Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đánh giá quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Nêu quan điểm cá nhân về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại bản án lệ số 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.38 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN
MÔN: TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Đề tài: Đánh giá quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện
vụ án hành chính. Nêu quan điểm cá nhân về đối tượng
khởi kiện vụ án hành chính tại bản án lệ số 10

HỌ VÀ TÊN

:

MÃ SINH VIÊN

:

LỚP

:

Hà Nội, 2022

1

1


MỤC LỤC

2



2


MỞ ĐẦU
Luật Tố tụng hành chính được Quốc hội khố XIII, kỳ họp thứ 10 thơng
qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/206 đã quy định rõ phạm
vi khởi kiện cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện vụ án hành
chính khi cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đã trực tiếp xâm
hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Trong đó có một số quy định về đối
tượng khởi kiện. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp xác định những
đối tượng nào có thể khởi kiện trong lĩnh vực hành chính. Khơng chỉ có ý nghĩa
cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức dễ dàng xác định được lĩnh vực khỏi kiện mà
còn giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định thẩm quyền của mình. Vì dó do đó
em xin chọn đề tài “Đánh giá quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án
hành chính. Nêu quan điểm cá nhân về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại
bản án lệ số 10”.

1.

NỘI DUNG
Khái quát chung về vụ án hành chính và đối tượng khởi kiện của vụ
án hành chính
1.1 Vụ án hành chính
Tố tụng hành chính là tồn bộ các hoạt động (của chủ thể tiến hành tố

tụng và chủ thể tham gia tố tụng) được tiến hành trong quá trình giải quyết vụ án
hành chính. Vụ án hành chính là vụ án phát sinh tại tòa án khi cá nhân, tổ chức
khởi kiện u cầu Tịa án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan nhà nước và được Tòa án thụ lý theo quy định

của pháp luật.
Có thể thấy, tố tụng hành chính được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp
luật riêng biệt và chặt chẽ. Từ đó nâng cao vai trị quan trọng trong việc giải
quyết vụ án hành chính.

3

3


Trong vụ án hành chính có đặc điểm đê phân biệt với các vụ án trong lĩnh
vực khác là về chủ thể tham gia có quan hệ khơng ngang bằng nhau. Một bên là
công dân, một bên là cơ quan hành chính thực thi quyền lực cơng.
1.2

Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính

Đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính được quy định tại Điều 30,
Luật tố tụng hành chính 2015. Theo đó, đối tượng khởi kiện của vụ án hành
chính bao gồm quyết định hành chính, hành vi hành chính (trừ một số quyết
định, hành vi luật định); quyết định kỷ luật quộc thôi việc, quyết định giải quyết
khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri.
2.

Các loại đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính
2.1 Quyết định hành chính
Quyết định hành chinh là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ

quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề

cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một
hoặc một số đối tượng cụ thể.(1)
Quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện cần có các dấu hiệu sau:
Thứ nhất, xét về hình thức, quyết định phải được thể hiện bằng văn bản.
Đó là những dạng thức tồn tại nội dung quyết định có thể lưu giữ lại làm bằng
chứng. Trong điều kiện xã hội hiện tại, khi nói đến văn bản, chúng ta thường
hiểu là các quyết định đó là các văn bản được thể hiện trên giấy, tuy nhiên khơng
loại trừ hình thức văn bản điện tử.
Thứ hai, chủ thể ban hành quyết định hành chính là các cơ quan hành
chính nhà nước; cơ quan, tổ chức được giao thbc hiện chức năng quản lý hành
chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó.
Thứ ba, quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban
hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành
(1)(1) Khoản 1 Điều 3 Luật Tổ tụng hành chính năm 2015

4

4


chính. Việc ban hành quyết định hành chính nội bộ của cơ quan hành chính, đơn
vị hành chính, tổ chức khác ban hành để giải quyết công việc nội bộ (trừ quyết
định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức) của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức và lợi ích riêng của họ thì khơng phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành
chính.
Thứ tư, quyết định hành chính là quyết định áp dụng pháp luật hay được
gọi là quyết định cá biệt. Khi nói quyết định áp dụng pháp luật là nhằm phân
biệt với quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm. Hai loại quyết định không
thuộc đối tượng bị khởi kiện trước Toà án. Quyết định cá biệt trực tiếp tác động

đến quyền và lợi ích của những đối tượng khởi kiện.
Thứ năm, quyết định hành chính bị khiếu kiện chủ yếu là quyết định đầu
(là quyết định được cơ quan nàh nước, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan nhà
nước ban hành lần đầu khi xử lý vụ việc cụ thể). Tuy nhiên, cũng có quyết định
lần 2 hoặc quyết định giải quyết khiếu nại.
Ví dụ: Sau khi ơng A khiếu nại đối với QĐ 567, Chủ tịch UBND phường
ra quyết định số 568 giữ nguyên quyết định 567. Quyết định 568 vẫn có thể là
đối tượng khởi kiện.
2.2 Hành vi hành chính
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc
củangười có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ
chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không
thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.(2)
Có thể hiểu, hành vi hành chính là đối tượng xét xử của Tịa hành chính,
là hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại hoặc xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích
hợp pháp của cơng dân và giữa chúng có mối quan hệ nhân quả (hành vi là
nguyên nhân, thiệt hại là hậu quả).
Cũng theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật tố tụng hành chính 2015 thì
các quyết định hành chính, hành vi hành chính gồm: Quyết định hành chính,
hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc
(2)(2) Khoản 3 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015

5

5


phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật; Quyết định, hành vi của
Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vì cản trở
hoạt động tố tụng; Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ

của cơ quan, tổ chức không phải là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính.
2.3 Quyết định kỷ luật buộc thơi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng
Cục trưởng và tương đương trở xuống.
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể hiện dưới hình thức
quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật
buộc thơi việc đối với cơng chức thuộc quyền quản lý của minh.(3)
Khoản 2 Điều 30 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định cụ thể hơn,
chi những quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức giữ chức vụ từ
Tổng cục trưởng trở xuống mới là đối tượng xét xử của Tòa án.
Theo Luật cán bộ, cơng chức năm 2008 thì khi cơng chức vi phạm, có thể
bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc
lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Việc kỷ luật đối với cơng chức
mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. Trong các hình thức kỷ luật thì hình thức
kỷ luật buộc thơi việc là hình thức kỷ luật cao nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống và danh dự của cơng chức bị kỷ luật. Vì lý do đó sự tác động của quyết
định kỷ luật buộc thơi việc đối với công chức đã vượt ra khỏi phạm vi là quản lý
nội bộ, gây tác động đến xã hội bên ngoài phạm vi cơ quan, tổ chức. Do đó Luật
tố tụng hành chính năm 2015 quy định quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với
công chức là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính, nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của cơng chức.
Quyết định kỷ luật buộc thơi việc trong vụ án hành chính theo quy định
của pháp luật hiện hành cần thiết phải có hai điều kiện: thứ nhất là quyết định đó
áp dụng cho cơng chức; thứ hai là cơng chức đó giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng
hoặc tương đương trở xuống.

(3)(3) Khoản 5 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015

6

6



2.3

Khiếu kiện quyết định giãi quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh.

Theo Luật cạnh tranh năm 2004 thì vụ việc cạnh tranh được chia thành hai
loại việc: một là những việc về hành vi hạn chế cạnh tranh, hai là loại việc về
hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thẩm quyền giải quyết loại việc cạnh
tranh thứ nhất là của Hội đồng cạnh tranh; thẩm quyền giải quyết loại việc thứ
hai là của Cục quản lý cạnh tranh. Khi phát sinh vụ việc cạnh tranh, nếu là Hội
đồng cạnh tranh thì sẽ thành lập ra Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để xử lý;
nếu là Cục quản lý cạnh tranh thì do Thủ trưởng cơ quan trực tiếp xử lý và kết
quả xử lý vi phạm sẽ là quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Tuy nhiên, quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hay của
Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đầu khơng phải là đối tượng khởi kiện
Vụ án hành chính. Chỉ khi những quyết định này bị khiếu nại và được giải quyết
bằng một quyết định giải quyết khiếu nại thì quyết định giải quyết khiếu nại đó
mới ià đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Như vậy, chủ thể bị xử lý bởi
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải thực hiện việc khiếu nại trước khi thực
hiện quyền khởi kiện. Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh mà khơng đồng ý với quyết định đó, người khiếu nại
được quyền khởi kiện vụ án hành chính.
2.4

Danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu
cử đại biểu Hội động nhân dân.

Danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội hay danh sách cử tri bầu cử đại

biểu Hội đồng nhân dân là danh sách những người đạt độ tuổi nhất định, đủ
năng lực hành vi, không bị hạn chế quyền công dân trên một địa bản, một khu
vực bầu cử sẽ tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội đại biểu, đại biểu Hội
đồng nhân dân trong một giai đoạn nhất định. Việc quy định việc lập danh sách
cử tri là một đối tượng đặc biệt trong xét xử của Tòa án thế hiện mối quan tâm
của nhà nước đối với quyền chính trị quan trọng của cơng dân là quyền bầu cử.
7

7


Đồng thời Điều 28 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định việc khiếu nại và
giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri như sau:
Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời hạn
10 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với cơ quan lập danh
sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh
sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải
quyết.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại
hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền
khởi kiện tại Tịa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
3.

Bình luận về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại bản án số 10
Án lệ số 10/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

thông qua ngày 17/10/2016 và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA
ngày 17/10/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Tóm tắt nội dung vụ án:

Để thực hiện dự án dự án xây dựng trại giống vật nuôi nông nghiệp tỉnh
Vĩnh Long tại xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Ngày
15/5/2009, Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long có nhân dân tỉnh Vĩnh Long, bà Võ Thị
Lựu có đơn khiếu nại yêu cầu nâng giá bồi thường nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh
Vĩnh Long không chấp nhận khiếu nại của bà Võ Thị Lựu.
Ngày 08/8/2011, bà Võ Thị Lựu có đơn khởi kiện tại Tịa án nhân dân tỉnh
Vĩnh Long yêu cầu hủy Quyết định số 1216/QĐ-UBND ngày 04/6/2009 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Ngày 18/12/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh
Long đã thụ lý và xét xử sơ thẩm tuyên bác yêu cầu khởi kiện của bà Võ Thị
Lựu tại Bản án hành chính sơ thẩm số 12/2012/HC-ST.
Ngày 29/12/2012, bà Võ Thị Lựu có đơn kháng cáo Bản án hành chính sơ
thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Ngày 25/4/2013, Tòa phúc thẩm Tòa
8

8


án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp nhận kháng cáo, thụ lý
và xét xử phúc thẩm (Bản án hành chính phúc thẩm số 96/2013/HC-PT) tun
hủy Bản án hành chính sơ thẩm của Tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long và đình chỉ
giải quyết vụ án. Ngày 28/6/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long có Cơng văn
số 1816/UBND-NC và ngày 02/8/2013, Ủy ban Thẩm phán Tịa án nhân dân
tỉnh Vĩnh Long có Cơng văn số 547/TAT-HC đề nghị giám đốc thẩm Bản án
hành chính phúc thẩm nêu trên.
Ngày 05/3/2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết
định số 05/2014/KN- HC kháng nghị Bản án hành chính phúc thẩm số
96/2013/HC-PT ngày 25/4/2013, đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao xét xử giám đổc thẩm hủy Bản án hành chính phúc thẩm nêu trên và giao
hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí
Minh xét xử phúc thẩm lại. Ngày 19/8/2014, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân

dân tối cao ban hành Quyết định giám đốc thẩm số 08/2014/HC-GĐT chấp nhận
Kháng nghị số 05/2014/KN-HC ngày 05/3/2014 của Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao và hủy Bản án hành chính phúc thẩm số 96/2013/HC-PT và Bản án hành
chính sơ thẩm số 12/2012/HC-ST, giao hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân tỉnh
Vĩnh Long xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại bản án lệ số 10:
Quyết định về việc phê duyệt phương án hỗ trợ và tái định cư của Ủy ban
nhân dân tỉnh có nội dung dẫn chiếu đến văn bản khác mà văn bản đó có nội
dung tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của người khởi kiện. Trường hợp
này, nội dung của văn bản được dẫn chiếu thuộc quyết định hành chính và quyết
định hành chính đó là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại bản án lệ số 10.
Khi đối chiếu Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 và Khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng
hành chính năm 2015 thì cơ sở pháp lý khơng đủ sức thuyết phục xác định
Quyết định 1216/QĐ-UBND ngày 4/6/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long là đối
tượng khởi kiện vụ án hành chính. Đây chính là lý do khiến Tịa án cấp phúc
9

9


thẩm cho rằng: Quyết định số 1216/QĐ-UBND là quyết định mang tính tổng
thể, khơng phải đối tượng khởi kiện vụ án hành chính nên đã xử hủy bản án sơ
thẩm số 12/2012/HC-ST ngày 18/12/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long
và đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.
Tuy nhiên, đối chiếu với Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2015 cũng khó có thể xác định Quyết định số 1216/QĐ-UBND là văn bản
quy phạm pháp luật bởi trong Quyết định này tại Điều 2 dẫn chiếu về Tờ trình số
177/TTr.STC ngày 15/5/2009 về phần bồi thường đất cho người khởi kiện.
Rõ ràng Quyết định số 1216/QĐ-UBND khơng phải là Quyết định hành
chính theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 nhưng

trong Quyết định vẫn có nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của
bà Võ Thị Lựu bởi vậy việc xác định Quyết định số 1216/QĐ-UBND là đối
tượng khởi kiện. Tơi cho rằng, Tịa án nhân dân tối cao xác định Quyết định số
1216/QĐ-UBND là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là hồn toàn đúng.
KẾT LUẬN
Việc xác định đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Trước tiên giúp người dân bảo vệ quyền lợi của mình, sau đó là tạo
sơ sở cho việc nâng cao vao trị của quản lý hành chính nhà nước. Hơn nữa, cịn
phù hợp hồn cảnh của đất nước là đang thực hiện “Cải cách Hành chính Nhà
nước”.

10

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Tập bài giảng Luật Tố tụng hành chính trường Đại học Kiểm sốt Hà

2.
3.
4.

Nội
Luật Tố tụng hành chính 2015
Luật Tố tụng hành chính 2010
Án lệ số 10/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối


5.

cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016
Giáo trình Luật tố tụng hành chính Việt Nam, trường Đại học Luật Hà

6.
7.

Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội 2014.
/>Nguyễn Văn Thuân, “Thẩm quyền của Tòa án theo Luật Tố tụng hành
chính năm 2015”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật.

11

11


12

12


13

13


14

14




×