Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trẻ có thể tử vong vì dị ứng thức ăn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.42 KB, 3 trang )

Trẻ có thể tử vong vì dị ứng
thức ăn
Điều đáng nói là, nhiều cha mẹ không nhận biết dấu hiệu cũng như
nguy cơ con bị dị ứng thức ăn để phòng ngừa cũng như có hướng
chữa trị phù hợp. Điều này ảnh hưởng lớn đến bộ máy tiêu hóa, sự
phát triển, thậm chí cả tính mạng của trẻ.
Cháu Nguyễn Anh V, 8 tháng tuổi, ở Hải Phòng khi được đưa đến
BV Nhi Trung ương thì đã ở trong tình trạng suy dinh dưỡng, mặc dù
cháu sinh ra được 3,2kg. Mẹ cháu cho biết, kể từ khi cháu tập ăn bột,
để đủ chất chị đã cho con uống thêm sữa bò tươi vì nghe mọi người
giới thiệu rất tốt, nhiều chất, giúp con lớn nhanh. Tuy nhiên, sau một
thời gian cho con uống, cháu bé không lớn mà gầy còm và triền miên
bị tiêu chảy. Chị cho con uống men tiêu hóa nhưng tình trạng của
cháu không thuyên giảm. Chỉ đến khi chị đưa con đến BV, các bác sĩ
làm các xét nghiệm và kết luận cháu bị dị ứng với sữa bò.
Một trường hợp khác là cháu N. A, 10 tháng tuổi ở Hà Nội bị… viêm
thanh quản cấp vì dị ứng với tôm. Nguyên nhân do cháu được bà
cho ăn tôm băm với cháo, sau khi ăn khắp người cháu xuất hiện ban
đỏ, phù mí mắt. Những nốt ban ngứa ngáy khiến cháu A khó chịu,
quấy khóc và ho đến khản cả tiếng. Thế nhưng gia đình không nghĩ
đến tình huống cháu bị dị ứng thức ăn mà nghĩ có thể do sâu bọ nên
cố tìm cách chữa dị ứng ngoài da. Đến khi được đưa tới BV thì cháu
được chẩn đoán bị mề đay cấp, viêm thanh quản cấp (do khóc quá
nhiều) và theo dõi do dị ứng thức ăn.
dị ứng thức ăn có tỉ lệ cao ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.
Những dị nguyên thường hay gặp nhất là trứng gà, sữa bò, sữa đậu
nành, các loại hạt và cá. Biểu hiện dị ứng thường gặp ở trẻ là ban
đỏ, viêm da, mề đay, chàm, đau bụng và rối loạn tiêu hóa Một số
trường hợp nặng, dị ứng thức ăn có thể gây kịch phát cơn hen phế
quản hoặc gây sốc phản vệ, nguy cơ tử vong rất cao. Khi trẻ lớn thì tỉ
lệ dị ứng thức ăn sẽ giảm dần. Cùng đó là sự thay đổi môi trường,


thói quen ăn uống và cách sống của từng cộng đồng, cá thể.
Những trẻ có nguy cơ dị ứng thức ăn cao là trẻ có cả bố và mẹ bị dị
ứng hoặc 1 trong 2 người bị dị ứng. Nếu cả bố mẹ cùng mắc các
bệnh dị ứng thì 50%-80% con nguy cơ mắc; nếu bố hoặc mẹ bị dị
ứng thì khoảng 20%-40% con có nguy cơ bị dị ứng; ngay cả khi bố
và mẹ không bị dị ứng vẫn có 5%-15% trẻ có nguy cơ mắc bệnh dị
ứng. Những trẻ bị dị ứng thức ăn khi nhỏ sẽ có nguy cơ mắc các
bệnh dị ứng khác cao hơn trong suốt cuộc đời như: viêm mũi dị ứng,
chàm hoặc hen phế quản. Vì vậy, dựa vào tiền sử gia đình để xác
định nguy cơ dị ứng cho trẻ ngay từ khi mang thai là cần thiết, TS.
Hương cảnh báo.
Để phòng tránh nguy cơ dị ứng thức ăn cho trẻ, các bác sĩ khuyên
nếu xác định trẻ có nguy cơ cao từ bố, mẹ thì cần sử dụng các
phương pháp phòng ngừa dị ứng sớm qua chế độ ăn như: Bú mẹ
hoàn toàn ít nhất 6 tháng, loại bỏ các dị nguyên thức ăn trong chế độ
ăn của mẹ; trường hợp không có sữa mẹ nên sử dụng các công thức
sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân một phần, tránh sử dụng
sữa bò; không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi trẻ ăn
dặm nên làm quen với các loại thức ăn một cách từ từ, ăn một loại
thức ăn mới mỗi tuần để theo dõi. Tránh các loại thức ăn dễ gây dị
ứng (lòng trắng trứng, lạc, hải sản), chỉ nên tập cho trẻ ăn sau 12
tháng tuổi.
Hơn nữa, họ thường chữa bệnh theo kinh nghiệm, dùng một bài
thuốc cho tất cả các loại bỏng, nên việc điều trị chỉ có tính may rủi.

×