Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT về điều KIỆN kết hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.52 KB, 6 trang )

ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
Hôn nhân là sự liên kết giữa nam và nữ trong quan hệ vợ chồng. Sự liên kết
này không phải chỉ là việc riêng tư giữa hai cá nhân mà còn là vấn đề quan tâm của
toàn xã hội. Ở Việt Nam, sự liên kết giữa nam và nữ trong quan hệ vợ chồng phải
được nhà nước thừa nhận bằng một sự phê chuẩn dưới hình thức pháp lý – đăng ký
kết hôn. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét nếu thấy các bên đủ điều kiện
kết hôn theo quy định pháp luật thì tiến hành đăng ký kết hôn cho các bên nam nữ,
công nhận quan hệ vợ chồng.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ 2014) quy định về điều
kiện kết hôn tại Điều 8 như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy
định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
1. Về tuổi kết hôn
Trên cơ sở đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của hôn nhân, căn cứ
vào sự phát triển tâm sinh lý của con người, vào khả năng nhận thức của cá nhân,
khả năng tự đảm bảo và duy trì cuộc sống, cũng như căn cứ vào các điều kiện kinh
tế - xã hội,… pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều quy định tuổi kết hôn tối
thiểu.
1


Luật HN&GĐ 2014 quy định nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở
lên được kết hôn.
Quy định về tuổi kết hôn như pháp luật hiện hành là hoàn toàn hợp lý. Xét về
mặt tâm sinh lý, theo các nghiên cứu khoa học, quy định tuổi kết hôn tối thiểu như


trên nhằm đảm bảo sức khỏe của nam nữ, bảo đảm cho nam nữ có đủ khả năng về
sức khỏe, nhận thức để thực hiện trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ,
đảm bảo cho vợ chồng có thể xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Đồng thời,
quy định tuổi kết hôn tối thiểu còn bảo đảm cho con cái sinh ra được khỏe mạnh cả
về thể lực lẫn trị tuệ, đảm bảo cho con cái được giáo dục toàn diện để trở thành
công dân có ích cho xã hội.
Luật HN&GĐ 2000 quy định độ tuổi kết hôn của nam là từ 20 tuổi và nữ là từ
18 tuổi. Luật HN&GĐ 2014 có sự thay đổi: nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi.
Xét trên phương diện tương quan với quy định của các ngành luật khác, quy định
nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được kết hôn để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của
người vợ sau khi kết hôn, như quyền yêu cầu ly hôn, quyền tự quyết định các vấn
đề khác liên quan đến bản thân,… Bởi để được tham gia quan hệ pháp luật tố tụng
dân sự (đối với yêu cầu ly hôn) thì người vợ phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Điều này
tương tự với một số ngành luật khác có liên quan.
Như vậy, quy định tuổi kết hôn tối thiểu là bảo vệ lợi ích của cá nhân, gia đình
và xã hội. Trên quan điểm tự do hôn nhân, khi đã đến tuổi, nam nữ kết hôn khi nào
là tùy thuộc theo hoàn cảnh, điều kiện và sở thích của mỗi cá nhân. Pháp luật
không quy định tuổi kết hôn tối đa và cũng không quy định sự chênh lệch độ tuổi
giữa vợ và chồng.
2. Về sự tự nguyện của hai bên kết hôn
Để bảo đảm lợi ích của vợ chồng, của con cái, đảm bảo cho hôn nhân tồn tại
bền vững thì những người kết hôn phải hoàn toàn tự nguyện.
2


Pháp luật của các nước trên thế giới đều quy định các bên kết hôn phải hoàn
toàn tự nguyện. Luật HN&GĐ 2014 quy định “Việc kết hôn do nam và nữ tự
nguyện quyết định”.
Sự tự nguyện của hai bên nam nữ trong việc kết hôn phải thể hiện rõ là họ
mong muốn được gắn bó với nhau, cùng nhau chung sống nhằm thỏa mãn nhu cầu

tình cảm giữa hai người. Hai bên nam nữ tự mình quyết định việc kết hôn, không
chịu bất kỳ sự thúc ép hoặc áp lực nào. Trong mọi trường hợp kết hôn mà không có
sự tự nguyện của hai bên nam nữ là trái pháp luật, và là hành vi bị cấm theo quy
định của Luật HN&GĐ 2014.
3. Về năng lực hành vi dân sự
Một trong những điều kiện kết hôn là một hoặc cả hai bên phải là người
không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Quy định này của pháp luật xuất phát từ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của vợ chồng và của con cái, của các thành viên trong gia đình. Sau khi kết
hôn, nam, nữ phải thực hiện nghĩa vụ của họ đối với vợ, chồng, phải thực hiện
nghĩa vụ đối với các con. Những người đang bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác
mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì cũng không thể nhận
thức và thực hiện được trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ. Nếu họ
kết hôn sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của vợ hoặc chồng vào con cái họ. Hơn nữa,
một trong những điều kiện kết hôn quan trọng để đảm bảo cho hôn nhân có giá trị
pháp lý là phải có sự tự nguyện của các bên nam nữ. Những người đang mắc bệnh
tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình
thì không thể hiện được ý chí, đồng thời cơ quan đăng ký kết hôn cũng không thể
đánh giá được sự tự nguyện của họ. Vì vậy, quy định người kết hôn phải là người
không bị mất năng lực hành vi dân sự là hoàn toàn hợp lý.
Ngoài ra, khác với quan hệ dân sự, quyền kết hôn trong quan hệ hôn nhân và
gia đình (cũng như ly hôn) là quyền gắn với nhân thân của mỗi cá nhân và phải do
3


chính cá nhân thực hiện mà không thể do người đại diện thực hiện. Vì vậy, người
mất năng lực hành vi dân sự không thể kết hôn được. Pháp luật quy định người mất
năng lực hành vi dân sự không đủ điều kiện kết hôn là xuất phát từ tính nhân đạo
và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các đương sự, cho gia đình và cho xã
hội.

4. Việc kết hôn không thuộc trường hợp cấm kết hôn
Theo điểm d khoản 1 Điều 8 và theo khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ 2014, cấm
kết hôn trong các trường hợp sau:
- Kết hôn giả tạo;
- Cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu
về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với
con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu,
mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Nhà nước cấm kết hôn nếu nam nữ kết hôn thuộc một trong những trường hợp
trên là hoàn toàn phù hợp cả về phương diễn lý luận lẫn thực tiễn:
Thứ nhất, các hành vi trên làm mất đi tính chất tốt đẹp của hôn nhân, biến
hôn nhân là phương tiện để một bộ phận người hưởng lợi.
Thứ hai, việc kết hôn vi phạm điều cấm theo quy định pháp luật làm ảnh
hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người kết hôn, ảnh hưởng tới
quyền và lợi ích của người vợ hoặc người chồng hợp pháp, cũng như của cả gia
đình của một hoặc cả hai bên nam nữ thực hiện hành vi kết hôn bị cấm.
Thứ ba, việc pháp luật quy định các trường hợp cấm kết hôn bên cạnh mục
đích đảm bảo quyền lợi của các cá nhân trong gia đình, mà còn nhằm làm lành
4


mạnh các mối quan hệ gia đình, phù hợp với đạo đức xã hội, đảm bảo thuần phong
mỹ tục, cũng như bảo đảm cho con sinh ra được khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí
lực, và được hưởng sự giáo dục, chăm sóc đầy đủ, toàn diện nhất từ phía gia đình.
Thứ tư, pháp luật quy định các trường hợp cấm kết hôn cũng nhằm làm ổn
định các mối quan hệ trong gia đình, ngăn chặn hiện tượng lợi dụng mối quan hệ

phụ thuộc mà có thể xảy ra hành vi cưỡng ép kết hôn.
5. Hai người kết hôn phải không cùng giới tính
Quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới
tính” của Luật HN&GĐ 2014 thể hiện quan điểm của nước ta, nhìn nhận gia đình
phải thực hiện các chức năng xã hội, một trong những chức năng đó là chức năng
sinh đẻ nhằm duy trì nòi giống. Nếu hai người cùng giới tính kết hôn với nhau thì
trái với quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. Vấn đề công nhận hôn nhân giữa hai
người cùng giới tính ở các nước trên thế giới chia làm ba nhóm:
- Các nước công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, dựa trên lập
luận rằng kết hôn là quyền tự do cơ bản của công dân, là một trong các quyền cơ
bản của con người, công dân có quyền lựa chọn kiểu hôn nhân phù hợp với mình,
pháp luật tôn trọng và bảo vệ các quyền đó. Mặt khác, cho phép những người cùng
giới tính kết hôn với nhau có thể sẽ giảm những ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội
hơn là việc ngăn cấm. Và xu hướng này ngày càng gia tăng.
- Các nước không công nhận hôn nhân hoặc cấm kết hôn giữa những người
cùng giới tính, với mục đích đảmbảo tính tự nhiên của quan hệ hôn nhân và gia
đình, giữ gìn đạo đức, thuần phong mỹ tục trong gia đình, cộng đồng.
- Các nước để ngỏ khả năng những người cùng giới tính có thể chung sống
với nhau.
Khác với Luật HN&GĐ 2000 (cấm những người cùng giới tính kết hôn với
nhau), Luật HN&GĐ 2014 thể hiện sẽ mềm dẻo hơn của nhà nước về vấn đề khá
nhạy cảm này.
5


Quy định về điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ 2014 thể hiện sự cởi mở,
tiến bộ cả về tư duy và kỹ thuật lập pháp, phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế xã hội Việt Nam.

6




×