Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.58 KB, 3 trang )
U nang buồng trứng ở bé gái: Chớ xem
thường
Vì sao trẻ em cũng bị u buồng trứng?
Ở giai đoạn đầu, trẻ không có triệu chứng đặc biệt, chỉ hay đau bụng
lâm râm dưới vùng rốn, sờ vào sẽ dễ dàng phát hiện u do trẻ có
thành bụng mỏng. Hầu hết bệnh nhi nữ được phát hiện khi nhập viện
do đau bụng đột ngột, kèm theo nôn ói và có khối u ở hạ vị. Cũng có
trường hợp bệnh được tình cờ phát hiện khi siêu âm bụng. Một số
trường hợp trẻ có thể có chu kỳ kinh nguyệt không đều, dậy thì sớm,
nam hóa, trẻ có thể đau vùng bụng dưới âm ỉ hoặc từng cơn. Đặc
biệt, một số trường hợp u nang quá to gây chèn ép các cơ quan
xung quanh ổ bụng thì có thể xuất hiện một số triệu chứng tưởng
chừng như không liên quan đến bệnh như tiểu rắt, tiểu khó (nếu
chèn ép bọng đái), tiêu bón (chèn ép trực tràng), phù hai chi dưới
(chèn ép hệ tĩnh mạch)…
Nếu không được can thiệp đúng, UBT có thể xảy ra các biến chứng
như: xoắn u nang, nhất là đối với các u nang lớn có cuống; vỡ u
nang, do u quá lớn kèm xuất huyết bên trong u; chèn ép các tạng
xung quanh, khi u phát triển quá lớn và phát hiện quá muộn.
Do mức độ nguy hiểm như thế, nếu thấy trẻ có các triệu chứng sau
thì nên đưa trẻ đi khám ngay: đau bụng dữ dội liên tục hoặc đau co
thắt vùng bụng dưới, kèm theo sốt và nôn, đôi khi có thể choáng vì
đau; bụng to bất thường, sờ thấy có một khối ở vùng bụng kèm đau.
Việc điều trị khối UBT tùy thuộc vào tuổi, tính chất lành hay ác tính
của khối u và giai đoạn tiến triển bệnh.
Điều trị ra sao?
Việc chẩn đoán bệnh, ngoài thăm khám lâm sàng, còn kết hợp thêm
các phương pháp như siêu âm vùng bụng chậu, xét nghiệm dấu
ấn ung thư, xét nghiệm giải phẫu bệnh, hóa mô miễn dịch (rất quan
trọng để xác định mô tế bào và tính chất lành ác). U ác tính, nếu phát