Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.75 KB, 17 trang )

Lời Nói Đầu
Hoạt động tài chính luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động
của doanh nghiệp, và quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh
nghiệp trong cuộc đời kinh doanh của mình. Đặc biệt, trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, không chỉ trong phạm vi đất nước
mà trên phạm vi toàn thế giới, hoạt động tài chính luôn là một hoạt động quan
trọng hơn bao giờ hết .
Trong đợt thực tập tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex
em đã học được nhiều điều về thực tiễn tài chính cũng như đã củng cố thêm
lượng kiến thức em đã học.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Vũ Duy Hào và các
cô chú trong Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này.
I./ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÔNG TY.
1./ Lịnh sử hình thành Công ty.
Công ty cổ phần thiết bị Petrolimex tiền thân là Chi Cục Vật Tư I
được ra đời từ ngày 28/12/1968 tại quyết định số 412/VT do tổng cục
trưởng tổng cục Vật tư Nguyễn Đức Tâm ký. Ngay từ ngày đầu mới ra đời
Chi cục được bộ vật tư nay là bộ thương mại giao: tổ chức, tiếp nhận, bảo
quản, cung ứng và sản xuất thiết bị xăng dầu; cho hai nhiệm vụ chiến lược
của đất nước là "Xây dựng và bảo vệ tổ quốc".
Ngày 20/12/1972 Bộ trưởng bộ vật tử Trần Danh Tuyên ký quyết
định 719/VTđổi tên chi cục thành công ty vật tư I.
Ngày 12/4/1977 theo quyết định 233/VTQĐ kho tích liệu của tổng
công ty xăng dầu được sát nhập vào công ty vật tư I và tên của công ty Vật
tư chuyên dùng xăng dâu ra đời, từ đó công ty là thành viên của đại gia
đình Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.
Tháng 3/1993 công ty vật tư xăng dầu chuyên dùng được đăng ký lại
theo quyết định số 388/TTg của Thủ tướng chính phủ. Tháng 9/1997 bộ
Thương Mại bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ xuất nhập khẩu trực tiếp và
xây lắp các công trình xăng dầu.
Ngày 30/11/2000 theo quyết định số1642/2000/QĐ_BTM của bộ


trưởng bộ thương mại, công ty vật tư chuyên dùng xăng dầu được đổi tên
thành Công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex và bổ sung thêm nhiệm vụ:
đong mới, sửa chữa, cải tạo các loại xe vận tải vận chuyển xăng dầu, hoá
chất, khí hoá lỏng.
Tại quyết định 1437/2001/QĐ_BTM ngày 19/12/2001 của bộ trưởng
bộ thương mại về việc chuyển công ty thiết bị xăng dầu thành Công ty cổ
phần thiết bị xăng dầu.
Tên gọi tiếng Việt: Tổng công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex.
Tên gọi tiếng anh:
PETROLIMEX EQUIPMENT STOCK COMPANY
Viết tắt là: PECO
Địa chỉ: số 9, ngõ 84, phố Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba
Đình , Hà Nội.
Số điện thoại: 04.343654 - 7719709 - 7719572 - 8310515
Số fax: 04.77189661
2./ Đặc điểm tình hình Công ty
- Hình thức sở hữu: Vốn góp cổ phần.
- Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư
thiết bị ngành dầu khí, sản xuất sửa chữa lắp đặt vật tư thiết bị; phương tiện
tồn chứa vận chuyển bơm rót của ngành dầu khí; thi công xây lắp công
trình tư vấn dịch vụ, cho thuê văn phòng, kho bãi, thiết bị.
- Nhân viên: Có 132 nhân viên trong đó nhân viên quản lý là 32 người.
- Chế độ kế toán áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ, đơn vị tiền tệ
là tiền Việt Nam.
3./ Sơ đồ bộ máy tổ chức
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SO TÁ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GI M Á ĐỐC PHÓ GI M Á ĐỐC

Phòng t i chính à
kế toán
Phòng h nh à
chính nhân sự
Phòng kinh
doanh
Các cửa h ng à
VTTB xăng dầu
xí nghiệp cơ khí v à điện tử
xăng dầu
Chi nhánh ở
miềm Nam
Phòng tổng hợp
Nh máy thià ết bị
điện tử
Xưởng cơ khí
Đội xây lắp
công trình
Tổ dịch vụ
Phòng bảo vệ Tổ bán h ngà
1./ Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ động là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty
bao gồm các cổ động có quyền biểu quyết. Đại hội động cổ đông họp ít
nhất mỗi năm 1 lần trong thời hạn dưới 90 ngày kể từ ngày khi kết thúc
năm tài chính hoặc họp bất thường.
* Đại hội đồng cổ động có các nhiệm vụ và quyền sau:
- Quyết định loại, tổng số cổ phần và các loại chứng khoán khác của
Công ty được chào bán.
- Quyết định số cổ tức hàng năm của từng cổ phần do Hội đồng quản
trị đề nghị.

- Quyết định việc thành lập Công ty con, chia tách, hợp nhất, sát
nhập, giải thể Công ty, thanh lý tài sản trong thời hạn Công ty giải thể.
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ hoặc vốn điều lệ của Công ty.
- Quyết định mua, bán tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản và
đầu tư tài chính có giá trị lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu được ghi trong sổ kế
toán.
- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán mỗi loại.
- Quyết định bán, niêm yết cổ phần Công ty trên thị trường chứng khoán.
- Quyết định cổ phần cho công ty con và khống chế số lượng tối đa
bán cho các công ty con.
- Bầu hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
- Xem xét, xử lý các vi phạm của hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông.
- Thông báo, báo cáo tài chính tổng hợp hàng năm, phương án và
phương pháp sử dụng lợi nhuận và các quỹ của Công ty do hội đồng quản
trị đề nghị.
- Nghe và chất vấn báo cáo của hội đồng quản trị, giám đốc, ban
kiểm soát về tình hình hoạt động của Công ty.
- Nghe kết luận báo cáo kiểm của năm tài chính của Công ty.
- Quyết định thù lao hoạt động của các thành viên hội đồng quản trị,
ban kiểm soát và tiền lương của các thành viên hội đồng quản trị chuyên
trách (nếu có).
- Thông qua định hướng phát triển trung hạn, dài hạn hàng năm của
Công ty do hội đồng quản trị đề nghị.
- Các quyền khác...
2./ Hội đồng quản trị.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty do đại hội đồng cổ
đông bầu và bãi nhiệm. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công
ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty
trừ những vấn đề thuộc quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Hội đồng quản trị có 5 thành viên... nhiệm kỳ là 3 năm.
3./ Giám đốc.
Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, giám đốc chịu trách nhiệm
trước hội đồng quản trị về quyền hạn, nhiệm vụ được giao và được quyền
uỷ nhiệm đầy đủ quyền hạn cần thiết để quản lý, điều hành mọi hoạt động
kinh doanh của Công ty. Giám đốc có thể là thành viên của hội đồng quản trị.

×