Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao yếu tố tác động tới quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa huyện bầu bàng development of high quality human resource as an key impacting factor for bau bang industrialization

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.38 KB, 13 trang )

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố tác động tới q trình Cơng nghiệp hóa Hiện
đại hóa huyện Bầu Bàng
Development of High Quality Human Resource as an Key Impacting Factor for Bau Bang
Industrialization & Urbanization Process
Dr Nguyen Hoang Tien
Saigon International University
Tóm tắt: Bài viết phân tích các yếu tố tác động tới q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa huyện Bàu
Bàng. Một trong những những yếu tố cốt lõi đó chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Bài viết xác định
thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao của địa bàn cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm có cái nhìn tổng quát hơn về những hoạt động mà địa bàn đang
thực hiện và những khó khăn mà địa bàn huyện đang gặp phải nhằm nâng cao và phát triển chất lượng
nguồn nhân lực chất lượng cao . Qua đó có thể đưa ra những mặt hạn chế và những giải pháp phù hợp
nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giúp cho q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa
bàn ngày phát triển toàn diện hơn. Giúp nâng cao nền kinh tế địa bàn huyện nói riêng và tỉnh Bình Dương
nói chung.
Từ khóa: nguồn nhân lực chất lượng cao, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bầu Bàng, Bình Dương
Summary: The paper analyzes factors affecting Bau Bang district's industrialization and modernization
process. One of the core factors is high quality human resources. The paper identifies the status of highquality human resources in the area as well as the factors affecting the development of high-quality human
resources in order to gain a general overview of the activities that the locality is performing and difficulties
that the district is facing to improve and develop the quality of high quality human resources. Thereby it
is possible to offer the limitations and appropriate solutions to develop high quality human resources to
make the process of industrialization and modernization in the province more and more comprehensive.
Help improve the economy of the district in particular and Binh Duong province in general.
Key words: high quality human resources, industrialization and modernization, Bau Bang, Binh Duong
1.Dẫn nhập
Trong xu thế khu vực hóa và tồn cầu hóa về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, trong điều kiện
cách mạng khoa học kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại phát triển rất nhanh chóng, những thuận lợi và khó
khăn về khách quan và chủ quan, có nhiều thời cơ và cũng có nhiều nguy cơ, vừa tạo ra vận hội mới vừa
cản trở, thách thức nền kinh tế của chúng ta, đan xen với nhau , tác động lẫn nhau. Chính vì vậy, đất nước
của chúng ta phải chủ động sáng tạo tạo nắm lấy thời cơ, phát huy những thuận lợi để đẩy nhanh q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra thế và lực mới để vượt qua những khó khăn, đẩy lùi nguy cơ, đưa


nền kinh tế tăng trưởng , phát triển bền vững. Trong đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một
trong những yếu tố chủ chốt q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao, có trình độ chun mơn và đặc biệt là có khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng sản
xuất là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của nước ta theo hướng hiện đại và bền vững.
Tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương có tốc độ phát triển cao về kinh tế, văn hóa, xã hội trong
cả nước. Sự phát triển của tỉnh đã trở thành động lực lan tỏa và là đầu tàu lôi kéo sự
phát triển của các địa phương khác trong cả nước. Và trong đó, huyện Bàu Bàng là một huyện đang có
tiềm lực phát triển mạnh. lơi kéo sự phát triển của các địa phương khác trong cả nước. Nhận thức
được vai trị quan trọng của nguồn nhân nhân lực nói chung nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng đối
với sự nói riêng đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm gần đây, lãnh đạo tỉnh
đã có những chiến lược phát triển nguồn nhân lực và bước đầu đã đạt được một số thành tựu nhất định .
1


Tuy nhiên q trình vẫn cịn nhiều bất cập và hạn chế. Chính vì vậy, đề tài “Phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao - yếu tố chủ chốt quá trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa tại Bàu Bàng, Bình Dương” được
thực hiện nhằm hiểu rõ hơn về tình hình nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn huyện và những
chính sách đào tạo, phát triển mà địa bàn đang áp dụng hiện nay.Từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất về
chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa bàn cũng như tỉnh và cả nước trong thời gian
tới. Mục tiêu của đề tài là phân tích hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại huyện Bàu
Bàng nhằm tìm hiểu rõ hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại địa bàn huyện. Qua đó đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại huyện giúp q trình cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa tại địa bàn diễn ra nhanh chóng và bền vững hơn .
2.Cơ sở lý luận
Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao
Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ chốt quyết định sự thành bại của cả một doanh
nghiệp. Chính vì thế việc quản trị và hoạch định nguồn nhân lực luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp
quan tâm hàng đầu. Vậy nguồn nhân lực là gì? Nhân lực được định nghĩa bao gồm tồn bộ các tiềm năng
của con người trong một tổ chức (từ nhân viên cho tới lãnh đạo cấp cao). Nguồn nhân lực là nguồn lực
của mỗi cá nhân bao gồm cả thể lực và trí lực. (Thể lực chính là tình trạng sức khỏe, sức lực của người

đó, phụ thuộc vào thu nhập, chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ, sinh hoạt, chế độ làm việc…cịn trí lực chính là
nguồn lực tiềm tàng trong mỗi người bao gồm trí thức, tài năng, năng khiếu của mỗi con người).
Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng lao động có trình độ học vấn và chun mơn kỹ thuật
cao, có khả năng sáng tạo và ứng dụng những thành tựu của khoa học -công nghệ vào hoạt động thực tiễn
nhằm đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quảcao. Mặt khác, đây còn là lực lượng lao động có tác phong
nghề nghiệp, tính kỷ luật cao, có tinh thần u nước, tự tơn dân tộc, có ý chí tự lập, tự cường và có phẩm
đạo đức tốt. Nó là bộ phận quan trọng nhất của nguồn nhân lực.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Phát triển nguồn nhân lực đồng nghĩa với quá trình nâng cao năng lực xã hội và tính năng động
xã hội của nguồn nhân lực về mọi mặt như thểlực, trí lực, nhân cách..., đồng thời, phân bố, sử dụngvà
phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để phát triển đất nước.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao quá trình làm tăng lên về số lượng và nâng cao về chất
lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao. Nó là một bộ phận quan trong đặc biệt của phát triển nguồn
nhân lực. Mục tiêu để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu
cụ thể. Mục tiêu tổng quát: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tạo ra nguồn nhân lực có
trình độ chun mơn cao có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của và ứng dụng những thành tựu
khoa học -công nghệ để thực hiện thành công chiến lược phát triển của quốc gia, địa phương trong mỗi
thời kỳ phát triển. Mục tiêu cụ thể: Phát triển nguồn nhân lực cao nhằm tạo ra lực lượng lao động với kỹ
năng nghề nghiệp và trình độ chun mơn cao có khả năng thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của
khoa học cơng nghệ. Phát triển nguồn lực chất lượng cao nhằm tạo ra động lực, thúc đẩy khả năng sáng
tạo và cống hiến, đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp ngày càng cao của lực lượng lao động xã hội. Phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người một cách toàn
trên tất cả các mặt đời sống vật chất, thể lực và tinh thần gắn liền với văn hóa và truyền thống của địa
phương.
Vai trị trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
 Đối với phát triển bền vững về kinh tế
- Nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định chất lượng tăng trưởng và tăng trưởng kinh tế bền vững
- Nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2



Nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho người
lao động.
 Đốivới phát triển bền vững xã hội
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội tìm
việc và nâng cao thu nhập cho gia đình và bản thân là nền tảng của ổn định xã hội. Người có trí thức
thường cởi mở hơn, quan tâm đến sức khỏe và vì vậy sống khỏe hơn và hạnh phúc hơn. Người có tri thức
thích tham gia vào các hoạt động xã hội và ít phạm pháp hơn.
 Đối với phát triển bền vững về mơi trường.
Nhân tố đóng vai trị quyết định cho sự phát triển bền vững của các quốc gia chính là nguồn nhân
lực chất lượng cao, chứ khơng chỉ là nguồn của cải vật chất. Để phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi
trường các quốc gia, địa phương cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
-

3.Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Thứ nhất, coi giáo dục đào tạo,sử dụng hợp lý nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quan
trọng hàng đầu phát triển nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức. Thứ hai, coi việc ứng dụng thành tựu
khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới vào việc sản xuất kinh doanh như một biện pháp quan trọng
để phát triển tay nghề, trình độ chun mơn của nguồn nhân lực chất lượng cao.
Kinh nghiệm của Thái Lan
Mục tiêu tổng quát của Thái Lan nhằm ưu tiên nâng cao chất lượng dân số: tất cả công dân Thái
Lan khi sinh ra được hỗ trợ phát triển ở mọi lứa tuổi nằm đáp ứng nhu cầu gia tăng lực lượng lao động có
chất lượng tốt. Tăng cường chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở tất cả các lứa tuổi nhằm bảo đảm trẻ sinh ra có
chất lượng, tạo điều kiện hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng. Cung cấp các khả năng phù hợp nhằm
phát triển ở mọi lứa tuổi. Đẩy mạnh khả năng tự lực sau khi về hưu cho tất cả mọi người nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực.
Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng
Một là, khai thác lợi thế của thành phố về vị trí địa lý, tiềm năng du lịch và các tiềm năng khác,

tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành dịch vụvà công nghiệp chế biến (công
nghiệp thực phẩm, đồ uống), đầu tư mạnh để phát triển các ngành này. Hai là, đẩy mạnh thu hút đầu tư,
thành lập Quỹ khoa học -công nghệ thành phố, xây dựng và thực hiện Đề án Phát triển khu công nghệ
cao gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ba là, tận dụng năng lực của các trường đại học và
các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố đểđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai
Một là, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đào tạo hệ thống trường cao đẳng, dạy nghề là
khâu đột phá. Hai là, triển khai mạnh mẽcác hoạt động nghiên cứu khoa học, trọng tâm là các đề tài phục
vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ hiện đại.
Ba là, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học - kỹthuật tỉnh,
coi trọng củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Khoa học phát triển nhân lực khoa
học và nhân tài.
Bài học rút ra cho huyện Bầu Bàng thuộc tỉnh Bình Dương về phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế:
Một là,phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải bắt nguồn và gắn liền với quá trình giáo dục
-đào tạo.
Hai là, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ nhân quả với chính
sách phát triển khoa học cơng nghệ và chính sách giáo dục - đào tạo.

3


Ba là, chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý sẽ tạo động lực cho phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao.
Bốn là, huy động sự đóng góp của toàn xã hội là một trong những giải pháp quan trọng để thực
hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Năm là, chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình và y tế có ảnh hưởng đáng kể đến chất lương
dân số và chất lượng nguồn lực lao động chất lượng cao.

4



4.Thực trạng nguồn nhân lực và Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - yếu tố chủ chốt quá
trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa tại Bàu Bàng, Bình Dương.
4.2. Các yếu tố tác động đến nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình CNH-HDH tại Bàu Bàng,
Bình Dương.
Trình độ phát triển kinh tế- xã hội chung
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là tấm gương phản chiếu chính xác, trung thực mối quan hệ
mật thiết giữa phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là sự phản ánh
trình độ văn minh của một quốc gia. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tạo động lực, nền tảng quan trọng
để nâng cao mọi mặt đời sống dân cư của một quốc gia. Kinh tế tăng trưởng và phát triển tạo điều kiện
thuận lợi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khoản ngân sách Nhà nước nói chung và nguồn kinh tế
dư thừa trong gia đình nói riêng khơng ngừng tăng lên, khi đó con người có điều kiện để đầu tư, tái tạo
lại sức lao động thơng qua vai trị giáo dục. Ngược lại, khi giáo dục và đào tạo phát triển, hệ quả tất yếu
kéo theo là sự gia tăng hàm lượng trí tuệ được mã hóa nhiều hơn ở người lao động, ở nguồn nhân lực, tức
là chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện và nâng cao.
Giáo dục và đạo tạo
Tỷ lệ lao động cơ bắp ngày một giảm, lao động trí tuệ ngày càng gia tăng, lợi thế so sánh dựa trên
số lượng lao động và giá nhân công rẻ cũng ngày một giảm và đang chuyển dần về phía những quốc gia
có nguồn nhân lực chất lượng cao. Khi đó chúng ta cần đào tạo một đội ngũ nhân lực đạt chất lượng cao
để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường, xã hội. Trí tuệ và năng lực sáng tạo là yếu tố quyết định
trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đảm nhận trọng trách lớn lao này chính là giáo dục và
đào tạo. Do đó, đầu tư cho giáo dục luôn được Đảng ta coi là “quốc sách hàng đầu” và đầu tư cho giáo
dục là sự đầu tư cho tái sản xuất con người một cách an tồn và mang lại khơng chỉ hiệu quả kinh tế mà
còn cả hiệu ứng lan tỏa, hiệu quả xã hội cao nhất. Để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng
địi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta phải cần đến một hệ thống
giải pháp đồng bộ về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi
trường sống, tạo việc làm, tổ chức khai thác lực lượng lao động, phát triển văn hóa tạo ra động lực kích
thích tính tích cực ở con người.
Dân số

Dân số là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng lao động của mỗi quốc gia. Số lượng lao động
phụ thuộc chặt chẽ vào tốc độ gia tăng dân số, quy mô dân số, chất lượng dân cư,..Song tốc độ và quy mô
gia tăng dân số, đặc biệt là tốc độ gia tăng dân số phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế, môi trường sống
(bao gồm cả môi trường tự nhiên và mơi trường xã hội), trình độ dân trí, khả năng nhận thức của các
thành viên trong xã hội, chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân,
chính sách an sinh xã hội, pháp luật, phong tục, tập quán, tâm lý, sự phát triển của khoa học công nghệ,
nhất là trong lĩnh vực y học,..của mỗi quốc gia. Việt Nam hiện nay đang nằm ở “điểm rơi vàng” của dân
số thế giới. Nghĩa là số lượng dân cư trong độ tuổi lao động lớn. Tuy nhiên, cơ cấu tháp nhân lực của
chúng ta lại đang mất cân đối và còn rất nhiều vấn đề cần bàn luận. Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động
lớn, số lượng nguồn nhân lực đông nhưng chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta còn thấp do chưa được
đào tạo bài bản theo một lộ trình hợp lý với u cầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Do đó, chúng ta cần có hệ thống các chính sách hợp lý nhằm khơng ngừng nâng cao thể chất dân cư, nâng
cao dân trí và thể lực cho người lao động, phát triển giáo dục và đào tạo. Đồng thời, giảm bớt những bất
hợp lý trong quan hệ cung - cầu về nguồn nhân lực. Tại Bàu Bàng, với số dân là 93266 người thì đây là
một nguồn lực lớn cho việc đào tạo ra một nguồn nhân lực mới, trẻ nhiều tiềm năng đối với cơng cuộc
phát triển theo hướng hiện đại hóa- cơng nghiệp hóa của huyện

5


Trình độ khoa học cơng nghệ
Q trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo
kiểu rút ngắn như nước ta hiện nay thì điều quan trọng là phải “đi tắt, đón đầu”, tận dụng tối đa những
thành tựu mà cuộc cách mạng khoa học, công nghệ mang lại. Để tận dụng triệt để lợi thế, giảm thiểu tối
đa những điều bất lợi thì khoa học cơng nghệ được xem là một giải pháp hữu dụng nhất. Bởi, hiện nay
chúng ta không chỉ mở rộng quy mô sản xuất, tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng mà quan trọng và giành
lợi thế hiện nay là phải nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế
theo chiều sâu. Ứng dụng, tích hợp và thích nghi được những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ
hiện đại hiện nay vào sản xuất là lời giải thảo toán cho bài toán phát triển của Việt Nam. Nhân tố quyết
định khả năng cạnh tranh của nền kinh tế hiện nay là trình độ khoa học cơng nghệ, trọng tâm là đội ngũ

trí thức - lực lượng nòng cốt của nguồn nhân lực chất lượng cao. Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: “Phát
triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững.
Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ vào phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển
theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế”. Khoa học cơng nghệ và nền kinh tế tri thức có tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, làm thay đổi quá trình tổ chức, trình độ chuyên môn và là động lực thúc đẩy người lao
động không ngừng học hỏi, tự đào tạo, tự trao dồi kiến thức. Vì vậy, cần đào tạo, bồi dưỡng thu hút các
nhân tài nhằm tạo ra một đội ngũ các chuyên gia, các nhà khoa có năng lực khoa học công nghệ giỏi phục
vụ sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Các chính sách hỗ tợ từ Nhà nước
Việc sử dụng, phân bổ, trọng dụng và thu hút nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao hợp lý dựa
trên cơ sở năng lực là động lực để người lao động phấn đấu, cống hiến và lên trong quá trình lao động.
Khi mà cơ hội thăng tiến rộng mở trên tiêu chí phẩm chất đạo đức và tài năng thực sự của bản thân người
lao động là nền móng bền vững để người lao động phát huy tối đa sự sáng tạo trong cơng việc, là bệ phóng
để họ khẳng định tài năng và chuyên tâm lao động, sản xuất cống hiến cho xã hội. Bên cạnh đó, chính
sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chính sách an sinh xã hội phù hợp sẽ là động lực thôi thúc tinh
thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, hay say lao động sản xuất của nguồn nhân lực.
4.3.Thực trạng nguồn nhân lực tại Bàu Bàng
Về dân số
Đảng bộ huyện Bàu Bàng có 23 chi, đảng bộ cơ sở, với 123 chi bộ trực thuộc, với 2.110 đảng
viên. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 42 đ/c, Ban Thường vụ Huyện ủy có 11 đồng chí. Huyện có 30
đại biểu HĐND huyện. Tổng số đồn viên, hội viên, cơng nhân viên chức lao động: 37.382 người (chiếm
40,1% dân số tồn huyện). Dân số có 24.107 hộ với dân số là 93.226 người; mật độ dân số: 274,2
người/km2. Ghi nhận tại Bàu Bàng cho thấy, hiện nhu cầu nhà ở của lực lượng lao động và các chuyên
gia tăng cao. Theo số liệu đến năm 2018, số lượng lao động Bàu Bàng xấp xỉ hàng trăm ngàn người. Số
chuyên gia đang có mặt ở đây lên đến hàng chục ngàn người. Mức thu nhập trung bình tại Bàu Bàng cũng
được coi là lý tưởng khi người lao động thu nhập từ 7 đến 15 triệu/ tháng và chuyên gia hơn 1000USD/
tháng.
Cơ cấu lao động
Lực lượng lao động gồm 61.343 người, chiếm 64,21% tổng số dân số (trong đó, ngành nơng

nghiệp: 29.629 người).
*Cơ cấu lao động (%):
Lĩnh vực
2016
2017
Nông nghiệp
58.32
55.53
Công nghiệp
29.70
31.93
Dịch vụ
11.98
12.54
6


Bảng 1: Cơ cấu lao động trong các lĩnh vực năm 2017
Trình độ học vấn
Tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương nói chung và Bàu Bàng nói riêng đến năm
2020 xác định phát triển giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ chiến lược nhằm nâng cao nguồn nhân lực của
về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ củ sản xuất. Phát triển giáo dục phải đồng
bộ ở tất cả các cấp học từ mầm non và tiểu học, trung học sơ sở, trung học phổ thông. Tiếp tục xây dựng
các trường mầm non và tiểu học ở những xã, phường, thị trấn chưa có , bảo đảm mỗi xã, phường ít nhất
một trường trung học cơ sở. Tiếp tục kiên cố hóa hệ thống trường học, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về
thiết bị dạy học trong các trường của tỉnh. Chú trọng đào tạo lực lượng lao động có trình độ kĩ thuật cao
cho các ngành cơng nghệ cao, phát triển đòa tạo nghề đáp ứng nhu cầu các khu công nghiệp của tỉnh trong
vùng. Để đáp ứng mục tiêu trên ngành giáo dục Bàu Bàng Bình Dương sẽ thu hút một lượng lớn giáo
viên và các cơ quan quản lí ngành.
Trình độ chun mơn kĩ thuật

Các chính sách của Đảng và nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là quốc sách, vừa là động lực vừa
là mục tiêu của sự phát triển bền vững của xã hội. Đào tạo đang trở thành một bộ phận đặc biệt của cấu
trức hạ tầng xã hội, là tiền dề quan trọng cho sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phịng an ninh. Qúa trình đào tạo làm biến đổi nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng và cơ cấu
nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người, phát triển toàn bộ và từng bộ phận trong cấu trúc
nhân cách, phát triển cả về năng lực vật chất và năng lực tinh thần. Chính vì lẽ đó trước đây trong cả một
cuộc đời của người lao động chr càn đào tạo một lần từ hệ thống chính quy cho lứa tưởi mẫu giáo, hệ
thống cấp học phổ thông, từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến trung cấp, cao đẳng, đại
học thì nay kiến thức ấy chưa được cập nhật chưa kịp thờ tất yếu phải được đào tạo và đào tạo lại. Từ
năm 2014, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được Chính phủ giao nhiệm vụ thu thập, tổng hợp chỉ
tiêu “Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo”, và việc này Bộ giao Cục Việc làm, không giao Viện Khoa học Lao
động và Xã hội. Để tổng hợp tính tốn chỉ tiêu này, Cục Việc làm dựa trên cơ sở Dữ liệu Cung lao động
được cập nhật hằng năm do Cục Việc làm triển khai từ năm 2010 trở lại đây. Cơ sở dữ liệu cung lao động
gồm có các thơng tin cơ bản về nhân khẩu học, trình độ giáo dục phổ thơng, trình độ chun mơn kỹ
thuật, lĩnh vực giáo dục – đào tạo, tình trạng hoạt động kinh tế của người lao động, do Ủy ban Nhân dân
cấp xã triển khai thu thập, cập nhật dữ liệu hàng năm và hiện có thơng tin của 21 triệu hộ gia đình. Từ cơ
sở dữ liệu cung lao động cho biết được chi tiết trình độ chun mơn kỹ thuật cao nhất mà người lao động
đạt được, theo đó, tỷ lệ này qua các năm như sau: năm 2014 là 49,14%; năm 2015 là 52,60%; năm 2016
là 53,00%; năm 2017 là 56,10% và ước tính năm 2018 là 58,60%. Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã
tổ chức phân tích các số liệu từ điều tra này và cho thấy theo kết quả điều tra năm 2017, tỷ lệ lao động
qua đào tạo 38,09%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có bằng/chứng chỉ là 21,73%;
tỷ lệ lao động là cơng nhân kỹ thuật khơng có bằng/chứng chỉ hay có kỹ năng/chứng chỉ nghề dưới 3
tháng là 16,36%. Mặc dù vậy, 22,24% những người hiện đang làm những cơng việc có kỹ năng trung
bình hoặc cao hơn từ 3 năm trở lên khơng được tính là lao động qua đào tạo mà lẽ ra, theo quy định tại
Nghị định 97, phù hợp với phân loại của ILO, họ phải được tính là lao động được đào tạo tại nơi làm việc.
Nếu trừ đi 2,7% người đang làm các cơng việc có kỹ năng giản đơn nhưng lại có trình độ trung cấp, cao
đẳng, thậm chí sau đại học. Vì thế tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt nam năm 2017 thực chất phải là
57,63% và số có bằng cấp, chứng chỉ là 22,3%. Con số của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo
là 56,1% cho năm 2017.
4.4.Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực.

Thực trạng hệ thống đào tạo
Trên cơ sở mục tiêu, nội dung và yêu cầu của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2011-2015,
Bình Dương đã xây dựng và triển khai thực hiện 8 đề án để nâng cao chất lượng NNL đội ngũ cán bộ,
7


cơng chức, viên chức. Trong q trình thực hiện, Bình Dương phê duyệt bổ sung 2 Đề án Ngành Giáo
dục - Đào tạo và Bộ Chỉ huy Quân sự. Giai đoạn 2011-2014, đã có 30.747 lượt cán bộ cơng chức, viên
chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ, kiến thức kỹ năng hành
chính, tin học, ngoại ngữ. Trong đó, đào tạo sau đại học trong nước 324 người, học tại các nước như Mỹ,
Úc, Nhật, Hàn, Trung Quốc 35 người... Bên cạnh đào tạo chun mơn, nghiệp vụ, Bình Dương cịn chú
trọng nâng cao trình độ cơng nghệ thơng tin (CNTT) cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm ứng dụng
vào q trình giải quyết cơng việc hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Từ năm 2011- 2014, Bình
Dương đã tổ chức 208 lớp CNTT cho 4.763 lượt cán bộ, cơng chức, viên chức, trong đó có 137 lãnh đạo
tham dự. Nhờ được bồi dưỡng kiến thức CNTT, cán bộ, công chức, viên chức đã được nâng lên rõ rệt với
90% cán bộ cấp tỉnh, huyện sử dụng máy tính và các nghiệp vụ thơng thường trên mạng… Đối với cơng
an, qn đội là lực lượng nịng cốt bảo vệ an ninh trật tự nên tỉnh đã phê duyệt nhiều đề án đào tạo, nâng
cao trình độ, chun mơn. Bình Dương cịn tổ chức các lớp trung cấp lý luận chính trị cho cơng chức các
cơ quan cơng an, viện kiểm sát, tòa án hoặc cử cán bộ các cơ quan này đi học cao cấp lý luận chính trị
nhằm nâng cao trình độ về lý luận và bảo đảm tiêu chuẩn của ngành khi đề bạt, bổ nhiệm. Để tạo nguồn
nhân lực cố định cấp xã, tỉnh tổ chức 2 khóa đào tạo với 196 học viên học trung cấp lý luận chính trị hành chính. Đến nay, 1 khóa có 83 học viên đã tốt nghiệp được bố trí về cơng tác tại xã, phường, thị trấn
trong tỉnh. Đối với NNL là học sinh, sinh viên, tỉnh thực hiện đề án tuyển chọn, đào tạo, hiện nay đã chọn
được 30 sinh viên và 34 học sinh lớp 12 các trường THPT trong tỉnh. Các em đều là những “hạt nhân” có
thành tích học tập xuất sắc được tạo điều kiện “chinh phục” tri thức để trở về phục vụ địa phương.
Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy
Chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2016-2020 là 1 trong
9 chương trình hành động để thực hiện nghị quyết của Đảng bộ huyện Bàu Bàng lần thứ XI, nhiệm kỳ
2015-2020 với mục đích sẽ thực hiện tốt chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ, thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách,
tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tạo sự chủ động trong công tác quy hoạch cán bộ, bảo đảm tính

kế thừa và sự chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ. Không những vậy mà chương trình cịn nhằm nâng cao
nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng trong công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có trí tuệ, kiến thức, năng lực hoạt động
thực tiễn. Đồng thời, điều này cịn góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đạt chuẩn, có phẩm chất đạo đức,
có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành; chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; có ý thức phấn đấu vươn lên, từng bước đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế. Cơng tác quy hoạch cán bộ được tiến hành đồng bộ và bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình
các bước, lấy quy hoạch cấp ủy là trung tâm của quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ
chốt, quy hoạch cấp dưới là cơ sở cho quy hoạch cấp trên, nhằm thực hiện chủ trương trẻ hóa và chuẩn
hóa đội ngũ cán bộ. Với nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thì các cấp ủy, tổ chức
Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên đã nâng cao nhận thức về công tác quy hoạch cán bộ và coi đó là
nhiệm vụ trọng yếu của cơng tác cán bộ; đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tích cực tổ chức thực hiện,
từng bước đưa công tác quy hoạch cán bộ đi vào nề nếp, góp phần thực hiện đồng bộ các khâu của công
tác cán bộ. Hầu hết các cấp ủy, tổ chức Đảng đã bám sát mục đích, u cầu, phương châm, ngun tắc,
quy trình đề ra trong các nghị quyết, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy và tình hình cụ thể của địa
phương, cơ quan, đơn vị để xây dựng quy hoạch cán bộ gắn với nhiệm kỳ của cấp ủy. Qua hơn 1 năm
thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2016-2020 cho
thấy, đội ngũ cán bộ ngày càng được chuẩn hóa về trình độ chun mơn, năng lực lãnh đạo, chất lượng
cơng tác tham mưu ngày càng được nâng lên góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị
cơ sở. Cấp ủy các chi, Đảng bộ cơ sở thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ công chức, những
người hoạt động không chuyên trách tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp
8


vụ, lý luận chính trị. Số lượng cán bộ đăng ký học các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngày càng nhiều... Về mặt
giáo dục, giảng dạy thì tồn ngành có 1.052 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Hầu hết nhà giáo đạt
trình độ chuẩn và trên chuẩn. Đa số cán bộ quản lý và giáo viên trẻ, nhiệt tình, tận tâm tận tụy với nghề,
có tinh thần tự học, tự rèn, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý và giảng dạy. Trên
nền tảng hoạt động giáo dục của huyện Bến Cát trước đây, trong năm học 2014- 2015, tồn ngành đã thực
hiện có hiệu quả các cuộc vận động lớn của ngành, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học,

bậc học. Giáo dục cần phát triển xứng tầm là huyện cơng nghiệp trong tương lai. Đó là tâm huyết và trăn
trở của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện. Ông Lê Khắc Tri, Chủ tịch UBND huyện Bàu Bàng nhìn nhận,
đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên hầu hết đều đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng vẫn còn một số chưa đáp
ứng nhu cầu, thiếu kinh nghiệm, sáng tạo trong đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và giảng dạy, tạo ra mặt
bằng giáo dục không đồng đều, thiếu bền vững, chưa tương xứng với chất lượng giáo dục toàn ngành
trong tỉnh. Chất lượng giáo dục ở các cấp học có chuyển biến nhưng thiếu vững chắc, đặc biệt ở cấp tiểu
học và THCS, công tác bồi dưỡng, tuyển chọn học sinh giỏi còn hạn chế… Từ những hạn chế trên, Huyện
ủy Bàu Bàng đã đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện giai đoạn 2015-2020 và
định hướng đến năm 2030
Thực trạng đào tạo nghề
* Đối tượng áp dụng: Người học là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia học
các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, trong đó ưu tiên người khuyết tật và các
đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng, người dân tộc
thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất
kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
* Điều kiện người lao động được hỗ trợ học nghề
- Trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15-55 tuổi; nam từ đủ 15-60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có
trình độ học vấn; trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ 14
tuổi; những người khơng biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thơng qua hình thức kèm
cặp, truyền nghề và phải đủ sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
- Có phương án tự tạo việc làm sau học nghề đảm bảo tính khả thi theo xác nhận của Ủy ban nhân
dân cấp xã hoặc được đơn vị sử dụng lao động cam kết tuyển dụng hoặc có đơn vị cam kết bao tiêu sản
phẩm sau học nghề.
- Đối với lao động nông thơn: Người lao động có hộ khẩu thường trú tại các xã đang trực tiếp làm
nông nghiệp hoặc thuộc gia đình có đất nơng nghiệp bị thu hồi.
- Đối với người khuyết tật: Có giấy xác nhận khuyết tật hoặc thẻ xác nhận là người khuyết tật hoặc
sổ lĩnh tiền trợ cấp hàng tháng (các xã tổng hợp danh sách gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội, sau đó Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp danh sách của các xã gửi trực tiếp về
Trung tâm dạy nghề Người khuyết tật của tỉnh để được đào tạo và quyết toán theo quy định).
- Đối với lao động bị mất việc làm:

+ Trường hợp làm việc theo hợp đồng có một trong các giấy tờ sau: Quyết định thôi việc, buộc
thôi việc; quyết định sa thải; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hồn thành cơng việc theo hợp đồng lao
động.
+ Trường hợp làm việc không theo hợp đồng: Giấy xác nhận của người sử dụng lao động.
+ Trường hợp tự tạo việc làm: Giấy đăng ký kinh doanh còn hiệu lực hoặc xác nhận của Ủy ban
nhân dân cấp xã (trong trường hợp khơng có giấy đăng ký kinh doanh).
- Đối với người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm thì ngồi các giấy tờ được quy định
tại Điểm đ cần bổ sung thêm chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã hồn thành khóa đào tạo trước đó.

9


- Đối với người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh: Quyết định thu hồi
đất còn trong thời hạn được hỗ trợ quy định tại Điều 4 Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015
của Thủ tướng Chính phủ.
- Người chấp hành xong án phạt tù.
Trong các đối tượng nêu trên, ưu tiên đào tạo nghề cho người lao động thuộc diện hưởng chính
sách ưu đãi người có cơng với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo tiêu chí của tỉnh),
người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp.
5.Giải Pháp và biện pháp khắc phục
5.1.Định hướng về nguồn nhân lực tại Bàu Bàng
Việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp huyện
Bầu Bàng là “chìa khóa” quan trọng để đi đến thành cơng trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của
huyện. Do đó, trong cơng tác phát triển nguồn nhân lực cho huyện Bầu Bàng nói chung và cho các khu
cơng nghiệp nói riêng cần phải có sự gắn kết giữa các chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược phát
triển nguồn nhân lực. Mối quan hệ gắn kết này thể hiện ở chỗ các chiến lược phát triển kinh tế, cụ thể là
các đề án, chiến lược phát triển ngành công nghiệp, phải đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về nhu cầu nguồn nhân
lực như số lượng, trình độ, tay nghề… đối với từng ngành nghề cụ thể. Trên cơ sở đó, các cơ quan lập
chiến lược phát triển nhân lực sẽ xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp.

Phương hướng phát triển nguồn nhân lực cho huyện Bầu Bàng trong bối cảnh hội nhập hiện nay
cần phải dựa vào các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế cụ thể để tiến hành quy hoạch, đưa ra các chỉ tiêu cụ thể
về số lượng lẫn chất lượng trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; từ đó, lập chiến lược và
đề ra các giải pháp thực hiện để đáp ứng các chỉ tiêu trên. Dựa vào các quy hoạch, đề án và mục tiêu phát
triển các ngành công nghiệp như trên, chúng tôi đề xuất phương hướng phát triển nguồn nhân lực cho
huyện Bầu Bàng trong bối cảnh hội nhập như sau:

Thực hiện đi trước đón đầu Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng
đồng ASEAN, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Dương từ nay đến năm 2025 sẽ là phát triển
các ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành kỹ thuật cao, có giá trị gia tăng cao như điện tử - tin học - viễn
thơng, cơ khí chế tạo, vật liệu mới, hóa - dược, công nghệ sinh học, đồng thời giảm dần số lượng lẫn quy
mô hoạt động của các ngành thâm dụng lao động một cách hợp lý. Do đó, huyện cần tập trung phát triển
số lượng và chất lượng lao động cho các ngành công nghiệp hỗ trợ, dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, dược
phẩm, điện tử, viễn thơng và tin học.
 Do ảnh hưởng từ các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh đối với các lĩnh vực thâm
dụng vốn, công nghệ cao và các ngành dịch vụ phục vụ cho công nghiệp xuất khẩu như logistic, vận
tải, dịch vụ công nghệ cao… dẫn đến số lượng các doanh nghiệp FDI sẽ ngày càng tăng. Do đó, bên
cạnh việc nâng cao trình độ học vấn, chun mơn, thì việc đào tạo thêm ngoại ngữ cho người lao động
cũng là hoạt động cần thiết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho huyện Bầu Bàng
Các trường và cơ sở đào tạo cần phải dựa trên phương hướng và mục tiêu phát triển của các
ngành công nghiệp ưu tiên, các ngành công nghiệp mũi nhọn, và các ngành dịch vụ phục vụ cho hướng
phát triển trên để mở thêm các ngành đào tạo phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ trong
tương lai của các ngành này. Ngoài ra, khi cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch, một số lượng không
nhỏ lao động khơng có trình độ sẽ bị đào thải. Do đó, huyện Bầu Bàng cũng cần phải có chính sách đào
tạo cho các lao động này để họ có thể kiếm tìm cơng việc mới.
Khai thác tốt, có hiệu quả thời kỳ “dân số vàng” của huyện, tập trung phát triển nguồn nhân
lực nhằm huy động cao nhất nguồn cung lao động cho phát triển kinh tế xã hội của huyện. Kết hợp chặt
chẽ, có kế họach giữa phát triển nhân lực tại chỗ và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm lâu
dài
10



5.2.Giải pháp về nguồn nhân lực tại Bàu Bàng
Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và chuyên môn kỹ thuật cho người lao động
là giải pháp cơ bản và lâu dài để phát triển chất và lượng nguồn lao động, nhằm thực hiện mục tiêu 70%
lao động trên địa bàn huyện có tay nghề và qua đào tạo, đồng thời đáp ứng cung - cầu lao động trong các
khu công nghiệp huyện. Để việc giáo dục và đào tạo có hiệu quả, huyện Bầu Bàng cần phải tập trung vào
các giải pháp sau:
 Có các chính sách khuyến khích người lao động tự nguyện tham gia các khóa đào tạo, nâng cao
tay nghề, như: giảm học phí, hỗ trợ tài liệu, thực hành, giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp… Các
chính sách này khơng chỉ dành riêng cho người lao động trong tỉnh, mà nên mở rộng cho cả đối tượng
lao động ngoại tỉnh. Bởi vì lao động nhập cư khơng chỉ chiếm đa số trong nguồn nhân lực ở các khu
công nghiệp mà cịn đóng góp khơng nhỏ cho sự phát triển của cơng nghiệp và nền kinh tế tồn huyện.
Bên cạnh đó, huyện cũng cần phải có chủ trương yêu cầu và thúc đẩy các doanh nghiệp có sự đãi ngộ,
khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động học tập và nâng cao trình độ chun mơn. Việc đào tạo
khơng nhất thiết phải được thực hiện ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hay dạy nghề, mà có thể
được tổ chức định kỳ ngay tại doanh nghiệp và do các chuyên gia của doanh nghiệp trực tiếp hướng dẫn
và giảng dạy.
 Quy hoạch và tiêu chuẩn hóa hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề
trong huyện. Tạo điều kiện phát triển hệ thống các trường này thơng qua việc đa dạng hóa các loại hình
trường cơng lập và tư thục. Khuyến khích mở các cơ sở đào tạo của tư nhân và nước ngoài để nâng cao
tính cạnh tranh trong chất lượng đào tạo.
 Tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trên địa bàn huyện, nên tập trung phát
triển đào tạo một số ngành thuộc chiến lược phát triển của huyện. Các ngành nghề đào tạo phải gắn với
nhu cầu của thị trường và yêu cầu của các doanh nghiệp. Nên tăng cường tính liên kết giữa các trường
với các doanh nghiệp để việc đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động có hiệu quả.
 Đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo đổi mới, hiện đại hóa chương trình,
nội dung giảng dạy theo hướng chủ động gắn đào tạo với yêu cầu của sản xuất, nâng cao kỹ năng thực
hành, học viên có năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất. Các cơ sở
đào tạo phải đổi mới phương pháp dạy nghề, ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào giảng dạy; phát

huy tính chủ động của học viên, tăng thời gian thực hành, thực tập và tự rèn luyện của học viên; kết hợp
dạy nghề với thực hành tại doanh nghiệp.
 Từng bước xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghề theo hướng để học viên có thể tiếp tục
liên thơng giữa trình độ đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nội dung, chương trình đào tạo nghề trình độ cao được xây dựng theo hướng tiếp cận với trình độ tiên
tiến trong khu vực và trên thế giới.
 Cần phải có kế hoạch đầu tư thu hút đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng chất lượng cao, để tạo
nền tảng căn bản cho sự phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh trong tương lai. Đồng thời, thiết lập và tăng
cường liên kết với các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo có uy tín của TPHCM để nâng cao trình
độ và chất lượng giảng dạy, tìm kiếm nguồn cung lao động có trình độ từ các trường này.
 Cần phải đứng ra liên kết các doanh nghiệp, các trung tâm tư vấn và sàn giao dịch việc làm trong
và ngoài tỉnh, tổ chức các dịch vụ cung cấp thông tin về cơ hội đào tạo và thị trường nghề nghiệp cho
lao động ngoại tỉnh, lao động nông thôn, nhằm khai thác triệt để các nguồn lao động từ các tỉnh thành
khác.
 Tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng giúp cho người lao động và các nhà
tuyển dụng có thể gặp gỡ nhau trực tiếp. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao
trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc tham dự các phiên giao dịch việc làm. Thực hiện các biện
pháp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thông tin về sàn giao dịch việc làm để người lao động có thể
11


tiếp cận tìm kiếm cơng việc phù hợp. Ngồi ra, cần phải nâng cao trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm của
đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động.
 Bên cạnh đó, huyện cũng cần phải giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các trung tâm môi
giới, sàn giao dịch việc làm, nhằm đảm bảo tính trung thực và tuân thủ pháp luật của các đơn vị này.
Tránh tình trạng các đơn vị này thu phí nhưng lại khơng đáp ứng thỏa đáng u cầu nhân lực của doanh
nghiệp, cũng như việc làm cho người lao động, gây mất niềm tin cho cả doanh nghiệp và người lao
động.
 Tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ trực tiếp từ các website, báo điện tử, các đài phát thanh và truyền
hình địa phương về các chính sách lao động, giới thiệu việc làm,… quảng bá rộng rãi trong nhân dân

lao động. Đặc biệt là đối với các sinh viên, học viên tại các trường nghề và các tầng lớp thanh niên trong
độ tuổi lao động.
 Tăng cường liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trong và ngồi tỉnh với các
trung tâm mơi giới, sàn giao dịch việc làm và các doanh nghiệp, nhằm tìm kiếm nguồn cung lao động
có kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

12


Tài liệu tham khảo:
Bình Dương. (2019, 8 22). Retrieved from vi.wikipedia.org:
/>Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bàu Bàng năm 2018. (2017, 11 14). Retrieved
from :
/>Một số số liệu chủ yếu về huyện Bàu Bàng đến 31/12/2017. (2018, 08 27). Retrieved from
:
/>Thảo, T. (2016, 08 29). Bàu Bàng: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Retrieved from
: />Thảo, T. (2017, 08 16). Bàu Bàng: Quy hoạch gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Retrieved
from : />
13



×