Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

VẬN DỤNG PHẠM TRÙ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC ÁP DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN XE MÁY TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.83 KB, 22 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Li núi u
Xó hi loi ngi l mt b phn c bit ca th gii vt cht,phc tựng
nhng qui lut tn tai v phỏt trin cat riờng mỡnh.Con ngi khụng phi do
mt lc lng huyn bớ,siờu nhiờn no sỏng to ra m ra i t th gii ng vt
v vỡ vy,con ngi l mt b phn ca gii t nhiờn,l sn phm cao nht ca
gii t nhiờn.V im tin b ú chớnh l lao ng.Lao ng,sn xut vt cht l
lc lng ch yu v quyt nh lm cho xó hi phỏt trin tin lờn t xó hi
nguyờn thu cho ti ngy nay.Phi chng,sn xut l hot ng c trng riờng
cú ca con ngi v ca xó hi loi ngi. ú l trỡnh hot ng cú mc ớch v
khụng ngng sỏng to ca con ngi.Theo Enghen : im khỏc bit cn bn
gia xó hi loi ngi vi xó hi loi vt l ch : loi vt may lm ch bit hỏi
lm, trong khi con ngi sn xut


S sn xut xó hi bao gm sn xut vt cht,sn xut tinh thn v sn xut
ra bn thõn con ngi.Enghen vit: Lao ng ó sỏng to ra bn thõn con
ngi.Ba quỏ trỡnh ny khụng tỏch bit nhau,trong ú sn xut vt cht gi vai
trũ l c s ca s tn ti v phỏt trin xó hi v xột n cựng,quyt nh ton b
s vn ng ca i sng xó hi.Sn xut vt cht l quỏ trỡnh con ngi s
dng cụng c lao ng tỏc ng (trc tip hay giỏn tip) vo t nhiờn,ci bin
cỏc dng vt cht ca gii t nhiờn to ra ca ci xó hi,nhm tho món nhu
cu tn ti v phỏt trin-nhu cu phong phỳ v vụ tn ca con ngi.
Sn xut kinh doanh l mt phn ca sn xut vt cht,hiu mt cỏch n
gin thỡ sn xut kinh doanh l quỏ trỡnh s dng cỏc yu t sn xut : con ngi
v t liu lao ng sn xut ra ca ci vt cht.Nhng ca ci vt cht ny
c mang ra xó hi,hay l thtng trao i v buụn bỏn,ch yu l thu

li nhun cao.Trong thi i ngy nay,cụng vic ú l cụng vic ca mt nh
sn xut,nh kinh doanh; thu li li nhun cao thỡ sn phm ca h phi c
bỏn chy,phi cú cht lng cao.Nu mun lm tt vic ú thỡ h phi xỏc nh
c ni dung v hỡnh thc ca sn phm m mỡnh sn xut ra.
tỡm hiu rừ hn thỡ ta s i nghiờn cu v vic phỏt trin cỏc sn phm
xe mỏy trờn th trng Vit Nam v c bit l cỏc sn phm xe mỏy ca hóng
Yamaha vi th trng chớnh l th ụ H Ni.
vận dụng phạm trù nội dung và hình thức áp dụng vào
quá trình sản xuất kinh doanh trong việc phát triển
xe máy trên thị trờng việt nam
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


Phần I Cơ sở lý luận

1.Khái niệm nội dung và hình thức
Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt,những yếu tố,những quá trình tạo
nên sự vật.
Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật,là hệ thống các mối
liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
Ví dụ,nội dung của một cơ thể dộng vật là toàn bộ các yếu tố vật chất tế
bào,các khí quan cảm giác,các hệ thống,các quá trình hoạt động của các hệ
thống…để tạo nên cơ thể đó.Hình thức của một cơ thể động vật là trình tự sắp
xếp,liên kết các tế bào,các hệ thống…tương đối bền vững của cơ thể.Nội dung

của quá trình sản xuất là tổng hợp tất cả những yếu tố vật chất như con
người,công cụ lao động, đối tượng lao động,các quá trình con người sử dụng
công cụ để tác động vào đối tượng lao động,cải biến nó tạo ra sản phẩm cần
thiết cho con người.Còn hình thức của quá trình sản xuất là trình tự kết hợp,thứ
tự sắp xếp tương đối bền vững các yếu tố vật chất của quá trình sản xuất,quy
định đến vị trí của người sản xuất,quy định đến vị trí của người sản xuất đối với
tư liệu sản xuất và sản phẩm của quá trình sản xuất.
Bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài nào đấy,nhưng hình thức của
chủ nghĩa duy vật biện chứng nói đến trong cặp phạm trù nội dung và hình thức
chủ yếu không phải là cái hình thức bề ngoài đó,mà là cái hình thức bên trong
của sự vật,tức là cơ cấu bên trong của nội dung.Ví dụ,mỗi tác phẩm văn học đều
được in thành một cuốn sách nào đấy và đều có kích thước nhất định,hình dáng

nhất định,màu sắc và sự trang trí ở ngoài bìa nhất định…Nhưng đó mới chỉ là
hình thức bề ngoài.Nó không đóng vai trò quan trọng.Cái quan trọng là hình
thức bên trong của tác phẩm được in trong cuốn sách ấy,cụ thể đó là bố cục của
tác phẩm,là các hình tượng nghệ thuật,là ngôn ngữ,phong cách,bút pháp…được
dùng để diễn đạt nội dung,diễn đạt những tư tưởng,những vấn đề của cuộc sống
mà tác phẩm muốn nêu lên. Đó mới là cái hình thức mà chủ nghĩa duy vật biện
chứng muốn bàn đến trong cặp phạm trù nội dung và hình thức.
2.Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
2.1.Sự thống nhất và gắn bó giữa nội dung và hình thức
Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau,không tách rời
nhau.Không có một hình thức nào lại không chứa nội dung và cũng như là
không có nội dung nào lại không tồn tại trong hình thức. Điều đó là do nội dung

bao gồm những mặt,những yếu tố,những quá trình tạo nên sự vật,trong khi
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đó,hình thức lại chính là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các
yếu tố ấy.Như vậy là các yếu tố vừa góp phần tạo nên nội dung vừa tham gia
vào các mối liên hệ tạo nên hình thức.

Tuy nhiên,không phải nội dung và hình thức bao giờ cũng phù hợp
nhau,không phải một nội dung bao giờ cũng chỉ thể hiện ra trong một hình thức
nhất định và một hình thức bao giờ cũng chỉ chứa đựng trng một nội dung nhất
định.Thực ra,không bao giờ có sự phù hợp hoàn toàn tuyệt đối giữa nội dung và
hình thức,bởi lẽ ,các yếu tố,quá trình tạo nên nội dung ở trong trạng thái vận

động,biến đổi không ngừng,trong khi đó hệ thống các mối liên hệ giữa
chúng,tức là hình thức lại tương đối bền vững, ổn định.Kết quả là giữa nội dung
và hình thức bao giờ cũng có một “độ lệch”,một sự không phù hợp nhất định
nào đấy.
Tuy nhiên,giữa nội dung và hình thức cũng không bao giờ có thể có sự
không phù hợp nhau hoàn toàn,tuyệt đối,vì trong trường hợp đó,sự thống nhất
tương đối giữa nội dung và hình thức đã bị phá vỡ và sự vật sẽ không còn là sự
vật cũ nữa.Như vậy,sự phù hợp giữa nội dung và hình thức bao giờ cũng là sự
phù hợp với một độ lệch nhất định. Độ lệch đó nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng
trường hợp cụ thể.Chính vì có độ lệch đó nên cũng một nội dung trong tình hình
phát triển khác nhau có thể có nhiều hình thức và ngược lại,cùng một hình thức
có thể thể hiện những nội dung khác nhau.

Do tình hình đặc biệt đó nên một vấn đề quan trọng đặt ra là phải tận dụng
tất cả mọi loại hình thức có thể có,kể cả một số hình thức cũ để phục vụ cho nội
dung mới.Lenin đã kịch liệt phê phán thái độ chỉ thừa nhận những hình thức cũ,
đồng thời ông cũng bác bỏ quan niệm phủ nhận mọi hình thức cũ. Lenin đòi hỏi
phải khai thác mọi loại hình thức có thể có,mới cũng như cũ,lấy cái nọ để bổ
sung cho cái kia,không phải để điều hoà cái mới và cái cũ mà là để làm cho bất
cứ hình thức nào cũng trở thành một công cụ giành thắng lợi hoàn toàn và cuối
cùng,quyết định dứt khoát cho chủ nghĩa cộng sản.Lenin viết “ Chủ nghĩa giáo
điều hữu khuynh cứ khăng khăng chỉ thừa nhận những hình thức cũ,nó đã hoàn
toàn phá sản vì nó không nhận thấy nội dung mới.Chủ nghĩa giáo điều tả khuynh
lại khăng khăng tuyệt đối phủ nhận những hình thức cũ nhất định nào đó mà
không thấy rằng nội dung đang tự mở lấy một con đường xuyên qua tất cả mọi

hình thức;rằng nhiệm vụ của những người cộng sản chúng ta,là phải nắm lấy hết
thảy những hình thức đó,học cách lấy hình thức này bổ sung hết sức nhanh
chóng cho hình thức khác,lấy hình thức này thay thế cho hình thức khác…”

3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2.2.Vai trò quyết định của nội dung so với hình thức trong quá trình vận
động và pháti triển của sự vật
Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất của sự vật.Khuynh hướng chủ đạo
của nó là khuynh hướng biến đổi.Còn hình thức là mặt tương đối ổn định,bền
vững của sự vật.Khuynh hướng chủ đạo của hình thức là khuynh hướng ổn
định.Sự biến đổi,phát triển cảu sự vạt bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi,phát

triển của nội dung.Còn hình thức cũng biến đổi,nhưng biến đổi chậm hơn. Ít hơn
so với sự biến đổi nội dung.Khi nội dung biến đổi thì hình thức cũng buộc phải
biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới.Vì vậy,so với hình thức thì nội dung
bao giờ cũng giữ vai trò quyết định.Ví dụ,nội dung giai cấp của Nhà nước bao
giờ cũng quyết định hình thức Nhà nước phù hợp với nó.Việc chuyển sang phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi
phải có cơ chế quản lí tương ứng.Trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật,không thể
diễn tả được nội dung bi thảm dưới hình thức hài hước hay ngược lại…Dưới sự
tác động lẫn nhau của những mặt trong sự vật,hoặc giữa các sự vật với nhau
trước hết làm cho yếu tố của nội dung biến đổi trước,còn những mối liên kết
giữa các yếu tố của nội dung,tức là hình thức thì chưa biến đổi ngay,vì vậy hình
thức sẽ trở nên lạc hậu hơn so với nội dung và sẽ trở thành nhân tố kìm hãm sự

phát triển của nội dung.Do xu hướng chung của sự phát triển của sự vật,hình
thức không thể kìm hãm mãi mãi sự phát triển của nội dung mà sẽ phải thay đổi
cho phù hợp với nội dung mới.
2.3.Sự tác động tích cực ngược trở lại của hình thức đối với nội dung.
Tuy nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức nhưng điều đó hoàn
toàn không có nghĩa là hình thức chỉ là cái bị động, đi theo nội dung.Trái lại,sau
khi xuất hiện dưới ảnh hưởng của nội dung,hình thức sẽ mở đường và thúc đẩy
sự phát triển của nội dung;trong trường họp ngược lại,nó sẽ kìm hãm sự phát
triển ấy.

Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình
phát triển của sự vật.Lúc đầu,những biến đổi diễn ra trong nội dung chưa ảnh

hưởng tới hệ thống mối liên hệ tương đối bền vũng của hình thức.Nhưng khi
những biến đổi đó tiếp tục diễn ra thì tới một lúc nào đó,hệ thống mối liên hệ
tương đối bền vững ấy của hình thức bắt đầu trở nên chật hẹp và bắt đầu kìm
hãm sự phát triển của nội dung.Hình thức không còn phù hợp với nội dung mới
nữa.Sự không phù hợp ấy tiếp tục phát triển và tới một lúc nào đó thì xảy ra sự
xung đột giữa nội dung và hình thức:nội dung mới phá bỏ hình thức cũ và trên
cơ sở của hình thức vừa mới hình thành,nó tiếp tục biến đổi,phát triển và chuyển
sang một trạng thái mới về chất.Ví dụ,trong các hình thái kinh tế-xã hội có giai
cấp đối kháng,lúc đầu quan hệ sản phù hợp với lực lượng sản xuất là hình thức
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phần II Cơ sở thực tiễn

1.Tình hình,thực trạng của thị trường xe máy Việt Nam
1.1.Sự phát triển xe máy ở Việt Nam.
Ở các nước phát triển như: Mĩ,Nhật,Anh…,là những nước có mức sống
cao,phương tiện đi lại chủ yếu là ô tô,gần như mọi nhà đều có ít nhất 1 cái ô tô
để đi lại. Ở Việt Nam,mức sống chưa cao nên phương tiện đi lại chủ yếu của
người dân không phải là ô tô mà là xe máy.Hiện nay,xe máy là phương tiện đi
lại phổ biến ở Việt Nam,nó gần như là một phương tiện không thể thiếu trong
mỗi gia đình, đặc biệt là ở thành thị. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại xe
máy, được chế tạo bởi các hãng khác nhau bao gồm cả nội địa, liên doanh và
nhập khẩu từ nước ngoài về; với mẫu mã đa dạng, kiểu dáng phong phú và giá
cả cũng có nhiều mức, phụ thuộc vào nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.Bên
cạnh đó, do cạnh tranh nên trên thị trường các hãng xe máy luôn cải cách mẫu

mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để thu hút người tiêu dùng một cách tối đa;
chủ yếu là các hãng liên doanh với nước ngoài như Nhật Bản: Yamaha, Honda,
Suzuki…Các hãng này đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ những năm đầu
của thập kỷ 90 và rất có uy tín về chất lượng và hình thức. Do đời sống của nhân
dân ngày càng được cải thiện,nhu cầu đi lại ngày càng cao, điều đó đã tạo điều
kiện rất thuận lợi cho thị trường xe máy vì với thực trạng cơ sở giao thông vận
tải chưa phát triển thì xe máy là phương tiện đi lại thuận tiện nhất.Chính vì
vậy,thị trường xe máy đã biến đổi rất nhiều trong 10 năm trở lại đây.Nếu như
trong giai đoạn cuối thời kì bao cấp,chỉ nhà nào thật khá giả mới có được một
chiếc xe “Simson” hay “Cub”, “81” .Và những chiếc xe thời kì này muốn cho
“nổ” thì phải “đạp”,việc đó tốn rất nhiều thời gian và công sức,vì thế,sau đó là
một loạt loại xe mới ra đời : “82”,”Dream”…là những chiếc xe có “đề”,không

cần “đạp” cho xe “nổ” mà chỉ cần “đề”. Còn đối với những gia đình khá giả hiện
nay thì lựa chọn số một của họ khi mua xe máy là xe ga : SH, Dylan, Spacy,…
với giá khoảng hơn 50 triệu/chiếc-một mức giá khá cao so với thu nhập trung
bình của người dân hiện nay.Tuy nhiên,một gia đình không khá giả lắm thì cũng
có thể tự sắm cho mình một chiếc xe máy để đi lại với giá khá “mềm”,khoảng 5-
6 triệu/chiếc.
Nói chung,xe máy đang là phương tiện phổ biến và ưa chuộng nhất Việt
Nam,do đó,các hãng xe máy đang tiếp tục cho ra đời nhiều loại xe mới được cải
tiến cả về hình thức lẫn nội dung.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2.Xe máy Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng

Công nghiệp xe máy Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng
Theo số liệu của Hiệp hội Xe đạp, xe máy Việt Nam, đến nay toàn ngành
có 52 doanh nghiệp sản xuất - lắp ráp xe máy, trong đó có 22 doanh nghiệp
Quốc doanh, 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Số cơ sở trong
nước nhiều, nhưng sản lượng chỉ đạt khoảng 1,4 triệu chiếc/năm. Trong khi đó,
7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại có sản lượng vượt trội, (1,73 triệu
chiếc/năm). Lợi nhuận trước thuế của số doanh nghiệp trong nước cũng thấp
hơn 7 doanh nghiệp FDI. Đây chính là khoảng giãn cách khá lớn giữa số đông
doanh nghiệp trong nước với số ít các liên doanh nước ngoài. Nguyên nhân thì
có nhiều, nhưng giới chuyên môn đều khẳng định là đầu tư của các doanh
nghiệp trong nước còn manh mún và nhỏ lẻ, chưa liên kết để tạo thành sức
mạnh. Hơn nữa, công nghệ của các doanh nghiệp trong nước tụt hậu khá xa so

với các doanh nghiệp FDI, chưa chế tạo trọn bộ động cơ thương hiệu Việt
Nam.
Về mặt công nghệ, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu nhập khẩu động
cơ, cụm linh kiện và phụ tùng chính yếu, còn lại các chi tiết phụ như đệm, đèo
hàng, giỏ, chân chống, khung sườn chế tạo trong nước nhằm tận dụng giá nhân
công rẻ. Các doanh nghiệp này cũng triệt để khai thác thị trường trôi nổi phụ
tùng, linh kiện do các doanh nghiệp nhập khẩu. Chính vì vậy, chất lượng xe
máy không ổn định. Hệ thống phân phối cũng không biết liên kết dựa vào nhau,
mạnh ai nấy làm, vốn nhỏ, đầu tư phân tán nên có doanh nghiệp sau mỗi quyết
định điều chỉnh giá của Chính phủ, hoặc các quyết định quản lý của Bộ Giao
thông vận tải và Bộ Thương mại là lao đao vì hàng tồn kho.
Hiện nay, có 3 dòng công nghệ phổ biến ở các doanh nghiệp, đó là:

- Công nghệ Nhật Bản: Đạt trình độ cao, chất lượng tốt, lợi nhuận lớn, tập
trung ở các liên doanh như Honda, Yamaha, Suzuki
- Công nghệ Đài Loan: Đạt trình độ tiên tiến, sản phẩm chất lượng tốt, giá
bán thấp hơn so với công nghệ Nhật Bản. Điển hình là Công ty SYM.
- Công nghệ Trung Quốc: Công nghệ trung bình, nhiều công đoạn vẫn
phải làm thủ công, nên chất lượng không đồng đều, giá bán thấp nên lợi nhuận
không cao.
Hàng năm, ngành công nghiệp xe máy trong nước tuy non trẻ, nhưng cũng tạo
ra chỗ làm cho khoảng 100 ngàn lao động trong các nhà máy, xưởng lắp ráp,
sửa chữa bảo hành, các đại lý bán xe máy… Đến quý I năm 2005, theo thống
kê của toàn ngành, có 10 doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền lắp ráp trên
30.000 xe một năm. Có 60% dây chuyền trên 150 công nhân. Các doanh

nghiệp dưới 50 công nhân hầu như không tồn tại do cạnh tranh quyết liệt. Có
tới 45 doanh nghiệp mới nội địa hoá được 40%, hai doanh nghiệp nội địa hoá
đến 60%. Một số doanh nghiệp đã bắt tay với nhau không đầu tư từ A đến Z,
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
mà có sự phân công chiếm lĩnh thị trường trong nước như vỏ, khung sườn,
moay ơ, bộ điện... hoặc chuyên sản xuất các cụm chi tiết chủ lực, có doanh
nghiệp đã xuất khẩu được sản phẩm ra nước ngoài. Nhưng cho đến nay, theo
nhận định của Bộ Thương mại, thì một số chi tiết khó thuộc cụm động cơ (như
bánh răng ly hợp, vòng bi, ngắt số, bộ khởi động…) trị giá khoảng 30 USD
trong giá thành một chiếc xe vẫn chưa được đầu tư sản xuất trong nước.
Thị trường trong nước và trên thế giới vẫn có nhu cầu lớn về xe máy, đặc

biệt là ở các nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng dành cho ô tô còn yếu kém,
nên phương tiện giao thông chủ yếu vẫn là xe máy. Theo số liệu của Cục Đăng
kiểm Việt Nam, nếu năm 1995 cả nước sản xuất lắp ráp được 62.000 xe, thì
đến năm 2004, sản lượng đã tăng gấp 23 lần. Nhiều doanh nghiệp như Công ty
T&T, Công ty Hoa Lâm, Công ty TNHH Đức Phương, Lisohaka đã xuất khẩu
được xe sang thị trường Đông Ti Mo, ăng Gô La, Đôminica, Nam Phi… còn
các công ty liên doanh chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường khu vực châu á.
Riêng Honda Việt Nam một năm xuất khẩu đạt kim ngạch gần 25 triệu USD.
Bình quân số người dân/xe, năm 1990 là 23,8, đến nay đạt gần 7 người/1xe
máy. Thị trường xuất khẩu còn tiềm năng rất lớn, do các nước thuộc thế giới
thứ ba, là bạn hàng với Việt Nam đang có tăng trưởng kinh tế mạnh, đặc biệt là
ở châu á và châu Phi.

Như vậy, cơ hội cho ngành xe máy Việt Nam phát triển trong những năm
tới là rất lớn. Song, cũng chưa thoát khỏi những thách thức lớn trước sự cạnh
tranh và xu thế phát triển công nghệ như vũ bão trên thế giới. Vì vậy, những
vấn đề đặt ra cần được tháo gỡ với ngành công nghiệp xe máy Việt Nam là:
Thứ nhất, thuế suất đối với ngành hàng này phải mềm dẻo và linh hoạt,
phải có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp mới đi vào sản xuất, chưa có
lợi nhuận cao.
Thứ hai, trong 5 năm tới, ngành xe máy tập trung nguồn lực chế tạo trọn
bộ động cơ thương hiệu Việt Nam. Giải quyết được vấn đề động cơ hiệu suất
cao, thân thiện với môi trường sẽ thuận lợi trong quảng bá sản phẩm ra nước
ngoài.
Thứ ba, phải sớm qui hoạch lại ngành xe máy, định hướng nhiệm vụ

chính cho các cụm công nghiệp, cụm doanh nghiệp chuyên làm các chi tiết với
trình độ cao. Giai đoạn này, doanh nghiệp phải đưa công nghệ tự động hoá vào
các khâu then chốt vì giá nhân công không rẻ không còn là lợi thế nữa. Chỉ có
tự động hoá mới tạo ra năng suất cao và ổn định chất lượng sản phẩm.
Thứ tư, chiến lược đầu tư phát triển toàn ngành xe máy phải hướng tới
xuất khẩu, vì thị trường trong nước sẽ sớm bão hoà và thị trường ô tô sẽ chiếm
chỗ, một số thành phố lớn sẽ hạn chế sử dụng xe máy. Vì vậy, công tác tiếp thị,
nghiên cứu thị trường quốc tế, quảng bá sản phẩm phải đi trước và tiến hành
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
ngay từ bây giờ.
Cuối cùng, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp, nhất thể hoá các doanh

nghiệp xe máy theo quy luật thị trường, tiến tới sự hình thành các tập đoàn, hay
tổng công ty có vốn lớn, tập trung được nguồn lực và chất xám để giải quyết
bài toán phát triển ngành công nghiệp xe máy.
Dự báo ở giai đoạn 2005 - 2010, sản lượng xe máy toàn quốc sẽ đạt 17
triệu chiếc/năm, chủ yếu sẽ dành cho xuất khẩu, bình quân 6 người có 1 xe
máy. Để đạt công suất nói trên, việc tăng đầu tư tập trung theo chiều sâu cho
ngành công nghiệp xe máy với mục tiêu nội địa hoá 100% sản phẩm đang là
thách thức rất lớn với ngành công nghiệp xe máy Việt Nam
1.3.Một số khó khăn khi phát triển thị trường xe máy.

1.3.1.Xe máy “made in Việt Nam”
Nếu căn cứ vào giấy phép cấp cho các dự án đầu tư sản xuất,kinh doanh xe

máy đều thể hiện tính nhất quán phát triển đồng thời công nghệ chế tạo và công
nghệ lắp ráp,trong đó,công nghệ chế tạo được đặt lên hàng đầu,nhưng thực tế ở
các dự án,chế tạo đã đặt xuống hàng thứ,thậm chí có dự án,công nghệ chế tạo
không có tên trong danh mục đầu tư! Điều này còn thấy rõ hơn khi thực hiện
chủ trương về nội địa hoá ở thân xe và các chi tiết nhựa,còn động cơ,các phụ
tùng,linh kiện khác nội địa hoá chỉ thực hiện với tỉ lệ rất nhỏ,bởi thế,ngành công
nghiệp xe máy nước ta ra đời và hoạt động đã hàng chục năm mà chúng ta vẫn
chưa có được xe máy “made in Việt Nam” với đúng và đầy đủ ý nghĩa của nó!
Có ý kiến cho rằng vì sức ép bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở các
thành phố đã khiến công nghiệp xe máy bị chững lại.Cứ cho là vậy,song một
vấn đề đặt ra : thị trường xe máy ở các thành phố thu hẹp là đúng nhưng còn
nông thôn-một thị trường rộng lớn với trên 50 triệu người tiêu dùng,nhu cầu về

xe máy rất đa dạng,ngành công nghiệp xe máy đâu đã đáp ứng và nó vẫn vẹn
nguyên ở dạng tiềm năng!
Đã có nhiều nghìn tỉ đồng được đầu tư vào ngành này để rồi hàng
năm,hàng trăm tỉ đồng tiền lãi vay đang phải trả cho tình trạng không hoạt
động.Nhiều dây chuyền công nghệ,trang thiết bị kỹ thuật đang dần xuống
cấp,trong đó không ít đang trở thành phế liệu vì khi nhập,chúng vốn đã lạc hậu.
Đời sống của hàng chục nghìn lao động đã tuyển chọn, đào tạo đang đòi việc
làm.Nhiều tài sản hữu hình và vô hình đã xây dựng,mua sắm ,tạo dựng dần trở
thành vô dụng,mai một…Quả là gánh nặng cho các nhà đầu tư đồng thời cũng
đang là sự lãng phí vật chất của xã hội nên không thể coi thường.
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Cách đây không lâu, đã có dư luận cho rằng một số Doanh nghiệp xe máy
trong nước vi phạm sở hữu công nghiệp bằng việc lắp ráp xe,nhái kiểu dáng xe
của người khác,dán nhãn mác của mình bán ra thị trường.Dù rằng có thể cảm
thông,chia sẻ với lo toan bươn chải của các Doanh nghiệp nhưng cũng không
nên vì “cái khó bó cái khôn” để rồi cứ “làm bậy”.Thực tế này ngày càng làm
đậm thêm thực trạng đã không mấy sáng sủa của ngành xe máy nước ta, đòi hỏi
phải sớm đưa ra những quyết định đúng đắn và sáng suốt.
Chiến lược phát triển công nghiệp xe máy đến năm 2010 là “sẽ không
thành lập Doanh nghiệp mới.khuyến khích các Doanh nghiệp hiện có liên
doanh,liên kết hình thành những cơ sở sản xuất có quy mô công nghiệp chuyên
môn hoá,hợp tác hoá cao,thành lập các tập đoàn xe máy,tập trung chết tạo động
cơ, đầu tư cho tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ;xây dựng thương hiệu

xe máy Việt Nam đủ sức cạnh tranh”.

Từ trên 50 Doanh nghiệp,nay còn 20 Doanh nghiệp trụ lại,trừ số 10 Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì hơn 10 Doanh nghiệp này hầu hết là Doanh
nghiệp tư nhân ra đời theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước,hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp dưới hình thức các Công ty trách nhiệm hữu hạn,Công ty cổ
phần có qui mô vừa và nhỏ. Để chiến lược trên trở thành hiện thực có nghĩa là
các Doanh nghiệp phải tiến hành “Cuộc cách mạng đầu tư” tức là công nghệ chế
tạo sẽ là “xương sống “ hoạt động của Doanh nghiệp;mặt khác về công tác quản
lí, điều hành cũng nhiều việc phải bàn,phải làm để xúc tiến hỗ trợ các Doanh
nghiệp thực sự có hiệu quả.


Chiến lược phát triển đến năm 2010 với mục tiêu đáp ứng nhu cầu trong
nước bình quân 1,3 triệu chiếc xe/năm,tỉ lệ nội địa hoá toàn xe trên 90%,động cơ
trên 80% vào năm 2010 xuất khẩu 300 nghìn xe,quả là một viễn cảnh sáng sủa
cho ngành công nghiệp xe máy ở nước ta.Tuy nhiên sự chậm trễ đổi mới từ cả 2
phía,các Doanh nghiệp xe máy cũng như vai trò quản lí điều hành để tạo lập môi
trường đầu tư trong nước nói chung,với công nghiệp xe máy nói riêng thật thông
thoáng,cởi mở và bình đẳng thì xe máy “made in Việt Nam” vẫn là sự mong đợi.
1.3.2.Khó khăn khi đăng ký sở hữu kiểu dáng xe máy.
Vạn sự bất tín…
Như thừa nhận từ không ít Doanh nghiệp,phần lớn xe máy tiêu thụ mạnh
trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có kiểu dáng mẫu mã của
xe Nhật Bản. Đây là yếu tố hấp dẫn khiến nhiều nhà sản xuất không phải đầu tư

tốn kém cho thiết kế kiểu dáng mà vẫn có xe đẹp để bán.Và lâu nay,tình trạng xe
máy nhái kiểu dáng các hãng tên tuổi nước ngoài, được tiêu thụ tràn lan trên thị
trường là một thực tế không thể phủ nhận và điều này là nguyên cớ dẫn tới một
số vụ kiện tụng về nhãn hiệu,kiểu dáng xe máy trong thời gian qua.Chính vì
9

×