Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Quan điểm triết học mác – lênin về con người và bản chất của con người vấn đề phát huy nhân tố con người trong công cuộc đổi mới của việt nam ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.8 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***

Tiểu luận Triết học Mác - Lênin
Đề tài: Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người và
bản chất của con người. Vấn đề phát huy nhân tố con người
trong công cuộc đổi mới của Việt Nam ngày nay.

Họ và tên: Lã Thị Thu Trang
MSSV: 47.01.608.146
Lớp học phần: Triết học Mác – Lênin – POLI200133
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Chương Nhiếp

Đắk Lắk, ngày 25 tháng 1 năm 2022

TIEU LUAN MOI download :


Contents
Lời mở đầu..........................................................................................1
Nội dung.............................................................................................. 2
Chương 1. Quan điểm Triết học Mác – Lênin về con người và
bản chất của con người....................................................................2
1.

Con người là một thực thể sinh học- xã hội.......................................................................2

2. Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư
liệu sinh hoạt của mình...............................................................................................................4
3.


Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử....................................................4

4.

Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội............................................6

Chương 2. Vấn đề phát huy nhân tố con người trong công cuộc
đổi mới của Việt Nam ngày nay......................................................7
1.

Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ.....................................8

2. Quan tâm giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích theo phương châm bảo đảm công
bằng xã hội trong từng chính sách, từng bước phát triển........................................................9
3. Xây dựng và thực hiện một cơ chế dân chủ trong mọi mặt của đời sống xã hội nhằm tạo
môi trường, điều kiện thiết yếu để phát huy vai trò của nguồn lực con người trong các
lĩnh vực.........................................................................................................................................9

Kết luận............................................................................................. 11

TIEU LUAN MOI download :


1

Lời mở đầu
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau chung
quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất của con người. Trước Các Mác, vấn đề bản chất
của con người chưa được giải đáp một cách khoa học. Khi hình thành quan niệm
duy vật về lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khẳng định vai trò cải tạo thế

giới, làm nên lịch sử con người. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát
triển lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất ngày càng phát triển thì khả năng
chiếm lĩnh và sử dụng các lực lượng tự nhiên ngày càng cao hơn, con người tạo ra
ngày càng nhiều hơn cơ sở vật chất cho bản thân mình, đồng thời từ đó thúc đẩy con
người tự hồn thiện chính bản thân họ.
Từ việc nắm vững lý luận về con người, về vị trí tầm quan trọng của nhân tố con
người trong sự nghiệp đổi mới toàn diện hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương
đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, là chiến lược trung tâm và là
chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm phát huy nhân tố con người, tạo điều kiện
cho con người phát triển hài hòa có trí tuệ và có sức khỏe. Và để làm được như vậy,
cần nhận thức được vai trò của các yếu tố sinh học xã hội trong quá trình hình thành
và phát triển của con người, để từ đó là cơ sở lý luận cà thực tiễn trong việc đề ra
những chính sách, chủ trương kịp thời giúp bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người nói
chung để con người thật sự trở thành chủ thể của quá trình xây dựng xã hội mới.
Đã có rất nhiều ngành, mơn khoa học nghiên cứu về vấn đề con người, đây được coi
là vấn đề thiết thực nhất đòi hỏi sự phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Hiểu
được tầm quan trọng của vấn đề con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay nên em
đã chọn đề tài “Quan điểm Triết học Mác – Lênin về con người và bản chất của con
người. Vấn đề phát huy nhân tố con người trong công cuộc đổi mới của Việt Nam
ngày nay”

TIEU LUAN MOI download :


2

Nội dung
Chương 1. Quan điểm Triết học Mác – Lênin về con người và bản chất của con
người.
Trải qua hàng trăm năm, qua nhiều cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học từ thời cổ

đại, nhiều những học thuyết, lý luận, quan điểm được đưa ra. Song, có thể một cách
đầy đủ và toàn diện nhất về con người và bản chất của con người chính là quan điểm
triết học của Mác – Lênin. Tiếp thu một cách mang tính phê phán những quan điểm và
khắc phục những thiếu sót hạn chế quan niệm về con người trong lịch sử triết học
trước đó, triết học Mác khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố
sinh học và yếu tố xã hội.

1. Con người là một thực thể sinh học- xã hội
“Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định
việc con người khơng bao giờ hoan tồn thốt ly khỏi những đặc tính vốn có
của con vật”1 Dựa trên những thành tựu khoa học, triết học Mác – Lênin coi
con người là sản phẩm tiến hóa của giới tự nhiên, nằm trong số những sinh vật
mà theo họa thuyết của Đắc Uyn về sự tiến hóa của các lồi là “xuất hiện và
phát triển nhờ q trình chọn lọc tự nhiên”.Tự nhiên chính là tiền đề đầu tiên
quy định sự tồn tại, hình thành và phát triển của con người. Như vậy, con người
cũng có những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển như mọi loài vật khác:
ăn, uống, các bản năng, nhu cầu sinh học cơ bản và kể cả “đấu tranh sinh tồn”.
Tuy nhiên con người không sống thụ động, hoan toan dựa vào tự nhiên, không
bị qui định duy nhất bởi yếu tố tự nhiên mà còn tác động ngược lại lên tự
nhiên. “Giới tự nhiên... là thân thể vô cơ của con người,... đời sống thể xác và
tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên” 2 .Đây chính là điểm khác
đặc biệt, ngăn cách giữa con người với các thực thể sinh học khác. Do đó, để
tồn tại và phát triển lâu dài, con người và thiên nhiên phải dựa vào nhau, gắn
bó và hịa hợp với nhau3.
1 C. Mác và Ph. Ăngghen (1994) Toàn tập, t.20, tr.146.
2 C. Mác và Ph. Ăngghen (2000) Toàn tập, t.42, nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr.135.
3 Giao trình triết học Mac - Lênin danh cho bâc đại học hê không chuyên lý luân chinh tri, nxb. Chinh
triQuôc gia sư thât, HaNôi-2021, trang 201

TIEU LUAN MOI download :



3

“Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thốt khỏi trạng thái
thuần túy là lồi vật”4 . Lao động sản xuất cũng là một hoạt động xã hội quan
trọng của con người. Ăngghen đã chỉ ra rằng, bước chuyển biến từ vượn thành
người là nhờ quá trình lao động. Hoạt động mang tính xã hội này đã nối dài
bàn tay và các giác quan của con người, hình thành ngơn ngữ và ý thức, giúp
con người làm biến dạng giới tự nhiên để làm ra những vật phẩm mà giới tự
nhiên khơng có sẵn. Thơng qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm
thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên. Nếu các loài động vật khác hoàn toàn
phụ thuộc vào bản năng và các sản phẩm tự nhiên thì con người lại hoan tồn
có thể tạo ra các vật phẩm phù hợp với nhu cầu của mình bằng lao động sản
xuất. Cũng nhờ đó, con người có thể trở thành thực thể xã hội, thành chủ thể
của “lịch sử có tính tự nhiên”, có lý tính, có “bản năng xã hội”. Bởi vậy, có thể
nói yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của một con người chinh là
lao động. Cũng nhờ đó, con người có thể trở thành thực thể xã hội, thành chủ
thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, có lý tính, có “bản năng xã hội”. Lao động
đã góp phần cải tạo bản năng sinh học của con người, làm cho con người trở
thành con người đúng nghĩa của nó.chỉ khi có lao động thì tư duy, ý thức của
con người mới có điều kiện phát triển Lao động là điều kiện tiên quyết, cần
thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người cả về
phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội5.
Con người vừa là một sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội, do
đó , bên trong con người cũng có hai mặt khơng thể tách rời nhau: mặt tự nhiên
và mặt xã hội. sự thông nhất ấy cũng cho ta thấy con người là một thực thể sinh
học- xã hội.Là một thực thể sinh học- xã hội, con người chịu sự chi phối của
các hệ thống qui luật khác nhau nhưng thống nhất với nhau: hệ thống các qui
luật sinh học, hệ thống các qui luật tâm lý, hệ thống các quy luật xã hội quy

định quan hệ xã hội giữa người với người. Trong mỗi con người, giữa mặt sinh
4 C. Mác và Ph. Ăngghen(1994) Tồn tập, t.1, tr.673.
5 Giao trình triết học Mac - Lênin danh cho bâc đại học hê không chuyên lý luân chinh tri, nxb. Chinh
triQuôc gia sư thât, HaNôi-2021, trang 201-202

TIEU LUAN MOI download :


4

học và mặt xã hội có mối liên kết vơ cùng chặt chẽ: mặt sinh học là cơ sở tất
yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt
con người với loài vật. Chính sự liên kết ấy đã tạo nên con người với tính cách
là một thực thể sinh học – xã hội.
2. Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra

những tư liệu sinh hoạt của mình.
“Có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tơn giáo, nói chung
bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với
súc vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của
mình - đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất
ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra
chính đời sống vật chất của chính mình”6
“Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ:
loài vượn may mắn lắm mới chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất. Chỉ
riêng sự khác biệt duy nhất nhưng cơ bản ấy cũng khiến ta không thể chuyển –
nếu không kèm theo những điều kiện tương ứng – các quy luật của các xã hội
loài vật sang xã hội loài người”7
Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, sự khác biệt giữa con người và
động vật thể hiện tính chất duy vật nhất quán: sự khác biệt dựa trên nền tảng

vật chất. Việc con người sản xuất tạo ra của cải là điểm khác biệt căn bản giữa
loài người và động vật.
3. Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử

Con người chính là sản phẩm của lịch sử. Nếu khơng có thế giới tự nhiên,
khơng có lịch sử xã hội thì con người đã khơng thể tồn tại.Kể cả con vật cũng
có lịch sử, thế nhưng lịch sử giữa con người và động vật có sự khác biệt .Lịch
sử của động vật “là lịch sử nguồn gốc của chúng và sự phát triển dần dần của
chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do
chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng có tham dự vào việc làm ra lịch sử
6 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995) Toàn tập, Sđd, t.3, nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.673
7

C. Mác và Ph. Ăngghen (1996) Tồn tập, Sđd, t.34, nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.241

TIEU LUAN MOI download :


5

ấy thì điều đó diễn ra mà chúng khơng hề biết và không phải do ý muốn của
chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật hiểu theo nghĩa hẹp của từ
này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách
có ý thức bấy nhiêu”. Lao động sản xuất, chế tạo công cụ lao động là những
hoạt động đầu tiên giúp lịch sử con người tách khỏi lịch sử của các loài động
vật khác. Đây cũng chinh là cột mốc mà con người bắt đầu trở thanh chủ thể
của lịch sử. “Sáng tạo ra lịch sử” là bản chất của con người, nhưng sự “sáng
tạo” ấy phải dựa trên điều kiện của những thế hệ đi trước, để lại trong hoan
cảnh mới. Con người phải thực hiện các hoạt động trên tiền đề, điều kiện của
thế hệ cũ để lại, song mặt khác, phải tiếp tục những hoạt động mới để cải biên

những điều kiện cũ. Từ đó lịch sử sản xuất không ngừng thay đổi, tiến bộ,
tương ứng với sự sang tạo lịch sử của con người 8. Như vậy, với tư cách là thực
thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới
tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội.
C. Mác đã khẳng định: “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người
là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục… cái học thuyết ấy quên
rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục
cũng cần phải được giáo dục”. Ph.Ăngghen cũng cho rằng: “Thú vật cũng có
một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần
của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải
do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử
ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của
chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ
này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách
có ý thức bấy nhiêu”.
Con người tồn tại trong môi trường xã hội, nhờ môi trường xã hội mà con
người trở thành một thực thể xã hội và mang bản chất xã hội. Con người là sản
phẩm của hoàn cảnh, của mơi trường, trong đó có mơi trường xã hội. Mơi
8 Giao trình triết học Mac - Lênin danh cho bâc đại học hê không chuyên lý luân chinh tri, nxb. Chinh
triQuôc gia sư thât, HaNôi-2021, trang 203-204.

TIEU LUAN MOI download :


6

trường xã hội có tác động trực tiếp đến con người cịn sự tác động của mơi
trường tự nhiên thường phải thông qua môi trường xã hội, chịu ảnh hưởng sâu
sắc của các nhân tố xã hội. Môi trường xã hội và môi trường tự nhiên ở trong
một mối quan hệ tác động qua lại, chi phối và quy định lẫn nhau.

4. Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

Từ các phân tích trên, ta có thể thấy con người vượt lên trên các loài vật tự
nhiên nhờ vào ba phương diện: quan hệ với tự nhiên, mối quan hệ với xã hội và
quan hệ với chính bản thân mình. Cả ba quan hệ trên, suy cho cùng cũng mang
tinh xã hội. Để khẳng định phẩm chất của con người, Các Mác đã khẳng định
rằng: “Bản chất con người khơng phải là cái gì trừu tượng, cơ hữu của cá nhân
riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của
những quan hệ xã hội.”9 Luận đề của Mác nhằm bổ khuyết và phát triển cho
quan điểm triết học về con người của Phoiơbắc- một quan điểm “tuyệt đối hoá
mặt tự nhiên của con người, tách con người ra khỏi các hoạt động (thực tiễn)
của họ, làm hoà tan bản chất con người vào bản chất tôn giáo ”.
Luận điểm trên của Mác còn giúp phủ định sự trừu tượng, khẳng định sự tồn tại
con người cụ thể. Hay rõ hơn chinh là, con người luôn sống trong một điều
kiện lịch sử cụ thể, một thời đại xác định và một giai cấp nhất định. Sự tổng 12
hòa các mối quan hệ là mỗi quan hệ xã hội đều có vai trị, vị trí khác nhau, có
tác động qua lại và hông tác rời nhau kể cả các mối quan hệ ở quá khứ và
tương lai ( khác với sự tổng cộng hay kết hợp). Các mối quan hệ xã hội đã hình
thành có vai trị chi phối và quyết định bản chất của con người khiến con người
không còn là một động vật mà trở thành một động vật xã hội. Bản chất của con
người cũng có sự thay đổi theo sự biến đổi của các mối quan hệ mà con người
gia nhập vào10.

9 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995) Tồn tập, Sđd, t.3, nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 1
10 Giao trình triết học Mac - Lênin danh cho bâc đại học hê không chuyên lý luân chinh tri, nxb. Chinh tri
Quôc gia sư thât, HaNôi-2021, tr.205

TIEU LUAN MOI download :



7

TIEU LUAN MOI download :


8

Chương 2. Vấn đề phát huy nhân tố con người trong công cuộc đổi mới của Việt
Nam ngày nay.
Qua hơn 30 năm đổi mới, trên cơ sở đánh giá thực tiễn và tổng kết lý luận, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã khẳng định: con người và các nguồn lực của con người đóng vai trị
quyết định sự phát triển của đất nước. Nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm
của sự phát triển, con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Vốn,
cơ sở vật chất kỹ thuật rất quan trọng nhưng quan trọng nhất vẫn là nhân tố con người.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Đảng ta xác định mục tiêu:
Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững…Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh
của nền kinh tế…Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ, phát huy nhân tố con người. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã
đặt ra một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm là: “Phát huy nhân tố con người trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, về nhân cách,
lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh”11
Như vậy, đến Đại hội lần thứ XII, vấn đề “phát triển con người toàn diện” được Đảng
ta xác định là một trong những nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm 2016 2020 và “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục
tiêu của chiến lược phát triển”. Đây là bước tiến trong nhận thức của Đảng sau 35 năm
đổi mới, khẳng định và nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của việc phát huy nhân
tố con người, phát triển con người toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc thời kì hội nhập quốc tế.
Trong giai đoạn hiện nay, phát huy nhân tố con người luôn gắn liền với xây dựng con
người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc. Trong điều kiện
khoa học và công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức phát triển, hội nhập gia tăng thì mối

quan hệ biện chứng này càng trở nên quan trọng. Đối với nước ta, để phát huy nguồn
lực con người một cách hợp lý, hiệu quả cần phải có một hệ thống các biện pháp đồng
bộ, trong đó, cần tập trung vào một số biện pháp chủ yếu sau:

11 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2016, tr.219

TIEU LUAN MOI download :


9
1. Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ.

Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, một mặt, phục
vụ trực tiếp sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước; mặt khác, xây
dựng tiềm lực trí tuệ - cốt lõi của nguồn nhân lực chất lượng cao. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khẳng định: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Trí tuệ là một
trong những chỉ số quan trọng nhất của chất lượng nhân tố con người, nhất là
trong thời đại cách mạng khoa học và cơng nghệ có những bước phát triển
nhảy vọt, khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và sự xuất hiện
của kinh tế tri thức hiện nay. Bên cạnh đó, cần phải chú trọng công tác giáo dục
đạo đức, lối sống cho con người, trước hết là với các thế hệ trẻ - những chủ
nhân tương lai của đất nước. Xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn
diện phải có sức khoẻ, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với
bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực,
nhất là nhân lực chất lượng cao. Chú trọng phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà
khoa học đầu ngành; đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị
công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và
tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người. Đào tạo con người theo hướng có đạo
đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống,

kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, cơng nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng
tạo và hội nhập quốc tế (cơng dân tồn cầu)12.
Mặt khác, để phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo con người trong sự nghiệp
đổi mới, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng hợp lý, hiệu
quả lực lượng lao động. Đồng thời, cần kết hợp giữa nâng cao trình độ dân trí
và phát triển nguồn nhân lực đồng đều ở các vùng miền, các cộng đồng xã hội;
gắn chiến lược phát triển khoa học cơng nghệ với nâng cao hàm lượng trí tuệ
trong nhân tố con người. Từ chỗ có nguồn lực con người bảo đảm về chất
lượng, cần xây dựng và thực hiện những phương thức, cơ chế phát huy nguồn
lực đó.

12 Dự thảo Báo cáo Tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây
dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, tr.49.

TIEU LUAN MOI download :


10
2. Quan tâm giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích theo phương châm bảo

đảm cơng bằng xã hội trong từng chính sách, từng bước phát triển.
Lợi ích chính là điểm mấu chốt, là một trong những động lực hàng đầu nhằm
phát huy nhân tố con người. Theo đó, để phát huy vai trò của nhân tố con người
trong sự nghiệp đổi mới đất nước, không thể không đặt ra vấn đề giải quyết hài
hồ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng và lợi ích tồn xã hội, giữa lợi
ích trực tiếp trước mắt với lợi ích lâu dài, giữa lợi ích vật chất với lợi ích tinh
thần... Bên cạnh đó, cần coi trọng và thực hiện tốt hệ thống chính sách xã hội
theo hướng lấy con người là trung tâm. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước cần có
chính sách bảo đảm cơng bằng xã hội, tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều
được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của nền kinh tế, có cơ hội bình đẳng trong

việc tiếp cận các dịch vụ liên quan đến phát triển con người. Phấn đấu sớm
hoàn thành các mục tiêu theo Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển bền
vững. Phát triển vì con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em,
nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư hồ nhập, tiếp cận bình
đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội
cơ bản13.
3. Xây dựng và thực hiện một cơ chế dân chủ trong mọi mặt của đời sống xã

hội nhằm tạo môi trường, điều kiện thiết yếu để phát huy vai trò của
nguồn lực con người trong các lĩnh vực.
Nhân tố con người chỉ được khai thác và phát huy tối đa khi con người thực sự
làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ chính mình. Để phát huy tính tích
cực, tự giác, sáng tạo của con người trong mọi hoạt động thì nhất thiết phải xây
dựng và thực hiện một cơ chế dân chủ, trong đó ngày càng quan tâm đến dân
chủ trực tiếp nhằm hiện thực hoá những giá trị dân chủ xã hội chủ nghĩa trong
đời sống xã hội. Việc phát huy dân chủ không chỉ tạo cơ hội thuận lợi cho tất cả
mọi người có thể cống hiến năng lực của mình cho xã hội, mà cịn có ý nghĩa
tạo điều kiện cho việc thực hiện cơ chế phản biện xã hội với tinh thần
13 Dự thảo Báo cáo Tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây
dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, tr.67.

TIEU LUAN MOI download :


11

lành mạnh, xây dựng và phát huy trách nhiệm công dân. Nói cách khác, thơng
qua q trình dân chủ hố, trí tuệ của tồn dân được huy động và đóng góp vào
sự phát triển chung của xã hội. Đó cũng là lý do tại sao Hồ Chí Minh coi dân
chủ là chìa khố vạn năng để giải quyết mọi vấn đề mà thực tiễn cách mạng đặt

ra. Tuy nhiên, thực hiện dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ cương pháp
luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa; khắc phục mọi biểu hiện dân chủ cực đoan
hoặc lợi dụng “dân chủ” để chia rẽ khối đại đoàn kết, làm rạn nứt sự đồng
thuận xã hội. Lấy dân chủ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước làm nòng cốt để
thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường dân chủ nhằm giải phóng
mọi năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân, góp phần ổn định chính trị xã hội, tạo điều kiện cho sự nghiệp đổi mới thắng lợi.
Trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập quốc tế, việc ln nhận thức sâu sắc
vai trị to lớn của nhân tố con người và lấy đó làm điểm tựa vững chắc là điều
kiện để chúng ta đưa sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam đến thắng lợi. Phát huy nhân tố con người để phát triển
kinh tế - xã hội, đó là một vấn đề có tính quy luật. Trong giai đoạn hiện nay,
phải phát huy nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn
lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hoá, con người Việt
Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền
vững. Phai co cơ chê, chinh sach phat huy tinh thân cơng hiên vi đât nươc; mọi
chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hương vao nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần va hanh phuc của nhân dân.

TIEU LUAN MOI download :


12

Kết luận
Thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào hồn cảnh Việt Nam
trong bối cảnh mới của thời đại, Đảng ta đã xác định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới
cũng là thành công của quá trình xây dựng cà phát triển con người mang tính tồn
diện trong việc điều hành và quản lý đời sống xã hội. Con người vừa là mục tiêu vừa
là động lực của sự phát triển, là nội dung cốt lõi, là tư tưởng căn bản trong chiến lược
phát triển con người của nước ta hiện nay.

Việc phát huy vai trò con người Việt Nam trong điều kiện hiện nay đã được Đảng ta
chú trọng từ trong các kỳ họp Đại Hội Đảng, trong các văn kiện của Ban chấp hành
Trung ương, trong các chủ trương, chính sách, quản lí và điều hành kinh tế xã hội đến
tất cả các lĩnh vực giáo dục, học tập, nghệ thuật.
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương lớn của Đảng ta, là con
đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giúp đỡ đất nước luôn là nhiệm vụ, yêu
cầu cấp thiết, lâu dài của tồn Đảng và tồn hệ thống chính trị ở nước ta.

TIEU LUAN MOI download :


Danh mục tài liệu tham khảo
1. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995) Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Dự thảo Báo cáo Tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10

năm 2011 - 2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021
– 2030.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016.
4. Giáo trình Triết học Mác – Lênin (2011) NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
5. GS. TS. Phạm Văn Đức (chủ biên, 2019). Giáo trình Triết học Mác – Lênin.

NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
6. Trần Văn Phong (chủ biên, 2015), Giáo trình Triết học (dùng cho cao học

khơng chun ngành Triết học), NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.


TIEU LUAN MOI download :



×