Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 56 TUỔI”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.92 MB, 18 trang )

ĐỀ TÀI “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI”
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta biết rằng “Vận động” là một trong những hoạt động chính của
con người, trong thực tế có rất nhiều loại vận động được thể hiện theo nhiều
cách, nhiều kiểu và nhiều hình thức khác nhau, vận động ít hay nhiều, mạnh hay
nhẹ đều tùy theo độ tuổi, theo thời gian và cũng tùy thuộc vào mục đích của vận
động.
Ở đây chúng ta chỉ xét “Vận động” ở mức độ trẻ Mầm Non. Trẻ mầm non
là lứa tuổi nhỏ nhất, thực hiện các vận động nhỏ, nhẹ, đơn giản nhất và giai đoạn
này cũng chính là giai đoạn mà người lớn chúng ta có thể đánh giá về thể lực, trí
tuệ và hành động của một đứa trẻ trong tương lai. Do vậy ngay khi lọt lòng mẹ ra
nhìn thấy đứa trẻ khỏe mạnh, hồng hào là một niềm hạnh phúc nhất của người
làm cha làm mẹ, nhưng họ sẽ còn lo lắng, theo giõi con mình từng giây, từng
phút, và quảng thời gian tiếp theo xem đứa trẻ đó vận động như thế nào, có “Ba
tháng biết lẫy, bẩy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi” như ông bà ta thường
nói hay không. Khi đứa trẻ đến tuổi đến trường, họ lại tiếp tục theo dõi quan sát
xem, con mình như thế nào, có tích cực tham gia vào các trò chơi vận động như
các bạn bè trang lứa hay không hay chỉ ngồi thụ động nhìn bạn bè chơi một cách
vô hồn không cảm xúc...
Trong thực tế cho thấy rằng trẻ có rất nhiều biểu biện khác nhau, có trẻ
thích vận động, nhưng có trẻ lại không thích, không chủ động mà chỉ vận động
khi có tác động từ bên ngoài hay từ một người khác. Là một giáo viên mầm non
hàng ngày tiếp xúc với trẻ tôi nhận ra một đứa trẻ ham hoạt động là biểu hiện của
một đưa trẻ thông minh, nhanh nhẹn, và sáng tạo, trái lại những đưa trẻ ít chủ
động trong việc vận động sẽ khiến đứa trẻ đó thụ động, kém phát triễn về thể chất
và trí tuệ. Mặt khác, ngày nay cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự
dồi dào thực phẩm, sự chăm sóc ăn uống quá mức yêu cầu về năng lượng cũng
như việc xem tivi, video, chơi trò chơi điện tử nhiều, đã tạo nên tình trạng dư
cân, béo phì... ở trẻ em.
Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, cơ thể đã cứng cáp, cân đối hơn so với các


độ tuổi 3-4 tuổi. Ở độ tuổi này trẻ thường rất hiếu động và vận động không biết
mệt mỏi, luôn có ý thức thi đua với bạn trong luyện tập vì vậy trẻ thường hay
thực hiện các vận động một cách vội vàng, sai tư thế, các kỷ năng chưa được
khéo léo, thuần thục. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển toàn
diện cho trẻ sau này
1


Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc giáo dục vận động cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo
dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi” nhằm góp phần rèn luyện và phát triển
các kỷ năng vận động cũng như khả năng phối hợp nhịp nhàng các giác quan
cũng như các bộ phận của cơ thể khi vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi một
cách hiệu quả.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Thực trạng của vấn đề
Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện,
hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và
thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học. Trong đó giáo dục thể chất là mục
tiêu quan trọng, yêu cầu cuối cấp mầm non trẻ phải đạt các mục tiêu của chương
trình: trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi;
thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; có khả
năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng
trong không gian, có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi
tay….Nhưng trong thực tế thì chúng ta thấy rằng để đạt được một mục tiêu như
thế là không hề đơn giản, đặc biệt là đối với trường học ở vùng nông thôn như
cơ sở vật chất phục vụ cho bộ môn vận động không đầy đủ, chưa có phòng giáo
dục thể chất và khu tập luyện riêng biệt cho trẻ, giáo viên lại ít chú tâm đến vấn
đề phát triển vận động vì chỉ chú tâm vào việc học chữ cái, toán và các kỹ năng
khác, mặt khác lại lo sợ các hoạt động vận động đó sẽ không an toàn đối với trẻ

dẫn đến các tai nạn thương tính cho trẻ khi ở trường mầm non….
Bước vào năm học mới tôi được trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi,
Qua vài tuần tiếp xúc với trẻ tôi thấy rằng nhận thức và ngôn ngữ của trẻ phát
triển tương đối tốt tuy nhiên nhìn vào thể trạng của trẻ tôi thấy trẻ phát triển
không đồng đều, trẻ thì còi nhỏ, trẻ thì quá béo phì, trẻ thì quá nhút nhát, thụ
động và không thích khám phá các sự vận hiện tượng xung quanh, đặc biệt là
không thích tham gia các trò chơi vận động cùng cô và cùng bạn, nhưng cũng có
rất nhiều trẻ vì quá hiếu động, hăng hái tham gia các vận động mà lại hoạt động
một cách vội vàng, hiếu thắng nên thường thực hiện sai các tư thế vận động ảnh
hưởng đến sự phát triển cân đối của cơ thể trẻ sau này, bên cạnh đó trẻ còn dễ bị
xây xát, vấp ngã …điều này có nghĩa là kỹ năng vận động của trẻ còn rất kém.
2. Kết quả của thực trạng trên
- Lớp Mẫu giáo lớn A có 2 giáo viên phụ trách có 35 trẻ trong đó có 15
cháu trai và 20 cháu gái.
Để có thể đánh giá được thực trạng thể chất của trẻ, ngay từ đầu năm học
khi mới nhận lớp (đầu tháng 9/2014 ) tôi đã thực hiện khảo sát trẻ:
2


* Kết quả như sau:
Tiêu chí

Số trẻ
đạt

Tỷ lệ

Số trẻ
chưa đạt


Tỷ lệ

1

Sức khỏe của trẻ

26/35

74,3%

9/35

25,7%

2

Tích cực tham gia hoạt
động

26/35

74,3%

10/35

25,7%

3

Trẻ thực hiện đúng các

bài tập vận động cơ
bản

25/35

71,4%

8/35

28,6%

4

Kỷ năng phối hợp nhịp
nhàng các giác quan và
các bộ phận trên cơ thể
khi thực hiện các vận
động

24/35

68,5%

11/35

31,5%

TT

Ghi

chú

3. Nhận thức mới - Giải pháp mới
Từ kết quả khảo sát trên, là một giáo viên đứng lớp tôi thật sự băn khoăn
trăn trở về thể trạng đặc biệt là các kỷ năng vận động của trẻ. Sau một thời gian
tìm tòi suy nghĩ tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp mình được tốt hơn nhằm cải thiện thực
trạng hiện tại ở lớp mình phụ trách. Vậy để cải thiện thực trạng này ở lớp mình,
tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém về các kỷ năng
vận động của trẻ và tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi như sau:
Biện pháp 1: Tạo môi trường lớp học và bổ sung đồ dùng dụng cụ,
nguyên vật liệu cho trẻ phát triển vận động.
Đối với hoạt động giáo dục thể chất thì đồ dùng dụng cụ cho trẻ thực hiện
rất quan trọng. Sử dụng đồ dùng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Có đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn đa
dạng phong phú làm cho hoạt động thêm sinh động hấp dẫn khiến trẻ hứng thú
hơn nên đạt kết quả cao. Nhận thức được tầm quan trọng việc sử dụng đồ dùng
đồ chơi để giúp trẻ phát triển vận động ngay từ đầu năm học nhà trường đã mua
sắm bổ sung các đồ dùng dụng cụ hiện đại phục vụ cho việc giáo dục thể chất
cho trẻ như dụng cụ đấm bốc, dụng cụ ném bóng vào rổ, cầu trượt, xích đu…
(Ảnh 1)

3


Ảnh 1: Một số trang thiết bị phát triển thể chất
Ngoài các đồ dùng đồ chơi ngoài trời hiện đại của nhà trường, ngay từ đầu
năm học tôi đã thống kê danh mục các đồ dùng dụng cụ hiện có, rà soát theo
danh mục đồ dùng tối thiểu theo thông tư 34 để tham mưu với nhà trường bổ

sung đủ số lượng theo quy định.
Ví dụ như mua
sắm bổ các trang thiết bị
phục vụ cho môn học
thể dục của trẻ như đồng
phục thể thao của trẻ,
dây thừng, booling,
bóng, vòng, gậy, cổng
chui… để phục vụ cho
việc giáo dục thể chất
cho trẻ (Ảnh 2), nếu
không có phương tiện
để hoạt động trẻ không
thể thực hiện được các
bài tập phát triển các kỷ
năng vận động của
mình, điều này không
chỉ làm chậm trễ quá
trình phát triển của trẻ
mà còn ảnh hưỡng đến
chất lượng chung của cả
trường và của toàn
nghành giáo dục.
4

Ảnh 2: Một số dụng cụ phát triển thể chất của lớp


Không chỉ bổ sung các đồ dùng dụng cụ tối thiểu, tôi còn sưu tầm và làm
bổ sung một số đồ dùng đồ chơi và nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm tăng cường

thêm các bài tập, các trò chơi để trẻ có thể rèn luyện các kỷ năng kỷ xảo của
mình như các loại dây (sợi len, dải lụa, sợi gai, dây chun, dây nilon…), rổ mẹt có
vẽ các trò chơi dân gian như cua cắp, ô ăn quan, cát, sỏi, hột hạt, cúc áo, một số
đồ dùng đan, tết, bện, cài khuy, buộc dây, cắt, dán, tô màu …(Ảnh 3)

Ảnh 3: Một số nguyên vật liệu giúp trẻ phát triển vận động tinh
Bên cạnh đó, việc tạo môi trường học tập cho trẻ cũng rất quan trọng. Một
môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động vì vậy việc xây
dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết. Đối với lớp
học ngay từ đầu năm tôi trang trí lớp đẹp theo các chủ đề để gây hứng thú cho trẻ
khi tới trường, với mỗi chủ đề tôi luôn có sự thay đổi phù hợp, gợi mở ý tưởng
sáng tạo của trẻ trong hoạt động góc tạo các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp học.
Đặc biệt, tại lớp tôi đã trang trí một góc vận động riêng cho trẻ hoạt động
Xây dựng góc vận động, để
thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên
truyền đến tất cả các bậc phụ
huynh, tôi chọn vị trí trước cửa lớp.
Tôi sử dung các hình ảnh vui tươi
ngộ nghĩnh của trẻ khi tham gia các
trò chơi dân gian, trò chơi vận động
để trang trí góc vận động, sắp xếp
các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ
lấy, dễ sử dụng (Ảnh 4)

Ảnh 4: Góc vận động của lớp lớn A
5


Sau khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi có tiến bộ nhiều hơn, trẻ
tham gia vận động một cách tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời giúp phụ huynh

lớp tôi thấy được sự phát triển về khả năng vận động của con mình đồng thời
nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục phát triển thể
chất cho trẻ.
Không chỉ tạo góc vận động, tôi còn tận dụng các khoảng không gian trống
trong và ngoài lớp học để thiết kế các bài tập vận động trên sàn nhằm giúp trẻ rèn
luyện các kỷ năng vận động ở mọi lúc mọi nơi, ví dụ ở lối đi ra góc vận động tôi
thiết kế bài tập bật xa - đi trong đường hẹp - đi bình thường - đi nối gót bàn chân
tiến - bật chụm tách chân qua 5 ô - đi theo đường díc dắc (Ảnh 5)… Từ việc
trang trí đơn giản như thế nhưng qua những giờ ra chơi, đón trả trẻ… tôi thấy trẻ
lớp mình thường xuyên thực hiện các bài tập đó một cách tích cực và hứng thú,
đặc biệt khi một nhóm trẻ cùng nhau thực hiện có trẻ làm tốt cũng có trẻ làm
chưa đúng nhưng sau khi được bạn sửa sai, nhắc nhở thì trẻ đã biết điều chỉnh và
thực hiện tốt hơn. Qua đó trẻ thể hiện sự linh hoạt, tháo vát, quyết tâm, long dũng
cảm, sức chịu đựng, khả năng phản ứng nhanh nhẹn, khéo léo…Như vậy, các bài
tập ở góc đã giúp trẻ củng cố và rèn luyện các kỷ năng vận động một cách tự
nhiên và thoải mái nhất.
Ảnh 5: Một số bài tập ở lối đi của góc vận động
Hay để rèn luyện thêm một số kỷ năng vận động khác cho trẻ mà trên tiết
học tôi thấy mức độ đạt được của trẻ còn thấp như nhảy lò cò, bật chụm tách
chân, từ đó tôi cũng tận dụng lối đi vào lớp học để trang trí các bài tập phù hợp
nhằm rèn luyện kỷ năng cho những trẻ yếu đồng thời giúp những trẻ khá đạt
được mức độ cao hơn (Ảnh 6).
Ảnh 6: Bài tập nhảy lò cò, bật chụm tách chân, đi theo đường díc dắc
Trên là những bài tập giúp trẻ phát triển vận động thô và để rèn luyện thêm
các vận động tinh tôi còn lựa chọn một số góc yên tĩnh như góc cầu thang, hiên
sau để thiết các trò chơi dân gian như trò chơi “Ô ăn quan”, trò chơi “Cua cắp”.
Lúc đầu kỷ năng cầm sỏi của trẻ còn rất hạn chế, trẻ thường làm rơi các viên sỏi,
phải dùng 2 tay để cầm sỏi, thao tác chơi còn chậm chưa khéo léo linh hoạt tuy
nhiên điều đó càng ngày càng được cải thiện. Và thật bất ngờ qua nhiều lần tổ
chức cho trẻ chơi tôi thấy kỷ năng chơi của trẻ ngày càng thuần thục hơn, trẻ có

thể dùng 1 tay để chơi, thao tác tay nhanh nhẹn, linh hoạt, không làm rơi vãi sỏi
khắp nơi như trước, việc phối hợp các ngón tay và chuyển động của các ngón tay
ngày càng nhuần nhuyễn.

6


Ảnh 7: Một số trò chơi dân gian trên sàn
Từ môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ, giúp
cho trẻ tính tích cực chủ động tham gia các trò chơi các bài tập vận động để đạt
kết quả cao. Cũng chính nhờ bổ sung đầy đủ kịp thời các đồ dùng dụng cụ, thiết
kế các bài tập phát triển vận động đẹp mắt phù hợp mà kỷ năng vận động của trẻ
được rèn luyện mọi lúc mọi nơi dưới nhiều hình thức khác nhau mang lại hiệu
quả thiết thực cho việc phát triển thể chất ở trẻ.
Biện pháp 2: Lồng ghép tích hợp các hình thức khác nhau một cách
linh hoạt sáng tạo vào hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
* Hình thức tiết học:
Trong tất cả các hoạt động thì tiết học thể dục được coi là hình thức cơ bản
để cung cấp, củng cố các kỷ năng kỷ xảo cho trẻ. Nhiệm vụ chuyên biệt của gờ
học thể dục là giúp hình thành những kỷ năng vận động đúng, qua đó phát triển
các tố chất thể lực cho trẻ.
Trong giờ học thể dục, nếu như trước đây chỉ với một cái xắc xô là chúng
tôi có thể dạy trẻ mà không chú ý đến việc tích hợp các hoạt động khác, sử dụng
thêm các dụng cụ hỗ trợ khác làm cho tiết học thể dục trở nên khô khan, cứng
nhắc, không tạo được hứng thú và cảm xúc tích cực cho cả người học và người
dạy dẫn đến việc trẻ thụ động trong các kỷ năng vận động. Nhận thức rõ điều
này, trong các giờ học thể dục tôi chú ý thiết kế bài dạy xuyên suốt chủ đề chủ
điểm, lựa chọn các động tác trong bài tập phát triển chung phù hợp nhằm hỗ trợ
cho vận động cơ bản và tích hợp các hoạt động khác như văn học, âm nhạc vào
tiết học nhằm tạo hứng thú vào kích thích trẻ tham gia hoạt động.

Ví dụ: Với đề tài “Bật xa 50cm” trong chủ điểm động vật. Đầu tiên tôi
chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 mũ thỏ, vạch bật 50cm, nhạc các bài hát “Chú thỏ con” và
“Trời nắng trời mưa”. Ở phần ổn định lớp tôi kể cho trẻ nghe một đoạn truyện
“Củ cải trắng” và trò chuyện về các chú thỏ rồi cho các chú thỏ đi vào rừng
7


kiếm ăn. Phần khởi động tôi cho các chú thỏ đi các kiểu đi kết hợp với nhạc bài
hát “Chú thỏ con” và đi về đội hình 2 hàng dọc đứng quay mặt vào nhau. Phần
trọng động tôi đã chú ý sử dụng các động tác tay chân bụng bật phù hợp với vận
động cơ bản trong phần bài tập phát triển chung và cho trẻ tập trên nền nhạc của
bài hát “Trời nắng trời mưa”. Sang phần vận động cơ bản khi cho trẻ làm các
chú thỏ bật qua suối tôi mở nhạc với âm lượng vừa đủ bài “Trời nắng trời mưa”
để trẻ thực hiện và thi đua nhau. Để hỗ trợ cho vận động cơ bản tôi còn cho trẻ
chơi trò chơi vận động “Cáo ơi ngủ à”, khi chơi trẻ đọc lời thơ “trên bãi cỏ; chú
thỏ non; tìm rau ăn; rất vui vẻ; thỏ nhớ nhé; có cáo gian; đang rình đấy; thỏ nhớ
nhé; chạy cho nhanh; kẻo cáo gian; tha đi mất” và làm động tác bật tiến về trước
làm các chú thỏ đi kiếm ăn khi cáo xuất hiện sẽ chạy nhanh về nhà. Và hồi tĩnh
tôi cho trẻ làm các chú thỏ nhẹ nhàng đi tham quan trong khu rừng.
Việc sử dụng âm nhạc cũng như thơ truyện trong các tiết học thể dục tạo
hứng thú, kích thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động vui vẻ, không mệt mỏi
suốt giờ học, giúp tiết học trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ hơn.
Trong tiết học, ngoài việc phát triển các vận động cơ bản, trẻ còn được rèn
luyện ý thức tổ chức kỷ luật và đội hình đội ngũ. Quá trình hoạt động, trẻ phải
tuân thủ các hiệu lệnh của cô, phối hợp với bạn một cách nghiêm túc, đúng kỷ
luật.
Một điều quan trọng khi giáo dục phát triển vận động cho trẻ cần phải hiểu
rõ đặc điểm cá nhân của trẻ để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung,
phương pháp và khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của
trẻ. Nếu bài dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến

tác dụng rèn luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng
thú. Ngược lại, nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến người
tập sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình
độ và sức khỏe của học sinh là không đồng đều, ngoài việc quan tâm đến sức
khỏe chung của toàn lớp tôi còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ
từng trẻ cá biệt trong lớp. Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự quan
tâm và thấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên.
Ảnh 8: Một số tiết học phát triển thể chất thể nghiệm
* Hình thức ngoài tiết học
Ngoài hình thức tiết học, trẻ còn được phát triển thể chất với các hình thức
khác như thể dục sáng, hoạt động ngoài trời, các hội thi hoặc ở mọi lúc mọi nơi.
Đây là những hình thức giúp trẻ rèn luyện những kỷ năng vận động đã được hình
thành trên giờ thể dục. Đối với trẻ, hoạt động thể dục sáng nếu được tổ chức
thường xuyên sẽ giúp trẻ hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao
8


đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể, giúp các khớp, dây chằng được mềm dẻo, linh
hoạt; đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng,
nhanh nhẹn, giảm động tác thừa và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái vui tươi đón
ngày hoạt động mới
Để giờ thể dục sáng có hiệu quả giáo viên có thể sử dung các bài hát phù
hợp với chủ đề trẻ đang học. Ví dụ: Chủ điểm động vật, phần khởi động tôi cho
trẻ tập với bài “Chicken dance”- khi nhạc nhanh trẻ sẽ làm các động tác nhanh
và ngược lại; Còn phần trọng động tôi cho trẻ tập với bài “chú ếch con”

Lời ca

Động tác


Kìa chú là chú ếch con có 2 là 2 mắt tròn.
Chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề
vườn xoan
Bao nhiêu chú trê non cùng bao cô cá rô
ron, tung tăng chiếc vây son nhịp theo trống
ếch vang dồn
Kìa chú là chú ếch bé ngoan là ngoan nhất
nhà. Chú học thuộc bài xong rồi chú hát thi
cùng họa my.
Bao nhiêu chú chim ri cùng bao cô cá rô
phi, nghe tiếng hát mê ly cùng vui thích chí
cười khì.
Những bài hát với tiết tấu nhanh, mạnh, tính chất vui tươi để trẻ có thể
thực hiện nhiều động tác khác nhau với các dụng cụ như vòng, bông xù… khiến
cho các bài tập thể dục sáng không chỉ mang tính rèn luyện sức khỏe mà còn
mang tính trình diễn đẹp mắt (Ảnh 11). Còn phần hồi tĩnh cho trẻ làm các chú
chim bay nhẹ nhàng theo nền nhạc bài “Chào bình minh”

Ảnh 10: Trẻ tập với vòng và bông xù
9


Trong giờ hoạt động ngoài trời, trẻ có nhiều cơ hội vui chơi tiếp xúc với
các đồ chơi dụng cụ tập luyện hiện đại. Đối với trẻ nông thôn việc được tiếp xúc
và vui chơi với các dụng cụ tập luyện hiện đại là rất hạn chế nên những giờ vui
chơi tự do trẻ rất hào hứng say mê tập luyện với các dụng cụ như đấm bao cát,
ném bóng vào rổ, xích đu, cầu trượt... Vì đây là những dụng cụ hiện đại, mới lạ
đối với trẻ nên trẻ rất hứng thú khám phá vui chơi nhưng do chưa có kinh nghiệm
và kỷ năng vận động còn chưa thành thạo nên kết quả chơi thường rất thấp và trẻ
hay bị ngã, va vấp trong quá trình vận động. Để giúp trẻ tôi chú ý hướng dẫn trẻ

cách chơi, tư thế khi chơi, và bao quát trẻ chơi để có thể uốn nắn kịp thời những
kỷ năng trẻ làm chưa đúng, những tư thế sai lệch... Từ đó, trẻ có thể rèn luyện
những kỷ năng vận động còn yếu trở thành các kỷ xảo. Chẳng những thế mà sau
nhiều lầm chơi, tỷ lệ trẻ ném bóng trúng đích khi chơi trò chơi bóng rổ đạt đến
90% so với 20% khi mới tập luyện. Điều đó chứng tỏ rằng kỷ năng ném trúng
đích cũng như kỷ năng phối hợp tay, mắt của trẻ dần hoàn thiện một cách tích
cực.
Bên cạnh trò chơi vận động, các hội thi thể thao, các ngày hội ngày lễ cũng
là những hoạt động mà trẻ rất hứng thú tham gia. Trong đó,“Ngày hội thể thao”
chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong trường mầm non nói chung và trong
lĩnh vực giáo dục phát triển vận động nói riêng. Đây là dịp trẻ được rèn luyện cơ
thể, khích lệ lòng yêu thích thể dục thể thao, góp phần củng cố và hoàn thiện kỷ
năng vận động ở trẻ. Nó xác định kết quả giáo dục của cô giáo và sự tập luyện
của trẻ, tạo ra không khí thi đua, rèn luyện thể dục giữa các lớp trong một trường
và các trường với nhau.
Vào tháng 3 năm 2015, trường Mầm non Quỳnh Thạch tổ chức thành công
hội thi “Ngày hội thể thao của bé” cho trẻ khối mẫu giáo. Tham gia hội thi trẻ
được trải qua 3 phần thi đòi hỏi khả năng cá nhân cũng như kỷ năng phối hợp
nhóm. Qua hội thi trẻ được trải nghiệm các hoạt động như đội hình đội ngũ, đồng
diễn thể dục nhịp điệu, nhảy erobic và các trò chơi vận động như nhảy bì (MG
lớn), chuyền bóng bằng lưng (MG Nhỡ), lăn bóng theo đường díc dắc (MG Bé).
Trong ngày hội, tất cả trẻ đều được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thể dục
thể thao; thi đua, thi đấu thể thao một cách tích cực hào hứng sôi nổi.
Qua đó, thúc đẩy các hoạt động tập thể, tạo không khí náo nức cho trẻ vì
trẻ được tham gia “biểu diễn”, “thi tài” cùng các bạn lớp mình cho các bạn xem.
Quá trình hoạt động tập thể như vậy sẽ phát triển ở trẻ tính linh hoạt, mạnh dạn,
tinh thần tập thể và để lại cho trẻ những cảm xúc vui tươi, phấn khởi, óc thẩm mỹ
về “những vận động viên nhí” khi biểu diễn (Ảnh 12). Và để các phần thi hấp
dẫn, trẻ hứng thú biểu diễn giáo viên đã thiết kế các bài thi có động tác đẹp mắt,
phù hợp, sử dụng bông xù và vòng thể dục trong các bài tập tạo cảnh quan vô

cùng đẹp mắt

10


Ảnh 12: Nơ tay, bông xù cho trẻ
Việc tổ chức hội thi mang lại hiệu quả rõ nét. Trẻ được thực hành trải
nghiệm phát triển vận động, giáo viên có thêm kinh nghiệm giáo dục phát triển
vận động cho trẻ, phụ huynh tin tưởng và ngày càng gắn kết phối hợp với giáo
viên và nhà trường một cách có hiệu quả. Nâng cao chất lượng giáo dục trong
trường mầm non.
Cũng giống như hội thi thể thao, các ngày hội trong các dịp lễ tết như
“Ngày hội đến trường”, “Vui hội trăng rằm” … các giáo viên cũng có thể tổ chức
một số trò chơi vận động như trò chơi chuyền bóng, kéo co… tạo cơ hội cho trẻ
vui chơi nhằm phát triển thể chất cho trẻ. Những trò chơi sử dụng trong các ngày
hội nên lựa chọn trò chơi mang tính tập thể để trẻ luyện kỷ năng phối hợp với
nhau, tạo tính đoàn kết cho trẻ, mang lại không khí vui vẻ.

Ảnh 14: Trẻ chơi các trò chơi vận động trong Tết Trung thu
Ngoài ra, tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố
và nâng cao khả năng vận động cho trẻ. Đây là hình thức rất cần thiết để đảm bảo
và giữ vững kết quả của bài tập trước và duy trì thói quen vận động đã tiếp thu
được, đồng thời củng cố sự bền vững cho những thói quen này trong cơ thể. Để
vân dụng biện pháp này trong giảng dạy giáo dục thể chất, giáo viên cần cho trể
tập đi tập lại động tác thật nhiều lần để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với
động tác đó. Nhờ việc củng cố những biểu tượng vận động này, trẻ sẽ có trong
11


mình những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao trong tương.

Sau đó tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi
Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi để rèn luyện các kỷ năng vận động
Việc phát triển các kỹ năng vận động của mọi trẻ em là rất quan trọng, bởi
vì đó là những kỹ năng thiết yếu hàng ngày để thực hiện các công việc thường
nhật như là: mặc quần áo, ăn uống, đi lại... Tóm lại, đó là những kỹ năng cần
thiết giúp cho con người sống tự lập… Hầu hết trẻ em phát triển các kỹ năng vận
động từ những tiếp xúc thường xuyên hằng ngày trong gia đình và cộng đồng (ví
dụ như nhà trẻ và trường học). Một cách tự nhiên, qua quá trình thích thú khám
phá và vui chơi, những trải nghiệm đó, theo thời gian, giúp cho trẻ phát triển
những kỹ năng cần thiết. Vì vậy, sử dụng trò chơi để giúp trẻ phát triển các kỷ
năng vận động là rất quan trọng và mang lại hiểu quả cao
Những kỹ năng vận động, nhìn chung, có thể được chia thành 2 loại: kỷ
năng vận động thô và kỷ năng vận động tinh. Theo đó, kỷ năng vận động thô là là
kỷ năng sử dụng những phần cơ bắp lớn của cơ thể để thực hiện những chuyển
động mạnh của cơ thể như bò, trườn, trèo, chạy, nhảy… Để giúp trẻ rèn luyện kỷ
năng vận động thô, tôi lựa chọn một số trò chơi như sau:
Trò chơi 1: “Chuyền bóng”
Khi tổ chức cho trẻ chơi tôi chia trẻ làm 2-3 đội đứng thành hàng dọc, trẻ vừa chuyền
bóng vừa đọc các câu thơ:

Không có cánh mà bóng biết bay
Không có chân mà bóng biết chạy
Nhanh nhanh bạn ơi xem ai tài ai khéo
Cùng nhau đau nào, cùng nhau thi
nào.
Như vậy, trẻ vừa đồng thời kết
hợp đọc thơ vừa chơi vận động nhịp
nhàng và thi đua cùng các bạn. Qua trò
chơi này, trẻ được rèn luyện kỷ năng
chuyền bóng qua đầu, qua chân, kỷ năng


Ảnh 15: Trẻ chơi chuyền bóng

phối hợp nhóm cơ tay, cơ bụng khi trẻ chuyền bóng
Trò chơi 2: “Con chim se sẻ”

12


Con chim se sẻ
Nó ăn gạo tẻ
Nó hót líu lo
Nó ăn hạt ngô
Nó kêu lép nhép
Nó ăn gạo nếp
Nó vãi ra sân
Ơi láng giềng gần

Ảnh 16: Trò chơi “con chim se sẻ ”

Đuổi con se sẻ.
Cho trẻ đóng vai láng giềng, các trẻ khác làm chim sẻ, “chim sẻ” vừa đọc
thơ vừa làm động tác minh họa khi đến câu cuối chim sẻ phải bay nhanh về tổ
còn “láng giềng” sẽ đuổi bắt chim sẻ, bạn nào bị bắt thì ra khỏi cuộc chơi. Đây là
trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh với tín hiệu, luyện kỷ năng chạy nhanh, phát
triển nhóm cơ chân cho trẻ.
Trong trò chơi vận động thì các trò chơi dân gian thường mang lại cho trẻ
nhiều điều thú vị. Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: Học mà chơi- chơi mà
học nên việc sử dụng trò chơi việc sử dụng trò chơi được tôi luôn quan tâm áp
dụng khi tổ chức các hoạt động, chính vì vậy nó vừa giúp trẻ tiếp thu được kiến

thức một cách nhẹ nhàng thoải mái vừa thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ. Tôi vận
dụng các trò chơi phù hợp với kiến thức và tuân thử nguyên tắc vừa sức của trẻ.
Để củng cố phát triển cơ chân cũng như kỷ năng chạy nhanh cho trẻ tôi
cho trẻ chơi trò chơi dân gian như : Mèo đuổi chuột, Thả đỉa ba ba, Nhảy lò cò,
Mèo đuổi chuột, Rồng rắn lên mây, chồng nụ chồng hoa
Ví dụ: Trò chơi dân gian “Rồng rắn lên mây” và trò chơi “mèo đuổi
chuột” trong quá trình chơi trẻ phải chạy để đuổi bắt bạn mới giành được phần
thắng

Ảnh 17: Trẻ chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột” và “Rồng rắn lên mây”
13


Các trò chơi dân gian thường rất an toàn và gần gũi với trẻ, dễ dàng đi sâu
vào tiềm thức của trẻ, trẻ thấy như mình đang được học được chơi ở nhà với
người thân, trẻ thể hiện hết khả năng, năng lực của bản thân đồng thời tính trách
nhiệm cộng đồng của trẻ cũng được phát huy.
Còn kỷ năng vận động tinh là kỹ năng sử dụng những phần cơ của bàn tay,
ngón tay để thực hiện những chuyển động nhỏ, chính xác như là: viết, vẽ, may
hoặc tháo nút áo, xâu dây giày... Kỹ năng vận động tinh kết hợp chặt chẽ với
những kỹ năng cần sự kết hợp thị giác và vận động (sự phối hợp tay - mắt), là
khả năng cùng sử dụng mắt, tay và ngón tay để thực hiện các động tác. Với
những kỷ năng vận động tinh tôi cho trẻ luyện tập bằng các trò chơi dân gian
như: Cua cắp, Oắn tù tì, Ô ăn quan…
Ví dụ như trò chơi “Ô ăn quan” ngoài việc giúp phát triển trí tuệ thì trò
chơi này còn giúp trẻ phát triển sự linh hoạt khéo léo của đôi tay trong quá trình
bốc các quân để chơi. Còn trò chơi “cua cắp” giúp trẻ rèn luyện khả năng phối
hợp tay mắt khéo léo để có thể cắp được sỏi bỏ vào giỏ mà không làm rơi sỏi
trong quá trình gắp (Ảnh 17).


Ảnh 18: Trẻ chơi trò chơi “Cua cắp” và “Ô ăn quan”
Nếu như vận động thô giúp giải phóng năng lượng, thiết kế và làm mạnh
mẽ các kết nối tế bào, khiến cho các kết nối đó trở nên vững chắc và khó suy
thoái, thì vận động tinh hướng đến sự tỉ mỉ, chi tiết. Vận động tinh giúp tăng
cường phối hợp giác quan, hướng đến xây dựng tư duy kết cấu và hình thành bản
sắc mạnh mẽ. Việc luyện tập cả vận động tinh và vận động thô đều quan trọng
cho sự phát triển của trẻ, vì các kỹ năng vận động tinh và vận động thô phát triển
song song với nhau theo sự phát triển của trẻ. Nhưng những khó khăn trong việc
phát triển vận động thô gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển các kỹ năng vận
động tinh. Vì vậy, việc luyện tập kỹ năng vận động thô là cần thiết để hỗ trợ cho
phát triển vận động tinh.
Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong hoạt động giáo dục phát
triển thể chất cho trẻ.
14


Trước đây, các bậc phụ huynh thường chỉ quan tâm đến việc học của con
cái theo nghĩa là phát triển trí tuệ chứ chưa chú ý đến việc phát triển thể chất và
chưa nhận thức được vai trò của phát triển thể chất đối với sự phát triển của trẻ
về trí tuệ nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung. Do vậy để thuyết phục
các bậc phụ huynh tôi đã làm những việc sau
Thứ nhất giúp phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thể
chất đối với sự phát triển của trẻ, thứ hai giúp phụ huynh nhận ra nhu cầu và
hứng thú của trẻ khi được tham gia hoạt động phát triển thể chất, thứ ba cho phụ
huynh thấy được sự tiến bộ vượt bậc của con em mình về thể lực nhờ việc có một
cơ thể phát triển khỏe mạnh, cân đối, hoàn thiện các kỷ năng vận động.
Việc thay đổi nhận thức của phụ huynh không thể dễ dàng thực hiện trong
một thời ngắn mà cần phải làm từ từ và giải quyết từng vấn đề một. Cụ thể : Vào
đầu năm học qua các cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi luôn đề cao vai trò, vị trí
và tầm quan trọng của các bậc làm cha làm mẹ đối với việc phát triển thể chất

của trẻ ở trường cũng như ở nhà, mọi khó khăn trong quá trình giáo dục cho các
cháu không thể chỉ mình cô giáo giải quyết để đạt kết quả tốt, mà cần phải có sự
tác hợp từ phía các bậc phụ huynh, phụ huynh là người trang bị cho trẻ những
dụng cụ học tập cần thiết, còn cô giáo là người hướng dẫn trẻ thực hiện.
Tôi cũng đã cố gắng giải thích cho phụ huynh hiểu rằng “giáo dục phát
triển vận động” không chỉ giúp trẻ tăng cường và bảo vệ sức khỏe, và rèn luyện
các kỷ năng vận động đồng thời phát triển các tố chất vận động mà còn hình góp
phần giáo dục toàn diện cho trẻ về nhận thức (tăng cường hiểu biết; làm phong
phú biểu tượng về bài tập vận động; các bộ phận trên cơ thể và tác dụng của bài
tập vận động đến chúng; yêu cầu tập luyện…), thẩm mỹ (nhận thức đúng về cái
đẹp trong trang phục luyện tập; các động tác vận động; có mong ước được tạo ra
cái đẹp trong luyện tập…), và phát triển tình cảm và kỷ năng xã hội (tình cảm,
thái độ phù hợp với việc tập luyện; có kỷ năng thực hiện các yêu cầu vệ sinh cá
nhân,vệ sinh môi trường và dụng cụ tập luyện; hình thành các phẩm chất nhân
cách cần thiết của con người lao động), tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển ở
các cấp học sau này. Để phụ huynh nhận biết được điều này tôi đã tổ chức một số
tiết học thể nghiệm như : “Bật xa 50cm”, “Đi trên ghế đầu đội túi cát”, tổ chức
cho trẻ tham gia các hội thi thể thao... Và mời tất cả các bậc phụ huynh tham gia
dự giờ, để phụ huynh được nhìn thấy các con của mình được học, được thi đua.
Tôi còn cho phụ huynh được thấy những khả năng của con mình hàng ngày thông
qua việc trang trí thiết kế các bài tập vận động ở góc vận động và các lối đi nơi
phụ huynh thường đi lại, để họ thấy được sự tiến bộ về các kỷ năng vận động của
con mình hàng ngày.
Để trẻ được luyện thêm các kỹ năng vận động ở nhà, với những gia đình
khá giả tôi vận động họ mua sắm một số đồ dùng dụng cụ giúp trẻ phát triển vận
động, còn một số gia đình không có điều kiện tôi hướng dẫn họ tận dụng nguyên
15


liệu thiên nhiên như: cát, sỏi, hột hạt để trẻ được luyện thêm về kỹ năngvận động

vì nguyên liệu thiên nhiên vừa không mất tiền vừa giúp trẻ nhận ra ý nghĩa cũng
như thân thiện với môi trường xung quanh hơn.
Trong hội thi thể dục thể thao tôi còn tuyên truyền và vận động mỗi phụ
huynh mua cho trẻ một bộ đồ thể thao để trẻ tham gia hội thi. Ngoài ra, đối với
các trò chơi vận động phù hợp có thể vận động phụ huynh tham gia chơi cùng trẻ
tạo thêm sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái, giữa gia đình và nhà trường.
Từ những việc làm như vậy các cháu tiến bộ lên rất nhiều, phụ huynh cũng
vui hơn khi thấy con mình khôn lớn mỗi ngày, họ tích cực đóng góp mua sắm các
trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ, họ không còn lo ngại vận
động làm cho trẻ dễ bị xây sát, trầy xước nữa mà trái lại còn yêu cầu cô giáo tạo
cơ hội cho trẻ được thực hành các kỷ năng vận động nhiều hơn nữa đặc biệt là
tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động nhằm phát huy
hết khả năng của trẻ một cách trọn vẹn.

16


PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được sau khi thực nghiệm

Đầu năm
TT

Cuối năm

Tiêu chí

Số trẻ
đạt


Tỷ lệ

Số trẻ
đạt

Tỷ lệ

1

Sức khỏe của trẻ

26/35

74,3%

32/35

91,4%

2

Tích cực tham gia hoạt
động

26/35

74,3%

34/35


97,1%

3

Trẻ thực hiện đúng các
bài tập vận động cơ
bản

25/35

71,4%

33/35

94,3%

4

Kỷ năng phối hợp nhịp
nhàng các giác quan và
các bộ phận trên cơ thể
khi thực hiện các vận
động

24/35

68,5%

32/35


91,4%

Ghi
chú

2. Bài học kinh nghiệm và một số kết luận
Từ những biện pháp đã thực hiện, tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
Thường xuyên tổ chức các trò chơi vận động của trẻ ở trong trường mầm
non, đặc biệt là thông qua các trò chơi mới, tổ chức các hội thi thể thao.
Thường xuyên bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho bộ môn
thể chất một cách đầy đủ, đa dạng phong phú, an toàn và hấp dẫn trẻ.
Tạo ra các trò chơi vận động ở các góc, các lối đi lại, ở ngoài sân trường,
lớp học, hiên thềm… để cho trẻ vận động mọi lúc mọi nơi.
Lồng ghép ân nhạc vào các bài tập vận động để kích thích trẻ hứng thú
tham gia các hoạt động giáo dục phát triển vận động.
Phối kết hợp với phụ huynh, nhà trường thật tốt để tham mưu, ủng hộ cơ
sở vật chất để may đồng phục thể thao cho trẻ, mua sắm trang thiết bị dạy học
đầy đủ cho bộ môn giáo dục phát triển thể chất
17


* Ý kiến đề xuất:
Nhà trường tăng cường tổ chức cho giáo viên tham quan học tập kinh
nghiệm tạo môi trường cũng như cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục phát
triển vận động của đồng nghiệp trong trường trong và ngoài huyện.
Nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư kinh phí, tạo môi trường
vật chất đa dạng phù hợp để kích thích trẻ tích cực vận động.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến phụ huynh về tầm quan trọng của
việc tăng cường phát triển vận động nhằm nâng cao sức khỏe và phát triển toàn
diện cho trẻ.

Thường xuyên tổ chức các hội thi về vận động để toàn trẻ trong trường
được tham gia.
Quỳnh Thạch, ngày 20 tháng 03 năm 2015.
Người viết

Hồ Thị Hạnh

18



×