Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trẻ em cần ngủ mấy tiếng mỗi ngày? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.99 KB, 5 trang )

Trẻ em cần ngủ mấy tiếng
mỗi ngày?

Theo kết quả của một nghiên cho thấy, trẻ em trong độ tuổi 10 đến 12 ngủ ít hơn 7
tiếng mỗi tối có số đo vòng eo lớn hơn gần 2 cm và các chỉ số khối lượng cơ thể khác
cũng lớn hơn so với những trẻ em ngủ nhiều hơn 10 tiếng đồng hồ.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu ngủ không đủ giấc, trẻ sẽ quá mệt mỏi để tham gia
vào các bài tập thể dục và trẻ cũng có xu hướng dành nhiều thời gian trong ngày để ăn
uống hơn so với những trẻ ngủ đủ giấc. Hơn nữa, tình trạng mất cân bằng hoóc môn do
không đảm bảo được số giờ ngủ cần thiết còn có thể làm cho trẻ cảm thấy đói hơn, dẫn
đến ăn nhiều hơn.

Nghiên cứu cho thấy, trẻ em trong độ tuổi 10 đến 12 ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi tối có số đo
vòng eo lớn hơn gần 2 cm và các chỉ số khối lượng cơ thể khác cũng lớn hơn so với
những trẻ em ngủ nhiều hơn 10 tiếng đồng hồ.

Chứng bệnh thiếu ngủ ở trẻ nhỏ và vị thành niên còn có liên quan tới những bệnh lý khác
hoặc dẫn tới trầm cảm sau này.
Tiến sĩ Teatske Altenburg từ Trung tâm nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe EMGO tại Hà
Lan cho rằng việc tập trung giấc ngủ vào cuối tuần không phải là một điều tốt cho sự phát
triển của cơ thể.

“Độ dài giấc ngủ của những ngày trong tuần góp phần quan trọng hơn trong việc giảm
thiểu tình trạng tăng cân và béo phì so với việc dồn thời gian ngủ vào những ngày cuối
tuần. Đồng thời, những giấc ngủ được kéo dài hơn vào ngày cuối tuần không thể bù đắp
lại cho việc thiếu ngủ ở những ngày trong tuần được”, tiến sĩ cho biết.
Các nghiên cứu khác cũng phát hiện ra trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 15 đang ngủ ít đi
30 phút so với hai thập kỷ trước đây.

Amanda Gamble, một bác sĩ tâm lý đến từ trung tâm Woolcock đang điều trị cho những


trẻ vị thành niên mắc chứng rối loạn giấc ngủ cho biết có sự gia tăng số trường hợp mắc
phải chứng bệnh này do sử dụng quá nhiều thiết bị công nghệ và những căng thẳng do
việc học tập tại trường.

Bác sĩ Gamble đưa ra lời khuyên, các bậc phụ huynh nên yêu cầu con em mình tắt tất cả
những thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 1 giờ đồng hồ và đảm bảo trẻ không thể có được
những thiết bị này tại phòng trong suốt thời gian ngủ. Ánh sáng phát ra từ những thiết bị
này làm chậm sự sản sinh hoóc môn kích thích giấc ngủ là metanotin.

Ngoài ra cũng có nhiều học sinh bậc tiểu học và trung học không thể có một giấc ngủ
ngon do lo lắng về bài tập trên lớp.

Bác sĩ Gamble cho rằng cha mẹ cần xác định rõ ràng thời gian thức dậy và từ đó trừ đi 11
tiếng đồng hồ để xác định giờ đi ngủ cho trẻ. Sự duy trì tính tương đồng giữa thời gian
ngủ ở các ngày trong tuần và cuối tuần bất cứ khi nào có thể sẽ giúp cho đồng hồ sinh
học của cơ thể trẻ em được ổn định.

Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 5.757 trẻ em tại châu Âu cho thấy việc giảm
bớt thời gian ngủ ở thanh thiếu niên đi kèm với một tỷ lệ gia tăng nhanh chóng nạn béo
phì. Theo thống kê của Cục thống kê Australia, cứ 1 trong số 4 trẻ em của nước này, tức
là có tới 600.000 trẻ mắc phải nạn thừa cân hoặc béo phì, tăng tới 4% kể từ năm 1995. Tỷ
lệ trẻ em béo phì tăng từ 5% đến 8% trong thời kỳ đó.
Chứng bệnh thiếu ngủ ở trẻ nhỏ và vị thành niên còn có liên quan tới những bệnh lý khác
hoặcdẫn tới trầm cảm sau này.

Những cách giúp trẻ có một giấc ngủ ngon:
 Thực hiện thói quen thư giãn 30 phút trước khi đi ngủ, vệ sinh răng miệng, đọc
sách…
 Tránh những bữa ăn giàu protein ngay trước khi đi ngủ như thịt và các loại hạt.
 Không dùng các chất có chứa caffeine

 Ăn các bữa ăn giàu cacbonhydrat như bánh mì, cơm
 Duy trì khoảng cách khoảng 1 tiếng đồng hồ giữa thời gian ngủ và làm bài tập.
 Không sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc tivi trước khi
ngủ.
 Cố định thời gian thức dậy giữa các ngày trong tuần và cuối tuần.

×