tập trung nhiều ở khu vực trung tâm xã, dân số 1238
hộ, 5175 nhân khẩu, 2425 lao động.
Tổng sản lượng lương thực có hạt là 1650.67 tấn, trong đó Lúa 1050.6 tấn,
Ngô 600.07 tấn. Bình quân đầu người 319 kg/người/năm. Ngoài ra diện tích một
số cây nông nghiệp khác cũng được chú trọng phát triển trên diện rộng.
Về chăn nuôi, tổng đàn gia súc năm 2010 là 13961 con trong đó đần
trâu 1839 con, đàn bò 239 con, đàn lợn 11585 con, đàn dê 298 con và tổng
đàn gia cầm 14751 con.
4.1.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
Quang Kim là xã có vị trí thuận lợi, nằm trên tuyến đường tỉnh lộ 158
cách thị xã Lào Cai 8km, cách trung tâm Bát Xát 4km. Thuận lợi trong việc
tiếp cận với khoa học kỹ thuật, lưu thông hàng hoá. Là xã giáp với láng giềng
Trung Quốc nên có những thuận lợi trong giao lưu kinh tế với nước bạn. Có
địa hình đa dạng, phong phú, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên
nước, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các ngành kinh tế nhất là
kinh tế nông lâm nghiệp. Tình hình quản lý đất đai trong thời gian qua khá
tốt, công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào nề nếp. Tình hình xã hội có
nhiều thay đổi, dân số ngày càng tăng nhưng đời sống của nhân dân đã được
cải thiện. Tiềm năng lao động đồi dào với kinh nghiệm sản xuất, đoàn kết, cần
cù lao động là tiềm năng thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế.
Song bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn tồn tại những khó khăn như

sau. Là xã có chủ yếu dân tộc ít người sống do đó còn tồn tại tập tục sản xuất
lạc hậu, sản xuất chủ yếu của xã vẫn là nông lâm nghiệp.
22
4.2. Hệ thống chuyển đổi mã đất cho các loại đất trên khu vực nghiêncứu
Do trong nghiên cứu sử dụng 3 bản đồ hiện trạng ở 3 thời điểm, đó là:
năm 2000, năm 2005 và năm 2010 để đánh giá biến động hiện trạng sử dụng
đất. Thực chất của việc đánh giá biến động là so sánh đối chiếu sự khác nhau
về hiện trạng sử dụng đất. Chính vì vậy mà các bản đồ này phải được quy
chuẩn về cùng một hệ thống ký hiệu bản đồ. Trong số các bản đồ tham gia
nghiên cứu có bản đồ năm 2000 lại thể hiện hiện trạng sử dụng đất của hệ
thống phân loại cũ (trước năm 2003) nên cần phải được chuyển tương ứng về
hệ thống phân loại hiện hành. Kết quả chuyển đổi đã nhận được là bảng mã
đất cho 15 loại đất có trên khu vực nghiên cứu.
Bảng 4.1: Hệ thống chuyển đổi mã đất xã Quang Kim
TT Phân loại đất theo hệ thống cũ
Mã loại
đất
Phân loại đất theo hệ thống hiện hành

hiệu
1 Ruộng 2 vụ 06 Đất chuyên trồng lúa nước LUC
2 Ruộng 1 vụ 07 Đất trồng lúa nước còn lại LUK
3 Nương rẫy khác 11 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK
4 Đất trồng cây lâu năm 18 Đất trồng cây lâu năm khác NLK
5 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 19 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC
6 Đất trồng cây ăn quả 20 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ
7 Mặt nước chuyên nuôi cá 27 Đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt TSN
8 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ 33 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN
9 Đất có rừng trồng sản xuất 36 Đất có rừng trồng sản xuất RST
10 Đất có rừng tự nhiên sản xuất 32 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN

11 Đất xây dựng 41
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
của Nhà nước
TSC
12 Đất làm vật liệu xây dựng 47 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX
13 Đất khu dân cư nông thôn 53 Đất ở tại nông thôn ONT
14 Đất đồi núi chưa sử dụng 56 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS
15 Sông, suối 58 Đất sông, ngòi, kênh, rạnh, suối SON
16 Đất giao thông 42 Đất giao thông DGT
23
4.3. Sơ đồ các bước thực hiện
Thu thập tài liệu
BĐHT 2000
(BĐ giấy)
BĐHT 2010
(BĐ số trên Microstation)
BĐHT 2005
(BĐ số trên Microstation)
Chuyển đổi định dạng
(Micro →Mapinfo)
Chuyển đổi định dạng
(Micro →Mapinfo)
Bộ 3 bản đồ lưu trong Mapinfo
BĐHT 2000
BĐHT 2005
BĐHT 2010
Đánh giá biến động bằng phương
pháp truyền thống có sự hỗ trợ của
Mapinfo
Đánh giá biến động bằng phần mềm

VDMap trong môi trường Mapinfo
Đánh giá biến động
Giai đoạn 2000 – 2005
Giai đoạn 2005 – 2010
Giai đoạn 2000 – 2010
- Số liệu thống kê diện tích các loại đất.
- Biểu đồ thể hiện tổng diện tích các
loại đất.
- Số liệu thống kê các diện tích có biến
động.
Số hoá
Bản đồ biến động
các giai đoạn:
2000 – 2005;
2005 – 2010;
2000 – 2010
Ma trận biến động
các giai đoạn:
2000 – 2005;
2005 – 2010;
2000 – 2010
Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết
quả biến động và đề xuất giải
pháp
24
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ các bước thực hiện của quá trình nghiên cứu
4.4. Kết quả thu thập số liệu
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu thì tài liệu là phần quan trọng
nhất của cả quá trình. Tất cả các số liệu thu thập được do điều tra ngoài thực
địa và số liệu thu được trong phòng đều phải được kiểm tra xác minh đủ tiêu

chuẩn mới được đưa vào nghiên cứu. Để đạt được yêu cầu đó đề tài đã thu
thập các số liệu về bản đồ và các số liệu điều tra bổ sung khác đều do phòng
Tài nguyên Môi trường huyên Bát Xát cung cấp. Các số liệu này được đảm
bảo độ tin cậy đủ để phục vụ nghiên cứu, đó là:
1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 được đo vẽ với tỷ lệ
1/5000 trên giấy.
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 là bản đồ số được định
dạng trong môi trường Microstation.
3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 là bản đồ số được định
dạng trong môi trường Microstation.
4. Các tài liệu hỗ trợ khác như bản đồ hành chính của huyện, các bản
đồ quy hoạch xã đến năm 2010.
Bên cạnh các tài liệu trên còn các số liệu lưu trong sổ sách là bản báo
cáo kết quả thống kê kiểm kê diện tích đất đai tính đến ngày 01/01/2005 và
01/01/2010, báo cáo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2004 – 2010.
Nhìn chung các tài liệu thu thập được đều đủ tiêu chuẩn để đáp ứng cho
nghiên cứu này.
4.5. Kết quả xử lý số liệu
4.5.1. Phân tích, đánh giá chất lượng tài liệu
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng trên nền các loại bản đồ
như bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cũ, bản đồ địa hình, bản
đồ giải thửa, các loại ảnh hàng không… Trong đề tài này các bản đồ hiện
trạng ở các năm cũng được thành lập theo nhiều cách. Các tài liệu được đánh
giá như sau:
25

×