Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tố tụng hành chính Đánh giá quy định pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính theo cấp xét xử và địa giới lãnh thổ của Tòa án nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.84 KB, 10 trang )

Đánh giá quy định pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính theo cấp xét
xử và địa giới lãnh thổ của Tòa án nhân dân
A. Phần mở bài
Luật tố tụng hành chính mới ban hành, các vụ khiếu kiện hành chính xảy ra
ít nên chưa thấy rõ các lỗ hổng lập pháp cũng như chưa thấy nhiều những hạn chế
trong thực thi pháp luật. Tuy nhiên, không vì những vụ án hành chính xảy ra ít mà
lơ là việc hoàn thiện pháp luật, vì khiếu kiện vụ án hành chính, giải quyết vụ án
hành chính là ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Cơ sở để người
dân có lòng tin đối với bộ máy nhà nước cũng như các cơ quan tư pháp. Bộ máy
nhà nước ta còn nhiều sự ràng buộc trên thực tế giữa các cơ quan tư pháp và cơ
quan hành chính. Vì vậy, xác định thẩm quyền phù hợp, khách quan, đảm bảo công
bằng văn minh là yếu tố rất quan trọng.

I.

B. Phần nội dung
Khái quát chung về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính
1. Khái niệm liên quan:
- Thẩm quyền:
Theo từ điển tiếng Việt “thẩm quyền là quyền đầy đủ để xét đoán, định đoạt

về một vấn đề nào đó”. Theo từ điển Luật học, “thẩm quyền” là tổng hợp các
quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống
bộ máy nhà nước do pháp luật quy định. Như vậy, dưới những góc độ khác nhau
thì khái niệm “thẩm quyền” được giải thích có đôi chút khác nhau. Tuy nhiên, có
thể chung quy lại thẩm quyền chính là phương tiện để các chủ thể đại diện cho
quyền lực nhà nước thực hiện và duy trí nhiệm vụ, công vụ của mình.
Đối với Tòa án, thẩm quyền là khả năng nhà nước quy định cho cơ quan này
trong việc xem xét và phán quyết về tranh chấp pháp lý. Khi được nhà nước trao
quyền, Tòa án sau khi thụ lý vụ án, sẽ xem xét và ra phán quyết có tình bắt buộc
phải thi hành với các đối tượng có liên quan.




Từ đó có thể thấy, Thẩm quyền xét xử hành chính của tòa án là khả năng của
Tòa án theo quy định của pháp luật Tố tụng hành chính, thực hiện việc xem xét,
đánh giá và ra phán quyết về yêu cầu khởi kiện đối với các quyết định hành chính,
hành vi hành chính, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan
nhà nước, tổ chức.1 Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án bao gồm thẩm
quyền theo loại việc, thẩm quyền theo cấp xét xử và thẩm quyền theo lãnh thổ
II.
Quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính
Theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015 thẩm quyền của Tòa án
trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính được quy định tại Chương II Luật
Tố tụng hành chính năm 2015, gồm có 6 điều (từ Điều 30 đến Điều 35) bao gồm
thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền theo cấp xét xử và thẩm quyền theo địa giới
lãnh thổ, với nhiều nội dung đã được sửa đổi, bổ sung về thẩm quyền xét xử của
từng cấp Tòa án cho phù hợp với mô hình, tổ chức Tòa án theo Luật Tổ chức Tòa
án nhân dân năm 2014; bảo đảm tính khách quan, hiệu quả và khả thi trong việc
giải quyết các khiếu kiện hành chính. Tuy nhiên trong phạm vi đề bài thì chỉ xét
đến thẩm quyền theo cấp xét xử và thẩm quyền theo địa giới lãnh thổ. Cụ thể:
1.

Thẩm quyền theo cấp xét xử:

Thẩm quyền theo cấp xét xử có thể hiểu là việc xác định xem tòa án cấp nào
có quyền xét xử đối với một vụ án hành chính nhất định. Theo đó, Tòa án nhân dân
cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp Tỉnh là hai tòa án có thẩm quyền giải quyết các
khiếu kiện hành chính.
1.1

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:


Theo Điều 31 Luật tố tụng hành chính 2015 thì Tòa án cấp huyện giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1 Giáo trình Luật Tố tụng hành chính, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, 2015


1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trừ quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối
với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
3. Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi
địa giới hành chính với Tòa án.2
1.2. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh theo quy định tại Điều 32 của Luật tố tụng
hành chính 2015:
-

Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm
toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết
định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó
mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa
giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi
làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án
nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành
chính; Ví dụ: Hai công ty tại Hà Nội ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, đã gửi
lên Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ phê duyệt. Tuy nhiên, khi hết thời hạn pháp
luật quy định, hợp đồng không được phê duyệt cũng không có lý do chính đáng

nên hai công ty khởi kiện hành vi hành chính của Bộ trưởng. Vậy, Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội là cơ quan có thẩm quyền thụ lí.
2 Điều 31 Luật tố tụng hành chính 2015


-

Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một
trong các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định hành
chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người
khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành
chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc
hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ

-

quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp
tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền

-

trong cơ quan nhà nước đó;
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính

-

với Tòa án;
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện của

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm
quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa
giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại
Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa

-

án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;
Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật

-

trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;
Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa

-

giới hành chính với Tòa án;
Trong một số trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện
2. Thẩm quyền theo địa giới lãnh thổ


Thẩm quyền theo địa giới lãnh thổ là thẩm quyền để xác định Tòa án nơi
nào, ở đâu có quyền xét xử vụ án hành chính. Sau khi đã xác định được loại việc
và cấp xét xử, cần phải xác định Tòa án nơi nào có thẩm quyền xét xử đối với
khiếu kiện đó. Tức, xác định Tòa án huyện nào, Tỉnh nào.
Luật tố tụng hành chính 2015 không có điều luật cụ thể quy định về thẩm

quyền theo địa giới lãnh thổ, tuy nhiên, thẩm quyền này được lồng vào và quy định
tại Điều 31,32 về thẩm quyền của Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh. Cụ thể:
Các vụ án hành chính thuộc Khoản 3, 4 Điều 32 xác định Tòa án theo người
bị kiện. Ví dụ: Hộ gia đình ông A sinh sống ở Đắk Lắk không được Ủy ban nhân
dân tỉnh Đắk Lắk cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh mặt hàng tiêu dùng
không có lý do dù ông A đã hoàn thành đúng thủ tục đăng kí kinh doanh mà pháp
luật quy định. Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân Tỉnh Đắk Lắk là tòa án có
thẩm quyền giải quyết khiếu kiện của ông A về hành vi hành chính của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Ví dụ 2: Ông B sinh sống tại Đắk Nông được Ủy ban nhân
dân huyện Đắk Mil cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tuy nhiên, diện tích ghi
tại sổ đỏ thiếu hụt so với diện tích thật. Trường hợp này, Tòa án nhân dân Tỉnh Đắk
Nông là Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện của ông B.
Các vụ án hành chính thuộc các khoản còn lại của Điều 32 ( Khoản
1,2,5,6,7,8) thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nơi người khởi kiện có
nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở cùng phạm vi địa giới hành chính. Ví dụ: Công
ty A có trụ sở tại TP. HCM đăng ký bảo hộ sáng chế giải pháp hứu ích tại Cục Sở
hữu trí tuệ theo đúng quy định, trình tự, thủ tục. Tuy nhiên, đến thời hạn trả lời
nhưng Cục sở hữu trí tuệ không trả lời và không có lý do chính đáng. Trong trường
hợp này, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là Tòa án có thẩm quyền giải
quyết khiếu kiện về hành vi hành chính này.


-

Ngoài ra trong trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì
Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc
hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ
quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.
III.

Đánh giá quy định pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành

-

chính theo cấp xét xử và địa giới lãnh thổ của Tòa án nhân dân
Về thẩm quyền theo cấp xét xử: So với các quy định của Luật Tố tụng hành chính
năm 2010, Điều 31 và Điều 32 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 có những sửa
đổi, bổ sung cơ bản để phân định rõ thẩm quyền giải quyết các VAHC giữa Tòa án



cấp huyện với Tòa án cấp tỉnh:
Thứ nhất, có sự thay đổi lớn về thẩm quyền giải quyết các VAHC của Tòa án cấp
huyện và Tòa án cấp tỉnh trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Đó là, đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND
cấp huyện thì thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thuộc về Tòa án cấp tỉnh
chứ không còn thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Đối với quy định này hiện
nay đang có hai luồng quan điểm.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Quy định này có ý nghĩa trong việc thúc đẩy
dân chủ, công khai, minh bạch nền hành chính; tạo điều kiện để thẩm phán thực
hiện tốt nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Mặc dù chủ trương cải cách
tư pháp hiện nay là tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện, bảo đảm cho thẩm
phán và tòa án độc lập xét xử nhưng do nhiều nguyên nhân, Tòa án cấp huyện vẫn
phụ thuộc nhiều vào cấp ủy và cơ quan hành chính. Việc giao cho Tòa án cấp tỉnh
giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp
huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ khắc phục tình trạng e ngại, nể nang của
thẩm phán trong việc xét xử; nếu có kháng cáo, kháng nghị thì sẽ do Tòa án nhân
dân cấp cao giải quyết theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, nên tính độc lập và



chỉ tuân theo pháp luật trong xét xử của các thẩm phán sẽ cao hơn, bảo đảm việc
giải quyết khách quan, hiệu quả hơn. Ngoài ra những khiếu kiện này thuộc loại
việc khó, phức tạp nên chất lượng giải quyết các khiếu kiện này của Toà án nhân
dân cấp huyện còn hạn chế, số vụ án bị huỷ, sửa vẫn còn cao (khoảng từ 4% đến
5%/năm; trong khi đó các loại án khác chỉ khoảng trên dưới 1%/năm)3 Hơn nữa
theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao thì trung bình hàng năm, các Tòa án cấp
tỉnh thụ lý, giải quyết khoảng 700 đến 800 VAHC; các Tòa án cấp huyện thụ lý,
giải quyết khoản 4.500 vụ/năm, trong đó các khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý đất
đai chiếm khoảng 80%, tương ứng với 3.600 vụ. Nếu giao cho Tòa án cấp tỉnh giải
quyết sơ thẩm các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy
ban nhân cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện thì trung bình hàng năm, mỗi Tòa
án cấp tỉnh giải quyết thêm khoảng 60 VAHC4. Vì vậy, sẽ không gây ra tình trạng
quá tải cho Tòa án cấp tỉnh.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Đây là “cải lùi” bộ máy hành chính vì xuất phát
từ hai nguyên nhân. Thứ nhất, việc quy định Tòa án nhân dân cấp huyện không
được giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND
cấp huyện, Chủ tích UBND cấp huyện là gián tiếp thừa nhận Tòa án cấp huyện
không được giải quyết UBND cấp huyện, tức Tòa án cấp huyện sẽ được coi là phụ
thuộc UBND cùng cấp, mất đi tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong xét xử.
Thứ hai, theo chỉ thị 01/2008/CT-CA Về việc triển khai, tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ trọng tâm công tác của ngành Tòa án nhân dân năm 2008 có đề cập vấn
đề: phấn đấu hoàn thành việc tăng thẩm quyền cho các Tòa án cấp huyện trong

3 Bản thuyết minh về dự án luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) số 72 – TANDTC, KHXX, trang 16
4 Bản thuyết minh về dự án luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) số 72 – TANDTC, KHXX, trang 17


năm 2008.5 Vì vậy, quy định này gián tiếp đi ngược lại chỉ thị của Tòa án nhân dân
tối cao.



Thứ hai, khoản 8 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định: “Trường
hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 31 của Luật
này”. Quy định này đã được hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2011/NQHĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính (Nghị quyết số
02/2011/NQ-HĐTP)6. Theo các nội dung đã được hướng dẫn thì các khiếu kiện sau
đây cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh: Khiếu kiện quyết định
hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện
mà các thẩm phán của Tòa án cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến
hành tố tụng hoặc bị thay đổi; Vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc
cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Có thể thấy, đây là một quy định mang tính linh động, hỗ trợ giữa Tòa án cấp
huyện và Tòa án cấp tỉnh, tránh được thủ tục rườm rà, phức tạp mà vẫn giải quyết
được vụ án một cách chính xác. Tuy nhiên, quy định này cũng có thể phát sinh
hành vi lạm quyền của Tòa án cấp tỉnh nếu sử dụng một cách bừa bãi mà không có
căn cứ. Vì vậy, nên có văn bản hướng dẫn hoặc Điều luật cụ thể quy định về cụm

-

từ “trường hợp cần thiết” để tránh sự lạm dụng của Tòa án cấp tỉnh.
Về thẩm quyền theo địa giới lãnh thổ: Thẩm quyền theo địa giới lãnh thổ không
được quy định riêng tại một điều luật cụ thể mà nằm trong từng đoạn cuối của từng
Khoản trong các Điều luật quy định thẩm quyền của Tòa án theo cấp ( Điều 31,32).
5 Chỉ thị 01/2008/CT-CA về việc triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác của ngành Tòa án
nhân dân năm 2008
6 Quy định này đã hết hiệu lực tuy nhiên có thể sử dụng để tham khảo.



Thiết nghĩ, việc quy định này khá dài dòng, phức tạp và gây sự khó hiểu, nhầm lẫn.
Tất cả các khoản trong Điều 32 đều phải nhắc lại thẩm quyền của Tòa án nơi nào.
Hơn nữa, Điều 31 về thẩm quyền của Tòa án cấp huyện lại không nhắc đến thẩm
quyền theo địa giới lãnh thổ của Tòa án. Vì vậy, nên tách riêng thành một điều luật
rõ ràng quy định về thẩm quyền theo địa giới lãnh thổ tránh gây hiểu nhầm và áp
dụng khác nhau.
C. Phần kết luận
Từ những quy định của pháp luật và những đánh giá trên, có thể thấy Luật tố
tụng hành chính mới ban hành, các vụ khiếu kiện hành chính xảy ra ít nên chưa
thấy rõ các lỗ hổng lập pháp cũng như chưa thấy nhiều những hạn chế trong thực
thi pháp luật. Tuy nhiên, không vì những vụ án hành chính xảy ra ít mà lơ là việc
hoàn thiện pháp luật, vì khiếu kiện vụ án hành chính, giải quyết vụ án hành chính
là ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Cơ sở để người dân có lòng tin
đối với bộ máy nhà nước cũng như các cơ quan tư pháp. Bộ máy nhà nước ta còn
nhiều sự ràng buộc trên thực tế giữa các cơ quan tư pháp và cơ quan hành chính.
Vì vậy, xác định thẩm quyền phù hợp, khách quan, đảm bảo công bằng văn minh là
yếu tố rất quan trọng.


D. Tài liệu tham khảo:
1. TS. Nguyễn Văn Thuân - Thẩm quyền của Tòa án theo Luật Tố tụng hành
2.

chính năm 2015, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật
Đoàn Thị Ngọc Hải - Phân cấp thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

3.

– Một số vấn đề cần được hoàn thiện, Thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP, ngày 29/07/2011 của Hội đồng Thẩm

phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật

4.
5.
6.

Tố tụng hành chính.
Luật Tố tụng hành chính 2015
Giáo trình Luật tố tụng hành chính, Trường đại học Kiểm sát Hà Nội, 2015
Chỉ thị 01/2008/CT-CA về việc triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ

7.

trọng tâm công tác của ngành Tòa án nhân dân năm 2008
Bản thuyết minh về dự án luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) số 72 –
TANDTC, KHXX,



×