Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Phân loại sách tiếng hàn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.69 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC………………………………………

PHÂN LOẠI SÁCH TIẾNG HÀN TẠI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: …………………
Lớp: ...................................................
Mã số SV: ……………………………

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS …………………

……., năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hồn thành dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình quý báu của
PGS.TS …………….., được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của Trường Đại
học………………
Nhân đây cho phép tơi được tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS …………. người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua, tơi cũng xin chân
thành cảm ơn những ý kiến đóng góp, những nhận xét q báu của các thầy cơ giáo
giúp tơi hồn thành bài Khóa luận của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, nhà lãnh đạo bè đã ln
động viên, khích lệ, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian làm Khóa luận
……, tháng 9 năm 2020
Học viên

…………………………


1. GIỚI THIỆU
Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, giao lưu
văn hóa có vai trị quan trọng đặc biệt trong thực hiện chính sách đối ngoại của mỗi


quốc gia.
Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 210/QĐ-TTg phê duyệt
Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Chiến
lược này đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp chủ yếu để phát triển văn
hóa đối ngoại nhằm khai thơng quan hệ với các nước trong khu vực, đưa các quan hệ
quốc tế về văn hóa đã được thiết lập đi vào chiều sâu, tăng cường hiểu biết lẫn nhau
giữa các quốc gia, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam
với bạn bè thế giới. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011), Đảng ta đã khẳng định: Cùng với phát
triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc, giao lưu văn hóa phải là một trong những
hoạt động cơ bản, cốt lõi để quảng bá văn hóa dân tộc và tiếp thu các giá trị văn hóa
nhân loại. Đẩy mạnh giao lưu văn hóa là tiền đề để Việt Nam hội nhập sâu rộng, phát
triển toàn diện đất nước trong bối cảnh mới.
Với nhận thức đó, Việt Nam mong muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới.
Đến nay chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 200 quốc gia và vũng lãnh thổ,
trong đó, Hàn Quốc là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ Việt
Nam-Hàn Quốc là mối quan hệ truyền thống lâu đời, chưa bao giờ tốt đẹp như hiện tại.
Ngoài hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc đã trở hành
điển hình trong hoạt động giao văn hóa nói chung của Việt Nam. Đài Tiếng nói Việt
Nam (Radio The voice of Viet Nam-VOV) -Cơ quan truyền thông đa phương tiện hiện
đại bậc nhất của Việt Nam, có chương trình phát thanh Tiếng Hàn sớm nhất và duy
nhất ở Việt Nam, trực tiếp là nơi giao lưu văn hóa giữa nhân dân hai nước trong suốt
gần nửa thế kỷ qua. Nhiều người Hàn Quốc biết đến Việt Nam, yêu Việt Nam qua
"Tiếng nói Việt Nam".
Ở Việt Nam, chuyên ngành Hàn Quốc học ra đời và đã đi qua một chặng đường
hơn 20 năm. Mặc dù phải vượt qua nhiều khó khăn nhưng chuyên ngành này cũng đã
đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận.


Bên cạnh việc giảng dạy tiếng Hàn Quốc đang không ngừng mở rộng trên khắp

các tỉnh thành trên cả nước, công tác nghiên cứu Hàn Quốc cũng ngày một phát triển
và đi vào chiều sâu. Nhiều cơng trình nghiên cứu về Hàn Quốc đã được thực hiện, trở
thành nguồn tài liệu tham khảo quý giá trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu về
Hàn Quốc ở Việt Nam.
Nghiên cứu về giáo dục Tiếng Hàn có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu của
Lee Min Hye (2003), Jung Myong Sook (2003), Kim Bo Kyung (2003). Kwan Su Jin
(2006), Sim Min Hee (2007); Lee Young Suk (2007); Park Ji Won (2005), Hoàng Thị
Yến (2008), Kim Ju Hyang (2010) chủ yếu là những cơng trình thơng qua việc phân
tích nhu cầu của người học phát triển các khung chương trình giảng dạy và nội dung
giảng dạy. Nghiên cứu về xây dựng chương trình đào tạo ở Việt Nam cịn có nghiên
cứu của nhóm Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Văn Hảo, Đào Ngọc Tiến, Nguyễn Hữu Thật,
Ngơ Thị Minh Nguyệt (2009), nhóm tác giả đánh giá nhu cầu đào tạo tiếng Hàn thương
mại ở các trường đại học khối kinh tế, đề xuất ra lộ trình và giải pháp triển khai đào tạo
tiếng Hàn thương mại tại các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam
Một trong những vấn đề đặt ra hiện nay là các cơng trình nghiên cứu về Hàn
Quốc tại Việt Nam được xuất bản, phát hành với số lượng cịn nhỏ. Khơng ít các kết
quả nghiên cứu có giá trị được hỗ trợ kinh phí từ phía các quỹ nước ngồi mà chủ yếu
là từ phía Hàn Quốc nhưng lại được in ấn với số lượng ít, chủ yếu dành cho mục đích
biếu tặng nên khả năng quảng bá chưa cao. Trong khi đó, sự trao đổi tài liệu và kết quả
nghiên cứu giữa các viện, trường đại học có nghiên cứu, giảng dạy về Hàn Quốc thường
hạn chế và không thường xuyên do cách trở về địa lý và chưa có cơ chế hợp tác thích
hợp. Cũng vì thế, các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên cũng như những độc giả
quan tâm về Hàn Quốc học gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác tài liệu trong nước
để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của mình. Tuy nghiên cứu và
đào tạo tiếng Hàn đang rất được quan tâm, nhưng đến nay vẫn chưa có một cơng trình
nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề phân loại sách tiếng Hàn.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu : “Phân
loại sách tiếng hàn tại Việt Nam”



2. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TIẾNG HÀN TẠI VIỆT NAM
Tình hình giáo dục tiếng Hànở Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn
trước 1954, giai đoạn 1954-1992 và giai đoạn từ 1992 đến nay.
2.1. Giai đoạn trước 1954
Ở Việt Nam trước 1954, việc giáo dục tiếng Hàn tiếng Hàn cịn rất sơ sài. Các
tài liệu cơng bố ở Việt Nam trong giai đọan này chủ yếu mang tính chất ghi chép cá
nhân về đất nước, lịch sử và con người Hàn quốc
Tài liệu sớm nhất nói về tiếng Hàn ở Việt Nam đến nay còn biết được có lẽ là
sách “Bắc sứ thơng lục” (北使通录) của nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn sống ở tk.
XVIII (1724-1784). Bộ sách này gồm 4 quyển (hiện chỉ còn quyển 1 và 4) ghi chép về
chuyến đi sứ của ông tới Bắc Kinh năm 1761, trong đó có nhiều đoạn viết về việc gặp
gỡ, trao đổi giữa ông với sứ thần tiếng Hàn(được gọi là Đông Quốc 东国 – “Nước ở
phía Đơng”) là Hồng Khải Hy (虹凯禧). Sau này, trong một bộ sách khác là “Kiến văn
tiểu lục” (见文小录) viết năm 1777 gồm 12 quyển, Lê Quý Đôn lại tiếp tục dành nhiều
trang viết về đất nước, con người và lịch sử tiếng Hànvới tình cảm hết sức thắm thiết.
Chẳng hạn, ở quyển 4 “Thiên chương”, ông viết: “Nước Cao Ly, về thời đại nhà Đường,
gọi là An Đông đô hộ phủ (安东都护府), đến đời Thạch Tấn, Vương Kiến (Wang
Keon, 王建, 918-943) mới khôi phục được và dựng thành một nước, kiêm tính cả Tân
La và Bách Tế, trải qua các triều đại Tống và Nguyên đến đầu đời Minh Thái Tổ, triều
đại do Vương Kiến dựng lên mới mất. Họ Lý lên thay (...) trải qua từ đời nhà Đại Minh
đến triều đại hiện nay. Thế là trong khoảng 900 năm, trong nước mới có 2 lần thay đổi
triều đại. Về điểm này, Trung Quốc cũng đáng lấy làm hổ thẹn” [Lê Quý Đôn 1777:
223-224].
Những năm đầu thế kỷ XX, trong hoạt động của phong trào Đông du, nhà yêu
nước Việt Nam Phan Bội Châu đã có quan hệ với các chí sĩ Korea, Trường Đơng Kinh
nghĩa thục ở Hà Nội đã dịch in “Cao Ly vong quốc sử” (高丽亡国史) của các tác giả
tiếng Hàn và, ngược lại, cuốn “Việt Nam vong quốc sử” (越南亡国史) của Phan Bội
Châu cũng đã được dịch và in trên một lần ở Hàn quốc



Trong nửa đầu tk. XX, trên con đường hoạt động của mình, nhà cách mạng Việt
Nam Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có những bè bạn người tiếng Hànvà từng
nghiên cứu các tài liệu về Korea. Vì vậy, trong các bài viết của Hồ Chí Minh, khái niệm
“Triều Tiên” (Joseon) đã được nhắc đến trên 20 lần [Bùi Khánh Thế 2002: 9].
Năm 1926 trong “An Nam tạp chí” số 4 có đăng bài viết của Sơn Sa Lê Khắc
Hịa nhan đề “Ơng Mạc Đĩnh Chi ở Cao Ly” kể về việc hai lần cụ Mạc Đĩnh Chi đã
ghé thăm tiếng Hàntrong quá trình đi sứ đến Trung Hoa. Năm 1942, cụ Sở Cuồng Lê
Dư, một nhà Hán học uyên thâm, làm việc tại Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp Hà
Nội, người đã từng tới thăm tiếng Hànvào năm 1914, đã đăng trên tạp chí Tri Tân một
bài viết nhan đề “Cháu 22 đời vua Lý Anh Tông (1138-1175) hiện ở Cao Ly”. Đây là
thông tin đầu tiên về sự tồn tại của một dòng họ Lý Việt Nam ở Korea.
2.2. Giai đoạn 1954-1992
Từ năm 1948, hình thành hai nước Korea: Đại Hàn Dân Quốc ở phía Nam và
CHDCND Triều Tiên ở phía Bắc, cuộc chiến tranh 1950-53 làm cho hố ngăn cách này
càng thêm sâu sắc. Trong giai đoạn 1954-1975, ở Việt Nam cũng tồn tại hai nhà nước:
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ở phía Bắc và Việt Nam Cộng Hịa ở phía Nam, sau 1975
mới thống nhất được thành một quốc gia là CHXHCN Việt Nam.
Quan hệ của chính quyền Việt Nam Cộng hịa với Đại Hàn Dân Quốc thời gian
này chủ yếu là quan hệ qn sự; mấy chục số tạp chí “Văn hóa Á châu” và “Phương
Đơng” xuất bản ở Sài Gịn trong giai đoạn này khơng có lấy một bài viết nào về Korea.
Còn quan hệ của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là CHXHCN Việt Nam,
với CHDCND Triều Tiên trong giai đoạn này trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục lại
thiên về khoa học tự nhiên và kỹ thuật, vì vậy nhìn chung những thành tựu về nghiên
cứugiáo dục tiếng Hànở Việt Nam trong 40 năm này gần như khơng có gì.
Điều đáng kể duy nhất trong giai đoạn này là việc trong chuyến thăm CHDCND
Triều Tiên vào năm 1959, nhà sử học Việt Nam Trần Văn Giáp đã sưu
tầm được một số tài liệu, bao gồm các bài thơ văn xướng họa, các bài giới thiệu, bình
sách giữa các sứ thần Việt Nam và tiếng Hàntrong những cuộc tương phùng tương ngộ
nhân những chuyến đi sứ đến Trung Hoa, đặc biệt là những tài liệu chân xác đầu tiên
về thân thế và sự nghiệp của hoàng tử Việt Nam Lý Long Tường ở Korea. Các tài liệu



này đã được Trần Văn Giáp phiên dịch, song đáng tiếc là trong giai đoạn này chưa có
một bài khảo cứu nào được thực hiện trên cơ sở những tài liệu đó.
2.3. Giai đoạn từ 1992 đến nay
Việc giáo dục tiếng Hàn tiếng Hàn ở Việt Nam chỉ thực sự khởi sắc từ sau khi
quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ giữa CHXHCN Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc được
thiết lập chính thức vào ngày 22-12-1992.
Theo cơ sở dữ liệu tiếng Hàn học ở Việt Nam cho thấy đến giữa năm 2003 ở
Việt Nam đã công bố được tổng cộng 236 cơng trình về tiếng Hànhọc (bao gồm cả
sách và bài báo) của 147 nhà nghiên cứu. Trong số này, các tác giả là người Việt Nam
chiếm 126 người; các tác giả là các nhà khoa học Hàn Quốc hoặc là người Hàn Quốc
đang học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) ở các trường đại học Việt Nam chiếm 19 người;
còn các tác giả thuộc các quốc tịch khác là 2 người [Tran Ngoc Them 2003].

3. PHÂN LOẠI SÁCH TIẾNG HÀN


3.1. Sách dạy tiếng Hàn tại trường Đại học
Vị thế kinh tế và chính trị của Hàn Quốc trên trường quốc tế ngày càng được
nâng cao, cùng với sức lan tỏa của văn hóa và ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc, việc
giáo dục tiếng Hàn ở Việt Nam đang ngày càng trở nên sôi động hơn. Mối quan hệ giao
thương giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng trở nên mật thiết hơn thì càng cần có
những nghiên cứu sâu và hệ thống về lĩnh vực giảng dạy tiếng Hàn Quốc dành cho
người Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay môn học Tiếng Hàn thương mại tại các trường
đại học đào tạo tiếng Hàn vẫn còn chưa xây dựng một cách hệ thống cũng như chưa có
giáo trình Tiếng Hàn thương mại chính thống nào cho các trường đại học Việt Nam mà
chủ yếu là các giáo trình giảng dạy về tiếng Hàn kinh doanh hoặc một số giáo trình tập
trung giảng dạy về văn bản thương mại, thư tín thương mại… Điều đó gây khó khăn
cho sinh viên sau khi ra trường nói riêng và người học tiếng Hàn nói chung trong việc

thích ứng với mơi trường làm việc
Dựa trên nghiên cứu của Kang Hee Suk (2011) điều tra về tình hình giảng dạy
tiếng Hàn vì mục đích học thuật- tập trung vào các trường đại học đào tạo chính quy 4
năm khu vực Kwang Ju-Cheon Nam và nghiên cứu của Park Seok Jun (2008) về tình
hình giáo dục tiếng Hàn vì mục đích học thuật- tập trung vào các chương trình dự bị
đại học, hiện nay có 4 trường đại học tại Hàn Quốc giảng dạy môn học Tiếng Hàn
thương mại là: Trường Đại học Ngoại ngữ Busan, Trường Đại học Han Yang, Trường
Đại học Woo Song, và các trường đại học khu vực Kwang Ju- Cheon Nam. Nhìn chung
các mơn học ở các trường đại học Hàn Quốc có khó khăn chung là chưa có một giáo
trình thống nhất, năng lực tiếng Hàn của người học vẫn còn chênh lệch, hạn chế khi
tiếp thu kiến thức chuyên ngành.
Các trường đại học Việt Nam có giảng dạy môn học “Tiếng Hàn thương mại”
là Trường Đại học Huế, Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng, ngồi ra cịn trường Đại
học Hà Nội có mơn học “Thư tín thương mại”. Trường Đại học Đà Nẵng, trường Đại
học Đà Lạt và trường Đại học Văn Hiến hiện đang tiến hành giảng dạy mơn học tiếng
Hàn kinh doanh và giáo trình do giảng viên tự soạn. Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại
học Quốc gia Hà Nội hiện nay vẫn chưa có môn học Tiếng Hàn thương mại mà các
kiến thức về thương mại được lồng ghép trong 2 môn học là “Tiếng Hàn du lịch khách


sạn” và “Tiếng Hàn văn phòng”. Các trường đại học trong nước đều gặp phải khó
khăn là chưa có một giáo trình chung, thống nhất, thiếu giáo viên có trình độ chuyên
môn, và các kiến thức về thương mại đôi khi được lồng ghép trong các môn học
chuyên ngành khác nhau như Tiếng Hàn du lịch khách sạn, Tiếng Hàn văn phòng,
Tiếng Hàn kinh doanh, biên phiên dịch nâng cao...
Nghiên cứu này của chúng tôi lựa chọn ra bốn cuốn giáo trình đang được tiến
hành giảng dạy tại ba trường đại học trong cả nước (Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn
Quốc trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Tiếng Hàn trường
Đại học Hà Nội và phân khoa Hàn Quốc học, khoa Châu Á- Thái Bình Dương trường
Đại học Quốc tế Hồng Bàng). Giáo trình được lựa chọn phân tích được trình bày ở

bảng sau đây:

Năm phát

Nhà xuất

Tác giả

Tên giáo trình

hành
<A> Thư tín thương mại Lee Kye Sun

Năm 2012

bản
Giáo trình
lưu hành

(비즈니스 서식)

nội bộ
trường Đại
học Hà Nội
<B> Tiếng Hàn kinh

Hội đồng soạn thảo giáo Năm 2009

Nhà xuất


doanh-Business

trình Trung tâm tiếng

bản trường

Korean(비즈니스

Hàn Quốc trường Đại

Đạihọc

한국어)

học Yonsei 연세 대학교

Yonsei

한국어 학당 교재 편찬

연세

위원회

대학판부

<C> Hội thoại đàm phán Lã Thị Thanh Mai, Trần Năm 2012
thương mại Hàn – Thị Hường, Đỗ Thúy
Việt(한-베


무역 Hằng/ Hiệu đính: Kim

Trường
Đại học
Ngoại ngữ-


상담 회화)

Đại

Dong Hyen

học

Quốc gia
Hà Nội
<D>

Năm 2008

Công ty Yesform-Well

mẫu công văn Hàn

Planned

bản Cyber

Quốc


(주)예스폼-웰기획지음

사이버출

예스폼과 함께하는

Nhà

xuất

Yesform cùng 200

판사

대한민국 대표 문서
서식 200선

Các giáo trình lựa chọn được so sánh và phân tích về mặt hình thức và nội dung
bên trong. Về mặt hình thức, nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí đánh giá như trang bìa,
số trang, độ dày của giáo trình; tài liệu bổ trợ, đĩa CD đi kèm với giáo trình chính...
Về nội dung bên trong, nghiên cứu đã tiến hành phân tích so sánh các mặt như
cấu trúc tồn thể, cấu trúc đơn nguyên, nội dung giảng dạy (Chủ đề có đa dạng hay
khơng? Có sát với thực tế khơng?...), nội dung ngôn ngữ (ngữ pháp, từ vựng, nội dung
liên quan đến môn học chuyên ngành...), hoạt động giảng dạy (các kĩ năng như nghe,
nói, đọc, viết và hoạt động tổng hợp).

Nhìn chung các giáo trình vẫn cịn chưa đáp ứng được nhu cầu học thiết thực
của người học trình độ trung cao cấp. Đối với sinh viên là đối tượng chưa từng được
tiếp xúc với công việc thương mại trên thực tế thì giáo trình là phương tiện duy nhất



giúp người học có thể gián tiếp trải nghiệm về thực tế thương mại. Vì thế cần đưa ra
các kiến thức cơ bản, tình huống đa dạng, hội thoại gần gũi với thực tế, điều này các
giáo trình hầu như vẫn cịn thiếu. Các giáo trình hiện đang được sử dụng chưa thể coi
là giáo trình hồn chỉnh cho mơn học Tiếng Hàn thương mại, mà chỉ nên sử dụng làm
giáo trình bổ trợ cho các mơn học chun ngành liên quan đến thương mại. Đặc biệt
là phần từ vựng chuyên ngành trong các đơn nguyên vẫn chưa được chú trọng, thiếu
phần giải thích và các bài tập thực hành. Một cuốn giáo trình hữu ích và thiết thực
ngồi việc lựa chọn các chủ đề thương mại thực tế bên cạnh đó cịn phải dạy cách viết
văn bản thư tín,hồ sơ thương mại liên quan.
Để hiểu hơn về thực trạng này tại các trường đại học. Tác giả tiến hành nghiên
cứu điều tra và thu được 102 phiếu điều tra với 3 đối tượng chính là: sinh viên đang
học tiếng Hàn tại các trường đại học trong nước và các trung tâm đào tạo tiếng Hàn,
giảng viên dạy tiếng Hàn ở các trường đại học và nhân viên các phòng ban đang làm
tại các công ty, doanh nghiệp và cơ quan liên quan đến tiếng Hàn tại Việt Nam.
Phiếu điều tra của chúng tơi chia thành 3 phần chính: Thơng tin cơ bản, các câu
hỏi liên quan đến môn học Tiếng Hàn thương mại và các câu hỏi liên quan đến giáo
trình và việc xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại. Nội dung cụ thể của phiếu
điều tra được tóm tắt như bảng sau đây:

Hạng mục điều
Nội dung điều tra
tra
Thơng tin cơ bản

-Giới tính
- (Nếu là sinh viên) Trường/Khoa đang theo học
- (Nếu là sinh viên) Năm thứ mấy
- (Nếu đã đi làm) Trường/Khoa tốt nghiệp

- (Nếu đã đi làm) Vị trí, cơng việc hiện tại

Vấn đề học mơn

-Đã từng học mơn học Tiếng Hàn chưa?

học Tiếng Hàn

-Mục đích học môn học Tiếng Hàn


-Vấn đề của mơn học Tiếng Hàn
- Khó khăn khi học viết các mẫu thư tín
Xây dựng giáo

- Kĩ năng cần thiết trong mơn học Tiếng Hàn

trình Tiếng Hàn

- Nội dung cần thiết trong môn học Tiếng Hàn
- Nội dung cịn thiếu của các giáo trình hiện có
- Nội dung hữu ích cho việc học mơn học Tiếng Hàn

- Đánh giá một giáo trình Tiếng Hàn hay và hữu
ích

Sau khi tổng hợp và phân tích thơng tin nhận được từ phiếu điều tra của 102
người tham gia, nghiên cứu đưa ra đánh giá chung về nhu cầu học môn học Tiếng Hàn
thương mại và yêu cầu về việc xây dựng giáo trình của người học như sau:
1)


Về mơn học Tiếng Hàn:

①. Mục đích học mơn học Tiếng Hàn chủ yếu là muốn tìm việc ở các cơng ty
thương mại hoặc các công việc liên quan đến, mong muốn môn học này cung cấp các
kiến thức và kĩ năng cần thiết phục vụ cho cơng việc.
②. Khó khăn lớn nhất của người học gặp phải khi học viết các mẫu thư tín
thương mại là do thiếu kiến thức liên quan đến thư tín thương mại, văn bản thương
mại và thiếu vốn từ vựng cần thiết để đọc hiểu.
③. Vấn đề lớn nhất mà môn học Tiếng Hàn gặp phải là thiếu giáo trình và sách
tham khảo có nội dung thực tế, thiết thực.

2)

Về việc xây dựng giáo trình Tiếng Hàn:

①. Nội dung cần thiết cho môn học Tiếng Hàn là cách thức viết thư tín thương
mại, mẫu giấy tờ, cơng văn, hồ sơ, văn bản, cách thức phỏng vấn khi xin việc vào các


công ty Hàn Quốc và hội thoại đàm phán thương mại, giải thích thuật ngữ chuyên
ngành.
②. Kĩ năng cần thiết khi xây dựng giáo trình là từ vựng, ngữ pháp,hội thoại và
kĩ năng viết.
③. Nội dung còn thiếu của các giáo trình Tiếng Hàn hiện có là các bài tập thực
hành đánh giá mức độ hiểu bài,và giải thích từ chuyên ngành thương mại.
④. Một cuốn giáo trình được coi là hay và hữu ích với người học là một cuốn
giáo trình có nội dung hội thoại gần gũi với thực tế, có thể ứng dụng khi tham gia các
cơng việc ở cơng ty, có tài liệu giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp hoặc các tình huống
thương mại.

⑤. Bên cạnh đó giáo trình Tiếng Hàn nên có phần giải thích thuật ngữ bằng
tiếng Việt và đĩa CD để bổ trợ cho việc học nghe và hội thoại.
3.2.Sách dạy tiếng Hàn ở các chương trình truyền hình VTV, VTC…
Những năm qua Qũy giao lưu quốc tế Hàn Quốc đã phối hợp với Đài truyền
Đài Truyền hình Việt Nam trên các kênh như VTV, VTC, VTV2… tổ chức chương
trình dạy tiếng Hàn
Sáchgiảng dạy được các giảng viên Việt Nam biên soạn lại dựa trên nội dung
giáo trình của Viện Giáo dục tiếng Hàn - Đài Truyền hình KBS “Xin chào tiếng Hàn”.
Sách học tiếng Hàn trên truyền hình lần này được thực hiện từ trình độ sơ cấp
với 20 bài giảng, mỗi tuần 1 bài và 1 lần phát lại và sẽ được phát sóng đến tháng 4
năm nay. Dự kiến nếu Sách dạy tiếng Hàn trình độ sơ cấp lần này đạt được thành cơng
thì Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc sẽ tiếp tục tiến hành giảng dạy tiếng Hàn trên
truyền hình ở mức độ trung cấp.
Hiện nay ở Việt Nam có 13 trường Đại học có khoa/ bộ mơn tiếng Hàn chính
thức, có 18 trường có giảng dạy tiếng Hàn. Ngồi ra, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc
tại Việt Nam và 3 trường Đại học khác có trung tâm Sejong là nơi giảng dạy tiếng
Hàn.
Tổng số sinh viên khoa tiếng Hàn ở Việt Nam khoảng trên 2.200 sinh viên.
Thêm vào đó, với 2.200 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam, số
lượng người có nhu cầu học tiếng Hàn dự tính lên tới ít nhất là 100 nghìn người bao


gồm những người dự định làm việc tại các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam,
những lao động dự định thi năng lực tiếng Hàn để có giấy phép lao động sang Hàn
Quốc, các cá nhân học tiếng Hàn do ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc.
Thêm vào đó, hàng năm ở Việt Nam số lượng cô dâu Việt kết hôn với người
Hàn Quốc rất lớn. Cho đến nay số lượng cô dâu Việt kết hôn với người Hàn Quốc lên
tới con số 45 nghìn người. Họ cũng là những người góp phần tăng nhu cầu học tiếng
Hàn.
Sách nhằm mục đích phát triển việc học tiếng Hàn hướng tới đa dạng hố các

đối tượng học viên trên tồn quốc, những người khó có thể học tiếng Hàn theo
Sáchchính thức. Hướng tới những đối tượng trên, việc giảng dạy tiếng Hàn trên truyền
hình lần này ít nhiều có phần muộn nhưng hy vọng sẽ đáp ứng được phần nào mong
mỏi của các bạn học viên
3.2. Sách tiếng Hàn tại các trung tâm du học Hàn Quốc
Theo kết quả khảo sát trên đối tượng người Hàn Quốc, tác giả đã đưa ra đánh
giá tổng quan về trình độ phát âm tiếng Hàn Quốc của SV Việt Nam và ảnh hưởng
phát âm tiếng Hàn Quốc của SV Việt Nam đến giao tiếp với người Hàn Quốc. Từ
đó, đưa ra cái nhìn khách quan đối với tình hình phát âm tiếng Hàn Quốc của SV
Việt Nam.


Biểu đồ 21: Đánh giá trình độ phát âm tiếng Hàn Quốc của
SV Việt Nam tại các trung tâm du học

Biểu đồ 2.1 cho thấy có 25% người Hàn Quốc đánh giá trình độ phát âm của
SV Việt Nam khơng tốt, 45% người đánh giá bình thường, 30% người đánh giá tốt.
Tỉ lệ đánh giá trình độ phát âm tiếng Hàn Quốc của SV Việt Nam không tốt chỉ bằng
1/4 số lượng người Hàn Quốc đã thực hiện bảng khảo sát. Vậy lý do tại sao lại đánh
giá không tốt? Những người Hàn Quốc tham gia trả lời bảng khảo sát lí giải cách
đánh giá của mình về trình độ phát âm của SV Việt Nam như sau:
“- SV Việt Nam phát âm tiếng Hàn Quốc rất khó nghe. Tuy nhiên, có lẽ đây là
vấn đề mà bất cứ người nào khi học ngoại ngữ cũng đều gặp phải và khó có thể khắc
phục ngay được.
Khơng thể nào làm thay đổi cách phát âm và thanh điệu đặc trưng trong tiếng
Việt khi họ phát âm tiếng Hàn Quốc. Có lẽ nếu sinh ra ở Việt Nam mà không được
đến Hàn Quốc trước 5 tuổi thì họ sẽ khơng thể nào phát âm chuẩn tiếng Hàn Quốc.
SV Việt Nam phát âm từ (từ ngoại lai trong tiếng Hàn Quốc) và từ tiếng Anh vơ
cùng khó nghe. Tuy nhiên, có lẽ là do ảnh hưởng của đặc trưng phát âm trong tiếng
Việt nên có thể hiểu và chấp nhận được.


Các SV Việt Nam do không được giáo viên bản ngữ giảng dạy phát âm nên có
rất nhiều lỗi phát âm, mặc dù chỉ nghe trong khoảng thời gian ngắn nhưng cũng cảm
thấy rất mệt".
SV Việt Nam thường mắc một số lỗi khi phát âm khiến cho việc giao tiếp với
người Hàn Quốc không được thuận lợi. Đặc biệt, việc SV Việt Nam phát âm tiếng


Hàn Quốc khơng tốt cịn khiến cho người Hàn Quốc cảm thấy khó chịu trong giao
tiếp. Hơn nữa, có người Hàn Quốc cho rằng SV Việt Nam phát âm tiếng Hàn Quốc
“chỉ nghe trong một thời gian ngắn thôi cũng cảm thấy rất mệt” Do đó, yếu tố phát
âm ảnh hưởng rất lớn đến giao tiếp.
Qua khảo sát thực tế, có 25 % người Hàn Quốc tham gia trả lời bảng khảo sát
cho rằng sự phát âm tiếng Hàn Quốc của SV Việt Nam có ảnh hưởng nhiều đến giao
tiếp, 40% cho rằng ảnh hưởng ít và 35% cho rằng sự phát âm tiếng Hàn Quốc của
SV Việt Nam không gây cản trở trong giao tiếp. 65% người Hàn Quốc tham gia trả
lời bảng khảo sát cho rằng cách phát âm tiếng Hàn Quốc của SV Việt Nam đã ít
nhiều gây cản trở đến giao tiếp. Tỉ lệ này khẳng định vai trò quan trọng của cách
phát âm tiếng Hàn Quốc trong giao tiếp với người Hàn Quốc.

Biểu đồ 2.2: Ấn tượng khi nghe SV Việt Nam phát âm tiếng Hàn Quốc
tại các trung tâm du học

Có đến 41% người Hàn Quốc trả lời bảng khảo sát cho rằng SV Việt Nam phát
âm tiếng Hàn Quốc tốt sẽ tạo cảm giác tin tưởng, 35% cho rằng phát âm tạo cảm
giác an tâm, 21 % cho rằng tạo cảm giác gần gũi và 3% cho rằng phát âm không tạo
ấn tượng gì đặc biệt. Và có đến 90% người Hàn Quốc trả lời bảng khảo sát cho rằng
giữa một SV trình độ tiếng Hàn Quốc cao cấp nhưng phát âm không tốt và một SV



trình độ tiếng Hàn Quốc trung cấp nhưng phát âm tốt thì người trình độ trung cấp
phát âm tốt sẽ tạo được ấn tượng tốt và có khả năng được tuyển dụng cao hơn.

Như vậy, việc phát âm tốt tiếng Hàn Quốc sẽ là lợi thế khi phỏng vấn xin việc,
xin học bổng, đặc biệt là những công việc cần có sự giao tiếp. Phát âm tạo cho người
nghe ấn tượng tốt ngay từ lần đầu tiên gặp mặt và trở thành tiêu chí quan trọng để
đánh giá khả năng giao tiếp bằng tiếng Hàn Quốc của SV Việt Nam. Bởi vì, có khơng
ít trường hợp do SV phát âm tiếng Hàn Quốc không tốt nên không đậu phỏng vấn
học bổng hoặc phỏng vấn xin việc.

KẾT LUẬN
Như trên đã phân tích, các nghiên cứu về giáo dục tiếng Hàn đã phát triển khá
mạnh mẽ so với trước đó, nhưng vẫn còn khá nhỏ bé và chưa thể đáp ứng được nhu


cầu rất lớn và cấp thiết của xã hội. Tuy vậy, các nghiên cứu trên đã đạt được khá nhiều
thành công trong việc củng cố khá vững chắc cơ sở lý luận của giáo dục ngôn ngữ
(cũng như giáo dục tiếng Hàn) vì mục đích nghề nghiệp, bắt đầu cụ thể hóa đối tượng
nghiên cứu, khơng chỉ dừng lại ở đối tượng người học tiếng Hàn đang sinh sống tại
Hàn mà đã bắt đầu quan tâm tới người học ở nước ngoài. Về mặt ứng dụng kết quả
nghiên cứu cũng có những bước tiến mới, các nghiên cứu khơng chỉ dừng lại ở mức
độ đưa ra những giải pháp đơn thuần mà đã dần dần đưa ra những nội dung giảng dạy
khá chi tiết, các mơ hình của một đơn ngun khá hồn chỉnh. Có thể đánh giá đó là
những nghiên cứu đặt cơ sở khá vững chắc cho việc biên soạn giáo trình giảng dạy
tiếng Hàn. Bên cạnh đó, chúng tơi có thể tiếp thu được những bài học rút ra từ các
cơng trình nghiên cứu trước đó và áp dụng khi tiến hành thực hiện các phương pháp
và nội dung nghiên cứu của bản thân như sau:
Một là, do giáo dục tiếng Hàn ở nước ngoài vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
cấp thiết của xã hội nên rất cần đầu tư cho các nghiên cứu về giáo dục tiếng Hàn mục
đích đặc biệt với đối tượng là các sinh viên người bản địa.

Hai là, không chỉ dừng lại ở việc sử dụng các kết quả nghiên cứu vào việc xây
dựng chương trình đào tạo hay biên soạn giáo trình, các nghiên cứu sau này cần kiểm
thảo khả năng ứng dụng chương trình đào tạo vào thực tế giáo dục của nước bản địa.
Ba là, cần phải coi trọng đúng mức và tiến hành nghiêm túc trình tự của các giai
đoạn điều tra, kiểm chứng độ tin cậy và thỏa đáng của công cụ điều tra, vân vân,
…Việc lựa chọn và đưa vào đối tượng điều tra tất cả những đối tượng liên quan với
số lượng lớn sẽ đảm bảo độ tin cậy và tính khách quan cho kết quả điều tra cũng như
kết quả cuối cùng của nghiên cứu.

Thơng qua việc kiểm thảo các cơng trình nghiên cứu trước đó, chúng ta có thể
đưa ra kết luận là thực tế vẫn còn đang thiếu những nghiên cứu vì mục đích xây dựng
chương trình đào tạo tiếng Hàn thương mại vừa có tính thực tiễn vừa mang tính chuyên
môn cao. Người học tiếng Hàn ở Việt Nam, sau khi tốt nghiệp Đại học thường đi làm
ở các công ty có liên quan tới Hàn Quốc với tư cách là nhân viên sự vụ. Chính vì vậy,
khơng chỉ địi hỏi người học thông thạo về cả hai mặt giao tiếp khẩu ngữ và bút ngữ


mà còn rất cần thiết sử dụng tiếng Hàn phù hợp với văn hóa Hàn nói chung và văn hóa
doanh nghiệp Hàn nói riêng. Giáo dục tiếng Hàn ở các trường Đại học Việt Nam hiện
nay đang tập trung vào mục đích giáo dục tiếng Hàn giao tiếp thơng thường hoặc đang
xây dựng các chương trình về biên dịch, phiên dịch ngược xi Hàn - Việt, Việt - Hàn
vì mục đích nghề nghiệp. Tuy nhiên, nghiệp vụ liên quan tới soạn thảo văn bản ở các
công ty chiếm một vị trí quan trọng và yêu cầu người học tiếp xúc với đa dạng loại
văn bản. Công việc này không phải là nghiệp vụ biên dịch thơng thường, nó địi hỏi
kĩ thuật soạn thảo theo đặc trưng của văn bản và tình huống giao tiếp. Việc soạn thảo
và trao đổi thư từ, fax trong thực tế cũng không phải là nghiệp vụ đơn giản. Khi soạn
thảo văn bản thương mại việc sử dụng các công cụ liên kết đặc trưng của văn bản,
thuật ngữ chuyên môn, cấu trúc nội dung văn bản một cách chặt chẽ và lơgíc, sử dụng
kính ngữ một cách thích hợp, vân vân, …khơng chỉ với sinh viên nước ngoài học tiếng
Hàn mà ngay cả với người bản ngữ cũng khôngphải là việc dễ dàng. Để thực hiện tốt

nghiệp vụ chuyên môn này, các nhân viên cần được đào tạo theo một chương trình
mang tính hệ thống và chuyên môn cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Hường (2012), “Nghiên cứu phân loại sách tiếng H Hàn”, Tạp chí Ngơn
ngữ và Đời sống (12-206), tr.10-18.
2. Trần Thị Hường (2012), “Khảo sát các nghiên cứu về nội động từ và ngoại động
từ tiếng Hàn đối chiếu với tiếng Việt”, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế "Ngành Hàn Quốc


học ở Việt Nam 20 năm giảng dạy và nghiên cứu", Trường ĐHKHXH & NV Hà
Nội),tr. 1-14.
3. Trần Thị Hường (2012), “Bước đầu tìm hiểu về phân loại sách tiếng Hàn (có đối
chiếu với tiếng Việt)”, Tạp chí Hàn Quốc (2), tr. 55-65.
4. Lê Thị Nương (2014), “Nhận diện và phân loại động từ nói năng tiếng Hàn”, Tạp
chí Từ điển học và Bách khoa Thư (1 - 27), tr.96-103
5. Trần Thị Hường (2014), “Về động từ Gada và Oda trong tiếng Hàn (liên hệ với
tiếng Việt)”, Tạp chí Ngơn ngữ (4 - 299), tr. 72-8
6. Đặng Văn Lung (cb) 2012: Tiếp cận văn hoá Hàn Quốc (Chi Liêu và Đặng Linh
Chi dịch). – H.: NXB Văn hố - Thơng tin. 428 tr. [Đặng Văn Lung 2012
7. Hàn Quốc 2013: Hàn Quốc (đất nước - con người). – Seoul, Trung tâm Dịch vụ
thông tin hải ngoại XB. 176 tr.



×