Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.78 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
----------

DƯƠNG THỊ THỦY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO QUAN ĐIỂM
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM
NON HUYỆN THUẬN THÀNH,
TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
----------

DƯƠNG THỊ THỦY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO QUAN ĐIỂM
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM
NON HUYỆN THUẬN THÀNH,
TỈNH BẮC NINH
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến

HÀ NỘI - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Dương Thị Thủy, học viên Cao học khóa 23, chuyên ngành
Quản lý Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục. Tôi xin cam đoan rằng: Luận
văn “Quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm
lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh” là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được
ghi rõ nguồn. Tơi xin chịu trách nhiệm nếu có những sao chép không hợp lệ.
Tác giả

Dương Thị Thủy


ii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến:
GS.TS Nguyễn Thị Hồng Yến đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi
trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn;
Q Thầy, Cơ đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức khoa học,
kinh nghiệm q báu giúp tơi hồn thành khóa học và thực hiện đề tài
của mình;
Phịng Giáo dục và đào tạo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; cán bộ

quản lý và giáo viên các trường mầm non huyện Thuận Thành đã tạo điều
kiện giúp đỡ cũng như đã cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết giúp tơi
hồn thành luận văn này;
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp Trường mầm non Nguyệt Đức,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, bạn bè thân hữu và gia đình đã hỗ trợ, tạo
điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn

Dương Thị Thủy


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................. II
MỤC LỤC................................................................................................................................................. III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................................................ VI
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................................... VI
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................................................... VII
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN


1
2
2
3
3
3
3
4
5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO QUAN
ÐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON....................................................6
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
6
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài......................................................................................................6
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước.........................................................................................................7
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
9
1.2.1. Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi..................................................................................9
1.2.2. Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi...................................................................10
1.2.3. Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.....12
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ
LÀM TRUNG TÂM Ở TRƯỜNG MẦM NON
12
1.3.1. Đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi..............................................................................12
1.3.2. Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non.................13
1.3.3. Nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm ở trường mầm non...........................................................................................................17
1.3.4. Phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy

trẻ làm trung tâm ở trường mầm non.....................................................................................................19
1.3.5. Hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm ở trường mầm non...........................................................................................................20
1.3.6. Đánh giá hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ở trường mầm non..................................................................................................................21
1.4. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM
TRUNG TÂM Ở TRƯỜNG MẦM NON
22
1.4.1. Phân cấp quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm ở trường mầm non...........................................................................................................22
1.4.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm ở trường mầm non...........................................................................................................22
1.4.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non.........................................................................................23
1.4.4. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non.........................................................................................25
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo


iv
dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non.........................................................................................26
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO QUAN ĐIỂM GIÁO
DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở TRƯỜNG MẦM NON
28
1.5.1. Yếu tố khách quan..........................................................................................................................28
1.5.2. Yếu tố chủ quan.............................................................................................................................29
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ÐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO QUAN
ÐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH.....31
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC MẦM NON Ở HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

31
2.1.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.....31
2.1.2. Về hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ..............................................................................................32
2.2. KHÁI QUÁT VỀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
32
2.2.1. Mục đích khảo sát..........................................................................................................................32
2.2.2. Nội dung khảo sát...........................................................................................................................32
2.2.3. Phương pháp khảo sát...................................................................................................................33
2.2.4. Ðối tượng khảo sát.........................................................................................................................33
2.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
33
2.3.1. Thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm ở trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh..................................................33
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh............................................39
2.3.3. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh............................................................................................................................................45
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG.
49
2.4.1. Những ưu điểm và kết quả chính...................................................................................................49
2.4.2. Hạn chế...........................................................................................................................................50
2.4.3. Nguyên nhân..................................................................................................................................50
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................................................... 51
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ÐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO QUAN ÐIỂM
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH...............52
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
52
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu................................................................................................52
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn................................................................................................52

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống................................................................................................53
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học...............................................................................................53
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả...................................................................................53
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa..................................................................................................54
3.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở
CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH
55
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức hoạt động vui chơi
và quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâM
..................................................................................................................................................................55
3.2.2. Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu tổ chức hiệu quả
hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.............57
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.................................................................61
3.2.4. Xây dựng mơi trường giáo dục an tồn và thân thiện trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.........................................................63
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...............................................................................65
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP
68


v
3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP
68
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm...................................................................................................................68
3.4.2. Nội dung, cách thức khảo nghiệm..................................................................................................69
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm......................................................................................................................69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................................... 73

1. KẾT LUẬN
2. KHUYẾN NGHỊ

73
73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 75

PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
GDMN
GD&ĐT
HĐVC
LTLTT
ĐTB
ĐLC

Nghĩa đầy đủ
Giáo dục mầm non
Giáo dục và Đào tạo
Hoạt động vui chơi
Lấy trẻ làm trung tâm
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm...............................................................................................................................35
Bảng 2.2: Thực trạng sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...............................................................................................................36


vii
Bảng 2.3: Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...............................................................................................................37
Bảng 2.4: Thực trạng đánh giá hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm.................................................................................................................................................38
Bảng 2.5: Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm...............................................................................................................................39
Bảng 2.6: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...............................................................................................................41
Bảng 2.7: Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...............................................................................................................42
Bảng 2.8: Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo
quan điểm lấy trẻ làm trung tâm....................................................................................................................44
Bảng 2.9: Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...............................................................................................................46
Bảng 2.10: Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...............................................................................................................47
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi và tính cấp thiết ở các biện pháp các biện pháp........................70

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết của HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
theo quan điểm giáo dục LTLTT..................................................................................................................33
Biểu đồ 2.2: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi theo quan điểm giáo dục LTLTT...........................................................................................................34


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là tương lai của đất nước - đó chính là khẩu hiệu hành động nói
lên tầm quan trọng của trẻ em, nhất là lứa tuổi mầm non. Ở bậc mầm non,
nhất là lứa tuổi 5-6 tuổi, trẻ em đã có những thay đổi về suy nghĩ, tâm sinh lý
phát triển hơn để chuẩn bị hành trang vào lớp 1. Chính vì vậy, các em thường
tự tin, năng động và thậm chí hiếu động hơn. HĐVC của trẻ mẫu giáo lứa tuổi
này cũng được nhiều nhà trường mầm non quan tâm chú ý và được các chủ
thể quản lý quan tâm đặc biệt.
Thông qua HĐVC, trẻ được thỏa mãn nhu cầu hoạt động, giúp trẻ thực
hành những kỹ năng đã có và học những kỹ năng mới. Hình thành cho trẻ trí
tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ, tăng cường khả năng nhận thức…
Đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi, trẻ được chuẩn bị tâm thế tự tin hơn để bước vào
lớp một.
Giáo dục trẻ theo quan điểm này sẽ hình thành và phát triển ở trẻ sự tự
tin, biết cách học, biết cách chơi, trẻ trở nên năng động và sáng tạo trong tư
duy; biết cách ứng xử trong những tình huống cụ thể của cuộc sống phù hợp
với lứa tuổi.
Thời gian qua, các cấp các ngành huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
luôn quan tâm đến quản lý giáo dục, nhất là đối với bậc mầm non. Đối với
bậc học này, bên cạnh hoạt động quản lý chuyên môn, quản lý HĐVC của trẻ,
nhất là trẻ 5-6 tuổi luôn được quan tâm vì đây là lứa tuổi hiếu động, chuẩn bị
“tạm biệt” mầm non. Từ kết quả quản lý, HĐVC của trẻ 5-6 tuổi đã đi vào
nền nếp; trẻ không bị tự kỷ; không bị chấn thương trong vận động; gia đình
n tâm với nhà trường và các thầy cơ giáo; các nhà trường được sự tin tưởng

của phụ huynh… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản
lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại
các trường mầm non huyện Thuận Thành cịn một số hạn chế: Cơng tác quản
lý đôi khi chưa chủ động, kịp thời; chất lượng quản lý nhiều khi mang tính


2

hình thức; nội dung quản lý chưa phù hợp; biện pháp quản lý chậm đổi mới…
Nguyên nhân của thực trạng trên là do nhận thức của chủ thể về công tác quản
lý chưa thống nhất; hình thức, phương pháp quản lý chậm đổi mới; nguồn lực
cho công tác quản lý chưa đảm bảo; cơ sở vật chất, hiệu quả hoạt động giáo
dục, năng lực đội ngũ... chưa được coi trọng đúng mức, một số trường cũng
đã quan tâm đến công tác quản lý HĐVC cho trẻ song hiệu quả chưa cao vì
chưa có cách giải quyết thỏa đáng dựa vào nghiên cứu.
Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý HĐVC cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm LTLTT để từ đó đề ra những biện pháp
đồng bộ, có tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non
là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu.
Thời gian qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ở trong và ngồi nước
có liên quan đến quản lý, quản lý giáo dục và quản lý đào tạo… song chưa có
cơng trình nào đề cập vấn đề quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan
điểm LTLTT ở các trường mầm non huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn “Quản lý hoạt động vui chơi
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở các
trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn
thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý HĐVC
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục LTLTT ở các trường mầm

non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đề xuất một số biện pháp quản lý
hoạt động này trong những năm tiếp theo.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm
giáo dục LTLTT ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh


3

4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo
dục LTLTT ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã đạt
được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nếu đề
xuất được những biện pháp quản lý phù hợp thì chúng sẽ tác động tích cực
đến hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng HĐVC cho trẻ 5-6 tuổi theo
quan điểm giáo dục LTLTT ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi theo quan điểm giáo dục LTLTT ở các trường mầm non.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo
quan điểm giáo dục LTLTT ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh.
5.3. Ðề xuất một số biện pháp quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
theo quan điểm giáo dục LTLTT ở các trường mầm non huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh.
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
theo quan điểm giáo dục LTLTT ở các trường mầm non huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh.
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Đề tài khảo sát 21 cán bộ quản lý (Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó
hiệu trưởng); 123 giáo viên mầm non tại các trường mầm non huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra để thăm dò ý kiến đối
với cán bộ quản lý và giáo viên với mục đích xác định những nội dung liên


4

quan đến hoạt động bồi dưỡng qua đó thu thập và điều tra những thông tin
quan trọng và cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thu thập các minh
chứng và tìm hiểu các kế hoạch liên quan tới hoạt động bồi dưỡng của
giáo viên.
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của lãnh đạo Phòng GD&ĐT,
Hiệu trưởng trong các nhà trường, các nhà quản lý giáo dục làm cơ sở cho
việc nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các cán bộ quản lý trong nhà
trường, giáo viên với mục đích thu thập các minh chứng thiết thực làm sáng
tỏ kết quả của đề tài nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp thống kê toán học: Căn cứ vào các số liệu thu
thập được phân tích, tính tốn các xác suất thống kê. Sử dụng phần mềm
SPSS 20.0 để xử lý số liệu.
8. Đóng góp của luận văn

8.1. Về lý luận
Góp phần bổ sung, hoàn thiện và làm phong phú thêm hệ thống lý luận về
quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục LTLTT ở các
trường mầm non nói chung, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
8.2. Về thực tiễn
- Làm tài liệu tham khảo cho đơn vị để nâng cao chất lượng công tác
quản lý. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho các đơn vị khác.
- Xây dựng các biện pháp quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
theo quan điểm giáo dục LTLTT ở các trường mầm non huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh.
- Các cơ quan quản lý giáo dục, các trường mầm non có thể tham khảo
kết quả nghiên cứu của luận văn để đề ra các biện pháp quản lý HĐVC cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục LTLTT ở các trường mầm non
với điều kiện và môi trường tương tự.


5

9. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu: Đề cập một số vấn đề chung của đề tài.
Phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường
mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Phần kết luận và khuyến nghị.


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO QUAN ÐIỂM GIÁO DỤC
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
- Sách chuyên khảo: Mối quan hệ giữa quản lý và đào tạo của các tác
giả Michelle A. Miller-Day, Janet Alberts, Michael L. Hecht, Melanie R. Trost,
Robert L. Krizek, Nxb Tâm lý học báo chí, New York, Mỹ năm 2014 [1].
Trong cơng trình này, tác giả đã nêu lên mối quan hệ hữu cơ giữa quản
lý và đào tạo, coi đây là mối quan hệ không thể tách rời. Thực đúng như vậy,
quản lý và đào tạo là 2 mặt của một thể thống nhất trong nhà trường khi
chúng cũng hướng vào mục tiêu giáo dục đào tạo. Tác giả đã phân tích cặn kẽ
mối quan hệ này, nêu lên các thành tố tạo thành mối quan hệ; nội dung hình
thức quan hệ và các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ. Cuốn sách là tài liệu tham
khảo hữu ích cho cán bộ quản lý.
- Luận án tiến sĩ Luật học: Quản lý trong dạy học trong các trường đại
học công của Viunov Andrei Viacheslavovich, Khoa luật Trường đại học
Tổng hợp Tomsk [15].
Trong luận án này, tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận quản lý
dạy học như nội dung, khái niệm, hình thức, biện pháp quản lý; quan hệ phối
hợp trong quá trình quản lý; các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý. Bên
cạnh đó, tác giả cũng phân tích thực trạng quản lý dạy học trong các trường
đại học công từ đó đánh giá và đề xuất biện pháp quản lý hữu hiệu.
- Sách: “Quản lí chất lượng giáo dục tại Mauritius và các quyết định

của Hiệu trưởng đến cải thiện môi trường giáo dục” của tác giả Jean Claude
Ah-teck, 2014 [13].


7

Cuốn sách tập hợp những giá trị lý luận to lớn về quản lý chất lượng
giáo dục trong hệ thống nhà trường ở Hà Lan. Trong cơng trình của mình, tác
giả đã nghiên cứu làm rõ khái niệm quản lý, khái niệm chất lượng và các yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng giáo dục. Từ nghiên cứu, tác giả đề xuất
một số biện pháp quản lý chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Tác giả
kế thừa lý luận mà cơng trình xây dựng vào thực hiện đề tài của mình.
Như vậy, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về quản lý HĐVC của trẻ
mẫu giáo theo quan điểm giáo dục LTLTT.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Tác giả Phạm Thu Thương (2020) đã nghiên cứu tại 3 trường mầm non
địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh về quản lý HĐVC của
trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục LTLTT. Tác giả chỉ ra rằng: Bên cạnh
những mặt mạnh về thực trạng quản lý thì trường Mầm non Thị Trấn Lâm
Thao vẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định như: Nhận thức của đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên về nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục theo quan
điểm giáo dục LTLTT còn chưa sâu [14].
Nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục LTLTT
ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên của tác
giả Đinh Thị Hải Anh (2019). Kết quả cho thấy phần lớn giáo viên và cán bộ
quản lý có nhận thức đúng đắn về khái niệm hoạt động giáo dục LTLTT và tổ
chức hoạt động giáo dục LTLTT tại các trường mầm non. năng lực tổ chức
hoạt động giáo dục LTLTT của giáo viên mặc dù chưa phát triển ở trình độ
cao nhưng cũng đã đạt được hiệu quả nhất định trong quá trình giáo dục. Tuy
nhiên, hình thức tổ chức và nội dung hoạt động giáo dục LTLTT cho trẻ còn

đơn điệu, nhàm chán, lặp đi, lặp lại, chưa thực sự sáng tạo, linh hoạt. Chính vì
vậy, giáo viên khơng có hứng thú trong việc tổ chức hoạt động giáo dục
LTLTT cho trẻ, một công việc tưởng đơn giản nhưng thực tế lại là khó khăn
của nhiều giáo viên trong trường mầm non hiện nay [2].


8

Nghiên cứu của tác giả Bùi Hoa Mai (2020) trình bày thực trạng hoạt
động giáo dục; thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và
thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động giáo dục trẻ giáo 5-6 tuổi
theo quan điểm giáo dục LTLTT. Tác giả chỉ ra rằng: Bên cạnh những mặt
mạnh về thực trạng quản lý thì trường Mầm non Thị Trấn Lâm Thao vẫn còn
những tồn tại và hạn chế nhất định như: Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên về nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm giáo
dục LTLTT còn chưa sâu. Công tác chỉ đạo giáo viên phối hợp với cha mẹ trẻ
đạt hiệu quả chưa cao [11].
Nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Trúc (2020) đã đưa ra cơ sở lý luận,
thực trạng quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo và đề xuất các biện pháp quản lý
HĐVC cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, Thành
phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo
dục mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trên địa bàn nghiên cứu hiện
nay [5].
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Mùi (2016), đã đề xuất 5 biện pháp
quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường Mầm non thành phố
Hải Dương: 1 là Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
về tổ chức HĐVC cho trẻ. 2 là Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức
HĐVC cho trẻ 5-6 tuổi. 3 là Bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐVC cho giáo
viên... 4 là Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường... 5 là
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐVC cho trẻ 5-6

tuổi [12].
- Nhóm tác giả Đỗ Thị Kim Ngân, Đồng Văn Toàn (2019) khi nghiên
cứu thực trạng việc tổ chức thực hiện chương trình GDMN ở các trường Mầm
non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, đã chỉ ra rằng: “Các biện
pháp quản lý chương trình GDMN của Hiệu trưởng thực sự có ảnh hưởng
quan trọng đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà


9

trường. Những ưu điểm trong công tác quản lý đã góp phần ổn định và nâng
cao chất lượng giáo dục. Mặc dù, cịn những khó khăn cơ bản, điển hình nhất
là việc đề ra các biện pháp sát thực, phù hợp, có tính khả thi và đây cũng là
khó khăn lớn nhất đối với việc thực hiện chương trình GDMN trong mỗi nhà
trường” [17].
Tổng quan, các cơng trình nghiên cứu trên cho thấy: chưa có cơng trình
cụ thể nào nghiên cứu, đi sâu vào vấn đề về công tác quản lý HĐVC của trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục LTLTT. Vì vậy tác giả chọn đề tài
này với hy vọng nêu ra các biện pháp quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi theo quan điểm giáo dục LTLTT ở các trường mầm non huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho trẻ đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
1.2. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản của đề tài
1.2.1. Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Hoạt động vui chơi của trẻ mầm non được hiểu: là cách trẻ tương tác
với đối tượng tương tác khơng có chủ đích nhưng mang lại trạng thái tinh
thần thoải mái, dễ chịu cho trẻ tạo nền tảng cho sự phát triển nhân cách.
Hoạt động chơi cũng đóng vai trị lớn trong việc hình thành kỹ năng
nhận thức và thể chất. Chơi hỗ trợ phát triển toàn diện thần kinh, một nhân tố
quyết định khả năng học ở cấp độ cao hơn của trẻ như đọc, viết và toán số.

Hoạt động chơi cũng tạo điều kiện cho các tương tác xã hội diễn ra
trong môi trường lớp học mầm non. Thơng qua hoạt động chơi, trẻ hình thành
sự tự tin và học cách tin tưởng người khác, học cách chia sẻ, cho và nhận, thể
hiện ý tưởng và cảm xúc, biết chọn lựa, biết thể hiện tình thân, đón nhận quan
điểm của người khác và gắn kết với mọi người.
Vui chơi giúp kích thích sự phát triển não bộ và tăng khả năng sáng tạo
ở trẻ nhỏ. Chỉ khi chơi, cảm xúc của trẻ mới thực sự được thoải mái, tinh thần
vui vẻ nên tiếp thu tốt nhất.


10

Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn hiện nay là con trẻ đang ngày
càng ít được vui chơi. Thứ nhất là do sự nuông chiều, bao bọc của người lớn.
Nguyên nhân thứ hai chính là ở các thiết bị điện tử cơng nghệ. Và việc
bảo những đứa trẻ “ra ngồi vui chơi” không hề dễ dàng. Những sản phẩm
công nghệ (điện thoại thơng minh, tivi và trị chơi điện tử) đã khiến trẻ chỉ
muốn nằm trong nhà và không muốn ra ngoài vận động.
Những trẻ được chơi tự do với vật liệu, đồ chơi thể hiện sự vượt trội so
với những trẻ khác về nhiều mặt như: kỹ năng tư duy và năng lực giải quyết
vấn đề; định hướng tiêu và kiên trì thực hiện. Chơi cũng giúp thúc đẩy sự
sáng tạo và trí tưởng tượng, phát triển khả năng phân tích, phán xét, tổng hợp,
xây dựng của trẻ và giúp trẻ hiểu được mối quan hệ nhân quả.
1.2.2. Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
* Quản lý
Quản lý là một phạm trù xuất hiện từ lâu, khi xã hội phân chia giai cấp
có lẽ đã có sự quản lý. Quản lý nói lên mối quan hệ giữa “người chủ” với đối
tượng quản lý - “người bị quản lý”. Quản lý bắt nguồn từ phân cơng lao động
của xã hội lồi người nhằm điều khiển, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của cá
nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất, hướng tới hoàn thành mục tiêu

chung có hiệu quả. Có thể nói, xuất phát từ những khía cạnh nghiên cứu khác
nhau mà nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước đã có những cách quan
niệm của riêng họ khi bàn về khái niệm “quản lý”.
Nghiên cứu về phạm trù này, đã có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong
phạm vi đề tài, tơi khơng trích dẫn các quan điểm đó. Tuy nhiên, phải thống
nhất rằng dù ở thời kì nào, giai đoạn nào của lịch sử xã hội, quản lý đều thể
hiện mối quan hệ hai chiều giữa người quản lý và đối tượng quản lý. Trong xã
hội tư bản, kể cả xã hội Xã hôi chủ nghĩa, quản lý đôi khi nhầm lẫn giữa
người chủ sử dụng lao động với người lao động. Tuy nhiên đó chỉ là trong
một lĩnh vực nhất định. Hiện nay, xã hội đang có sự giao lưu, hội nhập quốc


11

tế, khái niệm quản lý cần được hiểu rộng hơn, sâu hơn. Song dù có sâu rộng
đến đâu, theo tơi, quản lý vẫn sẽ được hiểu là việc: Người quản lý sử dụng
các công cụ quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện chức
trách nhiệm vụ được giao.
* Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được hiểu là
cách thức chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý (giáo viên mầm
non) nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định mà người quản lý hướng đến.
Qua việc quan sát và tham gia vui chơi trẻ em, giáo viên có cái nhìn sâu
sắc hơn vào khả năng tư duy và phát triển của trẻ. Qua đó giáo viên có thể
chọn lựa phương pháp giảng dạy phù hợp, gồm giảng trực tiếp, đặt câu hỏi để
kích thích trẻ, xây dựng các hoạt động mang tính thử thách, tạo cơ hội cho trẻ
biết cách hợp tác và giải quyết vấn đề. Dưới đây là các hình thức chơi thường
gặp ở trẻ mầm non:
+ Độc lập (một mình): Trẻ chơi một mình với đồ chơi theo ý tưởng
của mình.

+ Song song (2 người): Hai trẻ ngồi chơi bên cạnh nhau. Hai trẻ có thể
bắt chước nhau hoặc thực hiện những hoạt động rất khác nhau với cùng món
đồ chơi.
+ Hợp tác: Trẻ cùng chơi với bạn, cùng giải quyết vấn đề, chia sẻ ý
tưởng và đồ chơi.
+ Tự định hướng: Trẻ thực hiện một ý tưởng hay chơi đồ chơi một
mình hoặc cùng bạn, nhưng có sự hỗ trợ hoặc tham gia của người lớn.
+ Vận động tinh: Trẻ tìm hiểu các tính chất của đồ vật qua các giác
quan và hoạt động thể chất, ví dụ chơi với cát, nước, nặn đất sét, tạo hình từ
giấy bồi…
+ Lắp ráp - xây dựng: Trẻ dùng đồ vật và đồ chơi lắp ráp để tạo ra
nhiều thứ khác nhau theo nhiều cách khác nhau.
+ Đóng kịch: Trẻ giả vờ đóng kịch, bắt chước hoặc diễn lại các tình huống


12

về cảm xúc, sự kiện, con người hoặc con vật bằng ngôn ngữ và hành động.
+ Biểu tượng: Trẻ dùng đồ vật tượng trưng cho một thứ khác theo trí
tưởng tượng của trẻ. Khi trẻ lớn hơn, khả năng hình dung của chúng tốt hơn,
trẻ sẽ dễ dàng dùng nhiều đồ vật khác với thực tế hơn.
+ Vận động thô: Là các hoạt động đòi hỏi trẻ sử dụng cơ, thường là các
hoạt động ngồi trời, trẻ có thể chạy nhảy, leo trèo và chạy xe.
1.2.3. Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm
lấy trẻ làm trung tâm
Dựa trên các quan điểm của tác giả trước, tác giả cho rằng: “Quản lý
HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục LTLTT là quá trình
xây dựng mục tiêu quản lý; quản lý nội dung; thực hiện các phương pháp
quản lý hoạt động; chỉ đạo thực hiện kế hoạch và quản lý việc kiểm tra, đánh
giá trong quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo của chủ thể quản lý tác động có

định hướng lên đối tượng quản lý, nhằm sử dụng hiệu quả nhất các tiềm
năng, các cơ hội của tổ chức, để đạt mục tiêu quản lý hoạt động vui chơi cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục LTLTT”.
1.3. Một số vấn đề chung về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non
1.3.1. Đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Đặc điểm tâm lý trẻ 5-6 tuổi về mặt cảm xúc và trí tuệ: trí thơng minh
và cảm xúc của trẻ được phát triển và mọi nhận thức mới đều kích thích trẻ
vui vẻ, hứng thú và say mê; tính tị mị tạo ra nhiều cảm xúc tích cực; trong
trị chơi, học tập và tự phục vụ, những sự thành công và thất bại là sức mạnh
để trẻ phát triển tình cảm và trí tuệ.
Đặc điểm tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi về mặt đạo đức: Bằng cách hiểu ý nghĩa
của các chuẩn mực hành vi tốt và xấu. Giao tiếp với mọi người thơng qua
niềm vui; do gia đình, nhà trẻ xây dựng những thói quen sinh hoạt tốt... Trẻ
biết cần có nhiều hành vi tốt để làm hài lòng mọi người.


13

Mức độ nhận thức ngày càng đa dạng và phong phú về kiểu và loại.
Mức độ có chủ đích của q trình tinh thần thể hiện rõ ràng hơn, có ý
thức hơn.
Tính mục đích hình thành và phát triển ở trình độ cao hơn.
Độ nhạy của các giác quan được tinh luyện hơn.
Khả năng kiểm soát các phản ứng tâm lý được phát triển.
Sự phát triển của tư duy đặc biệt quan trọng trong các đặc điểm tâm lý
trẻ 5 - 6 tuổi. Trẻ có thể xác lập những tư duy đơn giản đến phức tạp qua sự
kết hợp giữa giữa các loại hình, thao tác và các sự kiện, hiện tượng, thơng tin
thiết lập mối quan hệ nhanh chóng...
1.3.2. Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong chương trình

giáo dục mầm non
Trẻ thích tưởng tượng.
Đối với trẻ ở lứa tuổi từ 0 - 6 tuổi, trí tưởng tượng và óc sáng tạo có tốc
độ phát triển rất nhanh. Đặc biệt đối với trẻ 5 - 6 tuổi đã có sự hồn thiện về
ngơn ngữ, kỹ năng lẫn thể chất nên bé sẽ có thể tưởng tượng rất tốt. Nếu ba
mẹ định hướng và phát triển đúng thì có thể tạo điều kiện để bé làm được
những điều không tưởng.
Nhận thức của trẻ về khái niệm cơ bản như thiện, ác, tốt xấu đã bắt đầu
có sự phân biệt rõ ràng. Trẻ bắt đầu thích nghe câu chuyện cổ tích về nhân vật
trong trí tưởng tượng mà ba mẹ thường kể hàng đêm trước giờ đi ngủ. Tâm lý
trẻ 5 - 6 tuổi chủ yếu thích làm nhân vật có tính cách tốt như hồng tử, nhà
vua, cơng chúa... Trẻ hồn tồn có thể tự kể ra một câu chuyện do mình tự
nghĩ ra cho mọi người cùng nghe.
Vì thế, để giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, khi con kể chuyện hoặc muốn
chơi cùng ba mẹ thì tốt nhất các phụ huynh nên dành thời gian cho con. Đây là
cách lý tưởng nhất để trí tưởng tượng của con được cải thiện mỗi ngày.
Trẻ hay sợ bóng tối và con vật.


14

Điều tiếp theo mà các ba mẹ có con ở độ này cần chú ý chính là trẻ hay
sợ bóng tối và con vật. Giai đoạn này, trẻ bắt đầu biết cảnh giác với nỗi sợ.
Điều này xuất phát từ việc ba mẹ và người thân thường đưa ra những lời đe
dọa khiến trẻ có cảm giác sợ hãi khi ở trong bóng tối.
Điều tiếp theo mà ba mẹ cần làm để khắc phục là cho con ngủ riêng để
đối mặt với nỗi sợ. Cho trẻ thường xuyên chơi với những con vật mà trẻ sợ,
để trẻ thấy rằng những con vật là không đáng sợ. Dần dần trẻ sẽ u thích và
thích chơi với những con vật đó.
Trẻ thường ích kỷ.

Tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi thường bé bắt đầu biết ý thức về sở hữu cá nhân,
trẻ thường ích kỷ hơn so với các lứa tuổi khác. Lứa tuổi này, trẻ đã lớn hơn,
nhận thức rõ ràng hơn về sự sở hữu nên trẻ thường sẽ không chia sẻ những đồ
dùng của mình cho người khác, thậm chí người thân.
Trẻ thường giữ đồ của mình và khơng muốn cho ai bất kỳ cái gì. Điều
này có 2 mặt, một là trẻ biết ý thức và tự trọng rất tốt, cịn lại trẻ q ích kỷ có
thể ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ sau này, biến trẻ trở thành người hẹp hòi,
tham lam. Ba mẹ cần điều chỉnh càng sớm càng tốt để trẻ sống cởi mở và thân
thiện hơn, tránh cảm giác bị xa lánh khi đến trường hoặc ở nhà.
Trẻ hay ganh đua và ghen tỵ.
Điều tiếp theo mà ba mẹ cần biết khi chăm sóc và dạy dỗ một đứa trẻ
ở độ tuổi từ 5 - 6 tuổi chính là bé lúc này rất hay ganh đua và ghen tỵ. Điều
này cũng xuất phát từ việc trẻ ý thức về cá nhân quá cao, cái tơi đứng lên
trên tất cả, trẻ trở nên ích kỷ hơn nên có tâm lý ganh đua và ghen tỵ đối với
các bạn khác.
Nếu trẻ ở nhà có anh chị em thì bé thường ghen tỵ với anh chị em về sự
đối xử của ba mẹ dành cho trẻ. Nếu trẻ ở trường thì bé ganh đua với các bạn
cùng lớp.


15

Nếu ở trường, bạn cùng lớp có món đồ mà trẻ thích thì về nhà trẻ cũng
địi hỏi ba mẹ mua cho mình để khơng thua kém bạn bè. Đây là tâm lý chung
của những đứa trẻ được nuông chiều hoặc là con một.
Ba mẹ cần điều chỉnh hành vi của trẻ bằng chính cách đối xử cơng bằng
với trẻ và các trẻ khác trong nhà. Thầy cô ở trường cũng nên công bằng với
tất cả trẻ để hạn chế tối đa tính ganh đua trong tâm lý trẻ 5-6 tuổi.
Trẻ thường bướng bỉnh.
Tương tự như các lứa tuổi khác, khi trẻ 5-6 tuổi trẻ thường bướng bỉnh

hơn, muốn làm theo ý mình và thể hiện cái tơi cá nhân. Thậm chí để bảo vệ
quan điểm cá nhân, trẻ chấp nhận “cãi” với người lớn, thậm chí ba mẹ.
Ba mẹ cần giải thích rõ cho trẻ những vấn đề trên tránh để trẻ tiêu cực
và trở nên bướng bỉnh, ít nói thì sẽ rất khó khăn để nắm bắt tâm lý và suy nghĩ
của trẻ. Tâm lý trẻ 5-6 tuổi thể hiện với mọi người là mình đã lớn nên càng
muốn thể hiện quan điểm riêng. Vì thế, đối với trẻ - ba mẹ cần điều chỉnh,
lắng nghe và quan sát thật kỹ.
Trẻ hay nhõng nhẽo.
Đặc điểm mà ba mẹ cần chú ý khi con đến giai đoạn mẫu giáo lớn
chính là trẻ rất hay nhõng nhẽo. Nhất là với những trẻ được ba mẹ nuông
chiều và là con một thường rất hay nhõng nhẽo và muốn đáp ứng mọi yêu cầu
ngay lập tức, bất kể đó là yêu cầu gì ở đâu?
Khi gặp trường hợp này, ba mẹ cần nghiêm khắc, dứt khoát và cho trẻ
hiểu đâu là giới hạn. Nếu trẻ tiếp tục địi hỏi thì cần có phương pháp cứng rắn,
kỷ luật rõ ràng nếu vượt qua giới hạn mà ba mẹ đã đề ra. Ba mẹ cần điều
chỉnh từ từ để con trưởng thành hơn, tránh nhõng nhẽo quá mức là hư trẻ.
Sự phát triển nhận thức trẻ mẫu giáo lớn.
Để hiểu rõ hơn về tâm lý trẻ 5-6 tuổi thì ba mẹ cần tham khảo thêm về
sự phát triển nhận thức trẻ mẫu giáo lớn. Cụ thể như sau:
Biết đếm và hiểu rõ con số.


16

Thời điểm trẻ được 5-6 tuổi cũng là lúc trẻ đã bắt đầu chuyển sang học
mẫu giáo lớn, làm quen với kiến thức học tiểu học để chuẩn bị nền tảng tốt
nhất để lên lớp 1. Vì thế, yêu cầu tối thiểu của trẻ ở thời điểm này là biết đếm
từ 1 đến 10 và hiểu rõ con số.
Điều đó có nghĩa là trẻ nhận mặt số tốt, biết đếm theo thứ tự từ 1 đến
10 và ngược lại. Ví thế, ba mẹ cần cho con học ở trường mẫu giáo hoặc tự dạy

cho con những điều này. Đây là điều kiện cơ bản để trẻ làm quen với mơn
Tốn ở lớp 1 tiểu học vào năm sau. Nắm được điều này, trẻ mới có thể học lên
những kiến thức mới vào lớp 1 bậc phổ thơng theo chương trình giáo dục mới
hiện nay.
Hiểu được khái niệm thời gian.
Bên cạnh đó, tâm lý trẻ 5-6 tuổi thể hiện ở chỗ trẻ ở độ tuổi này đã có
khả năng hiểu về khái niệm thời gian một cách rõ ràng. Trẻ biết buổi sáng,
buổi trưa và buổi tối. Biết mấy giờ và nhận thức rõ về khoảng thời gian.
Trẻ đã đi học mẫu giáo lớn nên trẻ hiểu thời gian là như thế nào. Cuối
tuần là ngày nào và trẻ cần làm gì trong ngày?
Nhớ màu sắc và hình ảnh.
Tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi thể hiện ở việc trẻ đã nhớ được màu sắc và hình
ảnh. Nếu như với trẻ 3 tuổi thì bé cịn chưa phân biệt được các màu chính xác
thì đến khi đủ 5 - 6 tuổi, trẻ đã biết được các màu như xanh, đỏ, tím vàng…
đồng thời phân biệt được các màu đó một cách chính xác.
Bên cạnh đó, trẻ nhận thức hình ảnh khá tốt nhờ trí tưởng tượng phong
phú. Nếu ba mẹ đầu tư cho con học vẽ thời điểm này thì có thể giúp trẻ phát
huy được sở trưởng của mình một cách tối đa.
Nhận thức được giới tính.
Điều mà ba mẹ cần biết được giúp trẻ định hướng và phân biệt đúng
cách chính là giới tính. Tâm lý trẻ 5-6 tuổi thể hiện con đã nhận thức rõ ràng


×