Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cha mẹ cãi nhau gây tổn thương não trẻ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.64 KB, 3 trang )

Cha mẹ cãi nhau gây tổn thương não trẻ
Nghiên cứu nhận định, trong khi đang ngủ não của trẻ vẫn đủ “tỉnh
táo” để nhận biết và phản ứng với những tiếng cãi nhau của cha mẹ.
Do vậy, mặc dù các bé đang ngủ, nhưng bé vẫn biết cha mẹ bé đang
cãi nhau.
Đồng thời, có một số bằng chứng cho thấy cả trẻ nhỏ và người lớn
đều bị kích thích thính lực trong lúc ngủ. Nghiên cứu cho thấy những
sang chấn thời thơ ấu có tác động lâu dài lên chức năng não của trẻ,
khiến chúng nhạy cảm với những cảm xúc tiêu cực và dễ bị các rối
loạn cảm xúc như trầm cảm và lo âu, rối loạn nhân cách hoặc nghiện
rượu và ma túy.
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các bé từ 6 đến 12 tháng tuổi vào
phòng thí nghiệm đúng giờ đi ngủ và dùng công nghệ cộng hưởng từ
để ghi lại hoạt động của não bộ. Các bé thuộc những gia đình có
mức độ xung đột khác nhau, từ nhẹ tới kéo dài.
Những trẻ thường xuyên chứng kiến bố mẹ cãi nhau thì nguy cơ mắc
bệnh trầm cảm cao hơn gấp bốn lần so với những trẻ khác.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, bố mẹ nên tránh cãi vã trước mặt con cái để
bảo vệ sức khỏe tâm thần cho trẻ. Theo các chuyên gia, những mâu
thuẫn giữa cha mẹ đôi lúc không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng
có ảnh hưởng xấu trong việc hình thành nhân cách của trẻ.
Nhiều trẻ phản ứng lại bằng cách tỏ ra hung hãn, dễ gây hấn, kích
động ở những môi trường khác. Còn khi ở nhà, trẻ lại rơi vào trạng
thái khép kín, chống đối, Nếu mâu thuẫn giữa cha mẹ có liên quan
đến trẻ, bé cho rằng mình là nguyên nhân gây ra sự bất hòa giữa
cha mẹ. Tình trạng này kéo dài gây nên sự mất cân bằng trong tâm
lý của trẻ. Bé dễ có cái nhìn lệch lạc trong mối quan hệ với những
người xung quanh.
Tuy nhiên, không phải tất cả những mâu thuẫn giữa cha mẹ đều làm
tổn hại đến sự phát triển của trẻ. Trong chừng mực nào đó, việc
tranh cãi giữa cha mẹ trở thành một cách giáo dụ giúp trẻ hình thành


nguyên tắc giải quyết vấn đề.
Vì vậy, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên đối với bậc cha mẹ:
Không phải bất cứ đề tài nào bạn cũng có thể tranh luận trước mặt
con, nhất là những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ vợ chồng hoặc
những chuyện liên quan đến việc giáo dục bé; Cả hai cần ý thức về
những hành vi của mình trong lúc tranh luận; Ngăn chặn nguy cơ
căng thẳng. Trong trường hợp xảy ra bất đồng trước mặt trẻ, bạn
nên cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất cảm xúc của mình, vì con.
Đặc biệt, các ông bố không nên có hành động hung hãn, thô bạo
trước mặt trẻ. Tất cả những hành động ấy sẽ để lại trong đầu và bé
sẽ học theo. Ngược lại, cha men cần phải có thái độ tích cực hòa
ngay cả trong lúc tranh cãi. Nếu mâu thuẫn chưa thể giải quyết được,
một trog hai người phải đề nghị tiếp tục trao đổi với lúc khác.
Hiện nay bệnh tự kỷ chưa có phương pháp nào chữa khỏi mà chỉ có
thuốc điều trị rối loạn đi kèm như tăng động, hung tính, động kinh.
Việc điều trị cho trẻ tự kỷ mang ý nghĩa nâng đỡ, giúp trẻ đa dạng
hóa kỹ năng, tự chăm sóc bản thân và dễ hòa nhập hơn. Bác sĩ cũng
có thể can thiệp sớm bằng những trị liệu hành vi, dạy ngôn ngữ và
giao tiếp, trị liệu vận động và điều hòa cảm giác, tự phục vụ, chơi
tương tác, kỹ năng xã hội, tư vấn gia đình.
Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ tự kỷ có kết quả tốt nếu được can
thiệp bởi các chuyên gia với tần suất và sự tập trung cao. Nhưng cha
mẹ có thể học được cách can thiệp và đạt kết quả tốt hơn bởi họ có
thể can thiệp với cường độ thường xuyên hơn. Đặc biệt, cha mẹ và
các thành viên trong gia đình là những người nhận thấy khi nào cần
biện pháp can thiệp mới. Trường học ở nhà cũng là nơi tốt để thực
hiện can thiệp.

×