Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng BIDV chi nhánh nam hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

ĐINH THÙY LINH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ
TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

ĐINH THÙY LINH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI
NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THỊ THANH VÂN

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ



XÁC NHẬN CỦA CTHĐ

HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là hồn tồn trung thực và có trích dẫn rõ ràng.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được cơng bố trong bất cứ
cơng trình nào.
Tác giả luận văn

Đinh Thùy Linh


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
quý thầy cô, gia đình và đồng nghiệp.
Tơi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô khoa
Tài Chính Ngân hàng Trường đại học Kinh tế- ĐHQG Hà Nội, đặc biệt là Cô
Đinh Thị Thanh Vân đã dành thời gian hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian tôi được tiếp xúc, học tập và làm việc dưới sự hướng dẫn của Cô.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám Đốc cùng
toàn thể các cán bộ nhân viên đang công tác tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư
và Phát Triển Việt Nam –Chi Nhánh Nam Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi

trong suốt q trình nghiên cứu, thu thập số liệu để hồn thành luận văn.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên
khuyến khích tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà nội, ngày 06 tháng 03 năm 2022
Tác giả

Đinh Thùy Linh


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI, CƠ
SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI................................................................................................ 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. .......................... 5
1.2 Những vấn đề cơ bản về dịch vụ thẻ. ....................................................... 15
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 15
1.2.2.Phân loại thẻ ngân hàng ......................................................................... 16
1.2.3. Vai trị và lợi ích của dịch vụ thẻ. ......................................................... 18
1.3. Phát triển dịch vụ thẻ của NHTM ............................................................ 26
1.3.1. Khái niệm về phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại .......... 26
1.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại .... 27
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ................................ 31
1.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ và bài học cho Ngân hàng Thương mại
cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội ..................... 34

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ tại một số ngân hàng và chi nhánh
ngân hàng trong nước ...................................................................................... 34
1.4.2. Bài học đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển
Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội................................................................. 36
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 39
2.1. Quy trình nghiên cứu và thiết kế luận văn ............................................... 39
2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 40


2.3. Phương pháp phân tích thơng tin ............................................................. 41
2.4. Quy trình thiết kế phiếu điều tra (bảng hỏi) và cách thức tiến hành
khảo sát ........................................................................................................... 42
2.5. Quy trình thực hiện phương pháp Ý kiến chuyên gia .............................. 44
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
NAM HÀ NỘI ................................................................................................ 46
3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt nam –
Chi nhánh Nam Hà Nội ................................................................................... 46
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 46
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ ............................................... 47
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV Nam Hà Nội giai đoạn
2018-2021 ....................................................................................................... 50
3.2. Thực trạng công tác phát triển dịch vụ thẻ tại BIDV chi nhánh Nam
Hà Nội ............................................................................................................. 57
3.2.1. Mơ hình tổ chức kinh doanh thẻ tại chi nhánh Nam Hà Nội ................ 57
3.2.2. Sơ lược các sản phẩm thẻ mà BIDV Nam Hà Nội đang cung cấp ....... 58
3.2.3. Các tiêu chí số lượng ............................................................................. 63
3.2.4. Các tiêu chí chất lượng.......................................................................... 82
3.3. Đánh giá chung về phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP đầu tư và
phát triển Việt nam – Chi nhánh Nam Hà Nội................................................ 92

3.3.1.Những kết quả đạt được ......................................................................... 92
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 94
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THẺTẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI .................................................................. 106
4.1. Mục tiêu phát triển chung của chi nhánh ............................................... 106


4.1.1. Mục tiêu phát triển chung của BIDV Nam Hà Nội trong thời gian tới.
....................................................................................................................... 106
4.1.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ của BIDV Nam Hà Nội trong thời
gian tới .......................................................................................................... 108
4.2. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP
đầu tư và phát triển Việt nam – Chi nhánh Nam Hà Nội .............................. 108
4.2.1. Nhóm giải pháp về sản phẩm, dịch vụ ................................................ 108
4.2.2. Nhóm giải pháp về hoạt động marketing ............................................ 111
4.2.3. Giải pháp về công nghệ ....................................................................... 114
4.2.4. Giải pháp về nhân sự ........................................................................... 117
4.2.5. Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ ......................... 117
4.3. Một số kiến nghị..................................................................................... 119
4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ................................................... 119
4.3.2. Kiến nghị với Hiệp hội thẻ .................................................................. 119
4.3.2. Kiến nghị với BIDV ............................................................................ 120
KẾT LUẬN .................................................................................................. 122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 123
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa


Ký hiệu
ATM
BIDV

Máy rút tiền tự động
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát
Triển Việt Nam

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thẻ

GD

Giao dịch

GNND

Ghi nợ nội địa

GNQT

Ghi nợ quốc tế

KH

Khách hàng

KHDN


Khách hàng doanh nghiệp

KHKD

Kế hoạch kinh doanh

KHTC

Khách hàng tổ chức

KQKD

Kết quả kinh doanh

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTT

Ngân hàng thanh tốn

PGD

Phịng giao dịch


SPDV

Sản phẩm dịch vụ

TCKT

Tổ chức kinh tế

TDQT

Tín dụng quốc tế

TMCP

Thương mại cổ phần

TTKDTM

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt

UBND

Ủy ban nhân dân

i


DANH MỤC BẢNG
STT

1
2

Bảng
Bảng 2.1
Bảng 3.1

3

Bảng 3.2

4
5

Bảng 3.3
Bảng 3.4

6

Bảng 3.5

7

Bảng 3.6

8
9

Bảng 3.7
Bảng 3.8


10
11

Bảng 3.9
Bảng 3.10

12

Bảng 3.11

13

Bảng 3.12

14
15
16
17

Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16

18

Bảng 3.17

19

20

Bảng 3.18
Bảng 3.19

21

Bảng 3.20

Nội dung
Trang
Thống kê mẫu nghiên cứu
44
Kết quả huy động vốn của Bidv Nam Hà Nội năm
51
2018-2021
Kết quả hoạt động tín dụng của Bidv Nam Hà Nội
53
năm 2018-2021
Tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh
55
Kết quả hoạt động kinh doanh của Bidv Nam Hà
56
Nội giai đoạn 2018-2021
Số lượng thẻ lũy kế giai đoạn 2018-2021 của BIDV
63
Nam Hà Nội
Số lượng thẻ phát hành mới từng năm giai đoạn
65
2018-2021

Thị phần thẻ tín dụng năm 2021
70
Doanh số giao dịch qua thẻ tại BIDV Nam Hà Nội
71
giai đoạn 2018-2021
Số lượng máy ATM của BIDV Nam Hà Nội
73
Tần suất GD bình quân/tháng tại máy ATM từ năm
74
2018-2021 tại BIDV Nam Hà Nội
Tần suất giao dịch tại máy ATM bình quân/ tháng
75
năm 2021
Hiệu quả hoạt động mạng lưới ATM BIDV Nam Hà
76
Nội
Hiệu quả hoạt động tại các máy ATM tháng 12/2021
77
Thu phí dịch vụ thẻ giai đoạn 2018- 2021
80
Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ thẻ trong tổng thu nhập
81
Kết quả khảo sát thói quen sử dụng SPDV thẻ của
85
BIDV Nam Hà Nội
Mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng thẻ của
86
BIDV chi nhánh Nam Hà Nội
Tỷ lệ nợ xấu thẻ tín dụng tại chi nhánh
88

Rủi ro gian lận trong hoạt động phát hành thẻ tại
89
BIDV
Rủi ro gian lận trong hoạt động thanh toán thẻ tại
89
BIDV
ii


DANH MỤC HÌNH
STT

Nội dung

Hình

Trang

1

Hình 2.1

Quy trình và phương pháp nghiên cứu luận văn

39

2

Hình 3.1


Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
phát triển Việt Nam BIDV - chi nhánh Nam Hà

47

Nội
3

Hình 3.2

Tổng hợp các sản phẩm thẻ của BIDV đang lưu
hành trên thị trường

61

4

Biểu đồ 3.1

Số liệu lũy kế thẻ giai đoạn 2018-2021

64

5

Biểu đồ 3.2

Tỷ trọng 3 loai thẻ trong 4 năm

65


6

Biểu đồ 3.3

Xu hướng phát triển 3 loại thẻ

66

7

Biểu đồ 3.4

Số lượng thẻ ATM giai đoạn 2018-2021

68

8

Biểu đồ 3.5

Thị phần thẻ tín dụng năm 2021

địa bàn quận

70

Hồng Mai
9


Biểu đồ 3.6

Thị phần thẻ ghi nợ quốc tế năm 2021 địa bàn
quận Hoàng Mai

70

10

Biểu đồ 3.7

Thị phần thẻ ghi nợ nội địa năm 2021 địa bàn quận
Hoàng Mai

70

11

Biểu đồ 3.8

Chất lượng hoạt động máy ATM tại BIDV Nam
Hà Nội giai đoạn 2018-2021

74

12

Biểu đồ 3.9

Hiệu quả hoạt động mạng lưới ATM BIDV Nam


77

Hà Nội
13

Biểu đồ 3.10

Số lượng máy POS được lắp đặt giai đoạn 20182021

78

14

Biểu đồ 3.11

Doanh số thanh toán qua POS giai đoạn 20182021

78

15

Biểu đồ 3.12

Tăng trưởng phí dịch vụ thẻ

80

16


Biểu đồ 3.13

Thu phí nghiệp vụ phát hành thẻ

81

17

Biểu đồ 3.14

Thu phí nghiệp vụ chấp nhận thanh

81

tốn thẻ
18

Biểu đồ 3.15

Mức độ hài lòng của KH

iii

86


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đã và đang diễn ra với tốc độ
nhanh chóng tác động đến mọi mặt trên tồn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ
thông tin và truyền thông, nếu xếp hạng vật dụng phổ biến nhất mà ai trong số
chúng ta đều sở hữu có lẽ thứ nhất là chiếc điện thoại di động và thứ hai là
chiếc thẻ ngân hàng. Thẻ ngân hàng những năm gần đây đã trở thành một
trong những phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt phổ biến nhất, đặc
biệt đối với khách hàng cá nhân.
Nhờ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thị trường xuất hiện rất nhiều
ngân hàng, không chỉ là những ngân hàng trong nước mà còn là những ngân
hàng nước ngoài. Để cạnh tranh các ngân hàng trong nước buộc phải thay đổi
định hướng kinh doanh, không phụ thuộc quá nhiều vào sản phẩm tín dụng
truyền thống mà tập trung tăng trưởng dịch vụ phi tín dụng trong đó hai sản
phẩm quan trọng là thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử. Đặc biệt, dịch vụ thẻ
đang dần khẳng định vị trí của mình trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Vì vậy, phát triển dịch vụ thẻ đang là đường đua đầy thử thách giữa các
ngân hàng để giành thị phần.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, Ngân hàng TMCP BIDV đã
có định hướng chiến lược về phát triển dịch vụ thẻ nhằm đa dạng hóa dịch vụ
ngân hàng và gia tăng nguồn thu từ hoạt động bán lẻ. Tuy nhiên, trong môi
trường hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì kết quả khơng đạt được
như mong đợi và chưa thực sự tương xứng với quy mô của ngân hàng.
Tại BIDV Nam Hà Nội, vấn đề đẩy mạnh phát triển dịch vụ Thẻ đang là
mối quan tâm, trăn trở của của Ban lãnh đạo chi nhánh ngân hàng cũng như
những cán bộ nghiệp vụ kinh doanh thẻ của chi nhánh. Thị phần thẻ không

1


đạt mức phát triển như kỳ vọng và dịch vụ còn tồn tại nhiều hạn chế. Thêm
nữa, trước đây cũng chưa từng có nghiên cứu nào về phát triển dịch vụ thẻ
được triển khai tại chi nhánh ngân hàng. Là một cán bộ hiện đang công tác

tại BIDV Nam Hà Nội, xuất phát từ thực trạng đó học viên chọn đề tài " Phát
triển dịch vụ thẻ tại BIDV chi nhánh Nam Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sỹ
của mình với mong muốn góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ thẻ tại chi
nhánh trong thời gian tới. Bài viết được học viên thực hiện trên cơ sở tóm
lược và kế thừa những nghiên cứu đi trước tuy nhiên khơng trùng lặp và có ý
nghĩa thực tiễn đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Nam Hà Nội.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu :
Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại BIDV chi nhánh Nam Hà
Nội và đưa ra các biện pháp đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại chi nhánh.
Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ thẻ của ngân hàng.
- Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Bidv Nam Hà Nội, từ đó
rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
- Đề xuất biện pháp, khuyến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ
tại BIDV Nam Hà Nội trong thời gian tới.
3. Các câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn cần trả lời các
câu hỏi nghiên cứu sau:
Cơ sở lý luận nào để phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTM ?
Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại BIDV Nam Hà Nội như thế nào ?
Giải pháp nào để đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại BIDV Nam Hà
Nội trong thời gian tới ?

2


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển dịch

vụ thẻ của BIDV chi nhánh Nam Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Về không gian : Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội.
+ Về thời gian : Đề tài này được thực hiện với bộ dữ liệu thu thập được
trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2021.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
5.1. Phương pháp thu thập thơng tin
- Thu thập thông tin thứ cấp :
Học viên thu thập số liệu thứ cấp từ phòng Kế hoạch kinh doanh và
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 4 năm (2018 – 2021) của BIDV
Nam Hà Nội.
Các tạp chí khoa học chuyên ngành, giáo trình và luận văn.
- Thu thập thông tin sơ cấp :
Ý kiến chuyên gia : đối tượng phỏng vấn là chuyên gia có kinh nghiệm
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Khảo sát bảng câu hỏi từ các khách hàng đến giao dịch hàng ngày tại
ngân hàng. Để việc khảo sát đạt kết quả tối ưu, các đối tượng khảo sát sẽ bao
gồm các khách hàng đang sử dụng dịch vụ thẻ của BIDV, các khách hàng
chưa sử dụng thẻ BIDV và các cán bộ nhân viên liên quan đến dịch vụ thẻ của
BIDV. Học viên dự kiến lấy kích thước mẫu khoảng 150 người.
5.2. Phương pháp xử lý thông tin
Dữ liệu sau khi được thu thập đã được tiến hành mã hoá, nhập dữ liệu để
phân tích thơng tin.

3


5.3. Phương pháp phân tích thơng tin

Trong q trình nghiên cứu, phương pháp được sử dụng để phân tích là
phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp phân tích tổng hợp và phương
pháp so sánh.
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 04 chương :
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, cơ sở lý luận và thực
tiễn về phát triển dich vụ thẻ tại ngân hàng thương mại
Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2018 – 2021
Chương 4: Giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI, CƠ
SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Sự phát triển và hội nhập của Việt Nam trong những năm gần đây không
chỉ được nhận thấy ở tốc độ phát triển kinh tế mà cịn có thể nhận thấy được
trong phong cách tiêu dùng, thanh tốn của người dân Việt Nam. Đó là việc
ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng
dùng tiền mặt, đặc biệt là thẻ. Thẻ xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng,
không chỉ ở thành thị mà cịn cả ở nơng thơn.
Do vậy, việc phát triển thị trường thẻ đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra
cho các ngân hàng. Chính vì thế, phát triển dịch vụ thẻ những năm gần đây là
đề tài nghiên cứu rất quen thuộc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong
nước. Đã có nhiều những tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây

viết về vấn đề này, có thể kể đến những tài liệu đã được cơng bố như sau :
Các nghiên cứu nước ngồi :
Nghiên cứu của Group Executive GP&S (2011) đã công bố báo cáo có tựa
đề: War Against Cash-Korea Experience, các tác giả đã thực hiện nghiên cứu
về tình hình phát triển dịch vụ thẻ tại Hàn Quốc thơng qua những khía cạnh:
Mức độ tác động và những ảnh hưởng của hoạt động phát triển thanh toán thẻ
ở Hàn Quốc với nền kinh tế; Kết quả của việc thực thi các chính sách của
Chính phủ nhằm tác động tới hoạt động cung ứng dịch vụ thanh tốn thẻ;
Mức độ đóng góp của lĩnh vực thanh toán trong một tổng thể các lĩnh vực
kinh doanh tài chính. Khoảng trống chưa được khai thác chính là lợi ích của
việc phát triển hoạt động dịch vụ TTKDTM có sức ảnh hưởng thế nào với khu
vực dân cư theo điều kiện của mỗi quốc gia. Ngoài ra, những tác động của thể

5


chế kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, thói quen tiêu dùng… lên việc đẩy
mạnh TTKDTM cho người dân cũng chưa được nghiên cứu sâu trong các
cơng trình này.
Lianxi Zhou (2004), “Lý luận về đo lường hiệu suất chất lượng dịch vụ và
sự hài lòng trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Trung Quốc”. Bài nghiên cứu
đã đưa ra các chỉ số đo lường chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách
hàng trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Trung Quốc, liên hệ tình hình thực
tế và ứng dụng trong mơi trường quốc tế.
Hussein Ahmad Alwan & Abdelhalim Issa Al-Zu‟bi (2016), Các yếu tố
quyết định việc chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng
tại các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu đã điều tra hành vi sử dụng NHĐT
của khách hàng tại các ngân hàng thương mại ở Jordan, các rào cản kìm hãm
sự phát triển dịch vụ NHĐT và các giải pháp cho một số trở ngại chính mà
các ngân hàng gặp phải. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cũng cấp một số khuyến

nghị để giải quyết những cản trở mà khách hàng của các ngân hàng thương
mại tại Jordan đang phải đối mặt.
Các nghiên cứu trong nước:
Hoàng Tuấn Linh (2009), đã tập trung nghiên cứu thực trạng phát hành và
thanh toán thẻ tại bốn ngân hàng thương mại nhà nước. Nghiên cứu nêu ra hệ
thống lý luận chung về thẻ ngân hàng, tuy nhiên khái niệm về thẻ ngân hàng
còn chưa rõ ràng. Các kết luận và giải pháp đưa ra trong điều kiện công nghệ
và thị trường thẻ chưa phát triển như hiện nay.
Đặng Cơng Hồn (2013), trên cơ sở khái quát thực trạng dịch vụ thẻ thanh
toán giai đoạn phát triển từ năm 2007 đến 2012 ở Việt Nam tác giả đã nhận
diện những biểu hiện phát triển dịch vụ thẻ chưa bền vững đó là: thiên về số
lượng, chưa đi kèm với thay đổi về chất lượng, việc phát hành và sử dụng thẻ
tín dụng còn khiêm tốn, doanh số rút tiền mặt qua ATM quá cao trong khi

6


doanh số thanh toán qua đơn vị chấp nhận thẻ lại quá thấp, chưa tương ứng
với yêu cầu đòi hỏi của một nền kinh tế có hệ thống thanh tốn hướng dần tới
phi tiền mặt. Từ những phân tích đó tác giả đưa ra nhóm các giải pháp phát
triển bền vững dịch vụ thẻ đối với Chính phủ và NHNN, giải pháp cho các
ngân hàng thương mại và các tổ chức phát hành thẻ. Bài viết là tiền đề và cơ
sở cho những nghiên cứu về phát triển dịch vụ thẻ sau này nhưng việc áp
dụng còn phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về không gian và thời gian khi mà
thời điểm hiện tại công nghệ thông tin và ngân hàng đã có sự phát triển vượt
bậc tiến vào thời đại 4.0.
Nguyễn Thị Trúc Phương, (2017) đã đưa ra một cái nhìn tồn cảnh về phát
triển dịch vụ thanh toán của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn phát triển
mạnh mẽ của công nghệ. Vietcombank dẫn đầu về vị thế cạnh tranh dịch vụ
thẻ, Vietinbank triển khai mạnh mẽ phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng

tiền mặt, BIDV phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ tiện ích, Agribank có
mạng lưới cung ứng dịch vụ ngân hàng lớn nhất, Sacombank dẫn đầu khối
ngân hàng thương mại cổ phần. Mỗi ngân hàng đều có thế mạnh riêng để tạo
nên lợi thế cạnh tranh của mình trong cuộc đua phát triển thị phần dịch vụ
ngân hàng bán lẻ. Bài viết cũng đưa ra một số nhận xét và đề xuất với Chính
phủ, NHNN, Hiệp hội thẻ để các NHTM, NHTM cổ phần quy mô nhỏ phát
triển dịch vụ thẻ nói riêng và phát triển mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt
nói chung.
Minh Phương (2018), với bài viết phân tích về những thách thức trong
phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt khu vực nông thôn như: những
vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, đại bộ phận người dân chưa có
điều kiện tiếp cận với các dịch vụ và tiện ích thanh tốn hiện đại, thói quen sử
dụng tiền mặt để thanh toán đã ăn sâu, bén rễ vào tiềm thức của dân chúng,
tâm lý e ngại khi tiếp cận với cơng nghệ thanh tốn mới, cũng như lo ngại về

7


an ninh an toàn khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử, mạng lưới
chi nhánh các ngân hàng ở khu vực nơng thơn cịn hạn chế nên việc triển khai
thanh tốn khơng dùng tiền mặt cịn khó khăn, hạ tầng cơng nghệ cịn yếu
kém…Từ những phân tích đó tác giả đã nêu ra những giải pháp đồng bộ của
ngân hàng nhà nước và ý kiến của chuyên gia trong ngành để khắc phục
những thách thức trên.
Cũng với nghiên cứu về phát triển dịch vụ thẻ nhưng với điều kiện nghiên
cứu cụ thể và chi tiết, tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc (2019) đã nêu ra thực
trạng và tình hình phát triển dich vụ thẻ tại Ngân hàng nơng nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bắc Kạn và đưa ra một số giải pháp
nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng.
Thẻ tín dụng từ lâu đã là phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt rất

phổ biến ở các nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam tỷ lệ phát hành và hiệu
quả sử dụng thẻ tín dụng lại tương đối thấp. Nguyễn Khánh Thu Hằng (2019)
đã phân tích những ưu nhược điểm của thẻ tín dụng cũng như thực trạng sử
dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng thẻ tín dụng. Các giải pháp tác giả đặt ra đó là: tạo được sự khác biệt
về tiện ích lâu dài với thẻ tín dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng
tiện ích, đẩy mạnh maketing để quảng cáo thương hiệu, thực hiện tốt chính
sách chăm sóc khách hàng và giảm thiểu rủi ro trong sử dụng thẻ tín dụng.Bài
viết có giá trị thực tiễn và tham khảo cao.
Lê Thị Thanh (2020), với bài viết phân tích về thực trạng và giải pháp
thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất
một số giải pháp cho thời gian tới. 2020 là năm cuối cùng triển khai Đề án
phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam theo Quyết định số
2545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay, chỉ tiêu tỷ lệ
tiền mặt trên tổng phương tiện thanh tốn vẫn cịn cao so với mục tiêu của Đề

8


án. Sau gần 4 năm triển khai Quyết định số 2545/QĐ-TTg, hoạt động
TTKDTM tại Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Các cơng nghệ
mới, hiện đại trong thanh toán như việc áp dụng xác thực vân tay, nhận diện
khuôn mặt, sử dụng mã phản hồi nhanh (QR Code), mã hóa thơng tin thẻ,
thanh tốn phi tiếp xúc, công nghệ mPOS... được các ngân hàng nghiên cứu,
hợp tác và ứng dụng rỗng rãi. Hệ thống ATM, POS tiếp tục được quan tâm
đầu tư, nâng cao chất lượng. Tính đến cuối năm 2019, trên tồn quốc có
khoảng 18.900 ATM và 282.900 máy POS, tăng tương ứng 17,3%; 44,5% so
với cùng kỳ năm 2018). Các phương thức TTKDTM không ngừng tăng mạnh.
Việc mở và sử dụng tài khoản của cá nhân tiếp tục tăng lên….Bên cạnh đó tác
giả cũng chỉ ra những thách thức và hạn chế còn tồn tại như : Hành lang pháp

lý trong lĩnh vực thanh toán điện tử vẫn chưa hoàn thiện và đồng bộ, mặc dù
thời gian qua đã được cải thiện nhiều. Các chính sách về TTKDTM chưa có
đột phá đáng kể, chưa luật hóa các hoạt động TTKDTM. TTKDTM ở Việt
Nam chưa phát triển như kỳ vọng, tỷ lệ giao dịch sử dụng tiền mặt còn cao.
Việc sử dụng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến trong các giao dịch dân sự của
người dân. Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động
TTLDTM còn kém hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng. Việc TTKDTM
hiện nay còn thiếu đồng bộ giữa các trung gian thanh toán và các đơn vị cung
ứng hàng hóa, dịch vụ. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển
thanh tốn khơng dùng tiền mặt đối với đối với NHNN Việt Nam, đối với Bộ
Tài chính, đối với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm Xã hội
Việt Nam, đối với các tổ chức tín dụng.
Phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam (Nguyễn Thị Hà
Thanh, 2020) nghiên cứu tình hình phát triển dịch vụ thẻ quốc tế trong những
năm gần đây tại các ngân hàng, từ đó đưa ra các khuyến nghị và giải pháp. Sự
phát triển của dịch vụ thẻ quốc tế theo đánh giá của tác giả đã đạt được một số

9


kết quả đáng ghi nhận cũng như các cơ hội to lớn trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng. Tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ quốc tế đang lưu
hành năm 2019 cao hơn so với mức tăng của thẻ nội địa, mặc dù thị trường
thẻ nội địa phía trước ln áp đảo thẻ quốc tế. Doanh số sử dụng thẻ quốc tế
cũng tăng trưởng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, dịch vụ thẻ ngân
hàng quốc tế cũng phải đối mặt với một số khó khăn và thách thức đến từ đặc
điểm của nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế phụ thuộc lớn vào tiền mặt,
các ngân hàng mới tập trung vào việc tăng số lượng thẻ phát hành chứ chưa thật
sự chú trọng đến số lượng thẻ đang lưu hành, sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ
đến từ các hình thức thanh toán hiện đại khác và những vấn đề rủi ro, gian lận

trong sử dụng và thanh toán thẻ quốc tế cùng với tội phạm công nghệ cao ngày
càng phát triển. Từ những phân tích đó tác giả đề xuất một số những giải pháp
đối với sự phát triển dich vụ thẻ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam như: giải pháp
về công tác quản bá, maketing, về công nghệ và tiện ích, về tính bảo mật và an
tồn của thẻ và một số giải pháp hỗ trợ khác.
Nguyễn Thị Mỹ Điềm (2020), nghiên cứu về nâng cao sự hài lịng của
khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng với câu hỏi “ Làm thế nào để đem đến cho khách hàng sự hài lịng
(SHL) tốt nhất ?”. Câu hỏi đó ln là vấn đề mà các ngân hàng cố gắng thực
hiện với tất cả các khả năng của mình. Nghiên cứu SHL của khách hàng đối
với từng sản phẩm dịch vụ của NH là một công việc quan trọng, cần thực hiện
thường xuyên và liên tục để không ngừng nâng cao chất lượng từng sản phẩm
dịch vụ. Tác giả sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu thông qua bảng câu
hỏi khảo sát. Dựa trên số liệu thu thập được, tác giả phân tích dữ liệu với
SPSS. Ngồi ra, bài viết cịn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp và so
sánh để có kết luận chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu. Mơ hình được sử
dụng nghiên cứu là Mơ hình Parasuraman (1991) và Gronroos 1984 được sử

10


dụng để phân tích bài viết trên cơ sở phối hợp phân tích tình hình thực tế tại
NH. Kích thước mẫu là 210 mẫu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách
hàng về chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng là sự thuận tiện, giá cạnh tranh,
phong cách phục vụ và hình ảnh ngân hàng. Do môi trường kinh doanh luôn
thay đổi, nên việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu cần phải được xử lý linh
hoạt và điều chỉnh cho phù hợp. Kết quả nghiên cứu trên giúp NH có cơ hội
hiểu rõ hơn về nhu cầu khách hàng, đánh giá của khách hàng về chất lượng
dịch vụ NH để NH nhận biết “mình ở vị trí nào trong mắt khách hàng”, từ

đó nâng cao chất lượng hoạt động và nâng cao SHL của khách hàng hiệu
quả hơn.
Trần Văn Dũng (2021), với bài viết về thực trạng phát triển dịch vụ ngân
hàng điện tử hiện nay và đưa ra các giải pháp. Trong bài viết này tác giả cho
rằng Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử (NHĐT) là xu hướng tất
yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Không phải từ khi đại dịch
Covid-19 xảy ra thanh toán số mới phát triển mà từ khá lâu, tại nhiều nước
trên thế giới, việc không sử dụng tiền mặt đã trở thành xu hướng thanh toán
được thúc đẩy mạnh mẽ.
Tác giả đã đưa ra nhưng lợi ích mà NHĐT đem lại, nêu lên những mặt đã
và chưa đạt được trong việc phát triển NHĐT của các ngân hàng thương mại
tại Việt Nam, đặc biệt là dịch vụ thẻ. Có thể kể đến những mặt đã đạt được
như: Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán thẻ được cải thiện chất lượng,
tập trung đầu tư phát triển; ATM được lắp đặt với số lượng lớn; Các máy
chấp nhận thanh toán thẻ (POS) hiện đã được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở,
chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, đang mở rộng dần ra các cơ sở y tế,
bệnh viện, trường học... và tăng trưởng đều qua các năm, bình quân mỗi năm
tăng khoảng 17-18%.

11


Các NHTM đã cung ứng thêm nhiều dịch vụ thanh toán dựa trên thẻ ngân
hàng; quan tâm đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ, chú trọng tăng độ an
toàn của thẻ ngân hàng và đặc biệt thực hiện lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ sang
thẻ chip tại Việt Nam đến hết năm 2022. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại
một số hạn chế như: Các giao dịch thông qua ATM hầu hết là để rút tiền mặt;
cịn lại là giao dịch chuyển khoản và thanh tốn. Hạ tầng thanh tốn số tren di
đọng, hóa đon điẹn, nuớc, truyền hình, điện thoại, internet, bảo hiểm, tài
chính cá nhan, hành chính cong... đã được triển khai nhưng phạm vi chưa

tương xứng với tiềm năng thị trường, sự liên kết giữa hệ thống thẻ của các
ngân hàng chưa thực sự hoàn hảo, hệ thống ATM/POS vẫn chủ yếu tập trung
ở 5 thành phố lớn là: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ,
trong khi số lượng ATM/POS ở các thành phố nhỏ và khu vực nông thơn cịn
hạn chế. Ngồi ra, các sự cố an ninh bảo mật cũng là hạn chế lớn của dịch vụ
ngân hàng điện tử.
Từ những hạn chế này, tác giả đã đưa ra sáu giải pháp tương ứng để thúc
đẩy sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử. Hoàn thiện hành lang pháp
lý, các ngân hàng xây dựng cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao dịch với qui mơ
tồn quốc, tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ thanh tốn trên địa bàn nơng
thơn, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển cơng nghệ ngân hàng mới, xây dựng
chính sách bảo mật toàn diện và cuối cùng là nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực ngân hàng.
Sử dụng các ứng dụng như ví điện tử, ngân hàng số trên điện thoại di động
để thanh toán, chuyển tiền đã trở nên rất phổ biến. Liệu vai trò của thẻ ngân
hàng trong thanh tốn đang dần bị lu mờ, và thậm chí là bước vào thời kỳ
"thất sủng"?
Đó là vấn đề mà tác giả Thu Thủy (2021) đã đặt ra trong bài viết gần đây của
mình. Để trả lời câu hỏi này, tác giả đã đưa ra những số liệu thống kê về tốc

12


độ tăng trưởng ấn tượng của thanh toán trên thiết bị di động tại Việt Nam
hàng năm tăng 90% về số lượng, 150% về giá trị và tham vọng của các ngân
hàng thương mại trong lộ trình chuyển đổi số mục tiêu năm 2025, 2030….
Tác giả nhấn mạnh “Cung cấp dịch vụ mà khách hàng cần chứ không phải
dịch vụ mà ngân hàng đang có”, hướng đến trọng tâm là hoạt động tiêu dùng
và nhu cầu của khách hàng. Như vậy, thanh tốn điện tử đang phát triển
chóng mặt do đáp ứng được và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Vì thế,

thẻ ngân hàng muốn phát triển cũng phải dần chuyển đổi theo. Bài viết đã
chia sẻ nhận định của Phó Tổng Giám đốc Sacombank - ơng Nguyễn Minh
Tâm, ơng Tâm cho rằng thẻ vẫn cịn đóng vai trò quan trọng và thẻ ngân hàng
cũng đang dần thay đổi tích cực để phù hợp với xu hướng, chẳng hạn thẻ từ
được thay thế bởi thẻ chip, ứng dụng công nghệ contactless,.... thẻ ngân hàng
sẽ song hành cùng với các phương thức thanh toán khác để hướng tới thanh
toán không dùng tiền mặt.
Nguyễn Đức Lệnh (2022), thông qua báo cáo của Cơng ty Cổ phần thanh
tốn Quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2021, giao dịch rút tiền mặt qua hệ
thống ATM lần đầu tiên giảm 5% so với năm 2020, tác giả đã nhận định xu
hướng phát triển tích cực và nhiều ý nghĩa từ một chỉ số thông tin thống kê
tưởng chừng đơn giản này.
Ý nghĩa mang lại trên nhiều phương diện, cả về mặt chính sách và thực
hiện chính sách cũng như hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng của các
ngân hàng thương mại hiện nay. Việc giảm giao dịch rút tiền mặt qua hệ
thống ATM, trong khi các hoạt động dịch vụ ATM khác vẫn tăng trưởng: như
số lượng thẻ ATM; số lượng máy POS.., đồng thời giao dịch qua POS cũng
tăng 14,2% về số lượng giao dịch và tăng 12,6% về giá trị giao dịch - phản
ánh xu hướng tích cực trong việc sử dụng dịch vụ này để thanh tốn. Kết quả
tích cực này còn phản ánh xu hướng ngày càng sử dụng phổ biến các phương

13


tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, các dịch vụ ngân hàng điện tử của người
dân – là chỉ dấu thị trường để các ngân hàng thương mại tiếp tục phát triển
các dịch vụ ngân hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ, nhất là dịch vụ ATM,
đề ra các định hướng chiến lược phát triển hiệu quả. Ở góc độ truyền thơng,
đây là kết quả có ý nghĩa quan trọng khi người dân ở các địa bàn khác nhau
đã từng bước thay đổi nhận thức và thói quen về sử dụng dịch vụ ngân hàng

do thấy được được những tiện ích mang lại rất lớn.
Nhìn chung, tổng thể nghiên cứu của các tác giả mà học viên có điều kiện
được tham khảo có tính thực tiễn khá cao. Các nghiên cứu này đã hệ thống
hóa những vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại.
Phân tích đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại các ngân hàng thương
mại nói chung và từng hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng. Qua đó đề
xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTM ở
Việt Nam. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra đều mang tính gợi mở và việc áp
dụng sẽ phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng ngân hàng và vào từng thời
điểm cụ thể.
Khoảng trống nghiên cứu và tính cấp thiết
Từ các cơng trình nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy, trong thời gian
qua, phát triển dịch vụ thẻ và TTKDTM đã được các nhà khoa học, các nhà
tài chính ngân hàng trong và ngoài nước đi sâu nghiên cứu.
Ngoài ra, cịn có rất nhiều các bài viết của các tác giả đăng tải trên tạp chí,
website …trong nước có liên quan đến phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và các chi nhánh BIDV nói
riêng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có cơng trình nào được thực
hiện để nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về các lý luận gắn với
phân tích, đánh giá trực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội. Do vậy, luận văn có kế
thừa một số vấn đề thuộc lý luận về phát triển dịch vụ Thẻ, xong có tính riêng

14


có và khơng trùng lắp với những đề tài, cơng trình, luận văn, luận án đã được
nghiên cứu trước đây. Đề tài có tính cấp thiết trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh và phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại chi nhánh BIDV
Nam Hà Nội.

1.2 Những vấn đề cơ bản về dịch vụ thẻ.
1.2.1. Khái niệm
Thẻ ngân hàng được hiểu như một phương tiện thanh toán được sử dụng
để thực hiện dịch vụ thanh toán qua ngân hàng bên cạnh các phương tiện
thanh toán khác như tiền mặt, séc, lệnh chi (ủy nhiệm chi), ủy nhiệm thu. Với
những tính năng ưu việt như gọn nhẹ, an tồn, thuận lợi, thẻ ngân hàng đã và
đang được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng.
Khái niệm Thẻ ngân hàng (thường được gọi tắt là “thẻ”) theo thông tư
số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước
Việt Nam quy định về hoạt động thẻ Ngân hàng: Là phương tiện thanh toán
do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều
kiện và điều khoản được các bên thoả thuận.
Các tổ chức phát hành thẻ hiện nay bao gồm các ngân hàng thương mại,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và một số cơng ty tài chính.
Đặc điểm cấu tạo thẻ ngân hàng:
Thẻ ngân hàng thông thường được thiết kế là một miếng nhựa (plastic) có
kích thước tiêu chuẩn (thường là 8,5*5,5 cm) và có một băng từ ở mặt sau lưu
trữ thơng tin về chủ thẻ, cũng có thể có chíp điện tử để lưu trữ các thơng tin,
dữ liệu khác. Trên chiếc thẻ nhựa thường có tên hoặc logo của tổ chức phát
hành thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực của thẻ, số thẻ, logo của tổ chức thẻ quốc
tế (như Visa, MasterCard, JCB) hoặc tổ chức chuyển mạch thẻ trong nước
(như Banknetvn).
Chủ thẻ cần lưu ý ký chữ ký của mình vào dải trống được thiết kế trên mặt
15


×