Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo " Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 và Hiến chương ASEAN năm 2007 - cơ sở pháp lý cho sự ra đời và phát triển của ASEAN " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.09 KB, 5 trang )

Tæng quan vÒ ASEAN

t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008 3






Ths. NguyÔn ThÞ ThuËn *
ăn bản pháp lí quốc tế đầu tiên cho sự
ra đời của ASEAN chính là Tuyên bố
Băng Cốc năm 1967 (còn được gọi là Tuyên
bố ASEAN) được các ngoại trưởng của 5
quốc gia Thái Lan, Singapore, Philippine,
Indonesia, Malaysia thông qua ngày 8/8/1967
tại thủ đô của Thái Lan. Quyết định xây dựng
Hiến chương ASEAN đã được thông qua tại
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 11 ở
Kuala lumpur (Malaysia) tháng 12/2005. Sau
hai năm rưỡi soạn thảo, ngày 20/11/2007, tại
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 ở
Singapore, nguyên thủ và người đứng đầu
chính phủ 10 nước thành viên ASEAN đã kí
vào bản Hiến chương ASEAN. Có thể khẳng
định sự ra đời của Hiến chương là nhu cầu tất
yếu của ASEAN sau 40 năm thành lập, đánh
dấu bước ngoặt trong lịch sử tồn tại và phát
triển của tổ chức. Nếu đối chiếu Tuyên bố
Băng Cốc với Hiến chương ASEAN có thể
thấy một số điểm cần lưu ý sau:


Thứ nhất: Về tính chất, cả hai văn kiện
này đều là những điều ước quốc tế đa
phương. Tuy nhiên, trong thực tế, đối với
Hiến chương ASEAN, chắc chắn sẽ không
tồn tại quan điểm khác nhau về giá trị “điều
ước” của văn bản này. Nhưng với Tuyên bố
Băng Cốc, đã có những quan điểm cho rằng
một trong những điểm đặc biệt của ASEAN
chính là tổ chức này ra đời trên cơ sở của
một “Tuyên bố” chứ không phải là một điều
ước quốc tế. Có thể do tên gọi và nội dung
của văn kiện này mang “màu sắc” của một
tuyên bố chính trị hơn là văn bản pháp lí
quốc tế nên giá trị điều ước của văn kiện này
đã bị một số học giả nghi ngờ.
(1)
Tuy nhiên,
dưới góc độ của luật quốc tế nói chung, luật
điều ước quốc tế và luật tổ chức quốc tế nói
riêng có thể khẳng định Tuyên bố Băng Cốc
cũng là điều ước quốc tế đa phương bởi vì:
- Về mặt pháp lí, theo quy định của khoản
1 Điều 2 Công ước Viên năm 1969 về luật
điều ước quốc tế thì điều ước là “một thoả
thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa
các quốc gia và được luật pháp quốc tế điều
chỉnh, không phụ thuộc vào việc thoả thuận
đó được ghi nhận trong một văn kiện duy
nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có
quan hệ với nhau cũng như không phụ thuộc

vào tên gọi cụ thể của các văn kiện đó”. Như
vậy, tính chất điều ước của một văn kiện
pháp lí quốc tế không hề bị chi phối bởi việc
nó được gọi là “tuyên bố” hay “hiến chương”.
- Về mặt thực tế, từ sau khi Tuyên bố
Băng Cốc được thông qua, một tổ chức quốc
tế khu vực với tên gọi Hiệp hội quốc gia
Đông Nam Á (Association of Southeast
Asian Nation - ASEAN) đã ra đời. Có thể
vẫn còn sự nhìn nhận khác nhau về ASEAN,
đặc biệt là ở những thập niên đầu tiên khi tổ
v
* Trường Đại học Luật Hà Nội
Tæng quan vÒ ASEAN

4 t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008

chức này mới xuất hiện, nhưng vai trò, vị trí
của ASEAN đối với hợp tác phát triển của
mỗi quốc gia thành viên cũng như khu vực
và thế giới là không thể phủ nhận.
Thứ hai: Về nội dung và mức độ hoàn
chỉnh của Tuyên bố Băng Cốc và Hiến
chương ASEAN có sự khác biệt rõ rệt. Tuyên
bố Băng Cốc năm 1967 mới chỉ dừng ở mức
độ “khai sinh” ra ASEAN. Tuyên bố Băng
Cốc ngoài phần mở đầu chỉ có 5 điểm với nội
dung đề cập tới việc thành lập ASEAN, mục
đích tôn chỉ của Hiệp hội, bộ máy của
ASEAN

(2)
Để ASEAN vận hành trong suốt
40 năm qua còn có hệ thống các văn bản pháp
lí quốc tế được các thành viên thoả thuận
thông qua vào các thời điểm lịch sử khác
nhau như: Hiệp định thành lập Ban thư kí
ASEAN năm 1976; Hiệp ước hợp tác thân
thiện Đông Nam Á năm 1976; Hiệp định
khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN
năm 1992; Nghị định thư về cơ chế giải quyết
tranh chấp kinh tế của ASEAN năm 1996;
Hiệp định về Đông Nam Á không có vũ khí
hạt nhân Ngoài ra, khi thực hiện chức năng
của mình trong các lĩnh vực ASEAN cũng đã
từng kí kết một số điều ước quốc tế với các
đối tác bên ngoài như: Hiệp định về cơ chế
giải quyết tranh chấp ASEAN - Trung Quốc,
Hiệp định khung về quan hệ đối tác kinh tế
toàn diện ASEAN - Hàn Quốc, Hiệp định
khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN -
Ấn Độ Từ tên gọi của những văn bản pháp
lí quốc tế này có thể thấy đây chính là những
điều ước quốc tế giữa một bên là quốc gia với
một bên là tổ chức quốc tế.
(3)
Tuy nhiên, đối
với những điều ước quốc tế nói trên, mặc dù
vẫn được gọi là “Hiệp định ASEAN - Hàn
Quốc, Hiệp định ASEAN - Trung Quốc ”
nhưng hình thức kí kết lại không giống với

một số điều ước quốc tế mà các tổ chức quốc
tế liên chính phủ khác là một bên kí kết. Điển
hình như Liên hợp quốc, một số điều ước
quốc tế mà Liên hợp quốc là thành viên đều
do một số cơ quan chính của Liên hợp quốc
thay mặt tổ chức này kí kết. Ví dụ như những
điều ước quốc tế mà Hội đồng bảo an kí kết
với một số quốc gia thành viên Liên hợp quốc
về việc huy động lực lượng quân đội tham gia
các chiến dịch gìn giữ hoà bình và an ninh
quốc tế theo quy định của Điều 43 Hiến
chương Liên hợp quốc hoặc các điều ước
quốc tế mà Hội đồng kinh tế-xã hội kí kết với
một số tổ chức quốc tế liên chính phủ như Tổ
chức lao động quốc tế, tổ chức văn hoá, khoa
học và giáo dục của Liên hợp quốc theo quy
định của Điều 63 Hiến chương Liên hợp
quốc.
(4)
Cho đến nay, các điều ước quốc tế mà
ASEAN đã kí kết với đối tác của mình đều có
sự tham gia kí kết của đại diện các thành viên
ASEAN (trong đó có Việt Nam).
Xuất phát từ sự thoả thuận giữa các
thành viên, từ vị thế của ASEAN nên mặc
dù cũng đã có một số thành công nhất định
nhưng việc thực hiện quyền năng chủ thể
luật quốc tế của ASEAN trong thời gian qua
còn rất khiêm tốn. Như vậy, nếu không có
Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 thì không thể

có ASEAN với tư cách là một tổ chức quốc
tế liên chính phủ có tính chất khu vực.
(5)

Chính vì vậy, phủ nhận giá trị điều ước của
Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 là không hợp
lí xét cả ở phương diện lí luận và thực tiễn.
Tính chất liên chính phủ của ASEAN không
phải đến khi Hiến chương ASEAN ra đời
mới được xác lập. Nhưng để thúc đẩy phát
triển hợp tác trong đó có hợp tác về nhân
Tæng quan vÒ ASEAN

t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008 5

quyền, về thương mại và đầu tư hướng tới
hoà bình, ổn định và thịnh vượng của
ASEAN và cộng đồng quốc tế thì Tuyên bố
Băng Cốc năm 1967 và những văn kiện hiện
hành là chưa đủ. ASEAN cần phải xây dựng
một khuôn khổ pháp lí thống nhất, chặt chẽ
và hiệu quả hơn. Hiến chương ASEAN ra
đời chính là để đáp ứng đòi hỏi này. Với các
quy định trong Hiến chương, tư cách chủ thể
luật quốc tế, tính chất liên chính phủ của
ASEAN được khẳng định rõ ràng hơn.
Hiến chương ASEAN ngoài lời mở đầu
bao gồm 13 chương, 55 điều, không những
“hệ thống hoá” lại nhiều nội dung cơ bản về
nguyên tắc tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ

chức trong các văn kiện pháp lí quốc tế
trước năm 2007 mà còn ghi nhận một số quy
định mới trong đó điển hình nhất là vấn đề
thành lập cơ quan nhân quyền được quy định
tại Điều 14 Chương V. So với các quy định
tương ứng trong Tuyên bố Băng Cốc và một
số văn kiện khác của ASEAN như Hiệp ước
Bali, Tuyên bố hoà hợp ASEAN… Các mục
tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASEAN
trong Hiến chương ASEAN đã được cụ thể
hoá tương đối chi tiết.
(6)

Hiến chương quy định những vấn đề
pháp lí về thành viên ASEAN trong Chương
III. Nguyên tắc bình đẳng, thoả thuận, tôn
trọng Hiến chương chi phối địa vị pháp lí
của các thành viên ASEAN. Trong các điều
kiện kết nạp thành viên mới vào ASEAN,
điều kiện “được tất cả các nước thành viên
ASEAN công nhận” - điều kiện mang tính
chủ quan vẫn tiếp tục được ghi nhận. Thẩm
quyền quyết định kết nạp thành viên mới sẽ
do Cấp cao ASEAN quyết định, Hội đồng
điều phối ASEAN sẽ quy định về thủ tục xin
gia nhập và kết nạp.
Cơ cấu của ASEAN theo Hiến chương
gồm 9 cơ quan, đó là: Cấp cao ASEAN; Hội
đồng điều phối ASEAN; các hội đồng cộng
đồng ASEAN; các cơ quan chuyên ngành cấp

bộ trưởng ASEAN; Tổng thư kí ASEAN và
Ban thư kí ASEAN; Uỷ ban các đại diện
thường trực bên cạnh ASEAN; ban thư kí
quốc gia ASEAN; Cơ quan nhân quyền
ASEAN; Quỹ ASEAN. Chức năng, nhiệm vụ
cũng như cơ cấu của từng cơ quan đều được
quy định cụ thể trong các điều khoản tương
ứng của Hiến chương. So với quy định về cơ
cấu của ASEAN trong các văn kiện hữu quan,
hệ thống các cơ quan của ASEAN cũng như
chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan theo
Hiến chương đã được kiện toàn đáng kể.
(7)

Ngoài ra, ASEAN có thể đặt quan hệ với các
thể chế có liên quan được liệt kê trong Phụ
lục 2 của Hiến chương.
(8)
Danh sách các thể
chế này có thể được cập nhật theo khuyến
nghị của Uỷ ban các đại diện thường trực.
Hiến chương ASEAN với tính chất là cơ
sở pháp lí cho hoạt động của ASEAN - tổ
chức quốc tế liên chính phủ có tính chất khu
vực có quyền năng chủ thể luật quốc tế đã
dành 1 chương (Chương VI) quy định về vấn
đề ưu đãi và miễn trừ dành cho các cơ quan,
các quan chức của ASEAN, các đại diện
thường trực của quốc gia thành viên cũng
như các quan chức đang thực thi nhiệm vụ

của ASEAN. Cơ sở pháp lí của các quyền ưu
đãi, miễn trừ này được xác định trong thoả
thuận giữa ASEAN và nước chủ nhà, Công
ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao,
luật của quốc gia thành viên ASEAN. Trong
các văn kiện trước đây của ASEAN, vấn đề
này hầu như chỉ được quy định trong Hiệp
Tæng quan vÒ ASEAN

6 t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008

định thành lập Ban thư kí ASEAN.
(9)

Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp, các
quy định trong Hiến chương ASEAN là hoàn
toàn phù hợp với nguyên tắc hoà bình giải
quyết tranh chấp của luật quốc tế theo đó các
bên tranh chấp có nghĩa vụ phải giải quyết
hoà bình mọi tranh chấp quốc tế và có quyền
tự do thoả thuận lựa chọn biện pháp giải
quyết tranh chấp thích hợp. Ngoài việc duy trì
các cơ chế giải quyết tranh chấp hiện có trong
các văn kiện của ASEAN như cơ chế giải
quyết tranh chấp trong Nghị định thư Manila
năm 1996, trong Hiệp ước hợp tác thân thiện
Đông Nam Á năm 1976… ASEAN có thể
thiết lập các cơ chế giải quyết tranh chấp phù
hợp trong tất cả các lĩnh vực hợp tác như cơ
chế trọng tài (đối với tranh chấp có liên quan

đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiến chương
hoặc các văn kiện khác của ASEAN). Đối với
tranh chấp vẫn chưa giải quyết được mặc dù
đã áp dụng những điều khoản về giải quyết
tranh chấp của Hiến chương ASEAN thì phải
đưa lên Cấp cao ASEAN. Với tư cách là cơ
quan hoạch định chính sách tối cao của Tổ
chức, theo quy định tại Điểm e khoản 2 Điều
7 Hiến chương, Cấp cao ASEAN sẽ được
quyền quyết định.
Quan hệ đối ngoại của ASEAN cũng sẽ
tuân thủ các nguyên tắc, mục tiêu được đề ra
trong Hiến chương. Việc định hướng chính
sách chiến lược cho quan hệ đối ngoại, triển
khai quan hệ đối ngoại, kí kết điều ước quốc
tế với các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế
được quy định cụ thể tại Chương XII Hiến
chương. Theo quy định của khoản 7 Điều 41,
thẩm quyền kí kết điều ước quốc tế của
ASEAN lần đầu tiên được xác định rất rõ
ràng trong Hiến chương. Đây cũng chính là
một trong những căn cứ khẳng định tư cách
chủ thể luật quốc tế của Tổ chức. Ngoài ra,
Hiến chương cũng có những quy định về
quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc
tế, các thể chế quốc tế; về vấn đề tiếp nhận
đại diện của các tổ chức quốc tế và các quốc
gia không phải thành viên được bổ nhiệm
bên cạnh ASEAN
Trong những điều khoản cuối cùng của

Hiến chương, điều kiện để Hiến chương có
hiệu lực, các quy định về sửa đổi, xét lại Hiến
chương, giải thích Hiến chương, cơ quan lưu
chiểu Hiến chương cũng được quy định rõ.
Đặc biệt, trong bối cảnh vẫn tiếp tục thừa
nhận giá trị hiệu lực của các điều ước quốc tế,
các tuyên bố và các văn kiện khác của
ASEAN đã có trước Hiến chương, khoản 2
Điều 52 đã khẳng định giá trị ưu tiên của
Hiến chương khi có sự “không nhất quán
giữa quyền và nghĩa vụ của các quốc gia
thành viên ASEAN theo các văn kiện nói trên
và Hiến chương”. Mặc dù hẹp hơn về phạm
vi
(10)
nhưng có thể thấy quy định của Điều 52
Hiến chương ASEAN về cơ bản cũng tương
tự như quy định của Điều 103 Hiến chương
Liên hợp quốc theo đó “trường hợp có sự
xung đột giữa những nghĩa vụ của các hội
viên Liên hợp quốc chiểu theo Hiến chương
và những nghĩa vụ chiểu theo bất cứ một
hiệp định quốc tế nào thì những nghĩa vụ
của các hội viên chiểu theo Hiến chương
phải được ưu tiên thi hành”.
Từ khi Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 ra
đời cho đến thời điểm Hiến chương được kí
kết, ASEAN cũng đã có không ít các cam kết
nhằm kiện toàn thể chế. Đặc biệt là sau mỗi
Tæng quan vÒ ASEAN


t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008 7

kì Hội nghị thượng đỉnh, ASEAN đều xây
dựng định hướng hợp tác, thông qua các thoả
thuận nhằm tăng cường vai trò và hiệu quả
của hợp tác khu vực đối với các quốc gia
thành viên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan nên một số thành
công mà ASEAN đạt được trong 40 năm tồn
tại ở mức khiêm tốn. Trước những biến động
của thế giới và khu vực, ASEAN phải được
tiếp tục hoàn thiện. Hiến chương ASEAN ra
đời sẽ có thể đáp ứng được đòi hỏi này. Hiện
nay, đối với sự ra đời của Hiến chương có
nhiều cách đánh giá và những bình luận khác
nhau. Điển hình như: Hiến chương ASEAN
“mới chỉ hệ thống hoá lại những thoả thuận
và tuyên bố trước đây của ASEAN”; “thiếu
tính đột phá”; “thiếu một cơ chế rõ ràng về
giải quyết tranh chấp, trách nhiệm đền
bù”…
(11)
Tuy chưa thực sự hoàn hảo nhưng
như khẳng định của Thủ tướng Singapore Lý
Hiển Long thì “việc kí kết bản Hiến chương
hôm nay chỉ là bắt đầu của quá trình lâu dài
mang tính liên tục mà tất cả các thành viên
của ASEAN phải cùng tham gia. ASEAN cần
thích nghi dần với văn hoá tuân thủ”.

(12)

Sau khi Hiến chương được đại diện của
10 quốc gia thành viên kí chính thức vào
ngày 20/11/2007, ngày 7/1/2008, Singapore
đã trở thành thành viên đầu tiên trong
ASEAN chính thức phê chuẩn dự thảo Hiến
chương. Tính đến tháng 4/2008, ngoài
Singapore còn có thêm 5 quốc gia là Lào,
Malaysia, Brunei, Việt Nam và Cămpuchia
phê chuẩn Hiến chương.
(13)
Các nước thành
viên còn lại của ASEAN đều tỏ rõ quyết tâm
sẽ phê chuẩn Hiến chương trước cuối năm
2008. Theo quy định của khoản 4 Điều 47,
Hiến chương ASEAN sẽ có hiệu lực sau 30
ngày, kể từ khi Tổng thư kí ASEAN lưu
chiểu văn kiện phê chuẩn thứ 10, cùng với
quyết tâm và nỗ lực của các quốc gia thành
viên, hi vọng rằng sau khi Hiến chương có
hiệu lực, ASEAN sẽ thực sự trở thành một
khối thống nhất về mặt pháp lí và khẳng định
được vị thế của mình trên trường quốc tế./.

(1). Thông thường, điều ước quốc tế thành lập tổ chức
quốc tế liên chính phủ có tên gọi là “hiến chương”,
“quy chế”, “điều lệ”, “hiệp ước”… Để loại điều ước
này phát sinh hiệu lực, các bên kết ước cũng thường
áp dụng thủ tục phê chuẩn.

(2). Theo Tuyên bố Băng Cốc, cơ cấu của ASEAN
gồm: Hội nghị cấp bộ trưởng; Uỷ ban thường trực;
các uỷ ban ad hoc và uỷ ban thường trực; ban thư kí
quốc gia ở mỗi nước thành viên.
(3). Trong thực tiễn quốc tế, bên kí kết trong quan hệ
điều ước quốc tế không nhất thiết chỉ là một quốc gia
hay một chủ thể nhất định của luật quốc tế.
(4).Xem: Hiến chương Liên hợp quốc.
(5). Theo luật tổ chức quốc tế, đặc thù của một tổ chức
quốc tế liên chính phủ là: Được thành lập trên cơ sở
điều ước quốc tế; thành viên là các quốc gia độc lập có
chủ quyền; có quyền năng chủ thể luật quốc tế
(6). Điều 1 Hiến chương quy định tới 15 mục tiêu
hoạt động; Điều 2 Hiến chương ngoài việc khẳng
định tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đã nêu
trong các văn kiện khác của ASEAN còn ghi nhận 14
nguyên tắc hoạt động của ASEAN.
(7).Xem: Điều12, 14, 15 Hiến chương ASEAN.
(8).Xem: Phụ lục 2 Hiến chương ASEAN.
(9).Xem: Hiệp định thành lập Ban thư kí ASEAN.
(10). Hiến chương ASEAN chỉ đề cập quan hệ giữa
các văn bản pháp lí quốc tế của ASEAN với Hiến
chương còn Hiến chương Liên hợp quốc đề cập quan
hệ giữa Hiến chương với tất cả các điều ước mà hội
viên Liên hợp quốc là thành viên.
(11).Xem: http://vietbao - vn/thegioi/phe chuan Hien
chuong ASEAN/40230280/159 ngày 21/11/2007.
(12).Xem: http://vietbao - vn/thegioi/phe chuan Hien
chuong ASEAN/40230280/159 ngày 21/11/2007.
(13). Thư phê chuẩn Hiến chương ASEAN của Việt Nam

được Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm kí ngày 14/3/2008.

×